MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích yêu cầu 2
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3.1. Về Tự lực văn đoàn 3
3.2. Về Thạch Lam 14
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 24
4.1. Đối tượng 24
4.2. Phương pháp nghiên cứu 24
4.3. Phạm vi nghiên cứu: 24
5- Đóng góp mới của luận án. 25
6. Kết cấu của luận án 25
PHẦN NỘI DUNG 27
CHƯƠNG 1: TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - MỘT TỔ CHỨC VĂN HỌC VÀ “MẢNH ĐẤT ƯƠM” TÀI NĂNG THẠCH LAM 27
1. Vài nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến Tự lực văn đoàn 27
1.1 Giai đoạn 1900 - 1930 27
1.2. Giai đoạn 1930-1945. 29
2. Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học có sứ mệnh lịch sử to lớn trên tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. 33
2.1. Nhìn chung về hoạt động của Tự lực văn đoàn 33
2.2. Sứ mệnh lịch sử to lớn của Tự lực văn đoàn trên tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. 38
3. Tự lực văn đoàn - “ mảnh đất ươm” tài năng Thạch Lam 44
3.1. Các yếu tố Quê hương, gia đình, dòng họ Nguyễn Tường và các vùng đất có quan hệ gắn bó máu thịt, ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều thành viên Tự lực văn đoàn trong đó có Thạch Lam. 45
3.2. Tự lực văn đoàn là môi trường sống, là "trường" hoạt động của Thạch Lam. 47
CHƯƠNG 2: TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM TRONG TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ CÁC KHUYNH HƯỚNG TRUYỆN NGẮN KHÁC. 51
1. Quan niệm chung về truyện ngắn và sơ lược vài nétvề truyện ngắn Tự lực văn đoàn 51
1.1.Quan niệm chung 51
1.2. Vài nét về truyện ngắn Tự lực văn đoàn trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 52
2. Truyện ngắn Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn. 53
2.1. Vài nét về quá trình sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam. 53
2.2. Truyện ngắn Thạch Lam với truyện ngắn của các thành viên trong Tự lực văn đoàn. 54
3. Truyện ngắn Thạch Lam với các khuynh hướng truyện ngắn ngoài Tự lực văn đoàn. 92
3.1. Từ cái “Tôi” gọi những cái “Tôi” trong dòng truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn. 94
3.2. Cái "Tôi" tôn thờ cái đẹp ở truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Nguyễn Tuân. 111
3.3. Cái "Tôi" nội tâm của người trí thức trong truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Nam Cao. 117
CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT, KÝ, TIỂU LUẬN THẠCH LAM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN DIỆN MẠO TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 127
1. Ngày mới - Thể nghiệm về một hướng mới của tiểu thuyết. 127
1.1. Dư luận chung đánh giá tiểu thuyết Ngày mới. 127
1.2. Tiểu thuyết Ngày mới thực hiện một kỳ vọng lớn của Thạch Lam và thể nghiệm một hướng đi mới của tiểu thuyết hiện đại. 131
1.3. Đôi điều về thành công và hạn chế của tiểu thuyết Ngày mới. 140
2. Tuỳ bút - một đóng góp của Thạch Lam cho Tự lực văn đoàn và ký Việt Nam. 144
2.1. Thạch Lam với ký 144
2.2. Hà Nội ba mươi sáu phố phường - một thành công xuất sắc, một đóng góp to lớn, có giá trị mở đường cho một khuynh hướng mới của ký Việt Nam 146
3. Tiểu luận - đóng góp quan trọng của Thạch Lam về lý luận văn học. 160
3.1. Theo dòng là ý hướng thể nghiệm một lối phê bình văn học độc đáo, hiện đại của Thạch Lam. 160
3.2 Theo dòng là một hệ thống quan niệm nghệ thuật đúng đắn, sâu sắc, thể hiện cái nhìn vượt thời đại của Thạch Lam 162
3.3. Theo dòng có vị trí xứng đáng trong văn nghiệp Thạch Lam, Tự lực văn đoàn và văn học Việt Nam hiện đại. 176
PHẦN KẾT LUẬN 179
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
198 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5963 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thạch Lam với Tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết này là nằm trọn trong Tự lực văn đoàn, còn các thành viên khác, bằng tài năng, sức sáng tạo to lớn họ đã tự khẳng định phong cách nghệ thuật riêng của mình và tạo sức lôi cuốn, thu hút các cây bút ngoài tổ chức văn đoàn để tạo thành dòng phong cách riêng. Chẳng hạn Thế Lữ có thể kéo theo mình những cây bút cùng phong cách để hợp thành dòng truyện ngắn đường rừng; Trần Tiêu: dòng truyện ngắn phong tục, Tú Mỡ dòng thơ trào phúng.
