Luận án Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

Chương 1: THẨM TRA, XÁC MINH TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA

CỦA ĐẢNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN 31

1.1. Khái quát về công tác kiểm tra của Đảng 31

1.2. Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng 39

Chương 2: THẨM TRA, XÁC MINH TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA

CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG,

NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 73

2.1. Thực trạng hoạt động thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm

tra của Đảng hiện nay 73

2.2. Nguyên nhân thực trạng hoạt động thẩm tra, xác minh trong

công tác kiểm tra của Đảng hiện nay 89

2.3. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra qua thực trạng hoạt động

thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng 103

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM

THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG THẨM TRA, XÁC

MINH TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY 112

3.1. Dự báo một số tình hình có liên quan và phương hướng hoạt động

thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng trong thờigian tới 112

3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động thẩm tra, xác

minh trong công tác kiểm tra của Đảng 118

KẾT LUẬN 119

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 172

pdf175 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính xác, kịp thời, có tác dụng góp phần nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác xây dựng Đảng ở nơi được kiểm tra. Quá trình thẩm tra, xác minh, để làm rõ nội dung kiểm tra, cán bộ kiểm tra các cấp đã thực hiện yêu cầu và nguyên tắc là phải khách quan, dân chủ, công khai. Để thực hiện yêu cầu đó, khi thẩm tra xác minh cán bộ kiểm tra đã sưu tầm, tìm kiếm bằng được các chứng cứ đúng hoặc sai của đối tượng kiểm tra. Khi tìm chứng cứ cán bộ kiểm tra đã thể hiện “mục sở thị”, là “mắt thấy, tai nghe, tay cầm được”, không bao giờ chỉ nghe nói; phải người thực, việc thực; khi tìm, đối chiếu văn bản phải là văn bản gốc, văn bản còn giá trị pháp lý khi hành vi của đối tượng kiểm tra xảy ra. Khi làm việc với đối tượng thẩm tra, xác minh và đối tượng kiểm tra luôn để họ được tự do thông tin, báo cáo, cung cấp tài liệu, công khai những ý kiến, quan điểm của họ; cán bộ thẩm tra, xác minh không gò ép, áp đặt, hai bên cùng trao đổi, phân tích tìm ra chứng cứ xác thực những vấn đề liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra. Thứ năm, qua thẩm tra, xác minh đã làm rõ, kết luận và xử lý nhiều vụ, việc vi phạm phức tạp, củng cố niềm tin cho đảng viên và quần chúng nhân dân Để hoạt động thẩm tra, xác minh có kết quả, tìm được chứng cứ là một quá trình phức tạp, mất nhiều công sức, thời gian, không ít vụ việc xảy ra từ lâu, tài liệu, hồ sơ không còn đầy đủ, đã thất lạc, có khi đối tượng kiểm tra do 80 biết trước đã tìm cách ém nhẹm, che giấu, mặt khác đã trao đổi, thông đồng hoặc đe dọa các đối tượng có liên quan trong việc hợp tác với cơ quan kiểm tra; tìm cách đối phó với lực lượng kiểm tra, trong khi tổ chức đảng, đảng viên ở đó lại “đứng ngoài cuộc”. Chính vì vậy, có những vụ việc lực lượng kiểm tra phải “đơn thương độc mã” trong sưu tìm tài liệu, chứng cứ. Nhiều đối tượng kiểm tra phải qua nhiều lần động viên, thuyết phục hoặc có biện pháp “cứng rắn” thì từng bước mới cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi đã có chứng cứ nhưng để đối tượng thừa nhận trách nhiệm lại phải qua một quá trình phân tích, đấu tranh, vừa tình cảm vừa lý trí, là một cuộc đấu tranh phê bình trong nội bộ, đấu tranh với đối tượng kiểm tra để làm chuyển biến nhận thức, nâng dần tính tự giác, tự nhận lỗi. Đây là những lúc căng thẳng, người cán bộ kiểm tra