MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án . 6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án. 15
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án. 16
7. Kết cấu của luận án . 17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 19
1.1. Tình hình người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. 20
1.1.1. Nguyên nhân di cư . 21
1.1.2. Giới tính của người nhập cư. 22
1.1.3. Độ tuổi của người nhập cư . 23
1.2 Đời sống của người nhập cư ở thành phố . 24
1.2.1. Việc làm của người nhập cư. . 24
1.2.2. Thu nhập và các chi phí sinh hoạt . 26
1.2.3 Nhà ở tại nơi cư trú mới. 28
1.3. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư. 29
1.3.1 Tình hình tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư từ nông
thôn vào thành phố. 29
1.3.2 Tiếp cận và sử DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
. 32
1.4. Một số nhận xét sơ bộ . 35
Tiểu kết . 36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 36
2.1. Các khái niệm công cụ. . 36
2.1.1. Khái niệm tiếp cận trong lĩnh vực y tế. 36
160 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nier, 2008:100).
Cách tiếp cận phân tích mạng lưới xã hội được coi như một hướng tiếp cận
trung gian nhằm xem xét lại và vượt qua những tranh luận kinh điển giữa toàn
thể phương pháp luận (cấu trúc xã hội quyết định) và chủ nghĩa cá nhân phương
pháp luận (động lực cá nhân quyết định). Điều này nhằm phủ định tính quyết
định của cấu trúc, phủ nhận động lực của các cá nhân là động cơ chiến lược;
mà khẳng định là các mối quan hệ ràng buộc trong quan hệ ở những tình huống
xã hội cụ thể mà người ta có thể cảm nhận, tin và làm. Cách tiếp cận này độc
đáo ở chỗ: “Nó xác định, thông qua kinh nghiệm, một nhóm các cá nhân thông
qua quan sát mạng lưới xã hội trong đó các cá nhân có quan hệ chồng chéo
nhau. Sau đó xuất phát từ phân tích mối quan hệ xác định các nhóm, xuất phát
từ việc phân tích thông tin, sự biến đổi của các nhóm, chúng ta có thể xác định
một không gian xã hội cụ thể làm cơ sở cho việc phân tích các hiện tượng xã
hội và giải thịch hoạt động thực tiễn của các nhân tố. Quan sát mạng lưới lúc
này trở thành một phương tiện để đề cập đến những vấn đề rộng hơn có quan
hệ với cấu trúc không gian xã hội và cách mà các cá thể vận động phát triển
58
trong không gian đó và làm cho không gian đó vận động và phát triển” (Pannier,
2008:102).
Mối quan hệ giữa các cá nhân hay các nhóm cá nhân có tương tác mạnh
hay không, có mối quan hệ mạnh hay yếu dựa trên các chỉ số mà thông qua
kinh nghiệm có thể đo được mà Pannier (2008) nhấn mạnh như số lượng các
mối quan hệ, thời gian để duy trì các mối quan hệ, tần suất quan hệ, độ bền và
mức độ gắn kết của các mối quan hệ, động lực, độ tin cậy hay mức độ kiểm
soát các mối quan hệ.
Với cách tiếp cận trung gian để xác định thực tiễn xã hội như vậy, có một
khoảng cách giữa toàn thể phương pháp luận và cá nhân phương pháp luận.
Degenne và Forse (2004:8) cho rằng: “Hình thức của mạng lưới có tác động
đến các hiện tượng được phân tích, đó là kết quả của các tương tác đang diễn
ra trong mạng lưới” (dẫn theo Pannier, 2008:103). Theo Pannier (2008),
MLXH vừa tác động lên các hình thái xã hội, vừa chịu ảnh hưởng bởi các hình
thái xã hội đó. Theo cách tiếp cận này, cấu trúc không còn là một mô hình tầng
lớp của một hệ thống văn hóa, mà các quan hệ của cấu trúc chồng chéo lên nhau
và tác động lẫn nhau; vị trí của mỗi người trong một mạng lưới trở thành một
cấu trúc. Do đó, cấu trúc không mang tính cố định và cũng không vượt qua cá
nhân, mà phát triển và mở rộng giữa các cá nhân.
