Luận án Thực nghiệm sư phạm – đánh giá khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác - Nguyễn Quốc Khánh

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU. 9

MỞ ĐẦU . 10

1 Lý do chọn đề tài . 10

2 Mục đích nghiên cứu . 11

3 Nhiệm vụ nghiên cứu . 12

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 12

5 Giả thuyết khoa học. 12

6 Phương pháp nghiên cứu . 12

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận . 12

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn . 12

6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ . 13

7 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án . 13

7.1 Về mặt lý luận . 13

7.2 Về mặt thực tiễn . 13

8 Kết cấu luận án . 13

SƠ ĐỒ KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN. 14

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO TIẾP

CẬN TƯƠNG TÁC . 15

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu. 15

1.1.1 Vấn đề dạy-tự học trong giáo dục đại học. 15

1.1.2. Tình hình nghiên cứu E-learning và dạy học trực tuyến . 16

1.1.3. Tình hình nghiên cứu về dạy học tương tác . 22

1.2 Một số khái niệm cơ bản . 24

1.2.1 Khái niệm sư phạm tương tác và phương pháp dạy học tương tác . 24

1.2.2 Tự học. 25

1.2.2 E-learning và dạy học trực tuyến. 26

1.2.3 Dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 27

1.3 Một số vấn đề chung về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 28

1.3.1 Đặc điểm của dạy học trực tuyến . 28

1.3.2 Yêu cầu của lớp học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 28

1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của dạy học trực tuyến. 30

1.4 Thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 30

1.4.1 Một số nguyên tắc khi thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. . 30

1.4.2 Sử dụng mô hình thiết kế ADDIE . 32

1.4.3 Cấu trúc tổng thể của một khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác . 344

1.4.4 Những nội dung cần thiết kế trong khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 36

1.4.5 Mô hình thiết kế tổng thể khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác . 48

1.5 Tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 49

1.5.1 Phương pháp và kỹ năng dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 49

1.5.2 Phương tiện dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác . 50

1.5.3 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. 51

1.6 Thực trạng sử dụng E-learning trong dạy học trực tuyến ngành CNTT một số trường Đại

học . 58

1.6.1 Mục đích. 58

1.6.2 Đối tượng khảo sát. 59

1.6.3 Phương pháp khảo sát. 59

1.6.4 Nội dung khảo sát. 59

1.6.5 Kết quả và đánh giá . 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 71

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN HỌC

PHẦN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO TIẾP CẬN

TƯƠNG TÁC . 72

2.1 Đặc điểm ngành công nghệ thông tin và nội dung học phần kiến trúc máy tính . 72

2.1.1 Đặc điểm ngành công nghệ thông tin . 72

2.1.2 Cấu trúc nội dung học phần kiến trúc máy tính. 72

2.2 Xây dựng khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác . 73

2.2.1 Thiết kế phần cơ sở dữ liệu cho khóa học . 73

2.2.2 Xây dựng khóa học. 83

2.3 Xây dựng các tiêu chí để tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo

tiếp cận tương tác có hiệu quả . 99

2.3.1 Điều kiện, môi trường học tập. 99

2.3.2 Chuẩn hóa giảng viên trực tuyến. 99

2.3.3 Yêu cấu đối với sinh viên . 102

2.4 Tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác. 103

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 116

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM – ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN

HỌC PHẦN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC. 117

3.1 Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá . 117

3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 117

3.2.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm. 117

3.2.2 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học . 118

3.2.3 Đánh giá kết quả TNSP . 119

3.3 Phương pháp khảo sát trực tuyến ý kiến SV . 126

3.3.1 Mục đích và đối tượng khảo sát . 126

3.3.2 Nội dung và phương pháp tiến hành. 1265

3.3.3 Kết quả đánh giá. 127

3.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 131

3.4.1 Nội dung . 131

3.4.2 Phương pháp thực hiện. 131

3.4.3 Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia. 132

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 134

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 135

KẾT LUẬN . 135

KHUYẾN NGHỊ . 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 137

TIẾNG VIỆT . 137

TIẾNG ANH . 140

WEBSITE. 141

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN. 142

PHỤ LỤC . 1

PHỤ LỤC 1. Đánh giá thực trạng sử dụng CNTT&TT và ứng dụng E-learning trong dạy học

trực tuyến của GV ở Việt Nam. 1

PHỤ LỤC 2. Bảng số liệu thống kê kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT&TT và ứng

