Luận án Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4. Giả thuyết khoa học 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3

8. Những luận điểm bảo vệ 6

9. Đóng góp mới của luận án 7

10. Bố cục luận án 7

Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 8

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8

1.1.1. Nghiên cứu về quan sát và phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ em 8

1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo trong hoạt động tạo hình và hoạt động chắp ghép 11

1.1.3. Nghiên cứu việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 13

1.1.4. Khái quát chung về tổng quan nghiên cứu vấn đề 16

1.2. Kĩ năng quan sát và việc phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 18

1.2.1. Kĩ năng quan sát 18

1.2.2. Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 21

1.2.3. Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 23

1.3. Hoạt động chắp ghép của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 27

1.3.1. Khái niệm hoạt động chắp ghép 27

1.3.2. Nét tương đồng và khác biệt của hoạt động chắp ghép với các loại hình hoạt động tạo hình 27

1.3.3. Đặc điểm khả năng chắp ghép của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 28

1.3.4. Quá trình tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 30

1.4. Hoạt động chắp ghép với sự phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 35

1.4.1. Mối quan hệ giữa hoạt động chắp ghép với sự phát triển kĩ năng quan sát của trẻ 35

1.4.2. Nội dung và cách thức phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép 36

1.4.3. Những biểu hiện kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép 37

1.4.4. Những điều kiện phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép 38

1.5. Vật liệu thiên nhiên và sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 40

1.5.1. Vật liệu thiên nhiên 40

1.5.2. Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép với quá trình phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 42

1.6. Yêu cầu về lựa chọn và bảo quản vật liệu thiên nhiên sử dụng trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 50

