LỜI CÁM ƠN . i
LỜI CAM ĐOAN . iii
MỤC LỤC . iv
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT . xi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU . xvi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . xx
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
4. Tính mới và những đóng góp của luận án . 6
4.1. Về phương diện khoa học . 6
4.2. Về phương diện thực tiễn . 6
5. Kết cấu của luận án . 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÒA HỢP KẾ TOÁN TRONG VIỆC LẬP
VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT . 7
1.1. Giới thiệu . 7
1.2. Tổng quan về hòa hợp kế toán . 7
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hòa hợp kế toán . 7
1.2.1.1. Hòa hợp kế toán, chuẩn mực hóa kế toán và hội tụ kế toán . 7
1.2.1.2. Hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán . 8
1.2.1.3. Hòa hợp về mặt trình bày BCTC và hòa hợp về mặt đo lường . 9
1.2.2. Lược sử tiến trình phát triển của hòa hợp kế toán trên thế giới . 9
1.2.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hòa hợp kế toán . 12
1.2.3.1. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp CMKT với hòa hợp thực
tế kế toán . 13
1.2.3.2. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp kế toán với chất lượng của
BCTC . 13
1.2.3.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hòa hợp kế toán . 14
1.3. Tổng quan về báo cáo tài chính hợp nhất . 16v
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất . 16
1.3.1.1. Thực thể báo cáo . 16
1.3.1.2. Nhóm công ty mẹ - công ty con . 17
1.3.1.3. “Nhóm công ty mẹ - công ty con” là một “thực thể báo cáo” . 22
1.3.1.4. “Báo cáo tài chính” và “báo cáo tài chính hợp nhất” . 22
1.3.2. Mục đích của báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất . 24
1.3.3. Các đặc điểm chất lượng của thông tin do BCTC và BCTC HN cung cấp . 25
1.3.4. Các yếu tố của báo cáo tài chính hợp nhất . 27
1.3.5. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất . 28
1.3.5.1. Bảng cân đối kế toán hợp nhất . 28
1.3.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất . 29
1.3.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất . 30
1.3.5.4. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hợp nhất . 32
1.3.5.5. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất . 33
1.3.6. Các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất . 34
1.3.6.1. Các nguyên tắc chung khi lập và trình bày báo cáo tài chính . 34
1.3.6.2. Các nguyên tắc cho việc lập và trình bày BCTC HN . 35
1.3.6.2.1. Phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC HN . 35
1.3.6.2.2. Phạm vi hợp nhất báo cáo tài chính . 35
1.3.6.2.3. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất . 39
1.3.7. Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu khác về BCTC HN . 57
1.3.7.1. Kết quả nghiên cứu về tính thích hợp của BCTC HN . 58
1.3.7.2. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc lập và trình bày BCTC
HN . 58
1.3.7.3. Kết quả nghiên cứu về tác động của các phương pháp kế toán khác nhau đến
thông tin do BCTC HN cung cấp . 58
1.4. Tổng quan về hòa hợp kế toán trong việc lập và trình bày BCTC HN . 58
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp CMKT và hòa hợp thực tế
kế toán trong việc lập và trình bày BCTC HN . 58
1.4.2. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp kế toán trong việc lập và
trình bày BCTC HN với chất lượng BCTC HN của các doanh nghiệp . 59vi
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình hòa hợp kế toán về lập và trình bày
BCTC HN. . 59
1.5. Hạn chế trong các nghiên cứu đã được thực hiện và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu về hòa hợp kế toán giữa Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày
BCTC HN . 59
1.5.1. Những hạn chế trong các nghiên cứu đã được thực hiện . 59
1.5.1.1. Chưa có nghiên cứu về nền tảng lý thuyết được áp dụng trong kế toán Việt
Nam về lập và trình bày BCTC HN . 60
1.5.1.2. Chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về hòa hợp kế toán giữa Việt Nam và quốc
tế trong việc lập và trình bày BCTC HN . 60
1.5.1.3. Chưa có nghiên cứu về chất lượng BCTC HN của các DN Việt Nam . 61
1.5.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về hòa hợp kế toán Việt Nam và quốc
tế trong việc lập và trình bày BCTC HN . 61
1.6. Các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và
trình bày BCTC HN – từ chuẩn mực đến thực tiễn . 62
1.6.1. Giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS trong việc
lập và trình bày BCTC HN. . 62
1.6.2. Giả thuyết về sự hòa hợp thực tế kế toán của các DN Việt Nam trong việc lập
và trình bày BCTC HN theo CMKT Việt Nam. . 63
1.6.3. Tính so sánh được giữa BCTC HN được lập theo CMKT của Việt Nam với
BCTC HN được lập theo IAS/IFRS của cùng một nhóm công ty mẹ - công ty con. . 63
1.6.4. Giả thuyết về tính thích hợp của BCTC HN của các DN Việt Nam . 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 64
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 66
2.1. Giới thiệu . 66
2.2. Đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS trong việc
lập và trình bày BCTC HN . 66
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn . 66
2.2.1.1. Hệ số Jaccard có điều chỉnh . 67
2.2.1.2. Chỉ số Absence . 67
2.2.1.3. Chỉ số Divergence . 67
2.2.1.4. Khoảng cách Average . 68vii
2.2.1.5. Mối quan hệ giữa JACC với ABSE và DIV . 68
2.2.1.6. Đánh giá sự thay đổi mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với các bộ
IAS/IFRS trong việc lập và trình bày BCTC HN . 68
2.2.2. Dữ liệu cần thiết . 69
2.3. Đo lường mức độ hòa hợp thực tế kế toán giữa các DN Việt Nam áp dụng VAS
trong việc lập và trình bày BCTC HN. . 69
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn . 69
2.3.1.1. Đo lường mức độ hòa hợp . 69
2.3.1.2. Đo lường mức độ mức độ tuân thủ. 70
2.3.2. Dữ liệu cần thiết . 71
2.3.3. Đánh giá mối quan hệ giữa mức độ hòa hợp thực tế kế toán giữa các DN Việt
Nam với mức độ tuân thủ và với mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với