Riêng Thạch Lam, thực sự đã tạo lập một dòng truyện ngắn với nhiều thành tựu, đem lại vẻ vang cho ông và cho văn đoàn Tự lực.
Nói tới truyện ngắn trữ tình là nói tới dạng truyện ngắn được nhà văn sáng tác theo phong cách trữ tình. Trong đó, vai trò chủ thể nhà văn thường rất đậm, biểu hiện trên mọi phương diện từ tả cảnh, tả tình, tả ngoại hình đến tả nội tâm nhân vật. Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn trữ tình là thường không có cốt truyện, hoặc nhà văn không chú ý nhiều đến cốt truyện như ở dạng truyện ngắn tự sự. Nó có kết cấu gần với cấu tứ của thơ trữ tình. Mối quan hệ giữa tâm thức với “kinh nghiệm sống” được nhà văn quan tâm miêu tả tinh tế. ý nghĩa của truyện thường gắn với không khí, tâm trạng... được gửi gắm trong tác phẩm. Nhà văn viết truyện ngắn trữ tình vẫn có thể viết các dạng truyện khác, nhưng để định hình phong cách nghệ thuật này thì phải chú tâm, tập trung cao độ vào dạng truyện trữ tình theo quan niệm trên.
Trước 1936, truyện ngắn chủ yếu quan tâm đến yếu tố “kể” và “có chuyện”- theo phương thức tự sự. Nhiều nhà văn đã xác lập bền vững phong cách nghệ thuật trên địa hạt này như Nguyễn Công Hoan, Lưu Trọng Lư, Nhất Linh, Thế Lữ. Cũng có một số ít tác giả viết truyện ngắn tình cảm, chủ yếu là tình yêu như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo với tập Anh phải sống (Tháng ngày qua, Nắng mới trong rừng xuân, Bên dòng sông Hương, Nước chảy đôi dòng, Tình điên, Cánh buồm trắng...). Nhưng đó là những truyện ngắn lãng mạn, có chú ý đến yếu tố trữ tình ngoại đề hoặc tả cảnh rất gợi chứ chưa tập trung thành khuynh hướng truyện ngắn trữ tình.
Truyện ngắn trữ tình “chỉ thực sự phát triển khi văn chương Tự lực văn đoàn và thơ của phong trào Thơ mới đạt đến thành tựu rực rỡ” [90,160]. Đổi mới, sáng tạo là nhu cầu tự thân của các nhà văn. Thạch Lam đã tập trung vào khuynh hướng truyện ngắn trữ tình.
Với ba tập truyện ngắn và một số truyện in trên các báo trong khoảng thời gian từ 1936 đến 1942, tuy số lượng không nhiều nhưng cả truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn và truyện ngắn nghiêng về hiện thực của Thạch Lam đều đậm chất trữ tình. Những truyện viết về tình yêu, tình người, tình quê hương xứ sở, những vấn đề bức xúc trong đời sống của các tầng lớp trí thức tiểu tư sản, người lao động nghèo, những vấn đề mang tính nhân bản khác đã được Thạch Lam thể hiện trên từng thiên truyện ngắn qua đó định hình một phong cách nghệ thuật mới: phong cách truyện ngắn trữ tình. Và cũng chỉ đến Thạch Lam mới có thể làm cho truyện ngắn trữ tình thành một khuynh hướng sáng giá trên văn đàn hiện đại. Sự thành công đó đã tạo những âm hưởng lớn có sức lan rộng, vươn xa, tác động mạnh mẽ, nhiều nhà văn đã bắt nhịp, cộng hưởng làm nên một dòng phong cách truyện ngắn trữ tình đa sắc, đa thanh, đa giọng điệu, bao gồm các cây bút trẻ nhưng già dặn về bút pháp nghệ thuật như Xuân Diệu, Thanh Châu, Ngọc Giao, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn ... Trong đó tiêu biểu, gần gũi với Thạch Lam là Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn với các tập truyện đậm đà nét đặc trưng của truyện ngắn trữ tình, làm nên dòng phong cách rất độc đáo trong nền văn học dân tộc.
Do đó, điều trước tiên chúng tôi cần khẳng định: Thạch Lam là người đóng vai trò trụ cột, người mở đường, khơi dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam trước 1945. Cốt lõi làm nên sức sống kỳ diệu cho dòng truyện ngắn này là Cái Tôi cá nhân trữ tình của các nhà văn.
