MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ GẮN KẾT TRONG GIA
ĐÌNH CÔNG NHÂN 15
1.1. Hướng nghiên cứu liên quan đến gắn kết vợ chồng công nhân 15
1.2. Hướng nghiên cứu liên quan đến gắn kết cha mẹ và con cái 23
1.3. Hướng nghiên cứu liên quan đến gắn kết vợ chồng với ông bà 32
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU SỰ GẮN
KẾT TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP 38
2.1. Một số khái niệm cơ bản 38
2.2. Cơ sở lý luận và các lý thuyết vận dụng vào nghiên cứu sự gắn
kết trong gia đình công nhân 48
Chương 3: THỰC TRẠNG GẮN KẾT TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN
KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG 62
3.1. Đặc điểm gia đình công nhân khu công nghiệp 62
3.2. Gắn kết vợ chồng công nhân 71
3.3. Gắn kết cha mẹ với con cái 92
3.4. Gắn kết vợ chồng với ông/bà 107
Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
SỰ GẮN KẾT TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN KHU
CÔNG NGHIỆP 117
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết trong gia đình công nhân 117
4.2. Giải pháp tăng cường sự gắn kết trong gia đình công nhân khu
công nghiệp 129
KẾT LUẬN 146
KHUYẾN NGHỊ 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC
192 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự gắn kết trong gia đình công nhân khu công nghiệp hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội) - Nguyễn Mạnh Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định trong những việc nhỏ,
chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Và yếu tố tác động chính dẫn đến sự chênh
lệch trong quyền quyết định này chính là: vùng lãnh thổ, thu nhập. Tuy nhiên
khảo sát đó cũng chỉ ra các nhóm càng gần thành thị và có thu nhập đều thì
quyền quyết định giữa vợ và chồng ngày càng bình đẳng [125, tr.358].
Phát hiện từ nghiên cứu chỉ ra rằng, quyền quyết định của nhóm gia
đình công nhân ở KCN ở mức bình đẳng cao. Nói cách khác thì số liệu đã
chứng minh quyền quyết định càng bình đẳng cao thì gắn kết vợ chồng công
nhân có xu hướng càng bền chặt hơn. Điều này thể hiện rõ ở cả 8 tiêu chí của
khảo sát đánh giá quyền quyết định, đều nhận được tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng
tham gia quyết định cao hơn tỷ lệ vợ hoặc chồng quyết định.
Bảng 3.2: Quyền quyết định của vợ chồng công nhân tại khu công nghiệp
Bắc Thăng Long
Đơn vị tính: %
Công việc Vợ Chồng Cả hai
Mua vật dụng, đồ đạc đắt tiền 5,2 10,6 84,3
Chi tiêu ăn uống hàng ngày 61,5 1,1 37,4
Chọn nơi làm việc nơi ở 10,9 3,1 86,0
Chăm sóc và dạy dỗ con cái 9,6 1,6 89,8
Hỗ trợ chăm sóc bố mẹ, họ hàng hai bên 4,0 2,5 93,5
Việc làm và nghề nghiệp của con cái 3,0 4,1 92,9
Việc hôn nhân của con cái 1,6 2,5 95,9
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của luận án, năm 2016 [phụ lục 3].
79
Thay vì một người trong gia đình tự quyết làm đánh mất tính công bằng
giữa vợ và chồng như trước đây, ngày nay trong gia đình công nhân ở KCN
thì vợ chồng có sự bàn bạc, chia sẻ với nhau trước khi đưa ra quyết định. Điều
đó phần nào thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong các vấn đề gia đình công
nhân tham gia khảo sát. Kết quả này một lần nữa khẳng định đã có sự dịch
chuyển về quyền quyết định trong gia đình từ chồng sang vợ trong các gia
đình công nhân tại KCN Bắc Thăng Long bình đẳng hơn so với mô hình "độc
tôn, tự quyết" của gia đình truyền thống trước đây. Điều này cũng thể hiện
gắn kết trong các mặt kinh tế, tài chính giữa vợ chồng trong gia đình công
nhân có sự bền chặt; đồng thời tái khẳng định kết luận "nhóm càng gần thành
thị và có thu nhập đều thì quyền quyết định giữa vợ và chồng ngày càng bình
đẳng" của điều tra gia đình năm 2006 là hoàn toàn chính xác..