dụng E-learning trong dạy học trực tuyến của GV ở Việt Nam. 5

PHỤ LỤC 3. Đánh giá thực trạng sử dụng CNTT&TT trong học tập trực tuyến của sinh viên

ngành CNTT . 9

PHỤ LỤC 4. Bảng số liệu thống kê kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT&TT trong

học tập trực tuyến của SV ngành CNTT . 11

PHỤ LỤC 5. Phiếu lấy ý kiến chuyên gia. 14

PHỤ LỤC 6. Mẫu phiếu khảo sát trực tuyến ý kiến SV sau khi tham gia khóa học trực tuyến

học phần kiến trúc máy tính . 16

PHỤ LỤC 7. Danh sách SV tham gia khảo sát trực tuyến. 20

PHỤ LỤC 8. Điểm đánh giá quá trình theo từng chủ đề của khóa học . 22

PHỤ LỤC 9. Bảng điểm kết quả học tập . 35

PHỤ LỤC 10. Bảng giá trị tới hạn student. 39

pdf142 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực nghiệm sư phạm – đánh giá khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác - Nguyễn Quốc Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung học tập tới SV thông qua các mô phỏng (hình tĩnh hoặc hình động); SV tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, trong quá trình học họ còn có thể tìm ra cách tiếp cận vấn đề, con đường cách thức để đạt mục tiêu bài học. Đặc biệt sinh viên còn có thể tạo dựng và điều khiển tại chỗ các đối tượng theo ý muốn. Tìm tòi phát hiện một số quan niệm mới cũng như rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. + Phương pháp đặt câu hỏi: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung học tập, SV sử dụng kiến thức của mình để trả lời. + Phương pháp giải quyết vấn đề: GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển SV phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác. + Phương pháp dạy học nhóm: GV chia SV của một lớp học thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của SV. + Phương pháp dạy học dự án: GV hướng dẫn SV tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo 50 sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. Do đó, các phương pháp DHTT sẽ hướng SV “học bằng làm”, ở đây là làm ảo thông qua các phần mềm dạy học: Thí nghiệm thực hành ảo, các trò chơi học tập, 1.5.1.2 Kỹ năng dạy học Kỹ năng DHTT là kỹ năng vận dụng một cách hiệu quả lý luận, phương tiện và phương pháp DHTT. Để quá trình dạy và học trực tuyến theo tiếp cận tương tác có hiệu quả theo như GS. Nguyễn Xuân Lạc [27], các kỹ năng sau cần phải có: Để SV đạt được ba nhận thức cơ bản nhớ, hiểu, vận dụng theo thang Bloom GV phải có kỹ năng thực hành tốt theo bài bản đã chuẩn bị, thể hiện trong việc sử dụng thành thạo các phương tiện thực và ảo, có thể hướng dẫn một cách chuẩn mực cả trong học và tập; Phát hiện kịp thời nguyên nhân các lỗi thực hành và tìm giải pháp sửa thích ứng cho SV. Để SV đạt được nhận thức cao hơn phân tích, đánh giá và sáng tạo GV phải có kỹ năng ứng tác tốt với những tình huống ngoài dự kiến của giáo án thường đến từ phía SV và môi trường, chủ yếu là ba kỹ năng sau: (1) Kỹ năng tiếp cận: kỹ năng ứng tác (kịp thời) một cách tiếp cận khác thích hợp hơn (khả thi hơn và hiệu quả hơn) so với cá đã chuẩn bị mà không thành công hoặc đáp ứng được một đề xuất nhằm tìm hiểu sâu rộng hơn của SV; (2) Kỹ năng minh họa: kỹ năng ứng tác những ví dụ, phản ví dụ, diễn giải, (bằng ngôn ngữ lời, ngôn ngữ đồ họa hay việc làm,) thích hợp hơn hoặc sâu rộng hơn; (3) Kỹ năng kết xuất: kỹ năng ứng tác dạng thức hay công dụng của một kiết xuất thích hợp hơn hoặc sâu rộng hơn. Do phương tiện DHTT là các phương tiện số cho nên cả GV và SV cần phải có các kỹ năng tin học: GV sử dụng và thiết kế PTDH hiện đại; GV và SV sử dụng các dịch vụ Internet trong chia sẻ kiến thức và kỹ năng qua mạng. Như vậy, cả GV và SV đều cần có một trình độ tin