MỤC LỤC .3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.6
MỞ ĐẦU.7
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .7
2. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.10
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .10
2.2.Nhiệm vụ của luận án .11
2.2.1.Nhiệm vụ chính: . 11
2.2.2.Nhiệm vụ phụ trợ: . 11
3.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.11
3.1.Thời điểm trước khi thơ Mới ra đời (đầu thế kỷ XX- 1931).12
3.2.Thời điểm từ 1932- 1945.14
3.3.Thời điểm từ 1945 đến 1985. .18
3.4.Thời điểm từ 1986 đến nay.21
4.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.27
5.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .27
6.BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN:.28
Chương 1: SỰ HIỆN DIỆN CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM Ở NĐTKXX29
1.1.Xung quanh khái niệm TĐL và TĐL Việt Nam.29
1.1.1.Về khái niệm "thơ Đường luật".29
1.1.2.Về khái niệm "thơ Đường luật Việt Nam".32
1.2.Những điều kiện để TĐL tiếp tục hiện diện ở NĐTKXX. .33
1.2.1.Đặc trưng nghệ thuật và khả năng sinh tồn của thể thơ Đường luật .33
214 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thơ đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bỏ qua những quan niệm, và đặc biệt là
77
dùng rất ít tượng trưng ước lệ, TĐL bằng Quốc ngữ đã đem đến cho bạn một thiên nhiên lãng
mạn, trẻ trung và tình tứ.
Đã xuất hiện một nguyên tắc miêu tả ki tác - một nguyên tắc mà ngay cả những người vốn
được coi là chuyên gia đột phá các nguyên tắc miêu tả thiên nhiên trong thơ cổ như Nguyễn
Trãi, Hồ Xuân Hương cũng chưa hề biết đến. Đó là nguyên tắc miêu tả thiên nhiên bằng cái
nhìn chủ quan, bằng trí tượng tượng lãng mạn và bằng một sự bùng nổ cảm xúc.
Về điều này, có thể mới nghe qua nhiều người không để thừa nhân, đây chính là nguyên
tắc miêu tả của chủ nghĩa lãng mạn - một đặc trưng của phong trào thơ Mới. Và có lẽ sẽ không
ai nghĩ rằng, thể TĐL mang tính chất là chỉnh thể khép kín, luôn tồn tại trong tư thế cân bằng,
nhờ những quy định phối thanh chặt chẽ, rất phù hợp để thể hiện trạng thái tĩnh, để miêu tả
những hình ảnh của thiên nhiên ít nhiều mang nghĩa hằng định, lại có thể kết hợp với những
tình cảm chủ quan, với khát vọng khám phá thiên nhiên bằng tâm hồn, bằng trí tưởng tượng
bay bổng những cảm xúc mạnh mẻ, thoải mái đến thế. Nhưng đúng là với cái cách miêu tả
thiên nhiên đầy ám ảnh như Hàn Mặc Tử:
"Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Gió thu hít cửa cọ mài chăn...
(Thức khuya)
"Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi...
Ta nhớ mình xa thương dứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi.
(Một nửa trăng)
Hoặc quan sát thiên nhiên với vô vàn biến thái tinh vi để xúc cảm với hết thảy mọi cung
hậc của biến thái ấy và miêu tả thiên nhiên hoàn toàn bằng tinh cảm chủ quan như Quách Tấn:
"Tình ta lóng lánh giọt sương mai
Ngọc mấy hàng ngưng đọng bóng trời.
78
Dì gió đa tình ơi, chớ đến
Làm cho lá sợ hạt sương rơi..."
(Giọt sương mai)
"Lơ lửng từng mây dạo tiếng tơ,
Đêm trong như kính dịu thu mờ.
Phấn sương điểm má đào non nõn,
Gương nước soi mày liễu nhởn nhơ;
Mượn lược nường trăng mây rẽ tóc,
Khơi tình chị gió lá đề-thơ."
(Đêm xuân)
"Trăng ghẹo non sông nằm thổn thức
Gió ru trời đất ngủ mơ màng"
(Canh khuya tỉnh giấc)
...lại là điều thơ ĐL, thời trung đại chưa hề có. Vì thế, nếu đem so sánh những câu thơ
thiên nhiên vừa nêu của Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, với những câu thơ thiên nhiên của Nguyễn
Trãi:
"Hầu nên khôn lại tiếc khuâng khuâng.