IAS/IFRS trong việc lập và trình bày BCTC HN . 71
2.4. Đánh giá sự khác biệt giữa thông tin do BCTC HN được lập theo CMKT của
Việt Nam cung cấp và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS cung cấp cho cùng một
nhóm công ty mẹ - công ty con. . 71
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn . 71
2.4.2. Dữ liệu cần thiết . 72
2.5. Đánh giá tính thích hợp của thông tin do BCTC HN của các DN Việt Nam cung
cấp . 72
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn . 72
2.5.2. Dữ liệu cần thiết . 74
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 75
CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC HN TẠI VIỆT NAM – TỪ
CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN . 76
3.1. Giới thiệu . 76
3.2. Kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam và các văn bản
pháp luật hướng dẫn có liên quan. . 76
3.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất . 76
3.2.2. Nguyên tắc và phương pháp lập BCTC HN theo CMKT của Việt Nam . 77
3.2.2.1. Phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC HN . 77
3.2.2.2. Phạm vi hợp nhất BCTC. 78viii
3.2.2.3. Lý thuyết hợp nhất áp dụng . 78
3.2.2.4. Kế toán hợp nhất kinh doanh . 80
3.2.2.5. Kế toán tái cơ cấu DN thành công ty mẹ - công ty con . 81
3.2.2.6. Kế toán các khoản vốn góp liên doanh, vốn góp vào công ty liên kết trên
BCTC HN. . 83
3.2.2.7. Phương pháp kế toán chuyển đổi BCTC của các cơ sở nước ngoài. . 84
3.2.3. Các bước lập BCTC hợp nhất . 85
3.2.3.1. Bước 1: Xác định công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh. . 85
3.2.3.2. Bước 2: Tập hợp các BCTC cần thiết và các tài liệu có liên quan khác . 86
3.2.3.3. Bước 3: Xử lý các khác biệt về chính sách kế toán, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ
kế toán giữa BCTC của công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh với BCTC
của công ty mẹ. . 87
3.2.3.4. Bước 4: Hợp cộng các chỉ tiêu trong BCĐKT, BC KQHĐKD, BC LCTT . 88
3.2.3.5. Bước 5: Ghi nhận các bút toán loại trừ, điều chỉnh vào bảng tổng hợp các
bút toán điều chỉnh . 88
3.2.3.6. Bước 6: Lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất. . 89
3.2.3.7. Bước 7: Lập BCTC hợp nhất . 89
3.3. Thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam. . 90
3.3.1. Những vấn đề chung về nhóm công ty mẹ - công ty con tại Việt Nam . 90
3.3.1.1. Nguồn gốc hình thành các nhóm công ty mẹ - công ty con . 90
3.3.1.2. Các dạng liên kết trong nhóm công ty mẹ - công ty con. 91
3.3.1.3. Kết cấu tổ chức của nhóm công ty mẹ - công ty con. . 91
3.3.2. Thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam tại các
DN Việt Nam . 92
3.3.2.1. Hệ thống BCTC HN và nguyên tắc lập BCTC HN . 92
3.3.2.2. Phạm vi hợp nhất . 93
3.3.2.3. Lý thuyết hợp nhất áp dụng khi lập và trình bày BCTC HN . 94
3.3.2.4. Kế toán HNKD . 95
3.3.2.5. Kế toán tái cơ cấu DN thành công ty mẹ - công ty con . 97
3.3.2.6. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh trên BCTC HN: . 97
3.3.2.7. Kế toán chuyển đổi BCTC của các cơ sở ở nước ngoài . 98
3.4. Thực tế lập và trình bày BCTC HN theo IAS/IFRS tại các DN Việt Nam. . 99ix
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 99
CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT VỀ SỰ HÒA HỢP GIỮA KẾ TOÁN
VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC HN – TỪ
CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN . 102
4.1. Giới thiệu . 102
4.2. Kiểm định các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong
việc lập và trình bày BCTC HN – từ chuẩn mực đến thực tiễn. . 102
4.2.1. Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS
trong việc lập và trình bày BCTC HN . 105
4.2.1.1 . Kết quả kiểm định . 105
4.2.1.2 Kết luận về giả thuyết H1. 112
4.2.2. Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa các DN Việt Nam áp dụng CMKT
của Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC HN. . 114
4.2.2.1 . Kết quả kiểm định . 114
4.2.2.1.1 Kết quả kiểm định về mức độ hòa hợp giữa các DN Việt Nam áp dụng
CMKT của Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC HN. 114
4.2.2.1.2 Kết quả kiểm định về mức độ tuân thủ của các DN Việt Nam đối với
CMKT của Việt Nam . 116
4.2.2.1.3 Kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa mức độ hòa hợp thực tế kế toán
với mức độ tuân thủ CMKT của Việt Nam giữa các DN Việt Nam . 117
4.2.2.2 . Kết luận về giả thuyết H2. 119
4.2.3. Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giữa BCTC HN được lập theo CMKT
của Việt Nam và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS của cùng một nhóm công ty mẹ -
công ty con . 121
4.2.3.1 . Kết quả kiểm định . 121
4.2.3.2 . Kết luận về giả thuyết H3. 123
4.2.4. Kiểm định giả thuyết tính thích hợp của BCTC HN của các DN Việt Nam . 123
4.2.4.1 . Kết quả kiểm định . 123
4.2.4.2 . Kết luận về giả thuyết H4. 126
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 . 126x
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH
HÒA HỢP VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC
HN – TỪ CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM . 129
5.1. Giới thiệu . 129
5.2. Quan điểm đề xuất . 129
5.2.1. Quan điểm về xu hướng hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc
lập và trình bày BCTC HN. 129
5.2.2. Quan điểm về tác động của hòa hợp CMKT đến hòa hợp thực tế kế toán. . 129
5.3. Một số đề xuất cụ thể . 130
5.3.1. Đề xuất đối với Bộ Tài chính . 130
5.3.1.1. Đề xuất về quan điểm xây dựng VAS và các văn bản hướng dẫn kế toán. . 130
5.3.1.2. Đề xuất về quy trình xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán . 132
5.3.1.3. Các đề xuất cụ thể đối với các VAS có liên quan đến việc lập và trình bày
BCTC HN. . 133
5.3.1.4. Các kiến nghị cụ thể đối với các văn bản hướng dẫn kế toán lập và trình bày
BCTC hợp nhất . 147
5.3.2. Các kiến nghị đối với các DN thuộc đối tượng phải lập và cung cấp BCTC
hợp nhất. . 149
5.3.3. Các kiến nghị khác . 150
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 . 150
PHẦN KẾT LUẬN . 152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .
303 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất – từ chuẩn mực đến thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan giữa mức độ hòa hợp
giữa các DN Việt Nam và mức độ tuân thủ của các DN Việt Nam
Đặc điểm của CMKT, thực tế kế toán Nội dung kế toán Chỉ số H/
Chỉ số C
Mức độ
tuân thủ
Chênh
lệch
I. Chỉ số H/Chỉ số C = Mức độ tuân thủ
1. CMKT chỉ quy định một phương pháp cho mỗi nội dung kế toán,
thực tế tại các DN chỉ áp dụng phương pháp do CMKT quy định.
AB, AC, AG, AH, AI, AP
1,000 1,000 0,000 BA, BE, BG, BI, BP, BQ,
BR, BS, BV
II. Chỉ số H/Chỉ số C < Mức độ tuân thủ
2. CMKT chỉ quy định một phương pháp, tuy nhiên thực tế có
trường hợp không làm đầy đủ quy định của chuẩn mực.
AA 0,993 0,996 0,004
AL 0,918 0,957 0,039
AM 0,868 0,929 0,061
AN 0,546 0,652 0,106
BB 0,966 0,982 0,017
3. CMKT chỉ quy định một phương pháp, tuy nhiên thực tế có
trường hợp áp dụng các phương pháp khác với quy định của CMKT.
AK 0,625 0,750 0,125
BK 0,910 0,949 0,039
BM 0,510 0,571 0,061
BN 0,755 0,857 0,102
BY 0,654 0,778 0,123
BL 0,607 0,756 0,149
BH 0,528 0,694 0,165
4. CMKT quy định 2 phương pháp có thể lựa chọn AD 0,573 1,000 0,427
III. Chỉ số H/Chỉ số C > Mức độ tuân thủ
5. CMKT chỉ quy định một phương pháp, tuy nhiên thực tế có
trường hợp áp dụng các phương pháp khác với quy định của CMKT. AE 0,986 0,728 (0,258)
6. CMKT chỉ quy định một phương pháp, tuy nhiên thực tế có nhiều
trường hợp áp dụng cùng phương pháp khác với quy định của CMKT.
BC 0,524 0,086 (0,438)
BF 0,371 0,067 (0,304)
7. CMKT chỉ quy định một phương pháp, thực tế có trường hợp làm
sai với quy định của chuẩn mực nhưng về cơ bản không làm thay đổi
phương pháp áp dụng.
AF 1,000 0,807 (0,194)
(*) Nội dung kế toán phân tích trong Bảng 4.10 là 35 – 2= 33 nội dung (trừ nội dung BD và BT)
4.2.2.2 . Kết luận về giả thuyết H2
Kết quả kiểm định trình bày ở phần 4.2.2.1 (Bảng 4.6) cho thấy có bằng chứng
để kết luận rằng thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN giữa các DN Việt Nam áp
dụng theo CMKT của Việt Nam đạt mức độ hòa hợp cao.
Mức độ hòa hợp thực kế cao giữa các DN Việt Nam trong việc lập và trình bày
BCTC HN có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ tuân thủ cao CMKT của Việt Nam của
các DN (Bảng 4.6, Bảng 4.7 và Bảng 4.9).
Phân tích chi tiết mối tương quan giữa mức độ hòa hợp thực tế kế toán và mức
độ tuân thủ CMKT của Việt Nam của các DN (Bảng 4.10), kết quả cho thấy:
+ Các nội dung kế toán mà CMKT chỉ quy định áp dụng 1 phương pháp và
các DN tuân thủ 100% luôn luôn dẫn đến mức độ hòa hợp thực tế kế toán là 1 (hoàn
toàn hòa hợp).
120
+ Nội dung kế toán mà CMKT cho phép lựa chọn một trong hai phương pháp
để áp dụng, mức độ tuân thủ đạt 100% nhưng mức độ hòa hợp thực tế kế toán chỉ đạt
dưới 1 (không đạt mức hoàn toàn hòa hợp) (Nội dung AD).
+ Trong một số nội dung kế toán, mặc dù CMKT của Việt Nam chỉ quy định
áp dụng 1 phương pháp nhưng mức độ tuân thủ kế toán vẫn không đạt 100%, tương
ứng mức độ hòa hợp kế toán cũng không đạt mức hoàn toàn hòa hợp (có trường hợp
mức độ hòa hợp cao hơn mức độ tuân thủ và ngược lại). Đặc điểm của các nội dung kế
toán này có thể tổng hợp như sau:
Các nội dung kế toán chỉ riêng có trên BCTC HN không phát sinh trên
BCTC riêng của công ty mẹ:
Kết cấu các khoản mục trên các BCTC HN: Các khoản mục bị trình
bày sai là các khoản mục không phát sinh trong BCTC riêng, chỉ được CMKT của
Việt Nam quy định mã số, tên gọi, vị trí trình bày trên BCTC HN mà không ra mẫu
tổng hợp cụ thể.
