Luận án Thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 9

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 9

1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn

đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HỌC TẬP

CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ. 34

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về quyền học tập của

người dân tộc thiểu số . 34

2.2. Nội dung, hình thức và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về

quyền học tập của người dân tộc thiểu số . 48

2.3. Thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở một

số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam . 64

Chương 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY . 77

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về quyền học tập của

người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay . 77

3.2. Kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về quyền học tập của người

dân tộc thiểu số ở Việt Nam và nguyên nhân. 85

3.3. Hạn chế trong thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc

thiểu số ở Việt Nam và nguyên nhân . 107

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY. 130

4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân

tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay . 130

4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân

tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay . 136

KẾT LUẬN . 162

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1

PHỤ LỤC. 19

pdf197 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp luật về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập, thời gian qua Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, 89 thực hiện nhiều chương trình, chính sách lớn, đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS nhằm tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đồng bào DTTS thụ hưởng QHT. Mặc dù còn khó khăn nhưng Chính phủ đã ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS, giai đoạn 2011 - 2015 là 690.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 998.000 tỷ đồng. Đầu tư cho giáo dục vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2011 - 2019 khoảng 462.791 tỷ đồng [141]. Ngày 14/10/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025. Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn I là 137.664,959 tỷ đồng. Chương trình có dự án thành phần (dự án 5) là “Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi”. Ngoài nguồn ngân sách của trung ương, các địa phương vùng DTTS đã quan tâm, ban hành các chính sách riêng; nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã dành sự quan tâm, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển vùng DTTS. Nhờ vậy, KT-XH vùng DTTS đã có sự phát triển nhanh chóng; quy mô, chất lượng giáo dục vùng DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Bằng hình thức thi hành pháp luật, với nỗ lực “đem trường đến với học sinh” và “mang học sinh đến trường”, các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đầu tư xây dựng mạng lưới trường lớp ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập của đồng bào DTTS. Về cơ bản các thôn, bản, buôn, sóc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã có lớp mầm non; 100% xã có trường tiểu học và THCS; 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo [137, tr.13]; trung tâm cụm xã, các huyện đều có trường THPT tạo cơ hội cho mọi trẻ em các DTTS trong độ tuổi được đi học. Xuất phát từ đặc thù vùng DTTS, bên cạnh mạng lưới trường lớp các cấp được mở rộng, nhà nước còn thành lập nhiều mô hình trường học mở rộng cơ hội học tập cho người DTTS như: Trường thanh niên dân tộc; trường thiếu sinh quân; trường PTDTNT, trường PTDTBT; trường 90 dự bị đại học dân tộc; hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng được thành lập rộng khắp ở các địa phương vùng DTTS,... Những mô hình này đã được UNESCO ghi nhận là “một trong những nỗ lực, sáng tạo của Việt Nam nhằm tạo cơ hội cho mọi người DTTS được đến trường đến lớp, tiếp cận bình đẳng về cơ hội học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” [89]. Thi hành pháp luật để thực hiện các nghĩa vụ của