Mạng lưới xã hội (MLXH) là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay
các nhóm dân cư. Đặc điểm và tính chất của cấu trúc mạng lưới xã hội được
các tác giả nghiên cứu từ nhiều hướng khác nhau, đó là cấu trúc của các mối
liên hệ xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội giữa các cá nhân, giữa cá
nhân và tập thể. Trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng lưới xã hội dựa trên
cơ sở lý thuyết hệ thống và tương tác xã hội (Vũ Quang Hà, 2001). Một khía
cạnh của phân tích mạng lưới là tìm hiểu liên hệ giữa các cá nhân chưa có sự
liên kết chặt chẽ để có thế gọi là nhóm. Nhà xã hội học người Mỹ Mark
59
Granovetter gọi đó là liên hệ yếu để phân biệt với các mối liên hệ vững. Nếu
liên hệ vững là khái niệm dùng để chỉ sự kết nối của cá nhân với những người
thân và bạn bè của họ thì liên hệ yếu là chỉ sự kết nối với những người quen
biết ở mức bình thường. Cá nhân nếu thiếu các liên hệ yếu đôi khi sẽ có cảm
giác biệt lập trong một nhóm dân cư hay rộng hơn là trong một xã hội.
Các tác giả của lý thuyết MLXH đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc bên
trong của xã hội. Đó là cấu trúc của các mối liên hệ xã hội, tương tác xã hội và
quan hệ xã hội giữa các cá nhân, giữa cá nhân và tập thể. Các lý thuyết cấu trúc
xã hội đưa ra lời giải thích về tác động của các đặc điểm của cấu trúc MLXH
đối với hành vi của cá nhân, các thành viên tham gia cấu trúc xã hội đó. Hàng
loạt những khái niệm, những mô hình đã được đưa ra để nghiên cứu MLXH.
Trong số đó quan trọng nhất cần kể tới những đặc điểm định lượng như tần suất
tiếp xúc, cường độ giao tiếp và các đặc điểm định tính như chiều, hướng, vị trí,
kiểu, dạng của mối liên hệ, cấp độ, đơn vị phân tích.
Từ hướng tiếp cận vi mô, các nghiên cứu MLXH chủ yếu thực hiện trong
nhóm nhỏ bằng phương pháp trắc nghiệm tâm lý xã hội, ví dụ nghiên cứu của
Jacob Moreno. Các công trình này đã thúc đẩy hướng nghiên cứu xã hội học về
các kiểu MLXH và vai trò của chúng đối với sự thống nhất xã hội. Những
nghiên cứu về các quá trình nhóm đã phát hiện ra loại cấu trúc chính thức dựa
vào quan hệ chính thức và cấu trúc phi chính thức dựa vào mối tương tác cá
nhân. Các nhà tâm lý học chủ yếu nghiên cứu nhu cầu, động cơ của MLXH;
các nhà xã hội học tập trung nghiên cứu hình thức, khuôn mẫu, kiểu, loại, quy
mô và các đặc điểm định lượng của cấu trúc MLXH. Trên cấp độ vĩ mô, nghiên
cứu về mật độ và cường độ của MLXH cho biết những đặc điểm của MLXH
có tác dụng khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội (Nguyễn Vũ
Quỳnh Anh, 2014).
60
Ý nghĩa của lý thuyết MLXH đó là, bằng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa
một cá nhân đối với người khác, chúng ta có thể đánh giá được VXH của cá
nhân đó bởi vì VXH liên quan đến vị trí mạng lưới của khách thể và bao gồm
khả năng đạt được các nguồn lực có trong các thành viên của mạng xã hội đó.
Nói cách khác, mạng lưới các quan hệ là sản phẩm của các chiến lược đầu tư,
của cá nhân hoặc tập thể, có ý thức hay không có ý thức nhằm thiết lập hoặc tái
tạo các quan hệ xã hội được sử dụng trực tiếp trong giai đoạn ngắn hạn hoặc
lâu dài.
Nhìn chung, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý giúp chúng ta hiểu được động
cơ hành động của các cá nhân trong việc đưa ra quyết định lựa chọn của mình.
