MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 9
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài 15
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết 23
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 28
2.1. Những vấn đề chung về giáo dục nghề nghiệp và tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 28
2.2. Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh 38
2.3. Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của một số địa phương và bài học rút ra cho Thành phố Hồ Chí Minh 58
Chương 3 THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 76
3.1. Khái quát hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thành tựu, hạn chế trong tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh 76
3.2. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết trong tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh 114
199 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dần được hoàn thiện, theo hướng giảm trường công lập, Trung ương quản lý, tăng ngoài công lập do địa phương quản lý
Thực hiện chủ trương xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế quản lý CSGDNN hiện đại, tinh gọn tăng tính hiệu quả trong nâng cao chất lượng đào tạo. Để thực hiện được mục tiêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh tái cơ cấu về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý CSGDNN, UBND thường xuyên chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các CSGDNN chủ động xây dựng đề án, kế hoạch hành động cụ thể trong từng năm, 5 năm, tầm nhìn 10 năm, 20 năm để triển khai xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế quản lý. Trước khi tiến hành tái cơ cấu, mô hình tổ chức, cơ chế quản lý mang nặng tính bao cấp từ trên xuống, phương thức quản lý lạc hậu, không thống nhất trong toàn thành phố. Sau khi đẩy mạnh tái cơ cấu đến nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp bao gồm: các trường cao đẳng, các trường trung cấp, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm CSGDNN công lập, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; CSGDNN tư thục thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Bảng 3.5. Số lượng CSGDNN tập trung ở 19 quận và 5 huyện
TT
Quận/huyện
Số lượng cơ sở
Cơ cấu (%)
1
Quận 1
49
8,85%
2
Quận 2
8
1,44%
3
Quận 3
54
9,80%
4
Quận 4
4
0,72%
5
Quận 5
35
6,32%
6
Quận 6
9
1,66%
7
Quận 7
12
1,26%
8
Quận 8
7
1,26%
9
Quận 9
15
2,71%
10
Quận 10
49
8,85%
11
Quận 11
10
1,81%
12
Quận 12
21
3,79%
13
Quận Bình Tân
9
1,63%
14
Quận Thủ Đức
20
3,61%
15
Quận Bình Thạnh
53
9,57%
16
Quận Phú Nhuận
22
3,97%
17
Quận Tân Bình
46
8,30%
18
Quận Tân Phú
41
7,40%
19
Quận Gò Vấp
50
9,03%
20
Huyện Củ Chi
13
2,35%
21
Huyện Nhà Bè
9
1,62%
22
Huyện Cần Giờ
1
0,18%
23
Huyện Bình Chánh
11
1,99%
24
Huyện Hóc Môn
6
1,86%
Tổng số
554
100%
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định 2567 thực hiện Chương trình Giáo dục nghề nghiệp cho cả nhiệm kỳ 2015 - 2020, năm 2019 và hàng năm đều có chương trình cụ thể; Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố năm 2019. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Quyết định mức học phí áp dụng cho giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố từ năm học 2019 - 2020 đến năm 2020 - 2021.
Với chủ trương sắp xếp lại hệ thống CSGDNN trên địa bàn Thành phố theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động cũng như đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế. Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý giáo dục nghề nghiệp phù hợp với việc thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XII. Thành phố chỉ đạo các cơ quan đơn vị phối hợp với Sở Lao động Thương binh và xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố để xây dựng cơ chế, chính sách quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp từ Thành phố tới cấp quận, huyện và các trường. Xây dựng Đề án quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2030. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo hướng tiếp cận các phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đẩy mạnh công tác “đào tạo kép”, thu hẹp dần khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động. Hình thành tư duy, ý thức khởi nghiệp cho học sinh sau đào tạo nghề nghiệp. Tổ chức thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao chất lượng sử dụng công nghệ, tin học trong quản lý, điều hành đối với các nhà quản lý CSGDNN.
