Luận án Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Nguyễn Xuân An Việt

MỞ ĐẦU. 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI . 18

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRÊN BÁO IN.33

1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài. 33

1.2. Đặc điểm và vai trò của thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in. 43

1.3. Cơ sở chính trị và pháp lý của thông tin giáo dục đào tạo trên báo in. 60

1.4. Những yêu cầu đối với thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in . 63

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRÊN BÁO IN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 71

2.1. Tổng quan về các cơ quan báo in trong diện khảo sát. 71

2.2. Khảo sát thông tin về giáo dục và đào tạo trên các báo. 75

2.3. Đánh giá thông tin về giáo dục đào tạo trên các báo khảo sát. 107

2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thông tin về giáo dục đào tạo trên báo in . 118

CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN BÁO IN Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY. 124

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in. 124

3.2. Giải pháp thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in . 129

3.3. Một số khuyến nghị khoa học. 149

KẾT LUẬN . 155

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 160

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 161

PHỤ LỤC . 168

pdf204 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Nguyễn Xuân An Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận thực thi chính sách. Hầu hết các bài viết được khảo sát có đề cập đến những hiện tượng tiêu cực trong việc thực hiện chính sách nhưng hầu như không có các thông tin về việc các nhà quản lý dừng hay thay đổi chính sách sau khi báo chí phản biện. Cũng có thể là do trong lúc chọn thời gian và báo để khảo sát chỉ mang tính tương đối mà không hoàn toàn giống nhau về mặt thời gian, song cũng không thể phủ nhận rằng tỷ lệ các bài viết đề cập đến đối tượng là nhà quản lý, chuyên gia và học sinh nhiều hơn các nhóm khác; thông tin về việc các nhà quản lý dừng hay thay đổi chính sách chênh lệch khá lớn với các nhóm thông tin khác.Đây cũng là một “dấu hỏi” cho các báo sau để làm sao cho cân bằng về việc đề cập, phổ biến thông tin phản biện về các luật trong GD nói riêng, các chủ trương, chính sách nói chung tới người dân trong xã hội. Thông tin về phản biện chính sách ít đưa ra bàn bạc một cách trực tiếp mà gần như được truyền tải một cách gián tiếp thông qua các sự kiện xã hội. Thông tin này có 73 bài chiếm tỷ lệ 10,1% trong số bài khảo sát, đây là một tỷ lệ khá ít và thưa thớt. Thông tin đượctruyền tải theo hướng đơn điệu, một màu, chủ yếu thông qua hình thức đưa tin có thể kèm hình ảnh. Việc tranh luận hay bàn bạc trực tiếp giữa các nhóm đối tượng khác nhau về vấn đề này rất ít. Tiếng nói của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục chưa mang lại dấu ấn sâu đậm trong việc phản biện chính sách vì họ chưa tận dụng được sự kiện, những bối cảnh quan trọng để thể hiện quan điểm của mình hay bàn luận sâu sắc hơn về các chủ đề liên quan đến GDĐT. Ngoài việc đưa tin về các sự kiện rất khó tìm thấy những bài viết có tính tổng hợp, bình luận của phóng viên chuyên trách về những vấn đề cụ thể. Nếu xem xét ở khía cạnh là cầu nối, cập nhật thông tin thì báo in có thể đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng nếu xem xét ở góc độ tạo dựng được những diễn đàn bàn luận về các chính sách nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện khi chính sách đi vào cuộc sống thì có lẽ đây vẫn là mảng còn nhiều khoảng trống của loại hình báo in. Trên thực tế, người làm báo không chỉ thuần túy truyền tải những chủ trương, chính sách, các nhiệm vụ, các vấn đề xã hội mà còn cần có khả năng 86 phân tích, phản biện xã hội để góp phần giúp cho các nhà hoạch định chiến lược, chính sách và quản lý xã hội ở tất cả các cấp nhằm tìm ra được những quan điểm, chủ trương, giải pháp chính xác, có hiệu quả cao nhất cho địa phương và đất nước. Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh: Cùng với các nhà chuyên môn có uy tín trong nhiều lĩnh vực xã hội, giới báo chí đã góp phần không nhỏ vào việc phản biện xã hội, giúp cho Đảng, Nhà nước tiếp thu điều chỉnh lại nhiều chủ trương, quyết sách có lợi cho sự phát triển đất nước và lợi ích của nhân dân. Báo chí ngày càng có điều kiện để thực hiện chức năng phản biện xã hội, thông qua “đào xới”, thậm chí đặt ngược vấn đề ở mọi khía cạnh để chỉ ra cái hay, cái dở, cái lợi, cái hại, thậm chí cái không hợp lòng dân, cái sai phạm hay phản tác dụng của một chủ trương, giải pháp nào đó... để người dân thấu hiểu và có quyết định đồng tình hay đóng góp ý kiến có cơ sở khoa học, thực tiễn và xây dựng lòng tin thực chất hơn. Theo đó, những quy định bất khả thi, không có khả năng đi vào cuộc sống nếu không có sự phản biện ắt là sẽ dẫn đến sự khiên cưỡng và hệ lụy khó lường. Từ thực tiễn mấy năm qua cho thấy, đã từng ra đời những quy định không phù hợp vừa ban hành đã phải nhanh chóng bãi bỏ: Cấu tạo chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học lên đến đại học, trong việc biên soạn sách giáo khoa, trong việc mở trường và đào tạo ồ ạt ở hệ đại học, có quá nhiều thạc sỹ, tiến sỹ kém chất lượng; việc dạy thêm, học thêm, thu tiền không đúng quy định Qua đó, giới chuyên môn giáo dục và báo chí cũng tạo ra sự tương tác với độc giả, vừa đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, vừa tạo được sự đồng thuận của người dân. - Thông tin đưa ra các mô hình giáo dục, phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường Nhóm thông tin thứ 3 này giới thiệu những mô hình giáo dục và phương pháp giảng dạy tiên tiến đang được áp dụng cả trong và ngoài nước. Nhờ đó, các giáo viên có thể tham khảo, học tập, rút ra kinh nghiệm để nâng cao công tác giảng dạy của bản thân. Đây có thể được coi là những tấm gương về việc dạy tốt để các giáo viên khác học tập theo, góp phần to lớn vào hiệu quả đổi mới giáo dục. Thông tin về GDĐT đã đưa ra các mô hình giáo dục, phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường tập trung đề cập đến mô hình về phương pháp tự học của học sinh. Tuổi trẻ thứ 7, 29/4/2007 87 đăng bài về mô hình học vật lý bằng lý thuyết và đu ợc thực hành những định luạ t, quy tắc qua các trò cho i thú vị... Bài báo giới thiệu các trò chơi như “tên lửa nu ớc”, “robot thủy lực” và “thả trứng”. Theo đó giải thích rõ mô hình các trò chơi: “Tên lửa nu ớc” đu ợc học sinh tạ n dụng phế liẹ u dễ tìm nhu vỏ khóa, tên lửa lao đi. Thầy giám khảo dựa vào tầm bay cao của tên lửa nu ớc, đúng mục tiêu nhắm bắn để chấm điểm cho các đọ i. Còn với “robot thủy lực”, các học sinh có thể chế tạo dễ dàng bằng những vạ t dụng y tế dễ tìm nhu : que đè lu ỡi, dây truyền nu ớc, ống tiêm... hình thức cho i khá đo n giản: các đọ i dự thi điều khiển cánh tay robot bằng lực n m thủy lực (qua ống tiêm), đẩy ngã đối thủ. Trò cho i “thả trứng” đu ợc mô phỏng chuyến khám phá của con ngu ời lên hành tinh xa xôi trong vũ trụ. Các đọ i cho i phải thiết kế mô hình khoang đổ bọ của tàu vũ trụ sao cho các quả trứng (ví nhu phi hành gia) khi đu ợc thả từ trên cao xuống mạ t đất (bề mạ t hành tinh) đu ợc an toàn sẽ đu ợc điểm. Nếu trứng ro i xuống bị bể, điểm 0. Theo mô hình các trò chơi này, học sinh buọ c phải rèn luyẹ n kỹ na ng tự học, tự sáng tạo, tìm kiếm thông tin và kiến thức trên mạng Internet. Nhà tru ờng còn tổ chức họ i thi có thu ởng, thu hút học sinh tham gia các trò cho i sáng tạo. Khi tiếp nhận thông tin về phương pháp giảng dạy, các thầy cô giáo khắp nơi trên cả nước, có thể áp dụng cho lớp học của mình. Các thầy cô giáo dạy môn học khác dựa trên ý tưởng này có thể sáng tạo các trò chơi mới trong giảng dạy. Bài Lớp học đảo ngược của Bích Thanh đăng trên báo Thanh Niên Số 3 - 3/1/2007, trang 11 đề cập đến mô hình “Học sinh không thụ động”. Theo đó, lớp học sẽ diễn ra những hoạt động, tức học sinh tìm hiểu bài học mới, làm bài tập theo sự phân công của giáo viên, sau đó lên lớp trình bày, thể hiện sự tiếp nhận thông qua nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Để có được những hoạt động này, bài báo cũng nhấn mạnh tới việc học sinh cần chủ động tự học trước ở nhà bằng cách tìm tòi các tài liệu, soạn bài thuyết trình để trình bày trên lố. Với mô hình “Học sinh không thụ động”, sẽ gợi mở và là niềm cảm hứng cho nhiều giáo viên để triển khai lớp học, tạo sự hấp dẫn cho học sinh ở từng tiết học một cách có hiệu quả. 88 Hầu hết các bài viết đều giải thích rõ các mô hình giảng dạy một cách cụ thể, nếu giáo viên khác hay học sinh đọc bài báo đều hiểu được cách thực hiện các mô hình và dễ làm theo. Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ % bài viết có giải thích mô hình giảng dạy Người đưa các mô hình giảng dạy mới trong nhà trường là giáo viên chiếm 54%, cùng với sự hỗ trợ và bổ sung, hoàn thiện mô hình giảng dạy mới là học sinh chiếm 35%. Các nhóm khác như phụ huynh hay nhà quản lý hiếm xuất hiện trong nội dung các bài viết này, điều này tương đối dễ hiểu vì các hoạt động học tập và giảng dạy trên lớp chủ yếu liên quan đến giáo viên và học sinh, tuy nhiên báo chí hiện nay cần khai thác nhiều hơn nữa để đưa đến công chúng các mô hình của các nhà quản lý, chuyên gia, kể cả các ý kiến của phụ huynh rất có ý nghĩa về mô hình tự học của học sinh ở nhà. Biểu đồ 2.5. Ngƣời đƣa ra các mô hình giảng dạy 92% 8% Có giải thích Không giải thích 54% 35% 4% 4% 3% Giáo viên Học sinh Phụ huynh Nhà quản lý Khác 89 Khi tìm kiếm thông tin về các mô hình giảng dạy có hiệu quả, tác giả cố tình tìm kiếm những bài viết đề cập đến sự mai một của một số mô hình được ứng dụng có hiệu quả nhưng không còn được áp dụng nhưng hầu như không có thông tin này trên các báo khảo sát, do vậy để xác định vai trò ai là người cố gắng níu kéo, giữ gìn các mô hình giảng dạy có hiệu quả rất khó xác định. Qua quá trình khảo sát các báo, tác giả nhận thấy báo in thời kỳ 2005- 2010 chủ yếu tập trung giới thiệu, giải thích và ca ngợi các mô hình giảng dạy có hiệu quả đã được thực hiện ở trường học theo hướng tuyên truyền, ca ngợi để học theo, làm theo. Nhưng còn trống vắng mảng khai thác mô hình giảng dạy mới theo hướng đề xuất của các chuyên gia, quản lý, phụ huynh, thông tin trên báo chí nước ngoài với những cách tiếp cận đặc biệt. Những thông tin về mô hình đó sẽ có sự đột phá trong sự thay đổi về chất lượng giảng dạy và học tập. Trong thời gian qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng so với đòi hỏi thì còn nhiều bức xúc mà ngành phải giải quyết. Nhìn thẳng vào một số hạn chế của ngành, có thể gói gọn: Việc dạy - kiến thức nhiều, kỹ năng ít; Việc học - Thầy dạy gì, trò học nấy. Đó là cuộc chạy đua căng thẳng với số phận chứ không phải là kiểm tra chất lượng. Học hành, thi cử đã trở thành nỗi ám ảnh đầy sợ hãi không chỉ của thế hệ trẻ mà là của cả xã hội. Do đó, nhiệm vụ của báo chí là cần thông tin, tuyên truyền những mô hình dạy- học mới có hiệu quả để giảm tải tình trạng này. Trong xu thế