Thu đến đêm qua cảm vả mừng.
Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt;
Khoan khoan những lệ thỏ tan vừng;"
(Thơ tiếc cảnh I )
Nguyễn Bỉnh Khiêm:
"Trà tiên nước kín, bầu in nguyệt.
Mai động hoa xoay bóng cách song
79
(Bài số 115)
Bà Huyện Thanh quan:
"Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiên sơ
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng - giang phẳng lặng tờ
(Cánh chiều thu)
thì sẽ thấy sự khác nhau rất rõ, giữa một đằng là vẻ đẹp được tạo nên bởi sự lắp ghép
những hình ảnh có sẵn, những thuộc tính muôn thuở bất biến-của thiên nhiên như: "tiếng chày
đâm cối nguyệt" "lệ thỏ tan vừng”(Nguyễn Trãi); "bầu in nguyệt", "mai động hoa xoay"
(Nguyễn Bỉnh Khiêm); "Xanh ... cổ thụ", "trắng xóa tràng giang"(Bà Huyện Thanh quan)... một
đằng là vẻ lặp được tạo nên bởi sự khám phá những hình ảnh mới mẻ, những hiện tượng mới
nảy sinh từ đời sống của thiên nhiên do mối quan hệ giữa chúng đem lại như: "Bóng nguyệt sờ
sẫm gối", "Gió thu cọ mài chăn", "lá sợ hạt sương rơi" (Hàn Mặc Tử); "nước soi mày", 'liễu
nhởn nhơ", "mây rẽ tóc", "gió khơi thanh” "trăng ghẹo non sông", "gió ru trời đất” (Quách
Tấn)...
Từ điểm khác nhau căn bản này có thể nhận thấy, đã có một sự chuyên biến trong cách
viết, lối viết, một sự chuyển biến về tư duy cũng như cảm xúc của nhiều nhà thơ NĐTKXX khi
dùng TĐL để thể hiện đề tài thiên nhiên. Đây cũng là điều có thể chứng minh được, qua rất
nhiều trước tác của các nhà thơ NĐTKXX như Đồng Hồ, Lê Bạch Như, Mộng Tan, Ái Hoa,
Mộng Sơn, Đỗ Huy Nhiệm, Trần Hữu Giương... chứ không phải chỉ qua TĐL của Hàn Mặc Tử
và Quách Tấn. Chẳng hạn Đông Hồ Lâm Tấn Phác tả cái đẹp của mùa xuân, không cần cầu kỳ
lựa chọn những hình ảnh mang thuộc tính của mùa xuân để miêu tả cho thật hài hoà, thực đẹp.
Bằng cái nhìn trực giác và tức thời, bằng một thứ tình cảm bồng bột, thăng hoa, ông đã phú cho
mùa xuân một vẻ đẹp tình tứ, canh tân, hấp dẫn:
Khói lồng bờ liễu mày xanh biếc
Sương đượm cành mai dáng thướt tha
80
...Nõn nà má thắm đào say gió
Tha thướt mày xanh liễu nhuốm sương
(Xuân nhật thí bút)
Mộng Sơn tả gió, cũng chộp tả tác động của nó tới những sự vật xung quanh trong một
thời khắc, nhất định, chứ không tả hiểu biết về nó một cách khách quan:
Ngàn mây xõa tóc bay theo gió
Dặm liễu rùng mình lướt dưới mưa,
Quán khách buồn trông giời đất lạnh,
Bên tai thác đổ tự bao giờ?"
(Gió)
Đỗ Huy Nhiệm cũng tả gió, nhưng lại là nét ghi nhanh về một trạng thái khác không kém
phần tinh tế:
"Cơn gió đìu hiu lướt mặt hồ,
Thổi rơi xuống nước chiếc hoa khô
Giật mình làn nước câu mày giận
Tan cả vầng trăng toả lững lờ"
(Đìu hiu)
Trần Hữu Giương đứng trên đèo Hải văn nhìn xuống biển, không cực tả âm thanh của
sóng, của gió, màu sắc của nàng mà dựng lên một góc nhìn để từ đó thấy được những khoảnh
khắc quý giá:
Sóng đôn cửa bể nhô đầu bạc
Giăng dựng sườn non hè mắt vàng”
(Lên ải Vân)
Nghĩa là, nếu trước đây, trong TĐL Nôm thời trung đại, những cây chuối, cây mừng tơi,
vườn rau muống, hoa soan, trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm từng được coi là
81
những khám phá gây kinh ngạc của Nôm ĐL nhờ vẻ đẹp bình dị của nó, thì trong TĐL
NĐTKXX nét đẹp mới mẻ lại là sự cảm nhận tinh tế về đời sống riêng của thiên nhiên với vô
vàn trạng thái phong phú của tất cả những cảnh vật bình thường ấy.