3.1. Từ cái “Tôi” gọi những cái “Tôi” trong dòng truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn.
Đặc điểm nổi bật, chung cho các tác giả dòng truyện ngắn trữ tình là ít đi sâu vào những vấn đề có tính chất bức xúc trực tiếp của xã hội Việt Nam ở giai đoạn lịch sử, cụ thể những năm 30, 40 đầy sóng gió của thế kỷ XX như vấn đề đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc, chống áp bức, bóc lột... mà thường đi từ cái “Tôi” trữ tình cá nhân, cá thể để cảm nhận, giao tiếp với cuộc sống và xây dựng một thế giới nghệ thuật của riêng nhà văn. Có thể nói, hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn nhưng nhà văn đã thuộc về cuộc sống. Một cuộc sống không chỉ diễn ra ở bề ngoài mà là thế giới của những tâm hồn, những bí mật bên trong theo hướng “tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác”. Tất cả được phổ vào đời sống các nhân vật trong các truyện ngắn đậm chất trữ tình. Nhưng mỗi nhà văn lại có những phương thức biểu hiện khác nhau, thông qua cái “tôi” mang đậm đặc trưng cá nhân, cá thể từng người.
Với Thạch Lam, đó là một cái tôi điềm tĩnh, nhẹ nhàng nhưng sâu xa, lắng đọng bao giá trị nhân văn, nhân bản. Tuỳ từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà có cách trình bày, biểu đạt cụ thể nhưng bao giờ cũng gắn liền với đặc trưng cơ bản của cái “tôi” đó. Truyện ngắn Thạch Lam đi giữa đôi bờ hiện thực và lãng mạn, có truyện nghiêng hơn về bên này hoặc bên kia nhưng đều dưới tầm kiểm soát của một cái “tôi” chủ thể Thạch Lam trong tư thế một người đã trưởng thành, am hiểu cuộc sống, thấu hiểu mọi lẽ đời của nhiều tầng lớp người, được bộc lộ dưới cái nhìn của một cái tôi khiêm nhường, ẩn trong những con người bình thường, những việc hàng ngày, quanh ta không có gì cả tiếng, to giọng mà sâu xa lắng đọng vô cùng, “không có một sáng tác nào của Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó” (Thế Lữ).
Cái “tôi” Thạch Lam tuy không xa lạ, quá cỡ nhưng không hề giản đơn một chiều mà luôn biến hoá, linh hoạt, đa dạng có khi là cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt như những gì diễn ra trong tâm trạng người đầu tiên làm cha ở nhân vật Tân (Đứa con đầu lòng); là thế giới tâm hồn trẻ thơ, giàu lòng yêu thương, hồn nhiên, tươi trẻ của các nhân vật nhỏ tuổi (Tiếng chim kêu, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ); là tình cảm trong sáng, tươi mát, nồng hậu, ấm tình bà cháu, cùng những rung động đầu đời (Dưới bóng hoàng lan, Cô áo lụa hồng); là những tình yêu tuổi học trò chóng đến, chóng đi (Nắng trong vườn, Bên kia sông, Tình xưa). Giàu nội lực cảm hoá, ám ảnh sâu sắc người đọc là những truyện nhà văn để cho cái “tôi” tự đối diện với chính mình, với lương tâm trong những hoàn cảnh cụ thể để bộc lộ nhân tính, nhân bản đúng nghĩa Con người. Đó là Thành (Sợi tóc), Thanh (Một cơn giận), Liên, Huệ (Tối ba mươi), Sinh, Mai (Đói).
Cái “Tôi” Thạch Lam ẩn chứa sức gợi, sức cảm lớn lao là ở tấm lòng của người trong cuộc, thấu hiểu cảnh đời của những con người đau khổ như mẹ Lê (Nhà mẹ Lê), Dung (Hai lần chết), Liên (Một đời người); là sự thông cảm, sẻ chia bằng một tình cảm chân thành với Liên (Cô hàng xóm), với Bào (Người bạn trẻ). Hoặc nhà văn chiếu cái nhìn phê phán theo đúng “tạng” Thạch Lam vào những kẻ bội bạc như Tâm (Trở về), hoặc trách cứ Mai (Trong bóng tối buổi chiều).
Đặc biệt, Thạch Lam lấy cái “tôi”, cái bản ngã và cao hơn là bản lĩnh nhà văn để soi xét, rung cảm, thấu hiểu từng động thái diễn ra trong từng nhân vật, từng tình huống truyện mà không cần quan tâm con người này là thuộc tầng lớp nào, giai cấp nào như trường hợp bà Cả trong truyện ngắn Đứa con. Bằng một bút pháp vững vàng, nắm bắt các diễn biến tâm lý và qua lăng kính cái “tôi” trữ tình, lòng nhân hậu của người phụ nữ bấy lâu bị khuất lấp, khát vọng làm mẹ trỗi dậy mãnh liệt làm bà Cả thay đổi hẳn: bà ao ước “giá đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con!”. Một ao ước dù muộn màng nhưng thật đàn bà mà cũng thật nhân bản, theo đúng quan niệm của Thạch Lam như đã được phát biểu trong Theo dòng: “ Cái hoàn toàn tốt hay cái hoàn toàn xấu không có ở trên đời, người ta là một động vật rất phiền phức”. Cũng vì thế mà truyện Thạch Lam luôn mới mẻ và hiện đại.
