MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .2
3. Phương pháp nghiên cứu.3
4. Đóng góp của luận án .4
5. Cấu trúc của luận án .4
NỘI DUNG .5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5
1.1. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam.5
1.2. Các quan niệm về đặc trưng thể loại .14
1.2.1. Quan niệm về kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật.15
1.2.2. Quan niệm đề cao yếu tố “hư cấu” như là đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử.17
1.2.3. Quan niệm coi trọng yếu tố “lịch sử” hơn “hư cấu”. .19
1.3. Quan niệm của luận án về tiểu thuyết lịch sử và các xu hướng tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại.21
1.3.1. Quan niệm của luận án về tiểu thuyết lịch sử và cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề
tài.21
1.3.2. Quan niệm về các xu hướng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.24
Tiểu kết chương 1.31
Chƣơng 2. XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ BÁM SÁT SỬ LIỆU .32
2.1. Khái quát xu hướng tiểu thuyết lịch sử bám sát sử liệu.32
2.2. Một số đặc điểm nội dung của xu hướng tiểu thuyết lịch sử bám sát sử
liệu.34
2.2.1. Nguyên lí chính nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .34
2.2.2. Xây dựng hình tượng con người mang khát vọng lịch sử theo nguyên mẫu .39
2.2.3. Chuyện thế sự đời tư với hình tượng con người trần thế.44
2.3. Một số đặc sắc nghệ thuật cơ bản của xu hướng tiểu thuyết lịch sử bám sát sử
liệu.48
2.3.1. Đổi mới cấu trúc tiểu thuyết lịch sử chương hồi.48
2.3.2. Kỹ thuật đa điểm nhìn .52
2.3.3. Kết cấu cốt truyện ghép mảnh .59
2.3.4. Ngôn ngữ đa phong cách .63
2.3.5. Cấu trúc các lớp không gian tạo khung cốt truyện.65Tiểu kết chương 2.69
Chƣơng 3. XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ DỤ NGÔN HÓA SỬ LIỆU70
3.1. Khái quát về xu hướng tiểu thuyết lịch sử dụ ngôn hóa sử liệu.70
3.2. Nội dung giáo huấn thực tiễn mang ý nghĩa thời sự .73
3.2.1. Giáo huấn về lòng yêu nước.73
3.2.2. Giáo huấn về chính trị - tôn giáo .81
3.2.3. Giáo huấn về đại đoàn kết dân tộc.86
3.2.4. Giáo huấn về chủ nghĩa nhân đạo.91
3.3. Các hình thức nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết lịch sử dụ ngôn hóa sử liệu.96
3.3.1. Đan xen người kể chuyện toàn tri và hạn tri .96
3.3.2. Ngôn ngữ chính luận.99
3.3.3. Thời gian tuyến tính biên niên sử .102
3.3.4. Hư cấu các lớp thời gian đa chiều .105
Tiểu kết chương 3.110
Chƣơng 4. XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐỐI THOẠI VỚI SỬ
LIỆU.111
4.1. Khái lược về xu hướng tiểu thuyết lịch sử đối thoại với sử liệu.112
4.2. Nội dung luận giải cụ thể trên tinh thần đối thoại .115
4.2.1. Đối thoại về các vấn đề tâm linh .115
4.2.2. Đối thoại về lịch sử đổi mới và thống nhất đất nước .120
4.2.3. Đối thoại về bản thể con người.126
4.2.4. Đối thoại về lịch sử kết đọng trong chiều sâu số phận con người .127
4.3. Một số phương diện nghệ thuật đối thoại .130
4.3.1. Đối thoại giải thiêng thần tượng là nhân vật có thật qua những góc khuất lịch
sử .130
4.3.2. Hư cấu, dự phóng về “lịch sử mới” qua nhân vật hư cấu hoàn toàn.138
4.3.3. Ngôn ngữ biện giải .143
176 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại - Nhìn từ góc độ thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h có thể thắng lợi nhưng không chắc chắn trăm phần
trăm [...] Võ Nguyên Giáp kết luận: Đó là sự tự sát nếu đưa chiến sĩ vào một trận đánh mà
không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay của địch. Tôi ra lệnh hoãn trận đánh
mở màn [...] Tôi yêu cầu chấp hành tuyệt đối không thảo luận, không giải thích. Chúng ta
đã kiên quyết chọn phương châm đánh chắc tiến chắc [...] Quyết định thay đổi kế hoạch tác
chiến là một trong những quyết định quan trọng nhất, một trong những quyết định khó
khăn nhất trong đời làm tướng của tôi” [53; 282, 283]. Một nhà sử học nổi tiếng người
Pháp tên là Georges Boudarel đã ghi lại sự thật lịch sử nói về quyết định mang tính lịch sử-
quyết định khó khăn nhất của tướng Giáp trong một trình nghiên cứu lịch sử của ông: “sau
9 đêm kéo pháo vào trận địa theo 12 km đường mòn xuyên qua rừng rậm đến tận đỉnh núi,
77
các cỗ pháo đã sẵn sàng nhả đạn thì được lệnh kéo pháo xuống núi rút về vị trí an toàn.