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 51

1.7.1. Đặc điểm sự phát triển của cá nhân trẻ 51

1.7.2. Khả năng của giáo viên mầm non 53

1.7.3. Môi trường giáo dục cho HĐCG trong trường mầm non 53

1.7.4. Gia đình, cộng đồng và những hoạt động văn hoá xã hội 54

1.7.5. Các yếu tố phương tiện, điều kiện và cơ sở vật chất 54

Kết luận chương 1 55

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 56

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 56

2.1.1. Mục tiêu khảo sát 56

2.1.2. Nội dung khảo sát 56

2.1.3. Địa bàn khảo sát 56

2.1.4. Khách thể khảo sát 57

docx169 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thấy, GVMN đã khai thác và sử dụng VLTN trong các hình thức tổ chức giờ học chắp ghép nhằm phát triển KNQS cho trẻ song song với các hình thức tổ chức HĐCG ngoài giờ học (HĐCG kết hợp vui chơi trong lớp, HĐCG vào thời gian rảnh rỗi khi sinh hoạt ở trường, HĐCG kết hợp hoạt động ngoài trời, HĐCG trong hoạt động nghệ thuật tổng hợp). Mức độ sử dụng VLTN thường xuyên trong Giờ chắp ghép theo mẫu, xếp vị trí số 1 (ĐTB 2,43). Thực tế cho thấy, Giờ chắp ghép theo mẫu là giờ “tạo hình theo biểu tượng tri giác trực tiếp”, tỉ lệ GVMN lựa chọn sử dụng giờ học này nhằm phát triển KNQS cho trẻ cao hơn những giờ học khác, biểu hiện 59,3% sử dụng thường xuyên, 24% thỉnh thoảng sử dụng và 16,7% ít sử dụng. Cô Nguyễn Thị Mai L (Trường mầm non Lê Thanh Nghị) cho biết thêm: "Trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức giờ học chắp ghép theo mẫu chúng tôi cũng thường xuyên chú trọng rèn luyện KNQS cho trẻ. Việc rèn luyện KNQS cho trẻ được thực hiện ở tất cả các bước trong cấu trúc của giờ học từ hướng dẫn trẻ QS; hướng dẫn trẻ tạo hình với VLTN; trẻ tạo hình và cuối cùng là trưng bày và nhận xét, đánh giá sản phẩm chắp ghép từ VLTN của trẻ.”. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hoạt động rèn luyện KNQS cho trẻ ít được GVMN tiến hành trong hình thức tổ chức Giờ học chắp ghép theo theo đề tài tự chọn. Tỉ lệ GVMN lựa chọn sử dụng hình thức tổ chức HĐCG này ít nhất với (ĐTB thấp nhất 1,56). Theo GV đánh giá sử dụng VLTN trong HĐCG đòi hỏi những kĩ thuật tạo hình khó và các dụng cụ phức tạp nên nhất thiết phải có sự hướng dẫn và làm mẫu từ GV. Những hình thức HĐCG sử dụng VLTN mà GV không làm mẫu trẻ sẽ khó thực hiện được nhiệm vụ QS và tạo hình. Cô giáo Trần Thị O (trường mầm non Hoa Sen) cho biết thêm: “Khi sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mà giáo viên không làm mẫu trực tiếp thì trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phần đông trẻ khi tiếp xúc với VLTN còn lúng túng, KNQS còn hạn chế nên trẻ chưa phát hiện đầy đủ những đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ của VLTN, hơn nữa, kĩ thuật tạo hình với VLTN cũng khó với trẻ nên rất cần cô hướng dẫn và làm mẫu. Vì vậy, chúng tôi thường lựa chọn hình thức tổ chức giờ học chắp ghép sử dụng VLTN theo mẫu hoặc theo đề tài cho sẵn để rèn luyện KNQS và kĩ thuật tạo hình cho trẻ”. Có thể thấy, GVMN đã rất chú trọng đến việc tổ chức các hình thức HĐCG sử dụng VLTN nhằm rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thể hiện ở những quan điểm và cách thức mà họ đã tiến hành tổ chức HĐCG cho trẻ, nhưng sự lựa chọn của họ chưa đồng đều, nhiều khi còn cảm tính, áp đặt theo suy nghĩ cá nhân, phiến diện chưa dựa trên những căn cứ khoa học xác đáng. d/ Tiến hành các phương pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Bảng 2.12. Thực trạng GVMN tiến hành các phương pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi S TT Các phương pháp Mức độ tiến hành (n=150) ĐTB Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít tiến hành SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Phương