phát triển chung, báo chí nói chung và báo in nói riêng đã đăng tải nhiều bài vở liên quan giáo dục ĐT. Đây là đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nhiều tầng lớp xã hội. Việc phản ánh kịp thời, cung cấp thông tin chính xác về giáo dục ĐT là một trong những thành tựu quan trọng của báo. Các thông tin đăng tải trên báo đã giúp cho các nhà quản lý giáo dục có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về thực trạng nền giáo dục Việt Nam để đề ra những giải pháp tối ưu làm đòn bẩy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Thông tin về GDĐT chia sẻ những tấm gương, những câu chuyện tích cực Đây là lĩnh vực mà các báo được khảo sát phản ánh khá rõ nét, tương đối toàn diện về những tập thể, cá nhân, những hành động, việc làm về những tấm gương, những câu chuyện tích cực và phê phán các hiện tượng tiêu cực trong GDĐT với nhiều cách tiếp cận khác nhau, hình thức thể hiện khác nhau, sử dụng 90 ngôn ngữ phong phú, với 122 bài chiếm tỉ lệ là 16.9 %, xếp thứ 3 về số lượng bài trong diện khảo sát. Các báo đã thực hiện các chiến dịch truyền thông điệp với các chủ đề như Cuộc vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Phong trào “ mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo”; Phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Từ đó, đã cho đăng tải nhiều bài viết với các tấm gương điển hình như mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo. Các báo đã phản ánh thông qua các tấm gương điển hình qua đó tạo thành động lực, nhân tố điển hình để các cơ sở học tập, noi theo. Qua khảo sát và phân tích, các nhóm thông điệp mà các bài báo truyền tải trên báo là: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp; Ngăn chặn biểu hiện vi phạm đạo đức và thiếu gương mẫu trong nghề nghiệp; Chống học sinh ngồi nhầm lớp; Chống Các hiện tượng vi phạm đạo đức trong học sinh, sinh viên; Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Đây cũng là nguồn tư liệu quý mà thầy cô có thể dẫn chứng trong quá trình giảng dạy để minh họa, gắn việc học với hiện thực đời sống. Bài viết "Những tấm gương vượt khó thành tài của một dòng họ khoa bảng" của tác giả Hồng Nhung, đăng ngày 29/9/2010 đã nêu ra những tấm gương con cháu Họ Dương thời nay được vinh danh trong Hội thảo “Họ Dương Việt Nam với phong trào khuyến học – khuyến tài”, như chị Dương Thị Vui tuy là người khiếm thị nhưng đã nỗ lực đỗ hai trường đại học lớn, anh Dương Tiến Minh vượt khó để học ngành y. Hàng loạt các bài khác trên báo Thanh Niên về các tấm gương như “Cứu người bị thương của nhóm phượt "Phong Vân"”của Nguyễn Thông; Tác giả Gia Bách – “Tuyên dương bốn học sinh không tham của rơi”, “Cà Mau, 4 em đã trả lại 25 triệu đồng nhặt được”, Thanh Niên; Nguyễn Dũng – “Trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho học sinh cứu bạn trong lũ / Hà Tĩnh”, Thanh Niên Số 306-CN -; Phan Hậu – “Trà chanh từ thiện/ Người tốt”; “nhóm bạn trẻ Hội Tình nguyện 91 Lên Ngàn”/Thanh Niên. Các bài của báo Tuổi trẻ như “Xông đất nhà “cô giáo sáng tạo”; Đà Nẵng hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Trong các bài báo, tác giả khắc hoạ về các câu chuyện cụ thể, nhân vật làm gì?, giúp đỡ ai?, có kết quả như thế nào? Bài “Góp vật liệu xây dựng trường học”- Báo Nhân dân ngày 11/1/2005 đề cập đến phong trào xã hội hoá giáo dục. Trong đó nêu gương ông Nguyễn Viết Luân sống tại huyện Chợ Mới, An Giang xuất thân trong một gia đình bần nông, là chủ của một cơ sở sản xuất gạch ngói. Hằng năm ông đều trợ giúp các trường trong xã từ 5000 đến 8000 viên gạch chất lượng để xây dựng phòng học và các công trình phụ khác. Ngoài ra ông còn nhận đỡ đầu và trợ cấp học bổng cho các học sinh nghèo học