Tướng Giáp và Bộ Chính trị quyết định hoãn lệnh tiến công để chuyển sang phương châm
đánh chắc bằng một loạt trận tiến công từng bước, chậm hơn nhưng liên tục, chắc thắng
hơn một cuộc tiến công nhanh và ồ ạt” [42; 203]. Võ Nguyên Giáp chỉ huy đo đếm khoảng
cách rải pháo đến các cứ điểm của Pháp rất chính xác, đào hệ thống hầm hào như những
vòi bạch tuộc tỏa ra rồi chụm lại, tiến vào vị trí trung tâm, cô lập quân Pháp. Tướng Giáp
lăn lộn trên chiến trường, “quyết liệt ở trên những căn hầm sở chỉ huy” và “không khoan
nhượng ở bàn nghị sự quốc tế”. Qua đó, người đọc tự rút ra được nhiều bài học quý báu về
nghệ thuật quân sự, lòng yêu nước, chống xâm lược, tự giải phóng đời mình dưới ánh sáng
của cách mạng. Nhìn chung, cấu trúc cốt truyện của các tác phẩm trong xu hướng TTLS dụ
ngôn hóa sử liệu thường có hàng loạt nhân vật lịch sử là những con người có thật trong đời
sống quá khứ, có những vai trò khác nhau được lồng ghép trong cốt truyện và các lớp cấu
trúc thể loại, mà ở đó các nhà văn tập trung vào nội dung trung tâm là sự thử thách của
nhân vật lịch sử trong việc chọn lựa lẽ sống, đường đời theo quy chuẩn đạo đức ở những
tình huống quyết định của lịch sử có liên quan đến vận mệnh của toàn dân tộc trước nạn
ngoại xâm. Chủ thể trần thuật hiện lên như một người đi tìm lại lịch sử và sẽ miêu tả, đưa
ra những đánh giá về kết quả của sự lựa chọn, thử thách được bắt đầu và kết thúc ở các
nhân vật có thật theo đúng quy luật khách quan của lịch sử, câu chuyện lịch sử được kể
trên tinh thần đặc biệt coi trọng tính chân thực, khách quan mà sử liệu đã ghi chép, song
một số chi tiết cũng được hư cấu hợp lý trong giới hạn của nguyên tắc thể loại.
Khi đọc “Không phải huyền thoại”, người đọc sẽ nhận ra những bài học về lòng yêu
nước, chiến lược binh pháp, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được đúc rút từ hiện thực
lịch sử gắn với các sự kiện và nhân vật có thật, được tái hiện lại trong những “hiện thực
kinh nghiệm” của các nhà văn theo nguyên tắc thể loại và những đặc trưng riêng của văn
học. Từ đó, người đọc buộc phải nhìn thấy hiện thực lịch sử trong các sự kiện và nhân vật
có thật, tin vào lịch sử bằng thái độ trân trọng, tôn kính, tìm ra phương hướng cho thực tiễn
qua nhiều bài học lịch sử sinh động, hấp dẫn, thú vị được đúc rút từ các hình tượng nghệ
thuật tiêu biểu cho những tấm gương người thật việc thật trong vô vàn mối quan hệ của đời
sống quá khứ. Nhà văn đã miêu tả cụ thể, chân thực, sống động chân dung, tính cách của
hình tượng nhân vật Võ Nguyên Giáp trong mối quan hệ với Bác Hồ, quần chúng nhân
dân, các văn nghệ sĩ, những sĩ quan, binh sĩ, các cố vấn quân sự nước ngoài và kẻ thù xâm
lược, làm sống lại không khí lịch sử thời đại. Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là người đã
biết huy động, nhân lên sức mạnh đoàn kết của toàn quân, toàn dân, hiểu binh sĩ, phát huy
sự sáng tạo của từng người lính ở những thời điểm quyết định để bày binh bố trận tài tình,
thực hiện “lối đánh du kích” chiến lược để từng người dân tham gia đánh địch trên mọi mặt
trận, làm tiêu hao sinh lực địch, tiến tới tổng tiến công khi thời cơ đến, làm nên chiến thắng
78
Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Dưới sự chỉ huy của Đại
tướng, những người lính cần cù, sáng tạo đã đưa ra nhiều phát kiến mới, họ đã tạo ra lối
đánh mới, góp phần vô hiệu hóa vũ khí hiện đại của giặc ngoại xâm. Ví như sáng kiến
dùng “con cúi để chống đạn bắn thẳng”; “đào hào đánh lấn xuyên qua hàng rào dây thép
gai dày đặc của địch”, rồi bất ngờ “đội đất chui lên tiêu diệt địch” [207]. Hữu Mai đã miêu
tả trong những thời khắc quyết định của lịch sử, những anh hùng đã lấy thân mình chèn
pháo để kéo pháo lên mặt trận là những đồi cao, vực sâu, thậm chí có người anh hùng đã
