Luận án Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn

MỤC LỤC

LỜICAMĐOAN

LỜICẢMƠN

MỤCLỤC

MỞĐẦU.1

Chương 1. CƠSỞLÝTHUYẾTCỦALUẬNÁNVÀTỔNGQUANVẤNĐỀ

NGHIÊNCỨU.7

1.1. Tiền đề lý luận và các khái niệm cơ sở của luận án.7

1.1.1. Lý luận về tiểu thuyết.7

1.1.2. Lý luận về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa. 12

1.1.3. Lý luận về sự canh tân văn học.18

1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Nhất Linh.21

1.2.1. Nghiên cứu quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết. 21

1.2.2. Nghiên cứu chung về vị trí và đặc điểm của tiểu thuyết Nhất Linh. 25

1.2.3. Nghiên cứu về hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa văn học của Tự

lực

văn đoàn trong tiểu thuyết Nhất Linh.38

Tiểu kết chương 1. 41

Chương2.KHÁIQUÁTVỀCHỦTRƯƠNGCANHTÂNVĂNHÓA, VĂNHỌC

CỦATỰLỰCVĂNĐOÀN. 43

2.1. Những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự ra đời của Tự lực văn đoàn. 43

2.1.1. Nhu cầu canh tân đất nước trong bối cảnh tiếp xúc văn hoá Đông - Tây. 43

2.1.2. Những thành tựu đầu tiên của quá trình hiện đại hóa. 47

2.1.3. Tài năng tổ chức và khát vọng đóng góp về văn hóa của Nhất Linh. 49

2.2. Tôn chỉ và chương trình hoạt động thực tế của Tự lực văn đoàn. 54

2.2.1. Tôn chỉ hoạt động của Tự lực văn đoàn.54

2.2.2. Chương trình hoạt động thực tế. 56

2.3. Ưu thế và vai trò của tiểu thuyết trong việc hiện thực hoá chủ trương canh tân

văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn.64

2.3.1. Vị trí của tiểu thuyết trong hoạt động sáng tác của các nhà văn Tự lực

văn đoàn.64

2.3.2. Những nội dung chính của việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa,

đổi mới văn học của Tự lực văn đoàn mà tiểu thuyết đảm nhiệm. 65

2.3.3. Vai trò của tiểu thuyết so với các thể loại khác trong việc thực hiện tôn chỉ

hoạt động của Tự Lực văn đoàn.68

Tiểu kết chương 2.71

Chương3.NHỮNGVẤNĐỀLỚNCỦANHIỆMVỤCANHTÂNVĂNHÓA,VĂN HỌCĐƯỢCTHỂ HIỆN TRONGTIỂU THUYẾT NHẤT LINH.71

3.1. Truyền bá những yếu tố tích cực của văn minh Thái Tây.73

3.1.1. Khẳng định cái tôi cá nhân. 73

3.1.2. Coi trọng tinh thần dân chủ.77

3.1.3. Xây dựng ý thức cộng đồng. 82

3.2. Thực hiện việc tổng hợp văn hoá hướng tới tinh thần hiện đại. 86

3.2.1. Đả phá thiết chế hủ bại và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp. 86

3.2.2. Cổ vũ con người cá nhân và cảnh báo những hệ lụy của nổi loạn cực đoan.89

3.2.3. Phác thảo một mô hình tổ chức xã hội văn minh.93

3.3. Xây dựng mô hình tiểu thuyết hiện đại và ngôn ngữ văn học chuẩn mực. 95

3.3.1. Định dạng tiểu thuyết hiện đại và làm sáng tỏ các yêu cầu của nó. 95

3.3.2. Xác lập tính khách quan của người trần thuật trong tiểu thuyết.101

3.3.3. Xây dựng nguyên tắc vận dụng ngôn ngữ trong sáng tác văn học.108

Tiểu kết chương 3. 116

Chương4.HỆ QUẢ VIỆC HIỆN THỰC HÓA CHỦ TRƯƠNGCANHTÂN VĂN

HÓA,VĂN HỌCCỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TRONGNGHỆ THUẬT TIỂU