học căn bản. Do học thông qua tương tác với các phương tiện hiện đại nên SV học bằng làm là chủ yếu, các phần mềm tương tác kiểu trò chơi, SV có thể thử-sai tùy ý để tự tạo tình huống, dò tìm giải pháp và có thể nêu nhưng câu hỏi cho nên kỹ SV cần phải có là kỹ năng tự học – tự hướng dẫn. 1.5.2 Phương tiện dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác Như đã phân tích về đặc điểm và yêu cầu của dạy học trực tuyến (ở mục 1.3.1 và mục 1.3.2), có thể nhận thấy môi trường học tập của khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác là MTHT mang tính sư phạm tương tác. Do đó, phương tiện DHTT vẫn bao gồm tất cả những nội dung và hình thức vốn có của PTDH truyền thống nhưng mang những đặc trưng mới: (1) Môi trường học trực tuyến là môi trường học thông qua Internet và máy tính nên các phương tiện DHTT phải được số hóa, kết hợp lại thành đa phương tiện và khi được số hóa thì các phương tiện hình tượng và phương tiện định hướng hành động cũng không có ranh giới phân tách như trong dạy học truyền thống; (2) MTHT trực tuyến là MTHT không giáp mặt, do đó phương tiện DHTT phải được thiết kế theo định hướng tương tác ảo mang tính tùy biến, thể hiện được các tương tác hướng ngoại và tương tác hướng nội. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tương tác thời gian thực qua mạng cũng là một yêu cầu cao đối với các phương tiện DHTT. (3) Các phương tiện DHTT phải có tính khả dụng, cụ thể là phải đáp ứng khả năng truy cập trong môi trường trực tuyến, dung lượng và chất lượng của phương tiện phải cân đối hài hòa để đảm bảo khả năng trình diễn học tập đạt được tính khoa học, sư phạm và thẩm mỹ. 51 Các phương tiện dạy học trực tuyến cụ thể là: Máy tính (hoặc các thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet) có trang bị webcam, microphone; hệ thống quản lý học tập và hệ thống quản lý nội dung học tập; bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM (slide, video, mô phỏng, ); các công cụ kiểm tra đánh giá trực tuyến (bộ câu hổi trắc nghiệm); các công cụ giao tiếp (diễn đàn, skype, Email, ); các phần mềm tương tác ảo, trò chơi tương tác. 1.5.3 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác 52 Hình 1. 19 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác Đạt Thi kết thúc học phần Tổng kết điểm khóa học Điểm >=k (k=45%*M) Cấp tài khoản cho sinh viên Tham gia các hoạt động trước khóa học Tham gia hoạt động làm quen Làm bài tập thăm dò trước khóa học Dạy học chủ đề 01(theo thời gian quy định) Dạy học phần lý thuyết Dạy học phần thực hành Tổng kết đánh giá chủ đề 01 ..... Thi giữa học phần Dạy học chủ đề n (theo thời gian quy định) Dạy học phần lý thuyết Dạy học phần thực hành Tổng kết đánh giá chủ đề n ..... Tổng kết điểm của n chủ đề (điểm tối đa là M) Học lại khóa học Không đạt 53 Quy trình trên được cụ thể hóa như sau: *Ổn định lớp và chuẩn bị học tập a) Cấp tài khoản cho SV Mỗi SV đăng kỹ khóa học sẽ được cấp một tài khoản học tập. Tài khoản này chính là hồ sơ điện tử của SV. SV sử dụng tài khoản này để đăng nhập vào hệ thống, tham gia học khóa học trực tuyến. b) Tham gia các hoạt động trước khóa học SV phải tham gia vào tất cả các hoạt động trước khóa học như: Lời chào mừng, mục đích mục tiêu khóa học, yêu cầu khóa học, hỗ trợ kỹ thuật, cấu trúc tổng thể khóa học, điểm số khóa học để: Biết được mình sẽ đạt được gì sau khóa học; biết được cấu trúc và cách tổ chức khóa học; Biết được cách đánh giá, các thành phần điểm và yêu cầu đặt ra đối với khóa học; biết được các yêu cầu đặt ra đối với khóa học. Việc tham gia các hoạt động này giúp SV tạo được tâm thế ban đầu tốt cũng như có kế hoạch, chủ động sắp xếp