Khái niệm vốn xã hội, chúng ta thường nhắc đến các chiều cạnh sau: niềm tin
(confiance), mạng lưới (réseau) và tính có đi có lại (réciprocité). Trong khi lý
thuyết MLXH giúp chúng ta làm sáng tỏ không gian xã hội, liên kết xã hội và
vốn xã hội.
61
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ
3.1. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người nhập cư tại Hà Nội
Đặc điểm nhân khẩu - xã hội như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc
và tình trạng hôn nhân là những biến số độc lập quan trọng để phân tích quá trình
tiếp cận và sử dụng DVYT của những người nhập cư đô thị. Thực tế, quá trình
tiếp cận và sử dụng DVYT của những người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
một mặt chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài đồng thời phụ thuộc vào những đặc
điểm nhân khẩu – xã hội của chính bản thân họ.
3.1.1. Giới tính.
Tỷ lệ nam giới và nữ giới trong mẫu khảo sát có lệch nhau theo chiều hướng tỷ lệ
nữ cao hơn nam giới khoảng 5%: 47,8% người trả lời là nam và 52,2 0% người
trả lời là nữ giới. Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra xu hướng di cư nữ giới đến
các độ thị tăng dần trong thời gian gần đây (Tổng cục Thống kê, 2010).
Hình 3.1. Phân bố theo giới tính
Đơn vị: %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
47.800%
52.200% Nam
Nữ
62
3.1.2. Nhóm tuổi
Chúng tôi chia những người nhập cư làm 3 nhóm tuổi dựa trên các đặc trưng
cơ bản của nhóm dân số (hình 3.2):
- Nhóm trẻ em: dưới 18 tuổi
- Nhóm những người trong độ tuổi lao động: từ 18 - 60 tuổi
- Nhóm những người cao tuổi: trên 60 tuổi
Hình 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi
Đơn vị %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
Như vậy phần lớn người nhập cư tại Hà Nội nằm trong độ tuổi lao động với
76,8%. Nhóm dưới 18 tuổi chiếm 22,2% thường là những em bé đi cùng gia đình,
sống cùng bố mẹ trong các gia đình nhập cư hoặc là các em bé sinh ra trong quá
trình bố mẹ sinh sống tại đô thị. Nhóm những người trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ rất
nhỏ: 1%, có thể họ là những người đang tham gia lao động, có thể họ là ông/bà đi
cùng gia đình để trông con cháu. Với tỷ lệ nhỏ chỉ chiếm 1% trên tổng số người
nhập cư sẽ không có nhiều giá trị khi phân tích quá trình tiếp cận và sử dụng
DVYT tại đô thị đối với nhóm người này. Do vậy, các phân tích trong luận án chủ
yếu tập trung vào nhóm những người đang trong độ tuổi lao động (76,8%).
22.2
%
76.8
%
1
%
Dưới 18 tuổi
Từ 18 - 60 tuổi
Trên 60 tuổi
63
3.1.3. Trình độ học vấn
Những người nhập cư tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,3%.
Nhóm có trình độ đại học cao thứ 2 với 11,6% và tương đương với nhóm không
có bằng cấp: 11,2%. Nhóm có trình độ cao đẳng và trung học cơ sở cũng gần
tương đương nhau: 9,7% và 10,3%). Trình độ của các nhóm còn lại có tỷ lệ thấp
hơn: sơ/trung cấp nghề/trung học chuyên nghiệp 6,7%, tiểu học 2,7% và trình độ
sau đại học là 0,5% ( hình 3.3).
Hình 3.3. Trình độ học vấn
Đơn vị %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
Nhìn chung trình độ học vấn của người nhập cư chiếm tỷ lệ cao ở nhóm tốt
nghiệp THPT, đa dang ở các mức trình độ khác nhau. Nhóm có trình độ từ cao
đẳng trở lên đến sau đại học chiếm 21,8%.
