PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn vấn đề nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Giả thuyết khoa học 6
7. Đóng góp của luận án 7
8. Cấu trúc của luận án 7
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VBTS Ở THCS 8
1.1. Trên thế giới 8
1.1.1.Tình hình nghiên cứu về KNS và KN TNT 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tích hợp phát triển KNS và KN TNT cho HS trong dạy học đọc hiểu VBTS ở nhà trường phổ thông 12
1.2. Trong nước 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về KNS và KN TNT 13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học đọc hiểu VBTS và tích hợp phát triển KNS, KN TNT cho HS trong dạy học đọc hiểu VBTS ở nhà trường phổ thông 17
Kết luận chương 1 22
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VBTS Ở THCS 23
2.1. Kĩ năng tự nhận thức và tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng tự nhận thức cho học sinh THCS 23
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 23
2.1.2. Đặc điểm, biểu hiện của kĩ năng tự nhận thức 27
254 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tích hợp phát triển kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trong dạy học đọc hiểu vbts ở trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét chưa đẹp trong tâm lí, tính cách, cá tính nhân vật; điểm đáng ngợi ca, học tập cũng như điểm đáng phê phán, đáng tránh trong cách thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động, cách ứng xử... của nhân vật thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề và các phiếu học tập phù hợp.
Thao tác 3: HS hồi tưởng, liên hệ với chính bản thân mình thông qua sổ nhật kí văn học, thảo luận nhóm hoặc các chia sẻ trên phiếu học tập, chẳng hạn: Đặc điểm tâm lí, tính cách, cá tính nào của nhân vật có điểm giống hoặc gần giống với mình? Nếu ở vào hoàn cảnh của nhân vật ..., em có ... không? Vì sao? Theo em, có cách nào khác khiến nhân vật ... thay đổi ... không? Nhân vật có làm mình thay đổi suy nghĩ về ai đó hoặc thay đổi thái độ, cách cư xử với ai đó? Thay đổi như thế nào?...
Thao tác 4: HS trải nghiệm số phận, cuộc đời nhân vật thông qua các hình thức sân khấu hóa và sáng tạo như: phỏng vấn nhân vật, đóng vai nhân vật, biên kịch một đoạn hoặc cuộc đời nhân vật, sáng tác tiểu phẩm về nhân vật, sáng tác lại kết cục cuộc đời nhân vật theo cách tích cực hơn hoặc thêm biến cố khó lường hơn.
Chẳng hạn, khi dạy đọc hiểu văn bản Tức nước vỡ bờ, GV có thể tích hợp lồng ghép giáo dục KN TNT cho HS thông qua việc phân tích nhân vật chị Dậu:
Thao tác 1: GV có thể chọn nhân vật chị Dậu và tên cai lệ làm nội dung thảo luận. Chị Dậu không chỉ là nhân vật chính trong đoạn trích này mà phẩm chất, tính cách, cá tính của chị còn có khả năng giáo dục KN TNT cho HS, cũng như hành động của tên cai lệ là sự nhắc nhở về lòng nhân đạo. GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:
- Sau khi đọc xong văn bản, em có cảm nhận gì về nhân vật chị Dậu?
- Chị là người như thế nào, về phẩm chất, tính cách, cá tính? Câu, dòng, chi tiết nào trong văn bản này cho em cảm nhận đó?
- Em hãy tóm tắt phẩm chất, tính cách, cá tính đó bằng lời hoặc bằng sơ đồ tư duy.
Mục tiêu của các câu hỏi trên là vừa giúp HS nhận diện, xác định được đặc điểm phẩm chất tính cách của nhân vật, vừa bước đầu tìm hiểu về các giá trị sống được nhà văn gửi gắm thông qua nhân vật.
Dưới sự dẫn dắt của GV, HS có thể phát hiện và tóm tắt được phẩm chất, tính cách của chị Dậu như: thương chồng, đảm đang, giàu đức hi sinh, dũng cảm; hiền lành nhưng khi cần cũng rất mạnh mẽ; thái độ lễ phép, có lúc van xin nhưng khi cần đã quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức.