Nhằm xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ cho công tác đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý lĩnh vực GDNN. Thành phố đã triển khai các nghiên cứu khoa học, xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ cho công tác đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Thí điểm vận hành hệ thống quản lý, thông tin quản lý tại một số trường cao đẳng; xây dựng tổ chức thí điểm số hóa, mô phỏng hóa (mô phỏng 2D/3D) các bài giảng điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có nhiều cải thiện. Hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được đẩy mạnh cả về qui mô, hiệu quả, hình thức và đa dạng hóa về nội dung, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp, chuyển giao các công cụ quản lý, đảm bảo chất lượng và các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo hướng quốc tế hóa. Tích cực triển khai các hoạt động hợp tác song phương với các cơ quan, tổ chức của khu vực và cả nước.
Thực hiện chủ trương sắp xếp, điều chỉnh lại về cơ chế quản lý theo phân cấp, từng bước chuyển CSGDNN công lập thuộc bộ, ngành Trung ương về chính quyền địa phương quản lý đối với các CSGDNN đóng trên địa bàn thành phố mà có nhiều ngành nghề đào tạo trùng với các CSGDNN do địa phương quản lý. Sau khi thực hiện chủ trương tái cơ cấu trên, số CSGDNN của Thành phố chiếm trên 90% tổng số CSGDNN theo đúng chỉ tiêu trong đề án quản lý CSGDNN đến năm 2030 của Thành phố đã xác định. Theo thống kê năm 2019 cơ sở giáo dục nghề nghiệp do địa phương quản lý là 509 cơ sở, chiếm 91,87%; các bộ, ngành Trung ương quản lý là 45 cơ sở, chiếm 8,13%. Trong đó, trường cao đẳng do địa phương quản lý là 34 cơ sở, chiếm 65,38%; các bộ, ngành Trung ương quản lý là 18 cơ sở, chiếm 34,62%. Trường trung cấp do địa phương quản lý là 58 cơ sở, chiếm 90,62%; các bộ, ngành Trung ương quản lý là 06 cơ sở, chiếm 9,38%. Trung tâm GDNN do địa phương quản lý là 78 cơ sở, chiếm 95,12%; các bộ, ngành Trung ương quản lý là 04 cơ sở, chiếm 4,88%. Đối với các cơ sở dạy nghề khác, địa phương quản lý là 339 cơ sở, chiếm 95,22%; các bộ, ngành Trung ương quản lý là 17 cơ sở, chiếm 4,78%. Về loại hình, năm 2019 có 95 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, chiếm 17,15%; 453 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, chiếm 81,77%; 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 0,18% và 05 cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước, chiếm 0,9% [Bảng 3.6].
Bảng 3.6. Tổng hợp loại hình quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019
Đơn vị tính: Cơ sở
TT
Diễn giải
Chia ra
Tổng
số
Cấp quản lý
Loại hình
Trung
ương
Địa
phương
Công lập
Tư
thục
Có vốn
đầu tư
NN
DN
nhà
nước
1
Trường cao đẳng
52
18
34
28
22
0
02
2
Trường trung cấp
64
6
58
20
42
0
02
3
Trung tâm GDNN
82
4
78
30
50
01
01
4
Cơ sở dạy nghề khác
356
17
339
17
339
0
0
Tổng cộng
554
45
509
95
453
01
05
Nguồn: [80].
Với việc cơ cấu lại về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý đối với CSGDNN, qua đó một mặt nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đào tạo, bảo đảm số lượng học viên ra trường có việc làm cao. Công tác đào tạo từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và cầu việc làm của thị trường sức lao động. Đã thí điểm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ở một số trường cao đẳng được tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao, Trường có nghề trọng điểm với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác phát triển Đức, Hội đồng Anh . Thành phố đã tập trung nâng cao chất lượng đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng, trung cấp của Thành phố đã được các doanh nghiệp chấp nhận, một số thuộc các lĩnh vực như: Điều dưỡng, Dược sỹ trung cấp, Y sĩ trình độ trung cấp được cơ sở y tế công lập, ngoài công lập quan tâm tuyển dụng.
Các ngành nghề trình độ sơ cấp, kỹ năng nghề dưới 3 tháng được cơ cấu đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu của người học và doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho thị trường sức lao động của Thành phố. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo ở khối các trường cao đẳng đạt 81,76%. Đặc biệt, một số trường cao đẳng đạt tỷ lệ 100% sinh viên ra trường có việc làm, như: Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Ở khối các trường Trung cấp tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt 79,96%, một số cơ sở đạt tỷ lệ 100% như: Trường Trung cấp nghề Bình Thạnh, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Quận 12, Trường Trung cấp Nguyễn Hữu Cảnh, Cùng với đó, Thành phố đã quy hoạch mạng lưới trường nghề chất lượng cao và các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế theo từng CSGDNN, từng địa phương và trình độ đào tạo [80, tr.18].
