MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN
CỨU. 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 30
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học. 34
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP. 38
2.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các
khu công nghiệp . 38
2.2.Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công
nghiệp. 57
2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu
công nghiệp . 71
Chương 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA . 79
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và các khu công nghiệp ở tỉnh
Thanh Hóa. 79
3.2. Kết quả, ưu điểm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công
nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa và nguyên nhân . 83
3.3. Những hạn chế của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu
công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa và nguyên nhân . 109
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỪ
THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA . 117
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công
nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa . 117
4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu
công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. 119
KẾT LUẬN . 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 152
169 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN chuyển giao cho đơn vị
có thẩm quyền xử lý phải có hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị có chức
năng phù hợp theo quy định hiện hành. Các chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trong các KCN thống nhất và ký văn bản thỏa thuận điều
kiện đấu nối nước thải với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong
KCN; đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải của nhà
máy XLNTTT dưới sự giám sát của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng trong các KCN[41].
Áp dụng pháp luật trong thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN là
việc Nhà nước thông qua hoặc chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể
pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật BVMT, hoặc tự mình căn cứ vào
các quy định của pháp luật ra quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
những quan hệ pháp luật, thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của
Nhà nước. Hình thức này ít được sử dụng so với hình thức tuân thủ pháp luật và
chấp hành pháp luật.
Các chủ thể ngoài KCN: bao gồm các tổ chức xã hội, nhân dân, các
phương tiện thông tin đại chúng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật về BVMT, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp BVMT trong các
KCN chủ yếu sử dụng hình thức sử dụng pháp luật. Những hoạt động này so
với tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật cũng ít hơn nhiều.
Như vậy, thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN được thực hiện
thông qua hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp
luật và áp dụng pháp luật. Thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN, hình
thức áp dụng pháp luật có sự khác biệt với các hình thức tuân thủ pháp luật,
chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ,
nếu như tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật là những hình thức mà mọi
chủ thể thực hiện pháp luật đều thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức
71
chỉ thuộc về thẩm quyền của Nhà nước, thông qua các cơ quan Nhà nước
hoặc các cán bộ, công chức được Nhà nước trao quyền.
2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
trong các khu công nghiệp
2.3.1.Mức độ hoàn thiện của pháp luật bảo vệ môi trường
Việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN khó có thể đạt như kết
quả mong muốn, nếu như không có một cơ sở pháp lý vững chắc. Nếu các
quy định pháp luật BVMT nói chung và BVMT trong các KCN nói riêng
không điều chỉnh đầy đủ về nội dung sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả
quản lý, sẽ không điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh lĩnh vực
này. Do đó, căn cứ pháp lý cho việc thực hiện pháp luật BVMT trong KCN là
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật BVMT được ban hành thống nhất
từ trên xuống dưới, từ Hiến pháp đến Luật, đặc biệt là Luật BVMT năm 2014
và những văn bản có liên quan đến hoạt động của các chủ đầu tư cơ sở hạ
tầng, các doanh nghiệp trong các KCN, kể cả văn bản của UBND các cấp về
BVMT trong các KCN. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và phù hợp là
những bảo đảm về mặt pháp lý cho việc thực hiện pháp luật BVMT trong các
KCN. Để đáp ứng được yêu cầu đó cần phải tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp
xúc với các dự thảo pháp luật môi trường, tham gia thảo luận đóng góp ý kiến.
góp phần nâng cao ý thức tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước cũng như
thực hiện pháp luật về môi trường. Sau khi ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật BVMT phải thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau để nội dung của các quy phạm
đó đến được với tất cả các doanh nghiệp, các chủ thể thực hiện pháp luật này.
Hiện nay chúng ta đã có được khung, hệ thống pháp luật BVMT khá
hoàn chỉnh. Nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về việc
BVMT trong sạch, bền vững. Hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
không chỉ cần có hệ thống pháp luật mà vấn đề khó khăn hơn nhiều là việc
thực hiện pháp luật đó. Hệ thống pháp luật BVMT trong các KCN ở Việt Nam
hiện nay còn có những bất cập. Nhiều quy định còn thiếu hoặc một số vấn đề
chưa được quy định cụ thể như hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia chưa
đầy đủ, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép về ô nhiễm mùi,
72
các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí còn chưa tập trung và hiệu quả
điều chỉnh chưa cao. Đương nhiện, hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
không chỉ cần có hệ thống pháp luật mà vấn đề khó khăn hơn nhiều là việc
thực hiện pháp luật đó, nên song hành với việc pháp luật phải hoàn thiện thì
việc thực hiện pháp luật đúng và đầy đủ là vấn đề luôn đặt ra.
