MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .1
MỞ ĐẦU.1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .2
3. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU .3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3
5. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.5
8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN.5
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .6
1.1. Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong văn xuôi Việt Nam hiện
đại nói chung .6
1.1.1. Nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong văn học Việt Nam hiện đại
trước 1975.6
1.1.2. Nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong văn xuôi Việt Nam sau
1975 .9
1.2. Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau
1975.13
Tiểu kết chương 1.17
Chương 2. NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, THẨM MỸ CỦA VIỆC QUAN TÂM
THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON NGưỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU1975 .18
2.1. Thể loại tiểu thuyết và sự thể hiện số phận con người.18
2.1.1. Số phận con người - đối tượng thể hiện đặc biệt của văn học.18
2.1.2. ưu thế của tiểu thuyết trong việc thể hiện số phận con người .23
2.1.3. Số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 .24
2.2. Tiền đề xã hội - thẩm mỹ của sự đổi mới cách nhìn nhận và thể hiện số phận
con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .28
2.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội .28
2.2.2. Tiền đề văn hóa - thẩm mỹ .33
2.3. Tổng quan về sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau
1975.50
2.3.1. Chặng đường mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.50
2.3.2. Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người .552.3.3. Những định hướng lớn trên vấn đề thể hiện số phận con người .57
Tiểu kết chương 2.64
Chương 3. NHỮNG BÌNH DIỆN CHỦ YẾU CỦA SỐ PHẬN CON NGưỜI
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 .65
3.1. Số phận con người giữa những lựa chọn khó khăn của đời sống chiến tranh .65
3.1.1. Quan hệ éo le giữa số phận dân tộc và số phận con người.65
3.1.2. Cái giá của những lựa chọn vươn theo các chuẩn mực phi thường.67
3.1.3. Sự tiêu mòn nhân tính trong chiến tranh và vì chiến tranh.70
3.2. Số phận con người giữa muôn mặt phức tạp của đời thường .80
3.2.1. Bi kịch của việc kém thích ứng .80
3.2.2. Bi kịch của việc thích ứng vội vàng mà thiếu hụt căn bản văn hóa .90
3.2.3. Bi kịch của sự nhầm lẫn trong đi tìm và xác lập bảng giá trị mới.96
3.3. Số phận con người trong việc khẳng định những gì thuộc về bản thể.100
3.3.1. Số phận con người qua việc đấu tranh khẳng định cá tính.101
3.3.2. Số phận con người qua việc khẳng định những nhu cầu bản năng .106
3.3.3. Số phận con người qua việc khẳng định những lựa chọn riêng về mặt tư tưởng 113
Tiểu kết chương 3.118
Chương 4. CÁC PHưƠNG THỨC, PHưƠNG TIỆN THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON
NGưỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 .119
4.1. Nghệ thuật tổ chức xung đột .119
4.1.1. Tư duy mới về xung đột trong đời sống xã hội và trong cấu trúc tác phẩm119
4.1.2. Tô đậm xung đột giữa con người với hoàn cảnh.121
4.1.3. Xoáy sâu vào xung đột giữa các bộ phận cấu thành nhân cách.125
4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.127
4.2.1. Biệt loại hóa các nhân vật.127
4.2.2. Nhấn mạnh sự chưa hoàn kết của số phận nhân vật .134
4.2.3. Quan tâm tới tính phiêu lưu, trải nghiệm của nhân vật .137
4.3. Nghệ thuật tổ chức hệ thống điểm nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ .140
4.3.1. Đa dạng hóa hệ thống điểm nhìn về số phận con người.140
4.3.2.Linh hoạt trong việc phối trí các sắc thái giọng điệu khi miêu tả số phận con người148
4.3.3. Quan tâm đến tính đa thanh của ngôn ngữ trong việc thể hiện số phận con người154
Tiểu kết chương 4.157
KẾT LUẬN .159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.162
TÀI LIỆU THAM KHẢO.163
DANH MỤC TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU.176
183 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh đất nƣớc đã hoà bình, chứng kiến hiện thực của đất nƣớc với bao bề
bộn, ngổn ngang đời thƣờng, những con ngƣời nhƣ Kiên khó có thể hoà nhập ngay
đƣợc với cuộc sống, hoàn cảnh mới, bởi họ cảm giác nhƣ mình không phải đang sống
mà đang mắc kẹt giữa cuộc đời này, trở thành kẻ “ăn mày dĩ vãng”. Thế nên Kiên cảm
nhận có phần khác lạ về cảnh hoà bình của đất nƣớc: “Hoà bình ập tới phũ phàng,
choáng váng đất trời và xiêu đảo lòng ngƣời, gây bàng hoàng, gây đau đớn hơn là
mừng vui... Và anh đột nhiên thấy tràn ngập trong cảm giác cô đơn trơ trọi... Trơ trọi
hơn bao giờ hết, trơ trọi từ đây” [271, tr.119]. Cảnh hoà bình của đất nƣớc cũng đƣợc
lí giải một cách cay đắng nhƣng có phần hợp lí qua phát biểu của một anh lính lái xe
thu gom hài cốt liệt sĩ: “mẹ kiếp - hoà bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt
bao quanh anh em mình. Mà những ngƣời đƣợc phân công nằm lại gác rừng là những
ngƣời đáng sống nhất” [271, tr.45].