giỏi có hoàn cảnh khó khăn mỗi năm hơn hai triệu đồng, trợ cấp vở, sách, bút, quần áo, gạo ăn cho hàng chục cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hiếu học và học giỏi để các cháu có điều kiện học. Việc làm của ông Luân được nhân dân trong ấp đồng tình. Các yếu tố tạo nên những tấm gương và các câu chuyện tốt, như được sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè, bản thân tự cố gắng vươn lên, nỗ lực trong cuộc sống và mối liên hệ giữa các yếu tố đó chưa được các báo đề cập nhiều nên công chúng khi tiếp nhận thông tin khó hình dung được nguyên nhân xuất phát những câu chuyện tốt đẹp đó, khó giúp hình thành một nền tảng vững chắc về người tốt, việc tốt trong cuộc sống. Tỷ lệ không đề cập các yếu tố hình thành nên tấm gương, những câu chuyện tích cực là 78.4%. Biểu đồ 2.6. Nguyên nhân của các câu chuyện tích cực - Thông tin về GDĐT phê phán các hiện tượng tiêu cực Các bài viết truyền tải các thông điệp như Phát hiện tiêu cực trong thi cử; Phát hiện những tiêu cực khác trong giáo dục; Phản ánh bệnh chạy theo thành 23.7 35.5 37 41.5 78.4 T Ự B Ả N T H Â N G I Ú P Đ Ỡ C Ủ A G I A Đ Ì N H G I Á O V I Ê N N G Ƣ Ờ I K H Á C K H Ô N G Đ Ề C Ậ P 92 tích của các cơ sở giáo dục; Hiện tượng vi phạm đạo đức của giáo viên; Phản ánh việc chỉ đạo tích cực của Bộ, ngành khắc phục tình trạng này Báo Thanh Niên Số năm 2009 có một số bài như: Không học thêm nhiều học sinh bị hạ điểm; Kiểm điểm cá nhân, tập thể liên quan đến việc chậm xét 155 giáo viên; Buộc thôi việc giáo viên đánh cắp đề thi; Tham ô tiền tỉ tại trường học Bài Luyện chữ trước tuổi đến trường: Lợi bất cập hại- Báo GDTĐ số 85 đề cập đến hậu quả của việc nhiều phụ huynh cho con luyện chữ trước tuổi đến trường để giúp bé tự tin hơn và theo kịp với các bạn. Tuy nhiên, hậu quả là gây thiệt hại cho quá trình phát triển của bé, là thui chột hứng thú học. Bài báo phân tích rõ đặc điểm tâm lý của trẻ có nhu cầu vận động rất lớn, nếu bắt các em ngồi 2 tiếng để tập viết sẽ gây mệt mỏi, quá tải với sức chịu đựng của cơ thể bé vốn còn rất non nớt. Bài báo đề cập đến phương pháp chơi mà học, các giáo viên lớp 1 nên tiếp tục áp dụng để nuôi dưỡng hứng thú học tập của trẻ. Cái mà trẻ cần được chuẩn bị chính là tâm thế sẵn sàng đi học gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng về trí tuệ, khả năng thích ứng Bài “Ăn chặn tiền suất ăn của học sinh tiểu học”, Báo Thanh Niên lên án thực trạng Liên tục nhiều năm, hàng trăm học sinh Trường tiểu học Long Tân (xã Long Tân, H.Dầu Tiếng, Bình Dương) bị ăn chặn 1.000 đồng/suất ăn/ngày để lấy tiền nhập vào quỹ của nhà trường rồi chi sai mục đích. Đây là câu chuyện nêu lên vụ việc tiêu cực trong đội ngũ giáo viên có những việc làm trái với đạo lý của con người. Từ bài báo này cho thấy, dù là việc làm khuất tất có che đậy khéo léo đến đâu, sau một thời gian cũng bị phơi bày ra ánh sáng. Nhìn chung, báo in thời kỳ này phê phán được các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, hậu quả của các hiện tượng này. Thông qua sự việc nêu trên báo, các nhà chức trách đã xử lý vụ việc và trả lại công bằng cho các em học sinh. Bài báo nêu được nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực như cha mẹ muốn con tự tin và hơn bạn bè khi vào lớp một nên đã luyện chữ trước tuổi đến trường; hay vì lòng tham là giáo viên tham nhũng tiền của học sinh. Tuy nhiên, hướng giải quyết của các báo lại không triệt để, bài chỉ ra hướng cụ thể, có bài nói chung chung, có bài không đề cập. Như vậy, báo mới chỉ phản ánh thực trạng chứ chưa thực hiện tốt chức năng định hướng, công chúng đọc báo chỉ biết 93 hình thức xử phạt giáo viên làm sai ảnh hưởng xấu đến học sinh khi cha mẹ không