Thông tin phải thuyết minh về công ty con, công ty liên kết, công ty
liên doanh, hợp nhất kinh doanh: Các thông tin này chỉ quy định phải trình bày trong
TM BCTC HN, không quy định phải trình bày trên TM BCTC riêng của công ty mẹ.
Ngoài ra, riêng đối với thuyết minh về HNKD, CMKT của Việt Nam chỉ đưa ra quy
định, không đưa ra các nội dung cụ thể phải thuyết minh.
Phạm vi công ty con phải hợp nhất: Chỉ trên BCTC HN, BCTC của
công ty con mới được áp dụng phương pháp hợp nhất, trên BCTC riêng của công ty
mẹ, công ty con được kế toán theo phương pháp giá gốc.
Các nội dung kế toán liên quan đến HNKD theo phương pháp mua:
Chỉ trên BCTC HN, giá mua trong giao dịch HNKD mới phải phân bổ cho giá trị hợp
lý của tài sản, nợ phải trả, lợi thế thương mại hoặc bất lợi thương mại. Ngoài ra, một
trong những nội dung mà các DN thường không tuân thủ đó là không xác định giá trị
hợp lý tại ngày mua mà sử dụng luôn giá trị ghi sổ của công ty con để hợp nhất BCTC.
Cùng bản chất nhưng phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế khác nhau thì
được ghi nhận vào các khoản mục khác nhau trên BCĐKT HN: LTTM khi cổ phần
hóa thì đưa vào khoản mục Chi phí trả trước dài hạn nhưng phát sinh khi HNKD theo
phương pháp mua thì phản ánh vào khoản mục Lợi thế thương mại trên BCĐKT HN.
121
4.2.3. Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giữa BCTC HN được lập theo CMKT
của Việt Nam và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS của cùng một nhóm công ty
mẹ - công ty con
4.2.3.1 . Kết quả kiểm định
Phân tích từng nội dung kế toán trên cơ sở thông tin tài chính được công bố bởi
BCTC HN được lập theo CMKT của Việt Nam và bởi BCTC HN được lập theo
IAS/IFRS của Tập đoàn Vingroup, kết quả thu được như sau (Bảng 4.11)
Bảng 4.11. Tổng hợp phương pháp kế toán áp dụng trong BCTC HN năm 2011 được lập theo CMKT của
Việt Nam và BCTC HN năm 2011 được lập theo IAS/IFRS của Tập đoàn Vingroup
BCTC HN áp dụng theo CMKT Việt Nam BCTC HN áp dụng theo CMKT quốc tế
Ký hiệu
Phương pháp áp dụng Mức độ tuân thủ với
CMKT của Việt Nam (%)
Phương pháp áp dụng Mức độ tuân thủ với
IAS/IFRS (2008)29 (%)
AA. AA2 100,00 AA4 100,00
AB. AB1 100,00 AB1 100,00
AC. AC1 100,00 AC1 100,00
AD. AD2 100,00 AD2 100,00
AE. AE1 100,00 AE2 100,00
AF. AF1 100,00 AF1 100,00
AG. AG2 100,00 AG2 100,00
AH. AH2 100,00 AH2 100,00
AI. AI1 100,00 AI1 100,00
AK. N/A N/A N/A N/A
AL. AL1 100,00 AL3 100,00
AM. AM1 100,00 AM3 100,00
AN. AN1 0,00 AN1 0,00
AP. AP1 100,00 AP1 100,00
BA. BA1 100,00 BA1 100,00
BB. BB1 100,00 BB2 100,00
BC. BC1 100,00 BC2 100,00
BD. BD1 N/A BD3 100,00
BE. BE2 100,00 BE2 100,00
BF. BF1 100,00 BF2 100,00
BG. BG1 100,00 BG2 0,00
BH. BH1 0,00 BH1 0,00
BI. BI1 100,00 BI2 100,00
BK. BK1, BK2 50,00 BK1, BK2 50,00
BL. BL3 0,00 BL3 0,00
BM. BM3 0,00 BM3 0,00
BN. BN2 100,00 BN2 100,00
BP. BP1 100,00 Ghi giảm khoản mục “Lợi nhuận
giữ lại” ở phần vốn chủ sở hữu
0,00
BQ. BQ1 100,00 BQ1 0,00
BR. N/A N/A N/A N/A
BS. N/A N/A N/A N/A
BT. N/A N/A N/A N/A
BV. BV2 100,00 BV1 100,00
BY. BY1 100,00 BY1 100,00
BZ. BZ1 100,00 BZ2 100,00
Mức độ tuân thủ trung bình 85,00 72,58
Bảng 4.11 cho thấy mức độ tuân thủ trung bình đối với CMKT của Việt Nam
của Tập đoàn Vingroup gần bằng mức tuân thủ trung bình trung của các công ty niêm
yết (đạt 85,00% so với mức trung bình chung là 86,94%). Phân tích các nội dung kế
toán giống và khác nhau (loại trừ các nội dung không xác định được phương pháp áp
29 TM BCTC HN theo IAS/IFRS của Vingruop công bố tuân thủ các IAS/IFRS có hiệu lực tại ngày 1/1/2012,
tương ứng trong phạm vi luận án là bộ IFRS (2008).
122
dụng, bao gồm: AK, BR, BS, BT) giữa hai bộ BCTC HN của Tập đoàn Vingroup, kết
quả tổng hợp được như sau (Bảng 4.12).