Những tƣởng chịu bao thiệt thòi, mất mát, hy sinh trong chiến tranh, đất nƣớc
hoà bình sẽ đem lại cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, bù đắp lại tất cả cho họ. Thế nhƣng
cuộc sống bề bộn thời hậu chiến, những lo toan đời thƣờng đã không đem lại cho họ
những gì họ nghĩ. Thế nên sự thất vọng, chán chƣờng với cuộc sống hiện tại đã nảy
sinh trong những con ngƣời ấy, những suy nghĩ phiến diện, cực đoan và cá nhân.
Trong ngày hạnh phúc đƣợc trở về, Kiên vẫn cảm thấy đau trong lòng thế nào ấy:
“Trên tàu Thống Nhất chuyến ấy toàn là thƣơng phế binh và lính về vƣờn. Balô ken
dày trên giá, võng chăng dọc ngang lòng toa biến đoàn tàu thành một bãi khách. Thoạt
đầu tâm trạng chung phải nói là khá chua chát. Không kèn, không trống, không khúc
khải hoàn thì đã đành rồi nhƣng đến một chút đối xử có trƣớc có sau ngƣời ta cũng
chẳng buồn giành cho bộ đội. Cảnh chợ chiều nhốn nháo, nháo nhào không khác gì là
một thứ tuỳ nghi di tản. Đã thế lại còn kiểm tra lên, kiểm tra xuống, lục lọi săm soi
từng cái túi cóc, balô tuồng nhƣ ngƣời ta cho rằng một núi của cải ở miền Nam sau
ngày giải phóng bị hƣ hao thất thoát, bị xâu xé, tranh đoạt, bị hốt vơ cào cho đến sạch
sành sanh là bởi anh bộ đội chứ không phải bởi bọn ngƣời nào khác... Tại các ga mà
đoàn tàu dừng bánh, loa phóng thanh oang oang trút vào tai đám lính đui, què, mẻ sứt,
mắt trắng môi thâm này, hàng lô xích xông những lời dạy bảo trớ trêu nhất đời, nào
chống cầu an, chống bọc đƣờng, chống thói tham mê các tàn tích của xã hội phồn vinh
giả tạo” [271, tr.86].
Lời tâm sự của Hai Hùng với ngƣời yêu (Ba Sƣơng) là một suy nghĩ có phần
trái ngƣợc với nhận thức về cái anh dũng vẻ vang của cuộc chiến. Nhƣng đấy là tâm sự
rất thực của nhân vật trong sự đa chiều của cuộc sống, sự phong phú của suy nghĩ và
82
tình cảm con ngƣời. Cái ám ảnh của chiến tranh đôi khi khiến con ngƣời ta không dám
tiếp tục nhìn nhận, hi sinh vì nó nữa: Đã ít nhất trên ba lần anh thực hiện cái động tác
khốn nạn đó. Chiến tranh mờ mịt, bạn bè chết hết lớp này đến lớp khác, ngày kết thúc
đang còn nằm trong vô vọng, nhiều lúc anh muốn chạy trốn khỏi nỗi nhọc nhằn khủng
khiếp mà sức ngƣời có hạn, không thể mãi chịu đựng. Nhƣng lại không có gan chạy
trốn đến tận cùng bằng tự sát. Càng không thể làm trò ô nhục đào ngũ hay chiêu hồi.
Anh chỉ đủ can đảm tự thƣơng, tức là vẫn muốn níu giữ một chút hợp pháp, một chút
thanh thản trong trò chơi man trá này... Một cuộc đời tật nguyền, không vợ, không
con, không tƣơng lai, không niềm vui nỗi buồn, vô tri vô giác nhƣng còn ngàn lần hơn
vĩnh viễn chui vào lòng đất, câm lặng. Suy nghĩ của Hai Hùng cũng gần với cách nghĩ
của Tuấn trƣớc hiện thực sự sống - cái chết chỉ là gang tấc, làm cho những con ngƣời
nhƣ Tuấn sợ hãi nhƣ muốn trốn chạy cái cuộc chiến tranh này. Trƣớc cái chết của Bảo,
Tuấn chỉ muốn “cối nó tiện đứt hai cánh tay để đƣợc trở về nhà. Ăn mày, bơm xe, bới
rác, trông kho... làm gì cũng đƣợc, miễn là đƣợc về, đƣợc sống” [257, tr.106]. Rồi đôi
khi con ngƣời ta cố tình lãng quên đi cuộc chiến, nhƣ thể lịch sử, dân tộc, đất nƣớc này
chƣa hề có chiến tranh đi qua: “Chiến tranh mới đó, hơn chục năm chứ nhiều nhặn gì
đâu mà sao cả ngƣời ngoài lẫn ngƣời trong cuộc đều chóng vánh quên đi quá thể vậy?
