Lời nói đầu 1
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 2
Giới thiệu chung 3
Phần 1 : Giới thiệu các hệ thống tín hiệu được sử dụng
A. Tổng quan về trụ sở Điện Lực Gò Vấp 5
B. Hệ thống điều hòa không khí 15
I. Giới thiệu các hệ thống điều hoà không khí 15
II. Các thành phần chính trong hệ thống điều hoà 16
III. Các thiết bị phụ 17
IV. Hệ thống gió 20
V. Hệ thống ống nước 22
VI. Giới thiệu hệ thống điều hòa trung tâm nước 24
C. Hệ thống báo cháy 29
I. Giới thiệu các thiết bị 29
II. Nguyên lý hoạt động của hệ thống 37
D. Hệ thống chữa cháy 40
I. Giới thiệu chung 40
II. Các loại hệ thống chữa cháy 40
E. Hệ thống camera 44
I. Khái niệm chung 44
II. Phân loại và nguyên lý hoạt động 44
F. Hệ thống vi tính 48
I. Khái niệm chung 48
II. Phân loại mạng 49
G. Hệ thống nước 51
I. Khái niệm chung 51
II. Các hệ thống đường ống 51
III. Công trình xả 53
Phần 2 : Thiết kế hệ thống chiếu sáng
A. Giới thiệu và tính toán chọn đèn 57
I. Các đại lượng cơ bản 57
II. Màu sắc 58
III. Các loại nguồn sáng 59
IV. Các nguyên tắc chung trong chiếu sáng 63
V. Thiết kế hệ thống chiếu sáng 64
VI. Các bước tính toán 68
VII. Tính toán và lựa chọn bộ đèn 70
VIII. Chọn đèn phân bố ngoài trời 71
IX. Công suất thtiết kế chiếu sáng cho trụ sở 72
X. Bù riêng cho bộ đèn 73
B. Thiết kế chiếu sáng dùng phần mềm DIALUX 2.5 81
I. Giới thiệu giao diện làm việc 81
II. Trình tự thiết kế 83
III. Ứng dụng phần mềm DIALUX 2.5 cho lầu 2 88
C. Điều khiển chiếu sáng 108
I. Giới thiệu hệ thống Protocol 108
II. Giới thiệu các thiết bị trong hệ thống Protocol 110
III. Thiết kế hệ thống điều khiển cho Trụ Sở ĐLGV 118
Phụ lục tính toán chọn đèn và phân bố đèn
1. Tính toán chiếu sáng cho tầng hầm 2 122
2. Tính toán chiếu sáng cho tầng hầm 1 122
3. Tính toán chiếu sáng cho tầng trệt 124
4. Tính toán chiếu sáng cho lầu 1 129
5. Tính toán chiếu sáng cho lầu 2 133
6. Tính toán chiếu sáng cho lầu 3 137
7. Tính toán chiếu sáng cho lầu 4 141
8. Tính toán chiếu sáng cho lầu 5 149
Phân bố đèn trên mặt bằng
Tài liệu tham khảo 154
157 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thiết kế và điều khiển bằng máy tính hệ thống chiếu sáng trụ sở điện lực Gò Vấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h báo.
Ghi hình ở chế độ “Motion Detection” và “Sensor”, chúng ta chỉ ghi lại hình ảnh những sự cố nào cần thiết mà chúng ta cần.
Ở chế độ “Motion Detection”, ta có thể ấn định các khu vực quan trọng và chỉ khi nào có sự chuyển động trong khu vực ấy thì hệ thống ghi hình mới bắt đầu ghi. Ở chế độ này, ta không cần trang bị thêm bất kỳ phụ kiện nào. Đây là một tính năng căn bản của hệ thống. Hệ thống phát hiện sự chuyển động bằng cách tính toán sự thay đổi ánh sáng trong khu vực đã cài đặt.
Ở chế độ “Sensor”, việc ghi hình (và cảnh báo) chỉ xảy ra khi có tín hiệu kích khởi ở ngõ vào. Tín hiệu kích khởi là các tín hiệu ở ngõ ra của các Sensor. Các Sensor có thể là: Access Control, các đầu dò hồng ngoại,…Người sử dụng DVR có thể điều chỉnh độ nhạy sự chuyển động hay thay đổi độ nhạy của Sensor đầu vào để kích khởi việc ghi hình. Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng cảnh báo, gởi hình ảnh qua Email,…khi phát hiện sự cố.