THUYẾTNHẤT LINH.118

4.1. Khám phá những xung đột nghệ thuật mới. 118

4.1.1. Những xung đột nghệ thuật phổ biến trong tiểu thuyết giai đoạn trước. 118

4.1.2. Xung đột gia đình - loại xung đột đánh dấu bước chuyển của thời đại. 119

4.1.3. Xung đột cá nhân - xã hội và xung đột trong con người không trùng khít

với chính mình.122

4.2. Xây dựng những hình tượng nhân vật mới.127

4.2.1. Hình tượng nhân vật nổi loạn.128

4.2.2. Hình tượng con người phụng sự lí tưởng. 130

4.2.3. Hình tượng “Con người thất bại”. 134

4.3. Hình thành ngôn ngữ tiểu thuyết mới.139

4.3.1. Đa dạng hóa các bè ngôn ngữ.140

4.3.2. Ngôn ngữ tạo hình. 142

4.3.3. Ngôn ngữ thể hiện nội tâm. 145

Tiểu kết chương 4.149

KẾT LUẬN. 151

DANHMUҕC CÁC CÔNGTRIҒNHCỦA TÁCGIẢ LIÊN QUANĐẾNĐỀTÀI

LUẬNÁN.154

TÀI LIỆU THAMKHẢO. 155

pdf181 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thế cho cái cũ chưa bao giờ dễ dàng. Vẫn còn đó dấu ấn của một xã hội với những quan niệm đã lỗi thời nhưng chưa chịu rút lui hẳn mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất của nó là trong gia đình phong kiến các bậc trưởng bối luôn có quyền uy tuyệt đối với con cháu. Với quyền uy ấy, tiếng nói của người trên là quan trọng nhất và con cháu chỉ biết nghe và làm theo. Nếu không, họ sẽ bị kết tội là bất hiếu. Bố mẹ Loan (Đoạn tuyệt) vì nàng phản đối việc bố mẹ hứa hôn cho nàng mà không hỏi ý kiến nàng đã cho rằng nàng hỗn: “À, ra bây giờ cô lại 79 mắng cả tôi. Phải tôi tự tiện, nhưng cô phải biết vì lẽ gì nên tôi mới tự tiện chứ. À, ra mất tiền cho cô ăn học, để cô văn minh, cô về cãi cả bố mẹ Hỏng” [229, tr.26]. Hay Dũng (Đôi bạn), khi bị cha mắng “làm lây tiếng xấu cho cả họ” vì làm bạn với Thái, Tạo đã “toan phân trần để bênh vực những người bạn” nhưng đã không có cơ hội được nói. Cuối cùng, chàng chọn cách im lặng vì hiểu rằng đối với cha chàng, ông Tuần “chàng không có quyền được phẫn uất. Nếu ngay lúc này nói ra, chắc ông Tuần không chịu nghe, ông sẽ nổi giận mắng chàng là con bất hiếu, có lỗi mà không nghe lời cha”. [231, tr.242] Trước thái độ của bề trên như thế, con cháu ngày xưa răm rắp tuân theo, theo đúng chuẩn chữ “lễ”, chữ “hiếu” đã xếp im trong vòng cương tỏa ngàn năm phong kiến. Các nhân vật của Nhất Linh đã bắt đầu phá vỡ thế trận, họ thử làm những cuộc đối thoại, đưa ra cái “chuẩn” mới của mình. Về chữ “hiếu”, Loan (Đoạn tuyệt) lập luận: “Thưa me, thầy me cho con đi học, thầy me không thể cư xử với con như con vô học được nữa. Không phải con kiêu ngạo gì, đó chỉ là một sự dĩ nhiên. Lỗi ấy không ở con. Phân bày phải trái với bố mẹ không phải là bất hiếu như ý con tưởng” và: “Nếu con không cắp sách đi học, con sẽ cho lời mẹ là một cái lệnh không thể trái được, con sẽ như mọi người khác bị ép uổng, rồi liều mình tự tử. Đó mới là bất hiếu” [229, tr.27]. Rõ ràng, lời đáp lại của Loan với cha mẹ đã tỏ rõ việc con cái phân bày lẽ phải trái không thể coi là bất hiếu và cũng không thể cho rằng chấp nhận theo sự sắp đặt rồi phải hủy thân mới là có hiếu. Qua lời phân bày của Loan, quan niệm về chữ “hiếu” đã hoàn toàn khác biệt so với trước kia. Điều quan trọng hơn, Loan đã mạnh dạn nói to lên điều đó. Kant nói: “Tư tưởng muốn độc lập, thì nó phải có khả năng thông báo cho người khác” [252]. Tiếng nói cá nhân, tinh thần tự chủ sẽ chết nếu nó không được cất tiếng, giao lưu với người khác, được công khai hóa, được bàn luận, trao đổi. Với tư cách một người con, Loan cần tôn kính cha mẹ, nhưng đồng thời, với tư cách một con người, nàng cần đưa ra ý kiến của mình khi thấy không hợp với cái “chuẩn” đã lỗi thời mà người ta áp đặt lên một cá tính mới như