Bảng 4.12. Tổng hợp phương pháp kế toán áp dụng tương đồng và khác biệt giữa hai bộ BCTC HN
của Tập đoàn Vingroup
Tương đồng/Khác biệt
Phân loại Nội dung kế toán Số lượng Tỷ lệ
1. Các nội dung kế toán áp dụng phương
pháp giống nhau giữa hai bộ BCTC HN
Về mặt trình bày BCTC AB, AC, AD, AF, AG,
AH, AI, AN, AP
9 0,29
Về mặt đo lường BA, BE, BH, BK, BL,
BM, BN, BQ, BY.
9 0,29
Chung (Trình bày BCTC
và Đo lường)
18 0,58
2. Các nội dung kế toán áp dụng phương
pháp khác nhau giữa hai bộ BCTC HN
Về mặt trình bày BCTC AA, AE, AL, AM. 4 0,13
Về mặt đo lường BB, BC, BD, BF, BG,
BI, BP, BV, BZ
9 0,29
Chung (Trình bày BCTC
và Đo lường)
13 0,42
Tổng số phương pháp khảo sát 31
Bảng 4.12 cho thấy mức độ hòa hợp giữa hai bộ BCTC HN của Tập đoàn
Vingroup có mức hòa hợp trung bình (số nội dung kế toán có cùng phương pháp áp
dụng đạt 0,58), cao hơn mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS/IFRS
(2008) (Hệ số Jaccard điều chỉnh là 26,32%). Mức độ hòa hợp giữa hai bộ BCTC HN
này cao hơn mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS/IFRS (2008) xuất
phát từ các nguyên nhân:
Ngoài các nội dung kế toán tương đồng giữa hai bộ CMKT được Tập đoàn
Vingroup tuân thủ 100%, còn một số nội dung kế toán khác biệt giữa hai bộ CMKT
nhưng Tập đoàn không tuân thủ theo quy định mà áp dụng cùng một phương pháp ở
hai bộ BCTC HN năm 2011 (Các nội dung AN, BH, BK, BL, BM).
Một số nội dung kế toán chỉ riêng có tại Việt Nam (AK, BR, BS, BT) dẫn
đến giảm mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS/IFRS (2008) nhưng các
nội dung này không phát sinh tại Tập đoàn Vingroup.
Phân tích sự khác biệt về số liệu được cung cấp bởi BCTC HN được lập theo
CMKT của Việt Nam và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS (2008), kết quả được
tổng hợp như sau (Bảng 4.13)
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp một số giá trị được cung cấp bởi BCTC HN lập theo CMKT của Việt Nam và
BCTC HN được lập theo IFRS của Tập đoàn Vingroup.
Khoản mục (năm 2011) BCTC HN lập theo
CMKT Việt Nam
BCTC HN lập
theo IFRS (2008)
Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ (%)
Tài sản dài hạn 15.473.136.819.333 28.447.770.398.892 12,974,633,579,559 83,85
Tài sản ngắn hạn 20.039.498.304.151 23.411.386.793.480 3,371,888,489,329 16,83
Tổng tài sản 35.512.635.123.484 51.859.157.192.372 16,346,522,068,888 46,03
123
Khoản mục (năm 2011) BCTC HN lập theo
CMKT Việt Nam
BCTC HN lập
theo IFRS (2008)
Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ (%)
Vốn phân bổ cho cổ đông công ty mẹ30 6.501.237.900.575 14.678.574.199.781 8,177,336,299,206 125,78
Lợi ích cổ đông không kiểm soát31 1.750.939.083.964 2.021.848.714.277 270,909,630,313 15,47
Nợ phải trả 27.260.458.138.945 35.158.734.278.314 7,898,276,139,369 28,97
Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông công ty mẹ 821.285.875.959 2.536.911.806.227 1,715,625,930,268 208,90
Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông không kiểm soát 252.274.322.805 350.557.890.085 98,283,567,280 38,96
Bảng 4.13 cho thấy BCTC HN năm 2011 lập theo CMKT của Việt Nam và lập
theo IAS/IFRS (2008) có độ lệch lớn về thông tin tài chính và kết quả hoạt động kinh
doanh của Tập đoàn.
4.2.3.2 . Kết luận về giả thuyết H3
Kết quả kiểm nghiệm trình bày ở phần 4.2.3.1 cho thấy có bằng chứng để kết
luận rằng đối với cùng một nhóm công ty mẹ - công ty con, thông tin được cung cấp
bởi BCTC HN lập theo CMKT của Việt Nam và được cung cấp bởi BCTC HN lập
theo IAS/IFRS có sự khác biệt đáng kể. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt này
là mức độ hòa hợp thấp giữa CMKT của Việt Nam với IAS/IFRS hiện hành. Tuy
nhiên, trường hợp của Tập đoàn Vingroup cũng cho thấy, mức độ hòa hợp thực tế có
thể khác (cao hơn) hơn mức độ hòa hợp chuẩn mực kế toán nếu như trong thực tế DN
không tuân thủ hoàn toàn theo chuẩn mực.
4.2.4. Kiểm định giả thuyết tính thích hợp của BCTC HN của các DN Việt Nam
4.2.4.1 . Kết quả kiểm định
Áp dụng mô hình hồi quy bội được đưa ra ở chương 2 (mô hình 2.9 và mô hình
2.10), nguồn dữ liệu cụ thể như sau:
- Mẫu: 74 công ty có cổ phiếu niêm yết tại HNX và HOSE tại ngày
31/12/2011, đã cung cấp đầy đủ BCTC riêng và BCTC HN từ năm 2008 đến năm
2011 [Phụ lục 31]
- : Giá cổ phiếu của công ty i vào năm t lấy từ trang web
- : Vốn chủ sở hữu/cổ phiếu theo BCTC riêng của công ty i vào năm t,
được tính theo công thức: (Tổng vốn chủ sở hữu – Quỹ khen thưởng, phúc lợi)/Số cổ
phiếu của công ty i đang lưu hành tại ngày 31/12 năm t). Số liệu về giá trị vốn chủ sở
hữu, quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu được trình bày chung ở phần vốn chủ sở hữu)
30 Vốn phân bổ cho cổ đông công ty mẹ là cách đặt tên trên BCTC HN lập theo IAS/IFRS (2008), trên BCTC
HN lập theo CMKT của Việt Nam của Tập đoàn Vingroup, đây là phần B. Vốn chủ sở hữu.
