MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.1
MỤC LỤC.2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮVIẾT TẮT.4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼVÀ SƠ ĐỒ.5
MỞ ĐẦU.7
TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU.12
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠBẢN VỀTÀI CHÍNH TRONG SÁP
NHẬP DOANH NGHIỆP.17
1.1 TỔNG QUAN VỀSÁP NHẬP DOANH NGHIỆP .17
1.1.1 Tính tất yếu của sáp nhập doanh nghiệp .17
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của sáp nhập doanh nghiệp .18
1.1.3 Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp.24
1.1.4 Mục tiêu của sáp nhập doanh nghiệp .26
1.2. MỘT SỐVẤN ĐỀVỀTÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP .29
1.2.1 Tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp .29
1.2.2 Xác định giá trịdoanh nghiệp .30
1.2.3 Lựa chọn hình thức thanh toán khi sáp nhập doanh nghiệp.68
1.2.4 Kếtoán trong sáp nhập doanh nghiệp.77
1.2.5. Kinh nghiệm vềmột sốvấn đềtài chính trong sáp nhập ởmột sốnước trên
thếgiới.85
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀTÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP CÁC
DOANH NGHIỆP ỞVIỆT NAM .97
2.1 TỔNG QUAN VỀTÌNH HÌNH MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
ỞVIỆT NAM.97
2.2 THỰC TRẠNG VỀTÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM .104
2.2.1. Xác định giá trịdoanh nghiệp khi sáp nhập.104
2.2.2. Phương thức thanh toán trong sáp nhập doanh nghiệp ởViệt Nam .108
2.2.3. Kếtoán trong sáp nhập doanh nghiệp ởViệt Nam .109
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP ỞVIỆT NAM.119
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỘT SỐVẤN ĐỀTÀI CHÍNH .127
TRONG SÁP NHẬP CÁC DOANH NGHIỆP ỞVIỆT NAM.127
3.1 CĂN CỨ ĐỀXUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀXỬLÝ TÀI CHÍNH TRONG
SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP ỞVIỆT NAM.127
3.1.1 Quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước ta .127
3.1.2 Tiềm năng của thịtrường mua bán sáp nhập doanh nghiệp ởViệt Nam.131
3.2 GIẢI PHÁP VỀTÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM .140
3.2.1 Các giải pháp liên quan đến định giá doanh nghiệp khi sáp nhập .140
3.2.2.Các giải pháp liên quan đến phương thức thanh toán trong sáp nhập .161
3.2.3.Các giải pháp liên quan đến kếtoán trong sáp nhập.164
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ.166
KẾT LUẬN.169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.173
TÀI LIỆU THAM KHẢO.174
PHỤLỤC.182
187 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“pooling” là lợi
ích của các bên sẽ ẩn đi và san hòa vào trong doanh nghiệp hợp nhất với quyền
lợi và rủi ro cùng như nhau. Chia sẻ lẫn nhau sẽ không tương thích với các hình
thức khác như quyền biểu quyết có liên quan, các yêu cầu về ưu đãi đối với lợi
nhuận hoặc tài sản cho môt vài nhóm cổ đông, bảo vệ nhóm các cổ đông thiểu
số, mua cổ phiếu bằng tài sản hoặc nợ, và mua cổ phiếu nhằm mục đích hoán
đổi.
Những điều kiện này sẽ giúp đặt ra ngoài những hình thức không tương
thích kể trên trong thương lượng một cách rõ ràng hoặc có mục đích sau khi kết
thúc giao dịch. Những hình thức này bị cấm thực hiện trong giao dịch sáp nhập
85
vì nó không đồng nhất với quan niệm hợp nhất lợi ích chung của các cổ đông.
- Nhóm 3: Các tiêu chuẩn liên quan đến giao dịch không được lên kế hoạch
9 Doanh nghiệp hợp nhất có thể trực tiếp hoặc gián tiếp không nhất trí
với việc rút lui hoặc mua toàn bộ hoặc một phần các cổ phiếu phổ thông có ảnh
hưởng đến việc sáp nhập.
9 Doanh nghiệp hợp nhất có thể không tham gia vào các giao dịch dàn
xếp vốn khác vì lợi ích của các cổ đông cũ của một doanh nghiệp hợp nhất như
bảo lãnh cho khoản vay được thế chấp bằng cổ phiếu phát hành cho doanh
nghiệp hợp nhất.