Nó khác nhau rất xa ở chỗ một đằng quan tâm tới việc phát hiện nhũng đối tượng mới,
một đằng quan tâm tới việc thể hiện cái nhìn mới về đối tượng. Nghĩa là thiên nhiên giờ đây đã
được chú ý không chỉ bằng vẻ đẹp vốn có, sức sống vốn có mà hơn thế, nó còn được mĩ hóa,
được phú cho những vẻ đẹp và sức sống mà người thi sĩ muốn có.
Thậm chí ngay cả việc tạo cho thiên nhiên một sức sống giống như sức sống của con
người thì TĐL mỗi thời cũng mỗi khác. Đọc những bài như; Đi thuyền mong bạn của Á Ngọc;
Cảnh trời chiều, Trông trăng trên hồ ở giang thành của Lê Bạch Như; Tây hổ vọng nguyệt,
Muốn làm tháng cuội của Tản Đà; Hoa hồng buổi sáng, Bơi thuyền chơi Đông Hồ của Đông
Hồ; Trăng soi của Nguyễn Mạnh Xứng; Núi Dục Thúy của Nguyễn Xuân Đài... chúng ta thấy
nó không giống với những bài như Hang cắc cớ, Đèo Ba đội, Động Hương tích của Hồ Xuân
Hương (?). Mặc dù hiên tượng cảnh hóa người trong TĐL Nôm Hồ Xuân Hương lúc đó được
coi là độc đáo, nhưng việc mượn dáng dấp và sức sống của chính mình để miêu tả dáng dấp và
súc sống của thiiên nhiên chung qui vẫn chưa thoát ra ngoài quan niệm "tâm vật hô ứng" vốn
rất phổ biển của Nôm ĐL thời trung đại. Còn hiện tượng người hóa cảnh trong TĐL của Hàn
Mặc Tử thì tuy không hiện hữu, lồ lộ, không chửa đầy ẩn ý như trong thơ Hồ Xuân Hương,
nhưng nó lại tác động rất mạnh đến cảm xúc của người đọc bằng trạng thái và bằng những diễn
biến rất riêng của thiên nhiên.
Do nhũng trạng thái vốn ít xuất hiện trong thơ ĐL thời trung đại như: "liễu soi mày",
"mây xõa róc", "trăng dồn hơi thở", “sóng cười”, "non nước khóc", "trời đất ngủ", "chim hồi
hộp", "cúc vẩn vơ", "gió say lảo đảo"... đến lúc này trở nên tràn ngập trong TĐL Việt Nam
NDTKXX đã làm cho những bức tranh thiên nhiên của ĐL NĐTKXX không gần với họa như
TĐL thời trung đại mà căng tràn sức sống và vận động một cách bất ngờ.
Thậm chí có những vận động còn được xây dựng bằng những tưởng tượng gần như
nghịch lý:
"Mặt nước hòn non nổi
82
Đáy hồ mảnh nguyệt trôi
Chiếc thuyền thong thả dạo
Tiếng hát động chân trời"
(Bơi thuyền chơi Đông hồ - Đông Hồ)
So với hình ảnh bất động của chiếc thuyền câu ngập đầy tuyết trắng trong thơ Mãn Giác,
sự thảnh thơi thanh nhàn của chiếc thuyền gối bãi trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
thiên nhiên giờ đây gần với cuộc sống của con người: gần với những biến thái của chính đời
sống thiên nhiên nên nó thật và sống động hơn nhiều.
Tất nhiên, để có thể đến với thiên nhiên bằng cảm hứng lãng mạn và thể hiện vẻ đẹp trẻ
trung, tình tứ của thiên nhiên trong một khuôn khổ nhỏ bé như TĐL, các tác giả phải thật sự
thoát ra khỏi hệ tư duy mang tính định hình vốn hay xuất hiện trước khi hình thành một tác
phẩm TĐL. Về điểm này, tuy mỗi loại tác giả có cách bộc lộ riêng, nhưng dù sao thì các tác giả
của bộ phận văn học công khai cũng chi phối, cái cách viết, lối viết, cách cảm nhận và miêu tả
thiên nhiên của nhiều lực lượng sáng tác (trong đó có cả các nhà nho, các chí sĩ cách mạng), tạo
nên một cái gì đó rất chung, rất đồng điệu giữa những tâm hồn của các thế hệ khác nhau đối với
đề tài thiên nhiên.