pháp trình bày trực quan 120 80,0 28 18,7 2 1,3 2,79 1 2 Phương pháp thực hành, trải nghiệm 78 52,0 56 37,3 16 10,7 2,41 3 3 Phương pháp dùng lời nói 97 64,7 45 30,0 8 5,3 2,59 2 4 Các phương pháp khác 0 0 8 5,3 0 0 0,11 4 Điểm TB chung 1,98 Ghi chú: Mức thấp: 1,00 ≤ ĐTB <1,93; Mức trung bình: 1,93 ≤ ĐTB < 2,37; Mức cao 2,37 ≤ ĐTB ≤ 3,00. Với ĐTB = 1,98 cho thấy, việc tiến hành các phương pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được GVMN thực hiện ở mức Trung bình Mức độ tiến hành các phương pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của GVMN cũng khác nhau, trong đó phương pháp trình bày trực quan có (ĐTB 2,79) được GVMN áp dụng thường xuyên với tỉ lệ đạt 80%, xếp vị trí số 1, phương pháp dùng lời nói được lựa chọn ở vị trí số 2 (ĐTB 2,59), phương pháp thực hành trải nghiệm có ĐTB là 2,41 xếp vị trí số 3. Một số GV (5,3%) thỉnh thoảng cũng tiến hành áp dụng thêm phương pháp khác như phương pháp kích thích tư duy, phương pháp dạy học dự án nhưng chưa thường xuyên và tỉ lệ sử dụng chưa nhiều. Để làm rõ hơn cho những số liệu trên, khi phân tích giáo án, kế hoạch dạy học, QS, dự giờ, phỏng vấn trực tiếp GVMN, chúng tôi nhận thấy: Đa số GVMN khi tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ thường quan tâm nhiều đến kĩ thuật tạo hình từ VLTN, những phương pháp mà họ thường xuyên áp dụng là phương pháp trình bày trực quan và phương pháp dùng lời nói, gắn liền với việc gợi ý hay chỉ dẫn những thao tác trong quy trình sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép. Phương pháp thực hành trải nghiệm giúp trẻ xác định được nhiệm vụ QS, những hành động, phương thức QS bằng cách phối hợp sử dụng các giác quan để tìm ra những đặc điểm mới lạ của VLTN, cung cấp vốn biểu tượng cho quá trình sáng tạo trong HĐCG chưa được GVMN quan tâm thích đáng. Giải thích cho điều này, cô giáo Lê Mỹ H (trường mầm non Thanh Bình) nói: “Do thời gian diễn ra một giờ học chắp ghép của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chỉ giới hạn từ 30 – 35 phút, giờ học chắp ghép sử dụng VLTN thường có nhiều kĩ thuật tạo hình phức tạp nên ưu tiên số 1 của chúng tôi trong các giờ học này là tập trung thời gian hỗ trợ và định hướng kĩ thuật tạo hình cho trẻ vì vậy chúng tôi thường hay làm mẫu và dùng lời giải thích cách lựa chọn VLTN phù hợp, kĩ thuật tạo hình với VLTN”. Trao đổi thêm với cô giáo Nguyễn Thị H (trường mầm non Lê Thanh Nghị) chúng tôi thấy: hai phương pháp chính cô thường xuyên tiến hành áp dụng là: Phương pháp trình bày trực quan và Phương pháp dùng lời nói. Lí do được cô giáo Nguyễn Thị H đưa ra là: “Những phương pháp này rất cần thiết cho giờ học giúp trẻ dễ dàng thực hiện nhiệm vụ chắp ghép, những phương pháp còn lại (thực hành, trải nghiệm giúp mở rộng hiểu biết và khả năng QS của trẻ, nhưng cần có nhiều không gian, thời gian và những điều kiện về tài chính, con người mới thực hiện được”. Kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy, quá trình tiến hành các phương pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, các GVMN trong diện khảo sát đã sử dụng phối hợp các phương pháp nhưng nhiều lúc còn chưa thật phù hợp, chưa chú trọng vào định hướng phát triển các khía cạnh của KNQS cho trẻ. Những lí giải mà họ đưa ra chưa thật hợp lí, điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân rất cơ bản là nhận thức của GVMN về sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn chưa thật đầy đủ, mục đích tổ chức giờ học chắp ghép sử dụng VLTN chưa hướng tới nhiệm vụ phát triển KNQS cho trẻ một cách thích đáng. e/ Tiến hành áp dụng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Để quá trình rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐCG sử dụng VLTN đạt hiệu quả cần