+ Nguyên lý hoạt động:
Mỗi Camera có một đường dây tín hiệu riêng đưa về bộ hiển thị (màn hình). Tại bộ hiển thị nó được phân kênh. Camera hoạt động theo nguyên lý quét hình ảnh, khi có sự thay đổi hình ảnh trong khu vực hoạt động của nó, Camera sẽ dừng tại vị trí có sự thay đổi hình ảnh và sẽ phóng đại hình ảnh đó lớn trên màn hình hiển thị. Cứ một màn hình hiển thị sẽ quản lý 4 Camera. Mỗi Camera có một đường tín hiệu riêng được đưa về bộ xử lý trung tâm.
+ Các lãnh vực ứng dụng:
Nhà máy điện, các phân xưởng sản xuất, hệ thống đê điều, rừng phòng hộ, sông ngòi, cầu đường, bến cảng,…
Các viện nghiên cứu – ứng dụng R&D, các phương tiện giám sát môi trường.
Nhà kho, cửa hàng,…
Ngân hàng, bãi đậu xe, các nơi cần bảo vệ,…
HỆ THỐNG MẠNG VI TÍNH
KHÁI NIỆM CHUNG.
Nối mạng là cách thức nối kết các máy tính lại với nhau để chúng dùng chung dữ liệu, ví dụ như các tập tin, các chương trình, các ổ đĩa, máy in, modem,…
Ở mức độ cơ bản nhất, mạng bao gồm 2 máy tính nối với nhau bằng cáp sao cho chúng có thể dùng chung dữ liẹu. Mọi mạng máy tính, cho dù có tinh vi, phức tạp đến đâu đi chăng nữa cũng đều bắt nguồn từ hệ thống đơn giản đó.
Sự kết hợp nhiều máy tính với các hệ thống truyền thông mà cụ thể là viễn thông đã đem lại một chuyển biến có tính cách mạng trong vấn đề khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính.
Mạng máy tính phát sinh từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Máy tính cá nhân là công cụ tuyệt vời giúp tạo dữ liệu, bảng tính, hình ảnh và nhiều dạng thông tin khác, nhưng không cho phép bạn nhanh chóng chia sẻ dữ liệu bạn đã tạo nên. Không có hệ thống mạng, dữ liệu phải được in ra giấy thì người khác mới có thể hiệu chỉnh hay sử dụng. Cùng lắm là bạn chỉ có thể chép tập tin lên đĩa mềm và trao đĩa cho người khác chép vào máy họ. Nếu người khác thực hiện thay đổi cho tài liệu thì bạn vô phương hợp nhất các thay đổi. Phương thức làm việc như thế đã và vẫn còn được gọi là làm việc trong một môi trường độc lập.
Một nhóm máy tính và những thiết bị ngoại vi nối kết với nhau được gọi là mạng. Còn khái niệm về máy tính nối với nhau để dùng chung tài nguyên được gọi là nối mạng.
Các máy tính cấu thành mạng có thể dùng chung những thứ sau:
Dữ liệu
Thông điệp.
Hình ảnh.
Máy Fax.
Modem.
Các tài nguyên phần cứng khác.
PHÂN LOẠI MẠNG.
Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network)
Mạng khởi đầu với quy mô rất nhỏ, từ 2 đến khoảng 10 máy tính được nối với nhau và nối với một máy in sử dụng trong khu vực tương đối nhỏ, mục đích chia sẻ dữ liệu cũng như tài nguyên cục bộ.
Công nghệ tin học đã hạn chế quy mô mạng, bao gồm số lượng máy tính kết nối với nhau, cũng như khoảng cách vật lý mà mạng có thể bao phủ. Lấy ví dụ, ở những năm đầu thập kỷ 80, phương pháp lắp đặt cáp phổ biến nhất cũng chỉ cho phép chừng 30 người dùng với chiều dài tối đa trên 600 ft (xấp xỉ 183m). Mạng máy tính như thế chỉ phủ vừa đủ trong phạm vi một tầng lầu hoặc một công ty nhỏ.