Nhìn chung, trong các truyện ngắn, Thạch Lam không gò nhân vật theo tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa lãng mạn mà đi vào thế giới bên trong, khám phá những bí mật của tâm hồn và diễn nó ra theo sự chi phối của cái “tôi” nhân bản qua chủ thể trữ tình. Do vậy, nhiều nhà văn cùng thời đã nhìn thấy ở Thạch Lam một hướng đi mới cho truyện ngắn, và Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn là những người tiếp nhận trọn vẹn ảnh hưởng của khuynh hướng này. Thanh Tịnh với các tập truyện: Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943); Hồ Dzếnh với tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942), Đỗ Tốn với tập truyện ngắn Hoa vông vang (1945) đã làm cho dòng truyện ngắn trữ tình thêm phong phú, đa dạng. Tập Quê mẹ của Thanh Tịnh và tập Chân trời cũ của Hồ Dzếnh đã được Thạch Lam viết bài Tựa. Đó là những dòng tri kỷ, vừa phát hiện, vừa nâng đỡ, tạo điều kiện để tiếng nói đồng điệu của những tâm hồn bắt gặp nhau, tạo thành dòng truyện ngắn đặc sắc này.
Có thể nói, sự đồng điệu trong dòng truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn dẫn tới quá trình cái “tôi” gọi những cái “tôi”, thúc đẩy nhau sáng tạo. Bên cạnh cái “tôi” Thạch Lam ẩn dưới dáng vẻ một người trưởng thành, từng trải, điềm tĩnh là cái “tôi” Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn dưới hình thức những đứa trẻ thông minh hoặc cậu học trò đang độ trưởng thành cả về thể chất và trí tuệ, đang chứng kiến bước chuyển giao thế hệ, chuyển giao các giá trị trong xã hội và tiếp nhận tri thức mới, nếp sống mới cùng những tác động phức tạp, nhiều chiều vào tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm theo từng cấp độ khá độc đáo.
Thạch Lam đã rất sâu sắc khi viết “Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca hát những đám mây và làn gió lướt bay trên cánh đồng, ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê”[185,350]. “Thôn quê” ấy được ngụ vào trong một địa danh cụ thể- một địa danh có thể không có thật trên bản đồ nhưng lại rất sống trong văn chương Thanh Tịnh đến trở thành một không gian nghệ thuật đầy ám ảnh: Làng Mỹ Lý.
Trong 13 truyện của tập Quê mẹ, Thanh Tịnh đã dành tới 10 truyện viết về làng Mỹ Lý. Đó là một làng quê như bao làng quê Việt Nam khác, bề ngoài vẫn giữ được dáng vẻ êm đềm có phần cổ kính, nên thơ (chứ không phải ngột ngạt, căng thẳng như làng Đông Xá vào kỳ sưu thuế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố hay làng Vũ Đại bức bối, “quần ngư tranh thực” của Nam Cao và bao làng quê khác trong văn học hiện thực). Nhưng thực chất bên trong cái làng Mỹ Lý ấy đang âm thầm diễn ra một cuộc đổi thay các nền nếp, giá trị cả về chất và lượng.
Đó là những gì đang diễn ra dưới tầm nhìn của một cậu bé trong tư cách nhân vật Tôi sinh ra lớn lên ở làng Mỹ Lý, những ngày đầu chập chững đến trường, rồi trở thành một trang thiếu niên ra dáng, sắp đỗ bằng sơ học, biết viết thư tình hộ, biết phê phán óc cổ hủ của ông chú hay một ông Hậu dòng dõi quý tộc cuối mùa mang nặng bệnh sĩ diện hão... (trong các truyện Tôi đi học, Ra làng, Tình thư, Chú tôi, Con ông Hoàng). Hoặc trong tư cách người chứng kiến mối tình của Trưu - người xếp ga với Duyên - cô gái làng Mỹ Lý (Bên con đường sắt); những rung động đầu đời mà không đi đến hôn nhân của người con gái nhà chủ tên Hương và anh trai bạn đến làm công tên Mẫn mùa hết, phải chia tay trong nước mắt giã bạn (Quê bạn). Đặc biệt “tình quê hương của cô Thảo là một cái tình man mác và An Nam lắm” (Thạch Lam) trong truyện Quê mẹ cùng tấm lòng yêu quê trong những người xa quê, xa làng Mỹ Lý để đi làm ăn tận cực Nam tổ quốc mỗi lần nhìn cảnh quê người lại nhớ quê nhà như tâm trạng của Đồng và Thuyên (Tình quê hương).