phải xây dựng các biện pháp khoa học, hợp lí. Kết quả khảo sát thực trạng GVMN trong diện khảo sát tiến hành áp dụng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được thể hiện trong bảng 2.13. Bảng 2.13. Thực trạng GVMN áp dụng các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi S TT Các biện pháp Mức độ áp dụng (n=150) ĐTB Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít áp dụng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Khai thác nguồn VLTN phong phú, đa dạng xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG nhằm kích thích hứng thú, nhu cầu QS của trẻ; 90 60,0 29 19,3 31 20,7 2.39 3 2 Tạo các tình huống có vấn đề trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN giúp trẻ xác định mục đích và nhiệm vụ QS; 78 52,0 32 21,3 40 26,7 2.25 6 3 Hướng dẫn trẻ nắm vững tiến trình QS trong HĐCG sử dụng VLTN; 78 52,0 69 46,0 3 2 2,40 2 4 Tổ chức cho trẻ trải nghiệm những nhiệm vụ QS đa dạng trong các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng nguồn VLTN phong phú; 77 51,3 37 24,7 36 24,0 2,27 5 5 Tổ chức trẻ thực hành trải nghiệm sử dụng các phương thức QS phù hợp với từng đối tượng trong HĐCG sử dụng VLTN; 78 52,0 56 37,3 16 10,7 2,41 1 6 Hướng dẫn và cho trẻ thực hành trải nghiệm cách phát hiện và mô tả kết quả QS trong tiến trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN; 57 38,0 69 46,0 24 16,0 2,22 7 7 Hướng dẫn và cho trẻ thực hành trải nghiệm cách đánh giá hiệu quả QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. 74 49,3 72 48 4 6,7 2,35 4 Điểm TB chung 2.33 Ghi chú: Mức thấp: 1,00 ≤ ĐTB <2,00; Mức trung bình: 2,00 ≤ ĐTB < 2,41; Mức cao: 2,41 ≤ ĐTB≤ 3,00. Với ĐTB = 2,33 cho thấy, các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ được GV trong diện khảo sát ở các trường mầm non tiến hành áp dụng ở mức Trung bình. Các biện pháp này được tiến hành với mức độ khác nhau, trong đó biện pháp có tỉ lệ GVMN áp dụng thường xuyên nhất là Tổ chức trẻ thực hành trải nghiệm sử dụng các phương thức QS phù hợp với từng đối tượng trong HĐCG sử dụng VLTN (vị trí số 1 với ĐTB 2,41); Hướng dẫn trẻ nắm vững tiến trình QS trong HĐCG sử dụng VLTN chiếm vị trí số 2 với ĐTB 2,40). Điều này chứng tỏ, GVMN đã hiểu được khi tổ chức cho trẻ sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS thì những biện pháp cho trẻ trải nghiệm sử dụng các phương thức QS và giúp trẻ nắm vững tiến trình QS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN có vai trò rất quan trọng giúp trẻ thu thập được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về đối tượng QS từ đó hình thành vốn biểu tượng, hình tượng phong phú cho hoạt động sáng tạo sản phẩm chắp ghép từ VLTN của trẻ. Cô Trần Thị O (trường mầm non Hoa Sen) chia sẻ: "Khi tham gia vào HĐCG sử dụng VLTN, nhiều trẻ còn chưa xác định được sẽ sử dụng giác quan nào để tiếp xúc, khảo sát đặc điểm, tính chất của VLTN hay sản phẩm chắp ghép mẫu, thường nhìn ngó vu vơ hoặc không biết bắt đầu QS từ đâu đến đâu, dùng giác quan nào phù hợp để khảo sát đối tượng và khảo sát như thế nào. Nếu GVMN không hướng dẫn và làm mẫu cụ thể thì những trẻ này sẽ không phát hiện được những nét đặc trưng thẩm mĩ của VLTN để xây dựng những ý tưởng tạo hình sau đó. Vì vậy, tôi và các GVMN khác thường xuyên phải chỉ dẫn và làm mẫu rất kĩ cho những cháu này. Lâu dần khi QS và tiếp xúc với VLTN hay mô hình, sản phẩm chắp ghép những trẻ này cũng nắm được tiến trình QS và cách sử dụng các giác quan phù hợp để khảo sát những đặc điểm của đối tượng". Kết quả khảo sát cũng cho thấy, biện pháp Hướng dẫn và cho trẻ thực hành trải nghiệm cách phát hiện và mô tả kết quả QS trong tiến trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN lại không được GVMN coi trọng và quan