Tuy nhiên tính bình đẳng trong quyền tự quyết này vẫn mang tính
tương đối dù đó là bất cứ mô hình hay khuôn mẫu nào. Bởi nó vẫn dễ dàng bị
phá vỡ bởi kinh tế, thu nhập và văn hóa "phu tử tòng tử" trong các gia đình Á
Đông hàng ngàn năm nay, kết quả phỏng vấn cũng nói lên điều đó:
Hai vợ chồng ở chung với ông bà, mọi quyết định việc lớn trong gia
đình là do ông bà. Còn vợ chồng chỉ quyết định các việc làm ở công
ty nào có thu nhập cao và ổn định, chăm sóc con cái. Việc chia tài
sản do nhà chồng, không biết mình có được đứng tên không? Em
không dám đòi hỏi, vì mình người tỉnh khác về đây lấy chồng, có
chỗ ăn, ở là tốt rồi. Người ta không cho mình, nhưng cho con mình
là được rồi. (PVS: Nữ, 31 tuổi KCN Bắc Thăng Long).
Gia đình em hai vợ chồng ở thuê, làm 2 công ty khác nhau, mà do
làm ca lệch giờ nhau để còn chăm sóc con, người làm ngày thì tối
chăm con, người làm đêm thì ngày chăm con, nên việc chi tiêu hàng
ngày do vợ mua sẵn, còn em chỉ quyết định mua các tài sản có giá
trị như điện thoại, xe máy nhưng đều do cả 2 vợ chồng đóng góp
(PVS: Nữ, 28 tuổi KCN Bắc Thăng Long).
80
Em nghĩ là tiền tiêu nhiều hay tiền ít quyết định không quan trọng.
Quan trọng là cả hai cùng có ý thức chia sẻ công việc với nhau, khi có
chuyện lớn thì cùng nhau gánh vác, thế là ổn. Còn một điều nữa, trước
đây mình không mấy để ý nhưng mà trong gia đình dù gì cũng nên có
một người quản lý tiền chính. Không phải vì không tin tưởng nhau mà
vì tiêu tiền có kế hoạch vẫn hơn là cứ mạnh ai nấy tiêu, hơn nữa tự do
quá cũng không giúp mình ý thức được việc bản thân đã có gia đình
để chăm lo (PVS: Nam, 35 tuổi KCN Bắc Thăng Long).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng gắn kết giữa vợ chồng vẫn mang dáng
dấp của mô hình truyền thống - nghĩa là nam giới vẫn đóng vai trò trụ cột
trong gia đình. Điều này thể hiện rõ khi tỷ lệ "chồng quyết định mua các vật
dụng đắt tiền nhiều hơn người vợ quyết định là 4,6%. Bên cạnh đó dù có rất
nhiều nữ công nhân có thu nhập cao (chịu khó làm thêm giờ, tiền chuyên cần,
tiền thưởng) nhưng không giữ quyền quyết định trong gia đình. Đây là sự tiếp
nối của văn hóa truyền thống khi người vợ muốn giữ được hòa khí trong gia
đình nên các chị em đã dành phần quyết định cho chồng là chính, còn mình
thì khéo léo điều khiển một cách ẩn danh. Mà theo lý thuyết trao đổi, chính
các yếu tố văn hóa mang tính trao đổi trong quan hệ giữa vợ và chồng đã góp
phần khỏa lấp sự khác biệt về kinh tế giữa vợ và chồng, đồng thời nhờ có sự
"ẩn mình" của người vợ đã góp phần thúc đẩy gắn kết bền chặt về quyền lực
của người vợ và người chồng trong gia đình công nhân.
Vậy sự "ẩn mình" của người phụ nữ, hay việc người chồng vẫn có
quyền quyết định trong những vấn đề quan trọng như trên thì có ảnh hưởng
như thế nào đến gắn kết quyền lực, hay nói khác đi là quyền quyết định của
người vợ và người chồng trong gia đình công nhân thay đổi như thế nào? Bên
cạnh sức mạnh của của sự khác biệt về kinh tế, học vấn và thu nhập là những
yếu tố can thiệp làm thay đổi tương quan quyền lực giữa vợ và chồng trong
đời sống gia đình ở Việt Nam [127, tr.29].
81
Tuy nhiên gắn kết vợ chồng về quyền lực vẫn tồn tại không ít những
trường hợp nữ công nhân có thu nhập cao (chịu khó làm thêm giờ, tiền
chuyên cần, tiền thưởng) nhưng không giữ quyền quyết định trong gia đình.
