Luận án Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế tại vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.ix

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG KINH TẾ VÙNG .6

1.1. Công trình nghiên cứu quốc tế.6

1.1.1. Công trình nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế.6

1.1.2. Công trình nghiên cứu về tăng trưởng vùng .13

1.1.3. Công trình nghiên cứu tăng trưởng bền vững về kinh tế .18

1.2. Công trình nghiên cứu trong nước.25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.30

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

VỀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG KINH TẾ VÙNG .32

2.1. Một số khái niệm về tăng trưởng bền vững kinh tế vùng .32

2.1.1. Vùng và kinh tế vùng .32

2.1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.33

2.1.3. Phát triển bền vững .35

2.1.4. Tăng trưởng bền vững về kinh tế .39

2.2. Mô thức tăng trưởng bền vững kinh tế vùng và tiêu chí đánh giá.39

2.2.1. Mô thức tăng trưởng bền vững kinh tế.39

2.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá tăng trưởng bền vững kinh

tế vùng.47

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững kinh tế vùng.53

2.3.1. Các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong vùng.53

2.3.2. Các yếu tố thể chế trong nước.54

2.3.3. Các yếu tố và điều kiện quốc tế .55

2.4. Kinh nghiệm về tăng trưởng bền vững kinh tế vùng của một số nước và bài học cho Việt

Nam trong tăng trưởng bền vững kinh tế vùng Đông Nam Bộ .55

pdf195 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế tại vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư bên ngoài thông qua việc mở nhiều KCN, KCX (bất chấp sự thiếu hụt, hạn chế về điều kiện và cơ sở vật chất cần thiết để đảm bảo sự vận hành của các KCN, KCX này) nhằm đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đã đặt ra trước đó. Trong Hội nghị công thương các tỉnh thành phố của vùng ĐNB năm 2013, Giám đốc Sở Công thương tỉnh BR-VT cho rằng nhiều địa phương vẫn còn mang trong mình tâm lý “mạnh ai, nấy lo” trong quá trình thu hút đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng sản xuất khiến nhiều địa phương có tiềm lực tăng trưởng rất nhanh nhưng nhiều địa phương khác lại có tốc độ phát triển chậm hơn11. Mặc dù theo lý giải từ khái niệm trung tâm – ngoại vi của Friedmann thì đây là một hiện tượng phổ biến của nhiều quốc gia đang phát triển12. Tuy nhiên điều này đã phần nào bộc lộ sự kém bền vững trong vấn đề 11 Phương Hiệp (2013). Thiếu Liên Kết Phát Triển Kinh Tế Vùng Đông Nam Bộ. Truy cập ngày 8/6/2016 tại: / 12 Friedmann cho rằng bất kỳ nền kinh tế nào tại những nước đang phát triển thường có một trung tâm và một khu vực ngoại vi gắn kết lỏng lẻo với trung tâm. Trong đó, vùng ngoại vi thường khó có thể phát triển và hay 78 liên kết vùng giữa từng địa phương tại ĐNB với nhau, bất kể không ít chương trình liên kết vùng đã được phê duyệt và tổ chức thực hiện suốt thời gian qua. Vấn đề phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, đặc biệt trong việc cùng nhau đưa ra giải quyết các vấn đề còn tồn đọng có thể ảnh hưởng đến quá trình PTBV của toàn vùng ĐNB, vẫn còn chưa được thực hiện một cách trơn tru và đạt được hiệu quả cần thiết. Cụ thể hơn, tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng của các con sông, con kênh tại các địa phương trong vùng suốt thời gian qua là một trong những ví dụ điển hình cho thực trạng này. Ví dụ, kênh Ba Bò của BD dù đã nhận được sự đầu tư hơn 1000 tỷ để phục hồi nhưng cho đến nay vẫn có mùi hôi13. Tương tự, toàn lưu vực hệ thống sông ĐN, như đã được đề cập trước đó, do việc phải chịu nhiều nguồn nước thải như nước thải công nghiệp, sinh hoạt, khoáng sản, y tế... đang làm tồi tệ hơn nữa tình trạng ô nhiễm của con sông này. Có thể thấy rằng thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và sự xuống cấp trầm trọng của