11.2
2.7
10.3
47.3
6.7
9.7
11.6
0.5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Trình độ học vấn
Không có bằng cấp
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Sơ, trung cấp nghề/THCN
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
64
3.1.4. Tình trạng hôn nhân
Tỷ lệ người nhập cư độc thân chiếm 65 % trên tổng số người nhập cư, tỷ lệ này
vượt lên cao gấp đôi tỷ lệ kết hôn với 33,7%. Ly thân/Ly hôn và góa chiếm tỷ lệ
rất nhỏ, chỉ 0,4% ly thân và 0,8% là những người có chồng hoặc vợ đã mất.
Hình 3.4. Tình trạng hôn nhân
Đơn vị %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
3.1.5. Thành phần dân tộc
Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ chủ yếu 95,%, các dân tộc khác như Thái, Tày,
Hoa, chỉ 4,5%. Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội chủ yếu từ
các tỉnh đồng bằng, tỷ lệ đến từ các tỉnh miền núi rất thấp. Một trong những hạn
chế của người dân tộc thiểu số là rào cản về ngôn ngữ, trình độ học vấn, tay nghề
cũng như các kỹ năng mềm khác. Có thể đó là nguyên nhân làm hạn chế quá trình
di chuyển đời sống của các dân tộc.
65
33.7
0.4 0.8
0
10
20
30
40
50
60
70
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Kết hôn
Ly thân/Ly hôn
Góa
65
Hình 3.5. Thành phần dân tộc
Đơn vị %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
3.1.6. Tình trạng việc làm và nghề nghiệp
Người nhập cư làm việc ở nhiều nhóm nghề nghiệp khác nhau, tỷ lệ cao nhất
là những người làm trong nhóm ngành dịch vụ/bán hàng với 29,5%. Các nghề
nghiệp cụ thể như: nhân viên dịch vụ cá nhân, nhân viên bán hàng, nhân viên
chăm sóc cá nhân, nhân viên dịch vụ bảo vệ. Tiếp theo là nhóm lao động giản
đơn 21,5%; nhóm chuyên môn bậc trung và lao động thủ công gần tương đương
nhau với: 14,3% và 13%. Tiếp theo là nhóm thợ lắp rắp - vận hành máy móc
chiếm 11%. Số còn lại là nhân viên văn phòng: 6,5% và nhóm làm việc trong
lĩnh vực chuyên môn bậc cao: 4,2 % (Hình 3.6).
Hình 3.6. Phân bố các nhóm nghề nghiệp
Đơn vị %
95
4.5
Dân tộc Kinh
Các dân tộc khác
66
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
Thu nhập trung bình của người nhập cư tại thời điểm khảo sát năm 2015 là
3.753.000 đồng/tháng (Phân tích số liệu HRS 2015/2016).
3.1.7. Thời gian nhập cư đến Hà Nội
Nghiên cứu này chỉ phân tích đối với những người nhập cư đến Hà Nội 5
năm trước tính từ thời điểm khảo sát, là từ năm 2010. Chỉ tính riêng trong 5 năm
từ 2010 – 2015 tổng số người nhập cư đến Hà Nội chiếm 56,2% trên tổng số người
nhập cư đến Hà Nội trong mẫu khảo sát.
Họ đến từ 39 tỉnh/thành khác nhau trên cả nước, chủ yếu là các tỉnh Miền
Bắc. Tỷ lệ người nhập cư tại Hà Nội nhiều nhất là đến từ Thanh Hóa: 13,3%, Nam
Định 12,5%, Thái Bình 7,3%, Phú Thọ 6,9%, Hưng Yên 6,5% và Hải Dương 5%.
Ngoài ra có một tỷ lệ nhỏ hơn hoặc rất nhỏ những người đến từ khu vực Tây
Nguyên như Gia Lai, Lâm Đồng, các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng
Ngãi. Cũng có những người đến từ các tỉnh miền nam xa hơn, cách Hà Nội 2000
km như thành phố Hồ Chí Minh hay Đồng Nai.