Đây là sự tiếp nối của văn hóa truyền thống khi người vợ muốn giữ được hòa
khí trong gia đình nên các bà, các chị đã dành phần quyết định cho chồng là
chính, còn mình thì khéo léo điều khiển một cách ẩn danh. Vậy là theo lý
thuyết trao đổi, quan hệ giữa vợ và chồng đã góp phần khỏa lấp sự khác biệt
về kinh tế giữa vợ và chồng, đồng thời nhờ có sự "ẩn mình" của người vợ đã
góp phần thúc đẩy gắn kết bền chặt về quyền lực của người vợ và người
chồng trong gia đình công nhân.
3.2.3. Gắn kết vợ chồng qua phân công công việc trong gia đình
Phân công lao động là việc chia nhỏ quá trình lao động và chuyên môn
hóa lao động [96, tr.29]. Do đó, phân công lao động trong gia đình là chủ đề
được nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Các cuộc điều
tra lớn 10 năm trở lại đây cho thấy hình thức phân công lao động theo giới rất
phổ biến. Phụ nữ vẫn đảm nhận các công việc nội trợ, nấu nướng, bếp núc,
chăm sóc con cái, chăm sóc người già, ốm và các thành viên khác của gia
đình. Trong khi đó nam giới thường chịu trách nhiệm sản xuất và giao tiếp
bên ngoài xã hội. Nguyễn Hữu Minh cho rằng:
Phân công lao động trên cơ sở giới vẫn còn duy trì, mặc dù đã có sự
chia sẻ cân bằng hơn giữa hai giới trong công việc sản xuất kinh
doanh hoặc một số loại việc khác. Người phụ nữ/ người vợ được
quan niệm là phù hợp hơn với các công việc nội trợ, chăm sóc trẻ
em, giữ tiền, chăm sóc người già/người ốm. Người đàn ông/người
chồng được quan niệm là phù hợp hơn với các công việc sản xuất
kinh doanh, tiếp khách lạ, thay mặt gia đình giao tiếp với chính
quyền. Nhìn chung, sự tham gia của nam giới vào công việc nội trợ
không tăng đáng kể và tương xứng với sự gia tăng phụ nữ trên thị
trường lao động [67, tr.92].
82
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, các công việc
nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc người già/ốm/trẻ con vẫn chủ yếu do người phụ nữ
đảm nhận, tỷ lệ này ở mức cao từ 77,6%-86,9%. Trong khi nam giới chỉ tham
gia "hỗ trợ"; và tỷ lệ tham gia của nam giới cũng chỉ dao động từ 1,9%-3,7%.
Cho đến tận tháng 3/2010 khi Viện thực hiện nghiên cứu về xu hướng biến
đổi quan hệ hôn nhân và gia đình tại TP Hồ Chí Minh thì vẫn có tới 94,5%
người tham gia khảo sát cho biết người vợ vẫn chịu trách nhiệm chính các
công việc gia đình, tỷ lệ nam tham gia vào chỉ có 5,5% [127, tr.38].
Trước những cơ sở khoa học của các nghiên cứu đi trước kể trên,
nghiên cứu này đặt ra một câu hỏi đầy e ngại: "Liệu hình thức phân công lao
động theo giới này có còn tồn tại trong các nhóm gia đình công nhân hiện nay
không? Và nếu còn tồn tại thì chúng có thay đổi gì không?".
Bảng 3.3: Phân công công việc trong gia đình người công nhân tại khu
công nghiệp Bắc Thăng Long
Đơn vị tính: %
Công việc nhà Vợ Chồng Cả 2
Giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa 40 1,1 58,2
Nấu cơm, rửa bát 50 1,7 47,5
Mắc màn gập chăn 36,5 7,0 56,5
Sửa chữa đồ dùng trong nhà 3,3 68,3 18,4
Chăm sóc và nuôi dạy con cái 8,9 1,1 90
Thắp hương ngày lễ tết 10,4 41,2 48,4
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của luận án, năm 2016 [phụ lục 3].
Đối với các công việc nhà, vốn được gọi là "việc không tên" nhưng lại
tiêu tốn rất nhiều thời gian, chính vì vậy trong khảo sát này đã lựa chọn 6
nhóm công việc chính trong gia đình để tìm hiểu sự chia sẻ và phân công
công việc giữa vợ chồng là: Giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa; Nấu cơm, rửa bát;
83
Mắc màn gặp chăn; Sửa chữa đồ dùng trong nhà; Chăm sóc và nuôi dạy con
cái; Thắp hương ngày lễ tết.
