Luận án Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu. 1

Chương 1: Yêu cầu khách quan tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp thủy nông ở nước ta. 5

1.1. Doanh nghiệp thủy nông - một doanh nghiệp Nhà nước đặc thù. 5

1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân nước ta. 5

1.1.2. Đặc điểm hoạt động và yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN trong nền kinh tế nước ta hiện nay. 10

1.2. Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp thủy nông. 14

1.2.1. Vai trò của doanh nghiệp thủy nông. 14

1.2.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp thủy nông. 21

1.3. Yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 27

1.3.1. Nhận thức về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 27

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 30

1.3.3. Phương hướng đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 33

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá . 36

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Thanh hoá có liên quan đến quản lý thủy nông. 36

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 36

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội. 38

2.1.3. Tình hình dân số, xã hội. 40

2.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp thủy nông tỉnh Thanh Hoá. 41

2.3. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá. 43

2.3.1. Tình hình cơ sở vật chất - kỹ thuật. 43

2.3.2. Tình hình quản lý tu sửa công trình trong các doanh nghiệp. 46

2.3.3. Kết quả hoạt động tưới tiêu của các doanh nghiệp. 50

2.3.4. Thực trạng về hoạt động tài chính. 53

2.3.5. Thực trạng về tổ chức bộ máy, biên chế các doanh nghiệp. 60

2.3.6. Những tồn tại và vướng mắc lớn trong quản lý ở các doanh nghiệp hiện nay. 61

Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý các doanh nghiệp thủy nông. 69

3.1. Một số quan điểm đổi mới đối với doanh nghiệp thủy nông. 69

3.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức sản xuất phải phục vụ đường lối phát triển kinh tế của Đảng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 69

3.1.2. Đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức sản xuất cần chú ý đến đặc thù của công tác thủy nông. 70

3.1.3. Khai thác sử dụng tổng hợp các nguồn nước là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với quản lý tài nguyên nưóc và bảo vệ môi trường. 71

3.1.4. Xem xét tính toán hiệu quả trong hoạt động thủy nông phải đảm bảo lợi ích từng vùng, từng địa phương và toàn xã hội. 72

3.1.5. Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trung ương và địa phương cùng làm đối với công tác thủy nông. 72

3.1.6. Coi trọng mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong quản lý khai thác thủy nông. 73

3.2. Các mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các doanh nghiệp thủy nông. 73

3.3. Các giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp thủy nông. 73

3.3.1 Củng cố, nâng cấp hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi trong tỉnh. 74

3.3.2. Sắp xếp củng cố kiện toàn các doanh nghiệp thủy nông trong tỉnh. 76

3.3.3. Đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính 80

3.3.5. Đa dạng hoá, xã hội hoá công tác thủy nông, chuyển dần sang hoạt động sản xuất kinh doanh. 85

3.2.6. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thủy nông. 88

Kết luận và kiến nghị 91

Danh mục tài liệu tham khảo 93

 

