Luận án Tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1.1. Các nghiên cứu của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, các nhà

kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà kinh tế học hiện đại

và các nhà nghiên cứu Việt Nam 6

1.2. Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước Cộng hoà

dân chủ nhân dân Lào 25

1.3. Những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu 27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG 28

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 28

2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - cơ sở khách quan về sự

tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng 47

Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN

DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 63

3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63

3.2. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng

ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2000-2013 76

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY

NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG

TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN

QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

ĐẾN NĂM 2020 112

4.1. Một số dự báo xu hướng phát triển và tác động của kinh tế thị

trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

trong thời gian đến năm 2020 112

4.2. Những quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn

chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với nền quốc

phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đến 2020 121

4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn

chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền quốc

phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 128

KẾT LUẬN 159

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf174 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng tham gia tích cực vào phát triển bảo vệ an ninh biên giới. Năng suất lao động tăng là cơ sở để củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị, tạo điều kiện thực hiện các chính sách xã hội chăm lo đến đời sống của lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh biên giới. Sự phát triển của sản xuất tạo khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, một mặt phát triển sản xuất, mặt khác tạo ra các điều kiện để nâng cao trình độ nhận thức, bảo vệ sức khoẻ của người lao động, giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội; đồng thời tạo ra điều kiện để nắm bắt âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, đảm bảo huy động, phối hợp kịp thời, cơ động nhanh lực lượng quân sự, kinh tế duy trì sự ổn định về mọi mặt trong mọi tình huống có thể xảy ra. 79 Về yếu tố kinh tế - kỹ thuật: Nền KTTT vừa phải phát triển trên cơ sở vật chất kỹ thuật cao, vừa có khả năng tạo ra LLSX đó. Cho nên, với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại từng bước được ứng dụng vào sản xuất trong nền KTTT, chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, số lượng, chủng loại phong phú, đủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Điều đó, có ý nghĩa rất lớn chống lại cuộc chiến tranh kinh tế, gây mất ổn định của các thế lực thù địch đối với biên giới quốc gia. Sự phát triển của LLSX, đặc biệt là quá trình ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể sản xuất được các loại sản phẩm phục vụ cho công trình phòng thủ biên giới ngày càng chặt chẽ có hiệu quả chống lại sự tấn công quy mô lớn xâm phạm biên giới lãnh thổ bằng lực lượng quân sự của đối phương. Thứ ba, KTTT tạo ra các biện pháp bảo vệ an ninh biên giới. Xét trên tổng thể trong mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì sự phát triển của KTTT là sự củng cố, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng, tạo ra cơ sở vững chắc về kinh tế, chính trị cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới. Ở từng phạm vi từng lĩnh vực, sự phát triển của KTTT cũng chính là tăng cường củng cố bảo vệ an ninh biên giới. Trước hết, các chủ thể sản xuất, kinh doanh phải tự lo việc sản xuất, cung ứng lao động, vật tư, tài chính trên thị trường. Đó là quá trình cạnh tranh rất gay gắt và luôn luôn có sự biến đổi, người nào nhanh chóng thích ứng thì người đó tồn tại và phát triển. Ngược lại, sẽ bị thất bại. Đây chính là biện pháp "tự nhiên" để loại bỏ những cơ sở kinh tế yếu kém đảm bảo sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời cũng là biện pháp để thực hiện sự bình đẳng của xã hội. Trong nền KTTT, yếu tố cơ bản là giá cả thị trường. Những yếu tố này có tác động rất lớn đối với vấn đề phát triển KT-XH theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nhà nước có thể sử dụng các công cụ về giá cả thị trường, tài chính để điều chỉnh sự phát triển của từng ngành, từng vùng đảm bảo sự phát triển nhịp nhàng trong toàn bộ nền kinh tế. 80 Phát triển KTTT còn đòi hỏi phải bố trí lại cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện của từng vùng phát huy được lợi thế sẵn có của địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế gắn liền với bố trí lại cơ cấu dân cư. Quá trình đó vừa tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, vừa hình thành nên thế trận nhân dân để bảo vệ an ninh biên giới. Trong nền KTTT, các thành phần kinh tế gắn rất chặt với các yếu tố của sản xuất, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của sản xuất phụ thuộc rất lớn vào nguồn và tính ổn định của các yếu tố đó. Để đảm bảo sự phát triển bình thường và có hiệu quả, các thành phần kinh tế tự giác tìm cách bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình. Quá trình đó, cũng là quá trình các thành phần kinh tế tự giác tham gia bảo vệ an ninh biên giới. Vì vậy, với tư cách quản lý nhà nước cần phải có biện pháp gắn chặt lợi ích của các thành phần kinh tế với bảo vệ an ninh biên giới. Thực hiện phát triển KTTT, các cơ sở kinh tế và hàng hoá nước ngoài sẽ có cơ hội để tràn vào đe doạ lợi ích của các thành phần kinh tế và sự tồn tại của hàng hoá trong nước. Trước tình hình đó, ngoài các biện pháp về tài chính, các quy định thoả thuận giữa hai nhà nước thì không có cách nào khác các cơ sở kinh tế trong nước phải tìm biện pháp cải tiến kỹ thuật, phát huy các lợi thế có sẵn để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá bảo vệ lợi ích của dân tộc. Các biện pháp để phát triển sản xuất cũng có thể coi là những biện pháp để bảo vệ an ninh biên giới. 3.2.1.2. Kinh tế thị trường thúc đẩy khoa học - công nghệ của đất nước phát triển tạo tiền đề quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng Thông qua tác động của các quy luật KTTT, quá trình phát triển KTTT định XHCN ở CHDCND Lào có tác dụng thúc đẩy sự phát triển KH-CN - một động lực của CNH, HĐH. Từ đó từng bước tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng lao động KH-CN cho CNXH, nhằm giải quyết thắng lợi các mục tiêu KT-XH và tăng cường SMQP của đất nước. 81 Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là chìa khoá trọng yếu quyết định thành công của sự phát triển. Với chiến lược phát huy nguồn lực con người, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách trong gần 30 năm qua, CHDCND Lào đã có một đội ngũ cán bộ khoa học khá dồi dào tốt nghiệp đại học, có trình độ sau đại học như: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Trong nước đã có hệ thống các nhà trường (ngoài và trong LLVT) ở các bậc: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề. Riêng trong LLVT gồm: Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản, Học viện Hậu cần - Kỹ thuật, Học viện Sĩ quan lục quân, Học viện An ninh, Trường Quân y... Hình thức đào tạo chính quy có hệ thống nguồn nhân lực cho KH-CN cũng như các hình