Sao cái miệng lƣỡi của thằng cha nức tiếng tốt bụng kia nhắc đến mọi kỷ niệm đau
thƣơng lại ráo hoảnh nhƣ nhắc đến cuộc chiến tranh của ngƣời khác, của quốc gia
khác?” [257, tr.115]. Những căm uất ấy của nhân vật, một mặt cho thấy sự nhạy cảm
với những đau thƣơng mà cả dân tộc và từng cá nhân đã trải. Nhƣng mặt khác cũng là
kết quả của việc không thể trâng tráo mà thích ứng đƣợc ngay với những vô cảm của
thời hòa bình.
Hay Sáu Nguyện (Ba lần và một lần - Chu Lai) nhìn thấy rõ đƣợc bản chất căn
nguyên của Năm Thành - chính khởi nguồn từ sự cắt nghĩa hiện thực khốc liệt của lịch
sử. Ngay một con ngƣời cốt cách lý tƣởng nhƣ anh cũng phải thừa nhận “chiến tranh
lâu quá”, “chiến tranh cuộn cả dân tộc vào guồng quay mờ mịt của nó”. Những bi
kịch, mất mát mà hậu quả chiến tranh đem lại, gây nên cho con ngƣời ta bàng hoàng
khiếp sợ, nó chi phối rất nhiều từ suy nghĩ đến hành động của con ngƣời. Có những
lúc những con ngƣời ấy có thể muốn buông xuôi tất cả để cốt đƣợc thoát khỏi hiện
thực ấy “Đã mang áo lính rồi thì hầu hết đều lao vào cờ bạc, rƣợu chè, trai gái để đốt
cháy những tháng ngày hãi hùng, đốt cháy nỗi chán chƣờng” [259, tr.293].
Thời hậu chiến với bao khó khăn, phức tạp của cuộc sống, con ngƣời phải đối
mặt với cơm áo, gạo tiền, với biết bao những hành vi phàm tục đã đi vào nhiều trang
tiểu thuyết: Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Phố, Ba
lần và một lần, Chỉ còn một lần (Chu Lai), Ngõ lỗ thủng, Tiễn biệt những ngày buồn
83
(Trung Trung Đỉnh), Sóng ở đáy sông (Lê Lựu) Ngƣời trí thức muốn cống hiến,
đóng góp cho xã hội nhƣng bất lực, bị đẩy ra ngoài lề, bị trù dập (kỹ sƣ Trọng trong
Mưa mùa hạ, Thầy giáo Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú); Ngƣời lính muốn
tiếp tục sống có ý nghĩa nhƣ bị cái xấu, cái ác bủa vây (Sáu Nguyện trong Ba lần và
một lần, Xoay trong Tiễn biệt những ngày buồn); Con ngƣời muốn sống lƣơng thiện
nhƣng từng bƣớc sa vào vũng bùn tha hóa (Lý trong Mùa lá rụng trong vườn, Sƣơng
trong Tiễn biệt những ngày buồn, Núi trong Sóng ở đáy sông) Hoàn cảnh khắc
nghiệt thời hậu chiến, môi trƣờng đạo đức xuống cấp, đồng tiền lên ngôi đang đẩy biết
bao số phận lâm vào bi kịch.
Các tác giả đã không ngại phơi bày những mặt tối của xã hội những ngày sau
chiến tranh. Mặt khác, nhiều tiểu thuyết đã đi sâu vào dòng ý thức, tâm lý của nhân
vật, đã len lỏi vào ngõ ngách tâm hồn để khám phá, thể hiện đầy đủ sự phong phú,
phức tạp của tâm hồn con ngƣời, trong cái nhìn đời hơn, thực hơn. Không phủ nhận
những phẩm chất ƣu tú, những ý nghĩ tích cực, nhƣng ngƣời viết cũng không ngần
ngại miêu tả những suy nghĩ phiến diện, lệch lạc của nhân vật về cuộc sống, về thời
cuộc, trong đó có những dự cảm bất an về những gì mà con ngƣời sẽ phải chịu đựng,
khi cuộc chiến đã đi qua nhƣng hạnh phúc, bình yên thì dừng nhƣ còn xa mới thành
hiện thực.
3.2.1.2. Sự khó khăn trong việc thừa nhận, chấp nhận những thước đo giá trị mới
Cuộc sống luôn luôn là một quá trình, nghĩa là nó luôn vận động với những
biến đổi hằng ngày, hằng giờ, nếu không bị đóng băng bởi sự đông cứng của ý chí xã
hội. Đời sống xã hội ngƣời Việt trƣớc 1975 phần nào đó có những biểu hiện của sự
"đóng băng" này, dù đó là sự "đóng băng" tích cực. Bằng chứng là, nhƣ nhiều ngƣời
đã nói, chúng ta sống trong một xã hội mà phần tập thể lấn lƣớt, thậm chí là trùm lên
toàn bộ phần cá nhân. Bấy nhiêu năm, vì vận mệnh dân tộc và con ngƣời, chúng ta
cùng chung một lối nghĩ, một lối nói, một cách hành xử tƣởng không có gì có thể lay
chuyển, và những giá trị của đời sống, vì vậy, cũng chung một thƣớc đo, mặc dù có vẻ
nhƣ hƣớng đến cái phổ quát nhƣng trên thực tế lại rất cụ thể, chi li. Chúng ta chỉ đƣợc
phép nhìn nhận và "cho điểm" con ngƣời ở sự xả thân, cống hiến: cống hiến cho dân
tộc, cho lí tƣởng cách mạng, cụ thể hơn là cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Không thể phủ nhận những "thƣớc đo" ấy rất tốt đẹp. Nhƣng có lẽ, cái tốt đẹp cũng chỉ
nên tồn tại trong những điều kiện nhất định. Đến một lúc nào đó, khi những giá trị ấy
chỉ còn mang tính chất tƣơng đối hoặc bộc lộ khả năng kìm hãm sự phát triển, thì cần
phải có sự xuất hiện của những giá trị mới với chiều kích tƣ duy mới. Từ sau 1975,
lịch sử sang một trang mới và sự có mặt của con ngƣời cũng mang một ý nghĩa mới
trong một tƣơng quan mới với lịch sử, việc xuất hiện những thƣớc đo mới về giá trị
84
con ngƣời thay thế cho những thƣớc đo cũ là một tất yếu, là điều kiện cần cho sự phát
triển. Tuy nhiên, không phải bất cứ điều gì, nhất là những thứ đã thành chuẩn mực hay
quy phạm, muốn vứt bỏ hay thay đổi đều có thể làm đƣợc trong một sớm một chiều.
Đã có những khủng hoảng niềm tin, đã có những lên án và cũng đã có những hoài nghi
đối với những quan niệm mới đƣợc xác lập, trƣớc hết trong đời sống, và sau đó đƣợc
phản ánh trong văn chƣơng. Một trong những bi kịch của con ngƣời thời hậu chiến là
khó khăn trong việc thừa nhận, chấp nhận những thƣớc đo giá trị mới. Sự lúng túng
này vừa là của những con ngƣời cụ thể, vừa là biểu hiện của cả cộng đồng. Nó thể hiện
cả trong mọi loại hình và thể loại văn học.
Sự trƣợt dài của quán tính cũ trong khi định giá những giá trị trƣớc hết thể hiện
ở bƣớc ngoặt từ cái cộng đồng đến cái cá nhân, cái tập thể đến cái cá thể. Sau 1975,
mặc dù chiến tranh đã cơ bản kết thúc (chúng tôi nói "cơ bản", bởi lẽ, sau đó dân tộc ta
còn phải dấn thân vào cuộc chiến biên giới phía Bắc và Tây Nam của Tổ quốc), nhƣng
những quan niệm và lối sống thời chiến vẫn chi phối ít nhiều, đôi khi, thậm chí rất
nhiều đến môt bộ phận không nhỏ trong xã hội. Ở đó, họ vẫn duy trì sự đánh giá các
giá trị trên cơ sở lấy sở thích và sự đánh giá của quần chúng làm thƣớc đo, mà không
muốn chấp nhận sự bình chọn thuộc quyền cá nhân. Nguyễn Vạn trong Bến không
chồng luôn muốn giữ một hình ảnh đẹp đẽ của anh bộ đội mà tự đẩy mình và đẩy
ngƣời khác vào bi kịch. Việc không đủ bản lĩnh để thoát khỏi niềm mong mỏi của gia
đình, dòng họ và đơn vị đã biến số phận Giang Minh Sài (Thời xa vắng) thành một bi
hài kịch... Ngoài sự theo đuổi tiêu chí đánh giá của số đông, ngƣời ta cũng tỏ ra lỗi
thời khi lấy những tiêu chí đạo đức truyền thống làm mẫu hình để hƣớng đến. Đấy là
nguyên nhân nỗi khổ đau của Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú. Đành rằng Tự