mình, các chủ thể có trách nhiệm tích cực triển khai công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập với nhiều hình thức đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Nhìn chung, thời gian qua đại đa số các chủ thể THPL đều có ý thức trong việc tuân thủ pháp luật; tình trạng phân biệt, đối xử trong học tập được hạn chế; thực hành dân chủ trong học tập được phát huy; tâm tư, ý kiến của người DTTS trong học tập được các chủ thể THPL lắng nghe, chia sẻ và giải quyết. Phần lớn người DTTS đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc học tập, một bộ phận người DTTS đã hiểu được quy định của pháp luật nên chủ động tuân thủ, thi hành pháp luật và bước đầu biết sử dụng pháp luật để thực hiện QHT. Nhờ vậy, sự nghiệp giáo dục vùng DTTS có nhiều chuyển biến tích cực, pháp luật về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập ngày càng được bảo đảm thực thi trong đời sống thực tiễn. Thực hiện pháp luật về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập, các địa phương vùng DTTS chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Theo kết quả Điều tra 53 DTTS năm 2019, tổng số giáo viên đang giảng dạy tại các trường và điểm trường vùng DTTS là gần 525 nghìn người, trong đó có 134,9 nghìn giáo viên là người DTTS (chiếm 25,7%). Tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học trở lên tăng đáng kể, từ 41,5% năm 2015 lên 68,8% năm 2019 [136, tr.47] Tỷ lệ giáo viên tại các trường vùng DTTS 91 theo trình độ cao nhất đạt được và vùng KT-XH Đơn vị: % Chung Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Dưới THPT 0,1 0,1 0,0 0.2 0,2 0,0 0,2 THPT 0,4 0,2 0,4 0,1 0,7 0,6 0,9 Trung cấp 9,3 11,4 5,6 6,9 11,6 8,1 5,6 Cao đẳng 21,4 26,3 16,9 19,5 19,2 20,0 15,0 Đại học 66,9 60,1 73,9 72,0 66,2 68,8 76,8 Trên đại học 1,9 1,9 3,2 1,3 2,1 2,5 1,5 Nguồn: [136, tr.48] Năm học 2019 - 2020, tỷ lệ giáo viên DTTS đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 98,07% [140]. Trong điều kiện giáo dục dân tộc còn khó khăn, hạn chế, bằng hình thức sử dụng pháp luật, nhiều giáo viên đã có những sáng kiến, đề xuất nhà trường đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào trong việc bảo đảm THPL về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập. Điển hình như cô giáo bản Mường Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần (Phú Thọ), với kỳ vọng “đem giáo dục thế giới đến gần các em”, rằng “bất cứ học sinh nào ở bất kỳ đâu cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất”; với việc đổi mới cách dạy học, thông qua internet, cô Phượng đã kết nối học sinh DTTS với học sinh, giáo viên nhiều quốc gia. Được tiếp cận với “mô hình lớp học xuyên biên giới”, các học sinh DTTS đã có thể làm chủ công nghệ và hoàn toàn tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn bè quốc tế. Tháng 11/2020 cô Phượng vinh dự được tổ chức Varkey Foundation công bố là người lọt top 10 giáo viên toàn cầu [83] . Hình thức áp dụng pháp luật được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng trong viện tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích 92 xuất sắc trong THPL về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập. Từ năm 2013 đến nay, Chính phủ đã tuyên dương trên 1000 em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu trong học tập và rèn luyện [24]. Nhiều tấm gương thầy, cô giáo đạt thành tích xuất sắc được vinh danh trong các kỳ Đại hội thi đua yêu nước, trong chương trình “Thay lời tri ân” và nhiều chương trình khác. Từ năm 2019 đến hết năm 2021, ngành giáo dục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, THPL về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập, với quyết tâm “tạm dừng đến trường, nhưng không dừng việc học”, “không để học sinh nào mất cơ hội học tập vì đại dịch”, các địa phương vùng DTTS đã có nhiều cách làm thiết thực, sáng tạo như: chuyển bài vở đến từng học sinh; tổ chức dạy học trên truyền hình, dạy học trực tuyến, sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin, tin nhắn,điện thoại,... Bộ GD&ĐT, Công đoàn ngành Giáo dục, các địa phương vùng DTTS phát động quyên góp, ủng hộ “máy tính cho em”; Thủ tướng Chính phủ phát động Chương trình "sóng và máy tính cho em" kêu