Và chúng ta được chứng kiến những công việc rất thôn quê và mộc mạc. Một ngày gặt lúa, một buổi ra làng, hay một chuyến đò dọc từ làng Thiện, đến đầu làng Viễn Trình. Những cảm tình cũng giản dị như cuộc đời sống ấy và chỉ đầy đủ trong luỹ tre hay trên đồng ruộng ấy mà thôi. Có lẽ, linh hồn người ở đấy còn nhiều màu sắc khác nhau, trong cuộc sống còn nhiều bi kịch khác, nhưng mà tác giả chỉ tả có cái vẻ êm ả và nên thơ. Tâm hồn vừa ưa thích cái gì vừa đẹp đẽ, vừa nhè nhẹ, tác giả không lách đi sâu, nhưng dừng lại ở một làn gió, ở một cái thoảng hương thơm của hoa cỏ bốn mùa. (Thạch Lam – Tựa Quê mẹ).
Đúng vậy, đây là điểm tương đồng, tương đắc và cộng hưởng nhất giữa Thạch Lam với Thanh Tịnh, như sự bổ sung đẹp đẽ giữa phong cách, bút pháp và tâm hồn hai nhà văn viết truyện ngắn trữ tình. Bởi đúng là cuộc đời “còn nhiều bi kịch khác” nhưng dạng tâm hồn chỉ “thích cái gì vừa đẹp đẽ, vừa nhè nhẹ” của Thanh Tịnh cũng là “tạng” là “gu” Thạch Lam.
Còn với Hồ Dzếnh: Cái “Tôi” cũng ẩn dấu dưới tầm cảm nhận của một đứa trẻ luôn ám ảnh bởi những cảm nhận về gia tộc và giòng họ, về quê hương, đất nước. Toàn bộ 15 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ, hầu như Hồ Dzếnh viết theo một bút pháp trữ tình tự truyện về mối quan hệ về tư tưởng, tình cảm của tác giả với từng người thân. Đó là người mẹ chịu khó, chịu khổ để nuôi con ăn học; là mối tình cô lái đò sông Ghép với người con trai xa xứ từ Trung Quốc đến, hợp duyên để sinh thành anh em Hồ Dzếnh; là người chị dâu, anh Cả, anh Hai, thằng cháu đích tôn, em Dìn, em Phin, chú Nhì, chị đỏ Đương, anh đỏ Phụ...vv. “ở thể truyện ngắn tự truyện này, cái Tôi tác giả vừa là chủ thể thẩm mỹ lại vừa là đối tượng thẩm mỹ và chất liệu chính để tạo nên tác phẩm là hiện thực nội tâm của nhà văn” [90,111]. Mặc dù tác giả muốn giấu mình đi, ít nói về mình để cho các nhân vật khác hiện diện, nhưng “lúc nào tác giả cũng là vai chủ động trong các truyện”
Tác giả đã đau khổ trong cuộc sống: Và chúng ta nhận thấy ông ưa thích quay về dĩ vãng, để lại khiến những đau khổ cũ trở dậy và thêm sắc mắc hơn nữa. Cho nên những chuyện ông kể cho chúng tôi nghe đều có một màu sắc riêng, đều nhuộm một tiếc hận thấm thía. Ông chỉ kể những chuyện ấy thôi nhưng mà có đủ mực thước để khỏi thành ra phô phang và cũng đủ rung động để độc giả cảm thấy sự thành thực, sự “đã sống” của những chuyện đó [36,15].
Thạch Lam – theo lời Hồ Dzếnh – là người tình cờ gặp Hồ Dzếnh trên một chuyến tàu, tình cờ là độc giả đầu tiên đọc Chân trời cũ từ bản thảo và nhận viết Lời tựa cho tập truyện. Đó là sự đồng cảm sâu sắc và cũng là nguồn an ủi lớn đối với tâm hồn đầy mặc cảm của Hồ Dzếnh.
Đỗ Tốn là người đến sau, góp vào dòng truyện ngắn trữ tình bằng tập Hoa vông vang, xuất bản năm 1945, khi Thạch Lam đã về cõi vĩnh hằng. Nhưng qua tập truyện ta vẫn nhận ra ảnh hưởng của dòng văn Thạch Lam đã đến rất sâu với Đỗ Tốn. Cả tập gồm tám truyện ngắn viết theo ba chủ đề chính là tình yêu (Duyên số, Hoa vông vang, Định mệnh); tình quê hương (Điệu thu ca, Tình quê hương); thân phận con người (Một kiếp sống, Chú tôi, Giáo huấn). Nói chung, Đỗ Tốn cùng một khuynh hướng, một cảm quan nghệ thuật gần với Thạch Lam, Thanh Tịnh. Thậm chí trong một vài truyện của Đỗ Tốn như Tình quê hương, Điệu thu ca ta thấy rất rõ hơi hướng truyện Dưới bóng hoàng lan, Đêm sáng trăng của Thạch Lam . Một số truyện cùng tên với truyện Thạch Lam , Thanh Tịnh (Duyên số, Chú tôi, Tình quê hương). Cũng như Thạch Lam, Đỗ Tốn thiên về cảm giác, lấy đó làm điểm then chốt.