tâm đúng mức, chiếm vị trí số 7 trong bảng xếp hạng (ĐTB 2,22). Cô Hoàng Thi H (Trường mầm non Nhị Châu) cho biết: "Số lượng trẻ trong mỗi lớp rất đông, vì vậy khi tổ chức HĐCG sử dụng VLTN chúng tôi chỉ tập trung bao quát cho trẻ thực hiện những nhiệm vụ tạo hình mà không có nhiều thời gian cho trẻ mô tả lại kết quả QS hay đưa ra những phân tích và nhận định về đối tượng QS. Hầu hết GV chúng tôi hạn chế sử dụng phương pháp này, chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp này vào phần đầu giờ học khi trẻ QS mẫu hoặc cuối giờ học khi trưng bày, nhận xét và đánh giá sản phẩm và chỉ áp dụng được với 1 hay 2 trẻ”. Trao đổi với một số GVMN chúng tôi nhận thấy: biện pháp Khai thác nguồn VLTN phong phú, đa dạng xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG nhằm kích thích hứng thú, nhu cầu quan sát của trẻ cũng là một biện pháp hấp dẫn được nhiều GVMN lựa chọn, xếp thứ 3 (ĐTB là 2,39), nhưng trong thực tế khi thực hiện biện pháp này họ lại gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là GVMN ở thành phố nên rất khó sưu tầm VLTN, hơn nữa, khi sưu tầm, bảo quản cũng như sử dụng VLTN đòi hỏi sự kì công và đầu tư nhiều thời gian, công sức của GVMN. Muốn có được số lượng VLTN đa dạng tạo môi trường giáo dục cho HĐCG phù hợp với các chủ đề giáo dục, GVMN phải đầu tư nhiều công sức tìm kiếm, sưu tầm và bảo quản. Cô Đặng Kim O (trường Mầm non Hoa Sứ) cho biết thêm: “Khi tổ chức một giờ học chắp ghép “Làm con cá từ bèo trang” GV chúng tôi phải nhờ người thân đi tìm những cọng bèo trang có hình dạng giống thân chú cá ở các vùng quê nơi có ao và sông, bảo quản cẩn thận không dập nát sao cho vẫn giữ được độ tươi của cánh bèo về trang trí tạo môi trường cho trẻ QS và tạo hình. Việc này đòi hỏi GV phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết, nhiều khi là sự kì công rất lớn vì vậy chúng tôi rất ngại thực hiện biện pháp này.” Các biện pháp mà GVMN trong diện khảo sát đang sử dụng trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là chưa thực sự hiệu quả, GV chưa được khai thác các biện pháp này một cách linh hoạt và triệt để, còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục và không có tính khả thi. Từ kết quả khảo sát đánh giá trạng quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ của GVMN chúng tôi nhận thấy: Hầu hết GVMN đã xác định được các mục tiêu, thực hiện được một số nội dung, tiến hành các hình thức, phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhưng mức độ xác định và thực hiện các mục tiêu, nội dung chưa đầy đủ và tiến hành các hình thức, phương pháp, biện pháp còn nhiều hạn chế, chưa nhất quán nên hiệu quả giáo dục còn nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục. Đây chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 2.2.2.2. Phân tích sản phẩm hoạt động của giáo viên Bảng 2.14. Thống kê những sản phẩm hoạt động đã phân tích khi khảo sát Chủ đề Sản phẩm của GV Số lượng Sản phẩm của trẻ Số lượng 1. Gia đình Kế hoạch tổ chức giờ học chắp ghép - Trang trí bưu thiếp tặng người thân từ VLTN và giấy màu (theo đề tài cho sẵn). - Tạo tranh chủ đề từ lá cây và bông, vải, giấy báo. (Đề tài tự chọn) 7 5 - Bưu thiếp làm từ VLTN và giấy màu. - Tranh theo chủ đề gia đình từ lá cây và các vật liệu khác 35 67 Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời - Sưu tầm và phân loại lá cây ngoài vườn trường làm vật liệu tạo hình; - Xếp ngôi nhà bằng VLTN (Theo mẫu). 6 6 - Các loại lá cây - Ngôi nhà bằng VLTN 23 Kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi - Trò chơi: Xếp dán các loại lá cây tạo tranh chủ đề (Theo đề tài cho sẵn) - Xếp chữ cái đã học từ VLTN (Theo mẫu) 12 12 - Tranh xếp dán từ lá cây - Mô hình chữ cái xếp từ VLTN 37 52 2. Nghề nghiệp Kế hoạch tổ chức giờ học chắp ghép - Làm dụng cụ các nghề từ phế liệu và VLTN (Theo mẫu); - Trang trí trang phục của cô giáo từ hoa, lá (Đề tài cho sẵn). 