các con kênh, con sông nói riêng trong khu vực không chỉ gây những thiệt hại lớn đến các ngành nghề kinh tế trong khu vực như ngành nông lâm nghiệp, ngành sản xuất, ngành công nghiệp và ngành du lịch mà còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm trong chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cộng đồng dân cư tại các địa phương trong vùng hiện nay. 3.1.3. Tác động từ điều kiện quốc tế Thế giới hiện nay đã và đang trong quá trình phát triển mới với tốc độ cao và nhanh hơn trước. Sự xuất hiện và mở rộng của những phát hiện mới trong khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới, từ đó tạo cơ hội cho tăng trưởng vượt trội cho những nền kinh tế có khả năng tiếp thu trình độ công nghệ mới nhanh và hiệu quả. Tự do thương mại tiếp tục được đẩy mạnh dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, xung đột cục bộ, khủng bố và những bất ổn khác trong khu vực gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều quốc gia đang phát triển. Sự bành trướng trong tình trạng lạc hậu hơn vì những mối quan hệ tối thiểu và chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của trung tâm mà thôi. 13 Bá Sơn (2017). Kênh Ba Bò tiếp tục ô nhiễm. Truy cập ngày 16/10/2017 tại: https://tuoitre.vn/kenh-ba-bo- tiep-tuc-o-nhiem-1344253.htm 79 về tác động và sự hiện diện của các quốc gia lớn tại các quốc gia đang phát triển sẽ ảnh hưởng đến thị trường. Việc ký kết các hiệp định tự do thương mại khu vực và song phương trở thành một xu thế tất yếu. Bên cạnh những tích cực mà nó đem lại, những thách thức và rủi rỏ tiềm năng nảy sinh do hạn chế về kỹ thuật, hàng công nghiệp thủ công chiếm phần lớn có thể khiến các quốc gia như Việt Nam bị gạt ra khỏi sự phát triển chung của thế giới, từ đó tạo ra những sức ép lớn lên nền kinh tế của những quốc gia đang và kém phát triển. Bối cảnh mà thuận lợi và thách thức đan xen như vậy khiến cho mỗi vùng phải biết cách tận dụng thời cơ mới của hội nhập quốc tế, vượt qua hạn chế, tác động tiêu cục, phát huy tối đa sự chuyển giao công nghệ, hoàn thiện hơn nữa khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, đem khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, quản lý và hoạt động xã hội. Thực tế, với vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế và hội nhập, vùng ĐNB đã và đang là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận công nghệ mới tiên tiên, thuận lợi trong việc xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa nhưng cũng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng hóa nước ngoài sau khi tham gia các hiệp định thương mại. Hiện nay, vùng ĐNB tuy thu hút nhiều vốn đầu tư FDI nhưng vẫn dựa trên “lợi thế so sánh tĩnh” là chủ yếu với sự năng động của các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm chiếm tỷ trong lớn. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững thì vùng ĐNB không thể dựa vào các ngành công nghiệp nêu trên để làm trọng tâm mà phải chuyển hướng sang phát huy “lợi thế so sánh động” với các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao. Đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ tuy khá đông đảo so với cả nước nhưng vẫn chưa đủ để làm động lực để tạo “lợi thế so sánh động” cho vùng ĐNB có thể TTBV về kinh tế. Ảnh hưởng từ các mối quan hệ thương mại với các nước trên thế giới cũng tác động không nhỏ đến quá trình tăng trưởng và phát triển của vùng ĐNB. Cụ thể: Với Trung Quốc: việc Trung Quốc luôn là nước dẫn đầu trong đầu tư ở vùng ĐNB đem lại những cơ hội về việc làm và tiếp nhận sản phẩm công nghệ với mức giá phù hợp hơn so với những đối tác khác như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản Tuy nhiên, việc Trung Quốc tham gia sâu rộng vào các ký kết thương mại quốc tế cũng đem lại 80 những rủi ro lớn với sự dỡ bỏ của hàng rào thuế quan với các quốc gia thành viên, nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm công nghệ của Trung Quốc vốn đã có nhiều ưu thế thì càng có sức cạnh tranh lớn hơn trước. Điều này khiến cho nhiều mặt hàng tương tự của Việt Nam nói chung và của vùng ĐNB nói riêng như hàng dệt maychịu sức ép lớn không chỉ ở thị trường nội địa mà còn gặp khó khăn ở thị trường thế giới. Với Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản: việc duy trì và thúc đầy mối quan hệ hữu nghị, thương mại và đầu tư với các nước này không chỉ đem lại những cơ hội cho một số mặt hàng của vùng ĐNB như dệt may, thủy sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ, thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế mà còn tạo điều kiện cho vùng ĐNB có thể học hỏi và tiếp thu KHCN hiện đại, tiên tiến nhất từ các quốc gia phát triển này. Mặc dù vậy, các Hiệp định thương mại được ký kết với các quốc gia trên cũng đem lại những thách thức lớn, trong đó bao gồm: việc phải cạnh tranh với những quốc gia khác vốn có cùng hoặc nhiều lợi thế so sánh khác trên thị trường; phải thực hiện theo quy chế kiểm định nghiêm ngặt dựa trên cơ sở sản xuất công nghệ tiên tiến nếu muốn không bị thải loại trong khi nền tảng KHCN vẫn còn thấp, tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm; cơ sở hạ tầng dịch vụ, thương mại ngân hàng, bảo vệ môi trường, nghiên cứu R&D, bảo vệ sản phẩm trí tuệ, vẫn còn thấp. Với sức mạnh về chất lượng sản phẩm cao, hệ thống dịch vụ kinh doanh đa dạng linh hoạt, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ tạo ra sự thua thiệt không nhỏ cho các doanh nghiệp trong vùng trong giai đoạn tới. Với các nước ASEAN: Sự hình thành và xây dựng khu vực tự do thương mại ASEAN giúp Việt Nam nói chung và vùng ĐNB nói riêng tham gia hợp tác kinh tế, thương mại khu vực. Điều này thu hút được nhiều vốn đầu tư từ những nước có thừa vốn và đang thực hiện dịch chuyển cơ cấu mạnh trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động, tận dụng lợi thế lao động giá rẻ và hàm lượng chất xám cao để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của vùng sang những nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, những bất cập như sự khác nhau về 81 cơ chế và thể chế quản lý, khoảng cách lớn về trình độ phát triển, trình độ công nghệ, cán bộ quản lý kinh tế, các doanh nhân và cơ sở hạ tầng trong khi cơ cấu ngành xuất nhập khẩu của vùng ĐNB (lúa gạo, thuỷ sản, may mặc, giày dép, lắp ráp điện tử, gia công, công nghệ phần mềm) với các nước ASEAN là khá giống nhau đã và đang tạo ra những khó khăn và thách thức lớn cho quá trình hội nhập của vùng ĐNB. 3.2. Phân tích thực trạng tăng trưởng bền vững về kinh tế vùng Đông Nam Bộ 3.2.1. Nhóm tăng trưởng nhanh gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế diễn ra phức tạp trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017 đã tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng ĐNB. Dựa trên bảng 3.7 có thể thấy tăng trưởng GRDP của vùng ĐNB trong giai đoạn này có thể được chia ra làm 3 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất từ 2008 đến 2010: tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ĐNB đạt mức tăng trưởng cao và đỉnh điểm đạt được mức tăng trưởng GRDP 39% trong năm 2010 (mức cao dựa trên hệ tiêu chí đánh giá ở bảng 1). Thời kỳ thứ hai từ 2010 đến 2015: chứng kiến sự sụt giảm mạnh liên tục của tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng khi chỉ còn đạt 4% năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế cả nước sau cuộc khủng hoảng đã ít nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của tất cả địa phương trong vùng ĐNB. Thời kỳ thứ ba từ năm 2015 đến 2017: Sau khi tăng trưởng giảm liên tục, tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng ĐNB đã có xu hướng khởi sắc trở lại và quay lại mức tăng 10% năm 2017. Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng ĐNB giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Mức tăng GRDP 28 24 39 39 13 13 9 4 6 10 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB. Bảng 3.8 phản ánh tình hình GRDP bình quân đầu người của vùng ĐNB trong giai đoạn 2008-2017. Dựa trên đối chiếu với hệ tiêu chí ở bảng 1 thì GRDP bình quân 82 đầu người của vùng ĐNB giữ vững ở mức khá trong suốt giai đoạn này. Tương tự như tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng, mặc dù mức GRDP bình quân đầu người của vùng có sự sụt giảm ở một số năm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm năm 2009 (giảm 12% so với năm 2008) và 2015 (giảm 16% so với năm 2014) nhưng cũng tăng mạnh ở một số năm so với cùng kỳ năm trước như năm 2010 (tăng 38% so với năm 2009) và 2011 (tăng 33% so với năm 2010). Nhìn chung, có thể thấy sự chênh lệch khá lớn trong tốc độ tăng trưởng GRDP và GRDP bình quân đầu người của vùng ĐNB trong các năm, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 khi từ mức tăng 5% trong năm 2009 lên mức tăng 39% trong 2 năm liên tục (2010 và 2011) nhưng giảm xuống chỉ còn tăng 13% trong năm 2012 đối với tốc độ tăng trưởng GRDP và từ mức giảm 12% trong năm 2009 lên mức tăng 38% trong năm 2010 và 32% trong năm 2011 nhưng giảm còn tăng 9% trong năm 2012 đối với GRDP bình quân đầu người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tình trạng giá dầu thế giới tăng giảm không ổn định trong giai đoạn này khiến cho GRDP của tỉnh BR-VT14 bị ảnh hưởng trong khi tỷ trọng đóng góp của hoạt động bán dầu thô vào GRDP của tỉnh là rất lớn (chiếm hơn 50%). Bảng 3.8: GRDP bình quân đầu người của vùng ĐNB trong giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: USD/đầu người Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GRDP/đầu người 2,954 2,594 3,577 4,751 5,188 5,338 5,508 4,617 4,697 4,768 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB. Như vậy, có thể nói rằng quá trình tăng trưởng của vùng ĐNB đã có nhiều diễn biến phức tạp với biến động giữa các năm là khá lớn. Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của vùng ĐNB đang có hiện tượng tăng trưởng “nấc cục” với nhiều năm có mức tăng trưởng cao bên cạnh những năm có mức tăng trưởng giảm mạnh và cũng 14 GRDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm lần lượt 22%, 30%, 32% và 31% tổng GRDP của vùng trong năm 2008, 2009, 2010, 2011. 83 phần nào cho thấy sự không ổn định trong tăng trưởng kinh tế của vùng ĐNB trong giai đoạn 2008-2017. Tăng trưởng kinh tế chỉ đảm bảo thật sự hiệu quả nếu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra hợp lý. Số liệu thống kê phản ánh tỷ trọng của các khối ngành phi nông nghiệp trong GRDP (94% trong năm 2008 và 96% trong năm 2017) của vùng ĐNB vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo so với các ngành nông nghiệp. Ngoài ra, trong suốt 10 năm từ năm 2008 đến năm 2017, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của vùng ĐNB cho thấy xu hướng chuyển dần từ các nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng sang các nhóm ngành dịch vụ. Cụ thể hơn, tỷ trọng của ngành dịch vụ đã tăng từ 33% trong năm 2005 lên mức 46% trong năm 2015; ngành nông nghiệp giảm từ 6% trong năm 2008 xuống còn 4% trong năm 2017; ngành công nghiệp cũng từ 58% trong năm 2008 giảm xuống còn 46% trong năm 2017. Sự thay đổi này cũng phần nào cho thấy các chương trình hỗ trợ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương trong vùng ĐNB nói riêng và của vùng nói chung đã đạt được những thành tựu tích cực nhất định, cơ cấu ngành của toàn vùng đang có xu hướng chuyển biến theo hướng tăng dần các khối ngành có giá trị gia tăng và khoa học kỹ thuật cao, trong đó tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ trong suốt giai đoạn này đạt mức tăng bình quân từ 12%/năm trở lên. Bảng 3.9: Cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐNB giai đoạn 2005-2017 Đơn vị tính: % Năm Cơ cấu GRDP theo