Nhưng cái “tôi” trong truyện ngắn Đỗ Tốn là một cái “tôi” đang chuyển hoá nhanh chóng như muốn thâu tóm quá trình cái “tôi” văn học lãng mạn 1930-1945 vào văn phẩm của mình.
Dưới hình thức một thiếu niên học sinh dần trưởng thành, đang bước từ cuộc sống nông thôn lên thành phố học và vẫn nặng lòng với thôn quê, với tình cảm quê hương, tình bạn, tình yêu, những rung động đầu đời luôn được nhà văn diễn tả theo nhiều cung bậc khác nhau, theo đó cái “Tôi” cá nhân cũng được bộc lộ theo nhiều cấp độ. Đỗ Tốn viết truyện ngắn lãng mạn trữ tình trong khoảng 1942-1945, khi trào lưu lãng mạn trong văn học Việt Nam đã đi gần trọn hành trình của nó. Cái “Tôi” cá nhân trong Thơ mới, trong Tự lực văn đoàn và nhìn chung trong văn học lãng mạn lúc này đã bộc lộ hết mình, đang trượt nhanh đến khủng hoảng, bế tắc. Còn Đỗ Tốn ở thời điểm này, lại hướng về cái Tôi theo một mức độ khác nhau. Chẳng hạn, cái Tôi ở truyện Hoa vông vang là một cái Tôi có dáng dấp e lệ “khẽ như cánh bướm non” buổi đầu qua tình cảm của Đỗ đối với Phượng Trinh. Đó là một cái “Tôi” e ấp, gần như rụt rè không dám bộc lộ vì sợ tình yêu mong manh dễ vỡ, dễ bị thương tổn để đến lúc nhận ra thì đã muộn, chỉ còn biết gói lại trong một niềm hi vọng man mác: “Hoa còn có loài chiều hôm cúp vào để sớm mai nở lại em ạ, thì tình ta sao chả có lúc nối theo” [169-936].
ở truyện Duyên số, cái Tôi đã mạnh dạn hơn, ấm áp hơn trong một tình cảm nồng hậu, chân thành giữa Giao và Tuyền, hứa hẹn một kết cục đẹp đẽ, êm ấm. Đến Điệu thu ca đã là giao điểm giữa cái “Tôi” đáng yêu và cái “Tôi” vị kỷ. Nhân vật Tôi (Huân) thưở thiếu thời rất vô tư, hồn nhiên trong tình cảm với những người thân, nhất là với người chị họ xa. Hơn bảy năm sau gặp lại “tất cả đã đổi thay nhiều lắm” cả về con người lẫn hoàn cảnh sống...Tuy tình chị em vẫn đằm thắm như xưa nhưng trong đó đã len những cảm xúc bạo liệt. Và rồi dù rất quý những kỷ niệm xưa, tha thiết với những vẻ đẹp thuần hậu chốn quê yên tĩnh thì nơi đây cũng không thể giữ được bước chân của người trai trẻ đang hướng về lối thị thành. Ra khỏi vùng quê, nhân vật Tôi có cảm giác “bàng hoàng như vừa thoát ra khỏi một nơi ẩm thấp, tối tăm; lòng tôi không chút vương vấn...” [169,953]. Mối liên hệ giữa nông thôn và thành thị tuy vẫn còn vướng “hương hoàng lan” nhưng đâu còn là bóng hoàng lan toả mát tâm hồn như của Thạch Lam hay Bến náu của Thanh Tịnh.
Truyện ngắn Đỗ Tốn qua Định mệnh đã mang theo một cái “Tôi” cực đoan trong một tình yêu quá cỡ, vượt ra ngoài vòng luân lý. Nhân vật chính là Phong, bất chấp tất cả để yêu Lan, là con của cô ruột. Tình cảm đó biểu hiện hết sức mãnh liệt, nhiều lúc như một thứ bệnh lý. Cuối cùng kết thúc bằng một cái chết: Phong chết đuối nhưng nguyên nhân sâu xa thì khó xác định.
Đến truyện Chú tôi thì cái “Tôi” trong truyện Đỗ Tốn đã có nét khinh bạc của một tài tử phóng túng, bản thân ông chú không cần tuân theo một khuôn phép nào đã đành, với con cháu ông cũng tạo điều kiện và bắt ăn chơi như thế. Trong nhân vật ông chú luôn mang một trái tim nghệ sĩ: ép nỗi đau mất con, gởi hồn vào tiếng sáo khóc người chú tài hoa. Đó là tiếng sáo “tài tử táng tài tử” [169,1006]. Nhân vật này vừa có nét của Thạch Lam (Cái chân què), vừa có nét của Hồ Dzếnh (Vừa một kiếp người), vừa mang hơi hướng, dáng dấp truyện ngắn Nguyễn Tuân.