điển hình cho một trí thức tài hoa mang tinh thần hiệp sĩ (nhƣng là hiệp sĩ kiểu Don
Quijote), đau khổ và lạc lõng, cả trong nghề nghiệp và trong đời sống gia đình. Biểu
dƣơng và chia sẻ với Tự, nhƣng cũng thật khó để phủ nhận một điều: cơn cớ của bi
kịch mà Tự phải nhận phần nào cũng bắt đầu từ chính bản thân anh. Ngƣời thanh niên
"Khottabych" ấy đã không đủ khả năng chấp nhận một thực tế là cuộc sống đã thay
đổi, con ngƣời đã chịu nhiều ấm ức bởi sự ràng buộc của thứ đạo đức có thể trong khi
giúp cho ngƣời ta giữ đƣợc "thiên lƣơng lành vững" thì cũng làm cho ngƣời ta thua
thiệt và nghèo đói. Chị Hoài, con dâu trƣởng của ông Bằng đã bất lực trong việc biểu
lộ tình yêu thƣơng, nỗi nhớ và lòng kính trọng đối với ông Bằng khi chị lao về phía
ông, quên cả dép, để rồi, khi còn hai hàng gạch hoa, chị đành phải dừng lại. Đấy là
"hai hàng gạch hoa của lễ giáo và sự xa cách của một lần tái giá". Sự khó khăn trong
việc chấp nhận những giá trị mới cũng hiện thân ở nỗi cô đơn của ông Bằng, nỗi cô
đơn của căn nhà trong mênh mông mùa lá rụng. Trong Thần thánh và bươm bướm (Đỗ
85
Minh Tuấn), quãng đời còn lại của Thao - một cựu chiến binh trở thành một chuỗi
ngày dở khóc dở cƣời bởi sự tận tâm với những gì của thời đã qua mà anh coi là tốt
đẹp. Điều này cũng xảy ra với Khẩn trong Ngồi (Nguyễn Bình Phƣơng), Kiên trong
Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), các nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai, Ma Văn
Kháng, Trung Trung Đỉnh...
Theo đuổi những giá trị cũ, kiên trì với tiêu chí đánh giá đƣợc xác lập từ quần
chúng, từ đám đông và cả từ các "mệnh lệnh" (đã trải qua quá trình nhào nặn và
chuyển hóa thành sự tự ý thức, hoặc không), không ít con ngƣời thể hiện thái độ xa lạ,
thậm chí thù địch với ý thức bình đẳng, dân chủ, bất kể nó chính là thƣớc đo của mọi
xã hội tiến bộ. Nguyễn Huy Thiệp từng đƣa ra một thông điệp sâu sắc, vừa nhƣ một
khát vọng về cái tuyệt đối, vừa nhƣ một cảnh báo về sự quá trớn của tinh thần dân chủ
trong truyện ngắn Không có vua. Điều này cũng phần nào đƣợc thể hiện trong Thần
thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng không nhiều tác
phẩm văn học miêu tả những cái dân chủ tuyệt đối nhƣ vậy. Ngay cả trong Thần thánh
và bươm bướm, không hẳn tất cả các nhân vật đều chấp nhận dân chủ tuyệt đối, bình
đẳng tuyệt đối, không phải tất cả đều chấp nhận đối thoại một cách sòng phẳng. Trong
các tiểu thuyết của Nguyễn Khải, nhiều nhân vật rất cố gắng bộc lộ khát vọng dân chủ
bằng việc bày tỏ quan điểm, chấp nhận đối thoại, nhƣng khi tiếng nói kết luận đƣợc cất
lên thì cũng là lúc ngƣời đọc có thể phân vân bởi sự thiên vị nào đó từ ngƣời trần thuật
đối với suy nghĩ phù hợp với tƣ tƣởng của anh ta. Ma Văn Kháng luôn tỏ ý bênh vực
những cái thuộc về truyền thống, mà ít khi nghĩ rằng chính những yếu tố, những nhân
vật phi truyền thống cũng rất cần để tạo lập một đối trọng, để cuộc sống luôn đƣợc
quân bình. Thậm chí đó còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy cuộc sống tiến về phía trƣớc
theo tinh thần biện chứng. Các nhân vật của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình
Phƣơng, Bùi Ngọc Tấn, Thuận, Nam Dao, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Khắc Phê, Hoàng Minh Tƣờng, Nguyễn Đình Tú, Phan Hồn Nhiên... đều
thƣờng luôn phải chống lại quá trình bóp nghẹt dân chủ ở mặt này hay mặt khác, mức
độ nặng hay nhẹ...