9 Doanh nghiệp hợp nhất không được bán một số lượng đáng kể các tài
sản của doanh nghiệp hợp nhất trong vòng hai năm sau khi sáp nhập, trừ việc
bán các tài sản theo chu kỳ thanh lý khi hết khấu hao hoặc bán các tài sản thừa
không cần thiết.
Những điều kiện kể trên được các sở giao dịch chứng khoán yêu cầu nhằm
đánh giá mức độ đáp ứng áp dụng phương pháp kế toán gộp chung giản đơn,
doanh nghiệp hợp nhất phải là một pháp nhân hoạt động với “những hoạt động
có ý nghĩa” (nhiều hơn mức bình thường).
Nếu các giao dịch mua bán sáp nhập không thỏa mãn các điều kiện áp
dụng phương pháp kế toán mua.
1.2.5. Kinh nghiệm về một số vấn đề tài chính trong sáp nhập ở một số nước
trên thế giới
1.2.5.1. Một số vấn đề tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp ở Anh
Về xác định giá trị doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng xem xét đến
lượng giá trị tăng thêm nhờ sáp nhập. Sáp nhập chỉ được các doanh nghiệp lựa
chọn khi lợi ích mang lại từ sáp nhập lớn hơn các chi phí giao dịch. Chi phí giao
dịch bao gồm phí tư vấn, phí tài trợ, chi phí kế toán hợp lý hợp lệ, chi phí chuyển
đổi cổ phiếu, thanh toán phí quan hệ công chúng,..v.v .Giả sử doanh nghiệp A và
86
B nếu không sáp nhập thì giá trị hiện tại (PV) lần lượt là 25 triệu bảng và 15
triệu bảng, chi phí giao dịch tổng cộng là 2 triệu bảng và giá trị của doanh nghiệp
khi được sáp nhập là 50 triệu bảng (đã trừ chi phí giao dịch). Giá trị tăng thêm
sau khi trừ chi phí là 10 tỉ đồng:
50 triệu bảng = 25 triệu bảng + 15 triệu bảng + giá trị tăng thêm (1.27)
Nếu doanh nghiệp A là người đi mua, nó sẽ phải trả cho B một giá trị
đúng bằng giá trị hiện tại của dòng tiền của doanh nghiệp B (15 triệu bảng ). Tuy
nhiên, thông thường thì doanh nghiệp A sẽ phải trả mức giá cao hơn để nắm
quyền “cầm trịch” - gọi là chi phí “thâu tóm”. Tuy nhiên mức giá A chấp nhận
trả cũng phải trên cơ sở cân nhắc những lợi ích được hưởng. Ví dụ, nếu A trả cho
B 20 triệu bảng thì các cổ đông của B sẽ được hưởng 5 triệu bảng trong phần giá
trị tăng thêm và cổ đông của A cũng vậy. Nhưng nếu A trả cho B 25 tỉ đồng thì
cổ đông của A sẽ không được hưởng gì từ phần giá trị tăng thêm, như vậy A sẽ
phải cân nhắc.
Về phương thức thanh toán, tùy từng giai đoạn mà các doanh nghiệp sử
dụng cổ phiếu hoặc tiền mặt để mua lại doanh nghiệp mà mình định sáp nhập.