Số liệu cho thấy người vợ vẫn đảm nhận các công việc chính trong gia
đình như: Nấu cơm, rửa bát 50%; Giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa 40%; Mắc
màn; Gập chăn 36,5%. Trong khi nam giới chủ yếu phụ trách các công việc
như: Sửa chữa đồ dùng trong nhà 68,3%; Thắp hương ngày lễ tết 41,2%. Như
vậy cho thấy việc phân công theo giới vẫn tồn tại trong các gia đình công
nhân tại KCN Bắc Thăng Long Hà Nội.
Đáng chú ý là tại khảo sát này cho thấy, sự phân công lao động theo
giới của nhóm gia đình công nhân tại đây đã có sự thay đổi tích cực khi người
chồng đã bắt đầu tham gia vào tất cả các công việc gia đình. Trong cả 6 nhóm
công việc gia đình được hỏi, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng tham gia vào việc nhà
là rất cao. Đặc biệt là công việc chăm sóc và nuôi dạy con cái - vốn được mặc
định cho người phụ nữ trong các mô hình gia đình truyền thống, thì nay người
chồng cũng đã tham gia vào, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng chăm sóc và nuôi dạy
con cái của nhóm công nhân tại KCN này lên đến 90%. Các công việc như:
Nấu cơm, rửa bát; giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa; mắc màn gập chăn; thắp
hương ngày lễ tết cũng đạt một tỷ lệ cao, tương ứng với các nhóm công việc
là; 47,5%: 58,2%; 56,5%; 48,4%.
Việc tham gia vào sản xuất theo dây chuyền công nghiệp hóa bắt buộc
công nhân có những tuân thủ về thời gian, chính vì vậy gia đình công nhân
phải có sự tham gia của cả hai vợ chồng trong các công việc gia đình để đảm
bảo nhịp sống của mình. Nhìn ở khía cạnh tích cực thì sự phân công lao động
"bắt buộc" dưới tác động của công nghiệp hóa lại vô hình trung giúp sự bình
đẳng về phân công lao động của gia đình công nhân được nâng lên. Mà theo
như Rober Lowie khẳng định "Điều này không phải là tất yếu về mặt sinh học
mà là chiến lược thúc đẩy hoạt động hiệu quả của xã hội. Và sự phân công
này, trong một chừng mực lớn, là có tính ước lệ, nghĩa là nó không còn gắn
với đặc điểm sinh lý của hai giới" [51].
84
Đồng quan điểm này, Lê Ngọc Văn cho rằng: "công nghiệp hóa và đô
thị hóa chính là nhân tố dẫn đến sự phân công theo giới thay đổi" [127,
tr.358]. Có nghĩa là dưới sự tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa, kéo
theo các luồng di cư khác nhau đã phá vỡ cấu trúc của gia đình truyền thống.
Không chỉ mô hình gia đình thu nhỏ lại thành các gia đình hạt nhân, mà vai
trò trong gia đình cũng có sự hoán vị giữa vợ - chồng. Chính vì vậy nhóm gia
đình công nhân, nhóm trực tiếp ảnh hưởng bởi tác động của công nghiệp hóa
và di cư đã thể hiện rõ sự hoán vị này.
3.2.4. Gắn kết vợ chồng qua giao tiếp trong gia đình
Giao tiếp được đánh giá như yếu tố tiên quyết, trực tiếp thể hiện mối
quan hệ vợ chồng "bền chặt" hay "lỏng lẻo", sự gắn kết giữa vợ chồng qua
giao tiếp không chỉ là giao tiếp thông thường, trò chuyện hằng ngày, chăm
sóc nhau thường xuyên, mà nó còn thể hiện sự tôn trọng, cân xứng và thông
hiểu nhau. Lý thuyết trao đổi của E.Durkheim đưa ra luận điểm quan trọng về
đoàn kết cơ học dựa trên "sự tương đồng" giữa các cá nhân còn đoàn kết hữu
cơ dựa trên "sự khác biệt có bổ sung" giữa các cá nhân. Tức là gắn kết vợ
chồng dựa trên sự tương đồng để giao tiếp, hai người có trao đổi qua lại bằng
giao tiếp, có thể giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện truyền
thông, lúc này cần sự "trao đổi" và thông hiểu nhau nhất định.