Bên cạnh đó, cần đề cập đến nữa là pháp luật BVMT trong các KCN ở
Việt Nam hiện nay không có quy định về việc áp dụng hồi tố. Thực tế này
làm cho việc gây ô nhiễm môi trường trở nên phổ biến hơn. Không ít khu vực
biển, sông, hồ bị ô nhiễm nặng trở thành các khu vực "chết" nhưng không xác
định được cá nhân, doanh nghiệp hay chủ thể nào phải chịu trách nhiệm pháp
lý, dẫn đến việc truy cứu rất khó. Vì vậy, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh. Hệ thống này bao gồm các quy định pháp luật ở các cấp độ khác nhau,
đa dạng về nội dung điều chỉnh như: các quy định về tổ chức bộ máy quản lý,
nội dung quản lý các đối tượng trong hoạt động liên quan đến môi trường.
Các quy định của pháp luật cần phải đồng bộ, không mâu thuẫn, chồng chéo,
bảo đảm tính thứ bậc của hiệu lực văn bản; quy định pháp luật phải đơn giản,
dễ hiểu, công khai, minh bạch; các nội dung pháp luật BVMT trong các KCN
phải thể hiện rõ rệt tính đổi mới, hội nhập, phản ánh các tiến bộ khoa học và
công nghệ; các văn bản pháp luật BVMT phải được phân cấp hợp lý
2.3.2. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong các khu công nghiệp
Để tiến hành quản lý nhà nước về BVMT nói chung, cũng như BVMT
trong các KCN nói riêng phải có hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước để tiến
hành các hoạt động quản lý theo thẩm quyền. Ở nước ta, cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương là Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; ở địa phương là
Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên và Môi
trường, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN. Đây là những
cơ quan trực tiếp có nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT nói chung cũng như
BVMT trong các KCN nói riêng. Ngoài các cơ quan nhà nước nói trên còn có các
cơ quan khác ở trung ương và địa phương cũng có nhiệm vụ BVMT theo quy
định của pháp luật.
73
Để quản lý nhà nước về BVMT nói chung cũng như BVMT trong các
KCN nói riêng có hiệu quả đòi hỏi phải xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu, tổ chức, sự phân cấp quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường; đảm bảo gọn nhẹ, thăm quyền phân định cho mỗi cấp hợp lý; mối quan hệ
trên dưới thực hiện theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm rõ ràng,
hoạt động minh bạch và thực hiện nhiệm vụ giải trình; có sự phối hợp hài hòa với
các cơ quan, tổ chức khác. Chính vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN đó là trình độ, năng
lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường, vì họ là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động
quản lý, kiểm tra, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT. Do
đó trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức tác động tới
hoạt động quản lý nhà nước. Bởi lẽ, công việc thành công hay thất bại đều từ
đội ngũ này mà ra.
Quản lý nhà nước về việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN là
hoạt động đòi hỏi không chỉ có cái tâm, nhiệt tình nói chung là phẩm chất đạo
đức của người cán bộ, công chức mà còn đòi hỏi ở họ những yếu tố khác như
sự hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên, nắm vững tri thức khoa học và công
nghệ, đồng thời phải có tri thức về pháp luật về quản lý nhà nước về BVMT.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công chức làm công việc quản lý nhà nước về
BVMT còn tùy vào vị trí công tác của mình cũng phải là người có năng lực
phân tích tình hình và ra quyết định, chỉ đạo, tổ chức, phân công, phối hợp
trong các hoạt động. Bởi lẽ, các hoạt động liên quan đến BVMT trong các
KCN là rất rộng lớn nên luôn đặt ra vấn đề cần phải có đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này với số lượng hợp lý.
Đây cũng là một mặt rất quan trọng của vấn đề nhân sự trong quản lý nhà
nước đối với thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN.