Đầu những năm 70 khi giá cổ phiếu trên thị trường có xu hướng tăng (1970-72),
cổ phiếu được coi là phương tiện thanh toán được ưa chuộng. Tuy nhiên, cùng
với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán giai đoạn 1973-74 (nguyên nhân do
khủng hoảng kinh tế), tiền mặt lại được dùng làm phương tiện thanh toán. Trong
nửa đầu của những năm 80 khi sáp nhập bùng nổ, cổ phiếu được dùng phổ biến
để thanh toán nhưng sau tháng 10 năm 1987 khi thị trường chứng khoán sa sút,
người ta lại chuyển sang dùng tiền để thanh toán. Vào cuối những năm 90 cùng
với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, người ta lại quay về sử
dụng cổ phiếu làm phương tiện thanh toán. Điều này được mô tả trong bảng
1.10:
87
Bảng 1.10: Sáp nhập tại Anh giai đoạn 1970-2000
Phương pháp thanh toán
Năm Số lượng các DN sáp nhập
Chi phí sáp
nhập
(tr. bảng Anh)
Tiền mặt
(%)
Cổ phiếu
thường (%)
Cổ phiếu
ưu đãi (%)
1970 793 1.122 22 53 25
1971 884 911 31 48 21
1972 1.210 2.532 19 58 23
1973 1.205 1.304 53 36 11
1974 504 508 68 22 9
1975 315 291 59 32 9
1976 353 448 72 27 2
1977 481 824 62 37 1
1978 567 1.140 57 41 2
1979 534 1.656 56 31 13
1980 469 1.475 52 45 3
1981 452 1.144 68 30 3
1982 463 2.206 58 32 10
1983 447 2.343 44 54 2
1984 568 5.474 54 33 13
1985 474 7.090 40 52 8
1986 842 15.370 26 57 17
1987 1.528 16.539 35 60 5
1988 1.499 22.839 70 22 8
1989 1.337 27.250 82 13 5
1990 779 8.329 77 18 5
1991 506 10.434 70 29 1
1992 432 5.939 63 36 1
1993 526 7.063 81 16 3
1994 674 8.269 64 34 2
1995 505 32.600 78 20 2
1996 584 30.457 63 36 1
1997 506 26.829 41 58 1
1998 635 29.525 53 45 2
1999 493 26.166 62 37 1
2000 587 106.916 38 61 1
Nguồn:Pike, R. and Neale, B. (2003)
88
Về kế toán sáp nhập, Chuẩn mực kế toán (FRS6) về sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp đã phân biệt giữa phương pháp kế toán của sáp nhập và mua lại.
Trong đó có nêu những đặc điểm của kế toán trong sáp nhập như sau:
- Tài sản và nguồn vốn của cả hai công ty đều được gộp vào báo cáo chung
của tập đoàn theo giá trị sổ sách.
- Dự trữ trước khi sáp nhập của các bên không bị vốn hoá và được phân
bổ.
- Cổ phiếu được đưa ra trong trao đổi được ghi theo giá trị danh nghĩa
(mệnh giá) chứ không phải là giá trị tăng thêm (share premium).
- Kết thúc năm tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất bao gồm cả
lãi và lỗ của cả hai công ty.
Mục đích của kế toán sáp nhập là thể hiện các tài khoản kế toán của tập
đoàn nếu các công ty được hợp nhất vốn đang hoạt động như các tổ chức riêng
lẻ.
- Công ty mẹ hoặc các công ty con của nó nắm giữ ít nhất 90% mệnh giá
các cổ phiếu của công ty con này.
- Các cổ phần được mua là kết quả của thoả thuận về cổ phần của công ty
mẹ và các công ty con.
- Giá trị đánh giá thực (fair value) của các khoản chênh lệch được xem xét
mang tính chất phi vốn chủ sở hữu thực hiện bởi công ty mẹ không vượt quá
10% mệnh giá của cổ phiếu phát hành..
- Trong sáp nhập, không bên nào được coi là bên mua hoặc bên bị mua.
- Tất cả các bên đều tham gia thiết lập cấu trúc quản lý cho đơn vị hợp nhất
và trong việc lựa chọn nhân lực quản lý, các quyết định như vậy được thực hiện
trên cơ sở nhất trí.
- Quy mô tương đối của các đơn vị hợp nhất không khác biệt đến mức một
bên có thể áp đảo và kiểm soát đơn vị hợp nhất chỉ bởi quy mô của nó.
89
- Các chênh lệch được xem xét đều thuộc toàn bộ hoặc gần như toàn bộ vốn
chủ sở hữu.
- Không có cổ đông của bất cứ bên nào trong đơn vị hợp nhất phải duy trì
bất kỳ mối quan tâm vật chất nào trong chỉ một bên của đơn vị hợp nhất này.
1.2.5.2. Một số vấn đề tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp ở Mỹ
Về định giá trong sáp nhập, đặc điểm dễ nhận thấy là các doanh nghiệp ở
Mỹ khi sáp nhập thường để tâm đến lượng giá trị tăng thêm từ sáp nhập. Bên
mua/nhận sáp nhập thường xác định giá trị cộng hưởng do 5 yếu tố sau mang lại:
tiết kiệm chi phí, cải thiện doanh thu, cải thiện quy trình hoạt động, lợi ích về tài
chính và lợi ích về thuế.