lấy thân mình lấp lỗ châu mai để tạo điều kiện thuận lợi đồng đội xông lên diệt kẻ thù xâm
lược. Đại tướng chỉ huy khắc phục sự khắc nghiệt của địa hình bằng việc dùng xe đạp thồ
để tiếp lương tải đạn, “vô hiệu hóa hỏa lực của Pháp”, đánh sập “pháo đài bất khả xâm
phạm” của Pháp đặt tại núi rừng Tây Bắc. Điều này được thể hiện qua những dòng viết của
Võ Nguyên Giáp mà sử liệu còn ghi chép, trích dẫn trực tiếp: “Quân đội của chúng ta vượt
núi, xuyên rừng để làm đường kéo pháo lên Điện Biên Phủ. Ở đó không thể có đường sá,
các khẩu pháo chỉ nhờ có mồ hôi và công sức của chiến sĩ mà được đưa vào vị trí” [53;
285]. Nhà văn Hữu Mai đã dụ ngôn hóa sử liệu để truyền đến người đọc nhiều bài học
giáo huấn sâu sắc qua các hình tượng nghệ thuật là nhân vật lịch sử có thật như Võ Nguyên
Giáp và Hồ Chí Minh. Sử liệu vẫn còn ghi chép lại tư tưởng giáo huấn của Võ Nguyên
Giáp một cách khách quan, chân thực từ góc nhìn của một nhà sử học nổi tiếng của Hoa
Kỳ- con người đã chứng kiến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của Việt Nam: “Võ
Nguyên Giáp biết rằng ông không thể một sớm một chiều biến những người dân quê thành
những người lính quân đội quốc gia nếu không giáo dục cho họ một tinh thần trung thành
và hăng hái phục vụ cách mạng. Ông biết thiếu giáo dục chính trị, sự chạm trán đầu tiên
với một kẻ thù có trang bị tốt hơn sẽ dẫn đến sự tháo chạy tán loạn. Ông phải rèn quân đội
không những về ý chí mà còn phải rèn luyện cả về thể chất. Ông viết: Một sự giáo dục sâu
sắc về mục tiêu của Đảng, trung thành trong mọi thử thách với lý tưởng dân tộc và giai
cấp, một tinh thần hy sinh tất cả là những điểm căn bản đối với quân đội [...] Từ đó công
tác chính trị có tầm quan trọng hàng đầu. Đó là linh hồn của quân đội. Phân tích đến
cùng, trong mọi cuộc chiến tranh, thắng lợi được quyết định bởi quần chúng sẵn sàng đổ
máu trên chiến trường” [53; 239]. Một nhà sử học người Pháp Georges Boudarel cũng cho
rằng chiến dịch giáo dục tư tưởng của Võ Nguyên Giáp được mở trên cùng một mặt trận
giữa lúc chiến đấu khốc liệt là “một trong những thành công lớn của công tác chính trị
trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta” [42; 209]. Qua hình tượng Võ Nguyên Giáp được
miêu tả trong nhiều tình huống của tác phẩm, người đọc còn nghiệm ra nhiều bài học trong
công tác giáo dục thể hiện lòng yêu nước qua chính những lời nói, quan điểm của Đại
tướng mà sử sách vẫn còn ghi: “Đào tạo đội ngũ thầy giáo có trình độ quốc tế là vấn đề
quyết định để đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà. Coi trọng việc lựa chọn đúng
79
cán bộ quản lý giáo dục [...] Những cán bộ ấy phải là những người có tâm và có tầm, có
phẩm chất đạo đức và năng lực, trí tuệ năng động, sáng tạo, không bảo thủ giáo điều, có uy
tín, có cách làm việc tập hợp được nhân tài, phát huy được trí tuệ của chuyên gia giỏi, hết
lòng vì sự nghiệp giáo dục [...] giáo dục [...] còn có sức mạnh tạo ra những định hướng giá
trị về văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ và tinh thần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ cả xã hội” [236;
354]. Nhìn chung, xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu thực hiện mục đích giáo huấn gián
tiếp qua các hình tượng lịch sử, nên tính chất dụ ngôn được hình thành ổn định trong lòng
thể loại gắn với việc trần thuật chuỗi sự kiện lịch sử với nhiều nhân vật có thật để truyền
đến người đọc những bài học kinh nghiệm qua các nhân vật lịch sử có thật trong những bối
cảnh sử cụ thể. Như vậy có thể nói, tính chất dụ ngôn hóa sử liệu được thể hiện qua các bài
học giáo huấn ngầm ẩn trong hình tượng nhân vật lịch sử có thật được miêu tả xuyên suốt
tác phẩm.