nàng. Tức là ở nàng có hai tư cách, nàng xuất hiện trước chúng ta với cả hai tư cách đó và chịu trách nhiệm về chúng. Đây là một sự trưởng thành của con người - khi trong nó bắt đầu thức tỉnh tiếng nói về quyền con người, quyền bình đẳng của mình trước người khác. Đối lập với nàng là Thân - người chồng bạc nhược, không có bất cứ biểu hiện tự quyết, tự chủ nào, nhất nhất 80 nghe theo lời mẹ, ngay cả việc đánh mắng vợ cũng do bà này “cho phép”, và như vậy, anh ta chỉ làm bổn phận một đứa con “có hiếu” một cách ngu muội, không cần chịu trách nhiệm gì cả. Những kẻ như anh ta sẽ đưa xã hội về đâu? Từ những nhận thức mới mẻ được tiếp thu từ nền học vấn mới đến việc ý thức được những điều đúng - sai, ý thức được quyền lợi chính đáng của mình và mạnh dạn cất lên tiếng nói thể hiện tất cả những điều ấy là quá trình để đi đến xây dựng một tinh thần dân chủ cho xã hội. Loan là nhân vật thể hiện rõ nét nhất cho quá trình ấy. Chính vì thế, nàng là nhân vật điển hình nhất, đẹp nhất cho những con người mới trong tiểu thuyết Nhất Linh. Chưa dừng lại đó, qua nhân vật này, tác giả Đoạn tuyệt còn đẩy tinh thần dân chủ lên một bước cao hơn, đó là đòi quyền bình đẳng cho những người phụ nữ mà ở đây là quyền bình đẳng về vị thế của họ trong sự đối sánh với người đàn ông. Xã hội phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong một thời rất dài, dưới sự chi phối của tư tưởng Nho giáo đã có những quy định rất khắt khe về thứ bậc, giới tính. Với tư tưởng “nam tôn nữ ti”, người đàn ông có một vị thế cao hơn trong xã hội so với người phụ nữ. Họ là trụ cột gia đình, trong khi phụ nữ chỉ có việc chăm lo cho tổ ấm, không được phép tham gia vào các hoạt động xã hội. Với tư tưởng ấy, cuộc đời của người phụ nữ luôn phải chịu đứng ở vị thế phải lệ thuộc, phục tùng vào đàn ông theo phép “tam tòng”. Trong chủ trương đấu tranh cho tự do và dân chủ, Nhất Linh đã lên tiếng đấu tranh cho người phụ nữ không chỉ có quyền sống, quyền được hạnh phúc mà còn là quyền được bình đẳng, như quyền được đi học, quyền được thể hiện bản thân, quyền được thừa nhận năng lực Ngay từ tác phẩm Người quay tơ, nhà văn đã thể hiện ý đồ “muốn giáo hóa cho dân”, đem hiểu biết đến cho mọi người, bất kể là ai. Cho nên trong thế giới của ông, ngay cả cô gái câm như Trâm (Nắng thu) cũng được quyền biết chữ: “Em để anh dạy em học Quốc ngữ, em sẽ biết đọc, biết viết, em sẽ như mọi người khác, em cũng đọc sách, em cũng viết thư được.” [226, tr.279]. Khát vọng ngang bằng với người nam được hiển ngôn bằng lời của nhân vật nữ trong Đoạn tuyệt. Trong bài viết “Giới tính và nghiên cứu văn học: trường hợp Đoạn tuyệt của Nhất Linh”, Trần Văn Toàn đã nhận ra sự khao khát của Loan được làm người, được sống - đó là hóa thân vào Dũng. Khi đặt Loan trong mối tương quan với Dũng, Trần Văn Toàn thấy rằng, “hạt nhân trong tính cách của Loan, không gì khác, 81 chính là khát vọng “được trở thành Dũng, được có những phẩm chất của Dũng, được sống cuộc đời của Dũng” và “Dũng trong Loan luôn chỉ có một thuộc tính duy nhất: vẻ đẹp của một cuộc sống tự do, phóng khoáng, không trói buộc. Có thể nói, không phải Dũng mà chính cuộc sống của Dũng mới là tình yêu đích thực mà Loan hướng đến. Yêu Dũng, hạnh phúc của Loan không chỉ là được nhìn thấy, được sống với Dũng mà quan trọng hơn còn là để sống như Dũng.” [138, tr.468]. Khát vọng ấy thể hiện ngay trong trang đầu tiểu thuyết khi miêu tả Loan nhìn ngắm Dũng để soi chiếu vào mình: “Loan nhìn Dũng, ngắm nghía vẻ mặt cương quyết rắn rỏi của bạn, nghĩ thầm: - Học thức mình không kém gì Dũng, sao lại không thể như Dũng, sống một đời tự lập, cường