Luận án Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng

ỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC HÌNH . viii

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 . 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 8

1.1. Một số khái niệm .8

1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án . 12

1.2.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Lancaster . 13

1.2.2. Lý thuyết thông tin bất đối xứng . 15

1.2.3. Lý thuyết phát tín hiệu . 16

1.2.4. Vấn đề thông tin bất đối xứng và phát tín hiệu trên trị trường RAT . 19

1.3. Tổng quan nghiên cứu . 25

1.3.1 Các nghiên cứu về vai trò các tín hiệu đối với lòng tin của người tiêu dùng về

thực phẩm an toàn. . 26

1.3.2 Các nghiên cứu về cầu và cầu tiềm năng đối với thực phẩm an toàn . 30

1.3.3. Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả cho thực phẩm an toàn . 34

1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu . 37

1.4. Khung nghiên cứu của luận án . 37

1.5. Kết luận chương.40

Chương 2 . 42

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 42

2.1.Phương pháp thu thập số liệu . 42

2.2. Phương pháp hồi quy logit xếp hạng thứ bậc (rank ordered logit - ROL) . 44

2.3. Phương pháp hồi quy khoảng (interval regression) . 48

2.4. Phương pháp hồi quy tỷ lệ (fractional regression). . 51

2.5. Phương pháp phi tham số. 53

2.6. Kết luận chương 2.56

Chương 3 . 57

pdf152 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất, chế biến và kinh doanh RAT nhằm phát triển thị trường để đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trong nước cũng như mở rộng thị phần sản phẩm này ra thế giới. Một số chính sách cụ thể như sau: Chính sách đối với cơ sở sản xuất, sơ chế RAT Để hỗ trợ các cơ sở sản xuất và sơ chế RAT phát triển, Chính phủ và Bộ ngành đã có những văn bản rõ ràng về các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản 5 phap.html 58 xuất RAT. Chẳng hạn, Quyết định Số 106/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp nhằm giúp tổ chức hoặc cá nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT khi đáp ứng các điều kiện quy định. Đồng thời, quá trình thực hiện thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ Sở NN&PTNT phải cấp chứng nhận nếu cơ sở đảm bảo điều kiện theo quy định. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến RAT như: - Quyết định Số 107/2008/QĐ-TTg có quy định; “đối với đất đai cho tổ chức các nhân đầu tư sản xuất RAT được ưu tiên thuê đất, hoặc được giao đất theo Luật Đất đai tại các vùng tập trung và được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo các quy định hiện hành. Đồng thời, các cơ quan chức năng cấp tỉnh, thành phố trong phạm vi quyền hạn và ngân sách địa phương, ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện dồn điền, đổi thửa, cho thuê, chuyển nhượng, tích tụ đất đai hình thành vùng sản xuất an toàn tập trung; ban hành chính sách hỗ trợ vốn và chính sách khác cho sản xuất, chế biến RAT trên địa bàn”. - Thông tư Số 59/2009/TT-BNNPTNT về sử dụng ngân sách của nhà nước để điều tra cơ bản khảo sát địa hình và xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông, hệ thống tưới, Chính sách khuyến khích sản xuất RAT Nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, Chính phủ đã có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, nông hộ tham gia các chương trình nông nghiệp xanh, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP,v.v. Chẳng hạn: Ngày 28 thang 7 năm 2008 Bộ trưởng BNNPTNT đã ban hành quyết định số 284/2008/QĐ-BNN về ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) cho rau quả chè an toàn. Ngày 29/08/2011 Bộ trưởng BNNPTNT ban hành quyết định số: 2004/QĐ- BNN-KHCN về phê duyệt dự án khuyến nông trung ương “sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP”. Mục tiêu của Quyết định này: “Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng; góp phần hình thành vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất; nâng cao chất lượng sản xuất và sức cạnh tranh trong việc tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu; từng bước hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất từ quản lý, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm (áp dụng VietGAP)”. 