gọi toàn xã hội hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để tạo cơ hội, điều kiện cho các em học tập. Trong lần thứ ba trở lại thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 2017, bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO đã khẳng định: “Tôi thấy Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục” [89]. Những chuyển biến ngày càng tiến bộ trong sự nghiệp giáo dục dân tộc kể trên cùng với sự ghi nhận tích cực của cộng đồng quốc tế là minh chứng thuyết phục cho việc THPL về quyền của người DTTS được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội học tập của các chủ thể THPL đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kết quả trên cũng cho thấy yêu cầu về “tính sẵn có” và “tính có thể tiếp cận được” trong việc bảo đảm QHT của người DTTS mà Ủy ban về các 93 quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên hợp quốc nêu ra trong Bình luận chung số 13 ngày càng được thực hiện tốt ở Việt Nam. 3.2.1.3. Kết quả thực hiện pháp luật về quyền của người dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh Thực hiện pháp luật về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thời gian qua công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm xây dựng, củng cố. Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành liên quan, các địa phương, trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và ban hành nhiều chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai THPL. Các phong trào, hoạt động “Toàn dân phòng, chống tội phạm”, “Phòng chống bạo lực học đường”, “Nói không với các tệ nạn xã hội”, “An toàn, vệ sinh thực phẩm trong trường học”; “Phòng, chống dịch bệnh”,... được đồng bào tích cực hưởng ứng nhờ vậy ý thức pháp luật trong cộng đồng, xã hội ngày càng được nâng cao; phần lớn các chủ thể THPL đều có ý thức tuân thủ pháp luật. Đặc biệt, một bộ phận người DTTS đã biết sử dụng pháp luật, yêu cầu các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Bằng hình thức thi hành pháp luật, thời gian qua Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các địa phương rà soát phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xuống cấp để củng cố, xây dựng. Nhà nước thực hiện nhiều chương trình, dự án, kết hợp với sự đầu tư của các địa phương, huy động nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng cố, xây dựng mạng lưới trường, lớp ở vùng DTTS. Hiện nay, vùng DTTS có gần 21.600 trường học và 26.500 điểm trường. Tỷ lệ “trường học kiên cố đạt 91,3%, tỷ lệ điểm trường kiên cố đạt 54,4% từng bước đáp ứng nhu cầu học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh của người DTTS” [136, tr.145]. 94 Tỷ lệ trường học kiên cố và tỷ lệ điểm trường kiên cố theo khu vực, thành thị, nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 01/10/2019 Đơn vị: % Nguồn: [136, tr.46] Tỷ lệ trường và điểm trường kiên cố tăng dần theo các cấp học từ mầm non đến phổ thông. Tỷ lệ trường và điểm trường kiên cố theo cấp học Nguồn: [136, tr.46] Thực hiện pháp luật về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, Nhà nước thành lập, xây dựng hệ thống các trường PTDTNT và PTDTBT - đây là điểm đặc thù trong giáo dục phổ thông vùng DTTS, học sinh DTTS được học tập, ăn ở tại trường. Cả nước hiện có 316 trường PTDTNT ở 49 tỉnh, thành phố với gần 110 nghìn học sinh; khoảng 40% số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các trường thực 95 hiện hiệu quả phương châm “3 tập trung” (ở tập trung, ăn tập trung và quản lý tập trung), “6 hơn ở nhà” (ở tốt hơn, học tập tốt hơn, ăn ngon hơn, vui hơn, lao động tốt hơn, an toàn hơn). Trường PTDTBT được thành lập ở 28 tỉnh với 1.097 trường, gần 186 nghìn học sinh. Có 15,2% số trường PTDTBT được công nhận đạt chuẩn quốc gia [137]. Ngoài ra còn có 2.273 trường phổ thông có học sinh bán trú với số lượng 161.241 học sinh bán trú [69] . Ngành Giáo dục đã phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các địa phương huy động các nguồn lực thực hiện phong trào “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho học sinh DTTS. Các cơ sở giáo dục vùng DTTS tổ chức nhiều hoạt động bảo đảm THPL về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh: Xây dựng