tráng, can chi cứ quanh trong vòng gia đình, yếu ớt sống một đời nương dựa vào người khác để quanh năm phải kình địch với những sự cổ hủ mà học thức của mình bắt mình ghét bỏ. Mình phải tạo ra một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của mình” [229, tr.11]. Khi phải sống một cuộc sống không được như mình mong muốn, Loan vẫn không từ bỏ khát vọng ấy. Nàng muốn con gái của nàng sẽ thay nàng sống cuộc đời nàng từng mơ ước. Nàng nói với bạn: “Nếu đứa con em đẻ ra là con gái thì em cũng sẽ cho nó đi học, nhưng em sẽ hết sức làm thế nào cho nó khỏi gặp cảnh ngộ như em” [229, tr.75]. Đây chính là “hạt nhân” làm nên tính cách cũng như dẫn đến sự phản kháng của nàng. Hiện tượng “nam tính hóa nữ tính” này, khi xuất hiện vào thời điểm những người đàn ông đang thao thức nỗi “chí lớn chưa về bàn tay không”, đã nhen nhóm trong lòng người đọc khát vọng giải phóng dân tộc. Rõ ràng Lạnh lùng là một cuộc đối thoại về quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ, hơn nữa là của người góa phụ - kẻ bị đặt quỳ vĩnh viễn dưới bàn thờ gia tiên nhà chồng, kẻ vĩnh viễn phải dập tắt khao khát ái ân, không khác chi các cung nữ bị chôn sống khi vua băng hà. Trong quan niệm phong kiến, cơ thể người đàn bà không phải thuộc về bản thân cá nhân họ, mà là vật sở hữu của người đàn ông và vật hiến tế trước dòng họ, cả bên nhà chồng lẫn bên nhà mình. Cho nên trong văn học xưa, đề tài người góa phụ là vùng cấm kị (taboo) bởi nó ắt phải bàn đến bản năng tính dục, trinh tiết, thân xác. Nếu như trong Đoạn tuyệt, Đôi bạn, tình yêu mang màu sắc “Amour Platonique”, thì trong Lạnh lùng lại đậm nét tình dục, xác thịt. Khi mới ra đời, tác phẩm bị công kích, mạt sát, thậm chí bị coi là “dâm thư”. Lựa chọn đề tài này, Nhất Linh đi đến tận điểm tử huyệt của nề nếp gia phong cũ, cất tiếng đòi đối thoại với 82 luân lý phong kiến chôn sống con người giữa tuổi thanh xuân, khi còn tràn đầy khao khát lứa đôi, đặt người phụ nữ ngang bằng với nam giới, về bản năng, về ham muốn xác thịt. Tiếng nói dân chủ đã đi đến tận bề sâu nhất của nó. Nhung đối đầu với tất cả những gì chế ngự bản năng của nàng, thật sự là một bên là tôi và một bên là tất cả bọn họ, và ngay cả bên “tôi” ấy cũng phân mảnh để đối thoại quyết liệt bên trong. Cuộc đối thoại kép này là cuộc đối thoại dằn vặt nhất của một bên là những lý do nhân danh luân lý, một bên là khát vọng của thân xác hữu hạn của con người chỉ đến một lần duy nhất trên cõi trần gian này, nó chạm vào tầng sâu nhất, bản thể nhất của đời sống. Với việc miêu tả tính chất phức tạp của nội tâm con người, với việc đòi hỏi quyền sống chính đáng cho người phụ nữ, Nhất Linh giúp bạn đọc có một cái nhìn mới mẻ, cận nhân tình, cho thấy đã là con người thì dù là ai, nam hay nữ, có chồng hay góa chồng thì đều có quyền quyết định đời mình, chịu trách nhiệm về mình. Qua nhân vật Loan cùng hàng loạt những nhân vật nữ trong các tác phẩm khác như Trâm (Nắng thu), Tuyết (Đời mưa gió), Nhung, Phương (Lạnh lùng), Nhất Linh đã chứng tỏ mình có một quan điểm nhất quán trong cách nhìn nhận vị trí người phụ nữ trong gia đình, xã hội và luôn cổ vũ cho việc xây dựng một xã hội dân chủ. Điều này cũng đã được Trần Văn Toàn nói đến: “Có thể thấy, ở đây, người phụ nữ (với vị thế mới và những quan niệm mới về nữ tính) và hiện đại hóa dân tộc là hai chủ đề gắn bó với nhau chặt chẽ, phản ánh và chuyển hóa lẫn nhau. Từ góc nhìn này, Loan không chỉ là biểu tượng cho một cô gái mới khao khát tự do mà còn là biểu tượng cho một dân tộc đang cố gắng thoát khỏi những ràng buộc của truyền thống để hướng tới một tương lai mới.” [138, tr.478]. 