3.1.8. Các đặc trưng về hộ gia đình
Những người không có đăng ký hộ khẩu thường trú có những đặc điểm
nhân khẩu học điển hình của người di cư: Quy mô hộ gia đình của những người
nhập cư tại Hà Nội nhỏ hơn qui mô hộ gia đình của những người thường trú. Quy
mô hộ gia đình của những người nhập cư là 2,7, thấp hơn nhiều so với qui mô hộ
4.2
14.3
6.5
29.5
13
11
21.5
0
5
10
15
20
25
30
35
Phân bố các nhóm nghề nghiệp
Chuyên môn bậc cao
Chuyên môn bậc trung
Văn phòng
Dịch vụ/Bán hàng
Lao động thủ công
Thợ lắp ráp và vận hành
máy móc
67
gia đình của những người thường trú là 4,1. 18% hộ gia đình người nhập cư có 1
người, trong khi đó chỉ 3% hộ gia đình của người thường trú có một người. Tỷ lệ
hộ gia đình có trẻ em ở các gia đình thường trú là 60%, tỷ lệ này ở các gia đình
nhập cư nhỏ hơn chỉ 33%. Tuổi trung bình của các chủ hộ gia đình nhập cư là 34
tuổi, trẻ hơn rất nhiều so với tuổi trung bình của các gia đình thường trú là 47 tuổi.
Tỷ lệ kết hôn ở chủ hộ các gia đình thường trú là 91% trong khi đó tỷ lệ này ở chủ
hộ các gia đình nhập cư là 75%.
Bảng 3.1. Đặc trưng hộ gia đình
Đơn vị %
Chủ hộ đã kết hôn (%) 75 91
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
3.2. Tình hình sức khỏe người nhập cư tại Hà Nội
Các tiếp cận nghiên cứu đều dựa trên cơ sở coi sức khỏe là trạng thái
thoải mái toàn diện về cả thể chất, tinh thần, và xã hội. Trong những năm gần
đây một số nghiên cứu chỉ ra rằng người di cư thường có sức khỏe tốt hơn người
không di cư, hoặc là được cải thiện hơn so với trước khi di chuyển. Chuyên đề
Các đặc trưng hộ gia đình
Người
nhập cư
Người
thường trú
Qui mô hộ gia đình (trung bình) 2.7 4.1
Thành phần hộ gia đình
Chỉ có 1 người lớn (%) 18 3
Có 2 người lớn trở lên và có trẻ em (trung
bình)
33 60
Trẻ em 13 22
Đặc điểm nhân khẩu của chủ hộ
Tuổi chủ hộ (trung bình) 34 47
Chủ hộ là nam (%) 62 61
68
nghiên cứu “Di dân và sức khỏe” của Tổng cục thống kê & UNFPA (2006: 99)
khẳng định “sức khỏe của những người di cư thậm chí còn tốt hơn những người
không di cư”, kết quả cụ thể: 93,8% người di cư đã trả lời sức khỏe của họ tại
điểm đến là từ “trung bình” trở lên, trong đó có 36,9% cho rằng họ “khỏe” và
“rất khỏe”. Một nghiên cứu khác gần đây cũng đưa ra kết quả 98% những di cư
tự trả lời sức khỏe của mình ở mức “tốt” hoặc “rất tốt”. (Lê Bạch Dương và
Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Dân số
và phát triển thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho thấy tình trạng sức khỏe
của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc ở khu vực phi chính thức theo đánh
giá chủ quan của họ là tương đối tốt, trong đó nhóm tuổi từ 15 – 19 có nhiều
thanh niên cho biết sức khỏe của họ được cải thiện hơn sau khi di chuyển (Lưu
Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thiềng, 2010). Năm 1998, Viện Xã hội học trong
một nghiên cứu về sức khỏe và di cư cũng cho thấy sức khỏe của những người
di cư không kém hơn so với trước khi di chuyển, thậm chí là còn tốt hơn. Khi
xem xét theo địa bàn khảo sát, nghiên cứu này còn cho thấy tỷ lệ những người
nhập cư đến Thủ Dầu 1 và Buôn Ma Thuột có sức khỏe được cải thiện hơn
nhiều so với Hà Nam, Thái Bình và Đà Nẵng (Viện Xã hội học, 1998: 29).