Hiện nay, đối với những công ty rất nhỏ cấu hình này vẫn còn thích hợp.Kiểu mạng máy tính trong phạm vi một khu vực giới hạn, được gọi là mạng cục bộ.
Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network).
Mạng này có quy mô lớn hơn nhiều so với mạng cục bộ, mạng diện rộng được sử dụng kết nối 2 hay nhiều mạng LAN lại với nhau thông qua đường truyền viễn thông, chẳng hạn như đường dây điện thoại hay các đường truyền tốc độ cao. Một mạng có khả năng kết nối mạng LAN của khu vực này với mạng LAN ở một khu vực khác thông qua một đường dây điện thoại trực tuyến, được gọi là mạng WAN.
Các hình thức kết nối.
Khi các máy tính được kết nối với nhau thì hoặc là nó kết nối thông qua một modem hoặc là kết nối thông qua môi trường mạng, nó có thể kết nối theo hai cách: theo hướng có kết nối hoặc theo hướng không có kết nối.
Các máy tính được nối với nhau bằng cáp riêng lẽ hoặc kiểu sao. Dùng cáp thì đường truyền chậm, mất thời gian. Hiện nay, thông dụng nhất vẫn là kiểu sao, có nghĩa là các máy tính con được nối với nhau và thông qua một máy chủ (SERVER). Từ máy chủ có thể điều khiển tất cả các máy con.
Từ sơ đồ nguyên lý tổng thể, ta thấy:
Mạng vi tính là một mạng bao gồm: máy chủ (Server), các bộ phân kênh (Switch), được nối với nhau bằng cáp mạng.
Đường truyền được đưa đến Server, các Switch của từng tầng được nối từ đầu ra của Server, các ổ cắm mạng được nối từ đầu ra của các Switch của từng tầng. Cuối cùng, máy tính con sẽ được nối đến ổ cắm. Thiết bị để nối các bộ phận với nhau là cáp mạng .
SERVER
LẦU 5
LẦU 4
LẦU 3
LẦU 2
LẦU 1
TRỆT
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG MẠNG VI TÍNH
HẦM 1
HỆ THỐNG NƯỚC
KHÁI NIỆM CHUNG.
Hệ thống phân phối nước dùng để phục vụ các khu dân cư và các khu công nghiệp ( gồm các văn phòng, các khu công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ) được phân loại một cách rộng rãi thành các loại hệ thống vòng, hệ thống mạng lưới và hệ thống dạng cây. Hiểu theo một cách rộng thì cả ba loại hệ thống này có thể kết hợp lại thành các nền tảng của một hệ thống chung.
Trong hệ thống vòng, thì hai ống lớn cấp nguồn chính chạy bao quanh các khu vực của thành phố như các khối vuông và cung cấp cho các ống mạng lưới thì các ống được bố trí theo kiểu bàn cờ, trong đó với khoảng cách càng xa nguồn cung cấp thì cỡ đường ống càng nhỏ. Ở hệ thống dạng cây, chỉ có một ống đơn cấp nguồn chính, ống này cỡ nhỏ dần theo khoảng cách từ nguồn đến các ống nhánh được cung cấp bởi đường cấp chính này.
Hệ thống vòng và hệ thống mạng lưới cho độ tin cậy cao hơn vì chúng có nhiều đường cấp hơn. Các hệ thống này thường có đường cấp dự trử được dẫn thẳng từ các trạm bơm tới vùng phân phối ở xa, dùng hổ trợ, cung cấp cho nhu cầu sử dụng ngày càng lớn do phát triển dân số.
Hệ thống phân phối nước bao gồm các đường ống, các loại van, bơm dùng để đưa từ nguồn đến nhà, văn phòng, các khu công nghiệp,…
Hệ thống phân phối nước có thể gồm cả các phương tiện để lưu trữ nước đã xử lý và chưa xử lý, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trong khi các nguồn nước không đáp ứng kịp thời và các yêu cầu đặc biệt khác.