2.2.Đề tài và cảm hứng yêu nước trong TĐL NĐTKXX
Yêu nước là một trong những truyền thống lớn nhất của dân tộc Việt Nam được khẳng
định qua bốn ngàn năm lịch sử. Đề tài và cảm hứng yêu nước vì thế cũng là một trong những
vấn đề luôn được đặt ra hàng đầu trong văn học. Đặc biệt mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm,
nội dung yêu nước với những biểu hiện như tinh thân dân tộc, ý chí tự lập tự cường, tấm lòng
thương nước thương dân... luôn luôn được thể hiện một cách xuất sắc. Chưa nói đến văn học
thành văn, ngay từ buổi đầu dựng nước, dòng văn học dân gian với những trang thần thoại
thấm đẫm chất lãng mạn bay bổng đã dệt nên một bài ca về tinh thần bất khuất chống giặc
ngoại xâm của dân tộc ta qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng. Đến văn học viết, tiếng
nói đầu tiên cất lên, cũng chính là tiếng nói khẳng định lòng tự hào dân tộc, khẳng định lòng
yêu nước không gì tay chuyển nổi của người Việt Nam (những bài TĐL đầu tiên của Việt Nam
83
như Quốc tộ - Đỗ Pháp Thuận, Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt (?) là những bài thơ có nội
dung yêu nước)...
Như thế là nội dung yêu nước được tất cả các thể loại văn học tích cực tham gia thể hiện
và dường như thể loại nào cũng thu được những thành công nhất định. Từ buổi bình minh của
lịch sử cho đến nay, trong văn học dễ có đến hàng ngàn hàng vạn tác phẩm đề cập đến vận
nước, hồn nước và thái độ của người dân đối với vận nước hồn nước.
Riêng với TĐL Việt Nam, yêu nước cũng là một trong những nội dung chủ đạo, xuyên
suốt thời trung đại. Nó vừa là nội dung xuất hiện sớm nhất, đồng thời cũng là một trong những
nội dung chiếm ưu thế về số lượng so với các các thể loại khác. Tuy chưa có điều kiện để thống
kê cho hết những tác phẩm TĐL có đề tài và cảm hứng yêu nước qua các thời kỳ lịch sử, nhưng
chỉ điểm qua TĐL của những tác giả tiêu biểu đã thấy số lượng thơ yêu nước không phải là
nhỏ.
Một khác nói đến thành tựu, đến những tác phẩm văn học có giá trị lưu danh muôn thuở,
thì so với sự thành công của những tác phẩm thuộc thể loại khác như Hịch tướng sĩ văn, Bạch
Đằng Giang phú, Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... TĐL với đề tài này cũng dạt
được những thành tích đáng chú ý. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt (?), Tụng giá hoàn kinh
sư- Trần Quang Khải, Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão... là những tác phẩm mẫu mực của dòng văn
học yêu nước thời trung đại - những tác phẩm vĩnh viễn sống trong niềm tự hào, lòng yêu nước
của con người Việt Nam.
Có điều, tuy tinh thần chung của yêu nước đều hội tụ ở một điểm là lòng căm thù giặc, là
tinh thần đấu tranh để gìn giữ non sông, là tình cảm đối với quê hương đất nước... nhưng nội
dung cụ thể của đề tài và cảm hứng yêu nước chẳng những ở mỗi thời kì mỗi khác, mà mỗi thể
loại cũng không hẳn giống nhau.
