MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU 7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 16
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 16
1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tập trung nghiên cứu 33
Ch¬ương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 38
2.1. Những vấn đề lý luận về bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 38
2.2. Những vấn đề lý luận về thiết kế bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 56
2.3. Những vấn đề lý luận về sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 63
2.4. Các yếu tố tác động đến thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 70
Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 78
3.1. Khái quát chung về các trường sĩ quan quân đội 78
3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng 81
3.3. Thực trạng thiết kế bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 88
3.4. Thực trạng sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 96
3.5. Thực trạng yếu tố tác động đến thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 104
3.6. Đánh giá chung về thực trạng thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 107
Chương 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 112
4.1. Quy trình thiết kế bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 112
4.2. Quy trình sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực 125
4.3. Điều kiện cần thiết để thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả 138
Chương 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 143
5.1. Khái quát chung về thực nghiệm sư phạm 143
5.2. Tiến hành thực nghiệm 152
5.3. Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm 155
5.4. Nhận định chung về kết quả thực nghiệm sư phạm 168
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 171
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175
PHỤ LỤC 184
292 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn Khoa học xã hội và nhân văn ở trường Sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục 4.2.2, tr. 138) đã được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng trên cơ sở xây dựng nội dung và quy trình đã được xác định trong Luận án. Ở LĐC, giảng viên dạy theo các PPDH truyền thống, chủ yếu là thuyết trình, diễn giảng kết hợp với một số PPDH khác.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, tiến hành phân tích, đánh giá trình độ của học viên ở cả 2 lớp để xác định trình độ ban đầu. Sau khi thực nghiệm, LTN và LĐC được cho làm các bài kiểm tra để so sánh sự khác biệt giữa các lớp. Kết thúc thực nghiệm, tiến hành tổng hợp, phân tích, đối chiếu với kết quả thực nghiệm ở cả 2 lớp (LTN và LĐC) để nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí đã xác định.
5.1.4. Quy trình thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành theo 2 vòng, mỗi vòng chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 - Thực nghiệm thăm dò
Mục đích nhằm tiến hành quan sát giảng viên sử dụng BTNT trong hình thức bài giảng, thảo luận và thái độ của học viên khi tiếp nhận các nhiệm vụ học tập trong mỗi giờ học, bài học. Sau khi kết thúc 2 bài đầu trong chương trình môn học theo chương trình 1650, tiến hành cho học viên làm một bài kiểm tra nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và năng lực thực thành môn học của học viên (Bài kiểm tra số 1).
Giai đoạn 2 - Thực nghiệm tác động
Thực nghiệm được tiến hành ở nội dung bài 3, 4, 5, 6 của chương trình môn học. Sau khi kết thúc học các nội dung trong học phần, cho học viên LTN và LĐC làm bài kiểm tra (Bài kiểm tra số 2).
Quy trình tiến hành thực nghiệm gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm
* Phân tích chương trình và biên soạn tài liệu thực nghiệm
- Phân tích chương trình môn học: Để tiến hành thực nghiệm luận án tiến hành phân tích kết cấu chương trình môn GDHQS để làm cơ sở tiến hành thực nghiệm. Trong từng nội dung môn học, thực nghiệm tiến hành với 12 giờ lên lớp gồm 4 chủ đề bài giảng có sử dụng BTNT [Phụ lục 23a, tr. 255].
- Tài liệu thực nghiệm gồm có:
1. Tài liệu dùng cho giảng viên và học viên (bao gồm: Giáo án giảng dạy LTN; tài liệu hướng dẫn về quy trình TK&SD BTNT cho giảng viên; tài liệu hướng dẫn về cách giải quyết BTNT cho học viên LTN; hệ thống BTNT môn GDHQS đã thiết kế; các tài liệu tham khảo của môn học và đề cương, chương trình môn học,.. Các tài liệu thực nghiệm được thiết kế một cách chặt chẽ, tuân thủ theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy của bộ môn, phù hợp với mục tiêu đào tạo, đối tượng, điều kiện cơ sở vật chất và bảo đảm rèn luyện, phát triển các năng lực cho học viên. Căn cứ vào giả thuyết thực nghiệm và những yêu cầu nêu trên, tiến hành thiết kế các BTNT môn GDHQS để vận dụng vào quy trình sử dụng BTNT đã đề xuất trước đó. Các BTNT được lựa chọn kỹ, nội dung đáp ứng với mục tiêu bài học, môn học về năng lực.