Sống trong thời hậu chiến, nhiều khi con ngƣời vẫn cố gắng bám lấy những giá
trị đạo đức của một thời xƣa cũ trong quan niệm về hạnh phúc cá nhân. Trong khi đa
số đã hƣớng đến một đời sống no ấm, giàu có với sự phát huy tận độ năng lực, ra sức
hƣởng thụ đời sống trong điều kiện vật chất đầy đủ hơn, thì không ít nhân vật trong
các tiểu thuyết thời kì này vẫn một lòng hƣớng đến cái hạnh phúc đơn sơ và nhỏ nhoi:
một mái ấm, vài đứa con và họ sống êm ái bên nhau trọn đời. Điều đó khiến ngƣời ta
ngại ngùng và nhiều khi chán ngán với hạnh phúc của kẻ khác. Hạnh phúc với họ, nhất
là ngƣời phụ nữ, không phải là tự tìm kiếm cho mình một sự sẻ chia, tìm cho mình một
86
điểm đến để vợi bớt những cô đơn, phiền muộn, mà chỉ là sự đƣợc thủ tiết đợi chờ một
ai đó, mặc dù biết, có thể mãi không trở về. Đấy là sự đợi chờ của những ngƣời đàn bà
đã làm nên "Bến không chồng" trong Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng. Hạnh phúc
của đời sống hôm nay không chỉ là một mái tranh đơn sơ với vài trái tim quấn quýt,
mà còn là một đời sống đầy đủ tiện nghi, mà ở đó con ngƣời không còn phải bận tâm
chuyện ăn ở, đi lại... Đây là sản phẩm của một đời sống vật chất không ngừng đƣợc
nâng cao, gắn với nền kinh tế thị trƣờng. Thực ra, những nhân vật có thể coi là phản
diện trong các sáng tác của Ma Văn Kháng thƣờng đều là nhân vật loại này. Rồi nữa,
hạnh phúc của con ngƣời đôi khi, cũng không phải là cái gì đó quá to tát, cũng chẳng
phải là đƣợc đấu tranh, mà chỉ là đƣợc thỏa mãn trong tình yêu, bằng một vòng tay
ôm, bằng việc giải phóng năng lƣợng bản thân trong một cơn cuồng hứng bất ngờ của
tình dục. Thế nhƣng luôn có những quan niệm, những con ngƣời hoài nghi, dè bỉu hay
có hành động chống lại những điều đó. Trong Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới
không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Thời của thánh thần, Biển và chim bói cá,
Phố, Nắng đồng bằng..., luôn luôn có những nhân vật xuất hiện để phản đối hay kìm
hãm lòng ham muốn hạnh phúc đôi khi cực đoan nhƣng rất ngƣời này. Ngƣời đọc có lẽ
sẽ không bao giờ quên đƣợc những ngƣời đàn bà của Y Ban với nỗi khổ bởi luôn có
những rào cản giam hãm hay chống lại khát vọng hạnh phúc của họ (Xuân Từ Chiều,
Đàn bà xấu thì không có quà...). Thƣớc đo giá trị mới còn thể hiện ở vấn đề đồng tiền,
vấn đề năng lực và trách nhiệm của con ngƣời trong quan hệ với đồng tiền...
Sự khó khăn trong việc đón nhận những thƣớc đo giá trị mới dƣờng nhƣ thể
hiện một cách tập trung hơn cả nơi những anh "bộ đội Cụ Hồ". Chúng ta thấy xuất
hiện rất nhiều những ngƣời không thể tiếp cận đƣợc đời sống hôm nay. Đó là Kiên, là
Hai Hùng, là Nguyễn Vạn,... Trong họ, ký ức lịch sử sống dậy âm ỉ, mãnh liệt. Chính
ký ức đó đã xui khiến họ sống mãi với những năm tháng chiến tranh. Không thể tìm
thấy một sự sẻ chia, một tình đồng chí trong đời sống thời bình đa tạp, họ trở thành
những kẻ cô đơn nhất trần gian, bởi họ đã không thể bằng cách nào tiếp cận những giá
trị của một đời sống mới.
3.2.1.3. Sự cô đơn, lạc lõng của những con người nguyên là “anh hùng chiến trận”
Chiến tranh qua các trang viết của các nhà văn không chỉ là những trận đánh ác
liệt, là mất mát đau thƣơng ở chiến trƣờng, là sự thắng bại của ta và địch, mà còn là
những dƣ âm trong thời hậu chiến. Qua hiện thực đời sống, bi kịch và số phận của
những con ngƣời thời bình, các nhà văn đã đi đến một nhận thức mới về chiến tranh.
Trong cảm thức và suy nghĩ của nhà văn thì chiến tranh với “bao năm qua là
bấy lần đơn vị bị xoá phân hiệu. Chiến tranh nó là cái gì nếu không ngày nào cũng
chôn ngƣời chết mà chƣa đến lƣợt mình” [257, tr.43]. Và qua dòng hồi tƣởng của nhân
87
vật, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc mặt trái của hiện thực chiến tranh phía sau tấm huy
chƣơng, chiến tranh “là cái mất mát này nối tiếp cái mất mát khác, sự thành bại không
ngớt đuổi theo nhau” [257, tr.78]. Chiến tranh qua cảm nhận của Hữu Mai cũng thật
khốc liệt: “Chiến tranh là một luật chơi tàn bạo, chiến trƣờng là nơi xác ngƣời sấp
ngửa, xác muông thú cháy thui”.
Chiến tranh đã qua đi, đã thuộc về quá khứ, nhƣng vết thƣơng do chiến tranh để
lại cho cuộc sống hôm nay luôn là một nhát cứa nhức nhối trong tâm hồn mỗi ngƣời.
