Luận án Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . I

LỜI CẢM ƠN .II

MỤC LỤC .II

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. V

DANH MỤC CÁC BẢNG. VI

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, PHỤ LỤC.VII

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .9

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.10

6. Những đóng góp của luận án.17

7. Kết cấu của luận án .18

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ

DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. .19

1.1.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp.19

1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.25

1.1.2.1. Khái niệm về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.25

1.1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.27

1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp .31

1.1.2.4. Các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp .36

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP.45

1.2.1. Tổng quan về giá trị doanh nghiệp.45

1.2.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp. .59

1.3. KINH NGHIỆM HOẠCH ĐỊNH CCNV ĐỂ TỐI ĐA HÓA GIÁ TRỊ DOANH

NGHIỆP VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC DN NGÀNH N&BB TẠI VIỆT NAM.63

1.3.1. Kinh nghiệm hoạch định CCNV của các DN thuộc các ngành khác nhau tại các

quốc gia. .63

1.3.2. Kinh nghiệm hoạch định CCNV của các DN thuộc một số ngành tại Việt Nam .65

1.3.3. Những bài học rút ra cho các DN ngành Nhựa và Bao bì niêm yết Việt Nam. .69

pdf232 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng biến động giảm, với tốc độ giảm bình quân đạt 7,33%. Hệ số nợ phải trả của nhóm DN có quy mô nhỏ trong giai đoạn 2012 – 2018 là 23,42%, thấp hơn so với hệ số nợ phải trả của nhóm DN có quy mô trung bình (47,61%), nhóm DN có quy mô lớn (52,67%). Nhóm DN có quy mô trung bình và nhóm DN có quy mô lớn luôn duy trì hệ số nợ cao hơn hệ số nợ trung bình của ngành N&BB và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng lần lượt là 1,77% và 1,96%. Theo tỷ lệ sở hữu nhà nước, hệ số nợ của các DN có tỷ lệ SHNN nhỏ hơn 50% có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tỷ lệ tăng đạt 1,92%. Ngược lại, các DN có tỷ lệ SHNN cao hơn 50% có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2012 – 2018, với tỷ lệ giảm đạt 1,43%. Đặc biệt, năm 2018, hệ số nợ của nhóm DN có tỷ lệ SHNN nhỏ hơn 50% đạt 53,27% và nhóm DN có tỷ lệ SHNN cao hơn 50% đạt 47,62%. Theo địa điểm niêm yết, hệ số nợ của các DN niêm yết trên sàn UPCOM có sự biến động giảm. Các DN N&BB niêm yết trên sàn HNX và HOSE có xu hướng biến động tăng trong giai đoạn 2012 - 2018. Hệ số nợ của DN niêm yết trên sàn HNX, HOSE và UPCOM bình quân trong giai đoạn 2012 – 2018 lần lượt là 50,46%; 46,06% 97 và 39,83%. Nhóm DN niêm yết trên HNX duy trì hệ số nợ phải trả cao hơn nhóm DN niêm yết trên HOSE và UPCOM. Các khoản chiếm dụng vốn cũng là một nguồn vốn của DN. Tuy nhiên, các khoản chiếm dụng vốn là một bộ phận phát sinh tự động trong quá trình SXKD của DN, nó phụ thuộc vào chính sách bán hàng và không được DN huy động trên thị trường tài chính. DN không phải chịu chi phí sử dụng vốn. Khi xem xét CCNV của DN, các khoản chiếm dụng vốn thường không được chú ý đến. Nợ phải trả lúc này thuần túy chỉ là các khoản nợ vay, bao gồm các khoản vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn. Do đó, CCNV của các DN ngành N&BB tại Việt Nam được thể hiện qua hình 2.15. CCNV theo giá trị thị trường của các DN ngành N&BB có sự biến động lớn trong giai đoạn 2012 – 2018. Sự biến động của CCNV được thể hiện rõ qua 2 giai đoạn rõ ràng. Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Hình 2.15: Hệ số nợ vay của các DN ngành N&BB Giai đoạn 2012 – 2016, quy mô các khoản nợ vay và vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường đều tăng lên, đặc biệt là sự gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 36,33%. Nguyên nhân, các DN N&BB đã tăng cường phát hành cổ phiếu thường mới. Số lượng cổ phiếu thường mới phát hành thêm trong giai đoạn 2013 – 2016 đạt mức 171.672.222 cổ phiếu. Đồng thời, giá thị trường chứng khoán bình quân trong giai đoạn này tăng lên từ mức 14.456 đồng năm 2012 tăng liên tục lên mức 28.019 đồng năm 2016. Các DN 98 N&BB cũng tăng quy mô vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn. Tốc độ tăng trưởng nợ vay trong giai đoạn này cũng đạt 21,42%. Dẫn đến, hệ số VCSH theo giá thị trường có xu hướng tăng từ 60,72% năm 2012 lên mức 67,95% năm 2016; đồng thời hệ số nợ vay giảm xuống từ mức 39,28% năm 2012 xuống mức 32,05% năm 2016. Tuy nhiên, sang giai đoạn 2016 – 2018, quy mô vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường giảm xuống, với tốc độ giảm là 12,71%, nhưng quy mô nợ vay lại tăng lên, với tốc độ tăng cao là 33,88% (cụ thể vay ngắn hạn tăng 32,96%, vay dài hạn tăng 35,81%). Điều này làm cho hệ số nợ vay có xu hướng tăng lên từ mức 32,05% năm 2016 lên mức 42,81%, hệ số vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường giảm xuống từ mức 67,95% năm 2016 xuống mức 57,19% năm 2018. Số lượng cố phiếu thường đang lưu hành có xu hướng tăng lên liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018, đạt mức cao nhất bình quân năm 2018 là 24.468.508 cổ phần. Xét chung cho cả giai đoạn 2012 – 2018, quy mô và cả tốc độ tăng trưởng của nợ vay và vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường đều tăng lên. Với xu hướng biến động này, CCNV của DN ngành N&BB năm 2018 là 57% vốn chủ sở hữu và 43% nợ vay. Sự biến động của CCNV của các DN ngành N&BB có sự khác biệt theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô tài sản, tỷ lệ SHNN và địa điểm niêm yết. Bảng 2.8: Hệ số nợ vay theo các tiêu chí phân loại Đơn vị tính: % Lĩnh vực 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 BQ Theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh SXSPBB 34,88 29,64 27,11 28,93 26,45 34,47 38,65 31,45 SXSP Nhựa 42,22 43,63 45,74 37,58 35,79 38,85 45,59 41,34 Theo quy mô tài sản QM Nhỏ 16,72 13,34 13,54 12,07 8,48 15,13 11,63 12,99 QM TB 38,76 36,37 36,45 36,62 34,06 39,07 44,88 38,03 QM Lớn 49,39 51,40 52,05 37,69 37,26 41,74 50,94 45,78 Theo tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc SHTN 37,97 37,06 36,91 32,99 31,30 36,82 43,40 36,64 SHNN 45,61 42,72 44,92 39,59 35,69 38,44 40,00 41,00 Theo địa điểm niêm yết HOSE 41,36 37,93 37,11 32,27 35,35 38,32 47,82 38,59 HNX 44,81 42,46 40,70 39,05 35,72 42,09 48,83 41,95 UPCOM 28,57 31,04 35,49 27,90 23,23 28,01 28,67 28,99 Ngành nhựa&BB 39,28 38,03 38,29 34,12 32,05 37,10 42,81 37,38 Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB 99 Theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Hệ số nợ vay của nhóm DN SXSP bao bì thấp hơn hệ số nợ vay của nhóm DN SXSP Nhựa và của trung bình của ngành N&BB. Hệ số nợ vay nhóm