phải có bản lĩnh, phải vững vàng, nhưng đồng thời cũng phải mềm mỏng, linh hoạt, xử trí tế nhị và khéo léo. Một số đối tượng kiểm tra lúc đầu còn biểu hiện e ngại, thiếu tin tưởng, không tự giác, tự phê bình, tự nhận khuyết điểm, có vi phạm còn phản ứng, đối phó; khuyết điểm, sai lầm “lộ” đến đâu thì nhận đến đó, thậm chí cố tình không nhận khuyết điểm, vi phạm, còn quanh co đổ lỗi cho tập thể, cho khách quan, cho người khác, nhưng khi được cán bộ kiểm tra kiên trì bằng mọi biện pháp động viên, giải thích thuyết phục, cảm hóa cùng với việc đưa ra các chứng cứ, từ đó đối tượng đã chuyển từ nhận thức chưa đúng sang nhận thức đúng, từ thiếu tự giác sang tự giác một phần, từng bước cộng tác với cán bộ kiểm tra để tiến hành thẩm tra, xác minh tốt hơn. Chính vì vậy, nhiều cuộc kiểm tra phải mất nhiều thời gian, có khi hai, ba tháng mới kết thúc. Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm cùng một lúc có ba đối tượng là cán bộ diện Trung ương quản lý, với nhiều nội dung ở các lĩnh vực khác nhau, từ nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, kinh tế tài chính, phẩm chất đạo đức, lối sống, đoàn kết nội bộ. Để hoàn thành những cuộc kiểm tra như thế, lực lượng kiểm tra có lúc từ 5-7 81 đồng chí và phải có sự phối hợp lực lượng của các cơ quan có liên quan như: Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Theo số liệu từ Văn phòng và Vụ Tổng hợp của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong nhiệm kỳ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng (từ 2001- 2010), ủy ban kiểm tra các cấp đã tiến hành thẩm tra, xác minh để xem xét, kết luận hoặc giúp Ban Bí thư, Bộ Chính trị và các cấp ủy kết luận: trên 170.300 lượt đảng viên và 30.700 tổ chức đảng được kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; 1.570 tổ chức đảng và 53.800 đảng viên có tố cáo; xử lý kỷ luật 3.200 tổ chức đảng và trên 114.000 đảng viên; giải quyết 4.960 trường hợp đảng viên khiếu nại kỷ luật đảng. Ủy ban kiểm tra các cấp đã thẩm tra, xác minh để đánh giá, kết luận khi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với 328.000 tổ chức đảng và kiểm tra thu chi ngân sách, thu nộp, quản lý, sử dụng đảng phí ở 388.000 tổ chức đảng... Đối với tổ chức đảng, nội dung đã thẩm tra, xác minh tập trung vào việc chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng gần 20.000 trường hợp; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trên 7.780 trường hợp; việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của cấp mình 8.900 trường hợp; đoàn kết nội bộ 3.890 trường hợp; thiếu trách nhiệm để xảy ra vi phạm trong đơn vị 1.780 trường hợp; các nội dung khác 1.500 trường hợp (một tổ chức có thể có 2 hoặc 3 nội dung dấu hiệu vi phạm). Tổ chức đảng được kiểm tra khi có dấu hiện vi phạm gồm: ban cán sự đảng, đảng đoàn cấp tỉnh và tương đương 71 trường hợp; ban thường vụ huyện ủy và tương đương 243 trường hợp; đảng ủy và ban thường vụ đảng ủy cơ sở 5.620 trường hợp; chi bộ 24.660 trường hợp. Qua thẩm tra, xác minh đã kết luận số tổ chức đảng có vi phạm 16.750 trường hợp (chiếm 54,6% số tổ chức được kiểm tra), phải thi hành kỷ luật 2.365 trường hợp (chiếm 77% số được kiểm tra). 82 Trong kiểm tra đảng viên khi có dấu hiện vi phạm đã thẩm tra, xác minh tập trung chủ yếu vào: nguyên tắc tập trung dân chủ 11.905 trường hợp; chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng 54.150 trường hợp; đoàn kết nội bộ 9.595 trường hợp; thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ 48.725; tham nhũng lãng phí 4.385 trường hợp; quản lý sử dụng đất đai, nhà đất 7.752 trường hợp; cố ý làm trái 20.818 trường hợp; về phẩm chất, đạo đức, lối sống 23.064 trường hợp Qua thẩm tra, xác minh, đã kết luận 72,8% số đảng viên được kiểm tra có vi phạm, trong đó phải thi hành kỷ luật chiếm tới 40,9% số được kiểm