Luận án Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .12

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.12

1.1.1. Về sự thích ứng của con người nói chung. 12

1.1.2. Thích ứng với hoạt động học tập . 16

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.22

1.2.1. Về sự thích ứng nói chung . 22

1.2.2. Sự thích ứng với môi trường học tập . 24

Tiểu kết chương 1 .34

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .35

2.1 Khái niệm.35

2.1.1. Sinh viên. 35

2.1.2. Thích ứng . 38

2.1.3. Các yếu tố thích ứng. 41

2.1.4. Khả năng thích ứng . 41

2.1.5. Ứng phó. 42

2.1.6. Chuẩn mực . 43

2.1.7. Môi trường đại học. 44

2.1.8. Hoạt động học tập . 45

2.1.9. Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên . 45

2.2. Tiếp cận lý thuyết của nghiên cứu.46

2.2.1. Lý thuyết thích ứng . 462.2.2. Lý thuyết xã hội hoá. 48

2.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội . 50

2.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu (Đại học Kiểm sát Hà Nội).51

2.4. Môi trường học tập tại trường Đại học Kiểm sát Hà Nội .53

Tiểu kết chương 2 .55

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KIỂM SÁT

HÀ NỘI.56

3.1. Sự thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập .56

3.1.1. Thích ứng với phương pháp học đại học . 56

3.1.2. Thích ứng với phương pháp học nhóm. 63

3.2. Sự thích ứng với mạng lưới xã hội của sinh viên .64

3.2.1. Quan hệ với bạn bè. 65

3.2.2. Quan hệ với giảng viên, cán bộ phòng ban. 68

3.2.3. Quan hệ với các tổ chức, đoàn thể . 70

3.2.4. Quan hệ của sinh viên qua mạng xã hội. 72

3.3. Sự thích ứng của sinh viên với môi trường sống.77

3.3.1. Sự thích ứng với điều kiện sinh hoạt. 77

3.3.2. Sự thích ứng với việc chi tiêu, ăn uống. 80

3.4. Sự thích ứng của sinh viên với khuôn mẫu ứng xử .83

3.4.1. Thích ứng với chuẩn mực . 83

3.4.2. Mức độ thích ứng của sinh viên. 87

Tiểu kết chương 3 .87

pdf206 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức các chương trình từ thiện. Đây là nơi các sinh viên được tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, được cống hiến những điều ý nghĩa. - Nhóm thể thao: Nhóm này thì chủ yếu là các nam sinh viên. Khi tham gia các câu lạc bộ này, sinh viên có thể rèn luyện sức khoẻ, dễ thích ứng hơn với môi trường sống. Có sức khoẻ để thích ứng, tham gia các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày. 3.2.4. Quan hệ của sinh viên qua mạng xã hội Trong thời đại hiện nay với sự phát triển như vũ bão của của công nghệ, mỗi cá nhân có thêm một mối quan hệ tương tác với mạng lưới xã hội của mình, thông qua việc hình thành một tài khoản cá nhân trên mạng internet. Mạng xã hội là một website mở trong đó người dung có thể tự xây 73 dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thông qua các tính năng riêng biệt của mạng xã hội Và sinh viên là tầng lớp trẻ, luôn có xu hướng tiếp cận cái mới. Có thể thấy, sinh viên trường Đại học Kiểm sát sử dụng mạng xã hội với kết bạn giao lưu lớn nhất (chiếm 38,6%), tiếp đến là mục đích học tập chiếm 27,2,5% và mục đích hỗ trợ trao đổi công việc chiếm 18,4%. Tỉ lệ sinh viên sử dụng mạng xã hội để mua/bán hàng online chiếm 4,8% và chơi game chiếm 11%. Biểu đồ 3.6. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên (%) Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020 Trước hết về thuận lợi khi sử dụng mạng xã hội, việc sử dụng mạng xã hội giúp sinh viên thích ứng nhanh hơn với các mối quan hệ bạn bè, kết bạn, giao lưu, sử dụng với mục đích học tập, và tìm kiếm cơ hội việc làm, ngoài ra, một số bạn sử dụng với mục đích giải trí như chơi game, xem phim, hay mua bán hàng online 74 Biểu đồ 3.7. Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên (%) Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020 Tần suất sinh viên sử dụng mạng xã hội chiếm thời gian khá lớn trong ngày từ 3-5h chiếm 64%, xếp tỉ lệ thứ hai về tần suất sử dụng mạng xã hôi là khoảng thời gian từ 1-3h chiếm 20%, có 12% sinh viên trả lời rằng họ sử dụng mạng xã hội trên 6 giờ, chỉ có 4% sinh viên cho biết họ sử dụng mạng xã hội dưới 1 tiếng một ngày. 75 Biểu đồ 3.8. Mức độ gặp khó khăn với các vấn đề khi sử dụng mạng xã hội (%) 14.6 40.2 5.2 2.6 38.4 0 1.40 51.6 27.6 47.2 27.8 0 0 85.4 2.4 0 0 33.8 100 98.6 0 5.8 67.2 50.2 0 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Liên l?c v?i b?n bè Ngôn ng? Tìm ki?m thông tin H?c nhóm N?p bài ti?u lu?n, ktra Vui chơi gi?i trí Khác Th?nh tho?ng Thư?ng xuyên Không chút nào R?t thư?ng xuyên Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020 Với các sinh viên sử dụng mạng xã hội thì tất cả đều thích ứng khá nhanh với mối quan hệ này. Cụ thể là việc sử dụng để vui chơi giải trí không gặp một chút khó khăn nào, 85,4% sinh viên trả lời họ liên lạc với bạn bè qua mạng xã hội dễ dàng không gặp cản trở gì, việc nộp bài kiểm tra, tiểu luận cho giảng viên cũng có 33,8% sinh viên thích ứng tốt, không gặp chút khó khăn nào. Đáng chú ý về vấn đề ngôn ngữ có 2,4% sinh viên cho rằng họ đã thích ứng tốt khi giao tiếp qua mạng xã hội mà không gặp cản trở về ngôn ngữ. Vấn đề ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp qua mạng xã hội cũng được đặt ra: “Em cũng là người miền Bắc, nhưng khi giao tiếp với các bạn, nhiều bạn sử dụng ngôn ngữ trên mạng, tiếng lóng rồi các kí tự, kí hiệu tượng hình 76 mà em cũng không hiểu các bạn ấy đang muốn nói gì” (Nữ, 18 tuổi, sinh viên năm thứ nhất). Một trong những tính năng hỗ trợ việc thích ứng của sinh viên, nhất là về vấn đề học tập mà mạng xã hội đóng vai trò quan trọng chính là tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, vấn đề này lại là vấn đề chưa một sinh viên nào thích ứng được hoàn toàn. Một tỉ lệ lớn sinh viên cho biết họ gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm thông tin (67,2%) bởi lượng thông tin trên mạng quá lớn, họ không biết đâu là thông tin chính thức, đâu là thông tin không chính thức làm họ lúng túng trong quá trình đọc và chọn lọc thông tin. Có 27,6% sinh viên thường xuyên gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin, chỉ có 5,2% sinh viên ít gặp khó khăn và lựa chọn mức độ thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Cụ thể là: “Mỗi lần cô giao bài tiểu luận, chỉ cần gõ lên google là em tìm được rất nhiều bài nhưng không biết bài nào mới là kiến thức đúng vì mỗi bài một kiểu, thậm chí có lúc em nạp vào rất nhiều tiền để tải bài tập về nhưng khi đọc thì kiến thức lại không giống giáo trình”. (Nam, 20 tuổi, sinh viên năm thứ nhất). Sử dụng mạng xã hội cho mục đích học nhóm là hình thức các bạn sinh viên lựa chọn nhiều. Sinh viên sử dụng mạng xã hội để học nhóm bằng cách lập nhóm zalo hoặc nhóm facebook là chủ yếu. Tuy