MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 22
1.3. Một số nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 35
2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại hành chính
trong lĩnh vực đất đai 35
2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai 46
2.3. Hình thức và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai 56
2.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các
tỉnh Tây Bắc và giá trị tham khảo cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 68
Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 75
3.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 75
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam (từ năm 2011 đến năm 2016) 82
3.3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 106
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM HIỆN NAY 122
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 122
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh
vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay 129
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 169
206 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam - Lê Duyên Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định của pháp
luật. Riêng tỉnh Đắk Nông qua 2 năm (2011 - 2012) rà soát đã xây dựng được
90
phương án đền bù, hỗ trợ cho hơn 473 hộ dân được hưởng chính sách hỗ trợ về
tiền là 24,6 tỷ, 50 lô đất tái định cư và 300 ha đất sản xuất [112, tr.7].
Khi xác định đúng quyền lợi, lợi ích của người dân thì tình hình KNHC về
đất đai có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là người dân chấp hành không tụ tập
đông người gửi đơn vượt cấp; các cơ quan cũng thấy được những tồn tại, hạn chế
và sai sót của chính mình trong công tác thẩm tra, thẩm định lập phương án đền bù
còn nhiều bất cập cần được rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác đền bù. Qua
khảo sát có 87% CB,CC có thẩm quyền giải quyết KNHC về đất đai cho rằng đã
chấp hành và giải quyết KNHC đúng theo pháp luật. Tuy nhiên, khi được hỏi đối
tượng là người KNHC về đất đai lại cho rằng vẫn còn 36% người giải quyết
KNHC chưa chấp hành và giải quyết đúng theo pháp luật. Tác giả đã phỏng vấn
nhanh ý kiến của 100 trường hợp có đơn KNHC về đất đai tại một số địa phương
các tỉnh Tây Nguyên, trong đó chỉ có 5 trường hợp có ý kiến là được giải quyết
thỏa đáng, 102 trường hợp nói là không thỏa đáng và 79 trường hợp vẫn đang chờ
đợi kết quả. Điều này cho thấy, việc chấp hành các quy định của pháp luật về
KNHC trong lĩnh vực đất đai của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vẫn
chưa cao.
- Chấp hành các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải
quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai
+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC về đất đai thực hiện
theo quy định của pháp luật về khiếu nại và theo TTHC. Thủ tục khiếu nại và giải
quyết KNHC cần được rà soát để tiếp tục đổi mới theo xu hướng đơn giản, hiệu
quả và thuận tiện. Trình tự và thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN
phải công khai, minh bạch, bảo đảm cho công dân dễ tiếp cận, dễ thực hiện khi
tham gia vào quan hệ pháp luật khiếu nại, đồng thời cũng bảo đảm cho công dân
dễ dàng giám sát, phản ánh việc thực hiện trình tự, thủ tục này của cơ quan
HCNN. Nếu các quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết KNHC phức
tạp, khó thực hiện và khó tiếp cận, thiếu minh bạch, công khai thì rất dễ dẫn đến
những vi phạm của công dân trong việc thực hiện trình tự thủ tục như: khiếu nại
91
vượt cấp, đông người, khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền, khiếu nại
nhiều lần.
Có thể thấy, tiến độ giải quyết các KNHC về đất đai của cơ quan HCNN ở
một số địa phương các tỉnh Tây Nguyên chưa đúng thời gian, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền và không đúng theo pháp luật; các vụ việc thuộc thẩm quyền nhìn
chung còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nhiều vụ việc khiếu nại các QĐHC,
HVHC giải quyết còn chậm, để công dân khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, một số vụ
việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và phù hợp với thực tế nên
không dứt điểm. Nhiều địa phương ở các tỉnh Tây Nguyên chỉ chú trọng đến việc
giải quyết KNHC cho hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm
vụ việc. Riêng tỉnh Lâm Đồng, theo thống kê, khoảng 84% số quyết định giải
quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh bị khởi kiện được Tòa án nhân dân công
nhận là đúng, có 7% bị tuyên hủy và 9% bị tuyên hủy một phần do hồ sơ không
đầy đủ chứng cứ pháp lý hoặc áp dụng pháp luật chưa đúng [95].
