Luận án Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE TÂM

THẦN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG . 11

1.1. Nghiên cứu về các vấn đề sức khoẻ tâm thần của bệnh nhân ung thư. 11

1.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của

bệnh nhân ung thư . 17

1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ của sức khoẻ tâm thần ở bệnh nhân

ung thư với chất lượng sống của họ. 22

Tiểu kết chương 1. 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA

BỆNH NHÂN UNG THư TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG. 30

2.1. Sức khoẻ tâm thần. 30

2.1.1 Khái niệm sức khỏe. 30

2.1.2 Khái niệm sức khỏe tâm thần. 30

2.1.3. Một số thuật ngữ có liên quan. 34

2.1.4. Phân loại sức khỏe tâm thần . 35

2.2. Bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động. 40

2.2.1. Khái niệm ung thư. 40

2.2.2. Khái niệm bệnh nhân ung thư. 43

2.2.3. Khái niệm độ tuổi lao động. 44

2.3 Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động. 44

2.3.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ

tuổi lao động. 44

2.3.2. Những biểu hiện sức khỏe tâm thần phổ biến ở bệnh nhân ung thư. 45

2.3.3. Đo lường sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư . 54

2.3.4. Một số luận điểm lý thuyết nghiên cứu sức khỏe tâm thần của

bệnh nhân ung thư và các yếu tố có liên quan . 61

Tiểu kết chương 2. 72Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 73

3.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu. 73

3.2. Tổ chức nghiên cứu. 74

3.2.1. Giai đoạn 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận . 74

3.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn về SKTT của BNUT. 75

3.3. Phương pháp nghiên cứu. 77

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu . 77

3.3.2. Trắc nghiệm . 78

3.3.3. Bảng hỏi . 84

3.3.4. Phỏng vấn sâu . 85

3.3.6 Nghiên cứu trường hợp . 86

3.3.7 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. 86

Tiểu kết chương 3. 90

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỨC

KHỎE TÂM THẦN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TRONG ĐỘ

TUỔI LAO ĐỘNG . 91

4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ

tuổi lao động. 91

4.1.1. Vấn đề sức khỏe tâm thần tổng quát (GHQ-12) . 92

4.1.2 Trầm cảm (DASS 21) . 94

4.1.3. Lo âu (DASS 21). 96

4.1.4. Stress (DASS 21) . 98

4.1.5 Đánh giá chung . 100

4.2. So sánh sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư theo các lát cắt . 103

4.2.1. Lát cắt nhân khẩu – xã hội . 103

4.2.3. Lát cắt nghề nghiệp. 111

4.2.4. Lát cắt liên quan đến bệnh . 114

4.3. Mối tương quan giữa sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư

với các yếu tố tâm lý – xã hội . 118

 

pdf276 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dị có số điểm về sức khỏe tinh thần xã hội thấp hơn 30% so với bệnh nhân nữ đã kết hôn [174]. s. (2) Nuôi con dưới 15 tuổi Có con dưới 15 tuổi cũng là một trong những yếu tố được chúng tôi quan tâm vì con ở độ tuổi này cần sự quan tâm, chăm sóc cũng như sự hỗ trợ tài chính cho việc học hành, sinh hoạt từ người lớn trong gia đình. Nếu BNUT là người bố hoặc người mẹ trong độ tuổi lao động có con nhỏ dưới 15 tuổi có thể sẽ là yếu tố làm tăng sự lo lắng, căng thẳng và lo sợ. . Về số con dưới 15 tuổi cần chăm sóc, kết quả cho thấy những bệnh nhân có hai hoặc nhiều hơn hai con có dấu hiệu của rối loạn căng thẳng cao hơn so với những bệnh nhân chỉ có một con (tương ứng với t = 4,83; p < 0,05 và t = 8,13; p < 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa ở các loại rối loạn khác như lo âu, trầm cảm, hay sức khỏe tinh thần phổ quát. t. (3) Sự hài lòng với hôn nhân Sự hài lòng với hôn nhân được xem là sự cảm nhận hạnh phúc do BNUT tự đánh giá trong mối tương quan quan hệ với người bạn đời của mình. Đối với cuộc sống cá nhân, đặc biệt trong lúc bệnh tật và ốm đau về mặt thể chất, cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân có thể là yếu tố tích cực và ngược lại, sự thiếu hụt về cảm giác hạnh phúc này có thể làm tăng nguy cơ có các vấn đề về SKTT. Vì thế, nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu về sự khác biệt về SKTT giữa các BNUT có mức độ hài lòng với hôn nhân khác nhau. 111 Kết quả phân tích cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ SKTT tổng quát (p < 0.01) và mức độ căng thẳng (p < 0.05). Cụ thể, BNUT không hài lòng với cuộc sống hôn nhân có mức độ mắc các vấn đề về SKTT nói chung cao nhất và cũng bị stress cao hơn những BNUT hài lòng với hôn nhân. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy rằng, BNUT có mức độ rất hài lòng với cuộc sống hôn nhân lại có dấu hiệu bị các vấn đề về SKTT cao hơn so với BNUT chỉ ở mức độ hài lòng. Điều này cũng có thể giải thích rằng, với những BNUT hạnh phúc và yêu thích cuộc sống hôn nhân với người bạn đời thì việc mắc căn bệnh cận kề cái chết như ung thư sẽ khiến họ cảm thấy tiếc nuối, đau khổ khi phải rời xa người yêu thương. Từ đó dẫn đến cảm nhận căng thẳng và sự không ổn định về SKTT ở những bệnh nhân này. 4.2.3. Lát cắt nghề nghiệp Nghề nghiệp không chỉ mang lại thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, mà còn phản ảnh giá trị của mỗi cá nhân trong xã hội. Ở đây sẽ xem xét những khía cạnh khác nhau của nghề nghiệp – việc làm có liên quan gì đến SKTT của BNUT hay không. Bảng 4.6: So sánh sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thƣ theo lát cắt nghề nghiệp (Mean, SD) SKTT tổng quát Mean (SD) Trầm cảm Mean (SD) Lo âu Mean (SD) Srtress Mean (SD) Việc làm hiện tại p .127 .042 .109 .166 Không có (N=137) 16.05 (7.59) 16.79 (11.48) 15.85 (10.34) 16.00 (10.12) Có (N=89) 14.44 (7.96) 13.53 (12.02) 13.62 (9.97) 14.04 (10.67) Thu nhập trƣớc bị bệnh p .513 .006 .009 .045 Có (191) 15.26 (7.75) 14.53 (11.81) 14.23 (10.18) 14.65 (10.58) Không (39) 16.15 (7.70) 20.15 (10.58) 18.92 (9.89) 18.31 (8.95) Thu nhập gia đình p .574 .178 .297 .282 Dưới 5 triệu (N=121) 15.91 (7.43) 16.79 (11.53) 15.72 (10.49) 15.95 (10.34) 5-10 triệu (N=67) 15.01 (8.49) 14.54 (12.04) 15.13 (10.38) 15.46 (10.07) Trên 10 triệu (N=42) 14.62 (7.39) 13.24 (11.83) 12.86 (9.31) 13.00 (9.34) Thay đổi thu nhập p <.001 .044 .025 .011 112 Không giảm (N=47) 10.87 (6.85) 11.83 (11.13) 12.09 (9.26) 11.74 (9.90) Giảm (N=113) 17.08 (7.76) 16.00 (12.15) 16.09 (10.55) 16.39 (10.66) Nguồn sống dựa vào ai p .642 .402 .287 .408 Bản thân (N=33) 15.52 (9.28) 13.27 (12.06) 12.73 (11.07) 12.97 (10.47) Bạn đời (N=123) 15.22 (7.28) 15.25 (11.83) 15.11 (10.31) 15.30 (10.35) Người khác (53) 14.15 (7.66) 16.87 (12.52) 16.42 (10.61) 16.11 (11.86) Hài lòng công việc p <.001 <.001 .001 .001 Không hài lòng (N=62) 17.08 (7.96) 18.58 (11.83) 17.52 (10.39) 17.48 (10.72) Có hài lòng (N=87) 16.95 (7.36) 16.78 (11.71) 16.00 (10.04) 16.64 (10.15) Rất hài lòng (N=45) 10.62 (6.42) 9.47 (11.62) 10.40 (10.46) 10.36 (10.25) Ghi chú: Số in đậm – có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức p<0,05. Một số lát cắt không đủ N=230 do khuyết thiếu dữ liệu u. (1) Tình trạng việc làm BNUT có việc làm hiện tại hay không có nghề nghiệp không có khác biệt ý nghĩa về tỉ lệ có dấu hiệu rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng hay vấn đề sức khỏe tâm thần tổng quát nói chung (p > 0,05) (Bảng 4.6). Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ trầm cảm xuất hiện ở hai nhóm này (t = 2,05, p < 0,05). Trong đó, nhóm bệnh nhân hiện tại đang thất nghiệp hoặc đã nghỉ hưu có tỉ lệ bị trầm cảm cao hơn so với nhóm đang có việc làm. Với chi phí đắt đỏ trong quá trình điều trị ung thư kéo dài, việc duy trì được việc làm vào thời điểm điều trị bệnh là một trong những yếu tố làm giảm gánh nặng về mặt kinh tế. Mặt khác, đi làm cũng giúp cho bệnh nhân cảm thấy bản thân vẫn còn có ý nghĩa, được bình thường hóa và không phải phụ thuộc tài chính vào người khác. Đi làm cũng giúp bệnh nhân kết nối với bạn bè, đồng nghiệp và tạm thời quên đi tình trạng bệnh tật của bản thân. Kết quả này có xu hướng phần nào giống với kết quả của Alquraan và cộng sự khi nghiên cứu trên BNUT ở Jordan vào năm 2020. Nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, rằng những BNUT nữ làm việc ít nhất một vài giờ trong 1 tuần có sức khỏe tâm thần tốt hơn so với những bệnh nhân nữ không làm việc [153]. 113 v. (2) Thu nhập - Thu nhập trước bị bệnh Kết quả bảng 4.6 cho thấy có sự khác biệt về SKTT của nhóm BNUT có và không có thu nhập trước khi bị bệnh. Cụ thể, nhóm BNUT không có thu nhập trước khi bị bệnh có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn nhiều so với nhóm BNUT có thu nhập trước đó (p < .05). Tương tự như vậy là đối với rối loạn lo âu (p < .01) và rối loạn căng thẳng (p < .05). Như vậy, có thể thấy rằng, yếu tố tài chính cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến các vấn đề về SKTT ở BNUT. Sự thiếu hụt về thu nhập khi bản thân người bệnh đang khỏe mạnh cho đến khi mắc căn bệnh cần sự điều trị tốn kém và lâu dài có thể khiến các BNUT bị rối loạn về mặt cảm xúc dẫn đến các vấn đề về SKTT cao hơn - Thu nhập gia đình hiện tại Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ có vấn đề SKTT giữa các bệnh nhân ở nhóm thu nhập gia đình khác nhau (p > 0,05). Một số nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ trầm cảm và lo âu tăng hơn gấp đôi đối với những bệnh nhân có thu nhập thấp [23], [50], [57], [59, [76], [152]. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi không có thấy điều này. - Sự thay đổi thu nhập sau khi bị bệnh Đúng như dự đoán, yếu tố tài chính đối với BNUT thật sự có tác động làm ảnh hưởng đến SKTT của họ. Dữ liệu điều tra từ bảng 4.6 cho thấy rằng BNUT có thu nhập bị giảm đi khi mắc bệnh có tỉ lệ có vấn đề về SKTT cao hơn so với BNUT có thu nhập không thay đổi sau khi mắc bệnh. Sự khác biệt này thể hiện ở cả SKTT tổng quát nói chung (p < .001), trầm cảm (p < .05), lo âu (p < .05), và căng thẳng (p < .05). w. (3) Chi phí cuộc sống hiện tại dựa vào