Về phương thức thanh toán trong sáp nhập, phụ thuộc vào “sức khỏe”
của nền kinh tế mà mỗi giai đoạn các doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn thanh toán
bằng tiền mặt hay cổ phần cho các thương vụ sáp nhập. Giai đoạn 1990-1992 là
giai đoạn nền kinh tế suy yếu nên giá chứng khoán biến động thất thường, vì vậy
các doanh nghiệp ưa thích dùng tiền mặt để thanh toán nhằm tránh rủi ro từ giá
chứng khoán. Tuy nhiên, giai đoạn 1998-2000 lại chứng kiến một sự tăng trưởng
liên tục của nền kinh tế Mỹ và sự hưng thịnh của thị trường chứng khoán, vì vậy
các doanh nghiệp đã lựa chọn thanh toán bằng cổ phần thay vì tiền mặt.(xem
bảng 1.11):
Bảng 1.11: Phương thức thanh toán trong sáp nhập tại Mỹ
1990 – 1992 1998 -2000
Các thương vụ sáp nhập có giá trị trên 100
triệu USD
- Thanh toán bằng tiền mặt
- Thanh toán bằng cổ phần
% các thương vụ thanh toán băng tiền mặt
% các thương vụ thanh toán bằng cổ phần
691
196
887
78%
22%
2.558
1.343
3.901
66%
34%
Nguồn: Robert F. Bruner (2004)
90
Về kế toán trong sáp nhập, trước 2001 có 2 phương pháp kế toán được sử
dụng để ghi nhận hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp là kế toán mua hoặc
kế toán gộp chung giản đơn. Nếu một thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp
đáp ứng đủ 12 tiêu chuẩn sau thì sẽ phải áp dụng phương pháp kế toán gộp
chung giản đơn. Các tiêu chuẩn này được chia theo ba nhóm:
Nhóm 1: Các tiêu chuẩn liên quan đến doanh nghiệp hợp nhất:
- Không bên nào được là công ty con hoặc là một bộ phận của bên kia trong
vòng hai năm trước khi có kế hoạch sáp nhập.
- Mỗi bên tham gia sáp nhập phải độc lập trong những đầu tư liên doanh
liên kết khác: Tỷ lệ phần trăm nắm giữ trong những công ty liên doanh liên kết
không được vượt quá 10%.
Nhóm 2: Các tiêu chuẩn liên quan đến cách thức hai doanh nghiệp sáp nhập
- Việc hợp nhất phải có hiệu lực trong một giao dịch đơn lẻ hoặc được hoàn
thành theo một kế hoạch cụ thể được đặt ra trong vòng 1 năm sau khi có kế
hoạch sáp nhập.
- Một bên phải đưa ra đề nghị và chỉ phát hành cổ phiếu phổ thông bao gồm
các quyền lợi đối với đa số các cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết đang lưu
hành nhằm hoán đổi cho gần như toàn bộ (ít nhất 90%) các cổ phiếu phổ thông
của bên kia vào ngày mà kế hoạch sáp nhập đã hoàn thành.
- Không bên nào trong doanh nghiệp hợp nhất có thể thay đổi quyền lợi cổ
đông của cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết trao đổi trong sáp nhập trong
vòng 2 năm kể từ khi kế hoạch hợp nhất được đưa ra hoặc giữa ngày bắt đầu và
ngày kết thúc kế hoạch sáp nhập, những thay đổi liên quan đến sáp nhập như
phân phối cho các cổ đông, phát hành thêm, hoán đổi cổ phiếu.
- Nếu một trong hai bên đã mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
(cổ phiếu quỹ) của bên kia nhằm mục đích khác chứ không phải mục đích sáp
nhập, và không công ty hợp nhất nào được mua nhiều hơn một số lượng thông
thường các cổ phiếu giữa ngày thông báo đầu tiên và ngày kết thúc giao dịch
91
mua bán sáp nhập. Cổ phiếu quỹ nêu trên bao gồm cổ phiếu cho quyền chọn và
các kế hoạch bồi thường và các hoạt động phân phối khác phát sinh, với điều
kiện là kế hoạch mua lại có tính hệ thống được thiết lập ít nhất hai năm trước khi
kế hoạch sáp nhập được khởi xướng.
- Tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu của cổ đông bên này so với cổ đông bên kia trong
doanh nghiệp hợp nhất phải duy trì như nhau theo phương thức hoán đổi cổ
phiếu.
- Quyền biểu quyết của các chủ sở hữu cổ phiếu phổ thông phải được thực
hiện trong doanh nghiệp hợp nhất và quyền này không bị lấy đi hoặc bị hạn chế
thực hiện bất cứ lúc nào. Các cổ phiếu có quyền như vậy có thể không được
chuyển nhượng, ví dụ, cho một quỹ ủy thác biểu quyết nào đó.
- Việc sáp nhập phải được thực hiện vào ngày kết thúc giao dịch và không
có kế hoạch nào liên quan đến việc phát hành chứng khoán hoặc các điều kiện
khác bị “treo” lại. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa việc đột ngột phát hành thêm cổ
phiếu.
Nhóm 3: Các tiêu chuẩn liên quan đến giao dịch không được lên kế hoạch
- Doanh nghiệp hợp nhất có thể trực tiếp hoặc gián tiếp không nhất trí với
việc rút lui hoặc mua toàn bộ hoặc một phần các cổ phiếu phổ thông có ảnh
hưởng đến việc sáp nhập.
- Doanh nghiệp hợp nhất có thể không tham gia vào các giao dịch dàn xếp
vốn khác vì lợi ích của các cổ đông cũ của một doanh nghiệp hợp nhất như bảo
lãnh cho khoản vay được thế chấp bằng cổ phiếu phát hành cho doanh nghiệp
hợp nhất
- Doanh nghiệp hợp nhất không được bán một số lượng đáng kể các tài sản
của doanh nghiệp hợp nhất trong vòng hai năm sau khi sáp nhập, trừ việc bán
các tài sản theo chu kỳ thanh lý khi hết khấu hao hoặc bán các tài sản thừa không
cần thiết.
Nếu các giao dịch mua bán sáp nhập không thỏa mãn các điều kiện áp
92
dụng phương pháp kế toán mua.
Sang 2001, Ban Chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) đã ban hành quy
định về báo cáo tài chính 141 và 142 có hiệu lực sau 30/6/2001. Trong đó có
thay đổi phương pháp kế toán ở Mỹ đối với sáp nhập và mua lại doanh nghiệp,
một số điểm chú ý như sau:
- Tất cả các doanh nghiệp sáp nhập hay hợp nhất đều áp dụng phương pháp
kế toán mua, theo đó doanh nghiệp bán được ghi trong sổ sách của doanh nghiệp
mua tại mức giá mua như sau:
9 Công ty mua sẽ ghi 100% tài sản của doanh nghiệp bán theo giá trị
thực của thị trường. Một tài khoản "cổ phần thiểu số" cũng được hình thành
trong phần nguồn vốn để diễn tả tỉ lệ cổ phiếu mà công ty mua không nắm giữ.
9 Bất cứ tỉ lệ chênh lệch nào giữa giá mua và giá trị sổ sách sẽ không
phân bổ vào tài sản mà được ghi nhận là lợi thế thương mại (goodwill).
9 100% doanh thu của bên bán sẽ được phản ánh bên phần báo cáo kết
quả kinh doanh của bên mua, sau khi giảm trừ cổ phần của nhà đầu tư thiểu số
trong lỗ hoặc lãi của bên bán.
- Tài sản vô hình là lợi thế thương mại (goodwill) của doanh nghiệp cần
phải được kiểm tra đánh giá hàng năm để xem xét về sự giảm sút. Ngoài ra lợi
thế thương mại trước tiên phải được phân bổ theo đơn vị báo cáo.
- Ngoài lợi thế thương mại, tài sản vô hình khác cũng phải được công nhận
(recognized) nếu chúng đáp ứng các tiêu chí pháp lý hợp đồng hoặc các các tiêu
chí riêng biệt khác.
- Các tài sản vô hình mà đời sống hữu ích của nó không xác định được là
bao lâu thì sẽ không tính khấu hao nhưng các tài sản vô hình mà đời sống hữu
ích hữu hạn thì vẫn trích khấu hao.