+ Tổ chức công tác tiếp dân, đối thoại giải quyết KNHC trong lĩnh vực
đất đai. Công tác tiếp công dân, đối thoại giải quyết các KNHC trong lĩnh vực
đất đai cũng được các quan tâm. Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày
18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công
tác tiếp dân, giải quyết KNHC về đất đai. UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai các biện
pháp nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư của công dân góp phần đảm bảo an
ninh trật tự trên địa bàn. Trong thời gian qua, từ năm 2011 đến 2016, THPL về
giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, các
cấp ủy, chính quyền các địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên luôn quan tâm chỉ đạo
giải quyết đúng mức, kịp thời công tác tiếp dân. Đến nay, 100% chính quyền các
cấp, các cơ quan chức năng cấp tỉnh trên toàn vùng Tây Nguyên đều có phòng
tiếp dân, xây dựng được Quy chế tiếp dân, thông báo lịch tiếp dân hằng tuần,
phân công cán bộ tiếp dân, bố trí địa điểm tiếp dân thuận lợi, từng bước chấn
chỉnh và lập lại trật tự, kỷ cương ở nơi tiếp dân. Vì vậy, công tác tiếp công dân,
việc giải quyết đơn thư KNHC của công dân trong lĩnh vực đất đai đã được quan
92
tâm. Theo kết quả phỏng vấn nhanh của tác giả tìm hiểu đối tượng là CB,CC
đang theo học tại trường chính trị của 5 tỉnh Tây Nguyên, có trên 87% người
được hỏi cho rằng công tác tiếp công dân khi giải quyết các KNHC về đất đai đã
thực hiện tốt.
Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên đã xem trọng
công tác tiếp dân, đối thoại giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, coi đó là
trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và
các Ủy viên UBND cấp tỉnh và cấp huyện trực tiếp tiếp công dân theo lịch phân
công, lãnh đạo các sở, ngành cùng tham gia tiếp công dân gồm: Thanh tra, Tài
nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tiếp
dân, Trung tâm Phát triển Quỹ đất; HĐND và Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh
Tây Nguyên đều tổ chức tiếp công dân 2 ngày/tháng, có mời các sở, ngành thuộc
lĩnh vực tư pháp và hành pháp cùng tham gia tiếp công dân. Chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn công
tác để tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc KNHC về đất đai kéo dài, có tính
chất gay gắt, phức tạp. Đôn đốc các cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc đôn đốc
giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới có phần sâu sát hơn, góp
phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết, giải quyết đạt tỷ lệ cao, những khiếu nại mới
phát sinh được chỉ đạo giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở tránh để trở thành “điểm
nóng”, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Tại tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2011 đến năm 2015, các cấp các ngành trong toàn
tỉnh đã tiếp nhận 3.221 vụ về KNHC đất đai; kiến nghị, phản ánh là: 7.893 vụ, chủ
yếu là kiến nghị, phản ánh về quản lý đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt
bằng Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã
nhận được 100 đơn thư, tiếp 65 lượt/65 công dân đến KNHC [103]; Tỉnh Kon
Tum trong năm 2015, toàn tỉnh đã tiếp 697 lượt/791 người đến KNHC về đất đai.
Trong đó: Trụ sở tiếp công dân của tỉnh và Thanh tra tỉnh tiếp 180 lượt; các sở,
ngành, huyện, thành phố tiếp 389 lượt; các xã, phường, thị trấn tiếp 222 lượt [109,
tr.12]; Trong 6 tháng đầu năm 2016, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk
Nông đã tiếp 48 lượt công dân đến KNHC. Trong đó có 35/39 đơn KNHC đủ
93
thẩm quyền giải quyết liên quan đến lĩnh vực đất đai. Nội dung công dân đến
khiếu nại, kiến nghị phản ánh tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đất đai như: cấp
đất, giao đất, thu hồi, chế độ chính sách đền bù; bồi thường tái định cư. Kết quả
tiếp công dân đã hướng dẫn làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết 177
lượt, giải thích cho nhân dân hiểu về những vấn đề vướng mắc 520 lượt [110,
tr.9]. Cơ sở vật chất phục vụ tiếp công dân ngày càng được đầu tư nâng cấp; đội
ngũ công chức tiếp công dân được tuyển chọn, bố trí phù hợp, thường xuyên được
tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tiếp công dân, thái độ làm việc tận tình, chu
đáo. Thông qua công tác tiếp công dân, đối thoại đã giải quyết được nhiều vấn đề
phức tạp KNHC về các QĐHC, HVHC về đất đai. Đi đầu ở Tây Nguyên trong tổ
chức đối thoại trực tiếp với dân để giải quyết những vấn đề tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai tại địa bàn của từng xã là các huyện Tuy Đức, huyện Đắk Mil của
tỉnh Đắk Nông. Qua hình thức này, nhiều bức xúc, thắc mắc của người dân đã
được chính quyền xã, huyện và các ngành liên quan giải đáp một cách tường tận,
công khai, rõ ràng. Việc làm này cũng đã góp phần hạn chế được những vụ khiếu
kiện kéo dài, vượt cấp, đông người, gây mất an ninh trật tự địa phương [110].