Mặc dù trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh
vực BVMT trong các KCN cũng được quan tâm và trình độ ngày càng cao,
song chưa đáp ứng được nhu cầu về BVMT cũng như đáp ứng nhu cầu hội
nhập quốc tế. Trên thực tế có không ít cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh
vực BVMT nhưng trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được các đòi hỏi của
74
công việc. Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 66 Luật BVMT năm 2014
thì Ban Quản lý các KCN, khu chế xuất, KKT phải có bộ phận chuyên trách
riêng để BVMT. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong các KCN,
khu chế xuất, KKT phải bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện
nhiệm vụ BVMT.
Tóm lại, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trong
bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước là nhân tố quyết định
tới các hoạt động BVMT đối với việc thực hiện pháp luật BVMT trong các
KCN từ các chủ thể phải thực hiện. Đây là đội ngũ có liên quan trực tiếp đến
toàn bộ các công tác quan lý nhà nước về BVMT cả về tổ chức và hoạt động
của toàn bộ cơ quan quản lý, từ những hoạt động có tính chất tác nghiệp cụ
thể như cấp giấy phép, thẩm tra dự án, thanh tra, kiểm tra đến các vấn đề
phức tạp hơn là hoạch định chính sách, quyết định các vấn đề chiến lược v.v.
2.3.3.Ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật bảo vệ
môi trường trong các khu công nghiệp
Ý thức pháp luật cũng là một trong các điều kiện bảo đảm hiệu quả
thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Bởi lẽ, ý thức pháp luật là sự phản
ánh một cách tích cực và sáng tạo đời sống xã hội mà trực tiếp là đời sống
pháp luật không đồng nhất với pháp luật, đời sống pháp luật là tổng thể các
hiện tượng pháp luật bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tình
trạng pháp chế, văn hoá pháp lý, việc tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật,
thái độ của người dân, của các chủ thể thực hiện pháp luật đối với pháp luật,
các tài liệu, sách báo về pháp luật v.v.
Thực tế đã chứng minh ở nơi nào ý thức pháp luật của các chủ thể pháp
luật cao thì hiệu quả thực hiện pháp luật rất tốt, ngược lại ở những nơi nào
trong những thời kỳ mà ý thức pháp luật của những các chủ thể pháp luật
chưa được tốt thì hiệu quả thực hiện pháp luật rất thấp. Việc thực hiện pháp
luật BVMT trong các KCN cũng như vậy, khi ý thức pháp luật của các doanh
nghiệp, của các chủ thể thực hiện pháp luật BVMT chưa đầy đủ thì hành vi vi
phạm pháp luật về BVMT xảy ra nhiều hơn và với mức độ nghiêm trọng hơn.
Do đó, dù pháp luật BVMT được xây dựng hoàn thiện và đầy đủ đến đâu đi
chăng nữa cũng sẽ không được thực hiện nghiêm chỉnh nếu ý thức của các
75
doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, của các chủ thể pháp luật không đầy đủ. Đối
với các doanh nghiệp, ý thức pháp luật của họ được thể hiện ở chỗ nhận thức
được đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Họ có quyền tác động, được
sử dụng một hoặc nhiều thành phần môi trường như sử dụng nước để xây
dựng nhà xưởng, nước để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất đồng thời phải
thực hiện nghĩa vụ BVMT, không được thực hiện những hành vi bị pháp luật
cấm như thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn ra môi trường, các chất
độc, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước, thải khói, bụi khí
có chất hoặc mùi độc hại vào không khí, làm phán tán bức xạ, phóng xạ, các
chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép
Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý,
thanh tra, kiểm tra, điều tra và xử lý các vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực môi
trường trong các KCN cũng được pháp luật quy định những quyền và nghĩa
vụ cụ thể.
Đối với việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN thì doanh
nghiệp nắm được các thông tin, hiểu biết về quy định pháp luật BVMT để
có được thái độ đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng các thành phần môi
trường. Đây là yếu tố đảm bảo quan trọng cho việc thực hiện pháp luật
BVMT trong các KCN có hiệu quả.