và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với phụ huynh học sinh, cơ quan công an, các cơ quan, tổ chức ở địa phương triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gây mất an ninh, an toàn trường học; Ngoài việc dạy học văn hóa theo chuẩn kiến thức chung của Bộ GD&ĐT, các trường còn linh hoạt tổ chức nhiều phong trào, hoạt động nhằm THPL về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh: Chăm sóc sức khỏe, tổ chức các hoạt động văn, thể, mỹ; phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường các hoạt động xã hội; hướng nghiệp, dạy nghề; tư vấn tâm lý cho học sinh; giáo dục các kỹ năng sống;... Nhiều trường đã có những cách làm hay, mang lại hiệu quả tích cực thông qua việc liên kết, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức trong việc xây dựng các mô hình “trường học nông trại”, “trường học du lịch”, “trường học hạnh phúc”;... các trường PTDTNT, PTDTBT đều tổ chức trồng trọt, chăn nuôi, vừa rèn kỹ năng lao động vừa cải thiện đời sống cho học sinh, tổ chức cho học sinh trải nghiệm, học hỏi. 96 Các chủ thể có trách nhiệm từ trung ương đến địa phương thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm việc THPL về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Năm 2018, Hội đồng Dân tộc tổ chức thực hiện giám sát chuyên đề “Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2010 - 2017”. Năm 2019, Quốc hội thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em”;... Với hình thức áp dụng pháp luật, nhiều tổ chức, cá nhân có công lao, thành tích tiêu biểu trong THPL về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh đã được các chủ thể có trách nhiệm tuyên dương, khen thưởng nhằm động viên, khích lệ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong toàn ngành giáo dục và xã hội. Hình thức áp dụng pháp luật cũng được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi sai phạm, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật xử lý với nhiều cách thức khác nhau: Hội đồng kỷ luật nhà trường xét kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm theo các quy định pháp luật về xét kỷ luật; các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính; tòa án hình sự xét xử theo quy định của luật hình sự, Riêng lĩnh vực hình sự, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trên địa bàn cả nước trong thời gian từ 01/01/2015 đến 30/6/2019, các Tòa án đã thụ lý 7.078 vụ (7.913 bị cáo) phạm các tội xâm hại trẻ em, đã đưa ra xét xử 6.585 vụ với 7.339 bị cáo. Trong số bị cáo có 432 là người ruột thịt, người thân thích khác với nạn nhân (5,9%); 37 bị cáo là cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục (0,5%); 776 bị cáo là người có trách nhiệm chăm sóc, chữa bệnh, người quen của trẻ em (10,6%). Các vụ án đã đưa ra xét xử có 53,3% vụ xảy ra tại địa bàn nông thôn; 16% vụ án xảy ra tại các thành phố; 97 13,2% vụ xảy ra tại miền núi; 17,5% vụ xảy ra tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo và địa bàn khác [51]. Các vụ án xẩy ra ở vùng DTTS điển hình như vụ Sầm Đức Xương, cựu hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang đã bị Tòa án nhân dân tối cao xét xử 9 năm tù giam về tội "mua dâm người chưa thành niên" (mua dâm học sinh); Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử đối tượng Đinh Bằng My, cựu Hiệu trưởng Trường PTDTNT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 8 năm tù giam về tội “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” và tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” (dâm ô học sinh); Đó là những hành vi rất nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến sức khỏe, việc học tập, sự phát triển tâm sinh lý của học sinh; gây phản cảm, bức xúc rất lớn trong dư luận xã hội; vi phạm pháp luật về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cần phải áp dụng pháp luật để xử lý. Nhìn chung, thời gian qua pháp luật về quyền của người DTTS được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh đã được các chủ thể THPL tích cực triển khai thực hiện và mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng kết quả của việc THPL đã tạo nên một diện mạo mới cho giáo dục vùng DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập của đồng bào DTTS. 3.2.1.4. Kết quả thực hiện pháp luật về quyền của người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số Ở nước ta các DTTS hầu hết đều có tiếng nói riêng, trong đó 32 dân tộc có chữ viết. Thời gian qua, các chủ thể THPL đã có nhiều cố gắng, nỗ lực THPL về quyền của người DTTS được học tiếng nói, chữ viết DTTS và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thi hành pháp luật, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng và ban hành một số chương trình và bộ sách giáo khoa tiếng dân tộc. Từ năm 2011 đến nay, cả nước chính thức triển khai dạy và học 6 thứ tiếng DTTS trong các 98 trường phổ thông: tiếng Mông, Chăm, Khme, Jrai, Bahnar, Ê Đê. Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ “việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên đã được thực hiện khá tốt” [123]. Việc dạy học tiếng DTTS được duy trì và mở rộng về quy mô. Hằng năm, Bộ GD&ĐT đều có nội dung hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy tiếng DTTS. Hoạt động dạy tiếng DTTS được các cấp quản lý kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ theo quy định. Đến năm học 2019 - 2020, tiếng DTTS đã được giảng dạy tại 22 tỉnh/thành phố trong cả nước với quy mô 756 trường, 5.267 lớp, 174.562 học sinh [140]. Bên cạnh 6 tiếng DTTS được chính thức giảng dạy, có 9 tiếng DTTS khác gồm: Hoa, Chăm, Thái, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Stiêng, Nùng, Tày, Vân Kiều, Bru đang được dạy thực nghiệm trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên tại 16 tỉnh/thành trong cả nước. Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (2018), Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Chăm, Ê đê, Jrai, Khmer, Mông, Mnông và Tiếng Thái; đồng thời chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 của 8 thứ tiếng dân tộc trên để đưa vào dạy học trong nhà trường. Giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học tiếng DTTS. Ngành giáo dục tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường; tổ chức thao giảng, dự giờ,... nhằm tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Bộ GD&ĐT, sự chủ động, tích cực THPL của các địa phương, các cơ sở giáo dục, việc dạy học tiếng DTTS ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT: dạy học tiếng DTTS đã trở thành một hoạt động giáo dục có nhiều ý nghĩa góp phần vào sự phát triển giáo dục vùng DTTS. Học sinh thích học tập hơn, đi học chuyên 99 cần hơn, hỗ trợ việc học các môn học khác tốt hơn. Việc dạy học tiếng DTTS đã và đang góp phần quan trọng vào việc huy động học sinh ra lớp, giảm bỏ học và nâng cao chất lượng học tập của học sinh [15]. Thực hiện pháp luật về quyền của người DTTS được học tiếng nói, chữ viết DTTS, bên cạnh chương trình giáo dục chung của quốc gia, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các địa phương, sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của đồng bào các DTTS, nhiều địa phương vùng DTTS còn chủ động thực hiện chính sách riêng về dạy và học tiếng DTTS. Nổi bật như Sóc Trăng dạy tiếng Khmer cho toàn bộ trường THCS; Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang tăng số tiết học tiếng Hoa; tại Sóc Trăng, Trà Vinh có hàng trăm nhà sư tự nguyện dạy tiếng Khmer miễn phí cho hàng ngàn học sinh trong dịp hè; tại Lào Cai, từ năm 2019 đến năm 2021, Ban Dân tộc tỉnh đã mở 60 lớp dạy tiếng cho đồng bào dân tộc Phù Lá và Bố Y, Các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống như Đăk Lăk, Gia Lai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Nghệ An, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm khôi phục ngôn ngữ dân tộc như tiến hành khảo sát, thống kê, sưu tầm tiếng nói, chữ viết, thư tịch cổ của các dân tộc; biên soạn, xuất bản sách bằng tiếng dân tộc,... Nhiều người già, nghệ nhân tự đứng ra mở lớp dạy tiếng, dạy chữ cho lớp trẻ chỉ để “bọn trẻ không quên tiếng mẹ đẻ của chúng”. Chế đô ̣chính sách đối với người daỵ, người hoc̣ tiếng DTTS đươc̣ các điạ phương thưc̣ hiêṇ nghiêm túc, kịp thời. Học sinh học tiếng DTTS được các sở giáo dục và đào taọ cấp sách giáo khoa. Môṭ số tỉnh tổ chức cho học sinh thi và cấp giấy chứng nhận tiếng DTTS; thực hiêṇ viêc̣ khen thưởng; xét ưu tiên khi nhập học một số trường của địa phương,... Chế độ cho giáo viên dạy tiếng DTTS được các địa phương chi trả theo quy điṇh. Ngoài ra, một số nơi chi trả theo chính sách địa phương, theo hình thức thỏa thuận,... 