tra. Trong ba năm đầu nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, cấp uỷ các cấp đã chỉ đạo thẩm tra, xác minh để xem xét, kết luận khi kiểm tra chấp hành đối với trên 877.000 lượt đảng viên và trên 161.300 lượt tổ chức đảng, trong đó có gần 6.800 đảng viên và 4.600 tổ chức vi phạm kỷ luật. Uỷ ban kiểm tra các cấp đã chỉ đạo tiến hành thẩm tra, xác minh để kết luận đối với trên 40.100 đảng viên và gần 14.800 tổ chức đảng được kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết tố cáo trên 10.500 đảng viên; xử lý và giúp cấp uỷ các cấp xử lý kỷ luật gần 44.500 đảng viên; xem xét, giải quyết trên 850 trường hợp khiếu nại kỷ luật Đảng, trong đó có tới gần 34% phải thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật; kiểm tra trên 3.700 tổ chức đảng về quản lý tài chính đảng và trên 146.600 tổ chức đảng về thu nộp, quản lý, sử dụng đảng phí... Qua thực tiễn, có thể nêu lên một số vụ, việc phức tạp trong rất nhiều cuộc kiểm tra mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành tổ chức chỉ đạo thẩm tra, xác minh, kết luận để xử lý như các trường hợp: các đồng chí nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước; Thứ trưởng Bộ Y tế; nguyên Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hoặc các vụ việc được cán bộ, đảng viên quan tâm, đó là: các đồng chí chủ chốt của Tỉnh uỷ Ninh Bình. Tháng 6- 2010, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi 83 phạm đối với các đồng chí trong Thường thực Tỉnh uỷ Ninh Bình với 12 nội dung cụ thể. Đoàn kiểm tra gồm 6 đồng chí do đồng chí Vụ trưởng làm trưởng đoàn, đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trực tiếp chỉ đạo cuộc kiểm tra. Sau 3 tháng kiểm tra, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kết luận tất cả các nội dung, tuy mức độ khác nhau nhưng cả ba đồng chí trong thường trực và các nội dung nào cũng đều vi phạm, có nội dung xảy ra từ năm 2006. Các sai phạm đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí tiền, tài sản, đất đai của Nhà nước. Căn cứ nguyên nhân, tính chất và mức độ vi phạm, theo thẩm quyền, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; báo cáo và đề nghị Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật cảnh cáo, đồng thời cho rút khỏi Trung ương đối với đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ. Thời gian gần đây, đã kiểm tra và huỷ khen thưởng đối với đồng chí nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế vi phạm trong việc kê khai thành tích cá nhân để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Để kết luận được vấn đề phức tạp này thật không đơn giản, phải làm rất công phu và mất nhiều thời gian, vì sự việc xảy ra đã trên 40 năm, phải tìm nhiều hồ sơ, tài liệu, làm việc với nhiều cơ quan, gặp nhiều nhân chứng qua các thời kỳ, cả trực tiếp và gián tiếp biết hoặc liên quan đến bản thân cũng như quá trình tham gia chiến đấu, hoạt động của đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh ủy để tìm ra sự thật, trong khi nhiều nội dung đồng chí vẫn cho mình là đúng và không nhận sai. Gần đây nhất là vụ việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về nhà, đất của đồng chí nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, phải thẩm tra, xác minh rất thận trọng, qua nhiều lần, qua nhiều địa phương, nhiều cơ quan, vì vấn đề nhà đất rất phức tạp, nhạy cảm... 84 Tóm lại, quá trình thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, uỷ ban kiểm tra và đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp đã khắc phục khó khăn, làm việc khách quan, thận trọng, có quyết tâm, có bản lĩnh, dũng khí, công tâm; bằng mọi cách tìm được chứng cứ để giúp tập thể uỷ ban kiểm tra và cấp uỷ xem xét, kết luận và xử lý nhiều vụ việc phức tạp. 3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm của hoạt động thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng Thực tế tiến hành công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng cho thấy yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng giải quyết vụ việc là bản lĩnh chính trị và tính chiến đấu của cán bộ kiểm tra. Tuy vậy, nếu bản lĩnh chính trị vững vàng và tính chiến đấu cao nhưng nghiệp vụ yếu thì dù muốn cũng không thể đảm bảo chất lượng và tiến độ giải quyết vụ việc. Trong những năm qua, việc thực hiện tốt thẩm tra, xác minh đã góp phần quan trọng vào chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra, nhưng nghiêm túc nhìn lại vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm sau đây: Một là, sau khi có kế hoạch kiểm tra, chưa quan tâm đến việc lập kế hoạch thẩm tra, xác minh; kế hoạch không cụ thể, tỷ mỉ, chính xác, dẫn đến khó khăn khi thực hiện, hạn chế kết quả thẩm tra, xác minh Kế hoạch thẩm tra, xác minh là căn cứ để tiến hành thẩm tra, xác minh; kết quả thẩm tra, xác minh phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng kế hoạch. Vẫn còn trình trạng nhiều đoàn kiểm tra không xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác minh, hoặc có xây dựng nhưng sơ sài, thiếu cụ thể. Kế hoạch thẩm tra, xác minh chưa căn cứ và chưa bám vào nội dung kiểm tra, nội dung tố cáo, khiếu nại cần giải quyết về lĩnh vực cụ thể nào đó của đời sống xã hội. Trong kế hoạch chưa làm rõ vấn đề gì cần gợi ý để đối tượng kiểm tra tự báo cáo, giải trình, vấn đề gì cần tìm kiếm thu thập; chưa xác định cần sưu tầm những văn bản nào của Đảng, Nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm tra, xác minh. Kế hoạch thẩm tra, xác minh chưa xác định rõ đối tượng, tổ chức cần 85 tiếp xúc, trao đổi; những thông tin, văn bản, tài liệu, chứng cứ cần thu thập; chưa dự kiến những tình huống có thể phát sinh và cách giải quyết. Vẫn còn trình trạng xác định nội dung thẩm tra, xác minh chưa chuẩn xác dẫn đến kết quả thẩm tra, xác minh để phục vụ cho kết luận từng nội dung kiểm tra không đầy đủ nên sau khi thẩm tra, xác minh không đủ căn cứ để kết luận có hay không có vi phạm. Mặt khác, nhiều trường hợp chọn đối tượng thẩm tra, xác minh quá nhiều, không cần thiết và xác định nội dung thẩm tra, xác minh không đúng trọng tâm, trọng điểm làm lệch hướng thẩm tra, xác minh. Những đối tượng, nội dung kiểm tra phức tạp đáng ra phải hết sức chú ý, chuẩn bị kỹ kế hoạch nhưng chưa được quan tâm, còn chủ quan, đơn giản trong xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác minh, trong khi mọi sự chủ quan, đơn giản dù chỉ là trong từng chi tiết nhỏ của vụ việc cũng có thể đẫn đến thiếu căn cứ để kết luận nội dung kiểm tra. Hai là, việc thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng còn lúng túng, chưa linh hoạt, nhiều trường hợp không đủ, không chính xác Bằng chứng gồm người, hiện vật, văn bản, tài liệu, địa điểm, thời gian,... tồn tại một cách khách quan, có liên quan đến sự việc, con người cụ thể, dùng làm căn cứ để chứng tỏ sự việc là có thật. Khi thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, cán bộ kiểm tra nhiều lúc chưa biết khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như tổ chức hoặc cá nhân gây ra sự việc, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc biết rõ sự việc, những hiện vật, tài liệu có liên quan đến sự việc như đất đã chiếm dụng, nhà xây trái phép, tài liệu, sổ sách, băng ghi âm, ghi hình, chứng từ, hoá đơn, công cụ, phương tiện... Quá trình thu thập chứng cứ, cán bộ kiểm tra chưa linh hoạt, sáng tạo, thiếu mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nên còn cứng nhắc, không linh hoạt, vận dụng và tìm các cách làm cụ thể phù hợp thực tế. Kỹ năng giao tiếp xã hội của một số cán bộ kiểm tra còn nhiều hạn chế. Mặt khác, kỹ năng của cán bộ kiểm tra khi phân tích tâm lý, nắm bắt tâm tư, tình cảm của đối