Luận án Thiết lập bộ chỉ số xác định mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC BẢNG .vii

DANH MỤC HÌNH.ix

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG

ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH .14

1.1. Khái quát chung về hệ thống tài chính.14

1.1.1. Khái niệm hệ thống tài chính .14

1.1.2. Phương thức luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính .15

1.1.3. Cấu trúc hệ thống tài chính .16

1.2. Những vấn đề cơ bản về ổn định tài chính .17

1.2.1. Khái niệm ổn định tài chính .17

1.2.2. Đặc điểm ổn định tài chính .22

1.2.3. Nguyên nhân gây mất ổn định hệ thống tài chính .27

1.3. Thiết lập bộ chỉ số đo lường mức độ ổn định hệ thống tài chính.34

1.3.1. Sự cần thiết xây dựng bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính.34

1.3.2. Quy trình thiết lập bộ chỉ số đo lường mức độ ổn định hệ thống tài chính.35

TÓM TẮT CHƯƠNG 1.51

CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI

CHÍNH – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM.52

2.1. Cơ sở lựa chọn quốc gia nghiên cứu .52

2.2. Kinh nghiệm quốc tế về đo lường ổn định hệ thống tài chính .53

2.2.1. Kinh nghiệm của Anh .53

2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.69

2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .75

2.2.4. Kinh nghiệm của Indonesia.89

2.3. Bài học cho Việt Nam.102

pdf235 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thiết lập bộ chỉ số xác định mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho chỉ số ổn định hệ thống tài chính FSSI được chia thành 4 giai đoạn: bình thường, cẩn trọng, cảnh báo và khủng hoảng. Việc xác định ngưỡng cho các chỉ số cấu thành nên FSSI được thực hiện thông qua phương pháp Min-Max. Còn ngưỡng cho FSSI được chuyển đổi sử dụng phương pháp chuẩn hóa Min-Max thực nghiệm. 101 Hình 2.23. Chỉ số FSSI với giai đoạn gốc 2001-2010. Nguồn: Bank Indonesia (2014) d) Các bài kiểm tra sức chịu đựng (Stress tests) Ngoài chỉ số ổn định tài chính, NHTW Indonesia còn thực hiện 8 bài kiểm tra sức chịu đựng stress test theo định kỳ và các khảo sát. Các bài kiểm tra sức chịu đựng trước rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, lãi suất Trái phiếu chính phủ, rủi ro tổng hợp, rủi ro liên ngân hàng. Như vậy, một số điểm nổi bật được rút ra từ thực tế đo lường ổn định tài chính tại Indonesia bao gồm: - NHTW là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ ổn định tài chính và phát hành báo cáo ổn định tài chính cho công chúng. - Indonesia áp dụng hướng tiếp cận vĩ mô kết hợp với chỉ số ổn định tài chính tổng hợp. Tương tự như Hàn Quốc, Indonesia cũng sử dụng kết hợp cả bộ chỉ số và chỉ số ổn định tổng hợp. Tuy nhiên, đối với bộ chỉ số an toàn vĩ mô, Indonesia có sự kế thừa theo hướng rút gọn từ bộ chỉ số an toàn vĩ mô của ADB trong việc xem xét đến sự ổn định vi mô (hệ thống ngân hàng), ổn định thị trường tài chính, ổn định vĩ mô và cả nền kinh tế thực (doanh nghiệp và hộ gia đình). Đối 102 với chỉ số ổn định riêng lẻ, NHTW Indonesia tổng hợp từ chỉ số ổn định của các khu vực quan trọng (khu vực ngân hàng và thị trường tài chính). 2.3. Bài học cho Việt Nam Một là, đặc điểm hệ thống tài chính và bối cảnh kinh tế vĩ mô là cơ sở xác định các nguy cơ rủi ro cho hệ thống tài chính. Kinh nghiệm từ các quốc gia ở trên cho thấy, hệ thống tài chính càng hoàn thiện, kinh tế phát triển bền vững thì phạm vi rủi ro hệ thống càng được giảm thiểu bởi những chuẩn mực giám sát của cơ quan quản lý và khả năng quản trị của tổ chức đạt được ở mức độ cao. Những rủi ro vi mô đối với từng tổ chức được kiểm soát và các quốc gia chủ yếu tập trung vào những rủi ro vĩ mô từ môi trường bên ngoài hoặc rủi ro mang tính lây lan. Đối với các nền kinh tế đang phát triển và có hệ thống tài chính thiếu hoàn thiện, các quốc gia này phải đối mặt với cả rủi ro vi mô và vĩ mô nhưng cơ quan