Luận án Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 9

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án. 9

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án. 16

1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến

đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết . 28

Chương 2: THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG,

CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 33

2.1. Thành ủy Hà Nội và công tác phòng, chống lãng phí ở Thành phố

Hà Nội . 33

2.2. Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí - Khái

niệm, nội dung và phương thức . 61

Chương 3: CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LÃNG PHÍ Ở HÀ NỘI VÀ

THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG

LÃNG PHÍ – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM. 77

3.1. Tình hình công tác phòng, chống lãng phí ở Hà Nội giai đoạn

2013-2020. 77

3.2. Thực trạng Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng

phí – Kết quả, nguyên nhân và kinh nghiệm. 91

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG

CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI ĐỐI VỚI

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ ĐẾN NĂM 2030. 121

4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường sự

lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác phòng, chống lãng phí

đến năm 2030 . 121

4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy

Hà Nội đối với công tác phòng, chống lãng phí đến năm 2030. 128

KẾT LUẬN . 149

Danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài

luận án . 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152

pdf199 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phố về quản lý lễ hội. Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh và THTK, CLP trong việc cưới, việc tang, việc lễ hội; tuyên truyền, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, triển khai thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã ban hành các chỉ thị, kế hoạch về việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố. Hàng năm, UBND Thành phố đều ban hành kế hoạch về việc tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất. Những kết quả đạt được trong công tác PCLP tại Thành phố Hà Nội thời gian qua xuất phát từ sự quyết tâm của toàn HTCT và nhân dân trong Thành phố 86 và nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp. 3.1.2. Hạn chế trong công tác phòng, chống lãng phí Kết quả khảo sát trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho thấy: Bên cạnh những kết quả tốt mà công tác PCLP đã đạt được, ở thành phố Hà Nội, tình hình lãng phí, cùng với các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực vẫn còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước... Khi được hỏi về đánh giá việc thực hiện công tác PCLP tại cơ quan, địa phương, đơn vị nơi công tác/sinh sống, theo mức độ đánh giá của 1048 người được hỏi, có thể phân loại các hoạt động được đánh giá thành 03 nhóm: Nhóm được đánh giá cao bao gồm các hoạt động: Tuyên truyền, phổ biến về PCLP, Quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng và đảm bảo hiệu quả công việc của công chức, người lao động, Quản lý, sử dụng thời gian lao động, Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, Quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, Quản lý, mua sắm và sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan (tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Tốt và Rất tốt các hoạt động này đều trên 70%), đặc biệt được đánh giá cao nhất là Ban hành và thực hiện quy chế, quy định, định mức về chi tiêu nội bộ (tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Tốt và Rất tốt là 93.9%, 6.1% đánh giá ở mức độ Bình thường, không có ai đánh giá Không tốt). Nhóm được đánh giá Bình thường bao gồm các hoạt động: Tạo dư luận xã hội, phong trào tiết kiệm, chống lãng phí; Quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng; Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng với tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Tốt và Rất tốt lần lượt là 58%, 48,8% và 45.1%. Nhóm được đánh giá Chưa tốt bao gồm các hoạt động: Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; Rà soát, sắp xếp các dự án; Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các dự án, tiến độ, chất lượng công trình; THTK, CLP trong doanh nghiệp 87 