3.1.3. Xây dựng ý thức cộng đồng Như các mục trên chỉ rõ, nhiệm vụ canh tân văn hóa văn học của Tự lực văn đoàn được nhìn thấy trước hết trong việc cổ súy cho cái tôi cá nhân và tinh thần dân chủ - đó là hai bước tuần tự để đi đến một nấc cao hơn: xây dựng ý thức cộng đồng. Sau khi khẳng định được mình như một tiếng nói độc lập (khẳng định cái tôi cá nhân), mỗi con người đồng thời ý thức được việc tôn trọng những cá nhân khác, vì cộng đồng bao gồm nhiều cá thể khác biệt nhau, không cá thể nào được xâm phạm quyền lợi riêng tư của cá thể khác (tinh thần dân chủ), sẽ dẫn đến một hệ quả: cộng đồng ấy phải thống nhất được quyền lợi chung, một cách công khai và công bằng. Vậy ý thức cộng 83 đồng là cái mà mỗi cá nhân nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội công bằng, bác ái, văn minh. Đây là khâu khó khăn nhất đối với nhân loại nói chung, và càng khó khăn hơn đối với cộng đồng Việt Nam, như Phan Châu Trinh từng ta thán: “Xã hội luân lý thật nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lý thì người mình còn dốt nát hơn nhiều.” [172, tr.492]. Để giải thích sự thiếu vắng “xã hội luân lý”, thực chất là thiếu vắng “ý thức đoàn thể”, “ý thức cộng đồng” này, nhà khai sáng chỉ ra nguồn gốc sâu xa đã có từ trong lịch sử tư tưởng Nho giáo, khi chữ “bình thiên hạ” (tức “làm yên xã hội”) được hiểu như mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ giành giật đặc quyền đặc lợi về mình, “đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi”. Từ “tầng lớp thượng lưu”, “học trò Tây học”, “người ở vườn” đều “ham quyền tước”, “không trọng công ích”, dẫn đến cả xã hội “không thể nảy nở tư tưởng cách mạng”. Muốn cho dân tộc lớn mạnh, Phan Châu Trinh kêu gọi xã hội cần đoàn kết, “nhiều tay làm nên bộp”, “có công đức biết giữ lợi chung”, và điều đó cũng sẽ là con đường dẫn đến lấy lại được tự do độc lập cho nước nhà. Để chốt lại, ông viết: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này.” [172, tr.495]. Từ “xã hội chủ nghĩa” được nhà cách mạng Duy Tân nhìn như một mô hình lý tưởng của một xã hội công bình, văn minh, ở đấy con người hiểu biết, cảm thông nhau và cùng nhau tiến bộ, nhà nhà giàu có, quốc gia phú cường. Trên đây là những luận điểm chính của bài diễn thuyết nổi tiếng “Đạo đức và luân lý Đông - Tây” của cụ Phan Châu Trinh tại Sài Gòn ngày 19/11/1925, gây một tiếng vang lớn thời bấy giờ, được Tự lực văn đoàn sau này lấy làm kim chỉ nam trong công cuộc canh tân văn hóa, văn học của mình. Điều ấy được thể hiện trong Tôn chỉ và hoạt động xã hội của văn đoàn, trong Mười điều tâm niệm của Hoàng Đạo, trong sáng tác văn chương, rõ nhất của Khái Hưng, Nhất Linh. Trong tôn chỉ của mình Tự lực văn đoàn xác định lấy văn chương phụng sự cho một cộng đồng đông đảo người bình dân (điều 3, 4, 6) đem đến cho cộng đồng đó “những sách có tư tưởng xã hội”, “chú ý làm cho người và xã hội ngày một hay hơn” (điều 2). “Những sách có tư tưởng xã hội” không phải gì khác hơn là những tác phẩm, như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Nửa chừng xuân, Con đường sáng... hướng con người đến 84 quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân và cộng đồng, để cho “người và xã hội ngày một hay hơn”, biết cư xử đẹp đẽ với nhau. Hoàng Đạo - lý thuyết gia của Tự lực văn đoàn, thay mặt anh em đồng chí mình, triển khai lý thuyết dân chủ, nhân quyền của Phan Châu Trinh một cách có hệ thống và toàn diện hơn, bổ sung những hiểu biết về Tây học và luật học. Trong Mười điều tâm niệm ta bắt gặp tư tưởng của Phan Châu Trinh nhiều nhất ở Điều tâm niệm thứ tư: Làm việc xã hội và Điều tâm niệm thứ tám: Cần sự nghiệp