điều hành chủ yếu tập trung vào những rủi ro xuất phát từ sự mất cân bằng trong từng tổ chức. Hai là, bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính có thể được thiết lập căn cứ vào khu vực tiềm ẩn rủi ro chính yếu của hệ thống hoặc công cụ điều chỉnh rủi ro. Như kinh nghiệm của Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc là những quốc gia đang phát triển với phạm vi rủi ro hệ thống rộng và đa dạng, cơ quan điều hành xây dựng bộ chỉ số đo lường sự ổn định của những khu vực chủ chốt: ngân hàng, thị trường tài chính, kinh tế vĩ mô (bên trong và bên ngoài), doanh nghiệp và hộ gia đình. Đối với quốc gia có mức độ phát triển cao như Anh, cơ quan điều hành xác định nguồn gốc rủi ro chủ yếu đến từ khu vực ngân hàng và thị trường bất động sản, thiết lập công cụ điều hành can thiệp và xây dựng bộ chỉ số căn cứ dựa trên các công cụ điều hành. Ba là, nên thiết kế bộ chỉ số với những chỉ số cơ bản để đo lường, giám sát khu vực quan trọng và chỉ số bổ sung cho những khu vực ít rủi ro hơn. Do nguồn lực là có hạn nên không nên phân bổ toàn bộ nguồn lực để giám sát toàn bộ hệ thống tài chính mà nên tập trung nhiều hơn, đo lường và giám sát thận trọng hơn những tổ chức, khu vực quan trọng. Cụ thể trong trường hợp của Anh, Ủy ban 103 dịch vụ tài chính Anh đo lường ổn định tài chính bằng các chỉ số riêng, họ tập trung theo dõi sự biến động của hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản bởi đây là khu vực rủi ro chính. Hay như trường hợp của Indonesia, Ngân hàng trung ương cũng chỉ tập trung vào hai khu vực có nhiều nguy cơ rủi ro là hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. NHTW Hàn Quốc lại sử dụng bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF để đo lường sự ổn định của hệ thống ngân hàng là chủ yếu. Bốn là, tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống tài chính và mục tiêu giám sát, các quốc gia có thể đánh giá mức độ ổn định hệ thống tài chính thông qua các bộ chỉ số lành mạnh tài chính hoặc xây dựng chỉ số ổn định tài chính riêng, hoặc kết hợp cả hai phương thức này. Bộ chỉ số có ưu điểm phản ánh tương đối đầy đủ mức độ ổn định của các khu vực, lĩnh vực trong hệ thống tài chính, nhưng nhược điểm là cồng kềnh, khó cung cấp thông tin mang tính cập nhật vì các chỉ số thường được tính toán theo quý. Còn chỉ số riêng lẻ hay tổng hợp lại giúp theo dõi sự phát triển hệ thống tài chính, xác định bất ổn tài chính một cách nhanh chóng, nhưng lại khá hạn chế trong việc phát hiện khu vực/ lĩnh vực nào đang tiềm ẩn rủi ro. Sử dụng kết hợp hay phương thức này sẽ giúp phát huy được thế mạnh của cả bộ chỉ số và chỉ số riêng lẻ. Như kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia, những quốc gia có đặc điểm hệ thống tài chính khá tương đồng với Việt Nam thì đều áp dụng cả hai phương thức bộ chỉ số và chỉ số ổn định tổng hợp (chỉ số căng thẳng) Năm là, hiệu ứng lan truyền của trong hệ thống ngân hàng là vô cùng mạnh mẽ nên các chỉ tiêu đo lường mức độ vay mượn, phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngân hàng là rất quan trọng bên cạnh các chỉ số rủi ro cơ bản. Sự kết nối chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống khiến sự sụp đổ của một ngân hàng có thể dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng khác trong hệ thống. Chính vì vậy, để tránh những rủi ro hệ thống trong lĩnh vực ngân hàng, cơ quan quản lý cần giám sát cẩn trọng các hoạt động vay mượn giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng, bởi tất cả các giao dịch hoạt động trên thị trường này đều phản ánh mức độ phụ thuộc – sự kết nối giữa các ngân hàng. Theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các ngân hàng với 104 nhau và giữa các nhóm tổ chức tài chính với nhau thông qua Bản đồ liên kết như kinh nghiệm của Hàn Quốc giúp các cơ quan quản lý nắm bắt được mức độ phụ thuộc, ảnh hưởng