Hình 3.2. Phẩm chất và tính cách của nhân vật chị Dậu
Để rèn cho HS kĩ năng lập luận có căn cứ, GV hướng dẫn HS đọc lại văn bản, liệt kê các chi tiết thể hiện phẩm chất, tính cách, cá tính của chị Dậu như:
- Thương chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột, chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không”,...
-Nhún nhường: “Hai ông làm phúc nói với ông lý hãy cho cháu khất”; “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”.
- Phản kháng, dũng cảm: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”, “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”,...
Thao tác 2: Hướng dẫn HS phân tích, nhận xét, đánh giá chỉ ra phẩm chất, nét cá tính, tính cách đẹp và chưa đẹp; điểm đáng ngợi ca, học tập cũng như điểm đáng phê phán, đáng trách (trong cách thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động, cách ứng xử...) của nhân vật chị Dậu và tên cai lệ.
GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc, quan điểm qua các câu hỏi sau:
Đặc điểm tính cách nào ở nhân vật chị Dậu khiến em thích thú và trân trọng? Vì sao?
Theo em, cách ứng xử của chị Dậu với cai lệ như vậy có nên không? Vì sao?
Trước hành động của cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu có thể có cách hành động khác không? Vì sao?
Hành động của tên cai lệ đáng phê phán ở điểm nào và có điểm nào đáng được cảm thông không, vì sao?...
GV cũng có thể sử dụng phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và điền vào phiếu:
PHIẾU HỌC TẬP
Văn bản: Tức nước vỡ bờ
(Ngô Tất Tố)
Nét tính cách tôi không thích, đáng phê phán: .................
....................................................................
Nét tính cách tôi yên mến và trân trọng:...................
....................................................................................................................................
Nhân vật chị Dậu
Điều tôi học được từ nhân vật: .......................
........................................................................................................................
Điểm tôi còn băn khoăn về nhân vật:
..........................
............................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
Văn bản: Tức nước vỡ bờ
(Ngô Tất Tố)
Cai lệ và người nhà Lý trưởng đã hành động theo ý thích chủ quan hay theo trách nhiệm và bổn phận?
..................................
................................................................................................
Nếu ở vào vị trí của cai lệ, tôi phải làm theo cách nào khác? .............................................
......................................................................................
Nhân vật cai lệ và người nhà Lý trưởng
Điều cần phải thay đổi từ mỗi nhân vật?
............................
..................................................................................................................................
Hành động của tên cai lệ có điểm nào đáng được cảm thông không? Vì sao?.........................................................................
......................................
............................................................................................
Điều quan trọng là GV cần khuyến khích và tạo điều kiện để HS được bày tỏ suy nghĩ thực của chính các em. Khi HS biết tự mình nhận xét, đánh giá về nhân vật, chỉ ra điểm đáng được ngợi ca, cảm thông, cũng như điểm đáng bị phê phán ở họ cũng chính là lúc HS đã có hệ giá trị riêng của các em, dù GV còn phải giúp các em điều chỉnh cho phù hợp. Dưới sự gợi ý của GV, HS có thể tự mình hoàn thiện vai “quan tòa” của mình.
Thao tác 3: Hướng dẫn HS hồi tưởng, liên hệ nhân vật chị Dậu và tên cai lệ với những con người tương tự HS đã gặp ngoài đời hoặc với chính bản thân HS:
- Đặc điểm tâm lí, tính cách, cá tính nào ở nhân vật chị Dậu có điểm giống hoặc gần giống với một người mà tôi đã từng gặp hoặc thân quen?
- Đặc điểm tâm lí, tính cách nào ở nhân vật tên cai lệ có điểm giống hoặc gần giống với một người mà tôi đã từng gặp hoặc thân quen?...