3.1.2.3. Cơ cấu lại qui mô tuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động
Về quy mô tuyển sinh: thực hiện đề án tái cơ cấu CSGDNN luôn bảo đảm công tác tuyển sinh được thực hiện liên tục sau khi sát nhập, giải thể, tái cơ cấu các CSGDNN. Thành phố đã xây dựng đề án tuyển sinh chung của thành phố và kế hoạch của từng CSGDNN. Theo đó các CSGDNN đã chủ động xây dựng kế hoạch về số lượng tuyển sinh phân theo trình độ đào tạo, theo loại hình đào tạo, theo ngành nghề đào tạo, theo địa bàn đào tạo; số lượng sinh viên đào tạo bình quân một cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo ngành nghề đào tạo, theo dân số, quận huyện và ngành nghề đào tạo theo cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Số liệu cụ thể cho thấy, năm 2014 số lượng tuyển sinh 381.938, sau khi tái cơ cấu quy mô tuyển sinh của các CSGDNN bảo đảm tăng liên tục, đủ và vượt so với chỉ tiêu và không bị gián đoạn trong quá trình tái cơ cấu. Cụ thể năm 2015 tuyển sinh 402.172; năm 2016 tuyển sinh 402.113; năm 2017 tuyển sinh 462.908, năm 2018 tuyển sinh 482.699, đến năm 2019 là 498.068 [Bảng 3.7].
Bảng 3.7. Tổng hợp công tác tuyển sinh tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2019
Đơn vị tính: Người
Tuyển sinh
Năm
2014
Năm
2015
Năm 2016
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
Cao đẳng
13.565
15.107
14.271
34.521
46.782
51.738
Trung cấp
5.962
6.565
8.113
25.079
29.091
30.100
Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng
362.411
380.500
379.849
403.308
406.826
416.770
Tổng cộng
381.938
402.172
402.133
462.908
482.699
498.608
Nguồn: [75], [76], [77], [78], [79], [80].
Đối với từng loại hình đào tạo sau khi thực hiện tái cơ cấu số lượng tuyển sinh cũng tăng một cách rất thuyết phục. Điều này minh chứng cho quá trình tái cơ cấu về quy mô tuyển sinh của Thành phố là chính xác, không bị gián đoạn. Cụ thể năm 2014, kết quả tuyển sinh đạt 381.938 sinh viên, học sinh. Trong đó: hệ cao đẳng là 13.565 sinh viên; hệ trung cấp là 5.962 học viên; hệ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 362.411 học viên. Sau khi đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu năm 2015, kết quả tuyển sinh đạt 402.172 sinh viên, học sinh. Trong đó: hệ cao đẳng là 15.107 sinh viên; hệ trung cấp là 6.565 học sinh; hệ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 380.500 học viên. Năm 2016, kết quả tuyển sinh đạt 402.133 sinh viên, học sinh. Trong đó: Cao đẳng là 14.271 sinh viên, trung cấp là 8.113 học sinh, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 379.849 học viên. Năm 2017, kết quả tuyển sinh đạt 462.908. Trong đó, trình độ Cao đẳng là 34.521, trung cấp là 25.079, sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng là 403.308 đạt 114,86% kế hoạch năm. Năm 2018, tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp đạt 482.699 học viên. Trong đó, trình độ cao đẳng là 46.782 sinh viên; trung cấp là 29.091 học sinh; sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng là 406.826 học viên, đạt 104,6% so với kế hoạch năm. Năm 2019, công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp đạt 498.608 học viên. Trong đó, trình độ Cao đẳng là 51.738 sinh viên, trung cấp là 30.100 học sinh, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 4162.770 học viên, đạt 110,53% kế hoạch năm. [Bảng 3.7].