Chẳng hạn, với những thể loại đài hơi, lại không bị gò bó, câu thúc bởi những luật lệ về
thanh âm, về bố cục tình ý như hịch, cáo, phú, văn tế... đề tài yêu nước được khai thác với một
quy mô khá hoành tráng. Tinh thần yêu nước vừa được khai thác ở cả bề rộng lẫn bề sâu vừa
được miêu tả khá tỷ mỉ bằng nhiều chi tiết, nhiều nhận định toàn diện. Còn với tư cách là thể
loại tiết kiệm nhất về ngôn từ, lại gò bó về thể cách, TĐL không thể phù hợp với những nội
dung hoành tráng, càng không hợp với những miêu tả chi tiết, tỷ mỷ. Nó chỉ thích hợp với
84
những tình cảm đã được tiết chế, những tâm sự đang bị dồn nén, hoặc tâm trạng u uất chán
chường trước vận mệnh đất nước trong cơn nguy khốn. Cho nên TĐL là thể loại phù hợp để
diễn tả tâm trạng, bộc lộ khí phách, tỏ chí, tỏ lòng (cảm hoài, ngôn chí) hơn là những diễn
biến, hoặc hành động yêu nước cụ thể.
Tất nhiên sẽ là thiếu chính xác nếu cho rằng sự phân loại nội dung theo chức năng của thể
loại là vấn đề được đặt ra ngay từ khi thể loại mới xuất hiện. Bởi mới hình thành, một thể loại
cho dù là có thành tựu, cũng chưa đủ hoàn chỉnh để tạo nên một phong vị riêng và chưa đủ thời
gian thử nghiệm để thấy nó thích hợp với loại nội dung nhất định nào.
TĐL cũng nằm trong quy luật này, nhưng với những quy định cụ thể về thể cách, và ảnh
hưởng bề đày truyền thống tư tưởng nghệ thuật thẩm mỹ của người Trung Hoa, việc phát hiện
quy luật vận dụng của nó cho mỗi loại nội dung chắc hẳn được đặt ra sớm hơn các thể loại
khác.
Vì thế, cũng nội dung yêu nước, với một bài cáo (như bài Cáo bình Ngô), Nguyễn Trãi có
thể vừa miêu tả diễn biến của cuộc chiến đấu qua các giai đoạn, vừa trình bày một sự nhận định
toàn điện về cuộc kháng chiến của thực dân, nhưng với một bài TĐL (như bài Tụng giá hoàn
kinh sư) Trần Quang Khải chỉ có thể bộc lộ được hào khí và khát vọng của dân tộc ta trong
những ngày tháng chiến thắng oanh liệt.
Bước sang đầu thế kỷ XX, tiếp tục dòng mạch truyền thống của thơ ca yêu nước thời
trung đại, thơ ca yêu nước vẫn phát triển nhưng là phân hoá theo những hướng khác nhau khá
rõ rệt.
Sự phân hoá này không giống như sự phân hoá giai tầng trong thơ ca yêu nước thời phong
kiến trung đại, mà là sự phân hóa được quy định bởi hoàn cảnh, bởi môi trường hoạt động của
các khuynh hướng yêu nước.
2.2.1.Đề tài và cảm hứng yêu nước trong TĐL của bộ phận thơ ca cách mạng.
Thơ ca yêu nước và cách mạng NĐTKXX rất phong phú và đa dạng cả ở nội dung cũng
như hình thức.
Về nội dung, tuy việc thể hiện ý chí chiến đấu vẫn là tiếng nói đanh thép và chủ đạo của
thơ ca yêu nước NĐTKXX, nhưng những khía cạnh cụ thể của nó nói chung bao gồm hai
85
mảng; một là cổ động, duy tân, khích lệ tinh thần yêu nước, hô hào mọi người nêu cao vai trò
của dân trong sự nghiệp cứu nước. Hai là bộc lộ khí tiết, gửi gấm tâm sự yêu nước thương nhà,
bày tỏ lòng ngưởng mộ về những tấm gương kiên cường bất khuất trong thử thách gian nan. Cả
hai mảng nội dung này đều không mới so với văn học trung đại, đặc biệt với thơ ca yêu nước
cuối thế kỷ XIX. Nhưng cái khác ở đây là đối với mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, chúng ta lại bắt
gặp một loại tác giả, với một cách thể hiện tình cảm yêu nước khác nhau, và với mỗi loại nội
dung khác nhau ấy chúng ta lại thấy chúng gắn với một loạt hình thức khác nhau khá thích hợp
Những năm đầu thế kỷ (1905 - 1908) thơ ca yêu nước gắn với các phong trào như Đông
du, Duy tân, Chống thuế (ở Trung kỳ) tuy phát triển mạnh mẽ, nhưng âm hưởng sôi nổi hào
hứng ấy lại ít được thể hiện bằng TĐL. Để diễn thuyết hô hào cải cách xã hội theo hướng duy
tân, các tác giả hầu hết đều dùng lục bát hoặc song thất lục bất (Phan Châu Trinh viết Tỉnh
quốc hồn ca (gồm 782 câu) Dạy con, Nghĩa chữ tử, Nghĩa chữ hiếu, Nguyễn Quyền viết Phen
này cắt tóc đi tu và Kêu hồn nước, Nguyễn Phan Lãng viết Thiết tiền ca, Cần phải học đúng,
Trần Quý Cáp viết Khuyên người nước học chữ quốc ngữ...). Để khơi gợi lòng yêu nước, lòng
tự hào dân tộc họ dùng thể phú (Huỳnh Thúc Kháng viết Lương Ngọc danh sơn). Còn nói lên
nổi khổ của nhân dân trước nạn sưu cao thuế nặng họ lại chủ yếu dùng ca dao) hò, vè (những
tác phẩm của các tác giả khuyết danh như Ca dao chống áp bức bóc lột, Vè sưu thuế lạm thu,
Vè thuế nặng...).