Một dẫn chứng khác trong “Tám triều vua Lý”, Hoàng Quốc Hải đã kết hợp tài tình giữa
yếu tố lịch sử và hư cấu để sắp xếp, miêu tả nhiều hình tượng nghệ thuật mang tư tưởng
giáo huấn đạo trị bình, giáo dục truyền thống yêu nước như hình tượng nhân vật vua Lý
Thái Tổ (còn gọi là Lý Công Uẩn). Đây là bậc hiền tài cứu nhân độ thế, cứu nước giúp đời,
lo việc quốc gia đại sự, làm cho quốc thái dân an. Sử liệu vẫn còn ghi chép về các phẩm
chất đạo đức cao đẹp của vua Lý Thái Tổ: “Vua họ Lý, húy là Công Uẩn [...] Vua ứng
mệnh trời thuận lòng người, nhân thì mở vận, là người khoan từ nhân thứ, tính mật ôn nhã,
có lượng đế vương” [77; 159]. Một nguồn sử liệu khác cũng ghi chép về nhân vật lịch sử
này: “Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng
danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oah liệt dựng nước và giữ nước” [49; 76].
Công Uẩn lúc nào cũng ghi nhớ lời giáo huấn của thầy về đạo trị bình: “Đạo làm vua phải
lấy nước làm trọng. Nước phải lấy dân làm trọng, không có dân thì không có nước và
không có vua”. Việc trước mắt đối với vua là “phải làm cho dân sinh được no ấm, dân trí
được khai mở, dân tâm được yên định, xã hội được thái bình, cái thiện được ở ngôi” [121;
225, 257]. Lý Công Uẩn răn dạy hoàng tử nối ngôi về việc quan trọng nhất để ổn định một
quốc gia là phải ổn định chính trị, kinh tế, giáo dục, ai cũng có việc làm, ai cũng có cơm ăn
áo mặc, phải nuôi dưỡng hiền tài và tận dụng được hết người tài trong nước, cắt đặt đúng
người đúng việc, phát huy sở trường của họ, biết dùng hiền tài vào đại nghiệp của đất
nước: “Đối với kẻ sĩ thì hết lòng cung kính, tin dùng họ, sắp đặt họ vào nơi then máy của
quốc gia” và “những người tài trí đều được trọng dụng”, “không phân biệt tôn giáo” [121;
275]. Vua Lý Thái Tổ chọn Lý Đức Chính (Lý Phật Mã)- con trưởng, có “tâm thiện”,
“siêng năng học hành, có lòng thương kẻ khó, không xa dời dân lao khổ” để sau này nối
ngôi và sử liệu đã chép lại sự kiện có thật này một cách chính xác: “Ngày Kỷ Hợi, thái tử
là Phật Mã lên ngôi ở trước linh cữu, tôn mẹ là Lê thị làm Linh Hiển thái hậu, đại xá thiên
hạ” [77; 170]. Vua Lý Thái Tổ “muốn trao cho con mình cái tâm thiện để chăn dắt muôn
80
dân”, phải lắng nghe những “điều nói thật” và “người làm vua phải biết gần các bề tôi
trung thực, thẳng thắn thì đất nước vững mạnh. Người trung thực như một loài ngọc quý,
tự thân nó đã đẹp”. Vua căn dặn, giáo huấn đạo làm tướng là “phải bảo vệ trung thần bằng
cách trao cho họ những trọng trách quốc gia”, “phải học được sự thành bại của đời trước,
để bước đi của ta thêm vững vàng” [121; 191, 579, 582- 587]. Lý Công Uẩn truyền dạy
con về các chính sách đối ngoại với phương Bắc: “phải hết sức tỉnh giác chính sách tằm ăn
dâu lấn hết đất ta”, chúng “lấn cướp phi pháp”, “rồi bắt mình phải bỏ văn hóa, phong tục,
tập quán”, “cách ăn mặc”, “bỏ cả tiếng nói của mình để xong cuộc đồng hóa của họ”. Vua
giáo huấn con phải làm cho dân giữ gìn tiếng mẹ đẻ, vì “mất tiếng nói, mất phong tục tập