Sau đó, GV có thể cho HS liên hệ với nhân vật chị Dậu và tên cai lệ để nhận thức rõ hơn về những điểm mạnh, điểm yếu trong tâm lí, tính cách của chính bản thân mình thông qua thảo luận nhóm hoặc ghi sổ nhật kí đọc văn để trả lời các câu hỏi như:
- Nếu là chị Dậu, em sẽ nói với tên cai lệ và người nhà lý trưởng như thế nào?
- Nếu ở vào hoàn cảnh của chị Dậu, em có đánh lại tên cai lệ không? Vì sao?
- Theo em, có cách nào khác khiến cai lệ và người nhà lý trưởng tạm tha anh Dậu?
- Điểm nào trong tính cách của chị Dậu giống hoặc gần giống với em?
- Nhân vật chị Dậu có làm em thay đổi suy nghĩ về mẹ hay về những người phụ nữ nông thôn hiện nay? Thay đổi như thế nào?...
Việc GV hướng dẫn HS trải nghiệm bằng cách thảo luận nhóm hay sử dụng hình thức ghi nhật kí đọc văn, tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật chị Dậu để nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của chị Dậu bằng lời của mình và/hoặc nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình trong hoàn cảnh đó giúp HS dễ hình dung, cảm nhận được tình yêu thương chồng con sâu sắc và sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu khi bước vào bước đường cùng. Khi viết/nói về chị Dậu bằng chính con người mình, bằng cảm xúc và “con mắt” của chính mình sẽ giúp các em nhận ra mình cần phải chế ngự cảm xúc ra sao, hành động thế nào cho hiệu quả và khôn ngoan trước những hoàn cảnh tương tự với chị Dậu.
Khi GV hướng dẫn HS trải nghiệm những tình huống như vậy, HS sẽ đưa ra nhiều ý kiến, nhiều cách giải quyết khác nhau. GV cần tôn trọng ý kiến của các em, có như vậy những giờ học sau mới tạo cho các em hứng thú phát triển năng lực của bản thân. Vấn đề là, GV cần hướng HS đánh giá nhân vật dựa theo những chuẩn mực giá trị của xã hội và nhân loại. Bởi dù nhân vật là một sáng tạo của nhà văn nhưng bao giờ cũng phản ánh sinh động số phận con người trong một xã hội nhất định. Nghĩa là nhân vật ít hay nhiều đều chịu ảnh hưởng bởi những chuẩn mực giá trị của xã hội đương thời. Vì vậy, khi hướng dẫn HS hình dung mình là nhân vật để các em hiểu sâu hơn về nhân vật, hiểu cách nghĩ, thái độ, hành động và lối ứng xử của nhân vật phù hợp với thời đại đó, đồng thời phải liên hệ với cuộc sống, cách nghĩ, thái độ, hành động và lối ứng xử theo quan niệm hiện đại để rút ra ý nghĩa cho cuộc đời mình.
Chẳng hạn, nếu tách chi tiết khỏi chỉnh thể tác phẩm, theo cách nhìn hiện tại của HS, việc chị Dậu vừa mới bán con xong mà vẫn có thể chăm sóc chồng một cách dịu dàng, chu đáo rất khó được chấp nhận, bởi các em cảm nhận điều đó thể hiện sự ích kỉ, lạnh lùng với con của một người mẹ và sự giả tạo với chồng của một người vợ. Nhưng nếu GV hướng dẫn HS đặt nhân vật vào bối cảnh xã hội thời điểm mà tác giả viết tác phẩm thì các em sẽ có được cách nhìn thấu đáo hơn về nhân vật. Trong bối cảnh đói khát, những người như chị Dậu xem việc bán hay cho con đi ở đợ nhà giàu là mong con có cơm ăn để không bị chết đói. Hơn nữa, không bán con thì cái Tý và các em nó sẽ có nguy cơ mất cha. Hiểu được điều đó các em mới có thể hiểu được hoàn cảnh quẫn bách tột cùng của chị Dậu cũng như thấy được chị đã thông minh, quyết đoán, mạnh mẽ gạt nước mắt để cứu chồng, cứu cha của những đứa con thơ. Không ai có thể ngờ một người phụ nữ hiền lành, luôn nhún nhường, chấp nhận bất công giờ đây xám mặt lại quát: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"; "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...". Theo quan điểm lịch sử, sự phản kháng của chị Dậu là đáng ca ngợi. Nhưng ca ngợi chị Dậu đánh lại người nhà lí trưởng như một hành động mẫu cho HS ngày nay học tập lại là một việc phản giáo dục. Vì vậy, HS cần được liên hệ với cuộc sống, cách nghĩ, thái độ, hành động và lối ứng xử theo quan niệm hiện đại để rút ra cách hành xử phù hợp với thời đại mình – một thời đại đề cao “đàm phán”, “thương lượng” và “đối thoại” chứ không phải “đối đầu”.