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, lũ lớn nhất vào tháng 8 hoặc tháng 9, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. + Vùng thủy văn sông Chu: gồm lưu vực sông Cầu Chày, sông Chu (ở địa phận Thanh hoá), sông Yên, sông Bạng, diện tích khoảng 4.400km2, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc tháng 11, chậm 1 tháng so với vùng sông Mã. Mưa lớn nhiều và tập trung, lượng mưa trung bình 1.600-2.000mm. + Vùng thủy văn có ảnh hưởng của nước thủy triều: gồm các huyện ven biển và một phần của Nông Cống, Đông Sơn. Vùng này có diện tích 1.200km2. Từ Bắc vào Nam có 6 cửa sông chính, trung bình cứ 18-20 km bờ biển có 1 cửa sông. Độ rộng trung bình của vùng thủy văn này là 14km, nơi rộng nhất là 20km và hẹp nhất là 4-5 km. Sự hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới vừa chịu gió mạnh và chịu mưa lớn, các tháng có mưa lớn là tháng 8, 9. Lượng mưa trung bình hàng năm phiá Bắc 1.650-1.750mm, phía Nam 1.800-2.000mm. Là vùng chịu ảnh hưởng của nước thủy triều trừ các trường hợp bất thường, còn bình quân 1 ngày thủy triều lên xuống 1 lần. Vào mùa lũ sự xâm nhập của dòng triều vào đất liền giảm. Biên độ thuộc loại yếu, bình quân từ 120-150cm. Độ mặn của các cửa sông giảm dần từ ngoài vào trong. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội: Những năm vừa qua, mặc dù liên tiếp chịu những tổn thất do bão lụt xảy ra, trong khi những cơ sở sản xuất mới đang trong giai đoạn xây dựng và chưa đi vào vận hành, các cơ sở sản xuất hiện có vẫn trong tình trạng công nghệlạc hậu, thiếu vốn, sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Song với tinh thần nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, kinh tế Thanh hoá tiếp tục ổn định, duy trì được nhịp điệu tăng tưởng, một số mặt có bước phát triển khá. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện. Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 1998 tổng sản phẩm xã hôi (GDP) trên địa bàn tăng 99,9%, GDP bình quân đầu người đạt 236 USD, giá trị nông - lâm - ngư nghiệp tăng 10,1%, giá trị công nghiệp tăng 10,6%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 9,5%. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP là 43% - 22,5% - 34,4%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 519,31 tỷ đồng. Sản lượng quy thóc đạt 1,14 triệu tấn. Mức tăng dân số tự nhiên 1,78% [27]. Về sản xuất nông nghiệp: diện tích cây lương thực hàng năm là 391.800 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 258.000 ha/năm, năng suất lúa chiêm đạt 48 tạ/ha, năng suất lúa mùa đạt 36 tạ/ha (năm 1998). Sản xuất nông nghiệp liên tục có bước tiến bộ về cả diện tích gieo trồng và năng suất, cơ cấu cây trồng, song cơ sở để phát triển nông nghiệp có tiềm năng lớn nhưng còn bị hạn chế nhiều mặt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ thâm canh giữa các vùng chưa đồng đều, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ. Chăn nuôi tiếp tục phát triển nhưng tốc độ còn chậm. Nghề rừng đã phát triển theo hướng lâm nghiệp hoá xã hội đã có bước phát triển khá nhưng còn khó khăn trong tổ chức quản lý giao đất, giao rừng và ngăn chặn đốt phá rừng. Nuôi trồng và khai thác thủy sản có phát triển nhưng còn chậm so với phát triển đầu tư. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: có tăng trưởng nhưng còn chậm chưa thực sự ổn định. Sản phẩm mới trên thị trường còn quá ít, sự chỉ đạo phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã được chú trọng hơn nhưng vẫn chưa đủ sức vượt qua những khó khăn để phát triển. Hoạt động thương mại: tiếp tục được đổi mới, đáp ứng được giao lưu hàng hoá và dịch vụ sản xuất, tiêu dùng. Tuy nhiên thương mại Nhà nước chưa có chuyển biến, đang trong tình trạng khó khăn. Về an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội: chủ động đấu tranh phòng ngừa, giải quyết kịp thời các vụ việc nảy sinh phức tạp từ cơ sở. Phối hợp tốt với các ngành các cấp trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo ra chuyển biến tích cực, góp phần ổn định để phát triển kinh tế. Dự kiến năm 2000-2010 phát triển kinh tế trong tỉnh sẽ là: Bảng số 2: Dự kiến phát triển kinh tế Thanh hoá đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2010 Nhịp độ tăng trưởng %/năm 1- Dân số trung bình 2- GDP (theo giá 1989) + Công nghiệp - Xây dựng + Nông lâm-Thủy sản + Dịch vụ- Khác 3- Bình quân USD đầu người 4- Kim ngạch xuất khẩu triệu người tỷ đồng - - - USD triệu USD 3,790 2.880,5 903,0 784,2 1.193,3 400 200 4,400 12.653,7 4.957 1.296,5 6.400,2 1.500 350 1,5 16,6 20,0 6 19 Nguồn: Tài liệu phục vụ Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ XIV. Sản lượng lương thực ổn định 1,2 đến 1,4 triệu tấn (riêng thóc trên 1 triệu tấn), ổn định diện tích trồng lúa trên 100.000 ha, xây dựng vùng thâm canh lúa cao sản 91.672 ha, đưa diện gieo trồng ngô lên 35.000 ha năm 2000 và 40.000 ha năm 2010, xây dựng vùng chuyên canh ngô, mở rộng diện tích mía năm 2000 là 2.000 ha, năm 2010 lên 4.000 ha [27]. 2.1.3. Tình hình dân số, xã hội: Theo số liệu tổng điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999 của Cục thống kê Thanh hoá toàn tỉnh có 3.467.609 người. Thành thị 318.380 người, chiếm 9,2%, nông thôn 3.149.229 người, chiếm 90,8%, số hộ nông dân là 707.271 hộ. Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thường 40-50% GDP do nông nghiệp mang lại. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác bình quân đầu người lại giảm dần: năm 1990 bình quân đầu người là 690m2/người, đến năm 1997 là 528m2/người, trong khi dân số ngày càng tăng bình quân mỗi năm (từ 1990 đến 1997) trên 70.000 người gần bằng dân số của huyện. Công nghiệp và các ngành nghề khác phát triển chậm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên Tỉnh uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh không ngừng quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có vai trò thủy lợi nói chung và thủy nông nói riêng. 2.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp thủy nông tỉnh Thanh Hoá. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, cả nước có 13 hệ thống thủy nông, trong đó Thanh Hoá có hệ thống Bái Thượng được xây dựng từ năm 1928, không có hệ thống tiêu. Công trình này thuộc quyền sở hữu và chi phối của Thực dân Pháp và bọn tư sản mại bản. Về tổ chức hình thành các ban thủy nông trực thuộc Nha thủy nông Đông dương, dưới ban thủy nông là các ty thủy nông, mỗi ty phụ trách từng vùng nhất định. Sau cách mạng tháng 8 công tác thủy lợi được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thích đáng. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Thanh Hoá tiếp quản hệ thống Bái Thượng và được đầu tư xây dựng hai hệ thống lớn là Nam, Bắc sông Mã. Từ năm 1965 đến 1975 hàng loạt các công trình thủy nông khác ra đời, trong đó đã chú ý đến các hệ thống tiêu như: hệ thống tiêu Quảng Châu, Trường Lệ, Ngọc Giáp... tiếp đó là đầu tư xây dựng các hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ. Trong thời gian đó các tổ chức thủy nông được hình thành và được gọi với các tên "Công ty thủy nông" hoặc "Xí nghiệp thủy nông" Từ năm 1990 trở về trước toàn tỉnh Thanh Hoá có 11 xí nghiệp thủy nông: sông Chu, Bắc sông Mã, Nam sông Mã, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Tả Thọ Xuân và Tĩnh Gia. Trong đó có 3 xí nghiệp thủy nông liên huyện, trực thuộc ngành thủy lợi quản lý là: sông Chu, Bắc sông Mã