qua lại giữa các tổ chức, từ đó có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn. Sáu là, việc lựa chọn các chỉ số ổn định tài chính cần dựa trên các tiêu chí: (i) Mức độ quan trọng và khả năng phản ánh bất ổn tài chính của chỉ số; (ii) Sự đầy đủ và sẵn có của các dữ liệu giúp tính toán chỉ số; (iii) Tính toàn diện của bộ chỉ tiêu đánh giá; và (iv) Căn cứ vào công cụ thực thi chính sách định áp dụng. Đối với các chỉ tiêu đo lường ổn định hệ thống ngân hàng, kinh nghiệm cho thấy các khía cạnh liên quan đến vốn, tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, thanh khoản của ngân hàng thường được xem xét đến. Còn đối với các chỉ tiêu về thị trường tài chính, những chỉ số phản ánh về thay đổi giá cổ phiếu, chênh lệch lãi suất trái phiếu, biến động giá bất động sản cũng nên đưa vào bộ chỉ số. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương 2, luận án đã phân tích kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại một số quốc gia với các mức độ phát triển khác nhau (Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia), để thấy được sự khác biệt về điều kiện kinh tế, mức độ phát triển tài chính, mô hình tổ chức giám sát hệ thống tài chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn các chỉ số và xây dựng bộ chỉ số đo lường ổn định. Các phần phân tích kinh nghiệm tập trung vào các nội dung: đặc điểm hệ thống tài chính (về cấu trúc, mức độ phát triển, cơ quan quản lý) và cách thức xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu vào bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính. Đối với những nước cho mức độ phát triển cao như Anh, khi hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế Basel III, NHTW của Anh đã xác định được rõ khu vực tiềm ẩn bất ổn cho hệ thống và lựa chọn trước những công cụ cho mục tiêu ổn định tài chính. Việc xây dựng bộ chỉ số sẽ được thực hiện trên cơ sở các công cụ 105 có trước và kết quả từ bộ chỉ số sẽ giúp ra quyết định điều chỉnh công cụ. Đối với những nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Indonesia, những quốc gia với hệ thống tài chính có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, cơ quan điều hành tại các quốc gia này lại lựa chọn việc thiết lập bộ chỉ số kết hợp với chỉ số tổng hợp riêng lẻ để phục vụ cho việc đánh giá mức độ ổn định. Trên cơ sở những kinh nghiệm này, nghiên cứu sinh rút ra 06 bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính. 106 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm hệ thống tài chính Việt Nam 3.1.1. Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng Hệ thống tài chính Việt Nam mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng vẫn là hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng. Tổng tài sản của các tổ chức tài chính ước khoảng 200% GDP, trong đó, khu vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng chiếm vai trò chi phối hệ thống tài chính với tổng tài sản chiếm 190% GDP, tương đương 95,9% tài sản của các định chế tài chính. (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2017). Tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2016, tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, tỷ lệ này vẫn ở mức khá khiêm tốn. Bảng 3.1. Quy mô tài sản và vốn của các tổ chức tín dụng năm 2018 Đơn vị: tỷ đồng Số lượng Tổng tài sản có Tỷ trọng (%) Vốn tự có Tỷ trọng (%) NHTM Nhà nước 7 4.863.353 43,95 268.599 33,32 NH chính sách xã hội 1 195.873 1,77 NHTM cổ phần 28 4.554.977 41,17 338.183 41,95 NHTM liên doanh, nước ngoài 9 1.136.614 10,27 162.864 20,2 Công ty tài chính, cho thuê tài chính 26 167.822 1,51 32.565 4,04 Ngân hàng Hợp tác xã 1 32.429 0,29 3.946 0,49 Quỹ tín dụng nhân dân 1.200 113.171 1,04 Toàn hệ thống 11.064.239 100 806.156 100 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 107 Hệ thống ngân hàng chịu áp lực lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2018, tổng lượng vốn được cung ứng bởi các TCTD chiếm đến 63,6% tổng nhu cầu của nền kinh tế. Trong đó, chủ yếu lượng vốn này đến từ hệ thống ngân hàng do những mất cân đối giữa các hình thức huy động vốn cùng với quy mô hạn chế của các định chế tài chính khác và thị trường chứng khoán. Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 2012-2018 Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2017, 2018) Về thị trường cổ phiếu, đặc trưng của thị trường này là số lượng các công ty niêm yết lớn nhưng giá trị vốn hóa bình quân thấp. Hai sở giao dịch là Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) bắt đầu hoạt động lần lượt từ năm 2000 và 2005, tính đến thời điểm cuối năm 2018 đã có khoảng 747 công ty niêm yết. Đây là một con số lớn bất thường đối với thị trường vốn non trẻ và mức thu nhập còn hạn chế như Việt Nam, số lượng công ty niêm yết tăng nhanh chóng chủ yếu do cổ phần hóa các DNNN trước đây. Khoảng một phần ba số công ty niêm yết là công ty do nhà nước nắm cổ phần chi phối. HSX là thị trường cổ phiếu chính cho các công ty lớn, HNX là thị trường trái phiếu sơ cấp, vận hành thị trường cổ phiếu niêm yết của các công ty thường có qui mô nhỏ hơn so với các công ty niêm yết trên HSX, đồng thời bao gồm sàn giao dịch UpCom, nơi diễn ra giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết. Dù UpCom đã đi vào hoạt động, cổ phiếu của rất nhiều công ty đại chúng chưa niêm yết khác vẫn tiếp tục được giao dịch ngoài thị trường chính thức. 78,4 76,7 75,5 76,2 72 64,6 63,6 21,6 23,3 24,5 23,8 28 35,4 36,4 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Cung ứng vốn từ các TCTD Cung ứng vốn từ thị trường vốn 108 Hình 3.2. Mức độ vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp nội địa trên GDP (%) Nguồn: Cơ sở dữ liệu của World Bank Mặc dù thị trường cổ phiếu đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian ngắn nhưng vẫn còn phát triển ở giai đoạn sơ khai. Năm 2016, tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 30% GDP, thấp hơn các quốc gia đang phát triển trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương và các quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này phản ánh thực tế là các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam nhìn chung đều có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đến năm 2018, giá trị vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp nội địa đã tăng lên đáng kể, chiếm hơn 50% GDP, đạt mức tương đương với các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương, thể hiện sự phát triển của thị trường trong những năm gần đây. Về thị trường trái phiếu, quy mô thị trường trái phiếu trong nước còn khiêm tốn và chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Tổng giá trị trái phiếu hiện hành bằng khoảng 15% GDP trong đó với gần 90% là trái phiếu chính phủ (bao gồm trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và một lượng nhỏ trái phiếu phát hành bởi chính quyền địa phương). Trái phiếu Chính phủ thường xuyên được phát hành có kỳ hạn ba và năm năm với thời gian đáo hạn trung bình khoảng 3,2 năm. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng trong vài năm qua, nhưng vẫn trong giai đoạn sơ khai trong khi đây là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp theo cách thức mang lại sự ổn định hơn cho hệ thống tài chính cũng như người đầu tư và giúp doanh nghiệp hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Việt Nam Nước đang phát triển Đông Á TBD Nước thu nhập thấp và trung bình 109 ngân hàng, đồng thời tăng kỳ hạn tài trợ. Nguyên nhân chính dẫn đến việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp chậm phát triển có thể kể đến là: Thứ nhất, do hàng hóa trên thị trường còn nghèo nàn, sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp chưa nhiều, chủ yếu do các DNNN hay tổ chức tín dụng