Một phát hiện trong đời sống vợ chồng công nhân là việc giao tiếp rất
hạn chế vì thiếu thời gian bên cạnh nhau, đặc biệt thời gian làm việc lệch
nhau, sự gắn kết lỏng lẻo và nguy cơ tan vỡ gia đình. Nhiều công nhân mới
lấy nhau gần một năm, các bữa cơm chung chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó
cũng là lý do họ chưa dám sinh con. Cũng vì thế họ thường phải đối diện với
nỗi cô đơn. Vợ chồng muốn nói chuyện, chia sẻ chuyện gia đình, công việc
cũng phải sắp xếp dạy sớm trước khi đi làm, còn nếu mỗi người một nơi thì
phải hẹn ngày, giờ. Nguyễn Đình Tấn - Lê ngọc Hùng cho rằng: "Giao tiếp có
vai trò cơ bản là tạo ra tình cảm gắn bó, thân mật và sự hiểu biết lẫn nhau
trong công việc và sinh hoạt hàng ngày". Tức là, qua giao tiếp ta không chỉ
85
phát đi hay nhận lại thông tin mà mà còn bầy tỏ và chia sẻ cảm xúc, thái độ và
tình cảm với nhau. Nhờ lắng nghe ý kiến của nhau mà ta hiểu rõ hơn và dễ
thông cảm với nhau hơn. Không ít trường hợp, giao tiếp đã giúp ta thay đổi
hẳn thái độ từ ác cảm sang cảm tình và ngược lại [96, tr.67].
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này ngoài chỉ ra gắn kết vợ chồng trên các
mặt: tài chính, phân công lao động, quyền quyết định, phân công công việc trong
gia đình, đề tài cũng cũng chỉ ra gắn kết về giao tiếp của vợ chồng công nhân cũng
là một biến số quan trọng. Để đo mức độ gắn kết về giao tiếp, nghiên cứu đã dựa
trên tần suất thực hiện 6 chỉ báo đặc trưng trong giao tiếp hằng ngày của người
vợ/chồng công nhân, là: Về muộn báo tin cho nhau, chào nhau trước khi đi làm,
tặng quà nhau vào dịp lễ tết, tổ chức sinh nhật cho hai vợ chồng, kỷ niệm ngày cưới.
Biểu đồ 3.4: Gắn kết vợ chồng qua giao tiếp
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của luận án, năm 2016 [phụ lục 3].
Kết quả cho thấy có 57,8% cặp vợ chồng có thói quen thường xuyên
chào hỏi nhau trước khi đi làm; 82,4% các cặp thường xuyên báo tin cho nhau
nếu về muộn; 32,8% các cặp vợ chồng tổ chức sinh nhật cho nhau thường
xuyên. 26 % cặp vợ chồng thường xuyên tặng quà cho nhau vào dịp lễ tết, và
24,9% thường xuyên kỉ niệm ngày cưới.
86
Trong khi đó, tỷ lệ thỉnh thoảng và chưa bao giờ có những hành vi giao
tiếp trên cũng chiếm một tỷ lệ cao, trong đó có đến 42,7% các cặp chưa bao
giờ kỷ niệm ngày cưới; 22,3% chưa từng tổ chức sinh nhật cho vợ/chồng; 19%
chưa từng tặng quà dịp lễ tết; 4,4% chưa từng chào hỏi nhau trước khi đi làm và
5,6% chưa bao giờ nhắn tin báo về muộn. Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn mức
thường xuyên nhưng những con số biết nói này đã thể hiện rằng sự gắn kết trong
giao tiếp của không ít cặp vợ chồng công nhân vẫn chưa thực sự bền chặt.
Tìm hiểu nguyên nhân, nhiều vợ/chồng công nhân không thường xuyên
có những hành vi gắn kết giao tiếp kể trên là do họ thấy điều đó chỉ mang tính
hình thức, không cần thiết. Một số cho rằng không có thói quen đó, số khác
cảm thấy rườm rà. Như vậy có thể thấy, nếu như gắn kết về tài chính, quyền
quyết định, phân công công việc nhà... ngày càng cao thì gắn kết trong đời
sống giao tiếp của vợ chồng công nhân lại không đạt được như kỳ vọng. Điều
này cũng cho thấy sự gắn bó rời rạc giữa vợ chồng, mâu thuẫn gia đình tiểm
ẩn và nguy cơ tan rã từ trong giao tiếp của các cặp vợ chồng công nhân.