31 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát là cách đặt tên trên BCTC HN lập theo IAS/IFRS (2008), trên BCTC HN
lập theo CMKT của Việt Nam của Tập đoàn Vingroup, khoản mục này có tên gọi là Lợi ích của cổ đông thiểu
số.
124
được lấy từ BCĐKT riêng của công ty mẹ; Số liệu về số cổ phiếu đang lưu hành được
lấy từ TM BCTC HN của công ty i năm t.
- : Lợi nhuận thuần/cổ phiếu theo BCTC riêng của công ty i vào năm t,
được tính theo công thức: Lợi nhuận sau thuế/Số cổ phiếu của công ty i lưu hành bình
quân năm t. Số liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy từ BC KQHĐKD riêng của công ty
i. Số liệu về số cổ phiếu lưu hành bình quân năm t lấy từ TM BCTC HN của công ty i.
- : Vốn chủ sở hữu của nhóm/cổ phiếu theo BCTC HN của công ty i vào
năm t. Công thức tính giống như pBVit. Số liệu về giá trị vốn chủ sở hữu; Quỹ khen
thưởng, phúc lợi (nếu trình bày chung trong phần vốn chủ sở hữu) được lấy từ
BCĐKT HN do công ty mẹ phát hành. Số liệu về số lượng cổ phiếu lưu hành tại ngày
31 tháng 12 năm t được lấy từ TM BCTC HN.
- : Lợi nhuận thuần của nhóm/cổ phiếu theo BCTC HN của công ty i vào
năm t. Công thức tính giống như pEit. Số liệu về lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận thuộc
về cổ đông công ty mẹ được lấy từ BC KQHĐKD HN. Số liệu về số cổ phiếu đang lưu
hành bình quân năm t lấy từ TM BCTC HN.
Sử dụng phần mềm SPSS 18 xử lý số liệu về giá cổ phiếu, vốn chủ sở hữu/cổ
phiếu, lợi nhuận thuần /cổ phiếu thu thập được để: (i) Thực hiện kiểm định F, xác định
lại mối quan hệ giữa các biến và (ii) Tính hệ số xác định điều chỉnh của mô hình 2.9
và mô hình 2.10, kết quả thu được như sau (Bảng 4.14.1; Bảng 4.14.2, Bảng 4.15.1 và
4.15.2):
Bảng 4.14.1. Kết quả kiểm định F của mô hình 2.9
ANOVAb
Sum of
Squares
df Mean
Square
F Sig.
Năm 2008
a. Predictors: (Constant), PEi1, PBVi1;
b. Dependent Variable: Pi1
Regression 8994.477 2 4497.239 4.976 .009a
Residual 64164.137 71 903.720
Total 73158.615 73
Năm 2009
a. Predictors: (Constant), PEi2, PBVi2;
b. Dependent Variable: Pi2
Regression 14402.569 2 7201.285 37.175 .000a
Residual 13753.618 71 193.713
Total 28156.187 73
Năm 2010
a. Predictors: (Constant), PEi3, PBVi3;
b. Dependent Variable: Pi3
Regression 11454.200 2 5727.100 20.655 .000a
Residual 19686.314 71 277.272
Total 31140.514 73
Năm 2011
a. Predictors: (Constant), PEi4, PBVi4;
b. Dependent Variable: Pi4
Regression 6604.507 2 3302.253 14.852 .000a
Residual 15785.989 71 222.338
Total 22390.496 73
Năm 2008 – 2011
a. Predictors: (Constant), PEit, PBVit;
b. Dependent Variable: Pit
Regression 38808.613 2 19404.307 37.829 .000a
Residual 150295.388 293 512.954
Total 189104.001 295
125
Bảng 4.14.2. Kết quả kiểm định F của mô hình 2.9
ANOVAb
Sum of
Squares
df Mean
Square
F Sig.
Năm 2008
a. Predictors: (Constant), CEi1, CBVi1;
b. Dependent Variable: Pi1
Regression 12025.531 2 6012.766 6.983 .002a
Residual 61133.084 71 861.029
Total 73158.615 73
Năm 2009
a. Predictors: (Constant), CEi2, CBVi2;
b. Dependent Variable: Pi2
Regression 10443.341 2 5221.671 20.930 .000a
Residual 17712.846 71 249.477
Total 28156.187 73
Năm 2010
a. Predictors: (Constant), CEi3, CBVi3;
b. Dependent Variable: Pi3
Regression 7642.203 2 3821.101 11.545 .000a
Residual 23498.311 71 330.962
Total 31140.514 73
Năm 2011
.a. Predictors: (Constant), CEi4, CBVi4;
b. Dependent Variable: Pi4
Regression 6611.976 2 3305.988 14.876 .000a
Residual 15778.520 71 222.233
Total 22390.496 73
Năm 2008 – 2011
a. Predictors: (Constant), CEit, CBVit;
b. Dependent Variable: Pit
Regression 28066.572 2 14033.286 61.353 .000a
Residual 67017.982 293 228.730
Total 95084.554 295
Bảng 4.15.1. Kết quả hệ số xác định điều chỉnh của mô hình 2.10.