không cần công danh. Ở Điều tâm niệm thứ tư, Hoàng Đạo phê phán đầu óc vị kỷ chỉ nghĩ đến thân danh, gia đình, họ hàng, làng xóm, mà không có tinh thần xã hội rộng rãi, “bằng chân như vại”, “công việc xã hội tuyệt nhiên không có”. Ông chỉ ra “đời của cá nhân” hôm nay cần hiểu đã “cao hơn một bậc”, là “đời của đoàn thể”, “đoàn thể hiểu theo nghĩa rộng”. “Cá nhân” đương giải phóng, cá nhân đương thoát ly những chế độ bó buộc lùa người ta đi vào con đường nhỏ, hẹp, bùn lầy. “Cá nhân” cần phải tự mình kết đoàn, gom tài gom sức để cùng đưa nhau đến thế giới rộng rãi của khoa học.” [256]. Trong Điều tâm niệm thứ tám, ông hướng con người trẻ tuổi đến việc tẩy trừ óc chuộng hư danh, cần xây dựng sự nghiệp bằng cách làm điều có ích cho người chung quanh: “Không bao giờ ta nên để công danh lên trên tất cả mọi sự, trên cả nhân phẩm, trên cả luân lý, như nhiều người tự xưng là thượng lưu trong xã hội ta. Ta phải để hết tâm trí đến sự nghiệp. Ta phải chăm nom vun sới cho sự nghiệp của ta, ta sẽ được hưởng cái lạc thú vô song của một đời có ích cho người chung quanh.” [256]. Với những chủ trương như thế, ta thấy hàng loạt nhân vật của Tự lực văn đoàn đã thể hiện băn khoăn về lý tưởng xã hội. Những chàng Duy (Con đường sáng), chàng Dũng (Đoạn tuyệt, Đôi bạn), những anh Cảnh, cô Hảo, ông Thanh Đức (Băn khoăn)... đều là những người sống trong cảnh an nhàn phú quý nhưng không lúc nào thôi băn khoăn về việc mình sống như thế nào, cái cuộc đời riêng ấy liệu có ích gì cho đời sống chung xã hội. Thật ra, không phải đến lúc tham gia Tự lực văn đoàn Nhất Linh mới suy tư về con người có ý thức về cộng đồng, về dân tộc. Ngay từ những tác phẩm đầu tay như Người quay tơ, Làm gì mà băn khoăn thế, Giấc mộng Từ Lâm, ta đã thấy Nhất Linh đã để cho nhân vật của mình (ông tú Xuân Nghi, Trần Lưu) cứ loay hoay trước lẽ sống, như chính ông đang loay hoay, không phải tìm kế sinh nhai, mà tìm một phương thức hữu hiệu phụng sự đời sống của cộng đồng, sửa đổi xã hội cho tốt đẹp lên. Giấc 85 mộng Từ Lâm chính là tiềm thức của những hoạt động xã hội sau này của Nhất Linh, như nhà Ánh sáng của Tự lực văn đoàn, rồi được nối tiếp trong Con đường sáng của Hoàng Đạo, Băn khoăn của Khái Hưng. Dũng trong Đôi bạn không chấp nhận lối sống mòn mỏi quẩn quanh, chỉ lo cho cái hạnh phúc bé mọn, chàng tham gia bãi khóa, bỏ học, giao lưu với những người có hành tung không được xã hội chấp nhận như Thái, Tạo và bản thân bắt đầu băn khoăn về lẽ sống cao cả hơn. Dũng của Đoạn tuyệt đã từ bỏ gia tài thừa kế, rời gia đình phú quý ra đi. Chàng trai từng sở hữu cả một trang ấp Quỳnh Nê bờ xôi ruộng mật giờ đây trở thành kẻ du thủ du thực, đổi từ nhà trọ này sang nhà trọ khác nhỏ hơn. Chàng nói: “Không cửa, không nhà, nay đây mai đó, chính thân tôi, tôi cũng không biết sau này ra sao nữa. Tôi chỉ có bạn chứ không có gia đình nào nữa.” [229, tr.10]. Cuộc sống giàu sang xưa không làm chàng vui, cuộc sống bần hàn nay chàng thấy vui và đẹp: “Gia tài không chia cho tôi, đã đành vậy, nhưng tôi lấy cái nghèo tự lập, mình làm mình sống của tôi là vinh dự lắm. Đời còn vui, còn đẹp chán. Mà ở đời phải vui mà sống để làm việc can gì phải để tâm những việc nhỏ nhen.” [229, tr.19]. Chàng đi đâu, làm gì không ai rõ, thoắt ẩn thoắt hiện, chỉ thấy rằng không phải “đi làm ăn”, bởi mỗi lần gặp lại, ta thấy chàng chẳng phong lưu gì hơn, thong dong gì hơn, thậm chí thân mang thương tích vì tai nạn dọc đường, chàng vẫn lao vào đêm tối, tiếp tục con đường mưa gió. Rõ ràng những con người như thế mang dáng dấp của một thời “Một giã gia đình một dửng dưng”, “Chí lớn chưa về bàn tay không”. Những