tượng cung cấp thông tin để có biện pháp tác động phù hợp 86 còn nhiều hạn chế. Biểu hiện rõ nhất là khi gặp những người ít cởi mở, thiếu nhiệt tình, cán bộ kiểm tra chưa tìm cách gợi mở, chưa có hình thức, biện pháp tác động phù hợp để từng bước làm thay đổi thái độ của họ, làm cho họ nhiệt tình trao đổi, cung cấp thông tin. Quá trình làm việc với các tổ chức và cá nhân chưa chủ động, tích cực tìm cách vận động, thuyết phục, cảm hoá con người nên hiệu quả phát huy tính tự giác của các tổ chức đảng và đảng viên chưa cao. Cán bộ kiểm tra chưa tạo được không khí giao tiếp thoải mái, cởi mở, tin cậy lẫn nhau. Khuyết điểm này hạn chế tính tự giác, tính tích cực đấu tranh và sự nhiệt tình phối hợp trong cung cấp thông tin của các tổ chức đảng và cá nhân có liên quan. Không ít cán bộ kiểm tra còn lúng túng, bị động về phương pháp nắm tình hình, phương pháp tiếp cận đối tượng không tốt, làm cho đối tượng mặc cảm, khó gần, thậm chí phản ứng không hợp tác. Quá trình thu thập thông tin, tài liệu còn có tình trạng thu thập tràn lan, không sát với nội dung kiểm tra, do đó mất nhiều thời gian đọc, chọn lọc, phân loại. Khi nhận báo cáo giải trình của đối tượng kiểm tra, một số cán bộ kiểm tra chưa xác định đầy đủ các loại văn bản, tài liệu mà từng đối tượng cần cung cấp nên yêu cầu và tiếp nhận trùng lặp. Ngược lại, có tài liệu cần thu thập lại không biết để đề nghị cung cấp, nên phải đi lại nhiều lần, mất thời gian, công sức. Hoặc có đối tượng liên quan, trong tay nắm nhiều tài liệu có giá trị nhưng lại bị bỏ qua. Khi làm việc với các tổ chức đảng để nghe kết quả thẩm tra, xác minh, cán bộ kiểm tra còn lúng túng, chưa mạnh dạn, chưa phân tích, làm rõ các hành vi của đối tượng kiểm tra. Gặp những tổ chức đảng vì căn bệnh thành tích hoặc tính chiến đấu kém, muốn bảo vệ cho đối tượng kiểm tra, muốn xử lý nội bộ, cán bộ kiểm tra tỏ ra "khó xử". Những lúc đó, cán bộ kiểm tra chưa có dũng khí, thiếu chính kiến, chưa mạnh dạn đấu tranh, phân tích phải trái, có lúc có thái độ xuôi chiều, chấp nhận đề nghị của tổ chức đảng hoặc của đối tượng kiểm tra. 87 Ba là, việc nghiên cứu, phân tích, xử lý các văn bản, tài liệu, thông tin, bằng chứng không kỹ, không sâu dẫn đến nhiều cuộc kiểm tra bị kéo dài, kết luận nội dung và đối tượng kiểm tra không chính xác Việc thu thập đầy đủ văn bản, tài liệu, thông tin, bằng chứng là rất quan trọng, nhưng việc nghiên cứu, phân tích, xử lý những văn bản, tài liệu, thông tin, bằng chứng ấy một cách chính xác, khách quan lại càng quan trọng vì đó là cơ sở tin cậy, xác thực, khách quan để kết luận và xử lý đúng. Thực tế vừa qua, có nhiều vụ việc sau kiểm tra kết luận không chính xác, tổ chức đảng và đảng viên "vi phạm một đằng, kết luận một nẻo", do kết luận không đúng sự việc nên đã "sai một ly đi một dặm"; có nhiều trường hợp kiểm tra xong kết luận chung chung, "vô thưởng vô phạt", nhiều trường hợp giải quyết tố cáo không kết luận rõ đúng sai mà chỉ kết luận "chưa có căn cứ", "chưa đủ chứng cứ" hoặc "không có cơ sở", làm cho cán bộ, đảng viên không đồng tình. Cá biệt có cuộc kiểm tra đã không thực hiện đúng quy định trong việc trưng cầu giám định của các cơ quan nghiệp vụ đối với những vấn đề cần thiết. Vì vậy, có cuộc kiểm tra khi báo cáo trước hội nghị uỷ ban kiểm tra phải dừng lại để thẩm tra, xác minh, xác nhận giám định của cơ quan có thẩm quyền. Tình trạng tài liệu, thông tin thu nhận được rất nhiều nhưng do trình độ, năng lực, kỹ năng phân tích hạn chế nên bị “rối”, không tìm ra được tính xác thực, hợp lý, hợp pháp của từng văn bản, tài liệu, thông tin, bằng chứng; việc đối chiếu, so sánh chưa thành thạo và thiếu nhạy cảm, sắc sảo trong việc lật đi lật lại vấn đề để nắm bắt và kết luận đúng bản chất sự việc. Khi phân tích tài liệu, chứng cứ cán bộ kiểm tra chưa phát hiện kịp thời những mâu thuẫn, tính