1.2.5.3. Một số vấn đề tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp ở Trung Quốc
Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp bùng nổ ở Trung Quốc trong những
93
năm gần đây. Sự bùng nổ này không chỉ được đo bằng số lượng các thương vụ
sáp nhập được thực hiện mà còn cả quy mô, sự phức tạp và số lượng các ngành
tham gia. Năm 2006 đã chứng kiến 573 thương vụ sáp nhập và mua lại doanh
nghiệp với tổng giá trị 25,8 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2005 trong đó có 297
thương vụ sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia với tổng giá trị 15,4 tỷ USD, tăng
16% so với 2005.
Về định giá trong sáp nhập, đây cũng là một vấn đề gây đau đầu đối với
các công ty nước ngoài có ý định sáp nhập với công ty ở Trung Quốc. Cả người
mua và người bán đều tiếp cận với thương vụ sáp nhập với những kỳ vọng về giá
trị doanh nghiệp khác nhau, thậm chí đối khi còn khác xa nhau. Lý do là mỗi bên
đều đưa ra những phương pháp định giá với những giả định khác nhau và hơn
nữa, thông tin tham chiếu trên thị trường không đầy đủ. Một ví dụ đưa ra như
sau: Sau những buổi gặp gỡ đầu tiên, một công ty sản xuất nguyên liệu đã đi đến
đàm phán giá với bên bán. Bên bán đưa ra bảng cân đối kế toán và đề xuất một
mức giá dựa trên giá trị tài sản ròng, con số đưa ra gần như gấp hai lần mức giá
cao nhất mà bên mua muốn trả. Sau đó, hai bên lại xem xét thêm cơ sở khác đưa
ra giá trị doanh nghiệp là bội số của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu
hao (EBITDA). Bên bán đưa ra kết quả là 12 lần EBITDA. Tuy nhiên bên mua
sau khi nghiên cứu một vụ mua tương tự đã diễn ra và con số đưa ra chỉ có thể là
4-5 lần EBITDA. Kết luận lại, thương vụ đã không thành.
Về phương thức thanh toán trong sáp nhập, hiện nay việc thanh toán bằng
cổ phiếu trở nên phổ biến hơn trước đây do thị trường chứng khoán của Trung
Quốc đã phát triển mạnh mẽ và hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng
trưởng trong những năm gần đây khiến cho việc thanh toán bằng chứng khoán
mang lại lợi ích nhiều hơn cho các nhà đầu tư.
Về kế toán trong sáp nhập, phương pháp kế toán được sử dụng phổ biến là
phương pháp kế toán mua lại.
94
1.2.5.4. Bài học kinh nghiệm đối với các vấn đề về tài chính trong sáp nhập
nhập doanh nghiệp
Thông tin về một số vấn đề về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp trên
thế giới được đề cập ở trên tuy chưa toàn diện nhưng có thể rút ra một số kinh
nghiệm đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:
Một là: Định giá doanh nghiệp khi sáp nhập không đơn thuần chỉ là xác
định giá trị thực của từng doanh nghiệp. Thực tế, điều hấp dẫn bên mua/bên nhận
sáp nhập là giá trị cộng hưởng do sáp nhập mang lại. Để xác định giá trị cộng
hưởng, cần nhìn nhận được các nguồn tạo ra giá trị cộng hưởng và cần sáng suốt
trong các giả định của mình.
Hai là: Thanh toán cho bên bán khi sáp nhập không phải đơn giản chỉ là ý
thích lựa chọn hình thức bằng tiền hay bằng cổ phiếu mà đó phải là một cân nhắc
thận trọng vì việc lựa chọn hình thức nào không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ doanh
nghiệp mua hay bán mà còn có tác động mạnh đối với thị trường.