Các hệ thống phân phối nước cần phải đáp ứng được các quy định của địa phương, luật pháp, về sức khoẻ của người dân. Đối với bất kỳ hệ thống phân phối nước nào đòi hỏi quan trọng là: cung cấp đủ lượng nước theo yêu cầu. Đối với hệ thống nước sạch thì việc bảo đảm duy trì chất lượng nước bằng các thiết bị xử lý nước và hệ thống phân phối cũng quan trọng.
CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG.
Hệ thống phân phối nước thường sử dụng 4 loại đường ống là: đường ống cung cấp phân phối, đường ống sử dụng, đường ống trong các thiết bị máy móc, đường ống đưa nước từ các nguồn cấp tới hệ thống phân phối. Đường ống phân phối là các đường ống lấy nước từ các đường ống cung cấp và phân phối cho các khu vực sử dụng (dân cư, khu công nghiệp,…) đường ống sử dụng là các đường ống có đường kính nhỏ dẫn nước từ mạng phân phối tới nơi sử dụng. Nhiệm vụ chính của mạng lưới phân phối là đủ lượng, đủ mức áp suất theo yêu cầu vào mọi thời điểm và mọi điều kiện của yêu cầu đặt ra. Do đó việc lựa chọn cỡ ống, vật liệu, hình dáng, cấu trúc trong mạng lưới phân phối theo yêu cầu đủ mức áp suất nhiêù hơn và yêu cầu tiết kiệm các chi phí của bơm.
Các ứng dụng về công nghiệp nói chung và năng lượng của các hệ thống nước là bình ngưng tuần hoàn nước và làm mát bằng nước. Một bình ngưng sử dụng tuần hoàn để ngưng tụ hơi nước thoát ra từ các tua bin của các thiệt bị máy móc. Trong một máy phát điện hơi nước lớn cần phải có một lượng nước đáng kể liên tục tuần hoàn. Do nước tuần hoàn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số và độ tin cậy của máy nên hệ số tin cậy và kinh tế của các nước tuần hoàn phải được đảm bảo.
Hệ thống làm mát bằng nước đưa nước tới các bộ phận máy, các bộ phận toả nhiệt và các bộ phận toả nhiệt khác. Do các qui định về môi trường hiện nay nên các hệ thống kiểu tái tuần hoàn nước là các hệ thống sử dụng cùng một lượng nước liên tục lập đi lập lại cần được sử dụng rộng rãi. Các dạng cung cấp nước làm mát cụ thể là dàn làm mát hoặc dàn bụi nước ở các bồn làm mát. Để bù đắp hao hụt do bay hơi thì cần cung cấp một lượng nước ban đầu và nước bổ sung từ sông hồ nước thiên nhiên khác. Một số hệ thống nước khẩn cấp trong máy phát điện hạt nhân cá thể là những hệ thống điển hình kiểu dẫn thẳng.
Hệ thống xiphông là hệ thống sử dụng nguyên lý xiphong để đưa nước qua những phần ở trên cao của hệ thống như là bình ngưng để giảm năng lượng tiêu hao cần thiết của bơm. Những phần trên cao này của hệ thống hoạt động dưới một áp suất dương.
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng hệ thống mà ta chọn sử dụng 2 bơm với 2/3 công suất thích hợp khác của từng bơm. Sự lựa chọn công suất cần được phân tích kỹ lưỡng, phải nghĩ tới các yếu tố như: yêu cầu nước thay đổi, áp suất của bơm và khoảng hệ số cao nhất của bơm.
Để bơm đứng hoạt động tốt thì buồng hút phải được thiết kế một cách cẩn thận. Thiết kế cần phải có tính đồng bộ dòng chảy không phân luồng của nước đẻ không tạo dòng xoáy của bơm. Việc lắp đặt bơm đứng cần phải được nghiên cứu riêng cho từng trường hợp. Không có một giải pháp, tiêu chuẩn chung nào cho vấn đề buồng hút của bơm đứng.
Trong các hệ thống sử dụng nước thì có thể cần thêm các bơm tăng áp để đảm bảo đủ áp suất tới các khu vực ở cao, xa mà không làm quá áp ở các vùng khác thấp hơn. Loại bơm nằm thường thích hợp cho yêu cầu này.