59 Ngày 02 tháng 04 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định Số: 367/2018/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp giữa chính phủ với Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam về “tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020”. Mục đích của quyết định này: “Nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, ngăn chặn việc sản xuất nông sản thực phẩm không an toàn, sớm xóa bỏ hiện tượng sản xuất để ăn phân biệt với để bán như rau hai luống, lợn hai chuồng; Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của nông dân về sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe, lợi ích cộng đồng”. Ngoài các văn bản pháp quy mà Bộ NN & PTNT ban hành đối nhằm phát triển thị trường rau quả an toàn, còn có nhiều văn bản pháp quy khác mà Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành khác cũng được ban hành nhằm khai thác thị trường này phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng miền. Chính sách tiêu thụ RAT Nhằm phát triển thị trường RAT đặc biệt trong khâu tiêu thụ là một mắt xích quan trọng cho sự tồn tại phát triển bền vững của thị trường này. Chính phủ đã có chính sách thông qua văn bản pháp quy. Chẳng hạn, Quyết định Số 106/2007/QĐ- BNN đã nêu: “Đối với cá nhân kinh doanh RAT tại cửa hàng, đại lý phải có các điều kiện sau đây: (1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nội dung kinh doanh rau tươi;(2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP của cơ quan có thẩm quyền; (3) Bản phô tô Thông báo tiếp nhận bản công bố rau được sản xuất theo QTSXRAT;(4) Hợp đồng, hóa đơn nhập, xuất hoặc sổ sách ghi chép thể hiện rõ chủng loại, khối lượng, nguồn gốc xuất xứ RAT và thời gian nhập, xuất;(5) Sản phẩm rau phải có bao gói, trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm (củ, quả) tối thiểu phải có các thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất RAT. Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT khi kinh doanh theo hình thức cung ứng trực tiếp cho khách hàng (nhà máy chế biến, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện, hộ gia đình) hoặc bán buôn tại chợ đầu mối phải có các điều kiện sau đây: (1) Hợp đồng, hóa đơn nhập, xuất hoặc sổ sách ghi chép thể hiện rõ chủng loại, khối lượng, nguồn gốc xuất xứ RAT và thời gian nhập, xuất; (2) Sản phẩm RAT phải có bao gói và vận chuyển trên phương tiện hợp vệ sinh”. Đồng thời, Chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ tiêu thụ RAT. Cụ thể, theo Quyết định Số: 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: dùng Ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư chợ bán buôn, kho bảo quản, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật RAT; chứng nhận cơ sở sản xuất RAT. Mức hỗ trợ tùy thuộc các cơ quan có thẩm quyền của địa phương quyết định. 60 Chính sách kiểm tra và xử lý vi phạm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều văn bản về kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến rau quả như Thông tư Số: 59/2009/TT-BNNPTNT đã quy định: -Về kiểm tra: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế RAT và tổ chức chứng nhận chịu sự kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan trung ương hoặc địa phương theo quy định pháp luật. -Về xử lý vi phạm: “Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế RAT và Tổ chức chứng nhận vi phạm phải tiến hành khắc phục trong khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, sau bảy ngày nêu khôn khác phục sẽ bị thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; các sản phẩm rau không đạt tiêu chuẩn phải tạm dừng thu hoạch, sơ chế để khắc phục hoặc phải tiêu huỷ. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm 3 lần kiểm tra liên tiếp Cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT; chấm dứt hiệu lực Bản công bố rau được sản xuất theo QTSXRAT của tổ chức, cá nhân sản xuất RAT hoặc thu hồi quyết định chỉ định của tổ chức chứng nhận. Tuỳ theo mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt hành chính theo các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, trường hợp nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Chính sách mở rộng thị phần quốc tế Tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày 14/2/2012 chính phủ đã có công điện số 05/CĐ-BNN-BVTV về việc tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với rau và quả xuất khẩu sang thị trường EU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng có Thông tư số 33/2014/TT_BNNPTNT về trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu,.. Tóm lại, mặc dù Chính phủ, các Bộ ngành đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường RAT. Tuy nhiên, trong khi các chính sách này thay đổi liên tục thậm chí chồng chéo chưa thống nhất giữa các Bộ ngành, hệ thống người tham gia trong chuỗi thị trường RAT chưa bắt kịp những thay đổi đó thậm chí lợi dụng sự không chặt chẽ trong quy định, điều này đôi khi là nguyên nhân dẫn đến thị trường RAT khó phát triển bền vững. 61 3.2. Thực trạng thị trường rau an toàn Việt Nam Sản xuất rau an toàn và dấu hiệu tính bất đối xứng thông tin trên thị trường Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, nhu cầu về RAT trong chế độ ăn hằng ngày càng không thể thiếu, thị trường RAT Việt Nam đang có tiềm năng lớn. Mặc dù RAT đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai chính thức từ năm 2008 nhưng trên thực tế thì tỷ lệ RAT được sản xuất vẫn còn khá khiêm tốn. Chẳng hạn, theo thống kê của FAO (2012), “năm 2011 toàn bộ RAT sản xuất ở Việt Nam không vượt qua 6% tổng lượng rau trên thị trường: khoảng 2% diện tích được chứng nhận VietGAP, 2% là RAT, còn rau Hữu cơ thấp hơn mức 2% rất nhiều”. Năm 2015 diện tích RAT chứng nhận VietGAP trên cả nước mới chiếm khoảng 10% trong tổng diện tích rau.6 Xét riêng tại Hà Nội năm 2014 thành phố mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của nhân dân về rau xanh trong đó RAT mới chỉ đảm bảo được khoảng 14% nhu cầu, 40% nhu cầu còn lại là do các tỉnh thành lân cận (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, TP Hải Phòng) cung cấp; Năm 2015 Hà Nội có khoảng 12 nghìn ha rau các loại, trong đó diện tích RAT là 5,1 nghìn ha, trong đó có 171 ha rau VietGAP và 17 ha rau hữu cơ.7 Tại Hồ Chí Minh, lượng RAT của thành phố đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ của thành phố, còn 70% phải nhập từ các tỉnh (Phạm và Đào, 2016). Năm 2019, RAT của Hà Nội đáp ứng được 60% tổng lượng rau tiêu thụ của toàn thành phố8. Như vậy, có thể thấy mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước và chính phủ đã có chính sách phát triển, và khuyến khích sản xuất RAT nhưng thực trạng sản xuất RAT còn hạn chế. Điều này cho thấy, thị trường RAT có dấu hiệu bất đối xứng thông tin cao dẫn đến thị trường RAT khó phát triển. Bên cạnh đó, các địa điểm sản xuất RAT còn nhỏ lẻ và khó kiểm soát chất lượng dẫn đến việc cung cấp nhãn mác chứng nhận RAT cũng hạn chế vì chi phí cao. Cụ thể, ở các địa bàn tham gia sản xuất RAT có ba thành phần chính, bao gồm: hộ nông dân do các hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) hoặc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DV NN) quản lý; hộ nông dân thuộc các hợp tác xã (HTX) kiểu mới; nhóm sản xuất rau hữu cơ và gần đây có thêm các doanh nghiệp. Trong đó, các hộ sản xuất thuộc các HTX NN và HTX DV NN tự quyết định việc sản xuất và tiêu thụ rau 6 https://tuoitre.vn/dien-tich-rau-an-toan-trong-ca-nuoc-moi-chi-chiem-duoi-10-1008736.htm 7 nguoi-tieu-dung-377807.html 8 tieu-dung 62 của mình, chủng loại rau thường đơn điệu thiếu sự liên kết và công tác giám sát, sản phẩm bán ra chủ yếu bán cho người thu gom tại địa phương và người bán lẻ hoặc trực tiếp người tiêu dùng địa phương, tỷ lệ sản phẩm đưa đến bếp ăn tập thể hoặc hệ thống siêu thị rất thấp. Hậu quả là việc tiêu thụ đầu ra bấp bênh thiếu ổn định và khó cạnh tranh. Trong khi đó, các hộ thuộc các HTX kiểu mới, nhóm sản xuất hữu cơ hay doanh nghiệp thì khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đều kế hoạch theo hợp đồng, có sự gắn kết ngang và dọc nên khoảng 90-95% sản phẩm của họ sản xuất ra được bán tới hệ thống các siêu thị và bếp ăn tập thể. Vì vậy, hiệu quả sản xuất của họ luôn cao hơn so với các hộ thuộc các HTX NN và HTX DV NN từ 1,5 đến 2 lần (Nguyễn Thị Tấn Lộc và Đỗ Kim Chung, 2015). Như vậy, cũng có thể thấy một thách thức lớn trong sản xuất RAT của Việt Nam là: tổ chức sản xuất để từ sản xuất riêng nhỏ lẻ từng cá thể riêng biệt có thể tập hợp tạo thành những nhóm sản xuất lớn, có như vậy các văn bản quy định liên quan đến các quy chuẩn sản xuất cũng như công tác kiểm tra giám sát về chất lượng rau mới có thể được thực thi trên diện rộng. Tiêu thụ rau an toàn Hiện nay, RAT đang được tiêu thụ qua các kênh chính bao gồm: hệ thống siêu thị; hệ thống các cửa hàng RAT; bếp ăn tập thể và hệ thống các chợ gồm bán buôn, bán lẻ và bán rong. Trong đó, hệ thống các siêu thị và cửa hàng RAT có đặc điểm: hầu hết rau được cung cấp theo hợp đồng, có sự kiểm tra nguồn gốc của đơn vị mua và các cơ quan liên ngành. Tại hệ thống các chợ gồm bán buôn, bán lẻ và bán rong có đặc điểm: mua và bán tự do, không có kiểm tra nguồn gốc sản phẩm. Người sản xuất sau khi thu hoạch có thể tự mang bán ở chợ. Người sản xuất cũng có thể bán buôn cả ruộng hoặc bán buốn cho người thu gom. Hình thức bán buôn cả ruộng thì tư thương chủ động đến thu hoạch và mang đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối với giá mà người sản xuất bán thấp hơn giá bán lẻ tại chợ 20 - 30%. Bán buôn cho người thu gom là một số chủ đại lý trong vùng đứng ra thu gom sản phẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở địa phương và các tỉnh lân cận (Phạm và Đào, 2016). Trong các kênh tiêu thụ thì kênh bán hàng qua hệ thống các chợ bán buôn, bán lẻ, bán rong chiếm phần lớn, còn các kênh bán hàng qua hệ thống siêu thị hay các cửa hàng RAT chiếm tỷ lệ nhỏ. Chẳng hạn, xét riêng tại Hà Nội lượng rau tiêu thụ tại hệ thống chợ chiếm khoảng 82,31%, ở siêu thị khoảng 4,04%, ở các cửa hàng RAT khoảng 4,04% (Nguyễn thị Tấn Lộc và Đỗ Kim Chung, 2015). Ngoài ra, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, năm 2016 thành phố mới chỉ có 63 19 chuỗi cửa hàng bán RAT9. Gần đây, chuỗi tiêu thụ RAT đang phát triển nhanh chóng, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hà Nội, năm 2019 thành phố có 35 chuỗi cửa hàng tiêu thụ RAT, 208 doanh nghiệp kí hợp đồng bao tiêu cho RAT10. Tuy nhiên, các sản phẩm rau quả an toàn cũng được bán ở các chợ đầu mối nhưng công tác quản lý RAT tại các chợ đầu mối còn chưa triển khai phổ biến, chưa được chú trọng trên cả nước. Công tác quản lý Theo như các quy định của nhà nước, vấn đề kiểm tra, giám sát sản xuất RAT. Trước đây việc sản xuất RAT được thực hiện thông qua ba hình thức chủ yếu, bao gồm: “i) Hệ thống quản lý bởi các cơ quan chức