100 Thực hiện pháp luật về quyền của người DTTS được học tiếng nói, chữ viết DTTS, hình thức sử dụng tiếng DTTS trong phát thanh, truyền hình được chú trọng. Hiện nay có 67 đài phát thanh, truyền hình (gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và 64 Đài phát thanh, truyền hình địa phương), gần 100 báo giấy, điện tử và hơn 200 trang thông tin triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc. Một số ngôn ngữ DTTS đã được sử dụng để in các tác phẩm văn nghệ truyền thống, các sáng tác mới, biên soạn các từ điển đối chiếu song ngữ, sách miêu tả ngữ pháp, sách giáo khoa, sách chuyện cho trẻ em,... Những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, của các tổ chức và cá nhân ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền được học tập tiếng nói chữ viết của người DTTS theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để tiếng nói, chữ viết của các DTTS được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn trong đời sống xã hội, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, góp phần bảo tồn và phát phát triển các giá trị ngôn ngữ, văn hoá của cộng đồng DTTS. 3.2.1.5. Kết quả thực hiện pháp luật về quyền của người dân tộc thiểu số được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước trong học tập Thi hành pháp luật về quyền của người DTTS được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước trong học tập, Bộ GD&ĐT cùng các Bộ, ngành liên quan ở trung ương, chính quyền địa phương vùng DTTS đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung chính sách, pháp luật sâu rộng trong đời sống xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách được các chủ thể có trách nhiệm tiến hành thường xuyên. Hàng năm, Ủy ban Dân tộc, Bộ GD&ĐT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục tại các địa phương, cơ sở giáo dục vùng DTTS, kịp thời có chỉ đạo, định hướng. Chính quyền các địa 101 phương vùng DTTS thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, mức hỗ trợ; kịp thời phát hiện những sai phạm trong thực hiện chính sách qua đó chấn chỉnh và xử lý những hành vi sai phạm; hằng năm tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chính sách cho Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc và các bộ liên quan để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ (chỉ tính riêng các Sở GD&ĐT, năm học 2018 - 2019 đã tổ chức 1.089 cuộc thanh tra trong đó có nội dung thanh tra việc thực hiện các chính sách ưu tiên cho học sinh DTTS [142]. Nhìn chung, các chủ thể THPL đều có ý thức cao trong tuân thủ pháp luật. Báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2010 - 2017 của Hội đồng Dân tộc chỉ rõ: Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS đã được các cấp ủy, chính quyền và ngành GD&ĐT tại địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, hiệu quả. Các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh các cấp, bậc học đã được thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Nhà nước, tạo động lực cho sự phát triển toàn diện của sự nghiệp GD&ĐT vùng DTTS; đồng thời giảm bớt nhiều khó khăn cho các địa phương và các gia đình, đặc biệt các hộ gia đình DTTS, hộ nghèo, học sinh vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, vùng biên giới [60]. Bên cạnh đó, đồng bào DTTS ngày càng nhận thức rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách ưu tiên, hỗ trợ học tập nên đã chủ động tuân thủ, thi hành pháp luật và bước đầu biết sử dụng pháp luật để thụ hưởng chính sách. Đơn cử như ở xã Thanh Mai (Thanh Chương, Nghệ An), sau khi Hội đồng xét duyệt không phê duyệt cho hàng chục học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, phụ huynh học sinh đã gửi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_phap_luat_ve_quyen_hoc_tap_cua_nguoi_dan_t.pdf
  • pdfscan Đào Thị Tùng.pdf
  • pdfThông tin LA tiếng anh.pdf
  • pdfThông tin LA tiếng Việt.pdf
  • pdftóm tắt LA tiếng anh.pdf
  • pdftóm tắt luận án tiếng Việt.pdf
Tài liệu liên quan