Qua nghiên cứu khẳng định rằng: mối nguy hại tiềm ẩn cho hạnh phúc
gia đình công nhân KCN Bắc Thăng Long không phải ai cũng nhìn thấy. Vì
họ có rất ít thời gian đoàn tụ và thường gặp nhau trong tình trạng mệt mỏi. Do
vậy, những cuộc trò chuyện cũng vội vã, không được chuẩn bị khiến sự chia
sẻ bị giảm trong khi nhu cầu đó luôn tồn tại. Bên cạnh đó, mối quan hệ bạn
bè, đồng nghiệp lại diễn ra thường xuyên. Có thể, những gia đình có vợ chồng
làm việc trái giờ nhau nguy cơ tan vỡ rất cao so với gia đình khác. Qua 2
phỏng vấn sau, cho thấy nguy cơ điều đó:
"Nhiều lúc áp lực công việc khiến mình căng thẳng, về nhà muốn chia
sẻ cùng vợ mà nào có thời gian. Không chịu được, tôi đành tìm đến bạn. Có
lần thót tim nhận ra từ lúc nào tôi đã chịu ảnh hưởng của người khác hơn của
vợ" (PVS: Nam, công ty Canon, KCN Bắc Thăng Long).
87
"Lúc mình cần, chồng hết bận lại mệt. Có lẽ một trong hai người sẽ
phải đổi việc, chứ tiếp tục thế này sợ có ngày mình sẽ dựa vào vai người khác
mất" (PVS: Nữ, công ty điện tử, KCN Bắc Thăng Long).
Ngoài việc thể hiện gắn kết vợ chồng thông qua gia tiếp ở trên, nghiên
cứu cũng chú ý đến mức độ gắn kết của vợ chồng công nhân thông qua các
chỉ báo đo mức độ xảy ra các xung đột trong giao tiếp.
Bảng 3.4: Mức độ gắn kết thiếu bền vững qua các chỉ báo xung đột (%)
Thường
xuyên
Hiếm
khi
Chưa
bao giờ
Vợ/ chồng cãi nhau 50,8 48,6 0,6
Vợ/ chồng đấm đá, xô đẩy, bóp cổ 3,8 93,5 2,7
Vợ/ chồng mắng/ chửi/ xúc phạm 12,3 86,3 1,4
Bị vợ/ chồng gây “chiến tranh lạnh” 36,8 41,0 2,2
Vợ/ chồng ngăn cấm gặp bạn bè 9,2 86,9 3,8
Vợ/ chồng phá hoại tài sản/ dồ dùng 3,1 95,3 1,6
Vợ/ chồng ép quan hệ tình dục 0,9 97,1 2,0
Vợ/ chồng ngoại tình công khai 1,4 96,2 2,5
Vợ/ chồng “cấm vận” về tình dục 2,3 96,6 1,1
Vợ/ chồng đuổi ra khỏi nhà 1,1 97,5 1,4
Vợ/ chồng đe dọa ly dị 2,5 95,7 1,8
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của luận án, năm 2016
Kết quả khảo sát cho thấy việc có hành vi cãi nhau là diễn ra thường
xuyên (50,8%), chiến tranh lạnh (36,8%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều đáng nói
ở đây là xuất hiện hành vi:Ngăn câm gặp bạn bè 9,2% cao hơn tỷ lệ không
bao giờ 6,4%; Ngoại tình thường xuyên: 1,4%; Cấm vận về tình dục thường
xuyên cao hơn tỷ lệ không bao giờ: 1,2%; và đe dọa ly hôn/ly dị thường
xuyên là 2,5 % cao hơn tỷ lệ không bao giờ 0,7%. Đây là những con số thể
hiện mức độ gắn kết lỏng lẻo, nếu không muốn nói là đứt gãy trong gia đình
88
người công nhân. Bởi nếu xét trung bình cứ 444 gia đình thì có 4-6 cặp ngoại
tình công khai, đe dọa ly hôn ly dị, vậy nếu nhân nên con số 2.000.000 công
nhân thì số gia đình như vậy chắc chắn sẽ không còn là một con số nhỏ vô
nghĩa nữa. Vì vậy qua số liệu trên có thể khẳng định trong gia đình người
công nhân có tồn tài những xung đột và mức độ gắn kết trong giải quyết xung
đột thực sự chưa bền chặt. Tuy nhiên nhiểu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các
vấn đề trên thì các gia đình khác cũng đã/ đang hoặc sẽ đối diện.