Sau ngày giải phóng, hành trang mang từ chiến trƣờng của “những con ngƣời đẹp nhất
thế kỷ XX” không chỉ có niềm tự hào của niềm chiến thắng mà có cả di chứng của
những cơn sốt rét rừng, của bao kí ức đau thƣơng thời chiến và tiếng gầm gừ của đạn
bom cứ âm âm trong đầu rồi bộc phát thành cơn hoảng loạn. Hai Hùng trong Ăn mày
dĩ vãng năm xƣa là một đại đội trƣởng đặc nhiệm gan góc, nhƣng hoàn cảnh ngặt
nghèo của cuộc sống cùng hậu quả của vết thƣơng trên đỉnh đầu đã làm biến dạng một
con ngƣời. Từ một chàng trai cao lớn khỏe mạnh, giờ đây “anh chỉ nặng có bốn mƣơi
nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng
lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cƣời, ít nói,
sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ đông ngƣời, dấu vết mặc cảm, tự ti hằn vào
từng bƣớc chân đi từ trong cái nhếch mép rụt rè nửa cƣời, nửa khổ” [257, tr.6]. Thật là
đau xót khi mà sau chiến trận trở về, Hai Hùng gặp lại bạn bè - những con ngƣời oanh
liệt một thời - và cảm nhận của anh về họ: “cũng nhƣ tôi, sao mà ngán ngẩm quá thể.
Hầu hết đã lui về vƣờn ăn theo vợ, núp váy vợ - nếu còn có một ngƣời đàn bà chịu làm
vợ. Đứa thì nhậu xỉn, tối ngày nằm trên võng nắng, đứa thì lụi hụi trồng tỉa ngoài
bƣng, mở mồm là càu cạu, thằng này đang thở dài phì phịt giữa một bên là bầy con
nhem nhuốc, bên kia là thạp gạo chỉ còn cám mùn đọng quẩn ở dƣới đáy. Thằng kia
sống thùi lụi một mình, hỏi nhà cửa vợ con đâu, chỉ giơ cái chai lên cƣời xệch xẹo...”
[257, tr.7]. Cuộc sống, số phận của những ngƣời lính từ chiến trƣờng trở về thật là cám
cảnh, buồn đau. Đội hình đánh giặc ngang tàng năm xƣa giờ đây trừ mấy ngƣời may
mắn khôn ngoan, còn lại đều bị cuộc đời dồn chung vào một số phận hẩm hiu, méo mó.
Những vết thƣơng của con ngƣời sau vầng hào quang chiến thắng đƣợc các nhà
văn nói đến khá nhiều. Trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, không có nhân vật
nào tâm hồn còn lành nguyên sau mƣời năm máu lửa. Bị chấn thƣơng nặng nhất có lẽ
là Kiên và Phƣơng. Sau mƣời năm chiến tranh, Kiên thành một kẻ “cuồng dại”, “dị
mọ” vết thƣơng tâm hồn Kiên mang về từ cuộc chiến không ngừng rỉ máu. Những cái
chết của bạn bè, sự huỷ hoại nhân tính, tình ngƣời mà Kiên từng chứng kiến luôn ám
ảnh làm anh mất khả năng sống bình thƣờng, anh thành ngƣời đi “ăn mày dĩ vãng”.
Sau cuộc chiến tranh ấy chẳng còn gì nữa cả ở trong đời anh, anh dƣờng nhƣ chẳng
88
còn ở một “kênh” với mọi ngƣời. Và cuối cùng Kiên đã bỏ đi lang thang với ký ức
“hùa nhau thức dậy cả”. Còn Phƣơng, ngày hoà bình trở lại thành một ngƣời đàn bà
thác loạn. Phƣơng vẫn yêu Kiên mãnh liệt nhƣng bản thân cô không thể tìm đƣợc hạnh
phúc nữa. Tình yêu của họ bị chiến tranh dầy vò, nó làm nên “thân phận của tình yêu”.
Cả Kiên và Phƣơng đều không thể sống nhƣ một ngƣời bình thƣờng. Kiên chỉ sống
bằng quá khứ, còn Phƣơng “chết ngay khi đang sống”... Chiến tranh đã tàn phá đời
sống tinh thần, tàn phá hạnh phúc của họ, những bất thƣờng của đời sống hiện tại lại
đẩy họ vào những khoảng hụt hẫng, hoang mang, những con ngƣời ấy không có đƣợc
sự bình yên trong tâm hồn.
Ra khỏi chiến tranh với những nỗi đau đôi khi thầm kín, dai dẳng nhƣ những
vết thƣơng khuất lấp ở đời sống bên trong, con ngƣời ngay lập tức phải luôn đối mặt
với bi kịch giữa cuộc sống đời thƣờng. Nhƣ ở Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng,
cuộc sống, hạnh phúc của các nhân vật khi chiến tranh kết thúc dƣờng nhƣ là con số
không. Hạnh không còn gì hết, mất hết tất cả, chỉ còn lại thân xác vật vờ trôi giữa
dòng xoáy; Vạn thì gầy xọp đi, tóc bạc trắng nhƣ một ông lão; Thành suốt đời phải
mang bộ mặt dị dạng, không vợ con; Dâu ngày xƣa lem lém vậy, giờ lại lấy cửa Phật
làm vui; và cái Thắm rực rỡ nhất nhì làng Đông bây giờ vò võ nuôi con một mình.