nhiên, họ lại trả lời học nhóm qua mạng xã hội không hiệu quả nên tất cả sinh viên khảo sát đều trả lời gặp khó khăn trong vấn đề này ở nhiều mức độ khác nhau. Có 50,2% sinh viên chưa thích ứng được với hình thức học này và trả lời họ rất thường xuyên gặp khó khăn trong vấn đề học nhóm qua mạng xã hội, 47,2% sinh viên thường xuyên gặp khó khăn và 2,6% sinh viên thích ứng được một chút với hình thức nhóm nhóm qua mạng xã hội này nhưng vẫn thỉnh thoảng gặp vấn đề. Những vấn đề gặp khó khăn mà các bạn sinh viên đưa ra phần lớn là: không thể họp nhóm mạng xã hội đầy đủ thành viên cùng một thời điểm. Nhiều thành viên không tích cực tham gia, một số thành viên không có ý thức 77 làm bài nhóm dù “đã xem” nhưng không ý kiến, và một số bạn do điều kiện kinh tế không được hỗ trợ công cụ nên mỗi lần học nhóm bằng hình thức này đều phải ra hàng ineternet hoặc mượn máy của bạn cùng phòng. Qua quá trình khảo sát, nhiều sinh viên vẫn cho rằng bản thân còn gặp phải một số khó khăn và rào cản nhất định trong quá trình họp nhóm trực tuyến xuất phát từ chủ thể là người học và các tác động từ môi trường bên ngoài như: tiếng ồn, khả năng sử dụng các tính năng học nhóm bằng thiết bị hỗ trợ công nghệ cao, mức độ truyền đạt và tiếp nhận thông tin, phản hồi từ giữa các thành viên trong nhóm. Rõ ràng, mối quan hệ trên mạng xã hội là một mối quan hệ mới xuất hiện nhưng lại là mối quan hệ đóng vai trò không thể thiếu đối với sinh viên Đại học kiểm sát Hà Nội. Chính bởi vậy, nó ảnh hưởng lớn tới sự thích ứng của sinh viên. 3.3. Sự thích ứng của sinh viên với môi trường sống 3.3.1. Sự thích ứng với điều kiện sinh hoạt Các em sinh viên, đặc biệt là các tân sinh viên, việc làm đầu tiên khi nhập học chính là lo “nơi ăn chốn ở”. Kết quả khảo sát cho thấy, 53% sinh viên được hỏi cho rằng điều kiện học tập ở đại học không tốt như ban đầu họ tưởng tưởng nên họ có tâm lý hơi hụt hẫng, và không có cảm giác tự tin, phấn khởi trong học tập. Tuy nhiên, vẫn có 61% sinh viên dù trả lời điều kiện sinh hoạt không tốt nhưng cũng luôn có tâm lý sẵn sàng thích ứng, không để điều kiện sinh hoạt trong đời sống thường ngày ảnh hưởng đến kết quả học tập. Hầu hết sinh viên đều tự chuẩn bị cho mình liệu pháp ứng phó, giải quyết những khó khăn cá nhân. Như vậy, phần lớn sinh viên đều gặp khó khăn trong quá trình hoà nhập với môi trường sống mới nhưng đều đã thích ứng được 78 Biểu đồ 3.9. Mức độ gặp khó khăn trong cuộc sống (%) Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020 Vẫn còn một số sinh viên không thể tự mình giải quyết, ứng phó được với những khó khăn trong đời sống hàng ngày, đồ ăn (ẩm thực) được sinh viên lựa chọn là khó khăn thứ xếp thứ 2 ở mức độ thường xuyên trong quá trình thích ứng là 4,4%, mặc dù có 39,8% sinh viên cho biết không họ gặp vướng mắc về đồ ăn, thức uống hàng ngày nhưng vẫn có 28,8% sinh viên chưa thích ứng được với đồ ăn ở mức hiếm khi và 27% sinh viên chưa thích ứng được với mức độ thỉnh thoảng, những sinh viên này thường là những bạn đến từ các vùng miền Trung và miền Nam lựa chọn phương án này, điều này khiến cho họ không thể tập trung học tập, ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên. Khi được hỏi về thích ứng với giờ giấc sinh hoạt thì các em sinh viên đều cho rằng không gặp khó khăn chút nào chiếm 41%, sinh viên gặp khó khăn ở mức độ thỉnh thoảng (16,8%) và hiếm khi (30,2%) là chủ yếu, chỉ có 2,2% sinh viên thường xuyên gặp khó khăn một chút nào với giờ giấc, sinh hoạt mới tại mội trường đại học mà họ hoàn toàn thích ứng được. Khi được hỏi về thích ứng với các quy định, chuẩn mực thì các em sinh viên đều cho rằng họ chỉ gặp khó khăn ở mức độ thỉnh thoảng (31,2%) và 5 1 3 9 .8 4 4 .4 4 1 3 4 .2 2 0 .8 2 8 .8 2 9 .4 3 0 .2 3 4 .4 2 8 .2 2 7 2 4 .8 1 6 .8 3 1 .2 0 4 .4 1 .4 1 2 00 0 0 0 0 .2 Ngôn ngữ Ẩm thực Trang phục Giờ giấc sinh hoạt Nội quy, quy định Không chút nào Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 79 hiếm khi (34,4%) là chủ yếu, có 34,2% sinh viên không gặp khó khăn một chút nào với quy định, nội quy mới tại mội trường đại học mà họ hoàn toàn thích ứng được. Tuy nhiên, vẫn còn 0,2% sinh viên gặp khó khăn với các quy định, chuẩn mực ở mức độ rất thường xuyên. Kết quả cho thấy, sinh viên thích ứng khá tốt với những khó khăn trong cuộc sống. Kết quả khảo sát về việc sinh viên làm gì để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày thì phần lớn sinh viên tìm đến sự trợ giúp của bạn bè xung quanh (69,3%), tiếp đến là họ tìm đến sự giúp đỡ của bố mẹ, anh chị em ruột chiếm 21%, một số ít sinh viên tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm (4,3%), không có sinh viên nào lựa chọn liệu pháp ứng phó cho vấn đề này là tìm đến sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, 5,4% các em không tìm đến bất kì sự trợ giúp nào khi gặp khó khăn trong quá trình sinh sống. Không chỉ là những khó khăn về giao tiếp hàng ngày, khi được hỏi về môi trường sống, các em sinh viên đều trả lời họ cảm thấy môi trường, chất lượng sống của họ không được tốt mà chất lượng về không khí được các em lựa chọn cao nhất 92,3%, tiếp đến là thực phẩm chiếm 67,7% và nguồn nước là yếu tố thứ ba chiếm 54,2%, cuối cùng là vấn đề về rác thải và tiếng ồn lần lượt chiếm 23,6% và 18,4%. Vấn đề môi trường sống, nguồn nước, ăn uống cũng được nhiều sinh viên đưa ra là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng của họ. Để đảm bảo sức khoẻ học tập, sinh viên cũng cần được quan tâm hơn về vấn đề ăn uống. Tại kí túc xá trường Đại học Kiểm sát cấm sinh viên nấu ăn trong phòng nên hầu hết sinh viên lựa chọn ăn ở nhà ăn căng tin hoặc bên ngoài. Qua khảo sát, nhà ăn sinh viên quán bên ngoài với giá cả leo thang như hiện nay, chỗ sạch sẽ, ngon miệng thì giá cao, chỗ giá rẻ thì vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Trước những vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương, phần lớn sinh viên lựa chọn liệu pháp ứng phó cho bản thân mình là “Trang bị thêm các 80 thiết bị bảo hộ tự bảo vệ mình” chiếm 91,7% như: khẩu trang, kính khi đi ra ngoài, một số bạn còn cho biết các bạn tự góp tiền mua máy lọc nước nhỏ để ở phòng kí túc xá, nơi ở., một số ít còn lại thì cho rằng đây là vấn đề chung của cộng đồng nên không cố gắng chịu (8,3%). Không có em nào lựa chọn phương án tìm cách chuyển chỗ ở hay phản ánh với chính quyền địa phương, đơn vị, các cơ quan chức năng về vấn đề này. Biểu đồ 3.10. Mức độ gặp khó khăn trong cuộc sống của sinh viên theo năm học theo mức độ thỉnh thoảng (%) M?c đ? g?p khó khăn trong cu?c s?ng c?a sinh viên theo năm h?c 47.0 35.7 33.3 20.0 34.3 17.5 14 12 12 26.5 Ngôn ng? ?m th?c Trang ph?c Gi? gi?c sinh ho?t N?i quy, quy đ?nh Sinh viên năm hai Sinh viên