Predictors(a): R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
Năm 2008
(Constant), PEi1, PBVi1 .351a .123 .098 30.06194
Năm 2009
(Constant), PEi2, PBVi2 .715 a .512 .498 13.91808
Năm 2010
(Constant), PEi3, PBVi3 .606 a .368 .350 16.65149
Năm 2011
(Constant), PEi4, PBVi4 .543 a .295 .275 14.91100
Năm 2008 – 2011
(Constant), PEit, PBVit .453a .205 .200 22.64848
Bảng 4.15.2. Kết quả hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R Square) của mô hình 2.10.
Predictors(a): R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
Năm 2008
(Constant), CE i1, CBV i1 .405 a .164 .141 29.34330
Năm 2009
(Constant), CE i2, CBV i2 .609 a .371 .353 15.79483
Năm 2010
(Constant), CE i3, CBV i3 .495 a .245 .224 18.19236
Năm 2011
(Constant), CE i4, CBV i4 .543 a .295 .275 14.90747
Năm 2008 – 2011
(Constant), CE it, CBV it .543a .295 .290 15.12383
a. Sự tồn tại của mối quan hệ giữa các biến
Số liệu từ các Bảng 4.14.1 và Bảng 4.14.2 cho thấy:
- Nếu xét riêng từng năm:
+ So với mức α = 0,1: Tất cả các Sig.F (mô hình 2.9 và mô hình 2.10) đều nhỏ
hơn 0,1; tất cả giá trị F (của cả mô hình 2.9 và mô hình 2.10) đều lớn hơn 2,39
(F2;60;0,1), do đó có thể bác bỏ giả thuyết là không có mối quan hệ giữa các biến được
khảo sát.
126
+ So với mức α = 0,05: Ngoại trừ Sig.F năm 2008 của mô hình 2.9 (0,09 >
0,05), tất cả các Sig.F khác đều rất nhỏ (nhỏ hơn 0,05) và tất cả các giá trị F tương ứng
đều lớn hơn 3,15 (F2;60;0,05), do đó có thể bác bỏ giả thuyết là không có mối quan hệ
giữa các biến khảo sát.
- Xét từ năm 2008 đến năm 2011: F = 61,353 > 3,15, đồng thời Sig.F rất nhỏ,
kết quả này cho thấy có thể bác bỏ giả thuyết không có mối quan hệ giữa các biến
khảo sát.
b. Hệ số xác định điều chỉnh của các mô hình
Số liệu từ các Bảng 4.15.1 và 4.15.2 cho thấy:
+ Nếu xét riêng từng năm: Hệ số xác định điều chỉnh của cả mô hình 2.9 và
2.10 đều dưới mức 0,5. Hệ số này cho thấy mức độ tương quan giữa Pit với pBVit, pEit
cũng như giữa Pit với cBVit và cEit không cao. Mức chênh lệch giữa hệ số xác định
điều chỉnh của mô hình 2.9 và 2.10 cũng không chênh lệch nhiều, có năm hệ số xác
định điều chỉnh của mô hình 2.10 cao hơn hệ số của mô hình 2.9, nhưng cũng có năm
ngược lại. Kết quả này cho thấy không thể khẳng định là BCTC HN cung cấp được
thông tin thích hợp hơn so với BCTC riêng.
+ Nếu xét từ năm 2008 đến năm 2011: Hệ số xác định điều chỉnh của cả
mô hình 2.9 và 2.10 cũng đều rất thấp (0,2 và 0,29). Trong đó, hệ số xác định điều
chỉnh của mô hình 2.10 cao hơn của mô hình 2.9, mặc dù không đáng kể. Kết quả này
cho thấy nếu xét trên thời gian dài, có bằng chứng cho thấy BCTC HN cung cấp được
thông tin thích hợp hơn so với BCTC riêng.
4.2.4.2 . Kết luận về giả thuyết H4
Kết quả kiểm nghiệm trình bày ở phần 4.2.4.1 cho thấy xét trên một khoảng
thời gian dài, có bằng chứng để cho rằng thông tin do BCTC HN cung cấp có khả năng
dự báo thích hợp hơn so với thông tin do BCTC riêng của công ty mẹ cung cấp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Thông qua kết quả kiểm định các giả thuyết về mức độ hòa hợp giữa kế toán
Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN – từ chuẩn mực đến thực
tiễn, một số kết luận có thể đưa ra như sau:
- Kết quả kiểm định giả thuyết H1:
127
+ Không có bằng chứng để kết luận rằng CMKT của Việt Nam về lập và
trình bày BCTC HN có mức độ hòa hợp cao với các IAS được ban hành trước năm
2004. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến mức độ hòa hợp thấp giữa CMKT của Việt
Nam với IAS/IFRS ban hành trước năm 2004 bao gồm: (i) Một số nội dung kế toán
chỉ dược quy định trong CMKT của Việt Nam; (ii) Lý thuyết hợp nhất áp dụng cho
nội dung kế toán được khảo sát giữa CMKT của Việt Nam và IAS có sự khác biệt;
(iii) CMKT của Việt Nam chỉ áp dụng một trong số các phương pháp IAS cho phép;
(iv) Phạm vi khai báo thông tin theo CMKT của Việt Nam hẹp hơn so với theo IAS;
(v) Hệ thống CMKT của Việt Nam không đồng bộ, thiếu VAS về công cụ tài chính.
+ Có bằng chứng để kết luận rằng CMKT của Việt Nam về lập và trình
bày BCTC HN có mức độ hòa hợp thấp so với các IAS/IFRS được ban hành sau năm
2004. Mức độ hòa hợp giảm do các bộ IAS/IFRS sau năm 2004 có những thay đổi
đáng kể so với bộ IAS ban hành trước năm 2004 nhưng CMKT của Việt Nam vẫn
chưa được sửa đổi, bổ sung tương ứng.