Để những bài học TNT từ chị Dậu đủ thấm thía, GV có thể yêu cầu HS viết ra những điều học được từ phẩm chất, tính cách, tâm lí của chị Dậu như: biết nhún nhường, chấp nhận, kiềm chế nhưng cũng phải biết quyết đoán, mạnh mẽ đúng lúc; biết quan tâm đến người khác, biết cách thể hiện cảm xúc, biểu hiện tình thương, cách ứng xử khôn khéo khi ở vào tình huống căng thẳng. Những em hiền lành, nhút nhát có thể nhận ra rằng không phải lúc nào sự nhẫn nhịn, cam chịu cũng được cảm thông, cần phải mạnh mẽ, can đảm để tự cứu mình trước.
Thao tác 4: Hướng dẫn HS sáng tạo lại tính cách, cuộc đời, số phận nhân vật chị Dậu theo quan điểm, tầm nhìn của các em, như: phỏng vấn nhân vật về tâm trạng khi bán cái Tý và lúc xô ngã tên cai lệ; đóng vai nhân vật xử lí tình huống phải xoay xở tiền nộp sưu cho chồng; biên kịch đoạn trích Tức nước vỡ bờ...
Biên kịch Tức nước vỡ bờ và tổ chức trình diễn trong hoạt động ngoại khóa văn học là một hình thức khá hứng thú với HS. HS được hóa thân vào nhiều nhân vật, được thể nghiệm những cảm xúc, ý nghĩ, cử chỉ, lời nói, hành động khác nhau. Trong văn bản này cũng có khá nhiều tình huống éo le, giàu kịch tính, lại không quá dài nên thuận lợi cho HS trải nghiệm sáng tạo. Kịch bản có thể trung thành với nguyên văn hoặc có thể thay đổi theo những cách mà HS đề xuất. Để tổ chức được hoạt động này, GV phải đầu tư thời gian và công sức hướng dẫn HS thiết kế kịch bản và hoàn thành “vai diễn” của mình. Cụ thể:
A. Công việc chuẩn bị:
- Thiết kế, thảo luận và hoàn thiện kịch bản.
- Chuẩn bị trang phục: Mượn trang phục của ông bà, cha mẹ hoặc thiết kế trang phục (bằng chất liệu dễ kiếm) cho các nhân vật chị Dậu, anh Dậu, bà lão hàng xóm, cai lệ, người nhà lí trưởng.
- Chọn HS đóng vai:
Chị Dậu: Hiền lành, mạnh mẽ (Đầu vấn khăn mỏ quạ, mặc váy đụp)
Anh Dậu: Ốm yếu
Bà lão hàng xóm: Nhân từ, phúc hậu ( Đầu vấn khăn, mặc váy đụp)
Cai lệ: Hung dữ, tàn nhẫn, độc ác. ( Đội nón chóp, thắt lưng)
Người nhà lí trưởng: Nói năng chừng mực. (Vẫn còn có chút lương tâm)
- Chọn dụng cụ, đạo cụ phù hợp như: gậy, giây thừng, 2 chiếc ghế dài.