năm nh?t Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020 Qua biểu đồ khảo sát, có thể thấy, mức độ gặp khó khăn trong cuộc sống của sinh viên năm thứ hai đều thấp hơn sinh viên năm thứ nhất. Rõ ràng, yếu tố thời gian học tập tại trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thích ứng của sinh viên. 3.3.2. Sự thích ứng với việc chi tiêu, ăn uống Khi được hỏi về vấn đề chi tiêu, các em sinh viên đều trả lời rằng ban đầu các em cảm thấy rất phấn khởi vì được tự chủ về kinh tế cho bản thân. 81 Các em có cảm giác mình “đã lớn”, có thể chủ động trong cuộc sống sinh hoạt của mình. Tuy nhiên, cảm giác này không được bao lâu mà thay vào đó là “lo lắng”. Các em sinh viên, đặc biệt là các tân sinh viên, không chỉ là nỗi lo về nơi ăn chốn ở mà còn là vấn đề chi tiêu hàng ngày. Đối với các em sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, eo hẹp về điều kiện kinh tế, số tiền gia đình cho các em để ăn học không nhiều, trong khi các em còn đang lúng túng không biết chi tiêu ra sao khi các em chưa bao giờ tự mình lo cho cuộc sống hàng ngày, các em càng gặp khó khăn, lúng túng hơn trong việc chi tiêu của mình. “Những ngày đầu nhập học thật sự em gặp khó khăn rất nhiều, em phải học cách tự chăm sóc bản thân, tự ăn, tự giặt giũ quần áo, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt cá nhân trong một thời gian nhất định.” (Nữ, 18 tuổi, sinh viên năm thứ nhất). Một sinh viên khác chia sẻ “Một tháng ba mẹ cho em một khoản tiền em không biết phải chi tiêu thế nào để hết tháng cô ạ, em cảm thấy áp lực kinh khủng, những ngày đầu đi học, nhiều khoản thu, quỹ lớp, nộp tiền gửi xe, các loại tiền, làm em không thể tập trung học tập được”. (Nam, 19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất). Những sinh viên chưa quen cuộc sống tự lập càng có nguy cơ bị khủng hoảng, ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, cũng như chất lượng học tập. Qua quan sát và khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn sâu, sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội những năm đầu tiên đi học xa nhà, gặp nhiều khó khăn về tự sắp xếp, điều khiển cuộc sống của mình, từ việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, ăn uống ngủ nghỉ đều phải tự mình cân đối. Để có thể thích ứng, sinh viên cần tự lập và chủ động trong mọi thứ để đạt được mục tiêu. Những rắc rối tưởng chừng như rất nhỏ nhưng hầu hết các sinh viên đều trải qua và gặp khó khăn trong quá trình thích ứng với chi tiêu hàng tháng. “Em vẫn chưa thể cân đối được phù hợp chi tiêu hàng tháng bố mẹ cho nên thường xuyên phải ăn mì tôm vào cuối tháng cô ạ” (Nam, 18 tuổi, sinh viên năm thứ nhất) 82 Sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội còn bỡ ngỡ do thiếu những kỹ năng sống cơ bản như: giặt giũ quần áo, thậm chí là tự mình trang bị những vật dụng cá nhân đôi khi còn quên hoặc thiếu, nhiều sinh viên còn chưa bao giờ học cách sống độc lập nên còn gặp khó khăn trong thích ứng với cuộc sống Biểu đồ 3.11. Sự thích ứng của sinh viên với vấn đề chi t.iêu (%) Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020 Khi được hỏi về mức độ thích ứng với chi tiêu hàng ngày thì hầu hết sinh viên đều trả lời chưa thích ứng được, còn gặp khó khăn. Họ mới chỉ thích ứng được ở mức độ trung bình 32,8%, thậm chị một số em còn nói mình thích ứng kém với vấn đề này