quán [] thì sẽ mất đứt dân tộc và mất luôn cả Tổ quốc” [121; 594, 595]. Lý Công đã cho
các con mình đi khắp nơi mở phủ để sống chung với dân, thực hiện chính sách thân dân,
bình dị gần dân để hiểu mọi nỗi niềm, hạnh phúc, đau khổ, vui, buồn của dân. Việc làm
này của vua xuất phát từ lòng yêu thương dân, trọng dân trong cái tâm thiện của nhà Phật,
cùng dân nghĩ theo một hướng. Trước khi trao ngôi báu, vua cha giáo huấn con mọi việc
phải làm “trên nền tảng của cái thiện” và phải biết “thương dân” [121; 580]. Đối thoại với
giáo dục, vua căn dặn các nhà sư phải giáo huấn các con của ngài và lớp trẻ “nuôi dưỡng
nguồn tâm”, phải biết “cần lao”, “kính cẩn”, “lễ nghĩa”, “liêm sỉ”, “không làm các việc trái
với đạo lý, trái với lương tâm” [121; 114, 118]. Vua Lý Thái Tổ đã chỉ ra cho con cái lợi
của việc miễn thuế để hợp lòng dân, làm thế nước hưng thịnh, rồi ngài dùng chính sách
“ngụ binh ư nông” [121; 622] để nông phu được rèn luyện binh khí, sẵn sàng ra trận khi có
biến cố, tăng gia sản xuất của cải vật chất, thay nhau tập hợp về lộ luyện tập võ nghệ, giữ
kỉ cương quân đội, ngài nói: “phải rèn luyện binh bị cho tinh, tuần cảnh nghiêm ngặt ngày
đêm nơi biên ải” [121; 53, 275]. Tư tưởng đối thoại của vua Lý còn thể hiện sâu sắc
trong việc ngoại giao với nước láng giềng, vua cho “những người có sức học rộng, lại biện
bác giỏi sang sứ nước Tống để kết mối bang giao” [121; 67, 276]. Đối thoại với dân chúng,
vua dùng các lời đối thoại rất mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, phù hợp với trình độ
hiểu biết, nhận thức của quần chúng nhân dân để khích lệ mọi người hoàn thành trách
nhiệm, bổn phận với quốc gia dân tộc, mang phúc hạnh đến muôn nhà. Vua di dân, phân
tích thời cơ, phong thủy, địa thế để quyết định dời đô từ vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) chật
hẹp về vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, giao thông thuận tiện, thế đất cao mà
thoáng ở Đại La (Thăng Long- Hà Nội ngày nay) để “đem lại cho dân, cho nước sự an lạc
và giàu thịnh”. Sử liệu vẫn còn ghi chép lại sự kiện vua Lý Thái Tổ rời đô: “Vua thấy
thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác
[...] về thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam- Bắc-
Đông- Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa,
dân không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh” [77; 160]. Việc dời đô Việc
dời đô hợp với ý trời và lòng dân, vì Đại La là nơi kết tụ “anh linh, tú khí” để phát triển
mọi mặt, mang hạnh phúc đến muôn đời. Vua đặc biệt coi trọng “dân sinh”, “dân trí”, “dân
81
tâm”, phải làm cho dân “có cái tâm thiện” thì mới “nhìn thấu nhẽ đục trong”, “giữ tính cần
cù, kiệm ước”, tuyệt đối không để cho bậc quyền thế kéo bè kết cánh mà hại dân” [121;
135, 323]. Đối thoại với lịch sử phòng thủ và giữ nước của dân tộc, khi quân Tống chuẩn
bị xâm lược nước ta, Lý Thái Tổ rất tỉnh táo, sáng suốt để điều khiển binh tướng trong
chiến lược quân sự, ngài vạch ra kế sách đánh bại quân xâm lược Tống và Chiêm. Sau khi