Đường ống dẫn vào miệng hút của bơm nằm cùng phía được thiết kế sao cho không tạo ra các túi khí, đồng thời cũng phải làm cho vận tốc dòng chảy đồng bộ qua miệng hút, bằng cách đặt các đoạn nhánh, rẽ dòng càng xa miệng hút của bơm càng tốt.
CÔNG TRÌNH XẢ.
Đối với hệ thống “dẫn thẳng” thì đầu xả của nó cần phải đặt dưới nước (hoặc kín) để ngăn chặn việc loạt khí vào bơm, nhằm tránh hỏng hoạt động của xiphong tới bình ngưng. Một cách để làm kín đầu xả là sử dụng các nguồn nước kín, đó là các bể co mực nước được điều khiển bằng đập tràn. Mực nước của các bể kín này sẽ quy định chiều cao hoạt động của xiphong và độ cao cuối cùng của các bơm tuần hoàn đưa nước tới. Ngoài các bể kín thì việc xả vào sông (các nguồn nước ở ngoài tự nhiên) cần được thực hiện sao cho vận tốc của dòng nước xả sẽ bị tiêu giảm mà không làm sói bể, lở đáy, sói mòn ống xả hay tạo ra sự tái tuần hoàn không cho phép quay lại miệng hút.
Vấn đề cần quan tâm để đảm bảo độ tin cậy của các máy móc sử dụng nước chưa xử lý để làm mát là sự phát triển của các vi sinh vật và sự lắng đọng các cặn bẩn. Vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong máy phát điện hạt nhân là giữ cho đường ống và các bộ phận tránh bị đóng cặn, bị các vi sinh vật tấn công, cần phải có các chương trình phòng ngừa bảo dưỡng cẩn thận.
Việc thiết kế các đường ống chịu nhiệt độ áp suất cao như là hệ thống cung cấp nước nóng (FW) cần phải có nhiều kinh nghiệm và được nghiên cứu kỹ. Bên cạnh các vấn đề căn bản của thuỷ lực giống như ở các hệ thống nhiệt độ và áp suất thấp hơn thì các vấn đề về sủi bọt khí và các vấn đề gắn với việc điều khiển dòng chảy cũng như các vấn đề về truyền dẫn trong hệ thống cần phải chú ý.
Khoảng vận tốc bình thường trong các hệ thống này từ 10 – 25ft/s, nếu như nước có chất lượng cao và ít cặn vật liệu làm ống có thể là thép cacbon như: A53 ASTM A106, Crom hay hợp kim thép môlypđen như: ASTM A335 hay các hợp kim thép khác. Các đường ống nước này thường là ống trơn và được nối bằng phương pháp hàn.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NƯỚC
LẦU 1
LẦU 2
LẦU 3
LẦU 4
LẦU 5
THƯỢNG
TRỆT
HẦM 1
HẦM 2
GIỚI THIỆU & TÍNH TOÁN CHỌN ĐÈN
CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN :
Quang thông (lm): chính là thông lượng bức xạ hữu ích trong hệ ánh sáng. Theo hội chiếu sáng quốc tế thì quang thông là tác động của bức xạ lên bộ thu chọn lọc ( mắt ) có độ nhạy phổ được tiêu chuẩn hoá bằng hàm hiệu quả ánh sáng phổ tương đối .
Đơn vị : 1 lumen là quang thông của một nguồn sáng điểm có cường độ ánh sáng 1 candela phát ra trong một đơn vị góc khối
Quang hiệu của nguồn sáng H (lm/W): là tỷ số quang thông phát ra trên công suất của nguồn sáng
Cường độ ánh sáng I (cd): theo các đặc tính phân bố cường độ ánh sáng của nguồn sáng, người ta chia ra làm 2 phân nhóm :
Nguồn đối xứng: cường độ ánh sáng phân bố đối xứng qua một trục nào đó, sự phân bố quang thông được biểu thị qua đường phố quang dọc và đường phối quang ngang. Đường phối quang còn gọi là đường phân bố cường độ ánh sáng.