Ba là: Mua bán sáp nhập doanh nghiệp thể hiện một trong những sự kiện
quan trọng về kinh tế phải được ghi nhận trong báo cáo tài chính hoặc theo
phương pháp kế toán thích hợp - trên thế giới đa phần các nước đang sử dụng
phương pháp “ kế toán mua” . Việc lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng
quan trọng trong thuyết minh báo cáo tài chính cũng như trong việc ra quyết
định của lãnh đạo công ty và các nhà đầu tư. Phương pháp kế toán mua bán sáp
nhập có thể có những ảnh hưởng cụ thể ví dụ như ảnh hưởng đến (1) mức độ thu
nhập, (2) giá trị thị trường của chứng khoán, (3) các chỉ tiêu tài chính, (4) chi phí
vốn cổ phần và chi phí lãi vay, (5) tỉ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp và nền
kinh tế (theo khía cạnh số lượng vốn hiện có của doanh nghiệp có thể bị ảnh
hưởng theo cách phản ánh bằng các phương pháp kế toán mua bán sáp nhập khác
nhau). Các nghiên cứu ở Mỹ gần đây cho thấy, mặc dù việc lựa chọn phương
pháp kế toán trong sáp nhập không ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế kinh tế của các
doanh nghiệp tham gia sáp nhập nhưng lại ảnh hưởng đến thu nhập báo cáo và
95
các số liệu tài chính khác. Các quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp, nhà
đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý và các đối tượng
khác dựa trên thu nhập báo cáo và các số liệu tài chính này lại có ảnh hưởng to
lớn đến vị thế kinh tế của các bên tham gia sáp nhập. Các phương pháp kế toán
mua bán sáp nhập khác nhau cũng có thể đưa ra những số liệu tài chính khác
nhau. Trong thương vụ mua bán sáp nhập sử dụng phương pháp kế toán mua,
các tài sản của doanh nghiệp nhận sáp nhập được ghi nhận theo giá trị hiện tại và
lợi nhuận giữ lại không thay đổi. Trong khi đó, theo phương pháp kế toán gộp
chung giản đơn, tài sản được phản ánh theo giá trị sổ sách lịch sử và lợi nhuận
giữ lại của doanh nghiệp nhận sáp nhập có thể tăng do lợi nhuận giữ lại của
doanh nghiệp bị mua/bị sáp nhập góp vào. Việc lựa chọn phương pháp nào phải
gắn liền với các điều kiện đi liền với nó.
Hiện nay, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam còn
khá mới mẻ dù đã diễn ra được gần chục năm. Để thúc đẩy sự phát triển của các
hoạt động này, một trong những công việc phải làm là cần có những trang bị cần
thiết về lý luận về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp.
*
* *
Trên thế giới, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp đã ra đời tồn tại và
phát triển từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế. Với sự phát triển mạnh mẽ của
hoạt động này, nó đã giúp thanh lọc một cách tự nhiên một bộ phận những doanh
nghiệp yếu kém, thiếu sức cạnh tranh, giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị
trường vốn một cách nhanh chóng cũng như tạo nên những đế chế kinh tế lớn
với năng lực khổng lồ, thâu tóm thị trường. Sự hình thành và phát triển của hoạt
động sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới là một tất yếu khách quan trong quá
trình phát triển kinh tế thị trường của nhân loại. Nó có có vai trò, ý nghĩa to lớn
trong nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, hoạt động này đang bắt đầu phát triển
96
tuy mới ở giai đoạn đầu. Nghiên cứu về sáp nhập doanh nghiệp đặc biệt là về tài
chính trong sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm
trong quá trình phát triển hoạt động này ở Việt Nam. Thực tế phát triển của hoạt
động mua bán sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới cho thấy kết quả ghi nhận về
mua bán sáp nhập không phải lúc nào cũng tích cực vì hầu hết các vụ sáp nhập,
mua lại không đạt được các lợi ích như dự kiến. Theo một số nguồn tin, chỉ
khoảng 15% các vụ sáp nhập đạt được các mục tiêu hợp lực (giá trị cộng hưởng)
của chúng, 15% các vụ sáp nhập khác dẫn đến những kết quả bi thảm, 70% còn
lại chỉ có một ảnh hưởng không rõ rệt. Do đó, một kế hoạch chuẩn bị cho sáp
nhập càng kỹ càng thì khả năng thành công càng cao.
Nghiên cứu những lý luận về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp chính là
một trong những bước quan trọng nhằm hỗ trợ cho kế hoạch sáp nhập của các
doanh nghiệp Việt Nam vốn không có nhiều kinh nghiệm trong sáp nhập. Từ đó,
giúp thúc đẩy quá trình sáp nhập phát triển nhanh chóng và tuân thủ các quy luật
của kinh tế thị trường.