Thái, Tạo, Dũng trong Đôi bạn, Phạm Thái, Trần Quang Ngọc, Lê Báo trong Tiêu sơn tráng sĩ cho ta thấy sự phản kháng xã hội là một điều không tránh khỏi, và những con người này cũng khó thoát khỏi số phận bi đát trong những biến loạn của lịch sử. Và trong biến loạn ấy, số phận của chính những trụ cột Tự lực văn đoàn (Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo) cũng bi đát không kém. Nhưng tên tuổi của họ từ đây được biết đến, như một phản tỉnh về ý thức cộng đồng, vì một xã hội nhân bản hơn trong tương lai. Tự do cá nhân - tinh thần dân chủ - ý thức cộng đồng là những bước kế tiếp nhau trong cương lĩnh khai sáng của Tự lực văn đoàn. Tất cả các bước ấy đều liên quan đến từ “thức tỉnh”: thức tỉnh để đạt được tự do cá nhân, thoát ra khỏi sự ràng buộc, xếp đặt, bảo trợ của gia đình và xã hội; thức tỉnh để đem lại cho mình tinh thần tự trị, thấy mình ngang bằng với mọi người và mọi người ngang bằng với mình, cùng tuân theo 86 luân lý xã hội một cách tự giác; thức tỉnh để sống hài hòa giữa quyền lợi riêng và chung, cùng cộng đồng lớn mạnh, phú cường. Bằng cách xây dựng những xung đột căn bản và xây dựng những tính cách vừa điển hình cho xung đột đó, vừa đầy cá tính sáng tạo, Nhất Linh đã thức tỉnh nơi người đọc những suy tư về con người tự do, con người tự trị, con người phản tư, tức “phản tỉnh”, suy nghĩ về bản thân và môi trường xung quanh, tự tin thiết kế cuộc đời mình, để tiến tới con người có năng lực tham dự vào công việc xã hội, quốc sự một cách tích cực. Thức tỉnh thường đi ra từ tư tưởng. Tất cả các cuộc canh tân hay cách mạng đều xuất phát từ tư tưởng. Nếu như Jean-Jacques Rousseau trong Khế ước xã hội cho rằng “cần có một ý chí phổ quát bao trùm” mà tất cả phải đặt mình dưới nó, dẫn đến việc ai đoạt được ý chí bao trùm ấy thì đoạt được quyền quyết định, thì John Locke cho rằng ý chí phổ quát bao trùm là liên minh tất cả ý chí của từng cá nhân. Hai quan điểm này dẫn đến sự khác nhau của kết quả “dân chủ” ở mỗi cuộc cách mạng Pháp và Mỹ, cũng dẫn đến hiện trạng “dân chủ” khác nhau ngày hôm nay trên thế giới. Chắc hẳn mong mỏi của Phan Châu Trinh, Nhất Linh là một nền dân chủ thật sự và tuyệt đối, khi ý chí phổ quát là liên minh tất cả ý chí của từng cá nhân, mỗi cá nhân sẽ sống hài hòa trong sự vận hành của cộng đồng. 3.2. Thực hiện việc tổng hợp văn hoá hướng tới tinh thần hiện đại 3.2.1. Đả phá thiết chế hủ bại và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp Với tôn chỉ “Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”, các nhà văn của Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng muốn đả phá tư tưởng phong kiến đã lỗi thời. Chúng tôi muốn nhấn mạnh vào ý “đã lỗi thời”. Bởi lẽ, Nhất Linh và các cộng sự của ông chỉ đả phá những gì đã lỗi thời, là nguyên nhân cản trở sự thay đổi của xã hội như quyền lực tối thượng của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, như chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân môn đăng hộ đối chứ không phủ nhận những giá trị tích cực mà hệ tư tưởng này mang lại như góp phần hình thành nhiều tục lệ văn hóa như cúng giỗ gia tiên hay những phẩm chất cao quý của con người như đức hy sinh, lý tưởng cống hiến Trước hết là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Theo quan niệm Nho giáo, người phụ nữ phải hội tụ đủ tam tòng và tứ đức. Tư tưởng này buộc họ phải phục tùng và hy sinh, phải lệ thuộc vào người đàn ông: ở nhà là cha, đi lấy chồng là chồng, nhà chồng và 87 chồng chết là con trai. Khi đi lấy chồng, người phụ nữ phải theo chồng, “Thuyền theo lái gái theo chồng”, phải lấy gia đình chồng làm gia đình mình: “Chị