Đó chính là sự chuyển hóa dần từ hình thái gia đình truyền thống, nông
nghiệp sang gia đình công nghiệp, mà gia đình của người công nhân, trong đó
mối quan hệ vợ chồng chính là đặc trương nhất của sản phẩm công nghiệp
hóa. Nếu như các gia đình nông nghiệp, thủ công, tri thức sẽ chỉ ảnh hưởng 1
phần đến mức độ gắn kết thì trong gia đình người công nhân mức độ gắn kết
phụ thuộc hoàn toàn vào công nghiệp hóa: Từ công việc, Lương, Phân công
công việc, Giao tiếp trong đời sống đến quan hệ tình dục đều chịu tác động từ
công việc “công nhân”.
3.2.5. Gắn kết vợ chồng qua đời sống tình dục
Đời sống tình dục vợ chồng nảy sinh tất yếu từ quan hệ hôn nhân, được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Sự thỏa mãn đời sống tình dục là nhân tố tạo
nên sự cân bằng về tâm lý và tình cảm của người vợ và người chồng. Bởi sự
gắn kết "lỏng lẻo" dẫn đến sự tan vỡ gia đình vì một phần lý do đời sống tình
dục có xu hướng giảm trong xã hội công nghiệp hóa, cho thấy sự hòa hợp về
đời sống tình dục được đánh giá là yếu tố quan trọng trong đời sống gia đình
và sự gắn kết vợ chồng, chính vì vậy nghiên cứu gắn kết vợ chồng không thể
bỏ qua gắn kết đời sống tình dục của họ.
Lý thuyết trao đổi xã hội của Blau cho rằng con người luôn tìm kiếm
phần thưởng và tránh sự trừng phạt, trong dó phần thưởng không thể bỏ qua
đời sống tình dục. Tại khảo sát cho thấy tần suất sinh hoạt tình dục của các
cặp vợ chồng phổ biến từ 1-2 lần/tuần với 59% tỷ lệ người tham gia khảo sát
89
lựa chọn; 16,1% vợ chồng có tần suất quan hệ tình dục 3-5 lần/ tuần. Các
nhóm có tần suất ít như 1 tháng/1 lần chiếm 9,9%; không có quan hệ tình dục
trong suốt 12 tháng qua là 3,7%. Cho thấy những biến thiên nhất định trong
gắn kết tình dục của các vợ chồng người công nhân.
Bảng 3.5: Gắn kết vợ chồng qua đời sống tình dục xét nhóm tuổi
Đơn vị tính: %
Dưới
25
tuổi
Từ 25
- 29
Từ 30
- 35
Trên
35
Một ngày một lần hoặc nhiều lần 0,0 1,5 0,0 0,0
Một tuần từ 1-2 lần 64,7 58,4 63,3, 41,2%
Một tuần từ 3-5 lần 17,6 17,2 15,8 0,0
Một tháng từ 2-3 lần 11,8 8,0 10,8 29,4
Một tháng 1 lần 5,9 11,8 7,2 5,9
Một tháng 1 lần hoặc ít hơn 0,0 3,1 2,9 23,5
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của luận án, năm 2016 [phụ lục 3].
Xét nhóm tuổi về quan hệ tình dục, thấy gia đình công nhân tần suất
quan hệ tình dục một tuần từ 1 - 2 lần và một tuần từ 3 - 5 lần đã giảm khi số
nhóm tuổi tăng; nhưng ngược lại tần suất quan hệ tình dục một tháng từ 2 - 3
lần tăng theo nhóm tuổi. Cụ thể: 11,8% quan hệ tình dục một háng 2 - 3 lần,
nhóm dưới 25 tuổi, đến nhóm trên 35 tuổi thì là 29,4%. Như vậy, sự gắn kết
vợ chồng trong đời sống tình dục chưa mật thiết khi tuổi càng cao. Có thể
thấy qua 3 phỏng vấn sau:
"Em làm ca ngày, chồng làm ca đêm. Vợ chồng làm khác ca, nên
cũng ít có quan hệ đời sống tình cảm. Cả tuần chắc được ngày cuối
tuần" (PVS: Nữ, 27 tuổi, KCN Bắc Thăng Long).
"Vợ em ở quê, chăm con cái, làm đồng ruộng, thỉnh thoảng có
tháng em tranh thủ về được thôi, lúc đó nhiều việc nên không
90
quan tâm đến quan hệ vợ chồng" (PVS: Nam, 32 tuổi, KCN Bắc
Thăng Long).