2. Biên soạn mẫu đề kiểm tra, mẫu phiếu khảo sát (gồm mẫu đề kiểm tra trình độ kiến thức, kỹ năng của học viên trước và sau thực nghiệm; các câu hỏi, đề kiểm tra trước và sau các bài giảng [Phụ lục 23c]; lập phiếu quan sát học viên trong quá trình học tập, phiếu đánh giá học viên trong thảo luận) [Phụ lục 23d, tr. 262].
3. Lập kế hoạch thực nghiệm (để báo cáo với cơ quan chủ quản nơi tiến hành thực nghiệm) [Phụ lục 23b, tr. 256].
Các tài liệu dùng cho thực nghiệm được lập thành hồ sơ thực nghiệm, xem thêm [Phụ lục 23, tr. 255].
* Lựa chọn LTN, LĐC và tìm hiểu đối tượng
Đây là hoạt động rất quan trọng, quyết định rất lớn đến mục đích, nội dung, chất lượng và hiệu quả của quá trình thực nghiệm. Bao gồm các hoạt động:
1. Lựa chọn LTN và LĐC (được tiến hành lựa chọn ở học viên năm thứ 2 và thứ 3 theo nguyên tắc: Hai nhóm có số lượng, có trình độ nhận thức, kết quả học tập, lứa tuổi, tương đối tương đồng nhau);
2. Tìm hiểu đối tượng LTN (khi đã lựa chọn được LTN, LĐC cần khảo sát chất lượng ban đầu của các lớp học viên trước khi tiến hành thực nghiệm. Việc khảo sát, nắm chất lượng ban đầu của các lớp được tiến hành bằng phương pháp trao đổi, lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý học viên, giảng viên giảng dạy và thông qua kết quả học tập của học viên ở các năm học trước đó để tìm hiểu về trình độ, xu hướng, tính tích cực của học viên trong quá trình học tập).
* Lựa chọn và bồi dưỡng cộng tác viên tham gia thực nghiệm
Với giảng viên, giảng viên được lựa chọn là những giảng viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có thâm niên giảng dạy. Tiến hành gặp gỡ, trao đổi với các giảng viên nhằm thống nhất về mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành và tiến độ thực nghiệm, tiến hành làm mẫu, v.v
Với học viên, ở các LTN, tiến hành bồi dưỡng cho học viên theo các nội dung cơ bản sau: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho học viên về mục đích, yêu cầu của thực nghiệm nhằm nâng cao trách nhiệm, thái độ, động cơ khi tham gia thực nghiệm. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho học viên về đặc điểm, mục đích, yêu cầu, quy trình, cách thức sử dụng BTNT trong dạy học, v.v
* Xây dựng các tiêu chí đánh giá và thang đo trong thực nghiệm
- Tiêu chí đánh giá: Sử dụng BTNT trong dạy học môn GDHQ theo TCNL là cách thức đưa các bài tập đã thiết kế của giảng viên vào các hình thức dạy học theo một quy trình đã được xác định, có tác dụng phát huy tính tích cực, đẩy mạnh hoạt động nhận thức; phát triển tư duy, hình thành và phát triển các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập của học viên,... Những ảnh hưởng của việc sử dụng BTNT trong dạy học môn GDHQS theo TCNL đều có thể đánh giá được. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của quá trình thực nghiệm, luận án chỉ đánh giá trên 3 tiêu chí:
Một là, sự tiến bộ về kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề của học viên trong giải quyết BTNT.
Hai là, sự tiến bộ về chất lượng nắm tri thức của học viên thông qua việc giảng viên đưa BTNT vào giảng dạy (mức độ nắm tri thức của học viên).
Ba là, mức độ đạt được về các năng lực cần hình thành, phát triển cho học viên thông qua dạy học theo TCNL.