6 6 - Dụng cụ các nghề làm từ VLTN - Mô hình áo dài trang trí từ hoa, lá. 46 36 Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời - Tạo dụng cụ lao động từ VLTN (Theo đề tài cho sẵn). 8 - Dụng cụ lao động từ VLTN 42 Kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi - Trò chơi: Xem tranh ảnh về gốm sứ; - Quan sát trang phục các nghề. 5 7 Nghiên cứu nội dung giáo dục trong chương trình HĐCG sử dụng VLTN dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các tài liệu: Chương trình GDMN [6]; Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục Mầm non dành cho độ tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi [73] chúng tôi nhận thấy, các tài liệu đều xác định rõ ràng và đầy đủ mục tiêu cũng như nội dung giáo dục và phát triển của HĐCG sử dụng VLTN hướng tới rèn luyện những KN tạo hình cho trẻ, nội dung rèn luyện KNQS cho trẻ chưa được tách riêng như một thành tố trong cấu trúc của chương trình, thiếu những gợi ý cụ thể cho GVMN thực hiện. Tuy nhiên, chương trình GDMN hiện nay là chương trình khung, chỉ đưa ra những hướng dẫn, gợi ý mang tính định hướng chung, các cơ sở GDMN hoàn toàn chủ động lựa chọn mục tiêu, nội dung để triển khai cho GVMN thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, trường, lớp mẫu giáo của mình. Dự giờ, phân tích các kế hoạch, giáo án (bảng 2.14) và phỏng vấn trực tiếp 20 GVMN của 12 trường thuộc diện khảo sát có thể rút ra một số nhận xét sau: - Mục đích sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ + Giúp trẻ thể hiện thái độ, tình cảm và sử dụng các từ gợi cảm của bản thân miêu tả màu sắc, hình dáng, bố cục trong các tác phẩm tạo hình của trẻ, kích thích trẻ QS và hứng thú với hoạt động quan sát VLTN và các đối tượng miêu tả trong HĐCG thể hiện trong 35 bản kế hoạch tổ chức HĐCG của GVMN (chiếm 44%); + Lựa chọn và phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, VLTN, phế liệu để tạo ra các sản phẩm thể hiện trong 57 bản kế hoạch tổ chức HĐCG (chiếm 71%); + Phối hợp nhiều KN tạo hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét và bố cục cân đối; Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục thể hiện trong 72 bản kế hoạch tổ chức HĐCG (chiếm 90%). Như vậy, các bản kế hoạch của GVMN đều không thể hiện rõ mục tiêu phát triển KNQS cho trẻ; Chưa có mục tiêu hình thành ở trẻ khả năng chủ động tìm kiếm và lựa chọn các phương thức QS phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động QS và nhận thức trong quá trình tìm kiếm vật liệu tạo hình phù hợp để sáng tạo các sản phẩm chắp ghép. - Nội dung sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS + Khai thác những khía cạnh thẩm mĩ đặc trưng từ nguồn VLTN của địa phương ứng dụng vào HĐCG qua đó phát triển KNQS cho trẻ với các nội dung đề tài gần gũi như: Làm dụng cụ các nghề từ phế liệu và VLTN; Trang trí trang phục của cô giáo từ hoa lá; Xếp ngôi nhà bằng VLTN. thể hiện trong 50 bản kế hoạch (chiếm 63%); + Sử dụng VLTN cùng các loại vật liệu tạo hình khác thể hiện nội dung đề tài như: Trang trí bưu thiếp tặng người thân từ VLTN và giấy màu; Tạo tranh chủ đề từ lá cây và bông, vải, giấy báo thể hiện trong 30 bản kế hoạch (chiếm 37%); + Sử dụng VLTN tạo ra nhiều cơ hội và các bối cảnh giúp trẻ định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ QS trong HĐCG sử dụng VLTN ngoài giờ học với nội dung: sưu tầm lá cây, chơi với lá cây, làm các dụng cụ của các nghề từ VLTN, QS tranh ảnh gốm sứ, các nghề thể hiện trong 49 bản kế hoạch (chiếm 61,2%); + Khai thác những vẻ đẹp của VLTN hình thành khả năng lựa chọn, phối hợp các phương thức QS phù