chiến tranh kết thúc, vua Lý đối nhân xử thế rất khôn khéo, vừa răn đe kẻ thù xâm lược
nước ta, vừa duy trì hòa bình “không nên gieo hận cho cả nước người ta”. Vua Lý Thái Tổ
cử Phùng Chân và Lý Thạc là những người “giỏi văn chương, lý sự biện bác giỏi, lại có
lòng tự tôn dân tộc mình, đất nước mình” [121; 288] đi sứ Trung Quốc để thiết lập ngoại
giao sau chiến tranh. Tác giả kết hợp yếu tố lịch sử và sự hư cấu tài tình để khắc họa rõ nét
nhân vật có thật, miêu tả nhất quán, quản lý suy nghĩ, tâm lý, lời nói, ứng xử của nhân vật
phù hợp với tâm thức người đọc đã biết trước về nhân vật lịch sử có thật theo nguồn sử
liệu, việc miêu tả ấy gắn với thái độ yêu mến, kính trọng, biết ơn, cảm phục, ngợi ca và
những tình cảm thẩm mỹ của nhà văn dành cho vua Lý Thái Tổ. Có thể nói, đặc điểm ổn
định trong cấu trúc thể loại của các tác phẩm viết theo xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu
là các bài học giáo huấn giàu ý nghĩa được hiện diện như những “ẩn ý” trong câu chuyện
lịch sử cụ thể, dễ hiểu gắn với các sự kiện và nhân vật có thật theo tư tưởng, lập trường
nhất định để gợi dẫn về cách cư xử đúng đắn, lẽ sống chuẩn mực dựa trên nguyên tắc đạo
lí, chính nghĩa mà người đọc có thể suy luận, thảo luận để hiểu những chân giá trị mới ẩn
chìm trong các hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu tượng, để áp dụng trong cuộc sống
đương đại đối với những điều mà họ quan tâm.
Nhìn chung, tuyến nhân vật có thật gồm có các nhân vật chính diện, đóng vai trò là
nhân vật chính, được xây dựng theo kiểu cấu trúc nhân vật tính cách, theo nguyên mẫu
kết hợp với hư cấu, đại diện cho chính nghĩa, sự tiến bộ, cái đẹp, cái thiện, chân lí, tiêu
biểu cho tinh hoa văn hóa của thời đại để gửi gắm các bài học giáo huấn. Lời nói và hành
động, tâm lý của nhân vật tính cách được miêu tả nhất quán trong toàn tác phẩm.
3.2.2. Giáo huấn về chính trị - tôn giáo
Một trong những biểu hiện của sự cách tân thể loại về mặt nội dung của các tác phẩm
thuộc xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu nhằm mục đích giáo huấn, đó là đề cập đến các
vấn đề tôn giáo gắn với con người tâm linh nhằm gửi gắm các bài học giáo huấn về chính
trị. Trước đây, các nhà văn thường rất ngại đề cập đến các vấn đề tôn giáo gắn với con
người tâm linh, sợ bị phê phán sa vào tư tưởng mê tín dị đoan mù quáng theo tà đạo.
Nhưng thật ra thì không phải thế, nếu nhà văn có lập trường vững vàng, kiểm soát tốt, biết
khơi sâu vào phát huy mặt tốt, ngăn chặn và lên án, phê phán các biểu hiện sai trái, cực
đoan của vấn đề nói trên khi đưa vấn đề ấy vào tác phẩm, thì vẫn có thể tạo ra những sản
phẩm tinh thần có ý nghĩa xã hội lớn lao, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nhìn chung, tính chất dụ
ngôn hóa sử liệu thể hiện các bài học giáo huấn về chính trị thông qua các hình tượng nghệ
thuật gắn với vấn đề tôn giáo là một trong những đặc điểm giúp cho giáo lí nhà Phật thâm
82
sâu, huyền diệu, nhiệm màu, giàu tính triết lí nhưng vẫn biện chứng, dễ hiểu, gần gũi với