DN SXSP bao bì và DN SXSP nhựa đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018 với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 1,73% và 1,29%. Hệ số nợ vay bình quân của nhóm DN SXSPBB và SXSP nhựa năm 2018 lần lượt là 38,65% và 45,59%, cao hơn mức bình quân của các nhóm DN này trong giai đoạn 2012 - 2018. Theo quy mô tài sản bình quân, trong giai đoạn 2012 – 2018, hệ số nợ vay của các DN có quy mô nhỏ là thấp và có xu hướng biến động giảm, với tốc độ giảm bình quân đạt 5,87%. Hệ số nợ vay bình quân của DN quy mô nhỏ trong giai đoạn 2012 – 2018 là 12,99%, thấp hơn so với hệ số nợ vay bình quân của các DN có quy mô trung bình (38,03%), quy mô lớn (45,78%) và ngành N&BB (37,38%). Những DN có quy mô trung bình và quy mô lớn luôn duy trì hệ số nợ vay cao hơn hệ số nợ trung bình của ngành N&BB và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng lần lượt là 2,47% và 0,52%. Theo tỷ lệ sở hữu nhà nước, hệ số nợ vay của các DN có tỷ lệ SHNN nhỏ hơn 50% có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tỷ lệ tăng đạt 2,25%. Ngược lại, các DN có tỷ lệ SHNN cao hơn 50% có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2012 – 2018, với tỷ lệ giảm là 2,17%. Năm 2018, hệ số nợ vay của nhóm DN có tỷ lệ SHNN nhỏ hơn 50% đạt 43,40% và nhóm DN có tỷ lệ SHNN cao hơn 50% đạt 40,00%. Theo địa điểm niêm yết, hệ số nợ vay của các nhóm DN niêm yết trên sàn UPCOM, HXN và HOSE đều có xu hướng biến động tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018. Hệ số nợ của DN niêm yết trên sàn HNX, HOSE và UPCOM bình quân trong giai đoạn 2012 – 2018 lần lượt là 41,95%; 38,59% và 28,99%. Nhóm DN niêm yết trên HNX duy trì hệ số nợ vay cao hơn nhóm DN niêm yết trên HOSE và UPCOM. Như vậy, sự biến động CCNV của các DN ngành N&BB có xu hướng biến động qua 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 2012 – 2016, CCNV của các DN ngành N&BB biến động theo xu hướng tăng dần hệ số vốn chủ sở hữu và giảm dần hệ số nợ vay. Tuy nhiên, sang giai đoạn 2016 – 2018, CCNV có sự điều chỉnh theo hướng giảm dần hệ số vốn chủ sở hữu và tăng dần hệ số nợ. CCNV theo giá trị sổ sách năm 2018 xoay quanh mức 49% hệ số nợ và 51% hệ số vốn chủ sở hữu. CCNV theo giá trị thị trường 100 năm 2018 xoay quanh mức 43% hệ số nợ và 57% hệ số vốn chủ sở hữu. Các nhóm DN sản xuất sản phẩm bao bì, DN có quy mô nhỏ, DN thuộc sở hữu tư nhân và nhóm DN niêm yết trên UPCOM duy trì hệ số nợ thấp hơn so với nhóm DN sản xuất sản phẩm nhựa, DN có quy mô trung bình và lớn, DN thuộc sở hữu nhà nước. Đặc biệt nhóm DN niêm yết trên UPCOM và nhóm DN có quy mô nhỏ có hệ số nợ theo giá trị sổ sách duy trì thấp, bình quân trong giai đoạn 2012 – 2018 đạt lần lượt là 39,83% và 41,01%, thấp hơn nhiều so với các nhóm DN khác. Cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng của nhóm DN quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn. 2.2.1.1. Cơ cấu nợ phải trả * Theo thời hạn sử dụng nợ Hình 2.16 cho thấy, về quy mô các khoản nợ phải trả, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của các DN ngành N&BB tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng trưởng nợ bình quân hàng năm lần lượt là 22,39%; 19,08%; và 35,51%. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nợ phải trả, với tỷ trọng bình quân đạt 87,88%. Nhóm các DN SXSP bao bì; các DN có quy mô nhỏ, các DN có tỷ lệ SHNN dưới 50% và nhóm DN niêm yết trên sàn HNX có tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nợ phải trả là rất cao, lần lượt là 92,38%; 96,48%; 88,78% và 89,60%. Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Hình 2.16: Cơ cấu nợ phải trả theo thời gian sử dụng nợ Theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Hệ số nợ ngắn hạn của nhóm DN SXSP bao bì và nhóm DN SXSP nhựa đều có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2014 – 2016 101 và tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018. Năm 2016, hệ số nợ ngắn hạn của 2 nhóm DN này gần bằng nhau (37%). Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng quy mô nợ ngắn hạn cao, nhóm DN SXSP bao bì có hệ số nợ ngắn hạn đạt 43,11% năm 2018, cao hơn mức 40,95% của nhóm DN SXSP nhựa. Theo quy mô tài sản bình quân, Đối với nhóm DN có quy mô nhỏ, hệ số nợ ngắn hạn giảm xuống trong giai đoạn 2012 – 2015 và tăng lên trong giai đoạn 2015 – 2018 và duy trì hệ số nợ ngắn hạn (bình quân trong giai đoạn 2012 – 2018 đạt 21,94%) thấp hơn so với nhóm DN có quy mô trung bình và quy mô lớn. Nhóm DN có quy mô lớn, hệ số nợ ngắn hạn có sự biến động lớn trong giai đoạn 2012 – 2018. Hệ số nợ ngắn hạn của nhóm DN quy mô trung bình có xu hướng biến động tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, tỷ lệ tăng là 3,07%. Theo tỷ lệ sở hữu nhà nước, Nhóm DN thuộc sở hữu nhà nước duy trì hệ số nợ ngắn hạn cao hơn nhóm DN sở hữu tư nhân và mức trung bình của ngành N&BB. Hệ số nợ ngắn hạn của nhóm DN thuộc SHNN giảm xuống trong giai đoạn 2012 – 2014, tăng lên nhanh trong giai đoạn 2014 – 2018, từ mức 42,73% năm 2014 tăng lên mức 48,54% năm 2018, hệ số nợ ngắn hạn bình quân trong giai đoạn 2012 – 2018 đạt 45,25%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, rủi ro tài chính và giá trị của DN. Đối với nhóm DN thuộc SHTN, hệ số nợ ngắn hạn giảm xuống trong giai đoạn 2014 – 2016, và tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018, hệ số nợ ngắn hạn bình quân trong giai đoạn 2012 – 2018 đạt 38,18%. Theo địa điểm niêm yết, các DN niêm yết tại UPCOM duy trì hệ số nợ ngắn hạn thấp hơn so với các DN niêm yết trên HNX và HOSE. Nhóm DN niêm yết trên HNX duy trì hệ số nợ ngắn hạn cao hơn 2 nhóm DN niêm yết trên HOSE và UPCOM và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018. Như vậy, qua phân tích cơ cấu nợ phải trả cho thấy, quy mô nợ phải trả và hệ số nợ có xu hướng biến động tăng liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018. Hệ số nợ bình quân giai đoạn 2012 - 2018 đạt 46,29%. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nợ phải trả, bình quân đạt 87,88%. Việc sử dụng phần lớn nợ ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu vốn của DN sẽ gây áp lực lên khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến dòng tiền và qua đó tác động tiêu cực đến giá trị DN. 102 * Theo tính chất các khoản nợ - Theo cách tiếp cận về giá trị sổ sách, nợ phải trả của DN gồm các khoản nợ vay (bao gồm vay ngắn hạn; vay dài hạn), đây là các khoản nợ mà DN phải trả phí và các khoản nợ chiếm dụng, đây là các khoản nợ mà DN không phải trả phí.. Trong giai đoạn 2012 – 2018, tỷ trọng nợ có phí bình quân đạt 28,67% và có xu hướng tăng lên từ mức 26,56% năm 2012 lên mức 31,37% năm 2018, với tốc độ tăng trưởng đạt 2,81%. Tỷ trọng nợ chiếm dụng bình quân đạt 17,62% và tốc độ tăng trưởng giảm 1,28% trong giai đoạn 2012 – 2018. Các DN ngành N&BB đang duy trì quy mô nợ có phí cao hơn quy mô nợ chiếm dụng. Các khoản nợ vay có phí bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn. Các khoản vay ngắn hạn có quy mô lớn và có xu hướng tăng cao liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng bình quân 22,41% và cao gấp 2 lần vốn vay dài hạn trong giai đoạn 2016 – 2018. Trong CCNV của DN ngành N&BB, tỷ trọng vay ngắn hạn cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012 – 2018, đặc biệt tăng trong giai đoạn 2016 – 2018 và đạt đỉnh tại mức 25,01% năm 2018. Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Hình 2.17: Cơ cấu nợ phải trả theo giá trị sổ sách Quy mô các khoản nợ ngắn hạn chiếm dụng cũng ở mức cao và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,01%. Quy mô nợ ngắn hạn chiếm dụng cao hơn các khoản vay nợ dài hạn trong giai đoạn 2012 – 2017. 103 Các khoản nợ dài hạn chiếm dụng có quy mô và tỷ trọng thấp trong CCNV của DN. Tỷ trọng vay dài hạn luôn duy trì thấp hơn 10% và có xu thế giảm đi trong giai đoạn 2017 – 2018. Như vậy, duy trì CCNV với các khoản nợ vay có phí, đặc biệt nợ vay ngắn hạn cao sẽ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN, từ đó ảnh hưởng đến giá trị của DN. - Theo cách tiếp cận về giá trị thị trường, nợ phải trả của DN gồm các khoản nợ vay ngắn hạn và các khoản nợ vay dài hạn. Hình 2.18 cho thấy, hệ số nợ vay và hệ số nợ vay ngắn hạn có sự biến động có nét tương đồng với nhau. Sự biến động của hệ số nợ vay và hệ số nợ vay ngắn hạn ngược chiều với sự biến động của hệ số nợ vay dài hạn. Nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cao hơn so với các khoản nợ vay dài hạn. Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Hình 2.18: Cơ cấu nợ phải trả theo giá trị thị trƣờng Trong giai đoạn 2012 – 2016, quy mô các khoản nợ vay ngắn hạn và các khoản nợ vay dài hạn đều có xu hướng tăng, với tỷ lệ tăng bình quân lần lượt là 17,46% và 32,76%. Dẫn đến quy mô nợ vay tăng lên, với tỷ lệ tăng bình quân đạt 21,42%. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng cao của quy mô vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 36,33%, làm cho hệ số nợ vay và hệ số nợ vay ngắn hạn có xu hướng biến động giảm xuống, với tỷ lệ giảm bình quân lần lượt là 4,96% và 6,76%. Hệ số nợ vay dài hạn có xu hướng biến động tăng lên, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 104 đạt 0,97%. Diễn biến này cho thấy rủi ro tài chính có biểu hiện giảm, độ vững mạnh tài chính có xu hướng tăng lên. Sang giai đoạn 2016 – 2018, quy mô các khoản nợ vay ngắn hạn, các khoản nợ vay dài hạn tiếp tục có xu hướng biến động tăng lên, với tỷ lệ tăng bình quân là 32,96% và 35,81%. Quy mô các khoản nợ vay cũng gia tăng, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 33,88%. Tuy nhiên, quy mô vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường có xu hướng biến động giảm xuống, do giá trị thị trường bình quân của cổ phiếu các DN ngành N&BB có xu hướng giảm xuống. Điều này đã có tác động làm hệ số nợ vay và hệ số nợ vay ngắn hạn tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018, với tỷ lệ tăng bình quân là 15,57% và 22,32%. Hệ số nợ vay dài hạn có biến động giảm xuống, với tỷ lệ giảm bình quân là 5%. Xét trong cả giai đoạn 2012 – 2018, quy mô nợ vay, nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn và quy mô vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường có sự biến động tăng, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân cao. Do đó, hệ số nợ vay và hệ số nợ vay ngắn hạn có biến động tăng lên, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân lần lượt là 1,45% và 2,07%. Hệ số nợ vay dài hạn có biến động giảm xuống, với tỷ lệ giảm bình quân là 1,06%. Điều này cho thấy, rủi ro tài chính có biểu hiện tăng, độ vững mạnh tài chính suy giảm. 2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu của các DN ngành N&BB tăng đều trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng bình quân là 14,50%. Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Hình 2.19: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu 105 Sự gia tăng này có sự đóng góp của tăng trưởng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu (14,55%); lợi nhuận chưa phân phối (14,67%); tăng trưởng các quỹ và kinh phí khác (14,56%). Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành phần lớn từ vốn đầu tư của chủ sở hữu và các quỹ khác của DN. Trong giai đoạn 2012 – 2018, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn bình quân là 31,02%; tiếp theo là tỷ trọng các quỹ và kinh phí khác trên tổng nguồn vốn là 15,77%; tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối trên tổng nguồn vốn là 6,83%. Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu có sự điều chỉnh giảm trong giai đoạn 2012 – 2018, từ mức 54,54% năm 2012, giảm xuống mức 51,41% năm 2018. Kết quả phân tích cho thấy, nhóm các DN SXSP nhựa; nhóm các DN có quy mô lớn; nhóm các DN thuộc SHTN; nhóm các DN niêm yết trên HOSE có quy mô vốn đầu tư của chủ sở hữu cao, và với tốc độ tăng trưởng cao, lần lượt là 15,68%; 20,01%; 15,51% và 20,41%. Điều này cho thấy, các nhóm DN này dễ dàng huy động nguồn vốn chủ sở hữu từ bên ngoài hơn nhóm các DN quy mô nhỏ; nhóm các DN thuộc SHNN, nhóm các DN niêm yết trên sàn UPCOM. 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn Quy mô NVTX và NVTT đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 18,24% và 19,08%. Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Hình 2.20: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn Trong giai đoạn 2012 – 2018, các DN ngành N&BB duy trì CCNV theo góc độ thời gian huy động và sử dụng vốn ổn định, với hệ số NVTX là 60% và hệ số NVTT là 40%. Tuy nhiên, CCNV theo thời hạn huy động và sử dụng vốn đang có xu hướng 106 điều chỉnh tăng dần hệ số NVTT và giảm dần hệ số NVTX trong giai đoạn 2016 – 2018, CCNV năm 2018 đạt tỷ lệ 41,82% NVTT và 58,18% NVTX. Sự biến động của CCNV theo thời hạn huy động và sử dụng vốn của các DN ngành N&BB có sự khác biệt theo lĩnh vực SXKD, quy mô tài sản và địa điểm niêm yết. Bảng 2.9: Hệ số nguồn vốn thƣờng xuyên theo các tiêu chí phân loại Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 BQ Theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh SXSPBB 58,21 58,49 60,81 62,78 62,94 61,81 56,89 60,28 SXSP Nhựa 62,98 60,28 58,29 61,64 62,91 60,31 59,05 60,78 Theo quy mô tài sản QM Nhỏ 68,90 72,33 79,88 82,62 81,49 80,93 80,28 78,06 QM TB 61,08 59,54 59,29 60,28 59,88 58,37 53,46 58,84 QM Lớn 57,92 54,52 51,08 57,69 61,89 58,23 59,27 57,23 Theo tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc SHTN 62,44 60,42 59,75 63,25 64,66 62,45 59,58 61,79 SHNN 54,44 55,44 57,12 56,49 54,55 53,46 51,46 54,71 Theo địa điểm niêm yết HOSE 63,59 61,59 61,20 67,10 66,25 62,93 57,93 62,94 HNX 58,02 56,24 55,76 55,87 56,46 55,69 53,32 55,91 UPCOM 63,68 63,08 63,25 67,54 70,27 67,45 66,20 65,92 Ngành N&BB 61,07 59,57 59,30 62,09 62,92 60,91 58,18 60,58 Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Theo quy mô tài sản bình quân, xét về quy mô, quy mô NVTX của nhóm DN có quy mô lớn cao hơn bình quân 5,38 lần so với quy mô NVTX cả nhóm DN có quy mô nhỏ và trung bình trong giai đoạn 2012 - 2018, đặc biệt năm 2018, cao gấp 8,82 lần. Như vậy, DN có quy mô lớn có quy mô NVTX cao, tài trợ cho nhu cầu vốn dài hạn của DN. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng, nhóm DN có quy mô nhỏ duy trì hệ số NVTX (78,06% trong giai đoạn 2012 – 2018) cao hơn so với hệ số NVTX của nhóm DN có quy mô trung bình (58,84%) và lớn (57,23%). Theo tỷ lệ sở hữu nhà nước, quy mô NVTX của nhóm DN có tỷ lệ SHNN dưới 50% trong giai đoạn 2012 – 2018 cao hơn bình quân 3,38 lần so với quy mô NVTX của nhóm DN thuộc SHNN. Cho thấy, nhóm DN SHTN sử dụng phần lớn nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Quy mô NVTX của nhóm DN có tỷ lệ SHNN dưới 50% tăng cao và liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng 107 trưởng bình quân đạt 19,38%. Đối với nhóm DN thuộc SHNN, quy mô NVTX không có sự biến động lớn, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2012 – 2018 đạt 1,6%. Về CCNV, hệ số NVTX của cả 2 nhóm DN có sự điều chỉnh giảm xuống trong giai đoạn 2016 – 2018. Hệ số NVTX của nhóm DN thuộc SHNN điều chỉnh giảm xuống liên tục trong giai đoạn 2014 – 2018, và thấp hơn so với nhóm DN có tỷ lệ SHNN dưới 50% và của ngành N&BB. Theo địa điểm niêm yết, nhóm DN niêm yết trên HOSE và HNX có tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn thường xuyên cao trong giai đoạn 2012 – 2018, lần lượt đạt mức 20,59% và 23,41%. Tuy nhiên, nhóm DN niêm yết trên HOSE có quy mô NVTX rất cao, bình quân gấp 2,16 lần nhóm DN niêm yết trên HNX và gấp 3 lần nhóm DN niêm yết trên UPCOM trong giai đoạn 2012 – 2018. Xét về CCNV, hệ số NVTX của nhóm DN niêm yết trên HOSE và UPCOM duy trì ở mức cao, lần lượt đạt 62,94% và 65,92% trong giai đoạn 2012 – 2018. 2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn Quy mô NVBT và NVBN đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 16,42% và 19,02%. Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Hình 2.21: Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn Quy mô NVBN có giá trị lớn gấp bình quân 4,23 lần so với quy mô NVBT. Xét về cơ cấu, trong giai đoạn 2012 – 2018, các DN ngành N&BB có CCNV ổn định, với 108 cơ cấu NVBN là 83,35% và NVBT là 16,65%. Nguồn vốn bên ngoài của các DN ngành N&BB chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của DN và có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2012 – 2018. Sự biến động của CCNV theo phạm vi huy động vốn của các DN ngành N&BB có sự khác biệt theo lĩnh vực SXKD, quy mô tài sản và địa điểm niêm yết. Bảng 2.10: Hệ số nguồn vốn bên ngoài theo các tiêu thức phân loại Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 BQ Theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh SXSPBB 80,33 78,18 77,21 76,37 77,28 80,06 80,24 78,52 SXSPNhựa 87,13 87,01 87,58 86,45 85,85 86,27 85,73 86,57 Theo quy mô tài sản QM Nhỏ 73,10 73,48 71,21 71,80 71,01 69,93 72,23 71,82 QM TB 88,46 86,54 86,54 85,83 85,76 87,60 87,08 86,83 QM Lớn 80,42 81,05 81,80 79,51 79,97 81,32 80,61 80,67 Theo tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc SHTN 84,07 83,29 82,97 81,36 81,46 83,08 82,89 82,73 SHNN 86,04 84,40 85,68 