2.3.4.Cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động
quản lý môi trường trong các khu công nghiệp
Hoạt động quản lý nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật BVMT
trong các KCN của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền luôn đặt ra vấn đề
về kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết cho việc xây dựng công sở làm việc như
đất đai, nhà cửa, các trang thiết bị khác, cho việc trả lương và tiến hành các
hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Trên thực tế, các quy định pháp luật BVMT muốn được thực hiện
nghiêm túc, đúng và đầy đủ trong các KCN đòi hỏi phải có chi phí rất lớn về
sức người và các trang bị vật chất, kỹ thuật cũng như các nguồn lực về tài
chính khác. Ví như trong trường hợp muốn đánh giá thực trạng môi trường
được chính xác, hay việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện pháp
luật BVMT trong các KCN có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về
76
kinh phí. Đối với các KCN phải có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập
trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải khác.
Ngoài ra, cần phải có hệ thống quan trắc môi trường, đánh giá hiện trạng môi
trường đất, nước, không khí và các tác động xấu đến môi trường. Việc đầu tư
hệ thống quan trắc này đòi hỏi kinh phí rất lớn mà không phải KCN nào cũng
có đủ khả năng trang bị đầy đủ các hệ thống này.
Như vậy việc đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như các
nguồn lực tài chính khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp
luật BVMT trong các KCN có hiệu quả.
2.3.5.Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động
bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp
Để bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN có hiệu quả thì việc
kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng, có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật môi trường của các chủ thể pháp luật,
là biện pháp phòng ngừa và răn đe làm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật nơi
đây. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thực hiện nghiêm túc
điều này thì các chủ thể thực hiện pháp luật BVMT sẽ thực hiện đúng và đầy
đủ các quy định của pháp luật. Hoạt động này phải được thực hiện một cách
thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý những vi
phạm pháp luật BVMT xảy ra trong các KCN.
2.3.6.Hội nhập quốc tế trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa
Hiện nay trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa, hội nhập hợp tác
quốc tế là một nhu cầu cần thiết của mỗi quốc gia để phát triển mọi mặt của
đất nước. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới thực hiện pháp luật BVMT nói
chung và BVMT trong các KCN nói riêng.
Khi tham gia các điều ước quốc tế, công ước quốc tế mỗi Nhà nước phải
tuân thủ các cam kết quốc tế và các tập quán quốc tế trong vấn đề BVMT.
Các điều ước, công ước, tập quán quốc tế là những chuẩn mực, đòi hỏi tiến bộ
nếu được thực hiện sẽ là các điều kiện để tạo ra môi trường trong lành cho
người dân. Nhà nước cần nắm vững các quy định và cam kết quốc tế, vận
dụng sáng tạo trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật để bảo đảm lợi
77
ích quốc gia và tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định trong điều ước, công ước
cũng như các cam kết quốc tế.
Trong quá trình hội nhập quốc tế có rất nhiều quốc gia ban hành các quy
định pháp luật BVMT rất hiệu quả. Nhà nước có thể vận dụng những kết quả
đó để áp dụng phù hợp với các điều kiện ở nước ta trong việc xây dựng, ban
hành hành pháp luật cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định
pháp luật trong lĩnh vực BVMT nói chung, BVMT trong các KCN nói riêng,
khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong công tác BVMT ở nước ta hiện
nay. Bên cạnh đó, thông qua các chuyên gia quốc tế về các buổi trao đổi, tư
vấn, các thuyết trình, bài giảng cán bộ, công chức làm nhiệm vụ thực hiện
pháp luật BVMT sẽ có điều kiện biết được những tri thức, kỹ năng để bảo vệ,
cải thiện môi trườngĐồng thời, thông qua hội nhập, hợp tác quốc tế, các cơ
quan Nhà nước có thể tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật và công nghệ
phát triển, đánh giá và khắc phục các hậu quả để BVMT.
Với những ảnh hưởng tích cực nêu trên, có thể nói hội nhập, hợp tác
quốc tế là điều kiện bảo đảm rất lớn đến quản lý nhà nước về BVMT trong
các KCN ở nước ta.