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu các CSGDNN phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho lao động nông thôn, lao động thất nghiệp góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển của Thành phố, giải quyết việc làm, giảm lao động thất nghiệp. Những năm qua, thành phố đã xây dựng đề án, các CSGDNN xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho đối tượng này. Cụ thể năm 2014 công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 9.502; đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp đạt 5.738. Sau khi thực hiện tái cơ cấu lại năm 2017, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 13.035/12.000 người (đạt 108,63% kế hoạch năm) và đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp đạt 7.241/16.649 người. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố, tính đến hết năm 2017 đạt 78,05% (đạt vượt so với kế hoạch năm là 77,5%). [63, tr.6]. Năm 2018, số lao động đang làm việc đã qua đào tạo thực hiện được là 298.738/180.000 người (đạt 165,97% kế hoạch năm). Năm 2019, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 11.333/10.500 người (đạt 107,9% kế hoạch năm). Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo trong năm là 247.366/180.000 người (đạt 137,34% kế hoạch năm), nâng tổng số lao động đã qua đào tạo đến nay đạt 3.906.818/4.607.312 người (đạt 84,79%/83% kế hoạch năm). [Bảng 3.8].
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho nông thôn, lao động
thất nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2019
Đơn vị tính: Người
Đào tạo nghề
Năm
2014
Năm
2015
Năm 2016
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
Cho lao động nông thôn
9.502
11.105
12.012
13.035
11.875
11.333
Cho lao động thất nghiệp
5.738
6.115
6.213
7.241
12.040
12.454
Tổng cộng
15.240
17.220
18.225
20.276
23.915
23.787
Nguồn: [75], [76], [77], [78], [79], [80].
Về công tác hướng nghiệp. Thực hiện chủ chương của Thành phố, tái cơ cấu CSGDNN phải kết hợp đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, doanh nghiệp trong công tác hướng nghiệp. Những năm qua, Thành phố thực hiện đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, hàng năm thực hiện in ấn và phát hành tờ rơi, sổ tay thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động đặc thù trên địa bàn Thành phố. Từ năm 2015 - 2018, đã in ấn hơn 29.000 tờ rơi và trên 36.000 sổ tay. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Ngày hội tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt năm 2019, với sự tham gia của gần 10.000 học sinh, sinh viên, 45 gian hàng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có 20 tấm gương điển hình tiêu biểu về học nghề - lập nghiệp được vinh danh. Kết quả, ngày hội đã tư vấn tuyển sinh cho trên 17.000 lượt học sinh, sinh viên; trong đó trình độ cao đẳng 8.002 lượt, trung cấp 6.047 lượt, sơ cấp 3.565 lượt người [78, tr.16]. Qua đó, góp phần thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh THCS, THPT tham gia học nghề, tạo điều kiện các em học sinh định hướng chọn trường, chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân và gia đình.
Tổ chức Ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2019. Triển khai thực hiện thí điểm chương trình “đào tạo kép” ngành Logistics tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, .... và cử đoàn tham gia các kỳ thi toàn quốc do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tổ chức như: Tổ chức Hội thi thiết bị tự làm cấp Thành phố và tham gia Hội thi cấp quốc gia tại Huế (đạt giải nhì tập thể và nhiều giải cá nhân) và Kỳ thi tay nghề thế giới lần 45 tại Liên bang Nga (có 01 thí sinh đạt chứng chỉ kỹ năng nghề thế giới). Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Kỳ thi tay nghề, Hội thi thiết bị tự làm, Hội thao học sinh, sinh viên. Qua các kỳ tham gia Hội thi toàn quốc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã gặt hái giá được nhiều thành công nhất định. Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chuyên mục Lao động - Xã hội hàng quý; Báo Lao động - Xã hội thực hiện các chuyên trang tuyên truyền về công tác dạy nghề trên địa bàn Thành phố.