sử dụng vốn nhà nước; Bảo vệ tài nguyên, môi trường; Minh bạch thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhà nước với tỷ lệ người được hỏi đánh giá ở mức độ Không tốt và Khó đánh giá lần lượt là 17.5%, 16,9%, 16%, 16%, 14.4% và 13%. [Chi tiết xem Phụ lục 5] Hình 3.1. Đánh giá việc thực hiện công tác PCLP tại cơ quan, địa phương nơi công tác/sinh sống Trên cơ sở kết quả khảo sát, tổng hợp các báo cáo của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng như các thông tin thực tiễn công tác PCLP được phản ảnh trên báo đài, các phương tiện truyền thông đại chúng, có thể chỉ ra một số hạn chế cơ bản trong công tác PCLP ở Thành phố Hà Nội bao gồm: 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Ban hành và thực hiện quy chế, Quản lý, mua sắm và sử dụng xe Quản lý, mua sắm và sử dụng Quản lý và sử dụng trụ sở làm Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản Quản lý, sử dụng thời gian lao động Quản lý, kiểm tra, giám sát chất Quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây Rà soát, sắp xếp các dự án Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quản lý, sử dụng công trình phúc Quản lý, khai thác, sử dụng tài Bảo vệ tài nguyên, môi trường Minh bạch thông tin hoạt động Thực hành tiết kiệm, chống lãng Tuyên truyền, phổ biến về phòng, Tạo dư luận xã hội, phong trào Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Khó đánh giá 88 Một là, vẫn còn vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước, quản lý trụ sở, công trình công cộng Tuy thuộc nhóm được đánh giá Cao và Bình thường, song hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật và tiêu chuẩn trong việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn nhà nước và tài sản nhà nước được các cơ quan có thầm quyền nhận định: tuy đã được cập nhật, sửa đổi, bổ sung khá thường xuyên tuy nhiên vẫn có một số nội dung chưa sát với thực tế, dẫn đến ý thức chấp hành còn hạn chế, thực hiện chưa nghiêm, gây lãng phí vốn và tài sản nhà nước trong nhiều lĩnh vực. Việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công vẫn còn tình trạng vi phạm tiêu chuẩn; định mức; bố trí vốn đầu tư các công trình, dự án sử dụng tiền, tài sản của nhà nước dàn trải, thực hiện chậm tiến độ. Trong thời gian từ năm 2013 đến nay, đã có nhiều vụ việc gây lãng phí tài sản công trong lĩnh vực đất đai, tài sản nhà nước được báo chí phản ánh, có thể kể đến như các công trình bị bỏ hoang, sử dụng không hiệu quả hoặc sử dụng sai mục đích, như công viên Hòa Bình với tổng mức đầu tư lên tới 282 tỷ đồng lâm vào tình trạng “ế khách” thường xuyên [105]. Công trình hệ thống cấp nước sạch xã Thượng Cát (nay là phường Thượng Cát) được triển khai xây dựng năm 2009 với số vốn ban đầu lên đến 29 tỷ đồng không được vận hành, bị “bỏ hoang” do thiếu nguồn nước thô cấp cho trạm để vận hành, xử lý. Không chỉ các công trình “nghìn tỷ”, các công trình ở một số phường, cụm dân cư như nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng có tình trạng bị bỏ hoang, “vỏ có, ruột không”, cửa đóng then cài hoặc sử dụng sai mục đích trong khi người dân vẫn thiếu những địa điểm sinh hoạt cộng đồng [77]. Một số dự án có “tuổi thọ” còn rất non trẻ nhưng vẫn phải “khai tử” để dự án khác chồng lên như việc di dời hai cây cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Khát Chân để nhường chỗ cho cầu vượt dành cho xe cơ giới [101] Hai là, một số công trình, dự án chậm tiến độ, đội vốn trên địa bàn gây 89 bức xúc trong nhân dân Thủ đô, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn còn biểu hiện lãng phí, nhất là tài nguyên đất Một số công trình, dự án kéo dài do chậm tiến độ, đội vốn trên địa bàn Hà Nội mặc dù không hoàn toàn do Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm, song cũng gây bức xúc trong nhân dân Thủ đô như Dự án đường sắt cao tốc đô thị các tuyến Cát Linh - Hà Đông; Nhổn - Ga Hà Nội thi công chậm chạp so với mục tiêu ban đầu, chi phí xây dựng đội lên cao so với dự toán, gây lãng phí lớn tiền, tài sản nhà nước; Dự án Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội - Khu liên cơ Võ Chí Công, vị trí tại Khu X2, phường Xuân La, quận Tây Hồ Lãnh đạo Ban quản lý dự án khẳng định quá trình làm dự án đã để xảy ra sơ suất từ đơn vị thiết kế, đơn vị thẩm tra...phải khắc phục sự cố, chậm tiến độ [98]. Tài nguyên đất bị lãng phí là một trong những vấn đề nổi cộm: ở giữa Thủ đô, một số lô