đúng, chứ họ không hình dung được làm thế nào để xoá bỏ được tận gốc rễ các hiện tượng này. Biểu đồ 2.7. Bài viết có hoặc không đề cập đến hƣớng giải quyết Nếu phê phán các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục và đào tạo mà các báo chỉ dừng lại ở việc nêu thực trạng bằng con chữ và có thể có thêm hình ảnh minh hoạ thì chưa thể diễn tả đầy đủ và hiệu quả nội dung thông tin. Hình ảnh có thể giúp thông tin chân thực hơn và thuyết phục người xem hơn, nhưng một số hình ảnh chỉ có thể mô tả những hiện tượng đang xảy ra và có thể nhìn thấy bằng mắt thường như giáo viên có thái độ hung dữ với học sinh, hay những tiêu cực trong thi cử, học thêm, dạy thêm thì thường là hình ảnh chụp các bạn học sinh trong lớp học. Do vậy, phản ánh tiêu cực trong GDĐT cần có sự kết hợp lý lẽ của phóng viên thông qua sự nhìn nhận, đánh giá và đề cập đến các hướng giải quyết cụ thể. - Thông tin về hoạt động đổi mới trong Giáo dục và đào tạo Bảng 2. 5. Số lƣợng bài về hoạt động đổi mới giáo dục các bậc học trên các báo Tên báo Bậc học Tuổi trẻ Nhân dân Giáo dục và thời đại Thanh niên Tổng cộng Mầm non 9 (20,5%) 6 (8,2%) 17 (24,6%) 2 (20%) 43 33% 67% Có Không 94 Phổ thông 20 (15,5%) 40 (54,7%) 37 (53,6%) 1 (10%) 98 Đại học 15 (34,1%) 27 (36,9%) 15 (21,7%) 7 (70%) 64 Tổng cộng 44 (100%) 73 (100%) 69 (100%) 10 (100%) 196 (100%) Qua bảng số liệu ta thấy các báo đều đã từng đề cập đến vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được đề cập trên báo in ở Việt Nam hiện nay nhưng tần suất lại khác nhau. Trong đó báo Nhân dân có sự quan tâm và chú trọng tuyền tải với 73 bài viết chiếm 37,2%, nhiều hơn so với “Báo Giáo dục và Thời đại” với 69 bài viết chiếm 35,2%, tiếp theo đó là báo Tuổi trẻ với số lượng ít hơn với 44 bài viết chiếm 22,4%, và ít nhất là Thanh niên chỉ với 10 bài viết chiếm 5,2%. Điều này cho ta thấy vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được đề cập trên báo in ở Việt Nam đã được báo Nhân dân chú ý tuyên truyền, chiếm tới 37,2% trên 100% so với 4 tờ báo còn lại, bởi tờ báo Nhân dân là “Cơ quan trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”, báo Nhân dân có vai trò truyền tải tới độc giả những chỉ đạo của Đảng với thông tin nhanh chóng, đầy đủ và tin cậy nhất về vấn đề đổi mới giáo dục, bởi đó là quốc sách hàng đầu của Đảng ta trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước . Theo sau báo Nhân dân là “Báo Giáo dục và Thời đại” với 35,2% trên tổng số 100%, ít hơn báo Nhân dân với tỉ lệ phần trăm nhỏ là 2%. “Báo Giáo dục và Thời đại” với chủ đề chính đề cập đến vần đề giáo dục cũng đã đề cập với số lượng khá nhiều về vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được đề cập trên báo in ở Việt Nam hiện nay, tờ báo cũng đã nỗ lực hoàn thiện để đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi mới giáo dục, phấn đấu là người bạn đồng hành thật sự của nhân dân và những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Báo Tuổi trẻ đề cập đến vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được đề cập trên báo 95 in ở Việt Nam hiện nay với tỉ lệ là 22,4% trên tổng số 100%, có thể thấy rằng là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với nhiều mục đích và nhiều khía cạnh nội dung trong đời sống, báo Tuổi trẻ cũng dành sự quan tâm khá lớn đến vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được đề cập trên báo in ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên báo Tuổi trẻ vẫn nên tăng số lượng bài viết và nội dung phong phú hơn về đổi mới giáo dục , phát huy khá năng định hướng và cung cấp thông tin tới độc giả, nhất là các độc giả trẻ và các độc giả có quan tâm đến vấn đề giáo dục. Báo Thanh niên là tờ báo