ai? Tiếp tục tìm hiểu về gánh nặng tài chính đối với BNUT, chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân có nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào bản thân hay người khác. Tuy nhiên, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mặc dù vậy, con số về điểm trung bình (Mean) cho thấy nếu BNUT là nguồn thu nhập chính thì tỉ lệ có vấn đề 114 về SKTT tổng quát cao hơn so với những BNUT có nguồn thu nhập chính của gia đình là từ bạn đời, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. x. (4) Sự hài lòng với công việc Sự hài lòng với công việc cũng là một yếu tố được xem xét trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy những BNUT hài lòng với công việc có mức độ ít bị các vấn đề SKTT hơn ở tất cả các vấn đề được xem xét so với những BNUT không hài lòng với công việc (SKTT tổng quát p < .001, trầm cảm p < .001, lo âu và căng thẳng p < .01). Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy BNUT có mức độ rất hài lòng với công việc có nguy cơ bị các vấn đề về SKTT cao hơn so với các BNUT chỉ ở mức độ hài lòng. Sự giải thích cũng có thể do sự luyến tiếc về công việc phù hợp và sự thoải mái do công việc mang lại sẽ không còn nữa khi bị bệnh. Nguy cơ phải nghỉ việc, mất thu nhập cũng như không được hưởng niềm vui khi được đi làm có khả năng khiến những BNUT rất hài lòng với công việc cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn 4.2.4. Lát cắt liên quan đến bệnh Các yếu tố về bệnh được khám phá gồm các yếu tố: thời gian chẩn đoán bệnh, giai đoạn ung thư hiện tại, phương pháp đã/đang điều trị, có sử dụng thuốc giảm đau không và tiền sử các bệnh khác. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy kết quả như sau. Bảng 4.7: So sánh sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thƣ theo lát cắt bệnh (Mean, SD) SKTT tổng quát Mean (SD) Trầm cảm Mean (SD) Lo âu Mean (SD) Srtress Mean (SD) Giai đoạn ung thƣ p .290 .542 .572 .315 Giai đoạn 1 (N=42) 14.05 (7.62) 14.76 (10.30) 14.38 (9.51) 15.14 (10.17) Giai đoạn 2 (N=92) 16.42 (7.07) 16.46 (12.22) 16.13 (10.44) 16.48 (10.26) Giai đoạn 3 (N=62) 14.52 (9.00) 13.8 (11.91)7 13.90 (10.64) 13.29 (11.04) Giai đoạn 4 (N=23) 15.57 (5.96) 16.52 (11.19) 15.65 (10.70) 16.00 (10.16) Thời gian chẩn đoán p .059 .441 .483 .377 0-6 tháng trước (N=123) 16.76 (7.61) 15.95 (12.13) 15.90 (10.80) 16.21 (10.93) 6-18 tháng trước (N=67) 13.40 (7.32) 14.18 (10.93) 13.55 (9.33) 13.79 (9.61) 115 >18 tháng trước (N=40) 14.65(8.03) 16.25 (12.14) 14.80 (10.01) 14.85 (8.89) Phƣơng pháp điều trị p .191 .057 .066 .222 Hóa trị (N=127) 15.11 (7.12) 14.77 (11.53) 14.08 (10.53) 14.63 (10.41) Xạ trị (N=49) 14.29 (8.17) 13.76 (11.84) 14.41 (9.35) 14.61 (10.33) Khác (N=52) 16.94 (8.32) 18.81 (11.82) 17.92 (9.93) 17.46 (10.09) Số đợt điều trị p .120 .955 .648 .999 1-2 đợt (N=45) 17.27 (6.95) 15.07 (11.06) 14.71 (9.93) 15.38 (10.89) 3-4 đợt (N=56) 15.70 (7.23) 15.54 (12.33) 16.29 (11.68) 15.32 (11.41) >=5 đợt (N=120) 14.50 (8.04) 15.70 (11.96) 14.82 (9.95) 15.30 (9.94) Dùng thuốc giảm đau p .032 <.001 .002 .005 Có (N=101) 16.64 (7.90) 18.59 (12.14) 17.37 (9.98) 17.43 (10.07) Không (N=129) 14.45 (7.49) 13.05 (10.92) 13.19 (10.14) 13.58 (10.38) Có bệnh khác p .073 .001 <.001 .020 Có (N=77) 16.70 (8.83) 18.94 (11.61) 18.39 (9.77) 17.51 (9.88) Không (N=153) 14.76 (7.36) 13.75 (11.51) 13.33 (10.12) 14.14 (10.50) Ghi chú: Số in đậm – có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức p<0,05. Một số lát cắt không đủ N=230 do khuyết thiếu dữ liệu y. (1) Giai đoạn ung thư Giai đoạn ung thư liên quan đến sự tiến triển của bệnh và quá