- Phân công nhiệm vụ học tập cho các HS còn lại.
B. Kịch bản – Trình diễn: Tiểu phẩm “Tức nước vỡ bờ”
Chị Dậu (múc cháo ra bát, quạt cho nguội)
Bà lão hàng xóm (từ ngoài chạy vào) - Bác trai đã khá rồi chứ?
Chị Dậu - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
Bà lão hàng xóm - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm dề dề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn?
Chị Dậu - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn xuông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.
Bà lão hàng xóm - Thế thì phải giục anh ấy ăn mau mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy! (bà lão lại lật đật trở về )
Chị Dậu (dìu anh Dậu ngồi xuống chõng, xoa trán chồng) - Thầy em thấy trong người thế nào? Đã hết đau chưa? Thầy em ráng húp tí cháo cho đỡ xót ruột.
Anh Dậu (Uốn vai, ngáp dài một tiếng, uể oải, chống tay xuống phản, vừa rên vừa ngỏng đầu lên, run rẩy cất bát cháo kề vào đến miệng): hừ... hừ........
Cai lệ: (tay cầm thước, tay cầm roi gõ xuống đất, sầm sập vào nhà quát) - Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, nộp tiền sưu mau!
Anh Dậu (để vội bát cháo xuống phản, lăn đùng ra, không nói được câu gì)
Người nhà Lý trưởng - Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy chị hãy nói với ông Cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông Lý tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa.
Chị Dậu (Run run) - Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả xuất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu! Hai ông làm phúc nói với ông Lý hãy cho cháu khất
Cai lệ (trợn ngược hai mắt, quát) - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước, mà dám mở mồm xin khất.
Chị Dậu (Van nài thiết tha) - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại.
Cai lệ (hằm hè) - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ rỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à. Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia.
Chị Dậu (van nài) - Cháu van ông, nhà cháu đang ốm, xin ông thương cho.
Cai lệ (quát) - Không lôi thôi. Trói nó lại.
Người nhà Lý trưởng (chần chừ)
Cai lệ (Giật phắt dây thừng, lao đến chỗ anh Dậu)
Chị Dậu (Xám mặt, đặt vội con bé con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn) - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
Cai lệ (đấm vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu)
Chị Dậu (thét lớn) - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
Cai lệ - A, mày dám thét vào mặt ông à (tát bốp vào mặt chị, nhảy đến cạnh anh Dậu)
Chị Dậu (Nghiến hai hàm răng, xắn tay áo, trợn mắt, bặm môi)- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Cai lệ - A, con này lớn mật thật. Đã vậy ông trói cả nhà mày ra đình luôn.
Chị Dậu - Trói này, trói này (nhảy vào đấm, đá Cai lệ túi bụi, túm lẳng ra ngoài cửa)
Cai lệ - (ngã trổng quèo) - Mày dám đánh người nhà nước, mày sẽ biết tay ông.
Người nhà Lý trưởng (cầm gậy sấn đến định đánh chị Dậu)
Chị Dậu (giật gậy lẳng ra ngoài, lao vào vật ngã, đè lên người nhà Lý trưởng, tát lấy tát để)
Người nhà Lý trưởng (la lên đau đớn xin tha) – Nhà chị có thôi ngay đi không.
Chị Dậu: (Đứng lên, hét lớn) - Cút khỏi nhà bà mau.
Cai lệ, người nhà lý trưởng: (vừa chạy vừa la) - Rồi mày sẽ biết tay ông.
Anh Dậu - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.
Chị Dậu (Nói lớn) - Con giun xéo lắm cũng quằn, không thể ngồi yên cho nó hành hạ mãi được.
Trong kịch bản trên, HS có thể sáng tạo các chi tiết:
Thêm nhân vật anh mõ/chị mõ đang chế giễu tên cai lệ và người nhà lý trưởng.
Chị Dậu ôm con khóc nhìn anh Dậu bị trói lôi đi.
