Luận án Thông tin chính trị - Xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI 6

1.1. Những công trình đề cập đến thông tin, thông tin chính trị - xã

hội, vai trò thông tin, ra quyết định quản lý 6

1.2. Những công trình đề cập đến tác động của thông tin trong quản

lý, về thực trạng môi trường thông tin và đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp cơ sở 14

Chương 2: THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VỚI VIỆC RA QUYẾT

ĐỊNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ -

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 22

2.1. Thông tin chính trị - xã hội - bản chất, đặc điểm 22

2.2. Vai trò của thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định

của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 40

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của thông tin

chính trị - xã hội trong việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp cơ sở 65

Chương 3: MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ

VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ

HỘI ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP

CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG

VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 76

3.1. Thực trạng môi trường thông tin chính trị - xã hội vùng Đồng

bằng sông Hồng 76

3.2. Thực trạng phát huy vai trò thông tin chính trị - xã hội đối với

việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng

Đồng bằng sông Hồng hiện nay 94

3.3. Một số vấn đề đặt ra từ hiện trạng môi trường thông tin và thực

trạng phát huy thông tin chính trị - xã hội đối với việc ra quyết

định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Đồng bằng sông

Hồng hiện nay 110

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY

VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG

VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ

CHỐT CẤP CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

HIỆN NAY 119

4.1. Một số phương hướng cần thực hiện trong việc phát huy vai trò của

thông tin chính trị - xã hội đối với việc ra quyết định của đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay 119

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của

thông tin chính trị - xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay 127