và Nam sông Mã. Số còn lại là xí nghiệp thủy nông huyện, trực thuộc các huyện quản lý. Đến năm 1992 thực hiện Nghị định 388-ĐHBT ngày 11/9/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) các xí nghiệp thủy nông trong tỉnh được sắp xếp lại thành 9 công ty xí nghiệp, đó là sáp nhập xí nghiệp thủy nông Tĩnh Gia, Như Xuân vào xí nghiệp thủy nông sông Chu và đổi tên thành Công ty sông Chu. Chuyển toàn bộ các xí nghiệp thủy nông trực thuộc các huyện về ngành thủy lợi quản lý và giữ nguyên mô hình tổ chức đó cho đến nay. Trước năm 1962 Nhà nước chưa thu thủy lợi phí, các xí nghiệp thủy nông hoạt động như một đơn vị hành chính sự nghiệp, thực hiện theo chế độ "thực thanh, thực chi". Khi có Nghị định 66-CP ngày 5/6/1962 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) quy định mức thu và điều lệ thu thủy lợi phí. Thủy lợi phí được thu thông qua cơ quan tài chính, các xí nghiệp thủy nông vẫn hoạt động theo cơ chế thực thanh, thực chi. Đến ngày 25/8/1984 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) ban hành Nghị định 112- HĐBT thay thế cho quyết định 66-CP, quy định mức thu thủy lợi phí mới theo tỷ lệ % năng suất lúa bình quân 3 năm 1981 -1983. Quy định các công ty, xí nghiệp thủy nông chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế "lấy thu bù chi". Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, các luật thuế ra đời, các xí nghiệp thủy nông bắt đầu gặp khó khăn và lúng túng. Năm 1998 sau khi có luật DNNN ra đời các xí nghiệp thủy nông được xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích. Hoạt động theo cơ chế tài chính được quy định tại Thông tư liên tịch số 90-1997/TTLT/TC-NN và duy trì cho đến nay. Như vậy ta thấy xuất phát điểm của DNTN được tách ra từ hoạt động "thực thanh, thực chi" đến "gán thu bù chi" đến hạch toán kinh tế. Các chính sách tài chính đa số được hình thành từ thời kỳ bao cấp nên đến nay nhiều chính sách không còn phù hợp. Tổ chức bộ máy cũ để lại còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Hệ thống công trình đa số được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ bao cấp nên cũng có nhiều khuyết tật như: chất lượng không cao, không đồng bộ. Đó là một trong những tồn tại lớn cho đến hiện nay, do vậy việc tiếp tục đổi mới hoàn thiện quản lý thủy nông là hoàn toàn cần thiết và khách quan. 2.3. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá 2.3.1. Tình hình cơ sở vật chất - kỹ thuật Các hệ thống CTTL do chính doanh nghiệp quản lý hiện nay nằm rải rác từ đồng bằng lên miền núi, độc lập với nhau bằng các sông ngòi tự nhiên hoặc ranh giới lãnh thổ hành chính. Diện tích phục vụ tưới theo thiết kế của doanh nghiệp nhỏ nhất là 2.100 ha/vụ, lớn nhất là 40.500 ha/vụ (Xí nghiệp thủy nông Cẩm Thủy - Công ty thủy nông Sông Chu), có doanh nghiệp tưới chủ yếu bằng trọng lực, có doanh nghiệp tưới bằng hồ chứa hoặc bằng trạm bơm điện. - Hệ thống tưới: toàn tỉnh có 5 hệ thống lớn: hệ thống Sông Chu, Nam Sông Mã, Bắc Sông Mã, Sông Mực, Yên Mỹ. Hai hệ thống loại vừa: Xa Loan (Nga Sơn), Yên Tôn (Vĩnh Lộc) và 1.383 hồ đập loại vừa và nhỏ. Hệ thống tưới lớn nhất là hệ thống tưới Bái Thượng thuộc Công ty thủy nông Sông Chu, có diện tích thiết kế là 40.000ha/vụ, được xây dựng từ năm 1918, năm 1928 bắt đầu đưa vào sử dụng. Hệ thống này bao gồm công trình đầu mối (đập, cống lấy nước, cống xả lũ, âu thuyền), 225 km kênh cấp I, 1.352 km kênh cấp II và cấp III. Hồ Sông Mực có dung tích hữu ích 161 triệu m3 nước, năng lực thiết kế 11.500 ha/vụ. Hồ Yên Mỹ có dung tích hữu ích là 62,5 triệu m3 nước, năng lực thiết kế là 5.500 ha/vụ. Hồ chứa loại vừa và nhỏ được xây dựng trong những năm gần đây có 10 hồ: Đồng Ngư, Đồng Múc, Đồng Bể.... tập