Tâm trạng sợ hãi của chị Dậu khi thấy mọi việc đã đi quá xa, lo sợ nếu người nhà nước quay lại thì số phận chồng, con mình sẽ thế nào.
Chị Dậu vội vã thu dọn đồ đạc dìu chồng, con chạy trốn...
Dù kịch bản được sáng tạo ít hay nhiều đều góp phần tạo môi trường cho HS bộc lộ tình cảm, mong muốn, suy nghĩ đối với nhân vật. Thông qua tình cảm yêu/ghét, mong muốn và suy nghĩ về nhân vật, HS có thể phần nào nhận ra sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, khả năng đối phó với nghịch cảnh của mình.
Để hoạt động này hiệu quả, sau khi HS sáng tạo, trình diễn, GV cần tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét, đánh giá: về kịch bản - những điểm khác biệt và sáng tạo; về cách diễn xuất của nhân vật (hợp lí chưa, có làm nổi bật được tâm trạng, cảm xúc, tính cách, hành động, ngôn ngữ của nhân vật không...).
HS các nhóm có thể phỏng vấn chéo nhau: Vì sao các bạn thay đổi kết thúc của nhân vật như vậy? Vì sao các bạn thêm nhân vật hài? Vì sao các bạn lại thay lời thoại/ hành động của nhân vật...?... Các hoạt động này giúp các thành viên trong lớp một lần nữa được trình bày quan điểm cá nhân. Hoạt động này mở rộng thêm cơ hội, môi trường để khám phá bản thân mình từ sự ngợi ca, hoặc phê phán hoặc sắp xếp lại cuộc đời nhân vật. Chẳng hạn, nếu HS thích thay chi tiết chị Dậu đánh lại cai lệ bằng chi tiết chị ôm con khóc nhìn anh Dậu bị trói lôi đi ít nhiều chứng tỏ HS đó có thiên hướng tính cách ít mạnh mẽ hơn những HS thích chi tiết chị Dậu đánh lại cai lệ.
Như vậy, nhập vai để sống thử cùng nhân vật trong VBTS là một biện pháp tạo hứng thú, hấp dẫn và sáng tạo đối với HS; là cơ sở giúp HS lí giải, đánh giá về nhân vật một cách có chiều sâu và sinh động hơn. Qua đây, HS được hóa thân vào nhân vật để thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật từ đó mà khám phá những điểm thường khó nhìn thấy trong bản thân mình. Trên cơ sở tôn trọng ý nghĩa khách quan của tác phẩm, ý đồ chủ quan của tác giả, HS có thể bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chân thật, cách hiểu, cách diễn đạt của riêng mình về tác phẩm. Hơn nữa, biện pháp này còn giúp các em phát triển những kĩ năng quan trọng khác như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chế ngự cảm xúc, kĩ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ sáng tạo ở các em.
3.2.3. Tổ chức cho HS thảo luận về kết cục cuộc đời nhân vật và kết thúc truyện để hình thành mục tiêu, lí tưởng sống của bản thân
Mục tiêu, lí tưởng sống như ngọn đèn chỉ đường cho hành động. Nhờ có ánh sáng của ngọn đèn ấy dẫn đường mà chúng ta có thể đi tới tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp, có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống. Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết, nhu cầu thẩm mỹ mà còn có nhu cầu hướng thiện. Văn học giúp người đọc được sống cuộc sống của nhiều người khác, sống ở nhiều thời đại, sống ở nhiều xứ sở để có thể hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó biết sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Tác phẩm văn học như tấm gương đa chiều nhưng luôn gợi mở, dẫn dắt người đọc xác định mục tiêu sống cho cuộc đời mình, chọn lựa một lí tưởng sống đúng đắn, tiến bộ.
“Nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống bắt đầu” [136]. Trong VBTS, kết cục cuộc đời nhân vật và phần kết thúc truyện ngoài việc tạo ấn tượng và độ dư ba cho truyện còn có vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh chủ đề tư tưởng, đúc rút các triết lí nhân sinh về lẽ sống, gợi mở những tầng ý nghĩa mới, những dự cảm về tương lai, về cái đẹp. Các tác phẩm xuất sắc thường khiến người đọc sau khi đã đọc xong phần kết truyện vẫn không thôi day dứt, ám ảnh, suy tư về câu chuyện.
Đọc Những ngôi sao xa xôi, người đọc không khó nhận ra lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ là những chàng trai, cô gái còn rất trẻ, vừa rời ghế nhà trường, tâm hồn trong trẻo, đầy ước mơ, khát vọng lí tưởng. Giữa nơi đầu tên mũi đạn, họ đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm. Họ cũng có những phút giây yếu lòng, lo lắng, bởi tâm hồn họ không phải là sỏi đá. Tim họ đã run lên khi tiếng súng phát nổ, thần kinh họ căng ra khi quan sát trái bom. Nhưng lí tưởng sống – sự xả thân, sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc là lẽ sống đẹp mà họ đã lựa chọn. Đọc hiểu văn bản này, GV không khích lệ HS phải có hành động giống hệt 3 cô gái, bởi phải có bối cảnh phù hợp, nhưng GV có thể giúp HS tự nhận thức rằng, sống đẹp là khi cần có thể xả thân, hi sinh vì những giá trị thiêng liêng như hòa bình, độc lập của dân tộc, hạnh phúc của người dân. Đồng thời thông qua phần kết thúc truyện - cơn mưa đá và kí ức về cuộc sống giản dị mà yên bình bên gia đình, bạn bè, mái trường xoáy sâu trong tâm trí nhân vật Phương Định, GV phải giúp HS nhận ra rằng, hòa bình mới là khát vọng sâu thẳm và cháy bỏng của những con người đang được ca ngợi là “dũng cảm” trên mặt trận.
Kết cục của nhân vật chính và kết cục của VBTS thường tạo nên những phút lặng ở người đọc. Bởi đó là hệ quả của lối sống suốt một đời hoặc một quãng đời của nhân vật. Khi đọc kết cục, người đọc luôn lần lại diễn biến cuộc đời, cách hành xử của nhân vật để vui khi kết thúc có hậu đối với nhân vật tốt, hả hê với kết cục tồi tệ đối với nhân vật xấu... Từ đó, như một lẽ tất nhiên, người đọc sẽ suy ngẫm, chiêm nghiệm, liên hệ về mục tiêu, lí tưởng sống của mình sao cho đúng đắn, được mọi người yêu mến và ủng hộ. Vì vậy, khi cho HS đánh giá, nhận xét về kết cục của nhân vật, kết cục của VBTS cũng là một cách để các em dần dần từng bước hình thành mục tiêu, quan điểm, lí tưởng sống của chính mình.
Để thực hiện biện pháp này, GV có thể thực hiện 3 thao tác chính:
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tóm tắt kết cục cuộc đời nhân vật chính, tóm tắt phần kết của VBTS.
Thao tác 2: Hướng dẫn HS thảo luận về ý nghĩa kết cục cuộc đời nhân vật chính và phần kết thúc của VBTS để không chỉ hiểu về mục tiêu, lí tưởng của nhân vật mà còn tự rút ra cho bản thân điều đúng hay điều sai từ mục tiêu, lí tưởng ấy:
Mục tiêu, lẽ sống của nhân vật... là gì? Mục tiêu, lí tưởng đó tích cực hay tiêu cực?
Kết cục cuộc đời nhân vật ... nói lên điều gì? Những ai phải chịu trách nhiệm về kết cục đó? Vì sao?
Để thay đổi kết cục số phận mình theo hướng tích cực, theo em, nhân vật đó phải thay đổi điều gì?
Theo em, có thể kết thúc tác phẩm theo một cách khác được không? Vì sao?...