- Thang đo trong thực nghiệm: Bao gồm các thang đo sau:
Một là, thang đo đánh giá về kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề của học viên
Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề của học viên trong dạy học theo TCNL được thể hiện qua 4 kỹ năng thành phần như:
+ Kỹ năng nhận biết vấn đề (xác định dữ kiện, yêu cầu của từng bài tập);
+ Kỹ năng sàng lọc dữ kiện, xây dựng giả thuyết (trên cơ sở xác định yêu cầu của từng bài tập, tiến hành sàng lọc các dữ kiện, tìm hiểu mối quan hệ giữa các dữ kiện và yêu cầu của bài tập, mối quan hệ giữa tri thức đã học và yêu cầu của bài tập, phát hiện dữ kiện nào là cơ bản, then chốt của bài tập, tái hiện những tri thức đã học để xây dựng giả thuyết và phát đoán đúng hướng dẫn giải mỗi bài tập);
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề (một bài tập có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau, vì vậy trên cơ sở phán đoán những hướng giải bài tập, học viên cần tìm ra con đường ngắn nhất, đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề có hiệu quả. Đây là kỹ năng rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả bài làm của học viên. Thực hiện tốt kỹ năng này học viên cần phải có những phẩm chất như năng lực tư duy sáng tạo, yêu nghề, kiên trì và có những hiểu biết thực tiễn xã hội);
+ Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện (quá trình giải bài tập không chỉ dừng ở việc tìm ra con đường giải quyết mà học viên cần có kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu của bài tập. Thực hiện tốt kỹ năng này, không chỉ đem lại sự nhận thức mới, mà còn nâng cao năng lực tư duy, khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề của mỗi học viên, bồi dưỡng phương pháp học tập có hiệu quả).
Mức độ thành thục các kỹ năng này được lượng hóa thành 5 mức độ và được thể hiện qua [Phụ lục 23h, mục 3, tr. 272].
Hai là, thang đo đánh giá về mức độ lĩnh hội kiến thức của học viên
Thông qua các biểu hiện cụ thể của học viên như hiểu bài, trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo tính khoa học, lôgíc, thể hiện tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Tiêu chí này được thể hiện qua 1 bài tập lý thuyết trong đề kiểm tra, luận án lượng hóa thành 5 mức độ và được thể hiện rõ trong [Phụ lục 23h, mục 4, tr. 273].
Ba là, thang đo đánh giá về mức độ đạt được mục tiêu năng lực của học viên
Dựa vào chuẩn năng lực đầu ra môn GDHQS, mục tiêu các học phần thực nghiệm, luận án xây dựng tiêu chí, thang đo đánh giá mức độ phát triển năng lực của học viên trong học phần thực nghiệm đã xác định, được thể hiện trong phiếu đánh giá về năng lực cần hình thành, phát triển cho học viên. Việc xác định tiêu chí chất lượng mỗi chỉ số hành vi nhằm phân biệt mức độ chất lượng khác nhau của các hành động, thao tác thực hiện. Các chỉ số hành vi được tiêu chí hóa theo thang phát triển nhất định. Luận án xác định tiêu chí chất lượng ở mỗi năng lực cần hình thành cho học viên dựa trên thang nhận thức của Bloom và thang kỹ năng thực hành của Dave nhằm mô tả một số chỉ số hành vi cần đo [98]. Phương pháp đánh giá chủ yếu là nghiên cứu sản phẩm học tập của học viên và quan sát học viên trình bày sản phẩm cũng như trình diễn kỹ năng khi xử lý để giải quyết BTNT. Cụ thể nội dung đánh giá, cách đánh giá và phiếu đánh giá năng lực cần hình thành, phát triển của học viên được thể hiện trong [Phụ lục 23g, tr. 269].