chiếm 27,3%. Chỉ có 18,1% sinh viên cho rằng họ thích ứng tốt, 11,8% sinh viên thích ứng khá tốt và 10% sinh viên thích ứng ở mức độ rất tốt. Những bạn thích ứng ở mức độ tốt trở lên đều là những bạn chủ yếu là giới tính nữ và có kinh nghiệm di cư từ lần thứ 2 trở lên. Các em sinh viên, đặc biệt với các em sinh viên hoàn cảnh gia đình khó khăn, số tiền ba mẹ cho không đủ trang trải, các em cũng không dám gọi về xin thêm mà lựa chọn liêụ pháp ứng phó đầu tiên là tiết kiệm như: chọn mua đồ rẻ tiền, cắt giảm những chi tiêu không thật sự cần thiết, sau đó là tìm công việc làm thêm để tự mình trang trải cuộc sống hàng ngày. Một số em gia đình khá giả thì các em lựa chọn giải pháp “tìm đến sự giúp đỡ của người thân”. 83 3.4. Sự thích ứng của sinh viên với khuôn mẫu ứng xử 3.4.1. Thích ứng với chuẩn mực Một trong những tiêu chí đánh giá sự thích ứng xã hội ở sinh viên đó chính là hành vi tuân thủ những nội quy khi tham gia học tập tại môi trường đại học như: Không tổ chức sử dụng, buôn bán, tàng trữ ma tuý, chất cấm, vũ khí, không trộm cắp, không được đi học muộn, không thi hộ Đối với sinh viên trường Đại học Kiểm sát nói riêng còn có những quy định, nội quy riêng phù hợp với chuẩn mực của ngành mà sinh viên cần phải chấp hành, thích ứng. Việc chấp hành đúng và đầy đủ nội quy của nhà trường cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Đối với sinh viên, hiện tượng đi học muộn, học hộ, thi hộ không còn là điều xa lạ. Nếu như hành vi này diễn ra với tần suất nhiều thì sẽ trở thành hành vi tập nhiễm, hình thành thói quen xấu trong cộng đồng sinh viên, làm ảnh hưởng bản thân sinh viên đó; không chỉ là ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn làm tốn thời gian, công sức, và chất lượng đào tạo của trường. Đối với chuẩn mực của sinh viên trường Đại học Kiểm sát, nếu sinh viên nào có hành vi học hộ hoặc thi hộ mà bị phát hiện sẽ bị phát hiện và kỷ luật, cao nhất có thể đình chỉ học, và sẽ bị đánh giá đạo đức ảnh hưởng tới xin việc sau này không chỉ là vào ngành Kiểm sát mà vào khác bất cứ ngành nào cũng sẽ ảnh hưởng. Trong quá trình khảo sát, quan sát, trong nhận thức của các bạn sinh viên đều có nhiều sự thay đổi trong chuẩn mực lời nói. Phần lớn sinh viên đều biết và sử dụng những câu nói, lời nói, từ lóng của giới trẻ, thậm chí, trong quá trình giao tiếp với nhau, các em sinh viên liên tục nói tục, chửi bậy,. thành thói quen và coi đó là điều bình thường. Khi được hỏi, 87% sinh viên thi thoảng vẫn còn có những lời nói không hay, văng tục, chửi bậy, nói những ngôn ngữ thanh niên mà họ cho rằng đó là “thói quen” khó bỏ, đây cũng chính là số lượng sinh viên trả lời “chưa quen” với chuẩn mực này, hay nói cách khác, các em chưa thích ứng được với chuẩn mực về đạo đức, lời nói trong giao tiếp hàng ngày. 84 Về trang phục học đường thì qua khảo sát, 100% sinh viên Đại học Kiểm sát đều thích ứng tốt với việc mặc đồng phục vào các ngày quy định và trên lớp các em đều có trang phục phù hợp: quần dài, áo có tay,.. Các em đều trả lời, việc mặc đồng phục và quần áo lịch sự thì các em đều đã hình thành thói quen từ phổ thông nên không gặp khó khăn gì trong quá trình thích ứng. Hành vi hút thuốc, uống rượu bia vẫn còn đối với sinh viên trường Đại học Kiểm sát. Các em sinh viên, đặc biệt là các em sinh viên nam đang trong độ tuổi muốn thể hiện, khẳng định vị trí