Thao tác 3: Tổ chức cho HS chia sẻ, trao đổi và GV định hướng cách xác định mục tiêu, lí tưởng sống phù hợp với bản thân HS cũng như tìm ra cách thức, con đường để đạt được mục tiêu, lí tưởng đó.
Mục tiêu, lẽ sống và kết cục cuộc đời nhân vật ... giúp em suy nghĩ gì về việc xác định mục tiêu của mình, trong học tập và trong cuộc sống?
Để thực hiện được mục tiêu đó, em sẽ phải thay đổi điều gì?...
Chẳng hạn, khi dạy đọc hiểu đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, GV có thể dẫn dắt HS thực hiện các bước như sau:
Thao tác 1: GV cho HS ôn lại kết cục của Đôn Ki-hô-tê và phần kết thúc của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió: Sau nhiều lần giao chiến với nhiều kẻ thù tưởng tượng, Đôn Ki-hô-tê bị đánh tả tơi và thất bại ê chề. Cuối cùng, chàng trở về nhà. Vì buồn bã và kiệt sức, Đôn Ki-hô-tê ốm nặng. Đến lúc này, chàng mới nhận ra hậu quả tai hại của những truyện kiếm hiệp. Chàng viết di chúc để lại rồi qua đời.
GV yêu cầu tóm tắt được phần kết của văn bản: Đôn Ki-hô-tê đã sống và hành động dưới sự dẫn dắt của một ước mơ (lí tưởng). Em thử tóm tắt ước mơ (lí tưởng) đó? Chi tiết, dẫn chứng?
HS cần tóm tắt được: Lí tưởng của Đôn Ki-hô-tê: mơ ước trở thành hiệp sĩ để trừng trị quân gian ác, diệt trừ yêu quái và lũ khổng lồ xấu xa, đem lại công lí cho người lương thiện; chi tiết: không ngần ngại khi lao lên diệt trừ bọn khổng lồ gian ác (thực chất là cối xay gió), không quan tâm đến chuyện ăn, ngủ mà chỉ nhớ đến "tình nương”, ...
Thao tác 2: HS thảo luận về mơ ước lí tưởng của nhân vật Đôn Ki-hô-tê:
Lí tưởng sống của Đôn Ki-hô-tê tích cực hay tiêu cực? Vì sao?
Vì sao có lí tưởng sống cao đẹp nhưng Đôn Ki-hô-tê lại trở nên đáng cười ?
Vì sao lí tưởng sống cao đẹp của Đôn Ki-hô-tê khiến chàng thất bại thảm hại?
Kết cục cuộc đoạn trích nói lên điều gì? Ai phải chịu trách nhiệm về sự thất bại ê chề của Đôn Ki-hô-tê? Vì sao ?
Em học được điều gì từ việc xác định mục tiêu, lí tưởng sống của Đôn Ki-hô-tê?
Thao tác 3: HS chia sẻ, trao đổi và GV định hướng cách xác định mục tiêu, lí tưởng sống phù hợp với bản thân HS từ mục tiêu, lí tưởng của nhân vật Đôn Ki-hô-tê cũng như tìm ra cách thức, con đường để đạt được mục tiêu, lí tưởng của bản thân mình.
Mục tiêu phấn đấu hiện tại của em là gì ? Nhân vật Đôn Ki-hô-tê có làm em thay đổi lại mục tiêu đó?
Để xác định mục tiêu phù hợp cho cuộc đời mình, trước hết chúng ta cần phải dựa vào điều gì?
Em cần hay sẽ làm gì để biến mục tiêu, lí tưởng của mình thành hiện thực?...
GV có thể tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ và liên hệ bằng cách điền vào phiếu học tập: Mục tiêu, lí tưởng của nhân vật Đôn Ki-hô-tê và tôi:
PHIẾU HỌC TẬP:
Mục tiêu, lí tưởng của nhân vật Đôn Ki-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tich_hop_phat_trien_ki_nang_tu_nhan_thuc_cho_hoc_sin.doc