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận án về đối tượng người
KNHC về đất đai cho thấy: có 144/500 (chiếm 28,8%) người KNHC về đất đai
cho rằng CB,CC tiếp dân có thái độ chưa thật chuẩn mực; có 90/ 500 (18,0%) làm
phiền hà cho dân phải đi lại nhiều lần; có 25/500 (5%) không tổ chức công tác tiếp
công dân; có 118/500 (23,6%) cho rằng nhiều TTHC còn rườm ra, bệnh giấy tờ
chưa giảm.
Đánh giá một cách khách quan cho thấy: nhận thức của lãnh đạo một số địa
phương, một số CB,CC bộ phận tiếp dân, giải quyết KNHC về đất đai chưa đầy
đủ dẫn đến sự phối hợp, thực hiện chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Một số địa
phương các tỉnh vùng Tây Nguyên chưa tổ chức tốt, thiếu gắn kết giữa công tác
tiếp công dân với việc giải quyết KNHC về đất đai, nhất là ở cấp huyện và Sở Tài
nguyên và Môi trường các tỉnh chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy
định. Một số chủ tịch UBND cấp tỉnh và cấp huyện chưa chủ động tổ chức tốt việc
94
tiếp công dân theo quy định, việc thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân
còn chậm, nhất là khâu kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân.
Qua khảo sát của tác giả trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cho thấy vẫn còn
36% số người được hỏi trả lời: cơ quan chức năng không tiến hành đối thoại với
người KNHC về đất đai. Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu,
giải quyết khiếu nại thiếu tinh thần trách nhiệm; thiếu quan tâm đến quyền và lợi
ích chính đáng của người khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng nên giải
quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa bảo đảm vụ việc
được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân không nhất trí, tiếp tục khiếu nại.
3.2.3. Thực trạng sử dụng pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh
vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có những đặc thù khác với THPL
một số lĩnh vực như hình sự, hành chính, do vậy trong THPL về KNHC trong
lĩnh vực đất đai chủ yếu tập trung nhiều vào hình thức sử dụng và ADPL. Các cá
nhân, tổ chức sử dụng đất có quyền KNHC đối với các QĐHC và HVHC của cơ
quan HCNN đã ban hành trong quá trình quản lý đất đai, theo đó cơ quan HCNN
ra QĐHC về giao đất, cấp đất, thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất, xử lý hành chính về
hành vi VPPL trong lĩnh vực đất đai... có trách nhiệm tôn trọng và phải tạo mọi
điều kiện giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai cho người khiếu nại.
- Các cá nhân, tổ chức sử dụng đất thực hiện quyền KNHC đối với các
QĐHC và HVHC về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
Để thực hiện chính sách phát triển KT-XH trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên, nhà nước đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các
dự án phát triển, các công trình phúc lợi công cộng. Các tổ chức được CQNN có
thẩm quyền trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giao đất, cấp đất để làm dự án kinh
doanh, sản xuất hầu hết đều cho rằng các QĐHC là áp dụng đúng theo quy định
của pháp luật, ít có khiếu nại, kiến nghị. Bên cạnh đó các cá nhân có đất bị CQNN
có thẩm quyền thu hồi đất để giao cho các tổ chức sử dụng lại phát sinh các
KNHC từ các QĐHC, HVHC đó, bởi lẽ các cá nhân đều cho rằng các QĐHC,
95
HVHC mà cơ quan HCNN thu hồi đất để cấp cho các doanh nghiệp là không theo
quy trình, quy định của pháp luật đất đai, nên đã khiếu nại các QĐHC tới các cơ
quan ban hành QĐHC, HVHC.
Theo kết quả điều tra của tác giả cho thấy, trong các KNHC về đất đai thì
KNHC về quản lý đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng (167/500 chiếm
33,4%). KNHC về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, đề nghị được tăng
giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất 105/500 (chiếm 21%); KNHC về giải
quyết tranh chấp đất đai 48/500 (chiếm 4,6). Điều này cho thấy trong KNHC về
đất đai thì KNHC về quản lý đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là
chủ yếu.