Nhóm nghiên cứu cho rằng rất có thể khí hậu có vai trò đáng kể trong việc cải
thiện sức khỏe của những người nhập cư. Trong mẫu nghiên cứu xuất hiện
nhiều người là bộ đội phục viên, đây cũng là một lý giải đối với việc sức khỏe
của họ tốt hơn. Tuy nhiên, các kết quả trên mới chỉ tìm hiểu sức khỏe của những
người nhập cư dựa trên những cảm nhận của họ về sức khỏe sau khi di cư mà
chưa thực sự đi sâu để tìm hiểu liệu họ có gặp các vấn đề về sức khỏe, ví dụ
như có mắc bệnh trong thời gian vừa qua, thường mắc các bệnh gì hay sức khỏe
của họ chịu tác động từ những vấn đề xã hội gì. Theo quan điểm của các chuyên
gia y tế, kết quả của một cuộc khám bệnh tổng quát định kì mới là cơ sở khoa
học để biết được sức khoẻ của một người ở thời điểm đó. Từ đó mới có cơ sở
69
để đánh giá về sức khỏe của những người di cư – Đây là điều hầu hết các nghiên
cứu không tiếp cận được do nhiều nguyên nhân (thói quen kiểm tra sức khoẻ
định kì, chi phi cao, thời gian làm khám/xét nghiệm lâu). Lý giải cho những
kết quả này các nghiên cứu cũng cho thấy những người di cư là những người
nằm trong độ tuổi trẻ và được chọn lọc từ bộ phận có sức khỏe tốt trong dân số
(Tổng cục Thống kê, 2006; Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Di
cư cũng là một trong những chiến lược sinh kế của gia đình, để giảm thiểu các
rủi ro thì những thành viên có sức khỏe tốt hơn được ưu tiên đến thành phố tìm
kiếm việc làm. Các gia đình thường có xu hướng cho những người trẻ, có sức
khỏe tốt di cư hơn là lựa chọn những người lớn tuổi, có sức khỏe kém để di cư.
Những người có sức khỏe tốt sẽ chịu đựng được những khó khăn vất vả tại nơi
họ đến khi chưa được làm quen với các dịch vụ xã hội. Hơn nữa những người
có sức khỏe tốt sẽ ít ốm đau bệnh tật, có đủ sức lao động để gây dựng cuộc
sống. Khi nhập cư ở đô thị, họ sẽ là những “đầu tàu” đặt nền móng để sau này
kéo theo những người thân khác ra thành phố. Bởi vậy sức khỏe là yếu tố đầu
tiên được tính đến. Hiện tượng này các nhà khoa học gọi là “hiệu ứng người di
cư khỏe mạnh” (Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng, 2008).
Cũng có những quan điểm khác nói rằng sức khỏe của những người di
cư gặp nhiều hạn chế hơn so với người thường trú. Mỗi quan điểm đều có những
bằng chứng riêng. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại thường có những cách đặt vấn
đề và thu thập thông tin khác nhau, địa bàn khảo sát và những vấn đề đặt ra
trong các nghiên cứu phù hợp với bối cảnh thời điểm đó. Sức khỏe của người
di cư chịu nhiều tác động từ điều kiện làm việc, điều kiện sống và tình trạng di
chuyển của họ. Nghiên cứu di cư Nông thôn - Đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2004 của VanLandingham đã phát hiện ra rằng người di cư từ nông thôn
ra thành thị phải chịu những tác động tiêu cực đến hầu hết mọi khía cạnh sức
khoẻ của họ so với người không di cư. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp
70
cận với các dịch vụ công, bao gồm cả dịch vụ y tế công. Nghiên cứu chỉ ra rằng
người mới nhập cư đều gặp bất lợi hơn so với người bản địa trên 6 lĩnh vực liên
quan đến sức khoẻ bao gồm: sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng vận động,
kiến thức và quan niệm về sức khoẻ nói chung (dẫn theo Tổng cục Thống kê,
2006: 4). Vấn đề chi tiêu hạn hẹp có những tác động mạnh đến tình trạng sức
khỏe của họ. Mặc dù điều kiện sống nhìn chung ở đô thị tốt hơn nông thôn
nhưng thường những người di cư lại sống trong những khu vực có điều kiện
sinh hoạt kém; thu nhập thấp nên dẫn đến việc chi tiêu cho CSSK cũng gặp
nhiều hạn chế (Nguyễn Thanh Liêm, 2008: 121). Di cư mang lại nhiều lợi ích
về kinh tế - xã hội (Nguyễn Hữu Minh, 2008) nhưng các bất lợi về sức khoẻ thì
chính bản thân người di cư phải gánh chịu.