trung ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy. Hệ thống tưới bằng trọng lực có 480 trạm bơm với tổng số máy bơm là 1.112 máy, trong đó loại công suất nhỏ hơn 1.000 m3/h là 699 máy, từ 1.000-4.000 m3/h có 395 máy, lớn hơn 4.000 m3/h có 18 máy. Cùng với các hồ đập, trạm bơm có gần 5.000 km kênh mương từ cấp I đến cấp III. Hệ thống tiêu: Toàn tỉnh được phân chia thành 5 vùng tiêu lớn theo lưu vực sông và một số hệ thống tiêu nhỏ gồm: vùng Nam Sông Chu, Bắc Sông Chu, Nam Sông Mã, Bắc Sông Lèn, Bắc Sông Mã và Vĩnh Lộc. Hệ thống tiêu tự chảy có năng lực 500ha đến 1.200 ha có 7 hệ thống tiêu cho 80.000 ha. Hệ thống tiêu động lực có 53 trạm bơm điện với 316 máy trong đó loại 1.000 - 4.000 m3/h có 289 máy, 4.000 - 8.000 m3/h có 27 máy. Tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp rất lớn (271,5 tỷ đồng) các công trình được xây dựng từ năm 1970 về trước, riêng hệ thống Bái Thượng được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Hệ thống kênh mương bằng đất qua những năm sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng. Khi xây dựng các hệ thống công trình không hoàn chỉnh đồng bộ cộng với sự xuống cấp nên hiện nay năng lực tưới đều bị giảm, bình quân chỉ đạt 75% năng lực thiết kế, có hệ thống chỉ đạt 41% (hệ thống Yên Mỹ). Bảng số 3: Năng lực thực tế của các hệ thống thủy nông Thanh hoá [2] ĐVT: Ha TT Hệ thống tưới Năng lực thiết kế Thực tưới % 1 2 3 4 5 6 7 Sông Chu Yên Mỹ Sông Mực Bắc Sông Mã Nam Sông Mã Nga Sơn Yên Tôn 50.000 5.500 11.500 16.800 12.590 6.000 2.800 38.358 2.260 6.400 12.934 12.579 4.287 2.220 76,7 41,0 55,6 76,9 99,9 71,4 79,2 Cộng 105.190 79.038 75 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp của các CTTL: - Các công trình đầu tư xây dựng chưa hoàn chỉnh. Nguồn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ đầu tư phần đầu mối, hệ thống kênh chính và một số công trình có quy mô nhỏ được đầu tư đến hệ thống kênh cấp I. Phần kênh tưới đưa nước vào đồng ruộng chủ yếu dựa vào huy động sức dân, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Song phần đóng góp của địa phương chưa đáp ứng khiến công trình chưa đồng bộ. Bên cạnh đó suất đầu tư lại thấp, dẫn đến tình trạng công trình xuống cấp nhanh chóng. - Chưa phát huy cao độ sức dân làm thủy lợi. Từ sau khi hoàn chỉnh thủy nông, phong trào vận động nhân dân làm thủy lợi ngày càng giảm sút, nhất là từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hầu hết việc này đã bị coi nhẹ. Nhiều dự án thủy lợi được thực hiện nhưng các hạng mục công trình giao cho địa phương đầu tư đều bị bỏ dở. Đây là nguyên nhân chính làm cho CTTL không đồng bộ, hiệu quả phục vụ thấp. Về mặt kỹ thuật hệ thống kênh đất trong đồng ruộng rất khó đảm bảo quy chuẩn nên hệ thống công trình xuống cấp nhanh. - Do tác động của những yếu tố khách quan: đất nước ta đang trên đà phát triển toàn diện, đô thị, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư đang hình thành sẽ phát sinh những nhu cầu mới về cấp nước. Nhu cầu dùng nước đối với các ngành được tăng lên về mặt số lượng, chất lượng, sản xuất nông nghiệp phát triển tăng vụ, thâm canh cao, đa dạng hoá cây trồng đòi hỏi các CTTL phải phục vụ ở mức độ cao hơn trước. Sự xuống cấp trong trường hợp này bộc lộ mâu thuẫn: năng lực thiết kế của công trình giảm xuống, tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống công trình không đảm bảo trong khi đó nhu cầu phục vụ lại tăng lên. Từ thực trạng và nguyên nhân trên ta thấy, muốn đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống đòi hỏi hệ thống CTTL phải an toàn đồng bộ, thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng và đạt tiêu chuẩn cao hơn trước, trong đó đi đôi