thời gian để tham gia khóa học tốt nhất. c) Tham gia các hoạt động làm quen Sử dụng diễn đàn “trước lạ sau quen” để các SV giới thiệu về bản thân. Thông qua tương tác này giúp SV làm quen và tạo ra một môi trường học tập như trong lớp học truyền thống luôn có sự tương tác với bạn học. Thông tin về SV cũng được sử dụng để tạo nhóm cho phù hợp; Với thông tin đăng ký ở phần diễn đàn trước lạ sau quen, giáo viên sử dụng điện thoại để gọi điện làm quen với từng SV, tạo cho SV cảm giác gần gũi được quan tâm để tạo tâm thế học tập ban đầu cho SV được tốt. d) Làm bài tập thăm dò trước khóa học Tất cả các SV đều phải làm bài tập này. Kết quả được tính là kết quả đánh giá của khóa học và thông qua kết quả này GV nắm bắt được những hiểu biết ban đầu về nội dung khóa học của SV. Thông qua đây biết được mức độ quan tâm tới khóa học ban đầu của SV để có điều chỉnh phù hợp khi tổ chức học chủ đề đầu tiên của khóa học. * Tổ chức dạy học các chủ đề của khóa học (lý thuyết + thực hành) Khóa học được chia ra làm n chủ đề, trong mỗi chủ đề đều được tổ chức học theo quy trình sau: 54 Hình 1. 20 Quy trình tổ chức dạy học một chủ đề Học bài giảng và bài đọc tham khảo (Dạy học không đồng bộ) Làm bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng (có đặt hời hạn) Làm bài tập cá nhân (Dạy học không đồng bộ -có đặt thời hạn) Làm bài nhóm (Dạy học kết hợp - có đặt thời hạn) Thảo luận trực tuyến (Dạy học đồng bộ- có đặt thời hạn) Làm bài tập đánh giá hết chủ đề (có đặt thời hạn) Làm bài tập đúc kết chủ đề (có đặt thời hạn) Hệ thống chấm điểm Dạy học một chủ đề Dạy học phần lý thuyết Dạy học phần thực hành (có thể không có tùy theo chủ đề của khóa học) GV chấm điểm GV chấm điểm Hệ thống chấm điểm GV chấm điểm SV tự làm thực hành trên phần mềm ảo SV tự kiểm tra với phần mềm ảo Làm bài tập trắc nghiệm đồ họa Điểm >=60% SV làm thực hành trên phòng thực hành thực (có thể không thực hiện tùy thuộc vào yêu cầu của bài thực hành) Giảng viên đánh giá Hoàn thành bài thực hành Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt Tổng kết đánh giá chủ đề 55 Chi tiết của quy trình dạy học chủ đề như sau: - Dạy học phần lý thuyết a) Học bài giảng và bài đọc tham khảo Nội dung: Bao gồm bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo, ... do GV cung cấp. Phần tài liệu học tập này bao gồm các kiến thức dưới dạng nhớ và hiểu đề giúp SV hiểu được các kiến thức cơ bản của chủ đề. Phương tiện: Sử dụng máy tính, mạng internet, hệ thống học tập trực tuyến. Phương pháp: GV sử dụng phương pháp mô phỏng để xây dựng bài giảng. Sử dụng phương pháp dạy –tự học: GV cung cấp nội dung và để ở chế độ mở cửa thường xuyên trong suốt thời gian diễn ra khóa học, SV tham gia tự học mọi lúc, mọi nơi. Hình thức tổ chức: Dạy và học trực tuyến không đồng bộ. Tương tác: SV chủ động tương tác với nội dung học tập để lĩnh hội kiến thức. b) Làm bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng Nội dung: Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan bao gồm toàn bộ các kiến thức ở cấp độ nhớ và hiểu của chủ đề. Phương tiện: Sử dụng máy tính, mạng internet, hệ thống học tập trực tuyến. Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy- tự học, tự kiểm tra đánh giá: GV cung cấp bài kiểm tra trắc nghiệm đánh giá kết quả học bài giảng (số câu hỏi, thời gian làm bài, số lần làm: vô số) và đặt ở chế độ luôn mở trong thời gian diễn ra chủ đề. SV tham gia làm bài kiểm tra với số lần tùy ý. Kết quả được hệ thống tự động chấm và tính điểm là điểm trung bình các lần làm, điểm được lưu vào phần điểm số của hồ sơ SV. Hình thức tổ chức: Dạy và học trực tuyến không đồng bộ. Tương tác: SV sử dụng máy tính chủ động tương tác với bài kiểm tra để tự đánh giá kết quả học bài giảng của mình và đồng thời qua đây để nắm vững kiến thức. GV sử dụng máy tính tương tác với bài kiểm tra để lấy kết quả của sinh viên để kịp thời nhắc nhở SV lười học, động viên khích lệ SV chăm học thông qua chức năng tin nhắn của hệ thống học tập trực tuyến (hoặc sử dụng điện thoại) để tương tác với SV. Việc sử dụng cách tính điểm trung bình của các lần làm là điểm đánh giá cuối cùng sẽ thúc đấy SV làm nhiều lần nếu như những lần trước đó có kết quả thấp, đồng thời việc đặt thời hạn kết thúc trước khi làm bài tập cá nhân nên đã ép SV phải làm phần này trước khi tham gia bài tập cá nhân, như vậy nâng cao kết quả làm bài tập cá nhân. Thông qua bài tập này sẽ giúp SV nhớ và hiểu kỹ được nội dung bài học; Việc hệ thống lưu lại các kết quả làm bài của SV ngoài việc lấy làm kết quả đánh giá khóa học còn giúp giáo viên phát hiện ra những SV không tham gia học tập tích cực để từ đó kịp thời nhắc nhở và chấn chỉnh việc học tập của SV. c) Làm bài tập cá nhân Nội dung: Bộ câu hỏi ở cấp độ vận dụng những nội dung học của chủ đề vào thực tiễn, số lượng câu hỏi lớn hơn số sinh viên. 56 Phương tiện: Sử dụng máy tính, mạng internet, diễn đàn thảo luận/bài tập cá nhân của hệ thống học tập trực tuyến. Phương pháp: Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và phương pháp giải quyết vấn đề: GV đưa bộ câu hỏi lên diễn đàn/bài tập cá nhân, có quy định về thời gian nộp bài, quy định thời gian tham gia bình luận đánh giá bài của bạn khác. SV tham gia làm bài tập theo yêu cầu của GV. Hình thức tổ chức: Dạy và học trực tuyến kết hợp giữa đồng bộ và không đồng bộ. Tương tác: SV sử dụng máy tính tương tác không đồng bộ với GV và với các bạn trong lớp qua diễn đàn thảo luận/bài tập cá nhân của hệ thống học tập trực tuyến. Việc được lựa chọn câu hỏi trả lời sẽ giúp SV có hứng thú trong việc làm bài tập và việc chọn câu hỏi mà chưa có ai chọn đã thúc đẩy SV phải trả bài càng sớm càng tốt để có thể chọn câu hỏi theo ý mình; Do phải nhận xét bài làm của SV khác nên đã giúp SV phát triển đươc khả năng vận dụng, phân tích và đánh giá trong học tập. GV đánh giá cho điểm SV theo tiêu chí đánh giá đã định, gửi kết quả điểm cho SV ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài tập. Với việc GV đưa ra số lượng lớn câu hỏi thực tiễn cho SV thảo luận giáo viên đã giúp SV vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đây là yếu tố then chốt được đặt ra trong đào tạo đặc biệt là đào tạo trực tuyến. Mặt khác những câu hỏi này chính là nội dung kiểm tra của bài kiểm tra hết chủ đề, như vậy sẽ làm cho SV tích cực làm bài tập này và nâng cao chất lượng bài kiểm tra đánh giá hết chủ đề. d) Làm bài tập nhóm Nội dung: Câu hỏi mở rộng cho chủ đề đặt ra cho từng nhóm. Phương tiện: Sử dụng máy tính, mạng internet, diễn đàn thảo luận/bài tập nhóm của hệ thống học tập trực tuyến, điện thoại. Phương pháp: Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp dự án, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm: GV đưa câu hỏi vào diễn đàn thảo luận/bài tập nhóm riêng của các nhóm, đặt thời hạn nộp bài; Các nhóm SV sử dụng máy tính để làm bài theo yêu cầu của giáo viên: Các nhóm tự tổ chức làm bài tập này qua diễn đàn đã tạo riêng cho từng nhóm ( hoặc sử dụng điện thoại để trao đổi), nộp kết quả bài tập cho giáo viên theo thời hạn và mỗi SV phải gửi cho giáo viên phiếu kín (phiếu đánh giá bài tập nhóm) nếu có yêu cầu của GV qua Email. Giáo viên nhận bài tập chấm điểm và gửi phản hồi cho nhóm SV ngay sau khi kết thúc. Hình thức tổ chức: Dạy và học trực tuyến kết hợp giữa đồng bộ và không đồng