Với những lao động này khi chưa di cư đời sống của họ cũng không mấy
khá giả do đó, việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ còn nhiều hạn chế. Mặt khác,
chăm sóc y tế tại khu vực nông thôn lại được đánh giá là chưa tốt như ở những
thành phố lớn. Vì vậy có thể nói những người di cư chưa được chăm sóc y tế
tốt ở cả nơi đi và cả điểm đến. Các nghiên cứu trên đây cho thấy sức khỏe của
người di cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện nhà ở, điều
kiện làm việc, tình trạng hộ khẩu tại thành phố hoặc chiến lược di cư của chính
bản thân họ. Một gợi mở rút ra là sức khỏe của người nhập cư vào thành phố từ
nông thôn cần được xem xét ở nhiều chiều cạnh và cấp độ khác nhau.
Di cư và sức khỏe có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (UNFPA, 2007: 1).
Cho dù sức khỏe của họ có tốt hơn trước thời điểm nhập cư được đánh giá theo
cảm nhận của họ thì cũng có những kết quả nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng
người di cư gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và những nguy cơ mắc phải các
bệnh truyền nhiễm hơn những người dân không di cư. Chẳng hạn nghiên cứu
di dân từ nông thôn ra thành thị tại Bangladesh năm 2005 đã chỉ ra rằng trẻ em
dưới 5 tuổi di cư từ nông thôn ra thành thị có mức chết cao gấp 1,6 lần so với
71
trẻ sinh ra và lớn lên ở thành thị (Mazharul, 2005). Một nghiên cứu nhân học
tại Ấn Độ cho thấy 35% nam giới di cư, đã kết hôn có quan hệ tình dục ngoài
hôn nhân, và 40% nam di cư chưa kết hôn có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV tăng lên
nhanh chóng tại vùng phía bắc Karnataka của Ấn Độ, nơi có số lượng lớn nam
giới di cư theo mùa vụ (Halli, 2007). Lindstrom và cộng sự (2006) tiến hành
một nghiên cứu khác tại Guatemala năm 1999 về di dân trong nước và tình hình
sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) cho thấy tình hình sử dụng các biện
pháp tránh thai của dân di cư từ nông thôn ra thành thị thấp hơn của người
không di cư thành thị (dẫn theo UNFPA, 2007).
Trong những năm gần đây, người di cư vào thành phố Hà Nội tự đánh
giá mình khỏe với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với người sở tại (không di cư) 32,
9% và 14,1%, chênh nhau gần 20% (hình 3.7). Thêm một lần nữa khẳng định:
người di cư được chọn lọc về mặt sức khỏe ngay từ khi bắt đầu di cư.
72
Hình 3.7. Người di cư và không di cư khu vực Hà Nội tự đánh giá
tình trạng sức khỏe
Đơn vị %
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, 2015.
So sánh sức khỏe của mình với những người cùng tuổi là một tiêu chí
đánh giá khá tốt về tình trạng sức khỏe vì tình trạng này giúp giảm sự tác động
do khác biệt độ tuổi giữa hai nhóm. Hình 3.8 cho thấy tỷ lệ người di cư đến Hà
nội đánh giá sức khỏe của họ yếu hơn hoặc yếu hơn nhiều so với những người
cùng tuổi cao hơn nhiều so với người không di cư ở cả nhóm nam và nữ. Có
25,5 % nữ di cư tự cảm thấy sức khỏe của mình yếu hơn hoặc yếu hơn nhiều
so với sức khỏe của người cùng tuổi. Tỷ lệ này cao hơn ở nhóm nam di cư
5,3%. Khi tỷ lệ tự nhận mình yếu hơn lại cao hơn nhóm nam như vậy có nghĩa
nhóm nữ cũng đã tự cho rằng sức khỏe của mình yếu hơn nhóm nam.