Ngoài Thanh Tịnh, Hồ DZếnh, Đỗ Tốn, còn phải kể đến Xuân Diệu, là người dường như cũng muốn góp vào dòng truyện ngắn trữ tình này một tiếng nói của cái Tôi bằng tập Phấn thông vàng (Đời nay - 1939). ấy là một cái Tôi ham sống, được tác giả truyền tải trong mạch văn xuôi tha thiết, trữ tình, tràn trề cảm xúc, đậm đà chất thơ thấu suốt trong toàn bộ tập truyện.
Nếu Thạch Lam lặng lẽ theo hướng thành thực với cái Tôi lãng mạn, nhưng không xa rời hiện thực cuộc sống, đậm chất dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện thì Xuân Diệu luôn là một cái Tôi lãng mạn trong quan niệm về thiên nhiên và con người, theo đúng đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn, đậm ảnh hưởng Tây học. Đó là một cái Tôi thơ mới được chuyển vào truyện ngắn.
Bên cạnh Xuân Diệu, trong Phấn thông vàng còn là Thanh Châu với các truyện: Bó hoa quá đẹp, Nhớ quê, Hoa tigôn, Vườn chanh, Cái ngõ tối, Chuyện qua rồi...; Ngọc Giao: Cô gái làng Sơn Hạ, Yên hoa; Huy Cận: Giọt lệ Hoàng Mai; Vũ Trọng Can: Cái hôn đầu tiên; Nguyễn Bính: Im lặng... thẹn ...vv tất cả đã góp vào dòng truyện ngắn trữ tình nhiều tiếng nói phong phú, đa thanh.
Tóm lại, có thể nói, trong dòng truyện ngắn trữ tình, cái “Tôi” gọi cái “Tôi” là âm hưởng chủ đạo. Trong đó vai trò chính là cái “Tôi” nhân bản, luôn biến chuyển, đa dạng của Thạch Lam; cùng cái “Tôi” hồn nhiên, trong sáng, ít thay đổi của Thanh Tịnh; cái “Tôi” mặc cảm nhưng luôn thống nhất trong con người Hồ Dzếnh; và cái “Tôi” đang chuyển hoá của Đỗ Tốn và một số nhà văn khác... tất cả đã tạo thành một dòng truyện ngắn trữ tình đậm đà bản sắc trong văn học dân tộc.
Chất thơ trong truyện ngắn trữ tình Thạch Lam- Thanh Tịnh- Hồ Dzếnh - Đỗ Tốn.
Do đặc trưng của truyện ngắn trữ tình gắn liền với chủ thể trữ tình, mỗi truyện có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình nên chất thơ trở thành chất kết dính chặt chẽ các yếu tố nghệ thuật, trở thành nguồn nhựa sống cho các thiên truyện trữ tình.
Thạch Lam, từ những truyện viết về đời sống của những người tiểu tư sản, người lao động nghèo đến những truyện viết về tình cảm đối với quê hương, con người, tình yêu lãng mạn đều đẫm chất thơ. Ngay cả những thiên truyện có kết cục bi đát, nhân vật lâm vào bế tắc, phải tự tìm đến cái chết như Bào (Người bạn trẻ), Mai (Đêm sáng trăng), hoặc bị dồn đến cái chết như mẹ Lê và một đàn con đang chờ chết (Nhà mẹ Lê) thì cũng không phải chỉ có tang thương, đau khổ mà trong cách dàn cảnh, cách diễn tả vẫn ánh lên nhiều chi tiết đáng yêu, gợi lên ở người đọc nhiều cảm xúc. Hình ảnh Bào lúc còn đi học; những đêm trăng phố huyện nghèo và nếp sinh hoạt của những người dân lao động “xóm ngụ cư”, trẻ em nô đùa, người lớn chuyện trò rôm rả, bác Đối gái đưa võng, vừa ăn táo vừa hát trống quân. Cảnh ấm cúng của gia đình mẹ Lê những ngày có công việc, được người ta thuê làm, hay những Đêm sáng trăng, Tuân và Mai tình tự...
Ngòi bút trữ tình Thạch Lam diễn tả mọi cung bậc rung động của tâm hồn, dội lên những cảm giác mong manh, vi tế trước ngoại cảnh. Đó là những cảm giác về sự chuyển giao thời tiết gắn với lòng trắc ẩn hồn nhiên của các em bé trong truyện Gió đầu mùa, Tiếng chim kêu; là cảm giác yên tĩnh, ngọt ngào bao bọc trong tình cảm yêu thương của bà, của những người thân trong Dưới bóng hoàng lan; là một buổi chiều phố huyện “êm ả như ru” trong Hai đứa trẻ. Chất thơ hiện lên từ hình ảnh, lời đối thoại của nhân vật, từ ngữ điệu trong từng câu nói và từ tất cả mọi yếu tố hợp thành để “đem đến cho người đọc một cái gì thơm lành mà mát dịu” như Nguyễn Tuân cảm nhận.