Kết luận Chương 2
Pháp luật BVMT trong các KCN là công cụ quan trọng để điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong hoạt động BVMT. Thực hiện pháp luật BVMT trong các
KCN là toàn bộ những hành vi, những phương thức xử sự của các chủ thể thực hiện
pháp luật nhằm thực hiện pháp luật BVMT. Thực hiện pháp luật BVMT trong các
KCN là các hoạt động quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ quyền con người được sống trong môi
trường trong lành gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm sự tiến bộ xã
hội, phát triển bền vững đất nước, góp phần BVMT trong khu vực và thế giới.
Vấn đề BVMT nói chung và BVMT trong các KCN nói riêng chỉ được
đặt ra thực sự kể từ khi nước ta đổi mới với việc xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN gắn liền công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Chính vì vậy, những vấn đề lý luận về BVMT trong các KCN mới
phát triển mạnh từ thời điểm đó. Tại chương 2, luận án đã trình bày những
78
vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Đó là các
nhận thức về khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật BVMT trong các
KCN. Trong lý luận thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN, câu hỏi đặt ra là
thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN là thực hiện những quy định gì. Từ đó,
luận án đã trình bày nhận thức về các vấn đề cơ bản về nội dung thực hiện pháp luật
BVMT trong các KCN. Luận án đã xác định và phân tích về phương diện lý luận là
các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Đây là các yếu
tố cơ bản tác động đến việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN, đồng thời
đó cũng là các điều kiện trong thực tiễn các chủ thể thực hiện pháp luật BVMT
trong các KCN phải tính đến để đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện.
Như vậy, thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN đòi hỏi phải thực
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để hạn chế những tiêu cực, phát huy yếu
tố tích cực để việc thực hiện pháp luật môi trường đạt hiệu quả trong đời sống
thực tiễn. Do đó, việc nắm vững được vai trò, đặc trưng cũng như yếu tố tác
động đến việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN là cơ sở lý luận để
nghiên cứu và đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật BVMT trong các
KCN, từ đó nêu lên các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT
trong các KCN.
79
Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và các khu công
nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ, nằm ở vị trí trung
chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam, có diện tích 11.116 km2
với 102 km đường bờ biển, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Bình; phía Tây Bắc
giáp tỉnh Hòa Bình, Sơn La; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp
Biển Đông; phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có đường
biên giới dài 192km với cửa khẩu Na Mèo là nơi lưu thông qua lại, trao đổi
giữa Thanh Hóa với nước bạn Lào. Thanh Hóa có đường quốc lộ 1A chạy qua
nối liền với các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Cùng với sự phát triển của cả
nước, những năm gần đây Thanh Hóa đã có bước phát triển nhanh, xuất hiện
nhiều KCN, điểm du lịch nổi tiếng như sân bay Sao Vàng; KCN Lam Sơn, nhà
máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, cảng biển Nghi Sơn, nhà máy lọc hóa dầu
Nghi Sơn; khu du lịch nghỉ mát Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa; khu du lịch suối
cá Cẩm Lương, di tích Thành nhà Hồ, di tích Am Tiên, Lam Kinh, khu sinh
thái Bến Enphát triển mạnh mẽ. Điểm nổi bật đầu tiên trong quá trình phát
triển của Thanh Hóa trong thời gian qua đó chính là sự khởi sắc về lĩnh vực
công nghiệp. Theo thống kê, năm 2019 đã đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng
của ngành công nghiệp, giá trị sản xuất ước đạt 95.065 tỷ đồng, tăng 34,2% so
với cùng kỳ, tăng cao nhất từ trước đến nay do có thêm các sản phẩm mới của
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy dầu ăn Nghi Sơn và một số sản
phẩm công nghiệp chủ yếu như: quần áo may sẵn, xi măng, điện sản xuất,
thủy sản đông lạnh chế biến, thuốc lá bao, giầy xuất khẩu... Năm 2019, GRDP
đạt 10,3%/năm đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ; thu ngân sách đạt 29 nghìn
tỷ đồng tăng 5,5 lần so với năm 2010; năm 2019 số doanh nghiệp FDI lên đến
132 dự án với vốn đầu tư 14,13 tỷ USD, vốn đầu tư trong nước là 10 tỷ USD
đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và thứ 8 của cả nước; nhà máy lọc hóa dầu
Nghi Sơn với sản lượng hàng năm lên đến 10 triệu tấn dầu thô, đóng góp 20
nghìn tỷ đồng cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa, xi măng là 21 triệu tấn/năm.