Chồng chưa bao giờ ép quan hệ. Nếu có ép thì cam chịu thôi. Vì
anh là chồng mà, chồng mong muốn thì đáp ứng thôi" (PVS: Nữ, 25
tuổi, KCN Bắc Thăng Long).
Không thể khẳng định tần suất tình dục của vợ chồng thể hiện toàn bộ
gắn kết vợ chồng bền chặt hay lỏng lẻo ở thời điểm hiện tại, nhưng về lâu về
dài thì nguy cơ đời sống tình dục rệu rã sẽ ảnh hưởng đến mức độ gắn kết của
gia đình công nhân là không thể phủ nhận.
3.2.6. Mô hình gắn kết vợ chồng
Mô hình gắn kết vợ chồng là gia đình một thế hệ cùng chung sống với
nhau và chưa có con cái. Đối với mô hình gia đình công nhân trong địa bàn
khảo sát không khó để bắt gặp gia đình "mô hình một vợ một chồng". Kết quả
khảo sát cho thấy có 7,3% các hộ gia đình chưa có con cái và chỉ có 2 vợ
chồng cùng chung sống. Nguyên nhân được các hộ gia đình đưa ra là họ vừa
cưới nhau, một số khác đưa ra là muốn kế hoạch hóa khi có tiền sẽ sinh con.
"Hai vợ chồng em vừa lấy nhau, cũng mới chuyển đến đây lên chưa
có ý định sinh con. Đi làm tích cóp thời gian nữa rồi sinh, chứ gì
sinh thì có gì để trông ạ" (PVS: Nữ, 21, KCN Bắc Thăng Long).
Gia đình hạt nhân một thế hệ là nền tảng để bắt đầu một gia đình 2 thế
hệ với "cha mẹ và con cái" tuy nhiên trong gia đình người công nhân mô hình
này đã và đang có những "biến thiên" nhất định. Kết quả khảo sát trong số các
hộ gia đình chưa có con cái thì có đến 8,4% các cặp vợ chồng mỗi người ở
một nơi, điều này đồng nghĩa "gia đình 1 thế hệ" của người công nhân đã có
những thay đổi khác so với mô hình một thế hệ trước. Sự thay đổi này khiến
cho mô hình gia đình 1 thế hệ không còn đầy đủ và trở lên "khuyết tạm thời"
để thích nghi với chính đặc điểm nghề nghiệp và mô hình cư trú của người
công nhân. Và điều quan trọng là nếu như mô hình gia đình một thế hệ trước
đây là điểm khởi đầu để tiến tới mô hình 2 thế hệ, thì nay đối với gia đình
91
công nhân việc gia đình có 1 thế hệ là có "chủ đích"; "kế hoạch" nhằm giúp
họ tạm thời thích nghi với chính nghề nghiệp của mình.
"Chúng em cũng cưới được hơn 1 năm rồi, nhưng định 1,2 năm nữa
mí có em bé, ông bà cũng giục nhưng giờ mà có em bé thì nuôi làm
sao được" (PVS: Nam, 27 tuổi, KCN Bắc Thăng Long).
"Em mới cưới cũng định 1, 2 năm nữa thì có con, cơ mà cũng
tùy." (PVS: Nữ, 21 tuổi, KCN Bắc Thăng Long).
Đây được cho là một xu hướng mô hình gia đình 1 thế hệ đã và đang
tồn tại trong các "xóm trọ" khu nhà ở công nhân hiện nay. Một câu hỏi mà
nghiên cứu này quan tâm không kém đó chính là với gia đình một thế hệ như
hiện nay thì sự gắn kết của gia đình người công nhân sẽ được thể hiện như thế
nào? Đối với các cặp vợ chồng cùng chung sống việc phân công công việc
trong gia đình cũng như chia sẻ tâm tư đời sống dễ dàng hơn với các cặp vợ
chồng công nhân ở xa.
Trong quá trình khảo sát ngoài phỏng vấn sâu và phỏng vấn cấu trúc,
nghiên cứu này tiến hành quan sát các khách thể của mình. Và nhận thấy với
những người mà có vợ /chồng sống ở xa thì họ trở lên trầm tính hơn, công
việc gia đình của họ đơn giản và khép kín hơn những gia đình có 2 thế hệ
cùng chung sống.
Trong khi đó so sánh với quan sát 1 gia đình có cả 2 vợ chồng cùng
chung sống, dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt.
Quan sát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_su_gan_ket_trong_gia_dinh_cong_nhan_khu_cong_nghiep.pdf