phi lôgic, không hợp lý, mối quan hệ tác động qua lại của chứng cứ, những vấn đề chưa rõ hoặc có dấu hiệu đang tiềm ẩn đằng sau đó một sự thật để vừa tiếp tục thu thập văn bản, tài liệu, thông tin, bằng chứng khác, vừa thuyết phục, gợi ý, đấu tranh để đối tượng kiểm tra từng bước tự nhận ra sự thật hoặc gần với sự thật hơn. Còn trình trạng sử dụng chứng cứ thiếu căn cứ, chỉ nghe 88 người khác, qua dư luận, qua phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo một chiều, chưa làm việc, trao đổi trực tiếp với đối tượng kiểm tra hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan, không đến tận nơi xảy ra sự việc, không nhìn tận mắt tài liệu, chứng cứ, do đó nhận định, đánh giá, quy kết sai lệch, không đúng sự thật, bản chất sự việc. Qua xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật của đảng viên trong nhiệm kỳ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, tỷ lệ thay đổi, xoá bỏ tương ứng là 26% và 37% so với số đã giải quyết; riêng 3 năm đầu nhiệm kỳ Đại hội XI tỷ lệ này là 34%. Trong số thay đổi, xoá bỏ chủ yếu là do thẩm tra, xác minh không đúng, khi thẩm tra, xác minh đã bỏ sót chứng cứ, không tìm được chứng cứ hoặc chứng cứ thiếu chính xác. Quá trình nghiên cứu, phân tích thông tin, tài liệu chưa phát huy hết khả năng, trí tuệ của tập thể trong lực lượng kiểm tra, có khi chỉ là ý kiến phân tích, đánh giá của một người nên vừa không chính xác vừa không khách quan. Khi đối tượng kiểm tra có vị trí công tác, chức vụ cao, cán bộ kiểm tra dễ mặc cảm, e ngại, quá tin vào sự tự giác, vào giải trình của đối tượng nên đã chấp nhận một chiều, không muốn làm đến cùng, không phân tích tìm ra sự thật. Bốn là, chất lượng báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh chưa tốt, chưa chuyển tải hết các chứng cứ để phục vụ việc kết luận nội dung kiểm tra, làm hạn chế kết quả, chất lượng công tác kiểm tra. Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh là sản phẩm cuối cùng của quá trình tiến hành thẩm tra, xác minh. Nếu báo cáo không tốt, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng, hạn chế kết quả thẩm tra, xác minh; khuyết điểm của thẩm tra xác, minh nhiều lúc còn bắt nguồn từ cách tổng hợp, báo cáo thẩm tra, xác minh. Xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, ngoài việc đòi hỏi người cán bộ phải có vốn kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ, văn bản, kinh nghiệm viết báo cáo mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp, biết xây dựng bố cục hợp lý, lựa chọn ý tứ, câu từ, trích dẫn rõ ràng để lột tả, làm rõ, nêu bật được nội dung cần phân tích, cần báo cáo. Thực tế vừa qua, quá trình thẩm tra, xác 89 minh tìm được nhiều chứng cứ có giá trị để chứng minh hành vi của đối tượng kiểm tra nhưng báo cáo lan man, dài dòng, khó hiểu, dẫn dắt không lôgíc, không đầy đủ, nội dung phân tích không rõ, có chứng cứ cần phân tích sâu thì lại viết sơ sài, dẫn chứng chứng cứ có lúc mâu thuẫn, hoặc không đúng chỗ, thiếu thống nhất giữa phần kết quả thẩm tra, xác minh với những nhận xét, đề xuất, kiến nghị; nhiều báo cáo chỉ liệt kê, trích dẫn quá nhiều mà không rõ ý, nhận xét, thiếu rõ ràng, chặt chẽ, sắc nét, không rõ chính kiến của đoàn kiểm tra; mặt khác một số báo cáo lại đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá chung chung, mang tính chủ quan, không đưa ra được các chứng cứ chứng minh có sức thuyết phục. Khuyết điểm, hạn chế của thẩm tra, xác minh có phần tác động không nhỏ từ việc tưởng chừng như không lớn này. Vì vậy cùng với trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghiệp vụ để tiến hành thẩm tra xác minh, đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải nâng cao cả trình độ tổng hợp, khả năng báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh. 3.2. NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM TRA, XÁC MINH TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG HIỆN NAY 3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm 3.2.1.1. Nguyên nhân khách quan Một là, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua được Đảng và Nhà nước tiến hành quyết liệt đã có ảnh hưởng và tác động tích cực, thúc đẩy công tác kiểm tra của Đảng, trong đó có việc thẩm tra, xác minh có chất lượng, hiệu quả hơn. Thời gian qua nhiều vụ tham nhũng đã được các cơ quan pháp luật xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Quần chúng nhân dân ngày càng đòi hòi Đảng phải có biện pháp đấu tranh mạnh mẽ hơn để chống suy thoái trong Đảng, phải làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. Đây là điều kiện, là “sức ép” để cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh 90 các vụ vi phạm kỷ luật trong Đảng. Tác động trên đã làm chuyển biến nhận thức và việc tổ chức thực hiện của những người làm công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng, từ đó, khi xem xét phải kiên quyết, khách quan, chính xác. Muốn vậy, đương nhiên hoạt động thẩm tra, xác minh phải làm tốt hơn. Cùng với các quy định của Đảng, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trên rất nhiều lĩnh vực, nhất là các luật về Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm; Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại; Luật Thanh tra; Luật Công chức... Các quy định của Đảng và Nhà nước là cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, làm tiêu chí, chuẩn mực hành động của cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng tạo hành lang pháp lý để tiến hành nhiệm vụ kiểm tra và hoạt động thẩm tra, xác minh; tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, bế tắc trong quá trình thẩm tra, xác minh vì không có chuẩn mực để phân biệt rạch ròi, kết luận dứt điểm các biểu hiện đúng, sai, tích cực với tiêu cực trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đầy biến động và phức tạp. Hai là, xu thế dân chủ, công khai, minh bạch trong đời sống xã hội, trong cơ quan Nhà nước ngày càng phát triển, nhất là tình hình và kết quả chất vấn trong Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; việc các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin công khai nhiều vụ việc đã có tác động tích cực đến công tác xây dựng, củng cố Đảng, đến công tác kiểm tra nói chung và hoạt động thẩm tra, xác minh nói riêng. Dân chủ, công khai, minh bạch càng được mở rộng và phát huy giúp cho quần chúng nhân dân nắm bắt, hiểu biết, được tiếp cận tình hình trong Đảng và các cơ quan Nhà nước nhiều hơn. Nhiều khuyết điểm, yếu kém của cơ quan quản lý được lộ rõ khi được chất vấn và trả lời chất vấn trong Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Đặc biệt, thời gian qua, phương tiện thông tin đại chúng đã phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực, một mặt tác động mạnh mẽ 91 trong xã hội, mặt khác tác động tích cực vào công tác xây dựng Đảng, đòi hỏi công tác kiểm tra phải nhanh chóng xem xét, kết luận và công khai rõ hơn những vụ việc đã có kết quả thẩm tra, xác minh. Ba là, có sự phối hợp, cộng tác tích cực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị và các ban, ngành có liên quan trong quá trình kiểm tra, nhất là khi thẩm tra, xác minh. Thời gian qua, nhận thấy được tầm quan trọng của sự phối hợp giữa công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các ban, ngành có liên quan, Trung ương đã ban hành các quy chế phối hợp ở các cơ quan Trung ương, trên cơ sở đó các địa phương đã vận dụng và ban hành thực hiện. Do có sự phối hợp nên đã hạn chế tình trạng thiếu tập trung, thiếu thống nhất, chồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_tham_tra_xac_minh_trong_cong_tac_kiem_tra_cua_dang_giai_doan_hien_nay_5156_1917231.pdf
Tài liệu liên quan