thức đào tạo khác nhau ở nhiều bậc đào tạo đã bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm thúc đẩy KH-CN phát triển. Với đội ngũ cán bộ khoa học cũng như hệ thống giáo dục đào tạo nói trên nếu đem so với khu vực và thế giới thì xếp vào loại thấp. Song có thể nói, gần 30 năm đổi mới CHDCND Lào đã tạo ra đội ngũ cán bộ khoa học khá đông đảo, bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, đội ngũ cán bộ khoa học này đang từng bước chiếm lĩnh và làm chủ trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong sản xuất cũng như đời sống. Bên cạnh sự phát triển của KH-CN quốc gia thì KH-CN quân sự cũng từng bước phát triển mà đội ngũ KH-CN đó đã được đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, đặc biệt phần lớn là đã được sự giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng ở CHXHCN Việt Nam. Đội ngũ cán bộ KH-CN quân sự của toàn quân là tiềm lực to lớn trong quá trình xây dựng quân đội, trực tiếp tác động đến sức mạnh chiến đấu của nền QPTD nói chung, của quân đội nói riêng. Chính sự phát triển của KH-CN đất nước đã tạo điều kiện cho KH-CN quân sự phát triển theo và chính sự phát triển của KH-CN quân sự lại tác động trở lại đối với KH-CN đất nước, từ đó nảy sinh 82 sự hợp tác, liên kết, hình thành các tổ hợp quân sự. Các ngành KH-CN ngày càng gắn bó hơn với sản xuất, tính khả thi của các công trình nghiên cứu khoa học ngày càng cao hơn, sát thực hơn, nhiều công trình được đưa vào ứng dụng trong thực tế có hiệu quả hơn. Thứ hai, KH-CN thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững KH-CN đã góp phần to lớn vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong các ngành sản xuất, kinh doanh. "Khoa học - công nghệ là yếu tố cơ bản trong phát triển LLSX và nâng cao năng suất lao động xã hội ngày càng cao, không có thành công nào tránh khỏi sự ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ" [69, tr.25]. Những tiến bộ của KH-CN đất nước đã góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm làm khoa học cao, hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh. Trong Tạp chí SAYO Laos, số 16 thang 1 năm 2006, thành tựu 30 năm nước CHDCND Lào chỉ cho thấy: cả nước có 15.000 hệ thống thuỷ lợi, năm 1976 chỉ có 100 xí nghiệp và thủ công nghiệp, đến năm 2005 có tới 26.200 xí nghiệp và thủ công nghiệp, 11 nhà máy thuỷ điện với công suất tất cả 1,541 triệu KW tăng lên từ 247 triệu KW của năm 1975 [73, tr.22]. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng phát triển, nhiều cây, con giống mới ra đời như vịt, gà siêu thịt, siêu trứng, lợn hướng nạc. Bên cạnh sự phát triển của những ngành trên, ở các ngành khác như: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, việc ứng dụng những thành tựu của KH-CN mới cũng đã đưa lại những kết quả khả quan. Kinh tế thị trường thúc đẩy KH-CN phát triển tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho tăng cường SMQP. Qua đó, dưới sự tác động của KH-CN làm cho nền kinh tế đất nước phát triển theo. Qua tổ chức thực hiện từ kế hoạch phát triển KT-XH đất nước 5 năm lần II (1986-1990) đến kế hoạch 5 năm lần VI (2006- 2010) là giai đoạn quản lý theo CCTT có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng GDP có bước phát triển, tỉ lệ ngành chiếm trong GDP có bước phát triển theo hướng CNH, HĐH. 83 Thứ ba, KH-CN phát triển góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước đối với nền quốc phòng Cùng với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn cũng đã phát triển, nhiều vấn đề lý luận ngày càng được làm sáng tỏ hơn đã góp phần đáng kể vào xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật... của Đảng và Nhà nước. Khoa học xã hội nhân văn trong những năm qua đã được sử dụng có kết quả trong quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội và nhân văn quân sự mấy năm qua đã phát triển. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quân sự được hình thành và đang từng bước làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước và quân đội về những vấn đề mà thực tế hoạt động quốc phòng đặt ra. Khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần tổng kết thực tiễn từng bước đi sâu vào những vấn đề lớn của khu vực và toàn cầu, giải quyết về lý luận và thực tiễn xây dựng đất nước. Đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối chiến lược, chính sách phát triển KT-XH. Điều đó không chỉ làm tăng tính hiệu quả trong quyết sách về lãnh đạo, quản lý mà quan trọng hơn từ các luận cứ khoa học đã góp phần nâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân. Khoa học tự nhiên đã phục vụ trực tiếp cho sự phát triển KH-CN, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh bảo vệ môi trường bảo đảm an ninh quốc phòng trên cơ sở tập trung phát triển những ngành mũi nhọn như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá. Từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ của đất nước so với các nước trong khu vực. KH-CN phát triển đã tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết tốt các vấn đề xã hội cho phép đáp ứng tốt các nhu cầu hoạt động quốc phòng, tăng cường SMQP. 84 3.2.1.3. Kinh tế thị trường tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng môi trường chính trị, xã hội lành mạnh tạo tiền đề quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, vững chắc trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện nâng cao đời sống người lao động, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, công bằng. Trong mấy năm qua Đảng và Nhà nước đã từng bước cải cách hệ thống tiền lương, bậc lương cho người lao động góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần. KTTT phát triển, thu nhập của người lao động tăng lên, số hộ nghèo trong cả nước giảm đáng kể: năm 2000 số hộ nghèo chiếm 39% tổng số hộ trong cả nước [50, tr.10], năm 2005 chỉ còn 28,7% [37, tr.55] và đến năm 2007 giảm xuống còn 22,3% (bình quân giảm khoảng 3%/năm) [35, tr.15]. Trong năm 2000, tổng số hộ nghèo cả nước là 304.100 hộ, đến năm 2005 giảm xuống chỉ còn 137.500 hộ bằng 90% của kế hoạch (kế hoạch 5 năm là 150.000 hộ) [37, tr.41]. Đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 20,4% [60, tr.61]. Vấn đề nghèo và kém phát triển là vấn đề toàn thế giới đang quan tâm, trong đó CHDCND Lào cũng là một nước kém phát triển trên thế giới. Nhìn lại khoá 1992-1993 số hộ nghèo chiếm đến 45% tổng số hộ trong cả nước. Vì vậy, công việc giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhân dân là vấn đề Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Kinh nghiệm của sự thành công trong giải quyết vấn đề nghèo của hộ gia đình đã được khẳng định: Việc giải quyết vấn đề nghèo của nhân dân phải tiến hành gắn chặt với phát triển nông thôn cũng như xây dựng "làng" và "cụm làng phát triển". Giải quyết vấn đề nghèo, no đủ và sự giàu có của hộ gia đình là công việc trung tâm của sự phát triển nông thôn mà phải kết hợp vấn đề nghèo của hộ gia đình với vấn đề nghèo của dân chúng (của làng) [59, tr.46]. 85 Đảng và Nhà nước coi việc xây dựng cơ sở chính trị và phát triển nông thôn làm trọng tâm, kết hợp chấm dứt phá rừng làm rẫy, giao đất, giao rừng, bố trí nơi làm ăn cố định cho nhân dân và chấm dứt trồng cây thuốc phiện, xây dựng kết cấu hạ tầng. Khoá năm 2000-2002 Chính phủ đã sử dụng 1.713 tỷ Kíp bằng 41% vốn nhà nước vào giải quyết vấn đề nghèo, trong đó có vốn trong nước 910 tỷ Kíp. Kết quả là số hộ nghèo giảm từ 266 nghìn hộ khoá 2000-2001 xuống 253 nghìn hộ khoá 2001-2002, trong đó miền Bắc có 119.000 hộ, miền Trung 83.000 hộ và miền Nam 51.000 hộ nghèo. Diện tích rẫy đã giảm 19.000 ha từ 93.900 ha khoá 2000-2001 xuống 74.500 ha khoá 2001-2002. Diện tích trồng cây thuốc phiện giảm từ 19.052 ha năm 2000 xuống chỉ còn 14.052 ha năm 