Từ năm 2011 đến năm 2016 trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, KNHC về
bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm 59,7%, luôn có nhiều tiềm ẩn và diễn
biến phức tạp bởi nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Tại một số địa
bàn đã phát sinh tình trạng đông người đi khiếu kiện, chủ yếu là khiếu kiện đòi
bồi thường giải phóng mặt bằng, có nơi đã trờ thành điểm nóng, điển hình như
trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, điểm nóng KNHC đông người xảy
ra tại xã Đắk R’moan, trong năm 2011 ngày nào cũng có vài trăm người kéo lên
UBND tỉnh và UBND thị xã khiếu nại, kiến nghị đòi hỗ trợ, đền bù trong việc
thu hồi đất để xây dựng Thủy điện Đắk R’tih, cùng với các hộ dân ở Dự án
Alumin Nhân Cơ, Đắk R’lấp hay đơn kiến nghị của đồng bào xã Đắk P’lao ở
Thủy điện Đồng Nai 3 và 4 hay 12 hộ dân KNHC Dự án mở rộng Quốc lộ 14 -
đoạn qua thị xã [110, tr.8].
Tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đối thoại,
trao đổi trực tiếp với người dân để giải quyết các KNHC về đất đai, bồi thường,
giải phóng mặt bằng, điển hình như các vụ việc: tranh chấp đất đai của 1 số hộ dân
thôn Phương Quý 1, 2 xã Vinh Quang; KNHC của người dân trong việc thực hiện
phương án khoán, liên kết trồng cao su với Công ty Cao su Kon Tum; lấn chiếm
sử dụng đất tại khu vực thao trường bắn do Sư đoàn 10 quản lý trên địa bàn xã
Đăk Blà, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum; bồi thường, giải phóng mặt bằng khu
quy hoạch công viên cây xanh đường Trương Quang Trọng, thành phố Kon
96
Tum... Đã làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để có biện pháp giải quyết tình trạng
dân xã Ia Khai, huyện Ia Grai và xã Ia Kreng, huyện Chư Păh xâm canh sang đất
Kon Tum [109, tr.5].
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, các đoàn khiếu nại với đông người tham gia tập
trung chủ yếu ở một số địa phương như các huyện: Kbang, Chư Prông, Ia Grai,
Đức Cơ, Chư Sê, Đăk Đoa, thành phố Pleiku... có đoàn lên đến cả trăm người;
một số cá nhân khiếu nại đeo băng rôn, khẩu hiệu, lợi dụng, lôi kéo những người
khác tập trung trước trụ sở cơ quan Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đeo bám tại các cơ quan
Trung ương hoặc đến nhà riêng các đồng chí lãnh đạo tỉnh để đưa đơn, đòi được
tiếp nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu hay yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại một số chủ trương, chính sách mà người
dân cho rằng việc thực hiện chủ trương, chính sách này đã làm ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của họ, trong đó có một số cá nhân có thái độ rất gay gắt, cực
đoan, có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, mặc dù cán bộ tiếp
dân hướng dẫn, giải thích nhưng công dân không nghe. Tại thị xã An Khê năm
2011, khiếu nại của một số hộ dân ở xã Cửu An về bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất làm công trình thủy điện An Khê-Kanak; Tại huyện Chư
Prông 03 vụ: KNHC của một số hộ dân ở xã Bình Giáo đối với việc thu hồi đất để
xây dựng trại cá, bồi thường thấp không sát với giá thực tế; Vụ ông Siu Gi, đại
diện 16 hộ dân xã Ia Kly KNHC đối với việc đòi lại đất đã giao cho người khác;
năm 2010, khiếu nại của 27 hộ dân tại xã Ia Vê đối với các trường hợp giao đất
cho dân di cư tự do. Tại huyện Kbang, năm 2010, KNHC của 16 hộ dân ở thị trấn
Kbang liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để làm công
trình thủy điện An Khê - Kanat. Tại huyện Mang Yang 2011 xảy ra 01 vụ KNHC
đông người của người dân ở thôn Mỹ Yang, xã Đăk Yă về đất trồng cây bạch đàn
của Công ty trồng rừng. Tại huyện Ia Pa năm 2012, vụ khiếu nại của 47 hộ dân tổ
hợp Định Thành và Hạt 9 xã Ia Trôk về việc cấp giấy CNQSD đất cho những hộ
dân đi di cư tự do không có nguồn gốc đất rõ ràng [108, tr.4].