Như vậy ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, TĐL tuy cũng có, nhưng mấy bài bộc lộ tâm trạng xa
nước, xa nhà của các chí sĩ Đông du như: Nam vọng, Ai Đỗ Cơ Quang, Cảm hoài của Nguyễn
Thượng Hiền, Đề Hoè Âm biển, Cảm tác, Tại nhà Chu Bá Tinh cảm tác của Phan Bội Châu
không đủ sức gây ấn tượng với người đọc.
Từ năm 1908 đến hết 1911; cách mạng bị khủng bố, các chí sĩ cách mạng bị chết, bị tù
đày rất nhiều; thơ ca yêu nước trở nên bi quan, giảm hẳn cảm hứng sôi nổi. Vì thế số lượng ca
dao, hò vè với nội dung cổ động, nội dung kêu gọi khích lệ tinh thần yêu nước cũng giảm trông
thấy, thay vào đó là hàng loạt những bài bộc lộ tâm trạng yêu nước, bày tỏ tinh thần bất khuất
như Xuất đô môn, Đập đá ở Côn Lôn, Côn Lôn tức cảnh của Phan Châu Trinh, Cảm tác, Khấp
Ngư Hải, của Ngô Đức Kế, Côn Lôn cảm tác của Trần Cao Vân, cảm tác của Lê Đại, Tuyệt
86
mệnh thi của Đinh phu nhân... .Và với loại nội dung có tính chất "cảm hoài", "ngôn chí" này
hầu hết các tác giả đều dùng thể Đường luật.
Nghĩa là nếu khái quát trong một cái nhìn chung thì với hai mảng nội dung: cổ động duy
tân và bộc lộ tâm trụng, bộc lộ khí tiết thì, ca dao, hò vè, hát nói... thể hiện nội dung thứ nhất,
còn TĐL tập trung thể hiện loại thứ hai.
Điều này không phải là ngẫu nhiên mà mang tính quy luật của nó. Ca dao, hò vè, hát nói,
ca trù, diễn ca .... Tuy là những loại hình khác nhau, nhưng cốt lõi thể loại là thể thơ lục bát.
Đây là thể thơ cổ truyền của Việt Nam nên ăn sâu bắt rễ trong nhân dân từ lâu đời. Hơn thế
những yêu cầu về thể cách của thơ lục bát khá đơn giản lại không hạn định về khuôn khổ, nên
rất phù hợp để bộc lộ những tình cảm bồng bột, sôi nổi và hào hứng. Nội dung yêu nước với
khuynh hướng cổ động duy tân chính là xuất phối từ những tình cảm nói trên nên không thể
không dùng thể loại này. Trong khi đó, TĐL vừa chặt chẽ về khuôn khổ niêm luật, lại mang
tính cân bằng, ẩn định, khép kín nên không thể phù hợp với những tình cảm hào phóng mảnh
liệt, càng không thích hợp để hô hào, cổ động, hoặc thể hiện nhiệt tình cách mạng. Nó chỉ thích
hợp với những tình cảm đã được tiết chế, những nỗi đau, sự uất ức dồn nén tâm trạng yêu nước
kín đáo.