với việc kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp hiện đại hoá CTTL, cần phải tăng cường, đổi mới cơ chế quản lý thủy nông. 2.3.2. Tình hình quản lý tu sửa công trình trong các doanh nghiệp. - Về công tác duy tu bảo dưỡng công trình: Hệ thống CTTL được bố trí trên địa bàn rộng lớn, đa số công trình nằm ngoài trời, thường xuyên chịu tác động của tự nhiên, dễ bị hư hỏng, khó bảo quản, nhất là công trình thuộc vùng biển. - Những năm trước đây trong cơ chế quan liêu bao cấp, công tác tổ chức quản lý công trình còn lỏng lẻo, chưa chú ý đến duy tu bảo dưỡng, cùng với khó khăn về nguồn thu, chi phí cho sửa chữa thường xuyên ít nên nhiều nơi để xảy ra tình trạng hư hỏng tài sản, chưa thực hiện đúng quy trình quy phạm dẫn đến phục vụ kém. Những năm gần đây đã được quan tâm chú ý, trước hết trong quản lý vận hành đã đảm bảo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành, đã tiến hành nhiều lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, trang bị dần thiết bị, dụng cụ cho công nhân vận hành và đã chú ý đến công tác bảo dưỡng duy tu thường xuyên, trong sửa chữa đã sử dụng các nguyên vật liệu mới để thay thế dần, đảm bảo an toàn công trình. - Về công tác bảo vệ công trình: đã một thời gian khá dài ý thức bảo vệ CTTL có phần xem nhẹ, một mặt do trách nhiệm quản lý của các doanh nghiệp chưa cao, một mặt do ý thức của một số nhân dân ở các địa phương còn hạn chế, việc lấn chiếm đất của CTTL xảy ra khá phổ biến, nhất là những năm gần đây khi Nhà nước giao ruộng đất lâu dài cho nhân dân thì tình trạng lấn chiếm tăng, các hành lang bảo vệ công trình bị thu hẹp hoặc không còn, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ và tu sửa. Mặc dù hiện nay đã có pháp lệnh bảo vệ CTTL, song việc triển khai thực hiện chưa được tốt nên tình trạng vi phạm công trình vẫn còn xảy ra, số lượng vi phạm công trình ở các cấp độ khác nhau có thể nói đã đến mức báo động, kết quả thống kê kiểm tra các vi phạm CTTL ở một số các hệ thống thủy nông tỉnh như sau: Bảng số 4: Thống kê các vi phạm Pháp lệnh bảo vệ - khai thác công trình thủy lợi trên một số hệ thống thủy nông lớn ở tỉnh Thanh hoá (Theo báo năm 1997 của các hệ thống thủy nông) S TT Tên hệ thống TN Tổng số Trong đó Nhà Cống Vật kiến trúc khác Các vi phạm khác 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 Hệ thống Sông Chu Hệ thống Sông Mực Hệ thống Yên Mỹ Hệ thống Quảng Châu Hệ thống Nam Sông Mã Hệ thống Bắc Sông Mã 1.329 91 740 1.212 176 300 521 10 155 763 50 100 34 15 23 20 25 472 30 325 143 43 100 292 46 217 306 63 75 Tổng 3.848 1.639 117 1.123 969 Ghi chú: Cột 4: làm nhà trái phép thuộc phạm vi bảo vệ CTTL Cột 5: làm cống trái phép. Cột 6: vật kiến thiết khác như nhà tắm, tường rào. Cột 7: các vi phạm khác như trồng cây, làm ao trong phạm vi bảo vệ CTTL. Để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp đã phối kết hợp với chính quyền địa phương (huyện, xã) tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân cùng chấp hành pháp lệnh bảo vệ công trình, tổ chức các phong trào, chiến dịch nhằm giải phóng các hành lang công trình đang bị lấn chiếm, đồng thời cắm mốc chỉ giới, riêng giá trị cột mốc đến nay các doanh nghiệp đã phải chi phí hàng tỷ đồng. - Kết quả tu sửa và nâng cấp công trình: Thực trạng CTTL đang bị xuống cấp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó đã được phân tích ở phần trên. Quá trình quản lý khai thác đã khẳng định: Công trình đầu mối và trục chính quyết định sự tồn tại của hệ thống, mạng lưới công trình kênh mương quyết định hiệu quả sản xuất ở mức độ cao hay thấp. Như vậy trước hết kiên cố hoá kênh mương nhằm duy trì nâng cấp công trình đầu mối và trục chính để bảo tồn hệ thống. Một trong những giải pháp về công trình thì kiên cố hoá kênh mương cần được ưu tiên vì có những ưu điểm và ý nghĩa rất quan trọng: - Kênh mương được kiên cố sẽ tiết kiệm được nước, nâng cao hiệu quả dùng nước. Tài nguyên nước của Việt Nam phong phú nhưng lâu dài nếu không biết tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý thì sẽ thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước. Sau khi thực hiện kiên cố hoá kênh mương có thể tiết kiệm được trên 30% lượng nước, từ đó mở rộng thêm diện tích tưới cho nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt phục vụ dân sinh. Tiết kiệm đất canh tác trong nông nghiệp 30 - 50%, nếu thực hiện hệ thống kênh ngầm chôn dưới đất thì sẽ tiết kiệm được trên 70% (cứ 100 ha tiết kiệm dôi ra từ 8 - 10ha). - Từ chỗ tiết kiệm nước dẫn đến tiết kiệm điện năng tiêu thụ do các hệ thống bơm điện khoảng 30%, từ đó làm hạ giá thành sản xuất đáng kể. - Tiết kiệm công lao động hàng năm phải tu bổ nạo vét kênh mương như kênh làm bằng đất trước đây từ 33 - 60%. Thời gian tưới nước cũng giảm đáng kể, phục vụ kịp thời gieo trồng (tốc độ dòng chảy trên kênh xây lát tăng từ 1,5 - 2 lần so với kênh đất). - Kiên cố hoá kênh mương tạo điều kiện cho việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp như việc áp dụng tự động hoá, cơ giới hoá khâu tưới tiêu và canh tác nông nghiệp. - Việc kiên cố hoá kênh mương đòi hỏi phải tập trung đầu tư nhiều so với kênh đất, phải huy động các nguồn mới có thể phát triển được. Sau một thời gian dài lúng túng, trăn trở suy nghĩ tìm hướng đi đúng, Thanh Hoá là một tỉnh đã dẫn đầu toàn diện: tiến hành sớm nhất, phát triển rộng nhất. Hàng năm căn cứ vào mức chi phí cho tu sửa công trình ( mục sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn) các DNTN được sử dụng 15 - 25% tổng chi phí trực tiếp. Trước đây dùng để duy tu, đại tu phần đất (chưa có ý thức kiên cố hoá kênh mương). Với số kinh phí tương đối lớn mà hàng năm vẫn phải lập lại công việc đó vì công trình bằng đất nên cứ phải nạo vét, cứ phải bồi đắp. Từ năm 1990 với sự chỉ đạo thống nhất của ngành thủy lợi, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, các DNTN đã tiến hành kiên cố hoá kênh mương, trước hết bằng nguồn vốn thủy lợi phí, lấy từ khoản mục 15 - 25%. Mỗi năm chỉ sử dụng một phần nhỏ để duy tu phần đất, nạo vét thông dòng chảy ở một số kênh, số lớn còn lại tập trung cho kiên cố hoá kênh mương bằng gạch xây hoặc bê tông. Đối với kênh mương nội đồng do các hợp tác xã quản lý thì Thanh Hoá có chính sách hỗ trợ cho địa phương theo hình thức các DNTN hỗ trợ phần xi măng, sắt thép, các phần còn lại do hợp tác xã đảm nhận. Sau một vài năm thực hiện đến nay đã mang lại hiệu quả rõ rệt và đã trở thành phong trào rộng khắp ra toàn quốc. Tính đến năm 1999 các doanh nghiệp đã kiên cố được 253 km kênh với tổng giá trị 148,7 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2000 sẽ kiên cố tiếp 204,7 km giá trị 71.726,6 triệu đồng, năm 2001 kiên cố 187 km giá trị 60.703,6 triệu đồng [2]. Đối với kênh nội đồng do hợp tác xã quản lý, tính đến năm 1999 các hợp tác xã trong toàn tỉnh đã kiên cố được 586 km kênh với tổng giá trị 77 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 16,5 tỷ, số còn lại địa phương đóng góp. Hiện nay Thanh Hoá đang thực hiện chính sách hỗ trợ cho các địa phương là 40triệu đồng/1km kênh xây lát. Phong trào đã phát triển mạnh và phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành 100% kiên cố hoá kênh nội đồng. 2.3.3. Kết quả hoạt động tưới tiêu của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ khai thác CTTL với mục tiêu là phát huy tối đa hiệu quả, sử dụng một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo cân bằng nước phục vụ yêu cầu của sản xuất và đời sống, giữ gìn nguồn nước trong lành và bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện nhiệm vụ đó, các doanh nghiệp cần giải quyết hai vấn đề cơ bản là: quản lý khai thác nguồn nước gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước trong hệ thống, thực hiện có hiệu quả việc phân phối nước đến các đối tượng dùng nước trong địa bàn. Giải quyết hai vấn đề này chính là thực hiện chức năng phân phối sản phẩm của mình đến người tiêu dùng sao cho việc sử dụng nước có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau. (Bảng 5): + Tổng diện tích nghiệm thu bình quân 3 năm (1997-1999) tương đối ổn định là 130.127 ha/năm so với kế hoạch đặt ra 133.961 ha/năm, đạt 91%. + Đã đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, góp phần làm tăng sản lượng lương thực từ 1 triệu tấn/năm (1997) lên 1,2 triệu tấn/năm (1999) và phấn đấu năm 2000 sẽ đạt 1,365 triệu tấn/năm. Năng suất lúa mỗi năm được tăng lên rõ rệt. Theo số liệu của Cục thống kê Thanh hoá năng suất lúađược tăng như sau: Bảng 6 : Kết quả năng suất lúa của Thanh hoá thời kỳ 1996-1999 [2] ĐVT: Tạ/ha Năm Tổng Chia ra cả năm Vụ chiêm Vụ mùa 1996 1997 1998 1999 33,9 28,2 38,6 38,3 38,6 40,1 47,9 45,3 30,0 18,2 30,6 32,3 Ngoài việc phục vụ cho sản xuất trên địa bàn, các doanh nghiệp còn cung cấp nước cho: + Nhà máy nước Thanh hoá với công suất 6 triệu m3nước/năm. + Nhà máy bia, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Nông Cống 4 triệu m3 nước/năm. Về công tác tiêu úng: diện tích tiêu úng thường tập trung vào 16 huyện, thị, đồng bằng, trung du với diện tích tự nhiên là 308.884 ha, diện tích canh tác là 134.121 ha, các hệ thống tiêu đã phát huy khá tốt, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trong tỉnh. Theo số liệu thống kê hàng năm của ngành nông nghiệp thì những năm mưa lũ bình thườngvới lượng mưa 200-300mm trong ngày thì diện ngập úng sẽ xảy ra ở các huyện đồng bằng ven biển, diện tích gần 38.000 ha trong đó mất trằng vụ mùa 18.600 ha, vụ đông 10.000 đến 15.000 ha. Trong những năm gần đây tuy ngập úng nhưng hiệu quả về tiêu đạt 73% diện tích canh tác. Bảng 7: Kết quả tiêu của các hệ thống thủy nông Thanh hoá năm 1999 [2] ĐVT: Ha STT Hệ thống Diện tích canh tác được tiêu Diện tích bị ngập úng Tổng Chia ra Tự chảy Bơm điện 1 2 3 4 5 6 Nam Sông Chu Nam Sông Mã Bắc Sông Mã Bắc Sông Lèn Vĩnh Lộc Tĩnh Gia 51.246 6.500 14.950 15.050 4.760 6.180 40.740 6.200 11.490 7.550 2.770 6.000 10.506 300 3.460 7.500 1.990 180 18.826 5.700 4.730 5.344 1.900 1.200 Cộng 98.686 72.900 25.786 37.700 2.3.4. Thực trạng về hoạt động tài chính: Quản lý tài chính là một trong ba nội dung cơ bản của các DNTN, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho việc quản lý công trình, quản lý nước thực hiện tốt nhiệm vụ. Từ năm 1984 đến 1997 cơ chế hoạt động tài chính của các DNTN được thực hiện theo nghị định 112 HĐBT (nay là Chính phủ) năm 1984, thông tư liên bộ số 47-TT/LB của Bộ tài chính và Bộ thủy lợi năm 1984, thông tư 43-TT/LB năm 1985 về " hướng dẫn hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp thủy nông"... hoạt động thủy nông được thực hiện theo phương thức hạch toán kinh tế " gán thu bù chi". Nếu số thu lớn hơn số chi thì được trích lập vào phần thủy nông, quỹ thủy nông này do UBND tỉnh và ngành thủy lợi quản lý. Nếu thu nhỏ hơn chi thì được bù đắp bằng quỹ thủy nông, sau khi bù còn thiếu thì được ngân sách tỉnh cấp bù. Trong chi phí chưa trích khấu hao của các tài sản thuộc công trình xây đúc,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANAN.DOC
  • docBIA2.DOC
  • docDANHMU~1.DOC
  • docM_CL_C~1.DOC
Tài liệu liên quan