trình lan rộng và mức độ nặng của bệnh ung thư. Bệnh ung thư có 5 giai đoạn, ký hiệu là giai đoạn 0, I, II, II và IV. Giai đoạn 0 là giai đoạn mà khối u chưa lan sang các mô lân cận, giai đoạn I bệnh ung thư vẫn ở tại chỗ và chưa lan sang các mô lân cận, giai đoạn II và giai đoạn III khối u lớn hơn và đã phát triển sâu vào các mô gần đó, giai đoạn IV, ung thư đã di căn, lan sang các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể. Khả năng có thể chữa khỏi ở các giai đoạn là khác nhau, trong đó bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm có cơ hội chữa khỏi nhanh hơn. Kết quả phân tích không tìm thấy sự khác biệt nào về trạng thái SKTT tổng quát cũng như các vấn đề SKTT cụ thể ở BNUT ở các giai đoạn khác nhau. Điều đáng lưu ý rằng BNUT trong nghiên cứu này đang nằm viện và không có bệnh nhân nào ở giai đoạn 0, chỉ có bệnh nhân từ giai đoạn I đến IV, trong đó, số BNUT giai đoạn II và III chiếm tỷ lệ cao nhất (42% và 28,3% tương ứng). 116 z. (2) Thời gian chẩn đoán bị ung thư Thời gian chẩn đoán bị ung thư cho bệnh nhân liên quan đến khoảng thời gian mà bệnh nhân nhận được hung tin. Theo thời gian, rất có thể người bệnh thích nghi được với tình trạng bị bệnh của mình nên vấn đề SKTT có thể dịu hơn. Ở đây so sánh những người được chẩn đoán bị ung thư trong bốn khoảng thời gian trước thời điểm khảo sát: trong vòng 6 tháng trước đó, 6-12 tháng, 12-18 tháng và 18 tháng trở lên. Dữ liệu nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về SKTT tổng quát cũng như mức độ trầm cảm, lo âu và stress giữa các nhóm bệnh nhân có thời gian chẩn đoán ung thư khác nhau (p>0,05). aa. (3) Phương pháp điều trị. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng phương pháp điều trị có ảnh hưởng đến SKTT của BNUT, vì thế trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng kiểm chứng sự khác biệt của yếu tố này. Về phương pháp điều trị, không có sự khác biệt giữa các nhóm sử dụng phương pháp điều trị khác nhau về tỉ lệ trầm cảm, rối loạn lo âu cũng như căng thẳng (p > 0,05) (Bảng 4.7). Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có vấn đề về sức khỏe tinh thần tổng quát. Cụ thể, nhóm bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị khác có dấu hiệu của sức khỏe tinh thần tổng quát kém hơn so với nhóm bệnh nhân đang được hóa trị (t = -5,44; p < 0,05) và xạ trị (t = -6,18; p < 0,05) (Bảng 4.3). Các bệnh nhân quan điểm rằng khi sử dụng các phương pháp như xạ trị hoặc hóa trị, bệnh tình có thể nặng như xác suất chữa khỏi ung thư của những phương pháp này cao hơn so với những phương pháp khác. Trong khi những bệnh nhân sử dụng phương pháp khác có mối lo ngại rằng bệnh tình của mình không thể chữa khỏi và chỉ sử dụng các phương pháp như uống thuốc, sinh hóa chỉ để cầm chừng về mặt thời gian. Điều này cũng cho thấy rằng, các bác sĩ chữa trị cần tư vấn và nói rõ về liệu pháp điều trị để bệnh nhân cảm thấy ít hoang mang hơn. 117 bb. (4) Số đợt điều trị. Số đợt điều trị bệnh cũng là yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến SKTT của BNUT. Theo đó, sự kéo dài của việc điều trị bệnh sẽ khiến bệnh nhân có cảm xúc tiêu cực hơn. Tuy nhiên, ở mẫu nghiên cứu này lại không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ bị các vấn đề SKTT ở các BNUT có số đợt điều trị khác nhau. cc. (5) Dùng thuốc giảm đau Sử dụng thuốc giảm đau cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến rối loạn tâm thần ở BNUT. Điều tra trên hai nhóm bệnh nhân có và không sử dụng thuốc giảm đau, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm SKTT của hai nhóm này (p<0,05). Cụ thể, nhóm