Cùng với các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đã đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp như: tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền tư vấn tuyển sinh bằng nhiều hình thức đa dạng khác nhau như: tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn Thành phố và các địa phương lân cận tuyển sinh thông qua các đài truyền thanh quận, huyện, đài phát truyền hình VTV 8, trên các Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, phát tờ rơi quảng bá, thiết kế hình ảnh, video giới thiệu, tư vấn qua điện thoại, tư vấn thông qua trả lời trực tuyến. Đăng thông tin tuyển sinh trên: cẩm nang tuyển sinh của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; ấn phẩm Chọn trường - Chọn nghề phát hành qua hình thức sách điện tử và phần mềm ứng dụng chạy trên thiết bị di động của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Về công tác liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện đề án sắp xếp, cơ cấu lại CSGDNN, Thành phố luôn quan tâm đến công tác liên kết đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng ngành, nghề, chương trình và chất lượng đào tạo. Thực tiễn cho thấy, năm 2014 có 20 CSGDNN đã phối hợp với 454 lượt doanh nghiệp tham gia tiếp nhận 5.132 học sinh, sinh viên vào thực tập tại doanh nghiệp và tiếp nhận 3.348 học sinh, sinh viên vào làm việc. Sau khi thực hiện tái cơ cấu, đến năm 2019, có 31 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp với 596 lượt doanh nghiệp tham gia tiếp nhận 8.538 học sinh, sinh viên vào thực tập tại doanh nghiệp và tiếp nhận 4.350 học sinh, sinh viên vào làm việc. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp với các doanh nghiệp đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp ở trình độ sơ cấp nghề và đào tạo dưới 03 tháng cho 5.116 lượt lao động, trong đó chủ yếu các nghề về dịch vụ du lịch, khách sạn như: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng, pha chế đồ uống [79, tr.15].
Theo tổng hợp số liệu từ năm 2014 có 125 nhà giáo được các CSGDNN cử đến 115 doanh nghiệp hướng dẫn sinh viên thực tế. Sau khi thực hiện đề án sắp xếp, cơ cấu lại đến năm 2015 có 210 nhà giáo được các CSGDNN cử đến 185 doanh nghiệp hướng dẫn sinh viên khám phá thực tế. Năm 2019, có 686 nhà giáo được các CSGDNN cử đến 215 doanh nghiệp hướng dẫn sinh viên khám phá thực tế và trải nghiệm môi trường doanh nghiệp; tìm hiểu quy trình, yêu cầu và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, định hướng phát triển bản thân trong quá trình học tập và tham gia sản xuất tại doanh nghiệp [80, tr.18]. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hội thảo, tọa đàm thảo luận việc tư vấn, hỗ trợ giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp, cụ thể như: đào tạo một số kỹ năng, khởi sự doanh nghiệp, chuyển giao kỹ thuật công nghệ; tổ chức giao lưu, mời một số chuyên gia giảng dạy kỹ năng giao tiếp, các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên tự tin giao tiếp tiếng anh.
Việc tổ chức liên thông, liên kết đào tạo sau khi tái cơ cấu cũng được Thành phố và các trường chú trọng và tập trung triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, như: liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, liên kết cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tuyển sinh đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo và đưa học sinh, sinh viên đi thực tập, thực tế; cử nhà giáo đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận thực tế và công nghệ mới, bước đầu công tác liên kết đào tạo được các CSGDNN triển khai thực hiện trong thời gian qua đã phát huy năng lực của các CSGDNN để tuyển sinh, đào tạo, qua đó các cơ sở phối hợp với doanh nghiệp ký kết hợp tác, liên kết đào tạo, tiếp cận thực tế, giúp CSGDNN giảm kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quá trình đào tạo và người lao động, học sinh sinh viên có nhiều cơ hội học nghề và giải quyết việc làm.
3.1.2.4. Tái cơ cấu chương trình, nội dung, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ có chất lượng
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu CSGDNN gắn với đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước; tiến tới công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố với các nước ASEAN và thế giới. Thành phố đã triển khai cho các CSGDNN xây dựng danh mục các ngành đào tạo, xây dựng khung chương trình, chuẩn đào tạo, chuẩn đánh giá học sinh, sinh viên; tổ chức biên soạn giáo trình dùng chung cho các môn học và khối ngành. Trong đó, chú trọng gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến ở nước ngoài.