đời sống, đạo hòa với đời và phát huy vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Trước hết, chúng tôi hiểu cụm từ “con người tâm linh” là khái niệm miêu tả con người
trong các vấn đề tôn giáo, văn hóa tâm linh. Con người tìm đến với văn hóa tâm linh để
định tâm, sống ung dung, tự do, tự tại, bình thản, vô vi, nhập thế, hướng thiện, an lạc giữa
cuộc đời, từ bỏ tham- sân- si, biết từ bi hỉ sả, diệt dục vọng- vô minh trong con người, trút
bỏ mọi khổ đau, hiểu được quy luật của sự sống trong lẽ vô thường, thấm nhuần tư tưởng
Phật giáo biện chứng để tâm trong, trí sáng, hướng vào giải quyết các việc đại sự của quốc
gia dân tộc và cuộc sống nhân sinh thế sự. Con người tâm linh còn được hiểu thông qua
các nhân vật thiền sư nhập thế, hòa giữa đạo và đời bằng tư tưởng tích cực, các vị thiền sư
vừa là thầy giáo khai mở trí huệ cho nhân dân, các bậc vua hiền, tướng giỏi, vừa là thầy
thuốc chữa bệnh và dạy dân cách chữa bệnh bằng các cây thuốc vườn nhà, hướng nhân
dân nuôi dưỡng tâm thiện để kiến tạo một xã hội văn minh, lịch sự, đầy yêu thương. Các
thiền sư còn tham gia vào hoạt động xã hội, đóng góp công lớn trong việc cố vấn, tham
mưu cho các vị vua anh minh sáng suốt giữ vững và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc
trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Qua các hình tượng thiền sư, ta thấy sự
hòa hợp giữa đạo pháp và lợi ích của quốc gia dân tộc, đạo hòa với đời, thấm đẫm tư tưởng
yêu nước và nhân đạo là nét nổi bật của Phật giáo Việt Nam. Những bài kệ, lời sấm truyền
của các bậc thiền sư đã góp phần khích lệ tinh thần dân tộc, làm cho nhân dân tin vào điều
thiện, luôn có những suy nghĩ, hành động hướng thiện, tránh xa các điều ác, hành động vì
độc lập, tự do của dân tộc. Khi chủ quyền của quốc gia dân tộc bị các thế lực ngoại bang
xâm phạm, những lời sấm kệ của thiền sư, tư tưởng Phật giáo biện chứng, tích cực, thấm
đẫm lòng yêu nước và các giá trị nhân văn chính là ngọn lửa truyền ý chí, nghị lực, bản
lĩnh, thắp sáng niềm tin trong lòng toàn thể dân tộc Việt Nam để hướng vào nhiệm vụ cứu
nước, bảo vệ chủ quyền của quốc gia. Tất cả các nhà sư đều cầm súng lên đường chiến đấu
chống giặc ngoại xâm. Đó là những hành động thiết thực thể hiện sự kết hợp nhuần nhị
giữa đạo và đời, khẳng định vai trò của các bậc thiền sư trong buổi đầu dựng nước. Những
điều nói trên thể hiện rất rõ trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải, ví dụ như sư
Vạn Hạnh là hình tượng mẫu mực, kết tinh đỉnh cao của tư tưởng Phật giáo và sử liệu vẫn
còn ghi lại vài dòng ngắn ngủi về vị sư này: “Vạn Hạnh với uy tín sẵn có đã thuyết phục
được số người này (dân chúng bất bình với tội ác của vua Lê Long Đĩnh) đưa học trò của
mình lên ngôi: con đường tiến tới ngôi vua của Lý Công Uẩn không gặp cản trở nào” [174;
168]. Một nguồn sử liệu khác cũng ghi chép về sư Vạn Hạnh: “Lúc Lý mới lập cơ nghiệp
sư Vạn Hạnh đã có ảnh hưởng nhiều. Từ đời Lê, sư có tiếng là một kẻ tiên tri” [127; 300].