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 163

pdf171 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thông tin chính trị - Xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, thông tin chính trị - xã hội phản ánh phong phú đa dạng các hoạt động chính trị - xã hội của giai cấp cầm quyền khác nhau. Đối việc ra quyết định của CBCC cấp cơ sở thì thông tin chính trị - xã hội có vai trò khá quan trọng: Nó là “dữ liệu”không thể thiếu để CBCC cấp cơ sở ra được các quyết định phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương tránh giáo điều, chủ quan; Thông tin chính trị - xã hội giúp cho CBCC cấp cơ sở ra được các quyết định đúng, đầy đủ và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Thông tin chính trị - xã hội giúp cho CBCC cấp cơ sở ra các quyết định kịp thời, đúng lúc. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của nước ta hôm nay thành công hay không phụ thuộc phần nhiều vào việc nâng cao chất lượng các quyết định của người CBCC cấp cơ sở, trong đó vai trò thông tin chính trị - xã hội giữ vị trí chủ đạo trong xây dựng nội dung quyết định. Sự phát triển đa dạng loại hình thông tin chính trị - xã hội ngày nay, cùng với nó là sự tiến bộ của công nghệ thông tin đã và đang tác động trực tiếp đến chất lượng các quyết định của CBCC cấp cơ sở. Trên bình diện triết học, chúng tôi cho rằng, thông tin chính trị - xã hội là chìa khóa quan trọng giúp cho CBCC cấp cơ sở đưa ra các quyết định đúng với yêu cầu thực tiễn nơi cơ sở, không chệch hướng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên việc sử dụng tính hiệu dụng loại hình thông tin này lại phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin chính trị - xã hội của đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin chính trị - xã hội của CBCC cấp cơ sở sẽ là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh của loại hình thông tin này đối với việc ra quyết định của họ. 76 Chương 3 MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Cuộc cách mạng thông tin đã có những tác động tích cực đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm thay đổi cả tư duy, lối sống, phong cách làm việc của con người. Song vấn đề sử dụng nguồn nguyên liệu thứ 5 - thông tin (Information) này trong xã hội hiện đại ngày nay đang là vấn đề thời sự. Là một trung tâm về kinh tế, chính trị văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước, đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH đã và đang sử dụng loại hình thông tin chính trị - xã hội với ý nghĩa là “vật liệu” trong việc ra quyết định của họ dẫn đến những biến đổi kinh tế - xã hội ở cơ sở như thế nào? Nó hứa hẹn mang lại những triển vọng cũng như những nguy cơ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ra sao? Điều này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu thực trạng sự phát triển thông tin, thông tin chính trị - xã hội và những tác động của nó đối với ra quyết định của CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH. 3.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1.1. Khái lược về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của môi trường thông tin chính trị - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng là vùng đất rộng lớn khoảng hơn 21.049,2km2, chiếm 6,3 % diện tích toàn quốc, được kiến tạo bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Với các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. ĐBSH được xem là cái nôi văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạng của cả nước. Vùng ĐBSH có hai thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 17 quận, 6 thị xã, 94 huyện, 400 phường, 120 thị trấn, 1931 xã, có tổng diện tích đất đang sử dụng 2106,8 nghìn ha; dân số là 19.999,3 nghìn 77 người,mật độ dân số 949 người/km2 (Niên giám thống kê 2012, Nxb Thống kê, Hn, tr.15), ĐBSH giữ vị trí rất quan trọng trong việc ổn định, phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội của cả nước. Đặc biệt trong vùng có thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa, xã hội của cả nước. Là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ, nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại của cả nước. Trong quá khứ cũng như hiện tại, sự ổn định, phát triển về mọi mặt của vùng luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung của cả nước. Vì vậy, việc ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH hiệu quả hay không hiệu quả, khách quan hay không ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như đối với cả nước. Với vị trí, địa lý và vị thế của vùng, ĐBSH có rất nhiều thuận lợi trong đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của môi trường thông tin phục vụ cho quá trình lưu giữ, chu chuyển thông tin trong toàn vùng cũng như đối với cả nước. Đây là một lợi thế cho quá trình chu chuyển thông tin, thông tin chính trị - xã hội phục vụ cho việc ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong vùng so với CBCC cấp cơ sở ở các vùng khác trong nước. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước không ngừng quan tâm, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin nhằm phục vụ hiệu quả tối đa cho các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng. Hạ tầng kỹ thuật thông tin phục vụ cho công tác thông tin bao gồm: hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp điện lưới; hạ tầng thông tin - bưu chính viễn thông (trang thiết bị máy móc, mạng Internet, điện thoại...). Đồng bằng sông Hồng có hệ thống hạ tầng giao thông cả về đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt... phát triển mạnh, thuận lợi cho chu trình lưu chuyển thông tin giữa các tỉnh trong vùng cũng như đối với các vùng khác trong cả nước. Mạng lưới quốc lộ trên địa bàn của vùng về cơ bản đã được hình thành bao gồm: quốc lộ 1A xuyên việt, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; quốc lộ 5 nối Hà Nội tới Hải Phòng; quốc lộ 10 nối từ Ninh Bình đi Hải Phòng, quốc lộ 18, quốc lộ 21, quốc lộ 38, quốc lộ 39, quốc lộ 2, 3, 6, 78 32 đường Hồ Chí Minh. Chất lượng đường quốc lộ đảm bảo cho phép xe chạy tốc độ 80km/h. Ngoài ra, mạng lưới tỉnh lộ của các tỉnh vùng ĐBSH được phát triển đồng bộ, tương đối với mạng lưới quốc lộ, tỷ lệ trải nhựa và kiên cố đạt 81,6% (bình quân cả nước là 67,4%). 100% các xã trong vùng có đường ô tô; tỷ lệ đường bê tông hóa đi đến các UBND xã trong vùng là 97,9% Với sự phát triển hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc chu chuyển thông tin giữa các tỉnh trong vùng. Trong vùng có tuyến đường sắt Bắc - Nam và tỏa đi các thành phố khác, có các cảng Hải Phòng, Cái Lân, Diêm Điền, Ninh Cơ góp phần cho việc chu chuyển trường thông tin thuận lợi. Bên cạnh đó, hệ thống đường hàng không trong vùng cũng khá phát triển, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi cũng góp phần không nhỏ tạo ra sự thuận lợi cho mạng lưới thông tin phát triển giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng với các vùng khác trong cả nước cũng như với các nước trong khu vực và quốc tế. Xuất phát từ vị trí địa lý, địa hình bằng phẳng, ĐBSH có tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong cả nước. Với hệ thống giao thông phát triển, ĐBSH đã và đang trở thành trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước, đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và một phần cho các tỉnh ven biển miền Trung. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của vùng đạt 45% so với cả nước là 41%. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ của ĐBSH mở rộng trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và cả nước. Tuy nhiên hiện nay, dịch vụ, thương mại chiếm vị trí quan trọng lại là khâu yếu kém của vùng, chỉ chiếm 18% tổng giá trị thương mại của cả nước.... Việc phát triển các cụm, khu công nghiệp đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thông tin mang tính hiện đại, đồng bộ. Do đó, đây cũng là điều kiện thuận lợi để CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH có điều kiện thuận lợi tiếp cận, nắm bắt các nguồn thông tin nhanh nhạy, chính xác hơn các vùng khác trong cả nước. Vùng ĐBSH được xem là vùng có thị trường thông tin tiềm năng với các tỉnh trong cả nước cũng như các quốc gia trên thế giới cả về mặt cung cấp 79 thông tin và tiếp nhận thông tin. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thông tin trong vùng bước đầu phát triển thuận hơn so với các vùng khác trong cả nước: Số trang thiết bị cơ sở vật chất trong HTCT được nâng cao, hạ tầng thông tin bưu chính - viễn thông bao gồm: mạng viễn thông, máy tính, máy fax, điện thoại, mạng Internet và các cơ sở dữ liệu được chú trọng đầu tư, nhận thức về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước của cán bộ có sự thay đổi lớn. Hầu hết các cơ quan báo chí, Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam... đều đóng trên địa bàn Hà Nội. Theo niên giám thông kê 2012, 99,9% điện lưới quốc gia đã về đến các xã trong toàn vùng. 99,9% các xã trong vùng đã phủ sóng truyền hình. Trong toàn vùng 100% các xã có hệ thống bưu điện văn hóa xã; 95% số xã có số báo đến trong ngày; dịch vụ internet băng thông rộng trong vùng ngày càng đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng (ADSL; 3G; Vinmax, hyperlinh). Số thuê bao điện thoại trong vùng không ngừng tăng qua các năm, dẫn đầu cả nước về số lượng thuê bao: năm 2000 là 839,1 nghìn thuê bao; năm 2005 là 2873,8 nghìn thuê bao; năm 2010 là 4290,6 thuê bao... số liệu thống kê cho thấy, mật độ và mức độ người dân sử dụng Internet tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố tại 10 tỉnh/thành phố ĐBSH (38%) và 8 tỉnh/thành phố Đông Nam Bộ (33%) (biểu đồ 3.1 và 3.2). Biểu đồ 3.1: Phân bổ thuê bao Internet băng rộng theo vùng miền năm 2008 Nguồn: Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin năm 2012, Bộ thông tin và truyền thông, tháng 7 năm 2013 [12]. 