Nguồn không đối xứng: cường độ ánh sáng phân bố không đối xứng qua bất kỳ 1 trục nào, phân bố quang thông được biểu thị bằng tập hợp các đường phối quang dọc
Độ rọi E (lx): là mật độ quang thông rơi trên mặt phẳng dược chiếu sáng. Khi chiếu sáng không đều trên bề mặt nên tính trung bình số học ở các điểm khácnhau để tính độ rọi trung bình .
Huy độ L (cd/m2): còn gọi là độ chói, đó là huy độ bức xạ trong hệ ánh sáng. Huy độ là một đại lượng rất quang trọng vì nó tác động trực tiếp lên mắt người.
Đèn huỳnh quan: L = 7*103 cd/m2
Đèn thuỷ ngân cao áp: L<= 1.8*109 cd/m2
Tim đèn nung sáng 100 W, 220 V: L = 5.5*106 cd/m2
Độ trưng M (lm/m2):bằng mật độ quang thông trên bề mặt phát sáng
CÁC GIÁ TRỊ ĐỘ RỌI TIÊU CHUẨN CÁC NƯỚC
Đối Tượng
Châu
Âu
Mỹ
Pháp
Liên Xô
(cũ)
Việt
Nam
Hành chính, đánh máy
500
500 ÷1000
500
300
200÷300
Phòng họp, hội nghị
500
500 ÷1000
750 ÷ 1000
200
150
Nhà kho
150
75
75
Nhà vệ sinh
150
100 ÷ 200
150
150
50
Tiền sảnh
300
100 ÷ 200
300
200
150
Hành lang
100
100 ÷ 200
100 ÷ 300
50 ÷75
50
Phòng xem phim
50
75
75
Phòng giải lao
150
200 ÷ 500
500
200
75
MÀU SẮC :
Màu sắc :
Mắt thường phân biệt 150 loại màu sắc khác nhau, còn mắt hoạ sĩ 4000 ÷ 4500 loại màu sắc. Hội chiếu sáng quốc tế chia vùng phổ nhìn thấy thành các vùng màu sau
Đỏ: 0.77 µm ÷ 0.631 µm
Cam: 0.631 µm ÷ 0.592 µm
Vàng: 0.592 µm ÷ 0.568 µm
Xanh lá cây (lục): 0.568 µm ÷ 0.498 µm
Xanh da trời: 0.498 µm ÷ 0.439 µm
Tím: 0.439 µm ÷ 0.38 µm
Aùnh sáng trắng :
Là ánh sáng có phổ liên tục trong vùng phổ nhìn thấy
Nhiệt độ màu Tm: là nhiệt độ của vật đen có màu sắc bức xạ giống như màu sắc của bức xạ khảo sát ứng với nhiệt độ thực của nó
Ánh sáng trắng có nhiệt độ màu từ 2000 ÷3000: ánh sáng mặt trời lặn, đèn nung sáng, ánh sáng nóng, giàu bức xạ đỏ.
Ánh sáng trắng có nhiệt độ màu từ 4500 ÷ 5500K: ánh sáng ban ngày
Ánh sáng trắng có nhiệt độ màu từ 6000 ÷ 8000K: ánh sáng trời có mây ánh sáng lạnh giàu bức xạ màu xanh da trời .
Chỉ số màu Ra :
Khi chiếu các nguồn sáng khác nhau lên cùng một vật ta sẽ nhận thấy vật có các màu khác nhau. Sự biến đổi này do sự phát xạ phổ khác nhau được đánh giá từ các độ sai lệch màu và gán cho nguồn sáng một chỉ số màu Ra hay I.R.C. nó biến thiên không đổi đối với một ánh sáng đơn sắc đến 100 đối với đèn mẫu (đèn nung sáng gần giống đèn mẫu).
BẢNG CHỈ SỐ DIỄN SẮC
Yêu cầu chất lượng
Chỉ số màu
Ra
Ứng dụng
Đòi hỏi cao về chất lượng màu sắc
Ra > 90
Kiểm tra chất lượng, thí nghiệm, công nghệ dệt, in sản phẩm nông nghiệp …
Đòi hỏi về chất lượng màu sắc
Ra > 80
Một số phân xưởng, phòng hành chính, trường học, cửa hiệu ..