Chính từ quy luật mang tính chức năng thể loại này có thể dẫn đến cách nghĩ cho rằng,
TĐL chỉ là thể thơ để ngâm vịnh, cảm hoài, nên dù với nội dung nào thì nó cũng vẫn sẽ chỉ có
một giọng đều đều cũ kỹ như thế. Thực tế vấn đề không hoàn toàn đơn giản như vậy. Chỉ xét
riêng với nội dung yêu nước đã thấy, tuy chỉ là bộc lộ khí tiết, gửi gắm tâm sự yêu nước thương
nhà, bày tỏ lòng ngưỡng mộ với nhưng tấm gương kiên cường bất khuất trong thử thách gian
nan... nhưng TĐL giờ đây đã đi sâu vào đời sống riêng, vào thế giới nội tâm của nhiều loại
người trong xã hội, để trình bày những tư tưởng, phác họa những hình tượng yêu nước mới. Nó
không dừng lại ở việc thể hiện những hình ảnh hay tình cảm đơn thuần, mà đã đem đến một cái
nhìn sắc sảo, tiến bộ trước nhiều vấn đề mà TĐL thời trung đại chưa đề cập hơn nữa, về
phương diện nghệ thuật, nó không dễ đàng "sản xuất" chỉ bằng cảm hứng sôi nổi, nhiệt tình
cách mạng, như ca dao, hò vè... mà kết họp cả hai yếu tố, trình độ nghệ thuật và cảm hứng yêu
nước để sáng tạo nên những hình tượng yêu nước mới. Cho nên, về mặt nào đó có thể thấy,
TĐL vừa đáp ứng cái phần thiếu hụt của nội dung yêu nước mà các thể loại thơ ca khác như ca
87
dao, hò vè, lục bát ít thể hiện, vừa đem đến một cảm hứng yêu nước bằng thơ, có nghệ thuật
hẳn hoi, chứ không chỉ hô hào như ca dao hò vè.
Điều này thể hiện rất rõ ở cả nội dung cũng như hình thức của TĐL thuộc bộ phận văn
học yêu nước và cách mạng.
Cụ thể về nội dung, một số tác giả bắt đầu quan tâm đến sự lựa chọn con đường cứu nước
và quan niệm yêu nước theo tinh thần thời đại mới.
Trước đây do ảnh hưởng bởi quan niệm mệnh trời về ngôi vua: “Trời giao nước và dâng
cho vua, theo mệnh trời vua nuôi dân và trị nước; dân là thần tử của vua, theo lòng trung nghĩa
phụng sự vua..." cho nên yêu nước chính là phải trung với vua, và phục vụ vua cũng chính là vì
dân. Vì thế chúng ta thấy trong văn học trung đại, các tác giá khi hướng tới đề tài yêu nước hầu
hết thường hướng tới những nội dung cụ thể như hình tượng người trung nghĩa, người ẩn dật,
hình tượng vua sáng tôi hiền...Ngay những người từng được coi là có tư tưởng mới mẻ như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nội dung yêu nước vẫn không thoát ra ngoài tư tưởng
"lòng trung hiếu", "nghĩa quan thân":
"Bui cổ một niềm chăng nỡ trễ,
Đạo làm con liền dạo làm tôi"
(Ngôn chí bài 2- Nguyễn Trãi)
"Muốn cho nhà chúa bằng Nghiêu Thuấn,
Phải đạo làm tôi kẻo hổ ngươi"
(Bài 130 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Thậm chí khi Nguyễn Trãi mở rộng nội dung yêu nước thương dân tới mức khiến người
đọc cảm thấy gần như đi ngược với quan điểm của nho giáo: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cầy", thì tư
tưởng quen thuộc của ông vẫn là "Tôi hiền thờ vua sáng", “Tướng tài giúp thánh minh"...
Bước sang đầu thế kỷ XX, cục diện chính trị thay đổi, vua không đại diện cho dân, không
chăn dắt dân theo quan niệm nho giáo, trái lại có kẻ còn trở thành công cụ của giặc để hại dân.
Lúc này, yêu nước không thể đồng nghĩa với trung quân, thậm chí có người vì yêu nước, căm
phẫn trước hành động bán nước của vua mà lên tiếng phản đối, mạt sát vua:
88
"Ai về địa phủ hỏi Gia Long,
Khải Định thằng này phải cháu ông.
... Bảo hộ trau giồi nên tượng gỗ,
Vua thời còn đó nước thời không!''
(Hỏi Gia Long - Ngô Đức Kế)
Giờ đây, muốn cứu nước người dân phải tự mình giành lấy quyền làm chủ đất nước, phải
tự cứu lấy mình. Phan Bội Châu hô hào mọi người Đông du để mở rộng tầm mắt:
"Làm trai phải lạ à trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển đời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai.