đất vàng bị bỏ quên trong khi người dân thì thiếu đất ở, sống chen chúc trong nhiều khu tập thể. Báo chí đã chỉ ra nhiều địa chỉ như: lô đất vàng của "Bầu Hiển" rộng 2.200 m2 có tới 3 mặt tiền tại phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bài và Vọng Đức, cách hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 200 m; lô đất rộng hơn 4.000 m2 tại ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng chỉ cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 100 m, đối diện Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza; lô đất rộng tới 8.000 m2 có tới 3 mặt tiền: Lò Đúc - Nguyễn Công Trứ - Ngô Thì Nhậm; Nam Đàn Plaza và Lotus Hotel (quận Nam Từ Liêm), Tháp Thiên Niên Kỷ (quận Hà Đông), dự án 131 Thái Hà, dự án Twin Tower (đường Láng); căn nhà khách của tỉnh ủy Lai Châu trên đường Phan Bội Châu - Quận Hoàn Kiếm đã bị bỏ không nhiều năm, ngày càng xuống cấp, xập xệ và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào)[28]. Những lô đất này không chỉ tạo ra sự lãng phí khổng lồ mà còn gây mất mỹ quan đô thị, thậm chí gây mất an toàn, ảnh hưởng đến các công trình, dự án xung quanh. Việc bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng là vấn đề nóng của Thủ đô hiện 90 nay. Hà Nội hiện “ô nhiễm về mọi mặt”, từ ô nhiễm nước, ô nhiễm đất đến ô nhiễm từ các chất thải rắn và đặc biệt là ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đời sống xã hội, đặc biệt là sức khỏe con người [80]. Ba là, việc thực hiện các giải pháp PCLP tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức Nhiều báo cáo đánh giá công tác PCLP ở một số cấp ủy đảng chưa được nhận thức đầy đủ và coi trọng xứng tầm. Tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công, gây lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân, doanh nghiệp sẽ tiếp tục là vấn đề phức tạp cần tập trung giải quyết. Vấn đề THTK, CLP trong tiếp khách của đơn vị, trong tổ chức hiếu hỉ của gia đình, sử dụng mạng xã hội trong thời gian làm việc của cán bộ, công chức vẫn còn tồn tại. Tính hình thức trong việc thực hiện tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể hiện ở kết quả khảo sát, cụ thể là: Khi được hỏi về 04 văn bản chỉ đạo công tác PCLP ở Thành phố Hà Nội được triển khai đến chi bộ, thì vẫn còn nhiều người được hỏi chưa biết đến các văn bản này, có đến gần 20% người được hỏi chưa biết đến các văn bản: Chương trình số 07-CT/TU, ngày 26/4/2016 của Thành uỷ về "Nâng cao hiệu quả công tác PCTN, THTK, CLP giai đoạn 2016- 2020", Kế hoạch của cấp ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP" và Kế hoạch của cấp ủy thực hiện Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị "Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP". Khi được hỏi về số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát việc THTK, CLP trong xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát tại chi bộ, đảng bộ, có một số chi bộ, đảng bộ trong 02 nhiệm kỳ không có cuộc nào, hoặc có thể có thực hiện song người được hỏi không biết, hoặc chưa quan tâm đến vấn đề này. [Chi tiết xem Phụ lục 5] Trước tình hình hiện nay, những hạn chế còn tồn tại trong PCLP tại Hà 91 Nội đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với cấp ủy các cấp, mà đứng đầu là Thành ủy Hà Nội trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này. 3.2. THỰC TRẠNG THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ – KẾT QUẢ, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.2.1. Kết quả lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí của Thành ủy Hà Nội 3.2.1.1. Những ưu điểm Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đánh giá: Dưới SLĐ của Thành ủy Hà Nội, “cấp ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở đã có sự thống nhất, xuyên suốt về ý chí và hành động trong đẩy mạnh công tác PCLP, NĐĐ cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương gương mẫu, quyết liệt đấu tranh PCLP". Nhìn chung, trong thời gian qua SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP đã đạt được nhiều ưu điểm, cả về nội dung và PTLĐ. * Về nội dung lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCLP trên địa bàn một cách bài bản, khoa học, quyết liệt trên tất cả các nội dung: Một là, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ các chủ trương, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác PCLP trên địa bàn Thành phố Từ năm 2013 đến nay, công