phát hành, tập trung vào hai loại trái phiếu truyền thống và trái phiếu chuyển đổi. Thứ hai, do nhiều doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu phát hành, đặc biệt ở các khía cạnh như trình độ quản trị còn yếu, hệ thống công bố thông tin chưa minh bạch, Bên cạnh đó, điều kiện phát hành khá khắt khe như Nghị định 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có 5 năm liền có lãi cũng ảnh hưởng đến số lượng doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu. Thứ ba, do thiếu cơ sở nhà đầu tư tổ chức vững chắc, nhà đầu tư tham gia chủ yếu trên thị trường trái phiếu hiện nay là các ngân hàng thương mại. Các đợt phát hành trái phiếu cũng thường là phát hành riêng lẻ cho một số nhà đầu tư. Thứ tư, Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp nhằm tạo niềm tin cho nhà đầu tư khi đánh giá về doanh nghiệp phát hành, Nghị định về việc thành lập và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm đang trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến. Hình 3.3. Tổng dư nợ tín dụng và tổng dư nợ trái phiếu tại Việt Nam Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Asian Bonds Online (ADB) và CEIC 0 50 100 150 200 250 300 350 0 10 20 30 40 50 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Trái phiếu doanh nghiệp (Trái) Trái phiếu chính phủ (Trái) Tín dụng (Phải) 110 Như vậy, có thể thấy thị trường vốn kém phát triển khiến các NHTM phải đảm nhận việc cung cấp vốn dài hạn cho nền kinh tế, điều này đã khiến ngân hàng trở thành nguồn rủi ro chính cho hệ thống tài chính nói chung. 3.1.2. Hệ thống ngân hàng có mức độ tập trung cao Hệ thống ngân hàng Việt Nam có mức độ tập trung cao thể hiện qua sự chênh lệch lớn về quy mô giữa một số ít các NHTM lớn (chủ yếu là các NHTMNN) và các NHTM nhỏ (các NHTM cổ phần). Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các tổ chức này bởi các NHTM lớn có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ (giữ lượng lớn trái phiếu Chính phủ để tái chiết khấu, nhận lượng tiền gửi lớn từ các khách hàng lớn như Kho bạc Nhà nước, các Tổng công ty nhà nước, làm dịch vụ giải ngân vốn ODA cho Chính phủ ), trong khi đó, các NHTM nhỏ luôn phải tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí cao hơn, huy động tiền gửi tiết kiệm từ người dân với mức lãi suất cao hơn hoặc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng từ các NHTM lớn. Hình 3.4. Thị phần cho vay của các tổ chức tài chính Hình 3.5. Thị phần huy động của các tổ chức tài chính Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2017) 51,8 41,3 4,7 2,2 49 42,4 7,7 0,9 111 Cụ thể, trong tổng số 125 tổ chức tín dụng (bao gồm 99 ngân hàng và 26 công ty tài chính và cho thuê tài chính) thì riêng các NHTM Nhà nước có cổ phần chi phối (7 ngân hàng) đã chiếm khoảng 49% thị phần huy động vốn và 52% thị phần cho vay, và vì thế có khả năng tác động đến mặt bằng lãi suất cho vay và lãi suất huy động của toàn bộ thị trường, thể hiện khả năng chi phối thị trường của khối ngân hàng này. Hình 3.6. Mức độ tập trung tài sản của 5 NHTM lớn nhất Việt Nam (%) Nguồn: Federal Reserve Bank of St. Louis Nếu xét trên góc độ quy mô tổng tài sản thì 5 NHTM lớn nhất của Việt Nam đã chiếm khoảng 40-50% tổng tài sản của toàn bộ hệ thống ngân hàng (99 ngân hàng). Điều này càng chứng tỏ hệ thống ngân hàng có mức độ tập trung cao, một số ít các ngân hàng có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn, có khả năng chi phối thị trường. 