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiển thánh còn đâu đọc cũng hoài.
Muốn vượt bể đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi."
(Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu)
Phan Châu Trinh lớn tiếng đả phá những cái cổ hủ của xã hội:
"Thế sự hồi đầu dĩ nhất không,
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng,
Vạn dân ôỏ lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương túy mộng trung,
Trường thử bách niên cam thoá mạ,
Bất tri hà nhật xuất tao lung ?
Chư quân vị tất vô tâm huyết,
89
Bằng hướng tư văn khán nhất thông”
(Chí thành thông thánh - Phan Chu Trinh)
(Việc đời ngoảnh lại còn chi !
Anh hùng hết nước mắt vì giang san.
Muôn dân nô tự một đàn,
Văn chương bát cổ, nồng nàn giấc say.
Trăm năm cam chịu đọa đầy,
Thì bao giờ mới hết ngày tao lung?
Các anh tâm huyết nào không,
Bài này hãy thử xem cùng đầu đuôi.)
Phan Võ dịch
tuy là những khuynh hướng khác nhau, nhưng lại chung một mục đích cuối cùng là đấu
tranh chống đế quốc giải phóng dâu tộc, cho nên qua thơ ca của họ khó có thể phát hiện thấy sự
khác nhau chứ đừng nói là đối lập.
Khi cùng bị giam trong ngục tù đế quốc, họ đã nhận thấy đây "đúng là nơi anh hùng rèn
luyện" (Tối thị anh hùng ma luyện xứ) (Côn Lôn cảm tác - Trần Cao Vân). Và tư thế mà họ
luôn luôn tạo được là tư thế ngẫng cao đầu, coi thường gian khổ:
"Làm trai đứng giữa đất Côn Lòn.
Từng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bẩy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bạc quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan nào xá sự con con."
90
(Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh)
Trước cái chết, dù là khuynh hướng nào các chí sĩ cách mạng cũng bày tỏ lòng quyết tâm
như nhau. Người thì tỏ rõ sự coi thường cái chết: "Ưu quốc thập niên cô kiếm tại - Hùng tâm
nhất trịch thái sơn khinh.” (Nợ nước mười năm gươm vẫn đó - Lòng son một tấm chết coi
khinh) (Khấp Ngư Hải - Huỳnh Thúc Kháng), Người lại cho chết là một sự dâng hiến trọn vẹn
và chết là để khắc sau nổi căm thù thành khối "Tùng kim hoá tác đề quyên khứ - Đái huyết nam
hồi điếu cố viên" (Thôi từ nay hóa làm thân quốc - Ngậm máu đi về khóc cõi Nam) (Cảm tác -
Hoàng Trọng Mậu).
Sâu sắc và đẹp đẽ hơn cả là hình ảnh người phụ nữ sẵn sàng đón nhận cái chết một cách
nhẹ nhàng, bình thản:
"Tử quốc đáo nùng thiên hữu phận,
Thương tâm quan lũ kỷ nam nhi !"
(Tuyệt mệnh thi - Đinh phu nhân)
(Chết với nước non em tốt số,
Chạnh lòng tủi hổ lũ trâm anh !)
Một người phụ nữ, tuy không cố tạo tư thế oai plĩong lẫm liệt, càng không có ý làm cho
quân thù phải hồn siêu phách lạc trước tinh thần coi thường cái chết như tấm gương của các
đấng trượng phu, thậm chí ngay đến cái tên còn không được nhớ cho trọn vẹn, nhưng bằng
TĐL đã đem đến cho người đọc một dòng cảm nghĩ, một quan niệm đơn giản nhất về lẽ sống
và sự hy sinh. Bài TĐL của Đinh phu nhân so với những bài yêu nước trước đây, khác ở cái
nhìn hiện thực, ở nhận thức của cá nhân trước vấn đề trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người
dân (đặc biệt là phụ nữ) trước vận mệnh đất nước.
Trong TĐL thời trung đại, tình yêu tha thiết đối với quê hương, lòng khát khao tự do,
niềm tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng, sự hy sinh bản thân... đã được rất nhiều nhà thơ (đặc
biệt là các nhà thơ thời Trần) thể hiện. Những tấm gương yêu nước như T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_10_17_0602710462_6101_1871171.pdf