tác PCLP luôn được Thành ủy Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, đồng thời tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện, chú trọng vào các giải pháp phòng ngừa, đẩy mạnh cải cách hành chính và phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý lãng phí và đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành ủy đã chú trọng việc tổng kết thực tiễn, lựa chọn, chuẩn bị ban hành các chủ trương sát đúng với tình hình gắn chặt với điều kiện thực hiện. Các chủ trương, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ giải pháp thực hiện công tác PCLP trên địa bàn Thành 92 phố Hà Nội được xác định không chỉ từ chủ trương nghị quyết mà chú trọng xây dựng chương trình hành động, thành lập Ban chỉ đạo Chương trình số 07- Ctr/TU, với quyền hạn, trách nhiệm cụ thể và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy. Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các định hướng về PCLP, trên cơ sở các phương hướng, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế -xã hội, PCTN, LP, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng bộ và các nghị quyết của Đảng về PCTN, LP. Thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU về Nâng cao hiệu quả công tác PCTN; THTK, CLP giai đoạn 2016-2020, Hà Nội để thực hiện các nội dung nâng cao hiệu quả công tác PCTN; THTK, CLP. Đồng thời, Thành ủy dựa trên cơ sở thực tế ở Thành phố Hà Nội, định hướng Ban Chỉ đạo xác định nhiệm vụ trọng tâm và chương trình hành động hàng năm. Nhờ đó, Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU đã thực hiện rất tốt các nhiệm vụ của mình cũng như thể hiện được vai trò chỉ đạo đối với các cơ quan, đơn vị, có tính quyết định đến thành công trong thực hiện các chuyên đề của Chương trình 07-Ctr/TU. Hai là, Thành ủy đã lãnh đạo chính quyền, MTTQ các tổ chức CT-XH cụ thể hóa chủ trương của Thành ủy thành chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện đồng bộ và toàn diện Hàng năm, căn cứ Chương trình, kế hoạch công tác của Thành ủy, Ban Chỉ đạo Chương trình 07-Ctr/TU, UBND Thành phố đã ban hành các kế hoạch, chương trình để thực hiện trên toàn Thành phố [110], chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp PCLP và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lãng phí, tiêu cực. UBND Thành phố cũng đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu 93 chuẩn, định mức, chế độ quản lý chuyên ngành thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Thành phố theo quy định của Luật THTK, CLP và yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong các lĩnh vực như: Quản lý tài chính - ngân sách, quản lý; sử dụng tài sản nhà nước; quản lý giá, phí, lệ phí trên địa bàn; huy động, quản lý nguồn vốn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng, chi tiêu ngân sách của các cơ quan, tổ chức thuộc Thành phố và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí [Chi tiết xem Phụ lục 1] UBND Thành phố giao Sở Tài chính hướng dẫn các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, quy định chế độ hội nghị, hội thảo, tiếp khách, công tác phí; quy định về quản lý, sử dụng xe ô tô đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ, đạt hiệu quả và mục tiêu tiết kiệm đã đề ra. Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường rà soát các chế độ, định mức, tiêu chuẩn ban hành mới 614 văn bản; sửa đổi, bổ sung 154 văn bản về PCLP, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là chi tiếp khách, lễ tân, đi công tác nước ngoài[96]. Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, phát hiện hành vi lãng phí, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với chính quyền Thành phố tập trung hướng dẫn chỉ đạo thực hiện “Năm kỷ cương hành chính”; đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện xã hội, phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, HĐND Thành phố, Ban Dân vận Thành ủy tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật của Trung ương và Thành phố, nhất là cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Thành ủy lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chủ động làm tốt công tác phòng ngừa như: thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động các cơ quan được đẩy mạnh; rà soát luân chuyển cán bộ Ba là, Thành ủy đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và 94 lãnh đạo phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức CT-XH tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần phòng ngừa và phát hiện lãng phí Hàng năm, Ban Thường vụ Thành ủy triển khai kế hoạch và thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát theo Điều 30 Điều lệ Đảng, trong đó, nội dung PCTN, LP được chú trọng. Thành ủy, các cấp ủy trong giai đoạn 2016-2020 đã kiểm tra đối với 9.810 lượt tổ chức đảng, 4.309 đảng viên; giám sát 4.786 lượt tổ chức đảng, 3.900 đảng viên; trong đó, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã triển khai 138 đoàn iểm tra 839 lượt tổ chức đảng và 18 đoàn giám sát 84 tổ chức đảng trực thuộc về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 08 chương trình công tác lớn, 5 nhiệm vụ chủ yếu và 3 khâu đột phá của Thành ủy, trong đó năm 2019, Thành ủy kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình 07-CTr/TU của Thành ủy. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí được tăng cường. Đã có 2.313 tổ chức, đơn vị triển khai kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động. Thanh tra các cấp đã triển khai 1.673 cuộc, phát hiện vi phạm và kiến nghị xử lý gần 1,4 nghìn tỷ đồng ; hơn 40ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm đối với 207 tập thể, 429 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 21 vụ; xử lý 192 vụ/657 bị cáo bị truy tố các tội danh về tham nhũng[96]. Việc kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện công tác PCLP, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường, nhất là giải quyết những vướng mắc, tồn đọng từ nhiều năm được tập trung chỉ đạo giải quyết như: rà soát số kết luận được thực hiện sau thanh tra tồn đọng từ 2011 đến 2016; rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người cần tập trung theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giải quyết. Thành ủy lãnh đạo tổ chức đảng các cấp chủ động xây dựng các kế hoạch tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý những lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí như công 95 tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tài chính thể hiện ở các văn bản như: Quyết định số 30-QĐ/BCĐ ngày 06/3/2018 thành lập Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU; Kế hoạch số 36-KH/BCĐ và Quyết định số 37-QĐ/BCĐ ngày 30/5/2018 về kiểm tra THTK, CLP trong quản lý đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm của Thành phố; Báo cáo số 244-BC/TU ngày 02/01/2018 về kết quả kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế- xã hội và kiến nghị của kiểm toán Nhà nước năm 2016 đến tháng 11 năm 2017 Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát các năm được Thành ủy ban hành gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện đều có nội dung kiểm tra tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực. Tính riêng năm 2017, Ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Thành phố đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 119 tổ chức đảng và 381 đảng viên, đã có 312 cuộc thanh tra, kết luận 212 cuộc, qua đã phát hiện vi phạm 35,8 tỷ đồng và 18,58 ha đất, kiến nghị thu hồi 32,8 tỷ đồng và 17.695 m2 đất; kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm với 57 tập thể và 116 cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến vi phạm [7]. Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn tiếp tục triển khai thực hiện Quy định số 217-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH” và Quy định số 218-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị “về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT- XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Thành ủy đã ban hành và triển khai Quyết định 2200-QĐ/TU ngày 25/5/2017 về Quy chế tiếp xúc, đối thoại giữa NĐĐ cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác PCLP. Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, Thường trực HĐND, các ban HĐND 96 Thành phố giám sát và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát về kết quả triển khai Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng; giám sát đối với một số quận, huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý đất đai; phản biện xã hội 05 vấn đề mà UBND Thành phố trình HĐND Thành phố tại các kỳ họp. Hướng dẫn MTTQ các quận, huyện, thị xã chỉ đạo MTTQ xã, phường, thị trấn đẩy mạnh hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng ở các cơ sở. Kết quả tính riêng năm 2017 đã tổ chức giám sát được 17.462 cuộc, phát hiện 2460 vụ vi phạm, chuyển đề xuất, kiến nghị 2.356 vụ cho các cơ quan có thẩm quyền, giải quyết, kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 11.132 m2 đất [113]. Bốn là, Thành ủy đã lãnh đạo xử lý một số vụ việc, hành vi lãng phí hoặc có biểu hiện lãng phí Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Thành ủy đã lãnh đạo rà soát, kiểm tra và xử lý các vụ việc, hành vi lãng phí hoặc có biểu hiện lãng phí, xem xét ý kiến tham mưu của Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/Tu và và kiến nghị của kiểm toán nhà nước, tiến hành chỉ đạo, kiểm tra, xử lý việc THTK, CLP trong quản lý đầu tư một số dự án trọng điểm của Thành phố như: dự án “Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) – Giai đoạn I[46]. Thành ủy chỉ đạo Ban Chỉ đạo cũng thành lập các đoàn kiểm tra theo Kế hoạch số 36-KH/BCĐ và Quyết định số 37-QĐ/BCĐ ngày 30/5/2017 về việc THTK, CLP trong đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm của Thành phố, tiến hành kiểm tra nhiều dự án Dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, Thanh Xuân; Dự án đường vành đai 3,5; Dự án đầu tư trang thiết bị PCCC, cứu nạn cứu hộ cho 10 Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hiện có; Dự án Xây dựng cầu vượt [11]; dự án “Xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ Hòa Lạc”[47]. Qua kiểm tra, thanh tra cho thấy, cấp ủy, chính quyền các đơn vị đều xác định việc PCLP là nhiệm vụ quan trọng, đã quan tâm phổ biến và triển khai 97 công tác một cách chủ động, đã phát hiện nhiều vấn đề, hạn chế trong công tác PCLP như tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn xảy ra ở nhiều khâu của quá trình đầu tư; nhiều lĩnh vực trong một số dự án còn chậm, thực hiện không triệt để dẫn đến tình trạng thi công chậm tiến độ còn phổ biến, chậm được khắc phục[11]. Đối với một số dự án, đã kết luận một số yêu cầu của Đoàn kiểm tra về việc giảm trừ cấp phát thanh toán đối với giá trị khối lượng hoàn thành, giảm giá giá trị dự toán, tiết kiệm được hàng tỷ đồng cho ngân sách [11]. Việc trực tiếp chỉ ra những hạn chế, những kết quả, kết luận kiểm tra cụ thể đã có tác dụng rất tốt trong giáo dục, phòng ngừa sai phạm; tạo sự đồng tình, ủng hộ, tin tưởng của nhân dân. Năm là, Thành ủy đã tăng cường sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác PCLP Công tác sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm được Thành ủy lãnh đạo đưa vào kế hoạch, chương trình làm việc của cấp ủy đảng các cấp trong Thành phố, các cơ quan, đơn vị trong toàn HTCT và thực hiện thường xuyên qua các năm và các kỳ. Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU tổng hợp và báo cáo Thành ủy về các mặt công tác PCLP định kỳ 6 tháng, một năm, giữa nhiệm kỳ và nhiệm kỳ [8, 10, 12]. * Về phương thức lãnh đạo PTLĐ của Thành ủy và các cấp ủy đảng nói chung, PTLĐ của Thành ủy và các cấp ủy đảng đối với công tác PCLP nói riêng được đổi mới. Một là, Thành ủy chú trọng lãnh đạo công tác PCLP bằng việc ban hành các văn bản nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch về PCLP Trong các hội nghị, các nội dung bàn bạc được thảo luận dân chủ, thẳng thắn, tập trung, thể hiện được trách nhiệm và trí tuệ của tập thể; các vấn đề được kết luận rõ ràng và văn bản hóa kịp thời các nội dung quan trọng để chỉ đạo triển khai thực hiện. Các văn bản được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện một các bài bản, khoa học và quyết liệt, thể hiện ở các văn bản lãnh đạo, 98 chỉ đạo chuyên đề về PCLP nói riêng, PCTN, LP nói chung như: Kế hoạch số 43-KH/TU ngày 28/4/2017 thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP; Kế hoạch số 17- KH/BCĐ ngày 20/4/2017 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 07-Ctr/TU về thông tin, tuyên truyền về công tác PCTN, THTK, CLP giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 24/7/2017 và Quyết định số 2372-QĐ/TU ngày 24/7/2017 về việc kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, lãng phí; [Xem thêm tại Phụ lục 1]. Trong nhiệm kỳ 2016-2020, việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thanh_uy_ha_noi_lanh_dao_cong_tac_phong_chong_lang_p.pdf
  • pdfLinh k33 - Tom tat (T.Viet).pdf
  • pdfLinh k33 - Trang thong tin.pdf
  • pdfLinh k33 - Trích yếu LA.pdf
  • pdfLinh k33 -Tom tat (T.Anh).pdf
  • pdfscan.pdf
Tài liệu liên quan