xã hội của bản thân và hút thuốc, uống rượu là một trong những hành vi các em lựa chọn để thể hiện cái “tôi” của mình. Các quy định chuẩn mực được sinh viên trường Đại học Kiểm sát thích ứng 100% mà không gặp khó khăn khi được phổ biến vào tuần học đầu tiên của sinh viên, các em đều cảm thấy thích ứng ngay, mà không cần điều chỉnh hành vi của mình: - Cấm tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc ngoài xã hội. - Cấm tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. - Cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại dược phẩm, hóa chất cấm sử dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong cơ sở giáo dục đại học và các hành vi vi phạm đạo đức khác. - Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa cơ sở giáo dục đại học khi chưa được Thủ trưởng cơ sở đại học cho phép. 85 Biểu đồ 3.12. Tự đánh giá mức độ thích ứng của sinh viên năm thứ nhất (%) Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020 86 Biểu đồ 3.13. Tự đánh giá mức độ thích ứng của sinh viên năm thứ hai (%) Nguồn: Khảo sát của NCS, 2020 87 3.4.2. Mức độ thích ứng của sinh viên Trên đây là thực trạng sự thích ứng của sinh viên Đại học Kiểm sát, bên cạnh đó, số liệu thu thập được cũng cho thấy sự thích ứng của sinh giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai khác nhau. Khi được hỏi về tự đánh giá về mức độ của bản thân thì thu được kết quả như biểu đồ 3.13 và 3.14. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên năm thứ hai có mức độ thích ứng ở mức Tốt trở lên đều hơn sinh viên năm thứ nhất. Về sự thích ứng với điều kiện ăn ở sinh hoạt thì sinh viên năm thứ hai cho thấy họ thích ứng ở mức tốt trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên năm thứ nhất lần lượt là tốt 61,5% (sinh viên năm nhất 27,7%), khá tốt 23% (sinh viên năm thứ nhất 2,7%), rất tốt 7,5% (không có sinh viên năm thứ nhất nào thích ứng được ở mức này). Bên cạnh đó, sinh viên năm thứ hai cũng thích ứng tốt hơn về phương pháp giảng dạy ở đại học lần lượt là tốt 24,5% (sinh viên năm thứ nhất 20,3%), khá tốt là 57% (sinh viên năm thứ nhất là 7%). Như vậy, về cả hai mặt cuộc sống và học tập, sinh viên năm thứ hai đều thích ứng tốt hơn so với sinh viên năm thứ nhất, khi so sánh kết quả cụ thể như mối quan hệ với bạn bè, mối quan hệ với giảng viên, điều kiện ăn ở sinh hoạt, vấn đề hạch toán chi tiêu, sức khoẻ, hay nội quy, quy định, sự thích ứng với đặc trưng của ngành học như các buổi thực nghiệm hiện trường thì đều cho ra kết quả cho thấy sinh viên năm thứ hai có sự thích ứng tốt hơn so với sinh viên năm thứ nhất. Tiểu kết chương 3 Chương 3 đi sâu mô tả và phân tích thực trạng, những khó khăn gặp phải trong đời sống, học tập của sinh viên đang học tập tại trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Trong đời sống, sinh viên gặp phải nhiều vấn đề khi thích ứng với môi trường mới như: ngôn ngữ, chi tiêu, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận hệ thống giáo dục, vui chơi, an ninh trật tự, ô nhiễm môi 88 trường,.Trong học tập, sinh viên cũng gặp không ít vấn đề chưa thích ứng được ngay như: thời gian học quá căng thẳng, bỡ ngỡ trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy, tiếp cận tài liệu, bải giảng của giảng viên, môi trường học tập có tính kỉ luật cao, bị quản lý chặt về mặt thời gian, khó khăn trong quá trình làm bài