có dùng thuốc có điểm SKTT tổng quát và 3 dạng SKTT cụ thể: trầm cảm, lo âu và stress đều cao hơn nhóm không dùng thuốc giảm đau. Nhóm dùng thuốc giảm đau có điểm SKTT vào khoảng 17 – 18 điểm tùy từng loại, trong khi đó, nhóm không dùng thuốc - khoảng 13 - 14 điểm. Điểm có sự cách biệt đáng kể cho thấy những người uống thuốc giảm đau có nguy cơ phải chịu mức độ rối loạn tâm thần cao hơn. Một điểm đáng lưu ý rằng, không phải tất cả những người uống thuốc giảm đau đều ở giai đoạn ung thư cuối cùng (là giai đoạn di căn) Bảng 4.8 cho thấy trong số những người dùng thuốc có bệnh nhân ở tất cả các giai đoạn ung thư. Bảng 4.8: Phân bố tỉ lệ dùng thuốc giảm đau ở các giai đoạn ung thƣ Dùng thuốc giảm đau Tổng Có Không Giai đoạn ung thư 1 Số lượng 15 27 42 % theo cột 16.1% 21.4% 19.2% 2 Số lượng 28 64 92 % theo cột 30.1% 50.8% 42.0% 3 Số lượng 37 25 62 % theo cột 39.8% 19.8% 28.3% 4 Số lượng 13 10 23 % theo cột 14.0% 7.9% 10.5% Tổng Số lượng 93 126 219 % theo cột 100.0% 100.0% 100.0% 118 Rõ ràng rằng việc biết bản thân mình không cần đến thuốc giảm đau có thể khiến các BNUT cảm thấy an tâm hơn về tình trạng bệnh của mình, vì theo họ, sử dụng thuốc giảm đau không những gây sự khó chịu, mệt mỏi thể xác, tinh thần cho cơ thể mà còn là dấu hiệu của tình trạng ung thư nặng. Như vậy, có thể thấy rằng bác sĩ hoặc người thân nên nói với người bệnh nếu họ thực sự không cần dùng thuốc giảm đau, vì việc này có thể giúp họ đỡ các vấn đề về SKTT, đặc biệt là rối loạn lo âu. dd. (6) Bệnh khác Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về SKTT tổng quát giữa những người bị ung thư có kèm thêm bệnh khác với người không có bệnh khác (p>0,05). Tuy nhiên, đối với các vấn đề SKTT cụ thể (trầm cảm, lo âu, stress) thì những người có bệnh khác bên cạnh bị ung thư có mức độ rối loạn tâm tâm thần cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0,05). Những bệnh nhân không có bệnh khác ngoài ung thư có điểm trầm cảm, lo âu, stress vào khoảng 13 – 14 điểm, nhưng người có thêm bệnh khác thì điểm đó vào khoảng 17 – 18 điểm. Sự khác biệt này rất đáng kể. Rõ ràng là, khi mang căn bệnh được coi là nan y mà có thêm bệnh khác, có thể khiến BNUT buồn chán hơn, lo lắng, căng thẳng hơn và có thể đến mức bị rối loạn tâm thần. 4.3. Mối tƣơng quan giữa sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thƣ với các yếu tố tâm lý – xã hội Mối tương quan giữa sức khỏe tâm thần của BNUT và các yếu tố được trình bày ở bảng 4.9. Từ kết quả hệ số tương quan Pearson ta thấy, mức độ chấp nhận bệnh ung thư, mức độ tin tưởng khỏi bệnh và mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung đều có tương quan nghịch khá chặt chẽ với các rối nhiễu tâm thần (p < 0,01). 119 Bảng 4.9. Mối tƣơng quan giữa sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thƣ và các yếu tố tâm lý xã hội (N = 230) Các yếu tố Sức khỏe tinh thần tổng quát Trầm cảm Lo âu Stress Chấp nhận bệnh -0,18** -0,24** -0,18** -0,23** Nhận thức và niềm tin Mức độ tìm hiểu bệnh điều chính lối sống -0,11 -0,06 -0,05 -0,03 Đánh giá ảnh hưởng của ung thư đến cuộc sống 0,238 ** 0,378 ** 0,346 ** 0,352 ** Đánh giá độ nặng của bệnh 0,150 * 0,300 ** 0,260 ** 0,267 ** Mức độ tin tưởng phương pháp điều trị -0,21** 0,18** -0,12 -0,18** Mức độ tin tưởng khỏi bệnh -0,27** -0,30** -0,19** -0,28** Hài lòng với cuộc sống -0,48** -0,52** -0,45** -0,49** Tính bi quan – lạc quan 0,162 * 0,163 * 0,158 * 0,167 * Ủng hộ xã hội -0,07 0,97 0,93 0,88 Ghi chú: * p < 0,05; ** p < 0,01 Cụ thể như sau: ee. Chấp nhận bệnh Chấp nhận bệnh hay còn được hiểu là sự chấp thuận sự hiện diện của bệnh