ngành Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 2008 6 58 36 2009 6 55 39 2010 5 56 39 2011 5 57 38 2012 5 57 39 2013 4 56 40 2014 4 54 42 2015 4 50 46 2016 4 49 45 2017 4 46 49 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB. 84 3.2.2. Nhóm hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế vùng Quy mô vốn đầu tư của toàn vùng ĐNB trong suốt giai đoạn 2008-2017 đã tăng mạnh mẽ, từ mức 201.294,9 tỷ đồng năm 2007 lên mức 596.852,3 tỷ đồng năm 2017, trong đó giai đoạn 2010-2013 chứng kiến sự tăng trưởng rất nhanh của quy mô vốn đầu tư trên địa bàn vùng khi tăng từ 294.611,7 tỷ đồng lên 400.012,3 tỷ đồng, lần đầu tiên vượt mức vốn đầu tư trên 400.000 tỷ đồng/năm. Có thể thấy rằng vùng ĐNB đang phát huy rất tốt các lợi thế so sánh của mình để tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư tập trung vốn vào địa bàn để kinh doanh và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu của vốn đầu tư của vùng ĐNB so với vốn đầu tư cả nước cũng tăng liên tục trong suốt thời gian qua. Biểu đồ 3.1 cho thấy cơ cấu vốn đầu tư của vùng ĐNB đã tăng từ mức 28,92% lên mức 46,97% chỉ trong vòng 10 năm, từ 2008 đến 2017. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của vốn đầu tư trên địa bàn vùng trong suốt giai đoạn sau năm 2010 đã tạo điều kiện cho quy mô vốn đầu tư cả nước vượt ngưỡng 1.000.000 tỷ đồng/năm (1.044.420 tỷ đồng năm 2015) và vẫn tiếp tục tăng khá mạnh trong những năm vừa qua. Bảng 3.10: Quy mô vốn đầu tư của vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: tỷ đồng 2008 2010 2013 2015 2017 ĐNB 201294,9 294611,7 400012,3 476969,1 596852,3 Cả nước 696173 830278 872124 1044420 1270594 Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB và cả nước. Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP của vùng ĐNB so với cả nước trong giai đoạn 2008-2017 28.92 35.48 45.87 45.67 46.97 0 10 20 30 40 50 60 2008 2010 2013 2015 2017 85 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB và cả nước. Vốn đầu tư vào địa bàn tăng nhanh dẫn đến sự ra đời của nhiều dự án mới được thực hiện và triển khai trong vùng ĐNB, nhu cầu lao động mới cho các dự án này vì thế cũng xuất hiện và khiến cho tổng số lao động trên địa bàn vùng cũng tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, tổng số lao động của vùng ĐNB đã tăng liên tục từ 7,68 triệu lao động trong năm 2008 lên 9,23 triệu lao động trong năm 2017 (Bảng 3.6). Như vậy, tổng số lao động của vùng ĐNB đã tăng 20,18% và cao hơn khoảng 2 lần so với mức tăng của cả nước (13,72%) trong suốt giai đoạn này. Kết quả này cũng phần nào phản ánh xu hướng di cư lao động từ các vùng khác nhau đến vùng ĐNB để tìm kiếm cơ hội việc làm đang diễn ra khá mạnh mẽ trong suốt thời gian qua. Bảng 3.11: Tổng số lao động của vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: ngàn người 2008 2010 2013 2015 2017 ĐNB 7680,3 8053,6 8687,7 8822,9 9228,5 Cả nước 48209,6 50392,9 53245,6 53748 54823,8 Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB và cả nước. Tương tự, bảng 3.12 cũng cho thấy năng suất lao động xã hội của vùng ĐNB trong suốt giai đoạn 2008-2017 đã tăng khá mạnh mẽ, từ mức 74,36 triệu đồng trong năm 2008 lên mức 211,47 triệu đồng trong năm 2017. Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy năng suất lao động xã hội của vùng duy trì ở mức cao hơn 2 lần so với cả nước trong suốt giai đoạn này. Có thể thấy sự tăng lên nhanh chóng của năng suất lao động xã hội của vùng cũng phần nào phản ánh sự phát triển vượt trội trong trình độ lao động, khả năng áp dụng KHCN, máy móc hiện đại hơn so với cả nước nói chung và các vùng khác nói riêng. Tuy nhiên, tương tự như tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những diễn biến phức tạp trong tình hình kinh tế trong và ngoài nước cũng như của giá dầu thế giới nên tốc độ tăng trưởng trong năng suất lao động không thật sự ổn định trong suốt giai