Tuy nhiên, vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những
hộ thuộc diện bị thu hồi đất ở nhiều địa phương các tỉnh vùng Tây Nguyên gặp
97
không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa
giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở, đất sản xuất của các hộ dân.
Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới
tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường,
đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn.
Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện
tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác.
- Các cá nhân, tổ chức sử dụng đất thực hiện quyền KNHC các QĐHC và
HVHC về cấp đất, cho thuê đất, thu hồi giấy CNQSDĐ của cơ quan QLHCNN
Đây là nội dung KNHC cũng rất phổ biến trong lĩnh vực đất đai hiện nay ở
các tỉnh Tây Nguyên. Từ năm 2011 đến năm 2015, đã có trên 15.760 vụ việc
người sử dụng đất trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên thực hiện quyền khiếu nại của
mình đối với các QĐHC và HVHC về quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất chiếm 24%; khiếu nại quyết định cấp, thu hồi giấy CNQSDĐ chiếm 14%.
Theo điều tra xã hội học của tác giả, trong các vụ KNHC đất đai đã được cơ
quan HCNN có thẩm quyền giải quyết thì KNHC các QĐHC và HVHC về cấp
đất, cho thuê đất, thu hồi giấy CNQSDĐ chiếm 15% (75/500).
Tuy nhiên, theo báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên thì chỉ tính riêng tỉnh Đắk
Nông, từ năm 2012 đến 9 tháng năm 2016, số người KNHC về quyết định giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất; khiếu nại quyết định cấp, thu hồi giấy CNQSDĐ là l.217
vụ việc. Tỉnh Gia Lai, tại huyện Ia Pa: Năm 2012, 47 hộ dân tổ hợp Định Thành và
Hạt 9 xã Ia Trôk khiếu nại về việc cấp GCNQSD đất cho những hộ dân đi di cư tự
do không có nguồn gốc đất rõ ràng. Tại thị xã An Khê năm 2009, khiếu nại của một
số hộ dân tại xã Song An về việc hộ liền kề ở mặt đường được cấp giấy CNQSDĐ
lấn chiếm đường đi chung của những hộ phía sau [108, tr.5].
Dạng KNHC này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền,
như: Cấp giấy CNQSDĐ sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích Có
trường hợp KNHC về việc không cấp giấy CNQSDĐ mà không có lý do chính
đáng hoặc lý do không rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải
98
quyết lại không giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao không cấp giấy. Quá trình
giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu gây khó khăn cho người
sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân
không chấp nhận dù lý do không cấp giấy CNQSDĐ là hợp pháp.
- Các cá nhân, tổ chức sử dụng đất thực hiện quyền KNHC về quyết định
cưỡng chế, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nội dung KNHC này cũng có nhiều dạng. Do nhận thức của người dân về
chính sách, pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai còn hạn chế nên phát sinh
tình trạng VPPL trong các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một
số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát
hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó cũng có phần trách nhiệm
của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết, như: ban hành QĐHC
xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định
xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra QĐHC cưỡng chế hành chính trong
các trường hợp thu hồi đất không đúng căn cứ pháp luật; việc ra QĐHC quá nhẹ
hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu
khách quan. Theo điều tra xã hội học của tác giả thì khiếu nại quyết định xử phạt
vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai chiếm 12% trong
các loại KNHC về đất đai. Cũng thông qua khảo sát 200/1200 đối tượng là
CB,CC xã, phường, thị trấn đang theo học tại các trường chính trị của 5 tỉnh Tây
Nguyên cho rằng trên 2/3 số xã, phường, thị trấn ở các tỉnh Tây Nguyên vi phạm
và có biểu hiện vi phạm về lĩnh vực quản lý đất đai. Số liệu trên cho thấy tình
trạng khiếu nại của công dân ở các tỉnh Tây Nguyên trong những năm qua ngày
càng diễn biến phức tạp một phần do trách nhiệm từ phía các cơ quan HCNN
trong quản lý, thực hiện chính sách đất đai thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản
lý, dẫn đến các sai phạm trong lĩnh vực đất đai, và phát sinh KNHC của các cá
nhân, tổ chức sử dụng đất.