3.1.3. Thị trường tài chính chưa hoàn thiện Về thị trường tiền tệ Số lượng các công cụ giao dịch trên thị trường còn hạn chế, chủ yếu là Tín phiếu Kho bạc và Tín phiếu NHNN. Đây là những công cụ có tính thanh khoản cao, an toàn và vì thế được các TCTD nắm giữ như là nguồn dự trữ thứ cấp, đồng thời cũng là công cụ quan trọng giúp NHNN điều hành CSTT. Tín phiếu Kho bạc thường có thời hạn 13, 26 và 52 tuần, do Ngân hàng Nhà nước làm đại lý phát hành, và giao dịch thứ cấp được thực hiện trên sàn giao dịch điện tử tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tín phiếu Kho bạc và trái phiếu Chính phủ với thời gian còn lại dưới 1 năm cũng thường được sử dụng làm chứng khoán đảm bảo trong các hợp đồng mua lại (repo). Các giao dịch mua lại này tăng đều qua các 0 10 20 30 40 50 60 70 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 112 năm và chiếm khoảng 38% tổng giá trị giao dịch. (ADB, 2018). Các công cụ ngắn hạn khác như chứng chỉ tiền gửi, hối phiếu có số lượng phát hành hạn chế, đồng thời ít được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Hình 3.7. Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Asian Bond online (ADB) Thị trường liên ngân hàng có sự phân đoạn thị trường bởi các thành viên được chia thành hai nhóm chuyên đi vay và nhóm chuyên cho vay. Nhóm chuyên đi vay, nhận tiền gửi trên thị trường chủ yếu là các TCTD nhỏ (các TCTD cổ phần), nhóm chuyên cho vay là một số TCTD lớn (Ngoại thương, Công thương, Á Châu) đã trở thành những “trung tâm” cung ứng nguồn vốn khả dụng. Thêm vào đó, sự tồn tại tình trạng phân nhóm theo loại hình TCTD (TCTDNN, TCTDCP, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh) càng làm cho thị trường trở nên manh mún, phân tán và kém hiệu quả. Các TCTD trong nhóm thường sẵn sàng hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn về vốn khả dụng với các điều kiện cho vay đơn giản hơn. Nhóm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay, gửi tiền trong nhóm với mức lãi suất thấp hơn so với các nhóm khác. Về thị trường vốn Thị trường cổ phiếu có sự tăng trưởng về số lượng công ty niêm yết, giá cổ phiếu cũng như thanh khoản thị trường, tuy nhiên quy mô thị trường còn hạn chế. 0 10 20 30 40 50 60 Trái phiếu Chính phủ Trái phiếu doanh nghiệp Tín phiếu NHNN 113 Về số lượng niêm yết, theo số liệu báo cáo từ các sở giao dịch, số lượng các công ty niêm yết tại cả 3 sàn là: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và cả Sàn giao dịch UpCom đều có sự gia tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2018, tổng số lượng công ty niêm yết trên ba sàn là 1550, tăng 83,65% so với cuối năm 2014. Trong đó, số lượng công ty niêm yết giao dịch trên sàn UpCom tăng trưởng đột biến, số lượng công ty niêm yết đạt mức 803 vào năm 2018, tăng 3,75 lần so với 2014. Trong số các công ty niêm yết trên hai sàn chính thức, khoảng 1/3 số đó là các công ty có Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Hình 3.8. Số lượng doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Về thanh khoản thị trường, quy mô các giao dịch cổ phiếu tăng đều qua các năm thể hiện tính thanh khoản của thị trường ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á hay các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thì quy mô giao dịch này là tương đối thấp. Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch trên thị trường/GDP đến cuối năm 2018 là 21%, trong khi tỷ lệ này tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á và các quốc gia thu nhập thấp trung bình lần lượt là 85% và 27%. Điều này thể hiện là quy mô các giao dịch cũng như quy mô thị trường còn khá khiêm tốn. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 HOSE HNX Upcom 114 Hình 3.9. Tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch trên thị trường/GDP (%) Nguồn: Cơ sở dữ liệu World Bank Thị trường trái phiếu chủ yếu giao dịch trái phiếu chính phủ, tập trung ở kỳ hạn ngắn và đối tượng tham gia chủ yếu là là NHTM. Về công cụ, thị trường trái phiếu chủ yếu thực hiện giao dịch hai loại là Trái phiếu chính phủ (TPCP) (bao gồm cả trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP) và Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Với vai trò là kênh huy động vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, thông