năng của Chính phủ thông qua các tỉnh và thành phố; ii) Hệ thống quản lý giám sát nội bộ tại các cơ sở sản xuất; iii) Hệ thống giám sát của các Tổ chức chứng nhận của bên thứ ba.” Trong đó, hệ thống thanh tra giám sát bởi các cơ quan chức năng của nhà nước gặp nhiều khó khăn do tình trạng sản xuất rau chủ yếu theo nông hộ nhỏ lẻ, phân tán. Hệ thống thanh tra giám sát nội bộ các cơ sở sản xuất thì yếu cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống thanh tra giám sát bởi các tổ chức chứng nhận của bên thứ ba thì đạt tiêu chuẩn về chất lượng nhưng kinh phí tốn kém. Những năm gần đây, hệ thống PGS đang phát triển phổ biến, hệ thống có sự tham gia của ba bên bao gồm nông dân, doanh nghiệp và nhà quản lý. Xét riêng tại Hà Nội, sản xuất RAT đa phần được giám sát nội bộ tại các cơ sở sản xuất, theo báo cáo của Chi cụ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay thành phố đã có 25 mô hình giám sát PGS áp dụng trong sản xuất RAT11. Các cơ sản sản xuất RAT được giám sát bởi PGS lại nhận được sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng12. Bên cạnh đó, hình thức tiêu thụ RAT vẫn còn qua chợ đầu mối, bán buôn, bán lẻ còn qua hệ thống siêu thị hay cửa hàng RAT chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (Phạm và Đào, 2016). Do vậy, việc quản lý chất lượng và quản lý thị trường đối với sản phẩm này cũng không dễ dàng. Ngoài ra, lực lượng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh, phân công trách nhiệm còn chồng chéo giữa các Bộ ngành, giữa các đơn vị trong Bộ. Hậu quả của vấn đề này là tình trạng thị trường RAT vẫn chưa đủ minh bạch. Người sản xuất, kinh doanh sản phẩm này đôi khi vì lợi ích cá nhân đã gian lận giữa sản phẩm có chất lượng cao với sản phẩm thông thường13. 9 https://baodautu.vn/danh-sach-cac-cua-hang-ban-rau-an-toan-do-so-nnptnt-ha-noi-cung-cap-d43090.html 10 https://nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-lam-an/item/40849002-tim-%E2%80%9Cdau-ra%E2%80%9D-cho- rau-an-toan.html 11 12 tieu-dung 13 https://vov.vn/tin-24h/ha-noi-se-tang-cuong-giam-sat-cac-co-so-rau-an-toan-493582.vov 64 Như vậy, mặc dù Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã có chính sách khuyến khích chuỗi tiêu thụ RAT nhưng các chuỗi tiêu thụ RAT vẫn còn hạn chế thậm chí còn bị đóng cửa trong quá trình tham gia thị trường. Điều này, có thể thấy tính BĐX thông tin trên thị trường RAT bộc lộ khá rõ ràng, người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng sản phẩm để chi trả một chi phí tương ứng với chất lượng sản phẩm. Công tác thông tin, tuyên truyền Thông tin về phát triển RAT trên cả nước được chuyển tải đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng từ các cơ quan chức năng về phát triển RAT thông qua các hình thức, bao gồm: tập huấn hội thảo, hệ thống khuyến nông viên, mạng lưới viên BVTV xã, cán bộ kỹ thuật chỉ đạo sản xuất. Tại Hà Nội, các lớp tập huấn trực tiếp thường xuyên được mở nhằm giúp người sản xuất có nhận thức đúng và thực hiện tốt trong quá trình sản xuất RAT14. Ngoài ra, công tác truyền thông gián tiếp thông qua hệ thống truyền thanh tại địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình hay mạng internet. Phương tiện truyền thanh tại địa phương đã có vai trò tích cực trong việc hướng dẫn, khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích trồng RAT. Các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi hay mạng internet giúp người tiêu dùng biết đến các chương trình về RAT cũng như những địa chỉ không tin cậy về sản xuất - kinh doanh RAT. Đôi khi các thông tin về mặt trái của sản xuất và kinh doanh RAT trên một số trang mạng đã gây hoang mang cho người sản xuất chân chính và tiêu dùng15. Nói chung, do tồn tại tính chất bất đối xứng thông tin trên thị trường RAT