bộ. Tương tác: GV sử dụng máy tính để tương tác không đồng bộ với nhóm SV qua diễn đàn thảo luận/bài tập. SV tương tác với SV trong nhóm đồng bộ hoặc không đồng bộ qua diễn đàn thảo luận riêng của nhóm mình. Thông qua việc làm bài tập nhóm sẽ giúp SV phát triển khả năng tổ chức và tư duy làm việc theo nhóm, bằng việc sử dụng phiếu đánh giá hoạt động nhóm sẽ giúp giáo viên đánh giá chính xác kết quả và giảm thiểu được việc ỷ nại của SV khi tham gia làm bài tập nhóm. 57 e) Tham gia thảo luận trực tuyến GV sử dụng để tổ chức thảo luận với SV một cách đồng bộ theo thời gian cố định đã hẹn trên hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề SV chưa hiểu khi tham gia tự học với phần bài giảng, đồng thời qua đây để định hướng cho SV vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Thời gian phiên họp được diễn ra 2h và khéo léo đặt ngay trước thời gian tổ chức kiểm tra đánh giá hết chủ đề. Nội dung thảo luận có thể đề cập nhiều đến những vấn đề mà giáo viên dự định cho kiểm tra ngay sau đó để lôi cuốn học sinh tham gia đông đảo. f) Làm bài tập đánh giá hết chủ đề Quá trình kiểm tra được diễn ra đồng thời, thời gian thi do GV ấn định và được tổ chức ngay sau thời gian họp trực tuyến diễn ra, SV chỉ có thể tham gia kiểm tra duy nhất 1 lần, kết quả được hệ thống chấm tự động và lưu lại, giáo viên sử dụng kết quả này để đánh giá kết quả học tập của SV. g) Làm bài tập đúc kết SV tự đúc kết và rút ra bài học cho bản thân ở cuổi mỗi chủ đề thông qua việc trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra, nộp bài cho giáo viên theo đúng hạn định. Việc làm bài tập này giúp SV tự tìm ra kiến thức then chốt cần nhớ, phát triển kỹ năng phân tích và tổng hợp kiến thức. i) Kho dữ liệu trực tuyến Ở mỗi chủ đề GV có thể tạo ra những kho dữ liệu trực tuyến để SV chia sẻ tài liệu liên quan đến chủ đề mà họ có để các SV khác có thể tham khảo và sử dụng. j) Diễn đàn lấy ý kiến phản hồi của SV Ở mỗi chủ đề GV có thể tạo ra diễn đàn để SV gửi ý kiến thắc mắc và phản hồi về lớp học. GV sử dụng diễn đàn này để kịp thời giải đáp thắc mắc, trợ giúp SV kịp thời cũng như điều chỉnh hoạt động học tập cho phù hợp. - Dạy học phần thực hành a) Sử dụng phần mềm thực hành ảo GV cung cấp phần mềm cho SV kèm theo hướng dẫn sử dụng qua mạng cho SV, gửi yêu cầu các bài thực hành cho SV; SV cài đặt phần mềm trên máy tính của mình, sử dụng tài liệu hướng dẫn của GV để tự tương tác với phần mềm làm các bài thực hành mà GV yêu cầu; SV sử dụng chính phần mềm để tự kiểm tra đánh giá kết quả của mình, nếu chưa đạt sẽ tự thực hiện lại bài thực hành đến khi nào đạt thì thôi. b) Sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm đồ họa GV sử dụng Bài kiểm tra trắc nghiệm đồ họa đã xây dựng để kiểm tra kết quả thực hành của SV. Yêu cầu SV phải hoàn thành bài tập này với số điểm >=60% mới đạt. SV phải đạt bài kiểm tra này mới được tham gia phần thực hành trên phòng thực hành thực. c) Tổ chức thực hành trên phòng thực hành thực GV tổ chức cho SV thực hành trên phòng thực hành thực (phần này có thể không cần thực hiện nếu như yêu cầu của bài thực hành là không cần thiết). Thời gian thực hành rút ngắn do SV đã làm thành thạo trên phần mềm ảo. GV kiểm tra đánh giá kết quả thực hành 58 của SV: nếu không đạt SV phải làm lại bài thực hành, nếu đạt SV đã hoàn thành bài thực hành. - Tổng kết đánh giá chủ đề Ngay sau khi kết thúc chủ đề GV tổng kết điểm của các phần bài tập trong chủ đề theo quy định về mức điểm số đã đặt, gửi kết quả ngay cho SV. Việc làm này sẽ giúp SV tự điều chỉnh, tích cực và chủ động học ở chủ đề tiếp theo: Nếu kết quả cao sẽ tạo tinh thần tốt cho SV, nếu kết quả thấp