Những tƣởng trở về thời bình, hạnh phúc, quyền lợi cá nhân sẽ mỉm cƣời với
họ, nhƣng đâu phải thế! Có thể thấy thêm điều này qua bi kịch của Đọt trong Bến đò
xưa lặng lẽ (Xuân Đức). Với nguyện vọng và ƣớc muốn là chính mình đi tìm lại phần
mộ của những ngƣời đồng đội, Đọt lại bị nghi oan và kết án là đƣợc chia lợi nhuận
trong việc làm này... thật là bi kịch. Đến mãi gần cuối đời, với việc hồi nhớ lại quá
khứ, anh mới minh oan đƣợc cho mình.
Linh trong Vòng tròn bội bạc, khi chiến tranh kết thúc, muốn làm lại từ đầu,
làm lại hết mình nhƣng không thể nào nhập đƣợc vào guồng quay của cuộc sống. Anh
“va đâu vấp đấy, vấp đến vỡ mặt, va vào tình yêu, tình yêu luôn phản trắc, va vào cơ
chế, cơ chế lúc có, lúc không” [256, tr.159]. Về căn nhà thân yêu cũ trong sự mong
nhớ mong mỏi của ngƣời thân, nhƣng Linh lại gặp một sự thật nhức buốt: sự trở về của
gia đình anh chỉ làm cho cha anh ngày càng thất vọng hơn. Linh nhƣ viên bi lạc lõng
lăn khỏi vòng quay của cuộc sống gia đình, anh cay cú thốt lên “Nếu nhƣ biết trƣớc sự
trở về của tôi chỉ là thứ nợ cho các ngƣời thì đáng lẽ tôi phải chết rấp trong rừng từ lâu
rồi” [256, tr.64]. Thế đấy, "những con ngƣời đẹp nhất của thế kỉ XX", những anh hùng
chiến trận đã một thời xông pha bom đạn, chấp nhận cái chết để cho Tổ quốc đƣợc
sống, khi trở về với cuộc sống đời thƣờng đã trở nên lạc lõng, không thể nào thích ứng
đƣợc. Hiện tƣợng này có thể đƣợc lí giải bằng nhiều nguyên nhân, mà chung quy, đều
do chiến tranh hay mang lại. Có thể do phải sống riết với chiến tranh mà những con
89
ngƣời ấy chỉ biết sắm vai những anh hùng, trong nhận thức, họ không kịp nhận ra
mình vẫn còn cái phần ngƣời cần phải sống. Họ đã không chuẩn bị sẵn tâm thế đón
nhận cuộc sống hòa bình, bởi họ không hình dung nổi hòa bình lại gần đến thế - nghĩa
là họ luôn nhìn thấy chiến tranh không có đƣờng ra. Có thể họ đã phần nào bị chiến
tranh làm cho ngờ nghệch, chậm chạp, hoàn toàn mất đi phần nhạy cảm cần thiết cho
sự tồn tại của con ngƣời? Dĩ nhiên, ở đây cũng không thể bỏ qua đƣợc nguyên nhân từ
sự vô cảm của những con ngƣời lẽ ra phải luôn luôn khắc ghi, thấu hiểu và tri ân
những hy sinh của họ - những kẻ sẵn sàng đạp lên ân nhân của mình trong cuộc giành
giật không hồi kết của sự sống!
Chiến tranh qua đi không phải là một giấc mơ mà là cơn ác mộng. Cơn ác mộng
không ngủ yên trong lòng quá khứ mà là một di chứng hiện hữu trên những vết sẹo thể
xác và tâm hồn, những vết sẹo không thể liền da. Ở Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh, ta thấy những ngƣời lính từng đi qua cuộc chiến nhƣ Kiên không thể bứt phá
khỏi những hình ảnh đeo bám của chiến tranh. Lý trí luôn đấu tranh, lên tiếng phải kêu
gọi mọi ngƣời hãy quên đi, quên đi cuộc chiến thế nhƣng rồi chính Kiên phải bất lực
thừa nhận: “Dĩ nhiên quên đi thật là khó. Nói chung chẳng biết bao giờ lòng mình có
thể nguôi nổi, trái tim có thể thoát khỏi gọng kìm của bàn tay xiết chặt, của kinh
nghiệm chiến tranh. Những kỉ niệm có thể là ác hại, có thể là êm đềm nhƣng đều để lại
những vết thƣơng mà tớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_le_thi_hang_4495_1916235.pdf