4
32.9
59.1
3.6
0.41.6
14.1
67.3
15.7
1.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Rất khỏe Khỏe Bình
thường
Yếu Rất yếu
Di cư
Không di cư
73
Hình 3.8. Tỷ lệ % người di cư và không di cử ở Hà Nội nhận thấy sức
khỏe yếu hơn hoặc yếu hơn nhiều so với người cùng tuổi
Đơn vị %
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, 2015.
Tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
có sự khác nhau đáng kể trong việc so sánh sức khỏe hiện thời và trước lần di
chuyển gần nhất. Trong khi tại Hà Nội, hầu hết người di cư cho rằng sức khỏe
của mình vẫn như vậy (78,8), chỉ có 13,2% số người được hỏi cho rằng sức
khỏe của mình tốt hơn và có 8,0% tự đánh giá sức khỏe của mình kém đi. Trong
khi đó, tỷ trọng người tự đánh giá sức khỏe của mình không thay đổi tại thành
phố Hồ Chí Minh là 64,2% nhưng có tới 22% số người cho rằng sức khỏe của
họ đã tốt hơn và tỷ lệ người có sự tụt giảm về sức khỏe là 12,6%. Như vậy
thành phố Hồ Chí Minh là đô thị mà người di cư đến có sự cải thiện về mặt sức
khỏe cao hơn Hà Nội khá nhiều (cao hơn 6,8 điểm %) (Tổng cục Thống kê và
UNFPA, 2015).
Việc di cư không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người
di cư mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nơi đến bởi cấu trúc nhân
19.8
25.5
7.4
12.4
0
5
10
15
20
25
30
Nam Nữ
Di cư
Không di cư
74
khẩu của nhóm người di cư có thể làm thay đổi khuôn mẫu sức khỏe và nhu
cầu CSSK của cả cộng đồng đô thị. Ở Việt Nam, cộng đồng người di cư chuyển
đến thường là khu đô thị hay khu Công nghiệp. Dù đó thường là những người
trẻ và có sức khỏe nhưng về lâu dài, cộng đồng nơi đến cũng có thể sẽ gặp phải
những vấn đề về sức khỏe do người di cư thường phải sống tại những khu vực
không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt.
Sức khỏe của người nhập cư trong mẫu nghiên cứu nếu so với người sở
tại có thể nói là tốt hơn. Dựa trên tình trạng sức khỏe trong vòng 1 năm trước
thời điểm khảo sát: tỷ lệ người sở tại bị ốm hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe
cao hơn người nhập cư: 38,9 % và 34,8 %. Trong khi 65,2% người nhập cư
cảm thấy khỏe mạnh không cần sự chăm sóc y tế, thì tỷ lệ này ở người sở tại
thấp hơn là 61,1% (Hình 3.9).
Hình 3.9. Tình hình sức khỏe người nhập cư và người sở tại
Đơn vị %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
Kết quả nghiên cứu định tính của Đề tài luận án cũng cho thấy hầu như
những người tham gia trong mẫu nghiên cứu đều tự đánh giá về sức khỏe của
mình là bình thường hoặc tốt, đảm bảo có thể làm việc được tại môi trường đô thị
và phù hợp với những công việc mà họ lựa chọn.
34,8
65,2
3
61,1
000
010
020
030
040
050
060
070
Bị ốm hoặc có vấn đề về sức
khỏe cần chăm sóc y tế
Không có vấn đề về sức khỏe
và không cần chăm sóc y tế
Người nhập cư
Người sở tại
75
Tôi thấy sức khỏe của mình cũng bình thường nên là lúc
nào cũng cố gắng làm việc, việc gì cũng làm miễn là có thu
nhập.
(PVS nữ 37 tuổi, dịch vụ)
Cũng thấy bình thường thì mới đi làm được ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tiep_can_va_su_dung_dich_vu_y_te_cua_nhom_nguoi_nhap.pdf