Sự phản ánh màu sắc trung bình
Ra > 70
Sự phản ánh màu sắc bình thường
60 < Ra < 90
Công nghệ cơ khí …
Không đòi hỏi về màu sắc
Ra < 60
Công nghệ đúc, cơ khí gia công các chi tiết lớn, kho …
CÁC LOẠI NGUỒN SÁNG :
Các loại đèn nung sáng :
Đèn nung sáng phát sáng do có dòng điện chạy qua dây tóc, độ nung nóng đến phát sáng. Dây tóc làm bằng volfram có chất lượng tốt do nhiệt độ nóng chảy của nó cao (3650K), sự bốc hơi chậm có độ bền cơ khí lớn. Trong đèn được nạp khí trơ hay để chân không. Trong cácbóng đèn thông thường, người ta nạp khí neon và argon để giảm sự bốc hơi của dây tóc, và có hiện tượng đối lưu gây ra sự truyền nhiệt và mất mát năng lượng từ bóng ra ngoài, nên đối với các đèn có công suất lớn (P>75 W), người ta có thể nạp các khí trơ như: neon, krypto hay hỗn hợp các khí đó, còn các bóng đèn có công suất nhỏ hơn thì hút chân không.
Mặc dù hiệu quả ánh sáng rất thấp, các đèn nung sáng có chỉ số màu gần bằng 100, cho phép chiếu sáng cục bộ hoăïc chiếu sáng trang trí. Vì nhiệt độ màu thấp nên chúng rất thuận tiện trong việc chiếu sáng mức thấp và trung bình ở các khu dân cư .
THÔNG SỐ BỘ ĐÈN NUNG SÁNG
Đèn standard
P (W)
40
60
75
100
150
200
300
500
(lm)
415
715
940
1350
2130
3090
4900
8400
Đèn krypton
P (W)
40
60
75
100
150
200
(lm)
416
702
930
1330
2175
3000
Đèn
halogen nhỏ
P (W)
20
50
100
100
150
250
(lm)
350
950
2500
2000
3000
4500
Các ưu điểm:
Có nhiều loại công suất, ứng với nhiều cấp điện áp khác nhau (12, 36, 127, 200 V).
Không đòi hỏi thiết bị phụ.
Bật sáng tức thời.
Không phụ thuộc nhiệt độ môi trường bên ngoài .
Tạo ra màu sắc ấm áp .
Giá thành rẻ .
Quang thông giảm không đáng kể
Các nhược diểm :
Quang hiệu thấp < 20lm/W.
Tuổi thọ không cao <2000 giờ.
Tiêu thụ năng lương nhiều khi E cao.
Phổ màu vàng đỏ.
Tính năng đèn thay đổi đáng kể theo sự biến thiên điện áp nguồn .
Đèn huỳng quang :
Là những đèn phóng điện trong hơi thuỷ ngân áp suất thấp. Nhờ có lớp bột huỳnh quang ở trong thành bóng đèn mà biến đổi những tia cực tím thành các tia ánh sáng nhình thấy .
Cấu tạo:một ống thuỷ tinh mờ có điện cực đốt nóng, bên trong chứa khí trơ và một lượng thuỷ ngân rất nhỏ. Khi phóng điện ở áp suất rất thấp 0.001 mmHg, phát xạ chủ yếu của thuỷ ngân nằm ở bước sóng 254 mmHg trong khi nhiệt độ thuỷ ngân vẫn nguội khoảng 500C. Khí trơ trong đèn thường nạp đến 2 – 3 mmhg với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho mồi phóng điện và làm chất đệm bảo vệ cho các điện cực.
Các ưu điểm:
Kinh tế (H = 40 – 95 lm/W)
Tuổi thọ khoảng 7000 giờ.
Dùng chiếu sáng những nơi cần độ sáng cao .
Có nhiều loại màu sắc để lựa chọn .
Độ chói nhỏ .
Các nhược điểm :
Có ít loại công suất khác nhau, kích thước lớn
Không thể chuyển đèn làm việc với dòng xoay chiều sang 1 chiều.
Cần các thiết bị phụ, kích thước đèn phụ thuộc vào điện áp .
Khó làm việc ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh .
Tuổi thọ giảm sút ở cuối tuổi thọ .