tập, học nhóm và chưa làm quen được với các buổi seminar, Trước những vướng mắc trong quá trình thích ứng với môi trường đại học, sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã có những liệu pháp ứng phó cụ thể cho mỗi tình huống, để có thể thích nghi với môi trường sống cũng như môi trường học tập với để đạt được mục tiêu học tập ban đầu đề ra. Việc áp dụng lý thuyết xã hội hoá đã giúp ích cho nghiên cứu phát hiện và giải thích các vấn đề, hành vi thích ứng của sinh viên. Nhà xã hội học Fichter cho rằng, xã hội hoá là quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó. Nghiên cứu này chỉ ra, các sinh viên đã tự mình thay đổi hành vi nhằm thích ứng với môi trường sống, học tập mới, có những hành vi phù hợp với những chuẩn mực với nhóm xã hội mới mà họ di cư đến để sinh sống và học tập. Chẳng hạn, sinh viên có hành động thay đổi giờ giấc sinh hoạt cho phù hợp, tìm hiểu phương pháp học tập mới để đáp ứng yêu cầu giảng viên đưa ra trên lớp học bằng cách quan sát, học hỏi những anh chị khoá trên, tham khảo ý kiến của giảng viên. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm sinh viên có một cách thức ứng phó riêng nhưng nhìn chung họ đều có những hành vi, liệu pháp để vượt qua khó khăn trong quá trình thích ứng. Mặt khác, luận án cũng có sử dụng lý thuyết mạng lưới xã hội nhằm lý giải cho những ứng phó của sinh viên trước khó khăn. Lý thuyết mạng lưới xã hội chỉ ra có thể chia mạng lưới xã hội theo những cấp độ khác nhau (vi mô, trung gian, vĩ mô) và mạng lưới xã hội của các cá nhân cũng có thể khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào vốn xã hội và vốn con người của cá nhân như 89 thế nào. Việc ứng dụng lý thuyết này cho thấy, mỗi sinh viên dựa vào các mối quan hệ của mình để nâng cao khả năng thích ứng của mình tại môi trường mới. Đứng trước khó khăn, sinh viên được khảo sát đều chủ động khai thác mạng lưới xã hội của bản thân để ứng phó và hầu hết đã đưa ra được liệu pháp thích ứng phù hợp tại nơi ở mới. Chẳng hạn, một số sinh viên nhờ tới sự giúp đỡ của người thân, bạn bè sống tại nơi mới di cư đến để hỗ trợ khi gặp khó khăn. 90 CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI Học tập trong môi trường đại học sinh viên luôn phải tiếp nhận và làm việc với lượng thông tin lớn và cường độ cao, do vây nếu không kịp thời thích ứng sẽ dẫn đến chỗ kết quả học tập không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Sau khi đã đi sâu mô tả và phân tích thực trạng về sự thích ứng của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Chương 4 tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với môi trường đại học của sinh viên bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Đây là những tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự thích ứng, và cũng chính là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên thích ứng mà nghiên cứu cần tìm hiểu. Từ kết quả nghiên cứu đo lường nhiều mặt để có được cái nhìn đa chiều về các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng của sinh viên Đại h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_trang_va_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_thich_ung.pdf
  • jpgkl_thao1.jpg
  • jpgkl_thao2.jpg
  • pdfQD_PhungThanhThao.pdf
  • docxTrichyeu_PhungThanhThao.docx
  • pdfTT_Eng_PhungThanhThao.pdf
  • pdfTT_PhungThanhThao.pdf