Vạn Hạnh là nhà sư có công lớn trong việc nuôi dạy, đào tạo ra các bậc vua thiện đức, kiến
tạo bộ máy lãnh đạo của triều đình nhà Lý, đưa đất nước phát triển trong hòa bình, ổn định,
giàu mạnh, gắn kết tư tưởng tích cực của các tôn giáo, nhất là tư tưởng Phật giáo biện
83
chứng, tích cực với chủ trương “Tam giáo đồng nguyên” và vận mệnh của quốc gia dân
tộc. Mọi tư tưởng tôn giáo tích cực đều hướng về phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước, mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ít thấy trong lịch sử Phật
giáo nước nào lại đặt vấn đề bảo vệ quốc gia dân tộc lên hàng đầu như nhà Lý, vì thế vua
Lý rất coi trọng đạo Phật và sử liệu vẫn còn ghi chép về sự thật lịch sử này: “Nhà Lý bấy
giờ sùng đạo Phật, nhà vua trọng đãi những người đi tu, lấy tiền kho ra để làm chùa đúc
chuông”[154; 99]. Tác giả đã chọn lựa, tổ chức sắp xếp số lượng lớn các nhân vật là các
nhà sư, cao tăng, thiền sư, đạo sĩ thời Lý, làm toát lên tư tưởng tôn giáo biện chứng tích
cực đã thấm sâu vào cuộc đời, chứ không siêu hình, không mê tín dị đoan. Chính quan
điểm biện chứng tích cực về các vấn đề tôn giáo gắn với con người tâm linh đã chi phối sự
triển khai cốt truyện, tổ chức các lớp kết cấu của tác phẩm. Giáo lý nhà Phật thấm sâu
trong tác phẩm, đó là thứ triết lý luôn vận động, hướng đến những điều nhân văn, sự văn
minh, tiến bộ. Tư tưởng Phật giáo nguyên sơ trong sạch, cao khiết, biện chứng, tích cực
luôn được các nhà văn chiêm nghiệm, đối thoại trong những khát vọng nhân bản mang tầm
phổ quát của nhân loại. Một nguồn sử liệu khác cũng ghi chép về đạo Phật thời Lý: “Với
tính cách ôn hòa, thần bí, Phật giáo chóng ăn sâu vào lòng tín ngưỡng người Việt [...] Ba
tông giáo Nho, Lão, Phật đã sớm thành cơ bản của tín ngưỡng dân Việt, và đồng thời tiến
triển. Cho nên thường gọi là Tam giáo [...] thời nhà Lý, Phật giáo chiếm bậc nhất. Sư Pháp
Thuận giúp Lê Hành, sư Vạn Hạnh giúp Lý Thái Tổ, sư Khuông Việt giúp Đinh Tiên
Hoàng [...] chỉ có kẻ tăng đồ có đủ thì giờ để đọc nhiều, hiểu rộng [...] Năm 1019, Lý Thái
Tổ lại độ dân khắp nước để làm tăng [...], các tăng giữ những việc giảng kinh hay giáo hóa
[...] ảnh hưởng các vị ấy đối với chính trị cũng không ít [...] ảnh hưởng các nhà sư ban đầu
trực tiếp tới chính trị” [127; 291- 301]. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng thấm
đẫm bản sắc tôn giáo, tín ngưỡng của các sắc tộc được các tác giả tái hiện một cách sinh
động và độc đáo trong các lễ hội truyền thống đều nhằm gắn kết để tạo nên khối đại đoàn
kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chúng ta có thể tìm thấy tư
tưởng tôn giáo tích cực “Tam giáo đồng nguyên” và Phật giáo, hình tượng các bậc thiền sư,
đạo sĩ, cao tăng giáo huấn các vị vua nhà Lý trong đạo trị bình, chăm lo đời sống nhân dân,
xây dựng và bảo vệ đất nước trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải. Các bài học
giáo huấn về chính trị qua những tư tưởng đối thoại thẩm mỹ và hành động của các nhân
vật theo chủ trương “tam giáo đồng nguyên” và tư tưởng Phật giáo thấm đẫm giá trị nhân
văn (bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan) định hướng “nhân đạo hóa con người” là nguồn cội để
xây dựng đất nước phồn thịnh ở thời Lý, ví như việc “vua sai phát chăn chiếu cho tù, và
cấp cho một ngày hai bữa cơm”. Vì thế, nhiều đời vua Lý đã thấm nhuần tư tưởng nhân
đạo của Phật giáo để có những hành động thiết thực, sống gần dân, lấy dân làm gốc, yêu
thương dân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân để làm thất bại các âm mưu
“diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “bạo loạn lật đổ” của giặc ngoài qua việc giặc xúi
giục hoàng tử Húc của Đại Việt kích động dân nổi loạn. Đây là bài học giáo huấn sâu sắc
84
về chính trị- tôn giáo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở giai
đoạn đương đại, có ý nghĩa thời sự ở mọi thời đại.
Để miêu tả con người tâm linh, các nhà văn thường dùng bút pháp huyền thoại hóa với
nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo, mang tính chất hư cấu tưởng tượng để tạo sức hấp dẫn
người đọc qua cách dẫn dắt các câu chuyện khéo léo tài tình, đan cài cõi dương thế và chốn
âm phủ, thần tiên, ma quái, Trời, Phật, tôn giáo, tín ngưỡng, phong thủy, lễ bái, sự gặp gỡ,
đối thoại, kết nối giữa người sống và người chết theo kiểu trần sao âm vậy... Từ đó, tạo nên
các hình tượng thực ảo trong không khí tâm linh huyền bí đặc biệt của xu hướng TTLS dụ
ngôn hóa sử liệu, kích thích trí tưởng tượng, làm người đọc nửa tin nửa ngờ với vô vàn
trạng thái cảm xúc. Qua đó, người đọc suy cảm về cuộc đời và số phận con ngườ