2002. Khoá năm 2003-2004 chính phủ đã tập trung vào việc xoá vấn đề nghèo của nhân dân trong từng miền. Miền Bắc là miền nghèo nhất trong CHDCND Lào. Đã xoá 21.000 hộ nằm trong 24 huyện nghèo. Xoá 13.100 ha phá rừng làm rẫy trồng lúa và 4.000 ha trồng cây thuốc phiện. Nhà nước sử dụng nguồn vốn 483 tỷ Kíp, trong đó vốn trong nước 151 tỷ Kíp và vốn nước ngoài 332 tỷ Kíp, vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ cho nhân dân trong SXHH. Miền Trung là miền trồng trọt, chăn nuôi. Khoá năm 2003-2004 đã xoá vấn đề nghèo của nhân dân 21.500 hộ năm trong 15 huyện nghèo. Chấm dứt phá rừng làm rẫy 3.100 ha và 582 ha diện tích trồng cây thuốc phiện. Nhà nước đầu tư tất cả 530 tỷ Kíp, trong đó vốn trong nước 214 tỷ Kíp và vốn đầu tư nước ngoài 317 tỷ Kíp. Miền Nam là vựa lúa của đất nước. Ở miền này đã xoá 7.300 hộ năm trong 8 huyện nghèo, giảm bớt diện tích phá rừng làm rẫy 2000 ha do vốn đầu tư nhà nước 183 tỷ Kíp, trong đó 72 tỷ Kíp là vốn trong nước và 111 tỷ Kíp là vốn nước ngoài [34]. 86 Khoá năm 2004-2005 CHDCND Lào đã tổ chức thực hiện được nhiều dự án về xoá bỏ vấn đề nghèo của nhân dân như: y tế, giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng... Đến năm 2005 Nhà nước cùng với nhân dân đã lập "quỹ phát triển làng", trong đó có vốn hỗ trợ của Nhà nước 25 tỷ Kíp vào việc phát triển 47 huyện nghèo nhất trong toàn quốc [37]. Khoá 2009-2010 đã hoàn thành việc lập kế hoạch phát triển 133 cụm làng trong 69 huyện nghèo. Chính phủ đã sử dụng ngân sách giảm nghèo gồm 491 dự án với tổng giá trị 124 tỷ Kíp [60, tr.61]. Với kết quả trên, sau gần 30 năm đổi mới, KTTT định hướng XHCN đã phát triển và góp phần giải quyết nhiều vấn đề về đời sống KT-XH của nhân dân, thu nhập của người lao động trong cả nước ở hầu hết các vùng đều tăng, do đó góp phần vào việc ổn định xã hội, xây dựng môi trường chính trị, văn hoá lành mạnh. Sự củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ góp phần xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tăng cường SMQP. Dưới sự tác động của KTTT định hướng XHCN, người lao động no đủ hơn, giải quyết công ăn việc làm, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt. Nhờ đó, ý Đảng lòng dân ngày càng gắn bó hơn, tin tưởng hơn vào sự nghiệp đổi mới của Đảng. Vấn đề chủ nghĩa yêu nước gắn với CNXH đã được kiểm nghiệm trên thực tế, đây là cơ sở chính trị xã hội hết sức quan trọng để xây dựng sức mạnh của nền QPTD trong quá trình phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng. 3.2.1.4. Kinh tế thị trường góp phần thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân của Đảng tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường sức mạnh quốc phòng Trong những năm qua xuất phát từ tình hình thế giới và trong nước, Đảng và Nhà nước ta đã có sự đổi mới về tư duy quân sự và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm ổn định và an ninh vững mạnh là nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi tất yếu đối với sự phát triển KT-XH và làm ăn của nhân dân" [59, tr.66-67]. Đảng và Nhà nước đã 87 chủ trương chuyển hướng chiến lược phòng thủ đất nước từ Đại hội đại biểu, toàn quốc lần thứ IV (1986), đề ra chủ trương mới trong xây dựng nền quốc phòng - an ninh toàn dân, toàn diện (hoặc nền QPTD). Xây dựng nền QPTD gắn bó với nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân, đặt quốc phòng - an ninh trong cùng chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện bước chuyển hướng quan trọng về tư duy quân sự, đó là xây dựng nền quốc phòng thời bình đủ sức ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tranh thủ điều kiện hoà bình, tạo môi trường thuận lợi để bảo vệ và xây dựng đất nước. Nền QPTD mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu xây dựng là nền quốc phòng mang tính chất "của dân, do dân, vì dân", phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng phát triển hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Do đó, SMQP ở nước ta là sức mạnh tổng hợp của tất cả các nhân tố tạo nên nền quốc phòng đó là: sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị tinh thần, sức mạnh về KH-CN để phòng thủ đất nước tạo nên sức mạnh toàn diện và cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ được hoà bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây ra chiến tranh của kẻ thù, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. Trên cơ sở đó điều chỉnh lại lực lượng và thế bố trí chiến lược trong cả nước, giảm bớt quân thường trực, tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên, đồng thời xây dựng các tỉnh (thành phố), các khu vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng khu vực phòng thủ là nét đặc thù của thế trận QPTD nhằm chuẩn bị cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây dựng thế trận QPTD và an ninh nhân dân nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân đánh giặc, ổn định chính trị, giữ vững an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống của người lao động. Bố trí lực lượng trên các địa bàn chiến lược trọng điểm cũng như vùng biên giới giáp với các nước TBCN, đồng thời bố trí dân cư, cơ sở sản xuất nhằm phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng. Do đó, đã tạo 88 ra mạng lưới quốc phòng, an ninh trên tất cả mọi miền đất nước, đặc biệt chú ý đến các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá cũng như vùng sâu, vùng xa. Tạo nên thế trận liên hoàn, vừa tác chiến tại chỗ vừa hỗ trợ chi viện cho nhau có hiệu quả. Với thế trận QPTD và an ninh nhân dân, cho phép ta phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu của địch ở bất kỳ lúc nào, ở đâu trên địa bàn cả nước. Việc bố trí cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ về mặt kinh tế đó còn là sự bố trí lực lượng cho thế trận QPTD cả về sức mạnh kinh tế, quân sự và nhân lực. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một nước kém phát triển, chất lượng cuộc sống của nhân dân chưa cao, đặc biệt là ở miền núi nhân dân sống trong tình trạng di canh, di cư, nơi làm ăn, chỗ ở chưa cố định. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào đã đề ra mục tiêu chung của kế hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020 làm cho đất nước rời khỏi tình cảnh kém phát triển, đến năm 2010 là chấm dứt phá rừng làm rẫy trồng lúa, giải quyết vấn đề nghèo của nhân dân được hơn một nửa của số nghèo, bố trí lại dân cư, tạo nơi làm ăn cố định cho nhân dân. Để tổ chức thực hiện chủ trương và kế hoạch đó, Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào ra Chỉ thị số 04, ngày 12 tháng 4 năm 2002 về bố trí nơi làm ăn và chỗ ở cố định cho nhân dân. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, cơ quan và địa phương đã quan tâm tổ chức thực hiện có kết quả đáng mừng. Đã bố trí lại nơi làm ăn và chỗ ở theo kế hoạch phát triển nông thôn toàn diện cả về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh. Xây dựng khu trọng điểm phát triển, đặc khu Xay Xổm Bun (thuộc tỉnh Viêng Chăn). Đến nay đã có hàng chục nghìn người dân ở các tỉnh trên đất nước thực hiện kế hoạch đề ra. Ở tỉnh Bo Li Khăm Xay có 35 khu trọng điểm phát triển, trong các khu này không chỉ có nhân dân trong tỉnh mà còn có nhân dân di cư từ các tỉnh miền Bác. Hiện nay, nhân dân ở các tỉnh như: Luông Pra Bang, Xiêng Khoảng, Viêng Chăn, Đặc khu Xay Xổm Bum và các tỉnh khác cũng đang tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch đặt 89 ra. Tiếp tục tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra trong Đại hội Khoá VII trở thành hiện thực, Thủ tướng Chính phủ nước CHĐCN Lào ra chỉ thị: Tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 04, ngày 12 tháng 4 năm 2002 về bố trí lại nơi làm ăn và chỗ ở cho nhân dân, giáo dục tuyên