hợp với đối tượng QS nhằm thu thập thông tin về đối tượng miêu tả, tìm hiểu và lựa chọn vật liệu tạo hình, thể hiện trong 37 bản kế hoạch (chiếm 46,2%). Như vậy, các GVMN đã xây dựng những nội dung sử dụng VLTN kết hợp các nguyên vật liệu tạo hình khác cho trẻ sáng tạo sản phẩm chắp ghép trong quá trình tổ chức HĐCG qua đó rèn luyện KNQS cho trẻ. Tuy nhiên, nội dung sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG vẫn còn đơn điệu chưa thực sự hấp dẫn, chưa khai thác triệt để nguồn VLTN phong phú của địa phương (chủ yếu sử dụng nhóm VLTN có nguồn gốc thực vật) và sử dụng VLTN như phương tiện dạy học chủ đạo giúp trẻ tiếp thu kỹ thuật QS, bồi dưỡng, củng cố KNQS cho trẻ. - Hình thức sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ + Giờ học chắp ghép được GVMN sử dụng để tất cả trẻ trong lớp cùng thực hiện 1 nhiệm vụ QS chung dưới sự chỉ dẫn trực tiếp từ GV, trong đó giờ chắp ghép theo đề tài cho sẵn và giờ chắp ghép theo mẫu được 63 GVMN lựa chọn (79%), giờ học chắp ghép theo đề tài tự chọn được 17 GVMN lựa chọn (21%); + Sử dụng những hình thức tổ chức HĐCG ngoài giờ học như: HĐCG kết hợp với hoạt động ngoài trời và HĐCG kết hợp với hoạt động vui chơi, cho những nhóm (5 – 7 trẻ) thực hiện những nhiệm vụ QS nhỏ, đơn giản gắn với các đối tượng miêu tả cụ thể, đơn giản, tăng cường cơ hội cho trẻ QS và vận dụng KNQS của mình một cách tự do được 71 GVMN sử dụng (89%). Như vậy, GVMN đã tiến hành các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN nhằm phát triển KNQS cho trẻ tương đối đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động QS của trẻ thường được GV tổ chức rất nhanh, GVMN chưa chú ý gắn kết việc rèn luyện KNQS cho trẻ trong hình thức tổ chức HĐCG này, hiệu quả ứng dụng kết quả QS vào HĐCG của trẻ còn hạn chế. - Phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ Các phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi mà GVMN áp dụng tương đối đa dạng và phong phú, phù hợp với quá trình tổ chức HĐCG. + Phối hợp các phương pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ như: Phương pháp dùng lời; phương pháp thực hành trải nghiệm; phương pháp trực quan minh hoạ; phương pháp nêu gương, đánh giá thể hiện trong cả 80 bản kế hoạch (100%). + Bên cạnh đó các biện pháp như: Trang trí môi trường lớp học từ các nguyên vật liệu tạo hình kích thích trẻ QS; Cho trẻ QS thiên nhiên và các sự vật, hiện tượng gần gũi ngoài sân, vườn trường; Tổ chức thực hành quan sát VLTN, các sản phẩm tạo hình trong các giờ học. cũng được 100% GVMN sử dụng. Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng các phương pháp và biện pháp của GV vẫn còn nặng tính hình thức, hời hợt, chưa phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp nhằm phát triển KNQS cho trẻ; Biện pháp tạo môi trường với VLTN và các sản phẩm chắp ghép từ VLTN để kích thích trẻ QS chưa được GVMN khai thác và tận dụng tối đa. Sắp xếp không gian, trang trí môi trường lớp học còn lộn xộn giữa các loại vật liệu tạo hình, chưa tạo ra sự hấp dẫn và thu hút trẻ QS; GVMN chưa tạo ra nhiều tình huống trong quá trình khai thác những đặc điểm thẩm mĩ của VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép nhằm phát triển KNQS cho trẻ. - Phương tiện và điều kiện tổ chức GVMN trong diện khảo sát đã khai thác và sử dụng VLTN gần gũi của địa phương thuộc nhóm VLTN có nguồn gốc từ thực vật bao gồm: một số loại lá cây, hoa, cành cây, hột, hạt trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ thể hiện trong cả 80 bản kế hoạch (100%). Những nhóm VLTN có nguồn gốc từ động vật và thiên nhiên vô sinh chỉ được 11 GVMN (14%) khai thác sử dụng. Các trường mầm non thuộc diện khảo sát đều trang bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất như các giá, kệ, hộp, tủ để trưng bày VLTN và mô hình, sản phẩm chắp ghép. Những dụng cụ tạo hình được GVMN sử dụng thường đơn giản, chủ yếu là: hồ dán, gim cài các loại hoa lá hoặc đất nặn để kết dính các loại VLTN với nhau. Tóm lại, qua phân tích giáo án, dự giờ và phỏng vấn trực tiếp GVMN trong diện khảo sát chúng tôi thấy: việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm rèn luyện KNQS cho trẻ mẫu giáo chưa được GVMN quan tâm và chú trọng đúng mức. Việc xác định mục tiêu, thực hiện nội dung, tiến hành các hình thức, phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ còn bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế, bất cập cần được điều chỉnh. GVMN đã có ý thức rèn luyện KNQS cho trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN nhưng những hoạt động này thường mang tính tự phát, chưa có nội dung, kế hoạch rõ ràng nên hiệu quả thu được chưa cao. Vì vậy, rất cần thiết phải lựa chọn và xây dựng được các biện pháp giáo dục phù hợp, phát huy những lợi thế và điều kiện thuận lợi mà HĐCG sử dụng VLTN tạo ra hướng tới mục tiêu rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ đạt kết quả cao hơn nữa. 2.2.3. Thực trạng kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép sử dụng vật liệu thiên nhiên 2.2.3.1. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua các bài tập đo nghiệm Để làm rõ hơn thực trạng mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi chúng tôi tiến hành khảo sát qua 02 bài tập đánh giá. [Phụ lục 6] Bảng 2.15. Kết quả khảo sát KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo các bài tập đo Tên bài tập Số lượng trẻ Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ (%) Tốt Khá TB Yếu Kém S BT1: Lựa chọn đúng loại lá cây sử dụng tết những chiếc Chong Chóng. 120 5,8 30,8 33,3 26,7 3,3 10,85 3,81 BT2: Lựa chọn những loại VLTN phù hợp để tạo mô hình chú Hươu cao cổ. 120 9,2 32,5 41,7 16,7 0 11,88 3,25 Điểm TB chung 11,37 Kết quả bảng 2.15 cho thấy: Bài tập 1 có điểm trung bình 10,85, KNQS ở mức độ Trung bình (tập trung chủ yếu ở khu vực từ 9 đến 12 điểm) chiếm 33,3%. Tỉ lệ trẻ đạt điểm ở mức độ yếu 26,7% và kém 3,3%, chỉ có 7 trẻ 5,8% đạt mức điểm tốt (3 trẻ đạt 17 điểm và 4 trẻ đạt 18 điểm). Điểm cao nhất mà trẻ đạt được ở bài tập này là 18 (4 trẻ đạt) và thấp nhất là 4 (1 trẻ đạt). Quan sát trực tiếp trẻ chúng tôi nhận thấy: Một số trẻ xác định nhiệm vụ QS tương đối nhanh, nhưng hầu hết trẻ vẫn còn chậm và chưa xác định được nhiệm vụ QS nếu không có sự phân tích, hướng dẫn và giải thích từ GV. Trẻ đã biết sử dụng các giác quan để khảo sát những chiếc lá, một số trẻ đã biết sử dụng phối hợp mắt và tay để nhìn, sờ, vuốt hay chỉ theo đường viền cấu tạo và bề mặt của những chiếc lá để so sánh, đối chiếu và đưa ra những phân tích nhận định nhưng đôi lúc vẫn còn nhầm lẫn, một số khác khi hành động khảo sát với đối tượng còn thụ động, máy móc, 1 số trẻ chỉ nhìn lướt qua. Nhiều trẻ KNQS còn hạn chế nên khó phát hiện và ghi nhớ những nét đặc trưng điển hình của đối tượng, vì vậy khi lựa chọn kết quả chưa chính xác, đa phần trẻ bị ảnh hưởng bởi đặc điểm sắc độ màu sắc của những chiếc lá nên còn nhầm lẫn, phải chọn lại nhiều lần, vì vậy, tỉ lệ trẻ đạt điểm ở mức trung bình, yếu, kém khi thực hiện bài tập này còn cao. Bài tập có tỉ lệ trẻ đạt điểm cao hơn là bài tập 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_su_dung_vat_lieu_thien_nhien_trong_to_chuc_hoat_dong.docx
  • doc3-Thông tin về những KL mới của LATS đã chỉnh hoàn thiện.doc
  • pdfQDNN-Hanh-MN-637859262101642119 (1).pdf
  • pdfthông tin anh - viêt.pdf
  • pdfTOÀN BỘ LUẬN ÁN ngày 12.4 (1).pdf
  • docxTóm tắt tiếng Anh.docx
  • pdfTóm tắt tiếng Anh.pdf
  • docxTóm tắt tiếng Việt.docx
  • pdfTóm tắt tiếng Việt.pdf