87,55 87,09 87,17 86,65 86,37 Theo địa điểm niêm yết HOSE 83,49 81,75 80,69 81,35 81,56 86,00 88,10 83,28 HNX 85,38 83,91 83,44 81,93 83,27 84,36 83,50 83,68 UPCOM 83,69 84,35 85,88 84,18 81,84 80,87 79,48 82,90 Ngành N&BB 84,41 83,48 83,43 82,42 82,42 83,78 83,53 83,35 Nguồn: Tính toán của NCS từ BCTC của các DN Nhựa và BB Theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô NVBN của nhóm DN SXSP Nhựa và SXSP bao bì đều có xu hướng tăng, với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 13,28% và 20,27% trong giai đoạn 2012 - 2018. Nhóm DN SXSP Nhựa có quy mô NVBN cao gấp 3,41 lần so với nhóm DN SXSP bao bì. Tuy nhiên, hệ số NVBN có sự giảm nhẹ trong giai đoạn 2012 – 2018. Hệ số NVBN bình quân của nhóm DN SXSP Nhựa và SXSP bao bì lần lượt là 78,52% và 85,57%. Theo quy mô tài sản bình quân, quy mô NVBN của nhóm DN có quy mô lớn, quy mô trung bình tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018. Nhóm DN có quy mô lớn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bên ngoài rất cao, bình quân đạt 25,10% trong giai đoạn 2012 – 2018. Đặc biệt, nhóm DN quy mô lớn có quy mô gấp 5,17 lần nhóm DN quy mô trung bình và gấp 33,33 lần nhóm DN có quy mô nhỏ. Như vậy, có sự chênh lệch 109 rất lớn về quy mô NVBN giữa các nhóm DN. Nhóm DN có quy mô lớn có khả năng huy động NVBN cao hơn nhóm DN khác. Xét về cơ cấu, hệ số NVBN của nhóm DN có quy mô nhỏ và trung bình đều giảm xuống. Hệ số NVBN của nhóm DN có quy mô lớn lại tăng nhẹ. Tuy nhiên, nhóm DN có quy mô trung bình đang duy trì hệ số NVBN lớn nhất, bình quân đạt 86,83%, cao hơn nhóm DN quy mô nhỏ và quy mô lớn.Theo tỷ lệ sở hữu nhà nước, quy mô NVBN của nhóm DN có tỷ lệ SHNN dưới 50% trong giai đoạn 2012 – 2018 cao hơn bình quân 2,14 lần so với quy mô NVBN của nhóm DN thuộc SHNN. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng NVBN của nhóm DN SHTN là cao, bình quân đạt 20,84% trong giai đoạn 2012 – 2018. Sự ra tăng về quy mô NVBN đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn 2015 – 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 30,36%. Trong khi đó, nhóm DN thuộc SHNN có sự tăng trưởng quy mô NVBN thấp, đạt 2,24% và quy mô NVBN tương đối ổn định trong giai đoạn 2012 – 2018. Cho thấy, nhóm DN SHTN có khả năng huy động NVBN lớn hơn nhóm DN thuộc SHNN. Về CCNV, hệ số NVBN của cả 2 nhóm DN đều duy trì ở mức khá cao. Nhóm DN thuộc SHNN luôn duy trì tỷ trọng NVBN cao hơn nhóm DN thuộc SHTN. Theo địa điểm niêm yết, nhóm DN niêm yết trên HOSE và HNX có tốc độ tăng trưởng quy mô NVBN cao trong giai đoạn 2012 – 2018, lần lượt đạt mức 23,24% và 24,36%. Nhóm DN niêm yết trên HOSE có quy mô NVBN cao, bình quân gấp 1,75 lần nhóm DN niêm yết trên HNX và gấp 2,14 lần nhóm DN niêm yết trên UPCOM trong giai đoạn 2012 – 2018. Xét về CCNV, hệ số NVBN của nhóm DN niêm yết trên HOSE tăng 0,9% trong giai đoạn 2012 – 2018, đặc biệt có sự tăng lên mạnh trong giai đoạn 2016 – 2018, đạt 3,93%. Hệ số NVBN của nhóm DN niêm yết trên HNX và UPCOM giảm đi trong giai đoạn 2012 – 2018. 2.2.4. Giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành Nhựa và Bao bì niêm yết. Chỉ số Tobin’sQ tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, từ mức 0,87 năm 2012 lên mức 0,90 năm 2018. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Tobin’sQ biến đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_co_cau_nguon_von_den_gia_tri_doanh_nghi.pdf
Tài liệu liên quan