80
Năm 2019, Thanh Hóa đứng thứ 7 cả nước về việc thành lập mới các doanh
nghiệp; giáo dục, y tế ngày càng phát triển; du lịch đứng thứ cả nước; an ninh
trật tự, an toàn toàn xã hội được giữ vững. Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước về
việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở thôn; có số lượng xã, huyện đạt chuẩn nông
thôn mới nhiều nhất cả nước. Thanh Hóa xác định phát triển kinh tế công
nghiệp là nền tảng; nông nghiệp là điểm tựa vững chắc cho nền kinh tế; du
lịch là trọng yếu.
Về đặc điểm dân cư, toàn tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện, thị xã, thành phố
với khoảng 3,7 triệu nhân khẩu sinh sống ở 559 xã, phường, thị trấn; có 7 dân
tộc, dân cư phân bố theo một độ là 317 người/km2. Nhìn chung, Thanh Hóa là
một địa bàn có dân số tương đối đông so với các tỉnh khác; sống tập trung
nhiều ở thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn, Thị xã Sầm Sơn, Thị xã Nghi
Sơn và một số huyện như Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương Các huyện
thuộc miền núi dân số tập trung ít, mật độ dân số thưa với nhiều dân tộc anh
em khác nhau sinh sống. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng không
đồng đều, còn hạn chế trên nhiều lĩnh vực, trong đó việc nhận thức về các
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đang là vấn đề cần được quan tâm
và phổ biến rộng rãi cho quần chúng nhân dân đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,
trong đó có các khu vực giáp ranh với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh Thanh Hóa có KKT Nghi Sơn
và 8 KCN bao gồm KCN Lễ Môn, Đình Hương - Tây Bắc Ga, Hoàng Long,
Bỉm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bãi Trành, Ngọc Lạc, và KCN Thạch Quảng.
Trong đó, KKT Nghi Sơn và các KCN Lễ Môn, Đình Hương - Tây Bắc Ga,
Hoàng Long, Bỉm Sơn, và Lam Sơn - Sao Vàng đang hoạt động. Trong đó,
KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga; KCN Hoàng Long giai đoạn 1, KCN Lễ
Môn đã cơ bản hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2.
KCN Bỉm Sơn được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số
1471/QĐ-UBND ngày 02/6/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa thuộc phía Bắc
tỉnh Thanh Hóa, một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Thanh Hóa và
là địa phương tập trung nhiều ngành công nghiệp của cả tỉnh nằm trên tuyến
giao thông chính quốc lộ 1A thuộc thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tổng diện
tích quy hoạch là 566 ha và được chia làm hai khu. Năm 2017, KCN Bỉm Sơn
81
đã có 25 dự án, trong đó 22 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là
6.211,81 tỷ đồng và 03 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 15,3 triệu USD.[41]
KCN Lễ Môn được thành lập theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 25
tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Lễ Môn, tỉnh
Thanh Hóa. Dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN được UBND tỉnh Thanh
Hóa phê duyệt đề án BVMT chi tiết tại Quyết định số 3235/QĐ-UBND ngày
02/10/2012. Đối với các dự án đầu tư thứ cấp, có 07 dự án đã được xác nhận
kế hoạch BVMT hoặc tương đương; 14 dự án đã được phê duyệt Báo cáo
ĐTM; 04 dự án phê duyệt đề án BVMT chi tiết; 02 dự án thuộc đối tượng
không phải lập hồ sơ môi trường; có 05 dự án đã được cấp giấy xác nhận
hoàn thành công trình BVMT. Trạm XLNTTT của KCN Lễ Môn do Công ty
tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam thiết kế, được xây dựng và
lắp đặt hoàn thành vào tháng 9/2010. Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng KCN
Thanh Hóa đã tiến hành đầu tư cải tạo, sửa chữa trạm XLNTTT của KCN Lễ
Môn và lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục. Trạm được thiết kế
với công suất 1.300 m3/ng.đêm bằng công nghệ xử lý sinh học kết hợp biện
pháp hóa lý, với công suất vượt tải k=1,1 lần. Đến nay, trạm XLNTTT hoạt
động ổn định và đảm bảo nước thải sa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thuc_hien_phap_luat_bao_ve_moi_truong_trong_cac_khu.pdf