Đèn thuỷ ngân cao áp :
Trong đèn ngoài khí trơ còn có hơi thuỷ ngân. Khi làm việc áp suất hơi thuỷ ngân tới 2 – 5 atm .
Ưu điểm:
Quang hiện cao
Tuổi thọ lớn bền chắc không chịu ảnh hưởng của môi trường .
Nhược điểm:
Diễn sắc kém do thiếu bức xạ nàu đỏ
Đèn chỉ làm việc ở điện xoay chiều
Cần có ballast, thời gian bắt sáng lâu
Quang thông giảm nhiều ở cuối tuổi thọ
Đèn chỉ bật sáng trở lại khi đã nguội .
Đèn halogen kim loại :
Sự phóng điện xảy ra trong môi trường hơi của vài ba kim loại được đưa vào ống phóng điện dưới dạng hỗn hợp với các nguyên tố của nhóm halogen. Sự xung động quang thông nhỏ hơn so với đèn thuỷ ngân cao áp nên sử dụng để chiếu sáng tượng đài, thể thao …ngoài giá thành cao nhược điểm của đèn là sự giảm nhiệt độ màu trong quá trình sử dụng .
Công suất: P = 250 ÷ 2000 W
Quang hiệu: H = 68 ÷ 105 lm/W
Chỉ số màu cao: Ra = 65 ÷ 69
Nhiệt độ màu: Tm = 4000 ÷6000K
Tuổi thọ: 1000 ÷10000 h
Đèn natri áp suất thấp :
Natri bốc hơi phát phổ vạch 589 ÷ 589.6 nm, màu vàng cam rất gần với độ nhạy cảm cực đại của mắt (555 nm), với áp suất 10-3 mmHg. Trong đèn có nạp khí trơ (neon) 3 mmHg. Đầu tiên, sự phóng điện xảy ra với khí trơ, khi đến 2500C sự phóng điện sẽ qua hơi natri. Thời gian mối sáng đèn là 5 ÷ 10 phút.
Công suất: P = 18 ÷ 180 W
Quang hiệu: H = 100 ÷ 183 lm/W
Chỉ số màu cao: Ra = 0
Độ chói thấp
Tuổi thọ: 3000 ÷5000 h
Ưu điểm: nhìn thấy rõ những nơi có nhiều sương mù , kinh tế nhưng ngược lại chỉ số màu rất thấp. Dùng chiếu sáng các đường hầm bãi chứa , có ứng dụng đặc biệt : phòng ảnh .
Đèn natri áp suất cao :
Ở nhiệt độ trên 10000C, natri phát ra các vạch trong phổ nhìn thấy, do đó ánh sáng trắng hơn, có màu ấm. Nhiệt độ màu thấp, dễ chịu ở mức rọi thấp, dùng để chiếu sáng trung tâm thành phố, sân bãi , thể thao, công nghiệp .
Công suất: P = 50 ÷ 400 W
Quang hiệu: H = 60 ÷ 120 lm/W
Chỉ số màu xấu: Ra = 20 ÷ 25
Nhiệt độ màu: Tm = 2000 ÷2500K
Tuổi thọ: 3000 ÷5000 h
Thiết bị khởi động :
Dùng để mồi sáng đèn và ổn định chế độ làm việc của đèn phóng điện, bộ phận mồi có thể mắc song song hoặc nối tiếp với đèn hoặc song song với thiết bị khởi động .
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG CHIẾU SÁNG :
Thiết kế chiếu sáng là 1 bài toán khó và phức tạ, đòi hỏi người thiết kế không những có kiến thức kỹ thuật sâu mà còn phải làm quen với các vấn đề về kiến trúc công nghệ sản xuất và thị giác. Phần thiết kế một hệ thống chiếu sáng bao gồm: phần kỹ thuật ánh sáng, phần điện và phần kinh tế .
Khi thiết kế phải đảm bảo không chỉ đảm bảo các đặc tính số lượng và chất lượng chiếu sáng làm việc tại chỗ và không gian chung quanh mà còn sự an toàn hoạt động của hệ thống chiếu sáng, sự thuận tiện vận hành và kinh tế
Sự an toàn của hệ thống chiếu sáng: để đảm bảo hoạt động cu