trong cuộc sống của mình. Bệnh nhân càng chấp nhận bệnh ung thư, rối nhiễu tâm thần nói chung (r = -0,18; p < 0,01), dấu hiệu trầm cảm (r = -0,24; p < 0,01), lo âu (r = -0,18; p < 0,01) và căng thẳng (r = -0,23; p < 0,01) càng giảm. Nghiên cứu của chúng tôi đồng thuận với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Nghiên cứu Chabowski và cộng sự vào năm 2017 trên 155 BNUT phổi cho thấy càng chấp nhận bệnh thì yếu tố sức khỏe tâm thần trong chất lượng cuộc sống của người bệnh càng khả quan [42]. Nghiên cứu phân tích trên 43 nghiên cứu cắt ngang, 26 nghiên cứu cắt dọc, 2 nghiên cứu ca và 7 nghiên cứu can thiệp về ung thư cho 120 thấy cũng có mối tương quan nghịch giữa chấp nhận bệnh và tình trạng rối nhiễu tâm thần nói chung, trầm cảm và rối loạn lo âu [148] . ff. Nhận thức và niềm tin Về nhận thức, nghiên cứu tập trung vào các yếu tố: mức độ tìm hiểu bệnh để điều chỉnh lối sống, đánh giá về ảnh hưởng của bệnh ung thư đến cuộc sống, và đánh giá về mức độ nặng của bệnh. Dữ liệu cho thấy, mức độ tìm hiểu về bệnh để điều chỉnh lối sống thích hợp (về ăn uống, dinh dưỡng, luyện tập) không có tương quan với cả 4 biến số về SKTT có ý nghĩa về mặt thống kê. Có những người tìm hiểu nhiều về bệnh thì có dấu hiệu về vấn đề SKTT nhiều hơn, nhưng cũng có người không phải như vậy. Nhìn chung, không thấy qui luật nào về mối quan hệ giữa các biến số này. Trong khi đó các đánh giá về mức độ ảnh hưởng của bệnh ung thư đến cuộc sống và đánh giá về độ nặng của bệnh có tương quan thuận với đau khổ tâm lý, trầm cảm, stress và lo âu (p<0,05). Điều đó có nghĩa là, khi người bệnh cho rằng ung thư ảnh hưởng càng xấu đến cuộc sống của họ, đánh giá bệnh của họ càng nặng thì các vấn đề SKTT của họ càng nặng hơn. Ngược lại, khi người bệnh đánh giá rằng ung thư ít ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ, nhìn nhận mức độ bệnh nhẹ nhàng thì các vấn đề SKTT của họ cũng càng nhẹ hơn. Một điều đáng lưu ý rằng, các đánh giá này là sự nhìn nhận chủ quan của người bệnh về tình trạng bệnh của mình. Theo lý thuyết của Lazarus, tình trạng bệnh không khiến người bệnh bị căng thẳng mà họ bị căng thẳng vì nhận thức của họ tập trung nhiều vào hệ quả tiêu cực của bệnh đối với họ. So sánh các đánh giá này theo giai đoạn bệnh của BNUT, kết quả cũng cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá về mức độ ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của người bệnh ở những người mắc ung thư ở các giai đoạn khác nhau, thậm chí, người mắc ung thư ở giai đoạn 3 còn cho rằng ảnh hưởng của bệnh đến họ thấp hơn so với người có ung thư ở giai đoạn 2 (Mgiai đoạn 2 = 6,75; Mgiai đoạn 3 = 6,39, p = 0,829). Kết quả so sánh đánh giá về mức độ nặng của bệnh ở những 121 người mắc ung thư ở các giai đoạn khác nhau cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người ở giai đoạn 3 và 4 với người ở giai đoạn 1 và 2 (ví dụ: Mgiai đoạn 1= 5,0; Mgiai đoạn 2= 5,63; Mgiai đoạn 3= 6,21; Mgiai đoạn 4= 7,52, p<0,05), nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá về độ nặng của bệnh giữa những BNUT giai đoạn 1 với giai đoạn 2, giữa những BNUT giai đoạn 3 với giai đoạn 4, dù rằng điểm trung bình cho thấy có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt này chưa có tính qui luật. Điều đó cho thấy, độ nặng của bệnh không liên quan đến đánh giá của người bệnh về ảnh hưởng của bệnh đối với họ, và chỉ liên quan một phần đến cách nhìn nhận của BNUT về độ nặng của bệnh. Như thế, luận diểm lý thuyết của Lazarus về sự nguy hiểm của nhận thức tiêu cực có thể không chỉ áp dụng cho stress và có thể mở rộng ra các vấn đề SKTT