Để đánh giá mức độ các năng lực đạt được của học viên trong dạy học các môn KHXH&NV theo TCNL cần phải xác định được học viên đạt năng lực cần đánh giá đó ở mức độ nào sau khi họ thực hiện nhiệm vụ được giao. Muốn vậy phải sử dụng các rubric đã thiết kế để tính điểm các năng lực mà học viên đạt được. Do số lượng các tiêu chí của các năng lực không giống nhau nên để điểm số các năng lực quy về cùng một thang đo, luận án tính điểm của mỗi năng lực qua tần suất đạt được các tiêu chí của năng lực đó khi học viên thực hiện nhiệm vụ. Các năng lực được chia làm 5 mức và xếp mức độ từ 1 đến 5 (từ mức Kém đến mức Tốt, điểm tối đa của mỗi năng lực là 5, điểm tối thiểu là 1 theo mức độ giảm dần). Với thang điểm này, cách tính điểm chênh lệch giữa các mức độ của mỗi năng lực là: Mean thang đo Liker5 ± SD, (trong đó Mean thang đo Liker 5 = 3; SD = 0.36)
Từ đây ta có thang đo điểm từng năng lực và năng lực tổng hợp như sau:
Bảng 5.2: Thang đo đánh giá về mức độ đạt được của các năng lực
TT
Biểu hiện
Đánh giá năng lực
Loại
Điểm
1
Nếu đạt từ dưới 30% các tiêu chí
Kém
1.00 ≤ ĐTB ≤ 2.28
2
Nếu đạt từ 30% đến 49% các tiêu chí
Yếu
2.28 ≤ ĐTB ≤ 2.64
3
Nếu đạt từ 50% đến 69% các tiêu chí
Trung bình
2.64 ≤ ĐTB ≤ 3.36
4
Nếu đạt từ 70% đến 89% các tiêu chí
Khá
3.36 ≤ ĐTB ≤ 3.72
5
Nếu đạt từ 90% đến 100% các tiêu chí
Tốt
3.72 ≤ ĐTB ≤ 5.0
Thang đo và các tiêu chí đánh giá được thể hiện trong [Phụ lục 23.h, tr. 270].
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm
* Trang bị tài liệu và hướng dẫn học viên khi tiến hành thực nghiệm
Trang bị cho học viên đầy đủ đề cương chi tiết, tài liệu tham khảo môn học, hướng dẫn học viên nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ học tập theo lịch trình trong từng tuần học, thông báo số lượng bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trình theo kế hoạch, hình thức kiểm tra và lịch trình đối với từng bài kiểm tra, kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực nghiệm.
* Kiểm tra trình độ ban đầu của học viên LTN và LĐC
Trước khi tiến hành các tác động sư phạm theo mục đích thực nghiệm, tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của học viên ở các cơ sở thực nghiệm nhằm so sánh, lựa chọn LTN và LĐC có trình độ tương đồng nhau.
Cách thực hiện: Yêu cầu học viên ở LTN và LĐC tiến hành làm bài kiểm tra số 1, sau đó chấm điểm theo các tiêu chí đã xác định; căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá trình độ ban đầu của các lớp trước thực nghiệm.
* Tiến hành tác động sư phạm theo kế hoạch thực nghiệm
Tổ chức tiến hành dạy học thực nghiệm theo kế hoạch đặt ra, sử dụng BTNT môn GDHQS đã thiết kế để tiến hành tác động sư phạm trong thực nghiệm các giờ học. Người nghiên cứu quan sát tiến trình thực nghiệm cùng với giảng viên, trên cơ sở đó trao đổi, rút kinh nghiệm thường xuyên trong quá trình thực nghiệm. Khi tiến hành các tác động sư phạm thì:
Ở LĐC, giảng viên không sử dụng bất cứ một tác động sư phạm nào từ quá trình nghiên cứu, các hoạt động giảng dạy, học tập của học viên vẫn diễn ra theo kế hoạch bình thường hàng ngày ở đơn vị;
Ở LTN, giảng viên thiết kế các BTNT làm công cụ để tác động sư phạm đến học viên nhằm hình thành, phát triển các năng lực cần có khi học môn học, các năng lực này không chỉ được đánh giá trong bài kiểm tra kết thúc môn học mà còn được tích hợp vào các hoạt động dạy học thường xuyên trong QTDH.
Bước 3: Kết thúc thực nghiệm
* Kiểm tra và đánh giá kết quả sau thực nghiệm
Được tiến hành sau khi dạy học thực nghiệm. Biện pháp là yêu cầu học viên ở cả 2 lớp làm bài kiểm tra và căn cứ vào các chuẩn đánh giá đã xác định để cho điểm. Phương pháp đánh giá kết quả phát triển năng lực của cả 2 lớp bao gồm đánh giá sản phẩm (qua Bài kiểm tra số 2, Phụ lục 23c, tr. 260) và quan sát học viên tổ chức xử lý một BTNT (qua Biểu quan sát, Phụ lục 23d, tr. 262). Việc đánh giá dựa trên những tiêu chí và thang đo chung theo cùng một hệ thống đánh giá về năng lực cần hình thành, phát triển ở học viên.
* Phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm
Ở nội dung này, nghiên cứu tiến hành tập hợp kết quả ở LTN và LĐC, tìm ra kết quả và so sánh kết quả ở mỗi lớp. Kết quả được phân tích, đánh giá cả về mặt định tính và mặt định lượng để rút ra các kết luận sư phạm.
Trong đó, luôn lưu ý:
1. Khi xử lý kết quả thực nghiệm: Toàn bộ những số liệu thống kê toán học liên quan đến thực nghiệm được xử lý bởi phần mềm SPSS và Microsoft Excel;
2. Trình bày kết quả thực nghiệm: Được cụ thể hóa thông qua số liệu định lượng trên các bảng, đồ thị, hình ảnh và thông qua đánh giá, nhận xét định tính.
3. Các dữ liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục và xã hội học. Các kết quả thực nghiệm và kết luận được đưa ra trên cơ sở phân tích các đại lượng sau:
Mode (mô hình): Là giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất trong một tập hợp điểm số.
Median (trung vị): Là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số theo thứ tự.
Mean (trung bình): Là giá trị trung bình cộng của các điểm số.
Std. Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các điểm số.
Rang (khoảng biến thiên): Là một đại lượng mô tả mức độ phân tán của dữ liệu.
P (giá trị của phép kiểm chứng T-test): Xác suất xảy ra ngẫu nhiên đối với các dữ liệu thực.
CV (hệ số biến thiên): Là đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ biến động tương đối của những tập hợp dữ liệu chưa phân tổ có giá trị bình quân khác nhau.
ES (mức độ ảnh hưởng): Mức độ ảnh hưởng của tác động.
Indepentent Sample T-test (phép kiểm T-test): Kiểm tra mẫu độc lập t.
Sig. (hệ số sig.): Mức ý nghĩa.
Các kết quả nghiên cứu được đánh giá qua 2 vòng thực nghiệm với số lượng và đặc điểm của mẫu thực nghiệm và đối chứng gần tương đương nhau.
* Lấy ý kiến đánh giá và rút ra kết luận
Dựa vào mục đích, nhiệm vụ và nội dung thực nghiệm để lấy các ý kiến đánh giá và rút ra kết luận cần nghiên cứu.
Quy trình thực nghiệm được khái quát qua sơ đồ sau đây:
KẾT THÚC THỰC NGHIỆM
Kiểm tra, đánh giá kết quả sau TN
Phân tích, so sánh kết quả trước, sau TN
Lấy ý kiến và rút ra các kết luận sư phạm
TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
Trang bị tài liệu, hướng
dẫn HV tiến hành TN
Kiểm tra trình độ ban đầu của LTN và LĐC
Tiến hành tác động sư phạm theo kế hoạch với LTN, LĐC
CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM
Phân tích chương trình và biên soạn
tài liệu thực nghiệm
Xây dựng các tiêu chí và thang đo trong thực nghiệm
Lựa chọn và bồi dưỡng cộng tác viên
Lựa chọn LTN, LĐC và tìm hiểu đối tượng
Sơ đồ 5.1: Quy trình tiến hành thực nghiệm sư phạm
5.2. Tiến hành thực nghiệm
5.2.1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm ở cả 2 vòng, luận án tiến hành khảo sát, kiểm tra mức độ hiểu biết về kiến thức môn học và kỹ năng thực hành của học viên ở các cơ sở thông qua bài kiểm tra số 1 với thời gian là 45 phút. Căn cứ vào chuẩn và thang đánh giá [Phụ lục 23h, tr. 270], tổ chức chấm điểm, thống kê, phân tích và đánh giá kết quả trước thực nghiệm cả về mặt định tính, định lượng. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 5.3 và Bảng 5.4 như sau:
Bảng 5.3: Phân phối tần suất điểm kiểm tra đầu vào của các LTN, LĐC
Vòng
thực nghiệm
Cơ
sở
Lớp
Số bài KT
Điểm số
ĐTB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Vòng 1
Cơ sở 1
LTN1
43
0
0
3
4
7
12
7
10
0
0
6.07
LĐC1
45
0
0
4
3
5
14
7
11
1
0
6.20
Cơ sở 2
LTN2
57
0
0
5
5
12
14
18
3
0
0
5.77
LĐC2
53
0
0
3
6
10
12
20
2
0
0
5.86
Vòng 2
Cơ sở 1
LTN3
53
0
0
0
2
5
10
16
18
2
0
6.92
LĐC3
55
0
0
0
1
7
12
19
15
1
0
6.78
Cơ sở 2
LTN4
77
0
0
2
6
14
20
28
6
1
0
6.14
LĐC4
84
0
0
3
3
17
24
26
9
2
0
6.21
Bảng 5.4: Phân phối tần suất (%) học viên đạt điểm của các LTN, LĐC
Vòng TN
Cơ sở thực nghiệm
Lớp
Số bài KT
Tần suất (%) học viên đạt điểm
Yếu
Kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Vòng 1
Cơ sở 1
LTN1
43
0
0
7
16.28
19
44.19
17
39.53
0
0
LĐC1
45
0
0
7
15.55
19
42.23
18
40.00
1
2.22
Cơ sở 2
LTN2
57
0
0
10
17.54
26
45.62
21
36.84
0
0
LĐC2
53
0
0
9
16.98
22
41.51
22
41.51
0
0
Vòng 2
Cơ sở 1
LTN3
53
0
0
2
3.77
15
28.30
34
64.15
2
3.78
LĐC3
55
0
0
1
1.82
19
34.54
34
61.82
1
1.82
Cơ sở 2
LTN4
77
0
0
8
10.40
34
44.15
34
44.15
1
1.30
LĐC4
84
0
0
6
7.14
41
48.81
35
41.67
2
2.38
Từ kết quả Bảng 5.3 và Bảng 5.4 cho thấy: Điểm trung bình trung kết quả kiểm tra của các LTN và LĐC ở các cơ sở trong từng vòng là tương đương nhau. Tần xuất điểm số giữa các LTN và LĐC ở cả hai cơ sở trong từng vòng cũng có giá trị tương đương nhau.
Bảng 5.5: Bảng thống kê kết quả các tham số
Vòng thực nghiệm
Lớp
Quân số
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Variance
Vòng 1
LTN1
43
3.00
8.00
6.0698
1.51807
2.305
LĐC1
45
3.00
9.00
6.2000
1.58974
2.527
LTN2
57
3.00
8.00
5.7719
1.36300
1.858
LĐC2
53
3.00
8.00
5.8679
1.30144
1.694
Vòng 2
LTN3
53
4.00
9.00
6.9245
1.19049
1.417
LĐC3
55
4.00
9.00
6.7818
1.10035
1.211
LTN4
77
3.00
9.00
6.1429
1.23239
1.519
LĐC4
84
3.00
9.00
6.2143
1.26178
1.592
Biểu đồ 5.1: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa LTN1 và LĐC1
Biểu đồ 5.2: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa LTN2 và LĐC2
Biểu đồ 5.3: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa LTN3 và LĐC3
Biểu đồ 5.4: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa LTN4 và LĐC4
Từ kết quả Bảng 5.5 và Biểu đồ 5.1, 5.2 và 5.2, 5.4 ta thấy: Tỷ lệ học viên đạt điểm loại “yếu” thì ở cả LTN và LĐC đều không có, tuy nhiên đối với loại “kém” thì có sự chênh lệch đáng kể giữa các lớp, bên cạnh đó loại “giỏi” cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Tỷ lệ học viên đạt điểm “trung bình” và “khá” chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Nhìn chung, tỷ lệ điểm yếu, trung bình, khá ở các LTN và LĐC là tương đối đồng đều nhau, không có nhiều sự khác biệt lớn giữa các lớp ở các vòng trong từng cơ sở. Mặc dù có sự chênh lệnh về kết quả ở loại giỏi, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch này là thấp, do vậy có thể chấp nhận để tiến hành thực nghiệm.