đoạn này. Điều này cho thấy điểm 86 nghẽn trong quá trình sản xuất hiện nay của vùng và đòi hỏi một giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này. Bảng 3.12: Năng suất lao động xã hội bình quân của vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: triệu đồng 2008 2010 2013 2015 2017 ĐNB 74,36 121,47 180,48 199,19 211,47 Cả nước 32 44 68,7 79,4 93,2 Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB và cả nước. 3.2.3. Nhóm bền vững môi trường Diện tích đất rừng của vùng ĐNB không lớn, chỉ khoảng 502.300 ha, tập trung chủ yếu ở BD, BP và BR-VT, chiếm 21,32% tổng diện tích đất toàn vùng và 3.37% diện tích rừng cả nước năm 2017. Diện tích rừng của vùng nhìn chung vẫn được giữ ở mức ổn định, chỉ thay đổi khoảng từ 0.1 đến 1.4% hằng năm, cho thấy kết quả của việc bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái rừng bền vững. Bảng 3.13: Tỷ lệ che phủ rừng và chỉ số biến động diện tích rừng so với năm trước của vùng ĐNB và cả nước trong giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: ngàn ha và % Năm Tỷ lệ che phù rừng toàn vùng Chỉ số biến động diện tích rừng so với năm trước ĐNB Cả nước ĐNB Cả nước 2008 502,3 14579,1 100,1 101,2 2010 504,7 14879,7 100 102,1 2013 511,8 15405,8 100,1 100,2 2015 511,2 15845,2 99,9 102,9 2017 502,3 14908,4 98,6 96,8 Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB và cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ khu công nghiệp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn tại vùng ĐNB chỉ ở mức trung bình khá và đạt 81,1% trong năm 2017. Dù tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với cả nước (chỉ đạt 63,8% trong năm 2017) nhưng đã giảm khá nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước là 2015 (82,2%) và 2016 (85,1%) (Bảng 3.14). Hơn thế nữa, lượng nước thải từ các khu công nghiệp của vùng ĐNB chiếm đến 49% lượng nước 87 thải của các khu công nghiệp toàn quốc15. Mặc dù có tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở khu vực khá cao nhưng tình trạng vi phạm các quy định về môi trường tại nhiều khu công nghiệp và dự án FDI trên địa bàn vùng vẫn diễn ra thường xuyên. Điều này khiến cho nhiều kênh rạch ở TPHCM như Ba Bò, Thầy Caitrở thành những dòng kênh chết với mùi hôi nồng nặc bởi dòng nước thải và chất thải khổng lồ từ hoạt động sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Bảng 3.14: Tỷ lệ khu công nghiệp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn toàn vùng ĐNB và cả nước trong giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: % 2015 2016 2017 ĐNB 82,2 85,1 81,1 Cả nước 63,3 64,2 63,8 Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB và cả nước. 3.2.4. Nhóm sáng tạo Như đã đề cập ở trên, nhân tố tổng hợp (TFP) là một trong ba yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế (bên cạnh vốn và lao động). Ở phạm vi cả nước, tăng trưởng TFP Việt Nam có xu hướng biến động mạnh trong suốt giai đoạn 2008-2014. Trong giai đoạn này, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến cho tăng trưởng TFP trong năm 2008 giảm so với cùng kỳ năm trước (giảm 1,5%) trước khi phục hồi trở lại trong các năm tiếp theo (Biểu đồ 3.2). Trong khi đó, vùng ĐNB là vùng có tốc độ tăng trưởng TFP tốt nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng TFP cả vùng trong giai đoạn 2008-2014 đạt mức gần 6% mỗi năm. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng ít từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi chỉ giảm khoảng 2% và đang tiếp tục đà phục hồi rất mạnh mẽ trong suốt thời gian qua. Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng TFP của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014 15 Văn Diệu (2018). Tăng cường kiểm soát ô nhiễm trong khu công nghiệp. Truy cập ngày 20/11/2018 tại: https://www.sggp.org.vn/tang-cuong-kiem-soat-o-nhiem-trong-khu-cong-nghiep-559928.html 88 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê cả nước Bảng 3.15: Tốc độ tăng trưởng TFP của các tỉnh thành vùng ĐNB giai đoạn 2008-2014 Đơn vị tính: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TPHCM 0,3 1,2 1,6 3,2 3,2 3,8 3,1 BR-VT -0,9 0,1 1,8 8,3 8,3 10,5 11 BD 0,5 1 1,4 6,7 6,7 9 11 ĐN 0,8 1,1 1,2 7,1 7,1 9,1 11,3 TN -4,3 -3,8 -3,6 -2,2 -2,2 2 4,6 BP -8,9 -7,6 -4 -4,5 -4,5 -0,4 -0,7 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB. Mặc dù vậy, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng vẫn còn thấp, chỉ đạt bình quân 20,03% trong giai đoạn 2008-2017 (Bảng 3.15). Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của vùng ĐNB trong giai đoạn này hầu hết đều do đóng góp của vốn, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và lao động. Đây là dạng tăng trưởng kém bền vững và ngắn hạn. Bảng 3.16: Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng GRDP vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: % 2008 2010 2013 2015 2017 ĐNB 21,1 18,7 19,1 20,2 21,2 Cả nước 6,9 12,1 32,2 47,3 39,5 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê vùng ĐNB và cả nước -2 -1 0 1 2 3 4 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 89 Tỷ lệ đóng góp thấp của TFP trong tăng trưởng GRDP phản ánh trình độ, ý thức tổ chức và quản lý trong sản xuất kinh doanh của lao động ở vùng ĐNB còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Không thể phủ nhận rằng việc giáo dục đào tạo được đầu tư phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ lao động có trình độ học vấn, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho toàn vùng. Nhìn chung, công tác giáo dục – đào tạo tại vùng ĐNB đã đạt được một số thành quả nhất định khi trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (chiếm khoảng 54% tổng dân số toàn vùng) hiện nay của vùng thì tỷ lệ đã được đào tạo chiếm khoảng 22,29% trong giai đoạn 2008-2017. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trên địa bàn cũng đang có xu hướng tăng dần đều theo thời gian và đã đạt được mức 11% trong giai đoạn 2008-2017 (Bảng 3.17). Mặc dù vậy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và đạt mức đại học trên địa bàn hiện nay vẫn còn rất thấp, không thật sự tương xứng với vai trò đầu tàu của vùng ĐNB trong nền kinh tế toàn quốc. Điều này phần nào phản ánh tình trạng thiếu hụt lao động có chuyên môn, tay nghề cao ở vùng ĐNB. Bảng 3.17: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có trình độ đại học trở lên trong nền kinh tế ở vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2018-2017 Đơn vị tính: % Năm Tỷ lệ lao động qua đào tạo Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên ĐNB Cả nước ĐNB Cả nước 2008 22,5 14,3 7.5 5.6 2010 19,5 14,6 10.3 5.7 2013 23,5 17,9 11.9 6.9 2015 25,3 19,9 12.9 8.5 2017 21,1 21,4 13.6 9.3 Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐNB và cả nước Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo của TPHCM trong tổng số lao động của vùng là cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác. Trong đó, BP và TN là 2 tỉnh có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, lần lượt chỉ đạt 13,9% và 12,3% trong năm 2017. BD mặc dù đang có sự chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành sang công nghiệp với nhiều KCN nhưng có tỷ lệ lao động đã qua đào 90 tạo chỉ chiếm 16,3%. Điều này cho thấy vẫn còn tồn tại sự phân hóa về trình độ lao động giữa các địa phương trong vùng và nguồn nhân lực có trình độ có xu hướng tập trung chủ yếu ở một số địa bàn có sự phát triển cao hơn như TPHCM, BR-VT. Điều này đòi hỏi một hướng giải quyết phù hợp để làm sao đảm bảo được sự phát triển đồng đều giữa các địa phương trong vùng. Bảng 3.18: Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo các tỉnh th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_day_tang_truong_ben_vung_ve_kinh_te_tai_vung_do.pdf
Tài liệu liên quan