sẽ làm cho SV phải cố gắng nỗ lực phấn đấu ở chủ đề tiếp theo. GV có thể gọi điện trực tiếp tới SV để thông báo kết quả: Biểu dương SV có kết quả cao, động viên SV có kết quả thấp để cố gắng ở chủ đề tiếp theo và cảnh báo kịp thời tới SV có nhiều lần kết quả thấp mà chưa có cố gắng; Việc gọi điện này sẽ làm cho SV cảm thấy được quan tâm, tạo động lực cho họ học tập và điều chỉnh thái độ học tập kịp thời. * Tổng kết đánh giá điểm quá trình, tổ chức thi giữa học phần và kết thúc học phần a) Tổng kết điểm quá trình Ngay sau khi kết thúc khóa học, căn cứ trên kết quả điểm tổng kết đánh giá của từng chủ đề, GV đánh giá điểm toàn khóa học cho SV (SV chỉ được đánh giá khi đã hoàn thành tất cả các chủ đề của khóa học), tiêu chí đánh giá SV hoàn thành khóa học và đủ điều kiện thi kết thúc học phần là điểm tổng >=45% điểm tối đa của khóa học. GV thông báo kết quả cho SV: Điểm đạt, được thi kết thúc học phần hay điểm không đạt, phải học lại khóa học. b) Tổ chức thi giữa học phần và kết thúc học phần Sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đã xây dựng cho khóa học để ra đề thi trắc nghiệm online tại phòng thi của nhà trường với bài thi giữa học phần kết thúc học phần. Thời gian thi: Đối với bài thi giữa học phần được thực hiện sau khi học được một nửa số chủ đề, bài thi kết thúc học phần được tổ chức khi đã học xong tất cả các chủ đề. Ra đề, tổ chức thi, chấm bài được thực hiện bởi phòng khảo thí của nhà trường. 1.6 Thực trạng sử dụng E-learning trong dạy học trực tuyến ngành CNTT một số trường Đại học 1.6.1 Mục đích Từ cơ sở lý luận đã trình bày và phân tích ở phần trên, để có căn cứ thực tiễn cho việc nghiên cứu xây dựng và triển khai một mô hình dạy học trực tuyến chuyên ngành CNTT theo tiếp cận tương tác, luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng về điều kiện trang thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, mạng internet,), trình độ sử dụng máy tính và mạng internet cũng như khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học của GV và SV ngành CNTT ở trường đại học, thực trạng dạy học trực tuyến các học phần chuyên ngành CNTT nói chung và học phần Kiến trúc máy tính nói riêng , thực trạng đường truyền internet ở các trường đại học. Việc đánh giá đúng thực trạng nêu trên sẽ là căn cứ đảm bảo cho việc nghiên cứu và đề xuất một mô hình dạy học trực tuyến chuyên ngành CNTT phù hợp và có tính khả thi. 59 1.6.2 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát thứ nhất là 100 GV được chọn ngẫu nhiên trong số giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại khoa CNTT 04 trường đại học: Đại học Công nghiệp Việt Trì, Đại học Hùng Vương và Đại học Công nghiệp Sao đỏ, Đại học Sư phạm Huế. Số phiếu thu về là 100. Mẫu phiếu khảo sát được đính kèm trong phụ lục 1 của luận án. Đối tượng khảo sát thứ hai là 125 SV năm chứ 03 chuyên ngành CNTT của trường Đại học Công nghiệp Việt trì và Đại học Hùng Vương. Số phiếu thu về là 125. Mẫu phiếu khảo sát được đính kèm trong phụ lục 2 của luận án. 1.6.3 Phương pháp khảo sát Phương pháp chủ đạo để tiến hành điều tra là sử dụng bảng hỏi; trong đó, các câu hỏi được thiết kế vào phiếu và gửi trực tiếp cho GV và SV. Hệ thống câu hỏi được cấu trúc bao gồm các câu hỏi đóng, mở, nhiều phương án lựa chọn và có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, logic và đảm bảo tính khách quan. Công cụ sử lí số liệu là phần mềm ứng dụng Microsoft Excell 2016 và các thuật toán thống kê thông dụng 1.6.4 Nội dung khảo sát Trong khuôn khổ luận án, nội dung khảo sát tập trung vào những thông tin sau: * Đối với giảng viên Thực trạng việc sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong dạy học. Thực trạng việc sử dụng các phần mềm dạy học trong dạy học. Thực trạng trang bị mạng internet phục vụ công tác đào tạo Thực trạng về việc thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến * Đối với sinh viên Thực trạng việc sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong học tập. Thực trạng sử dụng các phương thức học tập trực tuyến. Thực trạng chất lượng học tập trực tuyến đã tham gia. 1.6.5 Kết quả và đánh giá 1.6.5.1. Đối với giảng viên Với kết quả thu thập được từ phiếu khảo sát, sử dụng phương pháp thống kê toán học luận án thu được các bảng số liệu (Được trình bày ở phụ lục 2), Căn cứ trên các bảng số liệu luận án phân tích cụ thể như sau: - Kỹ năng sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong dạy học: Số liệu bảng 2.1- Phụ lục 2 cho thấy hầu hết các GV dạy tin học đều tự đánh giá sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong dạy học như máy vi tính, phương tiện nghe nhìn, mạng internet chiếm 100%. Tuy nhiên nhóm các thiết bị điện tử khác (Camera, ghi âm, table, ebook, ...) đây là thiết bị sử dụng để soạn bài giảng điện tử và dạy học E-learning, tỷ lệ sử 60 dụng thành thạo và khá là 70%, sử dụng trung bình 30%. Qua phân tích số liệu cho thấy hầu hết các GV CNTT đều có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện CNTT&TT trong dạy học, chỉ có một số ít GV (30%) chưa thường xuyên sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong dạy học. Kết quả được phản ánh trong biểu đồ dưới đây: Hình 1. 21 Biểu đồ kỹ năng sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong dạy học - Kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học: Số liệu bảng 2.1-Phụ lục 2 cho thấy phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm trình chiếu, phần mềm thiết kế website khả năng sử dụng thành thạo và khá là 100%. Đối với nhóm phần mềm sử dụng trong dạy học E-learning như phần mềm soạn bài giảng điện tử (thành thạo 57%, khá 26%, trung bình 17%, yếu 0%), phần mềm tạo mô phỏng (thành thạo 48%, khá 24%, trung bình 28%, yếu 0%). Qua đây có thể thấy khả năng sử dụng phần mềm trong dạy học của GV CNTT là tốt. Vấn đề là việc sử dụng phần mềm trong dạy học E-learning là chưa cao, có khoảng 50% GV chưa thực sự sử dụng E-learning trong dạy học. Kết quả được phản ánh trong biểu đồ dưới đây. Hình 1. 22 Biểu đồ kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Máy vi tính Phương tiện nghe nhìn Thiết bị điện tử khác Sử dụng mạng internet 1 2 3 4 Thành thạo Khá Trung bình Yếu 0 20 40 60 80 100 Phần mềm soạn thảo văn bản Phần mềm trình chiếu (Power point) Phần mềm soạn bài giảng điện tử E- learning Phần mềm thiết kế website Phần mềm tạo mô phỏng 1 2 3 4 5 Thành thạo Khá Trung bình Yếu 61 - Khả năng vận dụng E-learning trong dạy học: Số liệu bảng 2.3 - Phụ lục 2 cho thấy đại đa số giáo viên CNTT đã sử dụng E-learning vào dạy học tuy nhiên chủ yếu là vận dụng công nghệ soạn bài giảng điện tử e-learning (nội dung giảng dạy) như thiết kế tài liệu điện tử, website học tập cụ thể được thể hiện: Phát tài liệu điện tử cho SV (thường xuyên 75%, thỉnh thoảng 23%, rất ít sử dụng 2%, không sử dụng 0%). Sử dụng website học tập tự do (thường xuyên 43%, thỉnh thoảng 25%, rất ít sử dụng 14%, không sử dụng 18%). Việc vận dụng E-learning trong dạy học dưới dạng một mô hình dảng dạy (nội dung, phương tiện, phương pháp) còn hạn chế. Sử dụng E-learning trong dạy học kết hợp với phương pháp truyền thống dưới dạng dạy học Blended hay dạy học đảo ngược còn chưa phổ biến, với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_nghiem_su_pham_danh_gia_khoa_hoc_truc_tuyen_hoc.pdf
Tài liệu liên quan