Những năm qua, Thành phố luôn chủ động trong xây dựng, điều chỉnh và thẩm định chương trình. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 đối với trình độ sơ cấp và Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2017 đối với trình độ trung cấp, cao đẳng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng, điều chỉnh và thẩm định chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và của xã hội. Bảng tổng hợp thống kê chỉ ra cụ thể:
Bảng 3.9. Tổng hợp chương trình đào tạo được xây dựng và ban hành
trong GDNN của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2019
Đơn vị tính: Chương trình
TT
Giai đoạn
Tổng số
Chương trình đào tạo
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Dưới 3 tháng
1
2010 - 2014
410
120
125
137
28
2
2015 - 2019
587
190
187
180
30
Tổng cộng
997
310
312
317
58
Nguồn: [75], [76], [77], [78], [79], [80], [94].
Thực tiễn cho thấy giai đoạn 2010 - 2014 trước khi thực hiện tái cơ cấu có 410 chương trình đào tạo ở các cấp trình độ đã được xây dựng và ban hành: trong đó, 120 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, 125 chương trình đào tạo trình độ trung cấp, 137 chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, 21 chương trình đào tạo dưới 3 tháng. Giai đoạn 2015 - 2019, sau khi thực hiện chủ trương sắp sếp, điều chỉnh lại có 587 chương trình đào tạo ở các cấp trình độ đã được xây dựng và ban hành: trong đó, 190 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, 187 chương trình đào tạo trình độ trung cấp, 180 chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, 30 chương trình đào tạo dưới 3 tháng. [Bảng 3.6]. Nhìn chung, sau khi thực hiện tái cơ cấu, điều chỉnh sắp xếp lại công tác xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và đúng theo các quy định.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu CSGDNN gắn với điều chỉnh, sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, bảo đảm sau khi sắp xếp lại không để tình trạng dôi, dư, mất cân đối, không bảo đảm chất lượng đội ngũ. Những năm qua, Thành phố xây dựng đề án, kế hoạch nhằm tăng cường thu hút, tuyển dụng để phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có chất lượng cao theo điều kiện thực tiễn thành phố. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo, cán bộ quản lý theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Thường xuyên tổ chức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thâm nhập thực tế, tìm hiểu thực tiễn sản xuất, dịch vụ để cập nhật thông tin về kỹ thuật, công nghệ mới, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo.
Bảng 3.10: Tổng hợp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong giáo dục
nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: Người
TT
Phân loại
Tổng số
Trình độ chuyên môn
Khác
Đại học
Thạc sĩ
Tiến sĩ
1
Cán bộ quản lý
925
89
456
355
25
2
Nhà giáo
7.230
1.030
4.121
2.025
54
Tổng cộng
8.155
1.119
4.577
2.380
79
Nguồn: [75], [94].
Từ tổng hợp thực tiễn cho thấy, năm 2014 toàn Thành phố có 8.155 cán bộ quản lý và nhà giáo, (nhà giáo là 7.230 người). Trong đó, nhà giáo có trình độ tiến sĩ là 54 người, chiếm 0,74%; trình độ thạc sĩ là 2.025 người, chiếm 28,00%, trình độ đại học là 4.121 người, chiếm 56,99%, trình độ khác là 1.030 người, chiếm 12,24%. Cán bộ quản lý là 925 người. Trong đó, có trình độ tiến sĩ là 25 người, chiếm 0,27%; trình độ thạc sĩ là 355 người, chiếm 38,37%; trình độ đại học là 456 người, chiếm 49,29%; trình độ khác là 89 người, chiếm 0,96% [Bảng 3.10].
Sau khi thực hiện điều chỉnh, sắp xếp lại, năm 2019 toàn Thành phố có 12.786 cán bộ quản lý và nhà giáo, (nhà giáo là 11.535 người). Trong đó, nhà giáo có trình độ tiến sĩ là 164 người, chiếm 1,42%; trình độ thạc sĩ là 3.385 người, chiếm 29,35%, trình độ đại học là 5.063 người, chiếm 43,89%, trình độ khác là 2.923 người, chiếm 25,34%. Cán bộ quản lý là 1.251 người. Trong đó, có trình độ tiến sĩ là 61 người, chiếm 4,87%; trình độ thạc sĩ là 608 người, chiếm 48,6%; trình độ đại học là 511 người, chiếm 40,84%; trình độ khác là 71 người, chiếm 5,69%. [Bảng 3.11]. Như vậy, sau khi thực hiện điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tăng ở các trình độ nhất là đội ngũ có t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tai_co_cau_cac_co_so_giao_duc_nghe_nghiep_cua_thanh.doc