Giá trị độ lệch chuẩn ở các LTN, LĐC tại các cơ sở trong từng vòng đều thấp và đều thể hiện sự tập trung của các giá trị quanh điểm trung bình.
Bảng 5.6: Kết quả kiểm định T- Test trước thực nghiệm
Paired Differences
t
df
Sig.
(2-tailed)
Mean
Std. Deviation
Std.
Error Mean
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower
Upper
Pair 1
LTN1-LĐC1
-.02326
.26622
.04060
-.10519
.05868
-.573
42
.570
Pair 2
LTN2-LĐC2
-.24528
.43437
.05967
-.36501
-.12556
-4.111
52
.010
Pair 3
LTN3-LĐC3
.20755
.45398
.06236
.08242
.33268
.304
52
.021
Pair 4
LTN4-LĐC4
.11688
.39650
.04519
.02689
.20688
.587
76
.012
Tiến hành kiểm định T-Test về sự khác biệt giữa điểm trung bình hai lớp ở các cơ sở trong các vòng cho kết quả như Bảng 5.6. Kết quả trên cho thấy: Ở LTN1 và LĐC1 (có t = - 0.573 và sig. = 0.570 > 0.005), LTN2 và LĐC2 (có t = - 4.111 và sig. = 0.010 > 0.005), LTN3 và LĐC3 (có t = 3.328 và sig. = 0.021 > 0.005), LTN4 và LĐC4 (có t = 2.587 và sig. = 0.012 > 0.005).
Kết luận: Từ kết quả kiểm tra đầu vào giữa các LTN và LĐC cho thấy không có sự khác biệt về ý nghĩa điểm trung bình trong lần kiểm tra vòng 1(giữa LTN1- LĐC1, LTN2 - LĐC2) và vòng 2 (giữa LTN3 - LĐC3, LTN4 - LĐC4).
Đánh giá chung: Kết quả học tập môn GDHQS giữa các LTN và LĐC ở các cơ sở trong các vòng thực nghiệm là tương đương nhau.
5.2.2. Tiến hành tác động sư phạm đã xác định theo kế hoạch thực nghiệm
Với lớp đối chứng, nghiên cứu không sử dụng bất kỳ một tác động sư phạm nào từ quá trình nghiên cứu, các hoạt động giảng dạy và học tập của học viên và giảng viên vẫn diễn ra bình thường theo kế hoạch.
Với lớp thực nghiệm, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của tác giả và các cộng tác viên, tiến hành các tác động sư phạm theo kế hoạch đã xác định.
5.2.3. Kết thúc thực nghiệm
Tiến hành đo kết quả trên các LTN, LĐC và so sánh kết quả giữa chúng. Kết quả được đánh giá cả về mặt định tính, định lượng để rút ra các kết luận sư phạm.
5.3. Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm
5.3.1. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
5.3.1.1. Kết quả thực nghiệm vòng 1
Thực nghiệm vòng 1 được tiến hành nhằm thăm dò hiệu quả của hoạt động sử dụng BTNT theo TCNL với học viên và để trả lời cho câu hỏi việc sử dụng BTNT trong dạy học môn học theo TCNL có khả thi và hiệu quả không?