- Kết quả kiểm định giả thuyết H2:
+ Có bằng chứng để kết luận rằng thực tế kế toán lập và trình bày BCTC
HN giữa các DN Việt Nam áp dụng theo CMKT của Việt Nam đạt mức hòa hợp cao.
+ Mức độ hòa hợp thực tế cao giữa các DN Việt Nam trong việc lập và
trình bày BCTC HN có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ tuân thủ cao CMKT của
Việt Nam của các DN.
+ Ngoài ra, kết quả kiểm nghiệm cũng cho thấy: (i) Các nội dung kế toán
mà CMKT chỉ quy định áp dụng 1 phương pháp và các DN tuân thủ 100% thì luôn
hoàn toàn hòa hợp; (ii) Các nội dung mà CMKT cho phép lựa chọn một trong nhiều
phương pháp, dù cho mức tuân thủ đạt 100% thì mức hòa hợp thực tế kế toán vẫn chỉ
đạt dưới mức hoàn toàn hòa hợp; (iii) Các nội dung kế toán chỉ xuất hiện trên BCTC
HN (không gặp trong BCTC riêng của công ty mẹ) hoặc bản chất tương đồng nhưng
được xử lý khác nhau trong các trường hợp khác nhau dễ bị mức tuân thủ dưới 100%
và mức hòa hợp thực tế cũng dưới 1 (không đạt mức hoàn toàn hòa hợp)
- Kết quả kiểm định giả thuyết H3:
+ Có bằng chứng để kết luận rằng đối với cùng một nhóm công ty mẹ -
công ty con, thông tin được cung cấp bởi BCTC HN lập theo CMKT của Việt Nam và
128
cung cấp bởi BCTC HN lập theo IAS/IFRS có sự khác biệt đáng kể. Nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt này là từ mức độ hòa hợp thấp giữa CMKT của Việt Nam với
IAS/IFRS hiện hành.
+ Tuy nhiên, thông qua trường hợp khảo sát, kết quả cũng cho thấy mức
độ hòa hợp thực tế có thể khác mức độ hòa hợp chuẩn mực kế toán nếu như DN
không tuân thủ 100% theo chuẩn mực.
- Kết quả kiểm định giả thuyết H4:
+ Có bằng chứng để cho rằng thông tin do BCTC nói chung và BCTC HN
nói riêng cung cấp có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư (mặc dù còn rất thấp).
+ Có bằng chứng để kết luận rằng đối với các nhà đầu tư vào nhóm công ty
mẹ - công ty con, BCTC HN cung cấp thông tin thích hợp hơn so với BCTC riêng của
công ty mẹ.
129
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN THỰC HIỆN TIẾN
TRÌNH HÒA HỢP VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH
BÀY BCTC HN – TỪ CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
5.1. Giới thiệu
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được từ chương 1, chương 3 và chương
4, chương 5 sẽ đưa ra một số giải pháp đề xuất có thể áp dụng khi tiến hành tiệm cận
VAS với IAS/IFRS trong điều kiện phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán, kiểm
toán của Việt Nam.
5.2. Quan điểm đề xuất
5.2.1. Quan điểm về xu hướng hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong
việc lập và trình bày BCTC HN.
Hội nhập quốc tế về kế toán là kết quả tất yếu của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Chất lượng của thông tin do BCTC cung cấp là một yếu tố ảnh hưởng quan
trọng đến việc thu hút các nguồn đầu tư. Do đó, tuy mỗi quốc gia đều có chính sách kế
toán riêng nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp nhất định với các thông lệ, nguyên tắc,
chuẩn mực kế toán quốc tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tại Việt
Nam, việc tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức nhóm công ty mẹ - công ty
con ngày càng trở nên phổ biến, vì vậy vấn đề hoàn thiện kế toán lập và trình bày
BCTC HN sao cho hòa hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế ngày càng trở nên cấp
thiết.
Tuy nhiên, do các khác biệt về chế độ chính trị, đặc thù của nền kinh tế, trình
độ kỹ thuật và quản lý giữa các DN tại Việt Nam và các DN tại các quốc gia khác trên
thế giới, để đảm bảo chất lượng của thông tin do BCTC HN cung cấp, kế toán lập và
trình bày BCTC HN phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo phù hợp với môi
trường pháp lý và môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
5.2.2. Quan điểm về tác động của hòa hợp CMKT đến hòa hợp thực tế kế toán.
Sự hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS/IFRS có ảnh hưởng đáng kể
đến sự hòa hợp giữa thực tế kế toán tại các DN Việt Nam với IAS/IFRS cũng như với
thực tế kế toán tại các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ hòa hợp CMKT
so với mức độ hòa hợp thực tế kế toán có thể sẽ có khác biệt, mức độ khác biệt này tùy
130
thuộc chủ yếu vào tính tuân thủ của các DN đối với các CMKT cũng như các văn bản
hướng dẫn có liên quan.
Để đảm bảo hòa hợp thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN giữa các DN
Việt Nam với các DN tại các quốc gia khác trên thế giới, cần thực hiện được hai vấn
đề cơ bản: (i) CMKT của Việt Nam phải hòa hợp cao với IAS/IFRS; và (ii) Các DN
Việt Nam phải tuân thủ cao với CMKT của Việt Nam.
Nếu CMKT của Việt Nam vừa hòa hợp cao với CMKT quốc tế, vừa phù hợp
với thực tế môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời các
DN Việt Nam tuân thủ cao đối với các CMKT, thì chất lượng BCTC nói chung và
BCTC HN nói riêng sẽ được cải thiện, vai trò của thông tin kế toán trong việc ra quyết
định của người sử dụng thông tin sẽ gia tăng.
5.3. Một số đề xuất cụ thể
5.3.1. Đề xuất đối với Bộ Tài chính
5.3.1.1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_su_hoa_hop_giua_ke_toan_viet_nam_va_quoc_te_trong_vi.pdf