thường, tỷ lệ giao dịch giữa TPCP và TPDN không chênh lệch quá nhiều tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì tỷ lệ này có mức chênh lệch khá rõ ràng, phản ánh sự chi phối thị trường đến từ phân khúc TPCP. Hình 3.10. Quy mô thị trường trái phiếu sơ cấp giai đoạn 2006-2018 Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Asian Bond Online (ADB) 0 100 200 300 400 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Việt Nam Nước đang phát triển Đông Á TBD Nước thu nhập thấp và trung bình 0 5 10 15 2006200720082009201020112012201320142015201620172018 Trái phiếu chính phủ Trái phiếu doanh nghiệp 115 Về kỳ hạn, theo số liệu thống kê trên thị trường quốc tế, kỳ hạn thông thường của trái phiếu là khoảng 3-10 năm, đôi khi có những đợt phát hành với kỳ hạn lên tới 10-30 năm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy thị trường trái phiếu chưa thực sự là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế mà chủ yếu vẫn là các kỳ hạn ngắn (trái phiếu có kỳ hạn dưới 5 năm chiếm hơn 80% lượng phát hành. Điều này cho thấy các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay đa số tập trung vào phân khúc trái phiếu kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, từ 2014 trở lại đây, với những động thái tích cực và chủ động từ phía Kho bạc Nhà nước khi tập trung phát hành trái phiếu với thời hạn từ 5 năm đến 30 năm, kỳ hạn phát hành bình quân Trái phiếu chính phủ đã có sự cải thiện rõ rệt. Kỳ hạn phát hành bình quân đã tăng từ 8,7 năm trong 2016 lên đến 13,5 năm trong 2017. Trái phiếu với kỳ hạn từ 10 năm trở lên cũng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư, với tỷ lệ trúng thầu lên đến 80%. (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2017). Hình 3.11. Tỷ trọng trái phiếu đấu thầu thành công theo kỳ hạn Nguồn: Asia Bond Online (ADB) Về thành viên tham gia, thị trường trái phiếu Việt Nam đã xuất hiện các nhóm nhà đầu tư cơ bản, nhưng mức độ tham gia của các nhà đầu tư này chưa thực sự chuyên nghiệp. NHTM hiện đang là nhóm nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường khi nắm giữ khoảng trên 80% lượng TPCP. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư của các ngân hàng lại phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh chính là cho vay, khiến nguồn vốn này không có tính ổn định, có thể giảm xuống đột ngột bất cứ lúc nào và không đem lại sự phát triển bền vững như mong muốn cho thị trường. Trong 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% 2006 2007 20082009 2010 20112012 2013 2014 20152016 2017 2018 1-3 năm 3-5 năm 5-10 năm > 10 năm 116 khi đó, các công ty bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ được coi là một nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường trái phiếu. Mặc dù vậy, quy mô thị trường bảo hiểm còn thấp, doanh thu phí bảo hiểm chỉ đạt khoảng 1,4% GDP khiến công ty bảo hiểm chỉ nắm khoảng 5% thị phần. Nhóm nhà đầu tư khác trên thị trường là các quỹ đầu tư cũng chỉ nắm giữ khoảng 6-7% dư nợ trái phiếu, phân bổ tới những loại hình quỹ khác nhau trong và ngoài nước. Thêm vào đó, thị trường chưa thu hút được khối đầu tư ngoại, các nhà đầu tư nước ngoài mới quay lại thị trường trong nước từ cuối năm 2012, và tính đến thời điểm cuối năm 2017 thì tỷ trọng nắm giữ trái phiếu của nhà đầu tư ngoại chỉ khoảng 5%. 3.1.4. Hệ thống giám sát phân tán Hiện nay, hệ thống giám sát Việt Nam được tổ chức theo mô hình phân tán, các cơ quan quản lý và giám sát được thành lập và vận hành nhằm giám sát một loại định chế tài chính và khu vực thị trường nhất định trong tổng thể hệ thống tài chính. Hệ thống giám sát hiện nay có sự tham gia trực tiếp của bốn cơ quan là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN), Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thiet_lap_bo_chi_so_xac_dinh_muc_do_on_dinh_cua_he_t.pdf
Tài liệu liên quan