truyền cho nhân dân tin vào Đảng, quán triệt chủ trương đường lối của Đảng về mục tiêu phấn đấu thoát ra khỏi tình cảnh nghèo, lạc hậu; đồng thời sớm phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch và nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra [51, tr.2]. Bên cạnh sự di dân theo chỉ tiêu kế hoạch và di dân tự do, lực lượng quân đội góp phần đáng kể to lớn vào việc hình thành thế trận quốc phòng. Nhiều đơn vị bộ đội chủ lực được bố trí trên các địa bàn chiến lược quan trọng, vừa huấn luyện quân sự vừa tham gia xây dựng kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước phát triển nông - công nghiệp và dịch vụ xuất - nhập khẩu là một doanh nghiệp được thành lập và quản lý điều hành của Bộ Quốc phòng trong năm 1989, theo Quyết định của Bộ Quốc phòng số 474/BQP, ngày 6/4/1989 và giấy phép kinh doanh của Bộ Thương mại số 64/BTM, ngày 22/5/1989. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp này là phát triển KT-XH ở nông thôn miền núi kết hợp với quốc phòng - an ninh. Nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp gồm: - Xây dựng và củng cố cơ sở nhân dân ở vùng biên giới vững mạnh về chính trị tư tưởng, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. - Xây dựng đường giao thông vận tải, trường học, trạm y tế, nhà máy thuỷ điện và hệ thống thuỷ lợi. - Tổ chức sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến gỗ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. - Tạo lập ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. 90 - Xây dựng mạng lưới dịch vụ hàng hoá, xuất nhập khẩu hàng hoá trong và ngoài nước, đồng thời dịch vụ hàng hoá qua đi nước thứ ba, tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở nông thôn miền núi. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc DNNN phát triển nông - công nghiệp và dịch vụ xuất - nhập khẩu bao gồm: i) 4 đơn vị có vốn đầu tư trong nước như: Nhà máy Xi măng số 1 ở huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Nhà máy chế biến gỗ Khộc Ô, tỉnh Xa Nha Bu Ly, Nhà máy gạch và chi nhánh tỉnh Bo Kẹo; ii) 1 đơn vị hợp tác đầu tư với tư nhân trong nước như: Nhà máy xi măng Lào - Sa Va Na Khệt; iii) 5 đơn vị hợp tác đầu tư với nước ngoài như: Công ty Xi măng Lào (trách nhiệm hữu hạn) số 2 ở huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Công ty sản xuất bao bì (trách nhiệm hữu hạn), Công ty Lan Xang phát triển tài nguyên rừng, Công ty Lào thương mại miễn thuế, Công ty xây dựng Cầu - Đường - Vận tải miền Bắc Lào - Trung Quốc. Xí nghiệp quốc phòng "Pa Sản Làu" Luông Pra Bang - một hình thức tổ chức của doanh nghiệp quân đội. Xí nghiệp quốc phòng này có nhiệm vụ sản xuất bảo đảm hậu cần - kỹ thuật quân sự, sửa chữa vũ khí, trang bị đồ dùng quân sự, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh đặc biệt, đồng thời tham gia sản xuất các mặt hàng dân dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, làm ăn có lãi. Cho đến nay doanh nghiệp phát triển nông - công nghiệp và dịch vụ xuất - nhập khẩu, xí nghiệp "Pa Sản Làu" Luông Pra Bang đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển KT-XH ở miền núi, vùng biên giới đưa lại hiệu quả kinh tế hàng tỷ Kíp, thông qua sản xuất và xây dựng doanh thu hàng năm đang được tăng lên góp phần đáng kể vào việc nộp ngân sách nhà nước và quốc phòng, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân. Xây dựng khu dân cư vững mạnh về kinh tế, chính trị, văn hoá, góp phần phát triển KT-XH tăng cường củng cố thế trận quốc phòng trên các địa bàn chiến lược trọng điểm. Ngoài ra, các sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) to huy động tổ chức lực lượng của mình tham gia phát triển kinh tế tuỳ theo tình hình n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_tac_dong_cua_kinh_te_thi_truong_doi_voi_nen_quoc_phong_o_cong_hoa_dan_chu_nhan_dan_lao_9861_19172.pdf
Tài liệu liên quan