80 Biểu đồ 3.2: Mật độ sử dụng Internet theo vùng, miền năm 2008 Nguồn: Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin năm 2012, Bộ thông tin và truyền thông, tháng 7 năm 2013 [12]. Về cơ bản, hạ tầng thông tin bưu chính - viễn thông ở vùng ĐBSH hiện nay phát triển rất mạnh, ngày càng hiện đại, mang tính đồng bộ so với nhiều vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2020 ĐBSH trở thành vùng dẫn đầu về hạ tầng viễn thông hiện đại, mở rộng diện phủ sóng có băng thông rộng lớn và chất lượng; tỷ lệ đường dây thuê bao cố định đạt 35 - 40 đường/100 dây, tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định đạt 80 - 85%; dân số sử dụng Internet trong vùng là 70% (Quyết định 759/QĐ-Ttg 2013 quy hoạch phát triển kinh tế ĐBSH). Môi trường thông tin hiện đại làm thay đổi cách thức, chất lượng, hiệu quả quản lý trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, môi trường thông tin sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong phương thức quản lý giữa các cơ quan công quyền, các tổ chức chính trị và với người dân. Hay nói cách khác, để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, CBCC nói chung và cấp cơ sở nói riêng không thể thiếu môi trường thông tin. Môi trường thông tin là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy 81 thông tin của người CBCC cấp cơ sở trong suốt quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi đề cập đến môi trường thông tin chúng ta thường nói đến yếu tố trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc lưu truyền thông tin ở cơ sở; cơ chế đảm bảo thông tin; việc phân loại các dạng thông tin ở cơ sở. Môi trường thông tin, truyền thông đi trước một bước sẽ tạo cơ sở cho phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong những năm qua, mạng lưới bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trong vùng đã không ngừng được mở rộng và phát triển nhanh cả về quy mô công nghệ mới, chất lượng dịch vụ, phục vụ ngày càng cao. Thông tin liên lạc được thông suốt, phục vụ công tác trao đổi thông tin trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, phục vụ yêu cầu phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai và về cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, giao lưu văn hoá của nhân dân. Thực tế cho thấy, dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình, bản tin, sách báo, tạp chí, văn kiện Đảng... hiện nay về cơ bản được chuyển tải tới người dân trong vùng, góp phần xóa dần khoảng cách thông tin giữa nội thành và ngoại thành, tạo điều kiện mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp truy cập, khai thác thông tin thuận lợi, kịp thời. Các phần mềm được đưa vào ứng dụng trong các lĩnh vực và đạt hiệu quả cao như: cổng thông tin điện tử chính phủ; hệ thống giao ban trực tuyến; chương trình phần mềm quản lý hồ sơ, công văn, công việc; chương trình điều hành nội bộ; phần mềm điện tử một cửa tới cấp xã.... Thông qua các kênh truyền thông, thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trong toàn vùng, trong từng tỉnh, thành phố cũng như các xã, phường. Thực hiện các chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, như: Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, 82 HĐH; Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông"; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; tỉnh uỷ, UBND 10 tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đã phê duyệt các đề án, chương trình hành động, chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, số lượng máy móc, thiết bị được tăng cường thêm cho hệ thống cấp xã, phường. Kết quả 100% UBND các xã đều được trang bị máy tính, máy in, máy fax, máy điện thoại, hệ thống loa đài, phát thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền thông tin xuống dân. Hệ thống mạng LAN, đường truyền Internet tốc độ cao IP được xây dựng từ tỉnh xuống huyện, xã, phường phục vụ cho việc trao đổi thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại. Việc ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác chỉ đạo, quản lý điều hành các cấp được chú trọng, hầu hết CBCC cấp tỉnh, huyện, xã đều được cấp hòm thư điện tử, các trang Website các địa phương được thành lập cung cấp thông tin từng nơi trong tỉnh, giữa các tỉnh... các đầu báo Đảng, văn kiện, nghị quyết, chỉ thị từ cấp trên.... được cung cấp thường xuyên, tạo điều kiện để mọi người dân nói chung và CBCC cấp cơ sở trong vùng nói riêng nắm bắt thông tin chính trị - xã hội một cách đúng, đủ và sử dụng hiệu quả. Chẳng hạn, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của trung ương về ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính nhà nước, UBND thành phố Hà Nội, ban hành quyết định như: 6389/UBND-SNV, ngày 20/8/2012 về việc đầu tư nâng cấp, trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật thông tin cho các UBND các quận, huyện, xã. Kết quả với kinh phí đầu tư là 200 triệu đồng /xã để lắp đặt máy tính, máy fax, máy photocopy, camera, mạng LAN, phần mềm... năm 2012 đạt được 62 xã, đến năm 2013 đã đạt được là 100/401 xã. Đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin ở thành phố về cơ bản đã được chuẩn hóa, đồng bộ, hệ thống mạng 83 WAN kết nối tới 100% sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và 5 đơn vị hiệp quản đã hoàn thiện. Từ thủ đô Hà Nội chúng ta đi ngược về