khác. Và điều này cần được nghiên cứu sâu hơn. Về niềm tin Kết quả cho thấy, bệnh nhân có mức độ tin tưởng khỏi bệnh càng cao thì càng ít có dấu hiệu của rối loạn sức khỏe nói chung (r = -0,27; p < 0,01), trầm cảm (r = -0,30; p < 0,01), rối loạn lo âu (r = -0,19; p < 0,01) hay căng thẳng (r = -0,28; p < 0,01). Một nghiên cứu của Mack và cộng sự tiến hành trên 722 bệnh nhân ở giai đoạn cuối của ung thư phổi, đã chỉ ra rằng có thể mang lại khả năng sống còn nếu bệnh nhân có niềm tin vào sự lành bệnh [114] . Tương tự như vậy là mức độ tin tưởng vào phương pháp điều trị mà họ được chữa bệnh tại bệnh viện. Mức độ tin tưởng vào phương pháp điều trị cũng làm giảm các dấu hiệu rối nhiễu tâm thần nói chung (r = -0,21; p < 0,01), giảm dấu hiệu trầm cảm (r = -0,18; p < 0,01), dấu hiệu rối loạn căng thẳng (r = -0,18; p < 0,01). Tuy nhiên lại không có tương quan có ý nghĩa với rối loạn lo âu (r = -0,12; p > 0,05). Điều này có thể được giải thích rằng khi có sự tin tưởng vào điều gì đó, bệnh nhân có thể cảm thấy dễ chịu hơn, ít căng thẳng hơn trong quá trình điều trị, và có tự tin đối với sự phục hồi của sức khỏe. Mặc dù không nghiên cứu trực tiếp về mức độ tin tưởng vào phương pháp điều trị với sức khỏe tinh thần mà thay vào đó là niềm tin vào tôn giáo, nhưng nghiên cứu của Tsai, Chung, Chang và Wang [158] , nghiên cứu của 122 Kakiampos và Roussi [90] , của Moreira-Almeida, Neto và Koenig [121], và của Färber cùng Rosendahl [58], cho thấy khi có niềm tin vào điều gì đó, con người sẽ có nhiều năng lượng, giúp giảm trầm cảm, lo âu cũng như các suy nghĩ và hành vi tự vẫn. gg. Hài lòng cuộc sống Mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung cao cũng giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc các rối nhiễu tâm thần nói chung (r = -0,48; p < 0,01), trầm cảm (r = -0,52; p < 0,01), lo âu (r = -0,45; p < 0,01) và căng thẳng (r = -0,49; p < 0,01). Nghiên cứu của Fonseca, Lenvastre và Guerra trên 55 phụ nữ ung thư vú cũng cho kết quả tương tự, rằng mức độ hài lòng với cuộc sống cao tương quan chặt chẽ với mức độ trầm cảm thấp [61]. Kết quả này cũng được lặp lại trong nghiên cứu của Gómez và cộng sự năm 2010 tiến hành trên 75 BNUT đã được điều trị bằng phẩu thuật. Có sự tương quan rất mạnh (ý nghĩa thống kê ở mức 99%) giữa mức độ hài lòng với cuộc sống và sức khỏe tinh thần [68]. Kết quả này cho thấy nếu nâng cao mức độ hài lòng với cuộc sống, có khả năng sẽ hạn chế nguy cơ trầm cảm ở BNUT. Nghiên cứu cũng ghi nhận không có sự tương quan có ý nghĩa giữa mức độ ủng hộ xã hội cảm nhận được từ gia đình, bạn thân, người đặc biệt và vấn đề sức khỏe tâm thần ở BNUT (p > 0,05). Khác với nghiên cứu của Shrestha và cộng sự ở Nepal báo cáo rằng những BNUT nhận được nhiều sự ủng hộ từ xã hội càng ít có nguy cơ bị trầm cảm [149] . Sự hỗ trợ xã hội trong các nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của BNUT. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi khác biệt có thể nguyên nhân do mẫu lựa chọn ở thành phố lớn hiện đại của Việt Nam, nơi hầu hết là cư dân tứ phương về thành phố để lập nghiệp, sự liên kết với các thành viên gia đình ở quê hạn chế. Tính cạnh tranh trong công việc cao và người dân rất bận rộn với công việc, sự hỗ trợ quan tâm về mặt tinh thần hay vật chất có thể hạn chế. Sự khác biệt này có thể hiểu được khi mức độ ủng hộ xã hội mà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_suc_khoe_tam_than_cua_benh_nhan_ung_thu_trong_do_tuo.pdf
  • pdfQD_LeThiDUng.pdf
  • jpgScan0504.JPG
  • jpgScan0505.JPG
  • pdfTrichYeu_LeThiDung.pdf
  • pdfTT LeThiDung.pdf
Tài liệu liên quan