3.2.4. Thực trạng áp dụng pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh
vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Áp dụng pháp luật trong giải quyết KNHC về đất đai của cơ quan
QLHCNN có đối tượng là những quan hệ pháp luật cụ thể phát sinh trong lĩnh
99
vực khiếu nại về đất đai cần đến sự điều chỉnh cá biệt, cụ thể trên cơ sở những
mệnh lệnh chung là các QPPL trong lĩnh vực khiếu nại. Trên cơ sở các quy định
chung của các QPPL về khiếu nại đất đai, cơ quan QLHCNN sẽ phân tích, đánh
giá và lựa chọn các QPPL phù hợp để áp dụng đối với những tình huống cụ thể.
- Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản áp dụng pháp luật giải quyết
KNHC trong lĩnh vực đất đai
Trong những năm qua, nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc THPL
về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nên Tỉnh ủy, HĐND, UBND của 5 tỉnh Tây
Nguyên đã ban hành nhiều văn bản (chỉ thị, kế hoạch, quyết định, báo cáo) để
triển khai thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết KNHC về đất đai, như: Chỉ thị số
11/2009/CT-UBND, ngày 09/12/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk về tăng cường
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Quyết định số
25/2009/QĐ-UBND ngày 21/8/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk Ban hành Quy
định về lĩnh vực, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa tại UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; Quyết
định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 21/8/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk “Ban hành
Quy định về lĩnh vực, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Báo cáo
số 243/BC-UBND, ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk “về tình hình thực
hiện nhiệm vụ KT-XH, QP-AN năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ KT-XH, QP-
AN năm 2015; Báo cáo số 566/BC-UBND, ngày 17/11/2015 của UBND tỉnh Đắk
Lắk kết quả THPL về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo về phòng, chống
tham nhũng từ năm 2011 đến năm 2014; Chỉ thị số 08/2013/CT-UBND
ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk “về việc tăng
cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn tỉnh”; Chỉ thị số: 09/2014/CT-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Chủ
tịch UBND tỉnh Đắk Lắk “về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
đối với các trường hợp VPPL đất đai trên địa bàn tỉnh”; Báo cáo số 210/BC-
UBND, ngày 22/11/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Tổng kết 4 năm thi hành
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; Báo cáo số 321/BC-
100
UBND, ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Tình hình, kết quả thực
hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, các chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào
DTTS, giai đoạn 2011-2015; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn
2016-2020”; Chỉ thị số 05/2012/CT-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng “về việc
chấn chỉnh công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh”; Báo
cáo số 139/BC-UBND, ngày 24/10/2016, của UBND tỉnh Gia Lai (2016), Tổng
kết 04 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trên địa bàn tỉnh; Báo cáo số
308/BC-UBND, ngày 9/11/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về tình hình thực hiện
nhiệm vụ KT-XH, QP-AN năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ KT-XH, QP-AN
năm 2013; Báo cáo, số 505/BC-UBND, của UBND tỉnh Đắk Nông “về tình hình
phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016 -
2020; Báo cáo, số 284/BC-UBND, ngày 12/7/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về
Tình hình các vụ việc khiếu kiện kéo dài, phức tạp chưa được giải quyết dứt điểm;
Báo cáo, số 643/BC-UBND, ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về tình
hình, kết quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2012 -2016,
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Những văn bản trên đây là cở sở pháp lý giúp cho việc triển khai THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai thực sự mang lại hiệu quả ở các tỉnh Tây Nguyên
trong thời gian qua. Đây là căn cứ quan trọng của cơ chế THPL về KNHC trong
lĩnh vực đất đai trên toàn vùng Tây Nguyên hiện nay.
- Các QĐHC, HVHC về đất đai của các cơ quan QLHCNN bị khiếu nại
Thực hiện Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ
Chính trị về “Kết luận về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm
2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”, trên địa bàn Tây Nguyên từ
2008 đến 2016 cho thấy, việc việc áp dụng, vận dụng các chính sách pháp luật
trên địa bàn các tỉnh đã nghiêm túc triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện, các
tỉnh đã ban hành 257 văn bản QPPL về đất đai và trên 335.000 QĐHC về đất đai
(quyết định về cấp đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái
định cư).
Từ năm 2011 đến năm 2015, trên toàn vùng Tây Nguyên đã phát sinh
45.138 QĐHC bị khiếu nại trên tổng số 249.322
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thuc_hien_phap_luat_ve_khieu_nai_hanh_chinh_trong_li.pdf