97
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG
SÁP NHẬP CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra rất sôi động trên thế
giới nhưng ở Việt Nam, hoạt động này mới chỉ ở giai đoạn đầu. Việc Việt Nam
là thành viên của WTO cùng với nhiều rào cản được dỡ bỏ, đã tạo cơ hội cho các
nhà đầu tư và các công ty đa quốc gia tăng cường hoạt động mua bán doanh
nghiệp tại Việt Nam. Hơn nữa, việc Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu
lực thực hiện, đã tạo nên môi trường bình đẳng hơn giữa các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Hiện nay, có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có
quy mô nhỏ hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài; yếu hơn về kinh nghiệm
thương trường, khả năng tài chính; thiếu đội ngũ nhân lực có khả năng quản trị
doanh nghiệp ;... Trong cuộc cạnh tranh không cân sức đó, việc liên kết nói
chung và thông qua hoạt động sáp nhập nói riêng của các doanh nghiệp Việt
Nam đóng vai trò sống còn và đây cũng là cách thức tạo động lực cho các doanh
nghiệp trong nước. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam không thể đứng ngoài
xu thế sáp nhập và mua bán doanh nghiệp đang diễn ra khá phổ biến trên thế
giới.
Ở Việt Nam, hình thức sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp
ngày càng được các tổ chức kinh tế sử dụng một cách mạnh mẽ, nhằm rút ngắn
con đường phát triển cũng như mở rộng thị trường, mở rộng ngành nghề kinh
doanh. Nhiều nhất là các tổ chức tài chính, các tập đoàn kinh tế nước ngoài sử
dụng công cụ này để xâm nhập thị trường Việt Nam. Xu hướng này tại Việt Nam
đã và đang diễn ra ở một số ngành.
98
- Theo số liệu của Bộ Công thương và Hãng Kiểm toán
PricewaterhouseCoopers (PwC), năm 2003, có 41 vụ mua bán sáp nhập với tổng
giá trị 118 triệu USD. Năm 2004, có 23 vụ mua bán sáp nhập với tổng giá trị 34
triệu USD. Năm 2005 có 18 vụ mua bán sáp nhập với tổng giá trị là 61 triệu
USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập tăng gần gấp đôi, có 38 vụ với tổng giá trị 299
triệu USD. Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) dự báo hoạt động mua
bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ tăng trưởng từ 30-40%/năm trong thời gian tới.
Khả năng đạt được đà tăng trưởng này rất khả quan bởi vì kể từ năm 2007, số vụ
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đã gia tăng mạnh cả về số lượng và quy mô.
Trong năm 2007, đã có tổng số 113 vụ mua bán sáp nhập đạt tổng giá trị 1700
triệu USD, tăng hơn 700% so với tổng năm 2006. Nhiều chuyên gia, công ty tư
vấn trên thế giới cũng đánh giá rằng năm 2007 được xem là năm mở đầu cho sự
gia tăng mạnh mẽ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
Theo số liệu cập nhật mới nhất, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 48 thương vụ
mua bán sáp nhập được thực hiện tại Việt Nam với tổng giá trị là 347 triệu USD.
Biểu đồ 2.1: Số vụ M&A trong các năm 2003-2008
Nguồn: PwC (2008)
0
20
40
60
80
100
120
2003 2004 2005 2006 2007 6T đầu 2008
Số lượng
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
Giá trị
Số lượng Giá trị
99
Lý do giá trị các thương vụ giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2007 là do
tình hình kinh tế không ổn định hoặc các công ty phải thương lượng lại về mặt
giá cả và bên mua cũng chọn lọc kỹ càng hơn khi có nhiều công ty Việt Nam
chào bán.
Biểu đồ 2.1 cho thấy thị trường mua bán, sáp nhập ở Việt Nam đang hấp
dẫn mạnh nhà đầu tư nước ngoài so với trước thời điểm trở thành thành viên
WTO. Việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam cùng với
những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài
trong thời gian qua là những nhân tố quan trọng góp phần củng cố lòng tin của
nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-Tài chính trong sát nhập các doanh nghiệp ở việt nam.pdf