phía nam ĐBSH đến với Ninh Bình - một thành phố dù được xếp vào khu vực ĐBSH nhưng chỉ có hai huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn không thuộc miền núi song nơi đây chính quyền các cấp cũng có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật thông tin. Tạo điều kiện để mọi người dân, cán bộ các cấp, ngành có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh, chính xác, đẩy đủ. Với số đơn vị hành chính là một thành phố, một thị xã, 6 huyện, 7 thị trấn và 122 xã (dẫn theo niên giám thống kê năm 2012), hiện nay thành phố Ninh Bình đã trang bị máy vi tính cho 80% cán bộ, công chức các phòng, ban, 35% cán bộ, công chức ở xã, phường; 14/14 xã, phường được trang bị máy scan, máy photocopy; 100% các phòng, ban và các xã, phường kết nối mạng Internet, mạng truyền số liệu chuyên dùng, chiếm 70% trên tổng số máy vi tính. Mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc về việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở thông tin trong CCHC nhà nước, song trên thực tế hiện nay, môi trường thông tin ở vùng ĐBSH vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của vùng. Số lượng trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác của cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn sử dụng, chưa mang tính đồng bộ, tính hiện đại. Kinh phí hằng năm của cơ sở cũng như của các tỉnh dành cho việc mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất thường xuyên. Trên thực tế số lượng máy móc, thiết bị vẫn thiếu hoặc số máy cũ, lạc hậu nhiều trong khi đó máy mới ít. Số lượng máy tính có phần mềm lạc hậu trong các phòng ban ở UBND xã, phường trong toàn vùng còn nhiều, đường truyền Internet ở một số xã phường đạt hiệu quả chưa cao, tốc độ chậm... Hệ thống loa đài phát thanh phục vụ cho công tác truyền thông tin xuống dân ở một số nơi chưa thực sự được chú trọng (toàn vùng mới chỉ đạt 71% năm 2011). Hạ tầng kỹ thuật thông tin chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, cấp huyện, xã, phường, thôn còn rất hạn chế, chưa đồng bộ, tốc độ, dung lượng đường truyền và công tác an toàn, 84 bảo mật thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của CBCC cấp cơ sở và nhân dân trong toàn vùng. Chẳng hạn ở Nam Định, số lượng cán bộ công chức cấp xã được trang bị máy tính hiện nay mới chỉ dừng lại ở con số 30%, hệ thống mạng LAN (mạng nội bộ), WAN (mạng diện rộng) cho các xã phường chỉ đạt 100/ 194 xã Hà Nội trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, hạ tầng công nghệ thông tin nơi đây luôn được Đảng, chính phủ quan tâm hàng đầu, tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cũng như trang thiết bị máy móc cơ sở vật chất ở các đơn vị chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa khép kín mạng WAN đến cấp xã, phường. Một số các xã, phường, thị trấn còn chưa được đầu tư công nghệ thông tin, hệ thống bảo mật an ninh thông tin chưa tốt Hiện nay, việc hoàn thiện hạ tầng nội bộ và kết nối với mạng WAN của thành phố ở cấp xã mới đạt 47%, còn tỷ lệ cán bộ công chức được trang bị máy tính mới đạt khoảng 65%. Bên cạnh đó, chất lượng và cấu hình máy tính của nhiều đơn vị còn thấp, gây khó khăn cho CBCC cấp cơ sở trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin chính trị - xã hội để ban hành các quyết định kịp thời. Bên cạnh đó, bưu điện văn hóa xã - một kênh thông tin đắc lực trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện nay trong vùng đang còn thiếu hoặc có nơi hoạt động hiệu quả không cao. Chẳng hạn, theo thống kê của Bưu điện tỉnh Nam Định, hiện toàn tỉnh có 198/229 xã, phường, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Những năm qua, hệ thống các điểm bưu điện văn hóa xã trên địa bàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, chuyển phát thư báo, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước tạo lập thị trường bưu chính viễn thông ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên hiện nay hoạt động, hệ thống các điểm bưu điện văn hóa xã đang đứng trước nguy cơ “đóng cửa”. Các thiết bị được đầu tư, trang bị ngày một xuống cấp, bản thân nhân viên làm việc ở các điểm bưu điện văn hóa xã cũng không thiết tha với công việc Mặt khác, ở ĐBSH tuy là vùng có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp 85 thứ hai trong cả nước (Đông Nam Bộ dẫn đầu), song với tỷ lệ 6,5% hộ nghèo vẫn còn là những khó khăn cản trở đến sự phát triển kinh tế các địa phương trong toàn vùng. Đặc biệt, Hà Nội được xem là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước - là nơi hội tụ sớm nhất, đầy đủ và rõ nét nhất mọi sự thay đổi, phát triển, song hiện nay (năm 2010), dân cư khu vực này đang đứng trước tình trạng nghèo đa chiều, có 45.700 hộ nghèo, chiếm 2,6% (trong đó hộ [10]. Một trong những nguyên nhân của nghèo đói là vấn đề cơ sở hạ tầng thông tin, cơ chế thông tin dẫn đến tình trạng “thừa thông tin, đói tri thức”. Đúng như nhà bác học Kazan Sing nói: “chúng ta đang ngập chìm trong biển thông tin nhưng lại đang khát tri thức” (dẫn theo trang Voer - Thông tin, dữ liệu và tri thức). Điều này ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin chính trị - xã hội trong việc ban hành các quyết định hiệu quả của CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH. Đồng thời, đây sẽ là cản trở lớn đối với việc thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, ĐBSH trở thành vùng công nghiệp của cả nước cũng như đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Có thể nói, ĐBSH là vùng có nhiều ưu thế trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin hơn so với các vùng khác trong cả nước. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của thông tin đồng bộ, hiện đại sẽ làm cho chu trình lưu chuyển trường thông tin được thông suốt, ngược lại, sự lạc hậu, thiếu hụt về cơ sở hạ tậng kỹ thuật thông tin sẽ là một trong những “nút thắt” cản trở quá trình lưu, chuyển thông tin. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, đối với việc khai thác hiệu quả loại hình thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở nói riêng. 3.1.2. Môi trường xã hội của thông tin chính trị - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng Bên cạnh hạ tầng kỹ thuật thông tin với nhân tố là phần cứng tạo điều kiện cho môi trường thông tin phát triển thì môi trường xã hội của vùng với các yếu tố cơ bản như: điều kiện kinh tế; môi trường dân chủ; trình độ dân chủ; cơ chế sử dụng thông tin, thông tin chính trị - xã hội; trình độ của đội 86 ngũ CBCC cấp cơ sở cũng ảnh hưởng tới việc khai thác, sử dụng hiệu quả loại hình thông tin chính trị - xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ này. Thứ nhất, về điều kiện kinh tế. ĐBSH là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước, là vùng không chỉ phát triển trọng điểm, đơn thuần về kinh tế nông nghiệp mà còn là vùng có đầy đủ điều kiện để phát triển một cơ cấu kinh tế toàn diện. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ.... của vùng được mở rộng trên phạm vi cả nước. Các xã, phường trong vùng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hơn so với các vùng khác trong cả nước. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã không ngừng có những chính sách cụ thể phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đối với ĐBSH. Thực tế hiện nay cho thấy, nền kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đang có sự chuyển biến tích cực, có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên đáng kể, các tỉnh đều có mức tăng trưởng kinh tế nhanh và dự kiến tốc độ tăng trưởng vượt xa so với thời điểm trước năm 1986. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12- 1986) là mốc son chính thức đánh dấu bước đầu đổi mới về kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng như ĐBSH nói riêng. Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ chính trị khóa VI (4/1988) xác định, nông nghiệp thật sự được coi là khâu trung tâm “mắt xích quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc dân, trong đó cần đổi mới triệt để cơ chế quản lý... Với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước làm cho người dân trong cả nước nói chung và ĐBSH nói riêng đã đảm bảo được về lương thực, thực phẩm. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng, các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp được mở rộng phát triển. Khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong sản xuất làm cho quá trình sản xuất tăng lên nhanh chóng. Sự kiện Việt Nam đang từ một nước nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm, xuất hiện trên thị trường xuất khẩu với hàng chục vạn tấn lương thực, nông sản, trong đó ĐBSH được xem là vựa lúa thứ hai của cả nước. Các xã vùng ĐBSH đã hình thành một cơ cấu kinh tế mới thuần nông sang dạng hỗn hợp bao gồm: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. 87 Người nông dân trong vùng lúc này đã tìm thấy động lực phát triển từ lợi ích của bản thân mình, gia đình mình, vươn lên trở thành các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế và hòa chung với “luật chơi” của nền kinh tế thị trường. Trải qua các kỳ đại hội VII, VIII, IX, X, XI với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh được vận dụng để xác định tình thế cách mạng và con đường đi lên CNXH trong điều kiện mới, Đảng, Nhà nước tiếp tục cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Những thành công liên tiếp trong áp dụng giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu vụ mùa trong nông nghiệp của vùng đã và đang góp phần củng cố vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Mức thu nhập bình quân đầu người một tháng không ngừng tăng theo năm: Năm 2010 toàn bộ vùng là 1.580 nghìn đồng; năm 2012 là 2.304 nghìn đồng [22, tr.346]. Đặc biệt, kết luận số 13 - KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết 54 - NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ chính trị khóa IX về việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng đồng bằng sông Hồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_thong_tin_chinh_tri_xa_hoi_voi_viec_ra_quyet_dinh_cua_doi_ngu_can_bo_chu_chot_cap_co_so_vung_dong.pdf
Tài liệu liên quan