đề cập đến vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được đề cập trên báo in ở Việt Nam hiện nay ít nhất, chỉ chiếm 5,2% trên tổng số 100%, cho thấy mức độ quan tâm cũng như phản ánh một vấn đề quan trọng mang tính quốc sách của quốc gia là đổi mới giáo dục, thì báo Thanh niên chưa thật sự làm tốt vai trò truyền thông của mình Bên cạnh đó vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông chiếm phần lớn số lượng đề cập ở 3 báo. Báo Nhân dân (40 bài chiếm 40,8%), “Báo Giáo dục và Thời đại” (37 bài chiếm 37,8%), báo Tuổi trẻ (ít nhất với 20 bài chiếm 20,4 %) góp phần đẩy số lượng bài viết cũng như thể hiện rõ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và mức độ lưu ý của các tờ báo tới các vấn đề mới của cấp bậc phổ thông. Có thể thấy Đảng ta với những chỉ đạo về vấn đề đổi mới giáo dục trong cấp bậc phổ thông là nhiều nhất, bên cạnh đó là sự quan tâm của xã hội đối với việc dạy và học ở cấp bậc này. Báo Thanh niên với số lượng bài viết ít nhất, thường lại tập trung đề cập tới các vấn đề đổi mới ở cấp bậc đại học, với 7 bài chỉ chiếm 11% so với 3 báo còn lại, 3 tờ báo Nhân dân (27 bài chiếm 42,2%), “Báo Giáo dục và Thời đại” (15 bài chiếm 23,4%), báo Tuổi trẻ (ít nhất với 15 bài chiếm 23,4 %) mặc dù phản ánh về vấn đề đổi mới ở cấp bậc đại học không nhiều bằng phổ thông nhưng số lượng bài vẫn chênh lệch nhiều hơn so với báo Thanh niên Đây cũng cho thấy thực trạng tuyên truyền của báo in tới người dân hiện nay về vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được đề cập trên báo in ở Việt Nam hiện 96 nay. Báo Tuổi trẻ mặc dù có đề cập đến đổi mới giáo dục nhưng loạt bài nhắc đến vấn đề đổi mới ở cấp bậc mầm non còn khá ít và đây là điều cần khắc phục ở báo. Báo Nhân dân cũng ở tình trạng là chưa đề cập nhiều đến đổi mới ở mầm non. “Báo Giáo dục và Thời đại” là tờ báo có sự chênh lệch về số lượng các bài báo ở mỗi cấp bậc có thể nói là khá cân bằng so với 3 tờ báo còn lại. Còn lại báo Thanh niên chỉ cần xem xét và điều chỉnh trong việc đưa tin và phản ánh về vấn đề đổi mới trong giáo dục ở các cấp bậc. Tóm lại có sự khác biệt giữa tỉ lệ bài viết đề cập trên các báo, điều này cho thấy chỉ đạo khác nhau của các cấp, mức độ quan tâm của phóng viên cũng như ban biên tập về vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được đề cập trên báo in ở Việt Nam hiện nay. Nó cũng nói lên được sự chỉ đạo có sâu rộng, sát sao và hiệu quả hay không của chương trình mục tiêu, quốc sách của quốc gia trong nỗ lực đổi mới giáo dục và giúp người dân tiếp cận được thông tin chính xác và bao quát nhất có thể Về nội dung các bài báo thường đề cập đến đổi GD ở 3 cấp, GD mầm non như: Chương trình giáo dục mầm non mới, Tình hình cơ sở vật chất, giáo viên, triển khai đề án phổ cập trẻ mầm non; GD phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT): Chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, điều chỉnh chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; Giáo dục đại học và sau đại học Đổi mới quản lý Đào tạo đáp ứng theo nhu cầu của xã hội. Hầu hết các bài báo đều tán thành với các chính sách đổi mới trong GDĐT. Bài trên báo Tuổi trẻ ngày 26/8/2010: “Thầy trò khổ vì thi cử phong trào” đề cập đến các cuộc thi mọc lên như “nấm sau mưa” suốt cả năm học. Đơn cử các cuộc thi như phong trào thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi học sinh giỏi; rồi phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, viết thư UPU, vẽ tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường; phong trào làm đồ dùng dạy học,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thong_tin_ve_giao_duc_va_dao_tao_tren_bao_in_o_viet.pdf
Tài liệu liên quan