là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hậu quả là: người tiêu dùng ngập ngừng trong việc mua và sử dụng RAT còn người sản xuất thiếu động lực sản xuất, thị trường rau an toàn khó phát triển, phúc lợi xã hội giảm sút. 3.3. Số liệu điều tra và phân tích thống kê 3.3.1. Mô tả về số liệu điều tra Số liệu sử dụng trong luận án được thu thập thông qua việc phát bảng hỏi đến người dân, do Nghiên cứu sinh thực hiện năm 2017, tại các quận nội thành của Hà Nội bao gồm: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ và Thanh Xuân. Người được phát bảng hỏi khác nhau ở nhiều đặc điểm: nơi ở, nơi làm việc như trường học, doanh nghiệp,v.v. 14 an-toan 15 https://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/28740802-de-rau-an-toan-den-gan-hon-voi-khach-hang.html 65 Một số thống kê cơ bản về đặc điểm hộ gia đình cũng như đặc điểm cá nhân của người trả lời được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1.Thống kê mô tả các đặc điểm hộ gia đình Tên biến Định nghĩa biến Số quan sát % Gender =1 cho người trả lời là nam 130 24,03 =2 cho người trả lời là nữ 411 75,97 Education =1 cho người chưa tốt nghiệp đại học 69 12,75 =2 cho người tốt nghiệp đại học 340 62,85 =3 cho người trên đại học 132 24,40 Age =1 cho người dưới 30 tuổi 155 28,65 =2 cho người từ 30 – 45 tuổi 320 59,15 =3 cho người trên 45 tuổi 66 12,20 Job =1 cho người là công chức, viên chức nhà nước 266 49,17 =2 cho người làm công ăn lương 216 39,93 =3 cho người làm tự do 59 10,91 Place =1 cho hộ gia đình thuộc khu đô thị 232 42,88 =2 cho hộ gia đình ở nơi khác 309 57,12 Children =0 cho hộ gia đình không có trẻ em dưới 6 tuổi 253 46,77 =1 cho hộ gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi 288 53,23 Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào số liệu điều tra Số liệu thống kê trong mẫu tuy không phản ánh cơ cấu dân số tổng thể của Hà Nội nhưng phù hợp với thực tế về cơ cấu người phụ trách mua hàng thực phẩm trong gia đình. Chẳng hạn, trong số liệu có khoảng 76% người trả lời là nữ nhưng chỉ có khoảng 24% là nam, điều này hoàn toàn phù hợp vì đa số phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính về vấn đề mua thực phẩm trong gia đình. Hay trong mẫu, 87% người có trình độ đại học trở lên trong khi chỉ có khoảng 13% người trả lời có trình độ dưới đại học, điều này cũng phù hợp vì nội thành Hà Nội là nơi tập trung chủ yếu người dân có trình độ học vấn cao. Một số đặc điểm về thu nhập, tổng chi tiêu cho rau quả, chi tiêu cho rau quả có gán nhãn an toàn trong hộ gia đình của người được hỏi được trình bày trong Bảng 3.2. Ở đây, thu nhập tính theo tháng, các chi tiêu cho rau quả tính theo tuần để người trả lời có thể dễ dàng nhớ và đưa ra câu trả lời chính xác. Quả nhập khẩu được nhắc đến ở đây là quả nhập từ nước ngoài nhưng không bao gồm quả nhập từ Trung Quốc. 66 Bảng 3.2. Đặc điểm thu nhập và chi tiêu cho rau quả của hộ gia đình. Đơn vị: Nghìn đồng Tên biến Mean Min Max Std.Dev Tổng thu nhập của hộ /tháng 20213 3000 98000 10631 Tổng chi tiêu cho rau của hộ/tuần 237 35 800 141 Tổng chi tiêu cho RAT/tuần 171 20 750 114 Tổng chi tiêu cho quả /tuần 318 50 2000 203 Tổng chi tiêu cho quả nhập khẩu/tuần 147 0 2000 157 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu điều tra Bảng thống kê (Bảng 3.2) cho thấy trung bình mỗi hộ gia đình chi tiêu cho rau khoảng 237 nghìn/tuần trong đó chi tiêu cho rau gán nhãn an toàn khoảng 171 nghìn/ tuần, nghĩa là chiếm khoảng 72% tổng số tiền chi cho rau. Trong khi đó, tổng số tiền chi cho quả 218 nghìn/tuần trong đó số tiền chi cho quả nhập ngoại là khoảng 147 nghìn đồng/tuần, nghĩa là khoảng 46% tổng số tiền chi tiêu cho quả. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù trong bối cảnh mất an toàn thực phẩm đã và đang gây nhức nhối cho người tiêu dùng16, cụ thể trong mẫu chỉ có khoảng 5 hộ trong số 546 hộ (chưa đến 1%) chưa từng mua rau có gán nhãn an toàn nhưng số lượng RAT họ mua còn hạn chế. Đồng thời, Việt Nam là một quốc gia có điều kiện khí hậu phù hợp cho nhiều loại cây ăn quả do vậy có nguồn quả nội phong phú nhưng theo thống kê từ số liệu thì lượng tiêu thụ quả nhập khẩu cũng chiếm khá lớn. Điều này, cho thấy dấu hiệu người tiêu dùng Việt Nam chưa thực sự tin tưởng sản phẩm rau quả an toàn trong nước. Do vậy, củng cố lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm rau quả an toàn là quan trọng. 3.3.2. Phân tích thống kê Mức độ quan trọng của các tín hiệu đối với lòng tin vào RAT Rau quả an toàn là một trong những sản phẩm có sự hiện diện của thông tin bất đối xứng rất cao, người tiêu dùng gần như không có khả năng phân biệt được sự an toàn của sản phẩm, họ mua và tiêu dùng rau quả có gán nhãn mác an toàn phần lớn là do lòng tin vào các tín hiệu được cung cấp bởi nhà sản xuất, nhà cung cấp thậm chí đôi khi là cảm nhận và kinh nghiệm của chính họ. Như đã nêu ở phần tổng quan, trong luận án đưa ra bảy tín hiệu mà người bán có thể làm chỉ báo về RAT. Mức độ quan 16 https://news.zing.vn/do-mat-tim-rau-qua-sach-post583728.html 67 trọng của các tín hiệu để quyết định lòng tin vào RAT của người tiêu dùng được mô tả trong Bảng 3.3. Trong Bảng 3.3 biểu diễn mức độ quan trọng của bảy tín hiệu về RAT đối với lòng tin khách hàng trong quyết định tiêu dùng RAT. Thang đo thứ tự được dùng xác định mức độ quan trọng của các tín hiệu, kí hiệu 1 cho mức quan trọng nhất đến 7 là ít quan trọng nhất. Bảng 3.3. Mức độ quan trọng của các tín hiệu Tên biến 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) 6 (%) 7 (%) Sum (%) Mean Có giấy chứng nhận nhà nước 2,7 9,6 22,8 22,9 20,9 14,0 7,1 100 4,20 Có ghi địa chỉ trồng rau trên bao bì 15,1 32,3 17,2 16,6 11,3 5,3 3,2 100 3,04 Nhãn hiệu nhà cung cấp 31,4 17,1 14,9 9,9 12,1 7,9 6,7 100 3,04 Danh tiếng của nơi bán 29,6 15,1 16,3 16,4 10,2 8,9 3,5 100 3,03 Giá rau 9,2 8,6 9,4 10,4 12,4 11,6 38,4 100 4,96 Hình thức của rau 4,5 8,4 10,2 14,6 17,0 25,2 20,1 100 4,87 Thông tin từ người thân, bạn bè 7,5 8,9 9,2 10,2 16,1 27,1 21,0 100 4,84 Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào số liệu điều tra và phần mềm Stata 15 Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng đánh giá ở mức quan trọng nhất cho các tín hiệu: “Nhãn hiệu của nhà cung cấp” cao nhất chiếm khoảng 31%, tiếp đến “danh tiếng của nơi bán” chiếm khoảng 30%, “Có ghi địa chỉ trồng rau trên bao bì” là 15%, và “Có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước” chiếm tỷ lệ thấp nhất là khoảng 3%. Ngoài ra, quan sát cột cuối cùng trong bảng 3 là giá trị trung bình xếp hạng từ 1 đến 7 của các tín hiệu. Theo tiêu chí này cho thấy “danh tiếng nơi bán” được xếp hạng quan trọng nhất, tiếp đến “nhãn hiệu nhà cung cấp”, “có ghi đia chỉ sản xuất”, xếp thứ thứ 4 là có giấy “chứng nhận của cơ quan nhà nước”, thứ 5 là “hình thức rau” và cuối cùng là giá rau. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại vì một tín hiệu như “Giấy chứng nhận nhà nước” chỉ được xếp hạng thứ tư, kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu (Zhang et al., 2010; Liu và cộng sự, 2019). Nhưng như MCluskey (2000) hay Le và Nguyen (2018) đã chỉ ra nếu không có sự thanh tra kiểm soát của nhà nước thì các tuyên bố như nhãn mác sản phẩm, có ghi địa chỉ sản xuất, danh tiếng của cửa hàng,v.v. hầu như không có giá trị (“cheap talk”). 68 Hành vi mua rau an toàn Biểu đồ mô tả tỷ lệ tiền mua RATvà tổng số tiền chi cho mua rau của hộ gia đình được mô tả như biểu đồ Hình 3.1. Hình 3.1. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_dung_mo_hinh_toan_kinh_te_nghien_cuu_hanh_vi_tieu.pdf
Tài liệu liên quan