Sau khi kiểm tra mức độ tương quan giữa LTN và LĐC, tiến hành thực nghiệm tác động sư phạm theo kịch bản đã xây dựng. Sau khi kết thúc các tác động sư phạm, luận án tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm, phân tích các kết quả và đưa ra kết luận sư phạm. Kết quả thực nghiệm vòng 1 được thể hiện như sau:
Bảng 5.7: Phân phối tần suất điểm của LTN và LĐC sau tác động sư phạm
Cơ sở
thực nghiệm
Lớp
Số bài KT
Điểm số
ĐTB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cơ sở 1
LTN1
43
0
0
0
1
5
9
11
13
4
0
6.97
LĐC1
45
0
0
1
2
6
15
13
7
1
0
6.37
Cơ sở 2
LTN2
57
0
0
0
3
13
16
17
6
2
0
6.26
LĐC2
53
0
0
2
4
10
18
15
3
1
0
6.00
Bảng 5.8: Phân phối tần suất theo loại điểm của học viên sau tác động sư phạm
Cơ sở TN
Lớp
Số bài KT
Tần suất (%) học viên đạt điểm
Yếu
Kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Cơ sở 1
LTN1
43
0
0
1
2.33
14
32.56
24
55.81
4
9.30
LĐC1
45
0
0
3
6.67
21
46.67
20
44.44
1
2.22
Cơ sở 2
LTN2
57
0
0
3
5.26
29
50.88
23
40.35
2
3.51
LĐC2
53
0
0
6
11.32
28
52.83
18
33.96
1
1.89
Bảng 5.9: Thống kê các tham số kết quả sau tác động sư phạm của các lớp
Lớp
Quân số
Range
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Variance
LTN1
43
5.00
4.00
9.00
6.9767
1.26281
1.595
LĐC1
45
6.00
3.00
9.00
6.3778
1.23009
1.513
LTN2
57
5.00
4.00
9.00
6.2632
1.15768
1.340
LĐC2
53
6.00
3.00
9.00
6.0000
1.24035
1.538
Biểu đồ 5.5: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN1 và LĐC1
Biểu đồ 5.6: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN2 và LĐC2
Tiến hành kiểm định Independent Samples Test về sự khác biệt giữa điểm trung bình hai của các LTN và LĐC cho kết quả như sau:
Bảng 5.10: Kết quả Independent Samples Test thực nghiệm sau tác động sư phạm
T-Test for Equality of Means
t
df
Sig.
(2-tailed)
Mean Difference
95% Confidence Interval of the Difference
Lower
Upper
Cơ sở 1
LTN1
36.228
42
.000
6.97674
6.5881
7.3654
LĐC1
34.781
44
.000
6.37778
6.0082
6.7473
Cơ sở 2
LTN2
40.845
56
.000
6.26316
5.9560
6.5703
LĐC2
35.216
52
.000
6.00000
5.6581
6.3419
Từ kết quả các Bảng 5.9, 5.10, 5.11, 5.12 và Biểu đồ 5.5 và 5.6 cho thấy:
Kết quả của các LTN và LĐC tập trung chủ yếu ở điểm trung bình và điểm khá. So sánh điểm trung bình của các LTN và LĐC có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó, tỷ lệ học viên đạt điểm trung bình ở LĐC nhiều hơn LTN. Số điểm khá ở các LTN cao hơn so với các LĐC. Tỷ lệ học viên đạt điểm giỏi ở cả LTN và LĐC đều có nhưng ở mức độ thấp (từ 1.89% - 6.30%), trong đó tỷ lệ đạt điểm giỏi ở LTN cao hơn LĐC. Ngoài ra, ở cả các LTN và LĐC đều vẫn còn một bộ phận nhỏ học viên đạt điểm kém (từ 2.33% - 11.32%).
So sánh kết quả bài kiểm tra đầu vào (Bài kiểm tra số 1) và bài kiểm tra sau tác động thực nghiệm sư phạm (Bài kiểm tra số 2), của các LTN và LĐC cho thấy: Tỷ lệ đạt điểm giỏi (9 -10) ở LTN đều tăng còn đối với LĐC, kết quả bài đạt loại giỏi còn thấp, và không có gì thay đổi so với trước khi thực nghiệm. Tỷ lệ học viên đạt điểm khá (7- 8) ở các LTN đều tăng (tăng 0.35% - 16.28%) còn đối với học viên LĐC, tỷ lệ học viên đạt điểm khá có chiều hướng giảm. Trong khi đó, tỷ lệ học viên có điểm kém (3 - 4) các lớp thực nghiệm đều giảm mạnh còn các LĐC tỷ lệ có giảm nhưng không đáng kể.
Phân tích kết quả từ bảng 5.9 thu được cho thấy, điểm trung bình chung của các LTN cao hơn các LĐC (LTN1 > LĐC1 = 0.61; LTN2 > LĐC2 = 0.26). So sánh điểm trung bình giữa lần 1 và lần 2 của các LTN cho thấy, điểm trung bình lần 2 cao hơn lần 1 (LTN1 lần 1 = 6.06 < LTN1 lần 2 = 6.97; LTN2 lần 1