Lối phô diễn của Thạch Lam đạt đến độ “ý tại ngôn ngoại” - một đặc trưng của thơ cứ êm êm, nhẹ nhẹ trong các truyện đủ “vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm” [127,293].
Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Thạch Lam dường như là cây bút đầu tiên có ý thức khai thác chất thơ trong đời sống bình dị thường nhật” [127,299]. Có thể nói thêm: ông vừa khai thác chất thơ cho truyện ngắn của mình vừa có ảnh hưởng to lớn đến các cây bút truyện ngắn khác như Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn.
Thanh Tịnh vừa là nhà thơ vừa là nhà viết truyện ngắn trữ tình. Hai điểm đó đã hợp thành lợi thế cho ngòi bút của ông khiến cho “mỗi truyện ngắn là một bài thơ” và “bài thơ nào hay cũng có cốt truyện” [34,137].
Chất thơ trong truyện ngắn Thanh Tịnh thấm vào trong các truyện viết về làng Mỹ Lý- một cái làng quê mà Phạm Thị Thu Hương đã phát hiện là “làng giữa không gian sóng đối” - một bên là dòng sông cũ kỹ cùng những con thuyền chở bao câu hò điệu hát và những niềm vui, nỗi buồn, những khát vọng, những kỷ niệm... được xem như biểu trưng cho giá trị văn hoá làng xã Việt Nam từ xưa đến nay; và một bên là con đường sắt mới bắc chạy qua làng, có nhà ga tạm ngày ngày có những con tàu đi về cùng những tiếng còi ... Đường sắt (Nhà ga)- con tàu, tiếng còi biểu trưng cho nền văn minh đô thị hiện đại “đang phá vỡ sự yên ả, khép kín của làng và mang theo một sức mạnh kỳ lạ đi kèm với bao điều mới mẻ của một nền văn hoá hoàn toàn xa lạ với làng quê Việt Nam cổ điển”. [90,70].
Riêng việc chọn không gian của một làng (có thể không có thật) gần cố đô Huế, không phải nơi hẻo lánh nhưng cũng không phải nơi quá đông đúc ồn ào- một không gian thuận tiện cho sự giao lưu, tiếp nhận cùng những tranh chấp các giá trị văn hoá đã có ý nghĩa thơ.
Khác với Thạch Lam, Thanh Tịnh chỉ viết một vài truyện theo bút pháp hiện thực xem ra có vẻ lạc dòng - đó là Am, cu li xe, nhưng ở đó ta vẫn thấy rõ cấu tứ của thơ-một chất thơ không chút ngọt ngào nhưng làm ta cảm động. Hai ông cháu khốn khổ biết rõ thực chất việc mình làm là vô vọng, vẫn cố, vì cháu không muốn làm ông buồn mà chất đá lên xe giả làm người khách; ông vẫn ra sức kéo vì ông muốn tự lừa dối mình để đổi lấy một giây phút khấp khởi trước khi sụp đổ hoàn toàn. Một tình huống không vui và rất hiếm trong truyện Thanh Tịnh, nhưng ở đấy chất nhân văn ngời sáng và đậm đà tình người. Sau khi ông chết, mọi người góp tiền ma chay, chôn cất tử tế, lập am thờ và hình bóng ông lão cùng chiếc xe đi vào huyền thoại như một tứ thơ.
Có thể nói, Thanh Tịnh làm thơ bằng văn xuôi và “bao quanh làng Mỹ Lý là một sinh quyển gần gũi, gắn bó, thanh bình đến nên thơ: cánh đồng, luỹ tre, con đường, bến nước, mục đồng, am miếu, tiếng chuông chùa, hương đồng gió nội, những câu tục ngữ, ca dao, hò vè, những chuyện ma quỷ, thần thánh ... đặc biệt là những đêm sáng trăng. Truyện ngắn Thanh Tịnh ngập tràn ánh trăng” ...[90,90]. Chất thơ đượm trong từng chi tiết, hình ảnh và sáng ngời dưới ánh sáng của trăng-nét đặc trưng của thôn quê những đêm yên ả, thanh bình.
Trong truyện Thanh Tịnh, trăng không xuất hiện với tư cách nhân vật chứng kiến như ở Thạch Lam (Đêm sáng trăng, Tình xưa), Nam Cao (Chí Phèo, Trăng sáng) mà ánh sáng huyền diệu của trăng kết hợp với không gian cụ thể từng truyện làm thành “môi trường giao tiếp” phù hợp, làm cho tình tiết sống động, các nhân vật có duyên hơn, tế nhị, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiến sỹ-Thạch Lam với Tự lực Văn Đoàn.DOC