đã biết ở xã hội mình, lấy chồng là lấy cả gia đình chồng” [229, tr.8], phải chịu mọi sự áp đặt của nhà chồng bất kể đó là sự áp đặt bất công và tàn bạo. Loan chính là nạn nhân của quan niệm này. Khi lấy Thân, nhất là vì món nợ của bố mẹ nàng với gia đình Thân, Loan đã trở thành nô lệ trong gia đình chồng, một con sen hầu hạ nhà chồng không công, một cái “máy đẻ”. Mang tiếng là con dâu, được cưới hỏi đàng hoàng nhưng khi ở nhà chồng nàng nhận ra: “người ta cưới nàng về để hầu hạ chứ không phải để làm một người vợ. Việc này là phụ. Vì vậy, việc đầu tiên người ta dạy bảo Loan như người ta dạy bảo một con ở” [229. tr.60]. Nàng cay đắng nhận ra rằng “từ xưa đến giờ, đời tất cả các nàng dâu khác, cũng như đời Loan chỉ là những đời người ta đem hi sinh đi để gây dòng dõi cho các gia tộc. Bọn này không bao giờ có quyền sống một đời riêng, bao giờ cũng chỉ là một phần tử nhỏ mọn, yếu hèn đáng thương như những gia đình nhỏ khác” [229, tr.89]. Không những thế, nàng phải chịu mọi sự đày đọa, áp chế của nhà chồng từ mẹ chồng đến chồng, từ bà cô chồng đến em chồng. Bất kể nàng làm gì đều bị họ mỉa mai đay nghiến. Và cũng vì coi trọng việc nối dõi tông đường nên khi Loan không còn khả năng sinh nở, mẹ chồng nàng lập tức cưới vợ khác cho con trai, đẩy nàng vào kiếp sống đa thê. Không chỉ có nhà chồng o ép mà ngay cả mẹ ruột, do những quan niệm và suy nghĩ lạc hậu đã không hiểu được nỗi đau của con gái trong cảnh đa thê. Mẹ Loan cũng coi việc con gái không thể sinh nở là một cái tội nên khuyên nàng chấp nhận việc Thân có thêm vợ bé. Đây chính là nếp nghĩ, cách dạy dỗ con cháu của thế hệ người lớn tuổi như những bà Phán, bà Án... - những người trước khi thành những bậc “mẫu nghi” (cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng) ấy từng thúc thủ trước sự thống trị của nam giới, từng an phận phục tòng, để rồi sau đó lấy những kinh nghiệm mình từng trải qua để áp đặt đời sau. Việc trói buộc người phụ nữ vào cuộc sống lệ thuộc ấy đã trở thành nếp nghĩ thông thường của xã hội ngay cả khi người chồng đã không còn nữa. Nhung trong Lạnh lùng cũng là nạn nhân của quan niệm này. Là người phụ nữ góa chồng lúc mới 20 tuổi, thế mà vì chút danh hờ, vì tấm biển “Tiết hạnh khả phong” có từ đời tổ mẫu nhà chồng, nàng phải sống dối mình, dối người để được tiếng khen của người đời. Cuộc đời của Nhung bị trói buộc vào quan niệm “gái ngoan không lấy 88 hai chồng” từ những người xung quanh. “Trong lúc nói câu ấy, nàng nhận thấy một cách rõ rệt, sự đè nén khốc liệt của cái xã hội nhỏ xung quanh mình. Em gái nàng vài hôm nữa sẽ theo chồng đi xa hẳn, nhưng còn nàng thì nàng không biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh giam lỏng. Nào cha mẹ đẻ, nào mẹ chồng, nào họ hàng làng nước, bao nhiêu thứ bắt nàng không thể sống theo ý muốn của mình được. Nàng biết rằng mọi người đã muốn cho nàng là một người đàn bà góa ở vậy thờ chồng, thì nàng phải ở vậy thờ chồng. “Nhung thấy hiện ra rõ ràng trước mặt bốn chữ vàng: TIẾT HẠNH KHẢ PHONG. Cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thưởng quý hóa ấy sẽ đến để kết liễu đời nàng, đời một người đàn bà góa trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ được vẹn toàn tiếng thơm” [230, tr.300]. Nếu quan niệm trọng nam khinh nữ cho thấy cái vị thế thấp kém, tủi nhục của người phụ nữ thì quan niệm hôn nhân “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” lại cho thấy quyền hành tuyệt đối của cha mẹ đối với con cái, bắt con cái sống trong gông cùm lạnh lẽo chứ không phải trong hạnh phúc lứa đôi ấm áp. Hôn sự được sắp đặt không dựa trên tình yêu mà dựa trên sự tương xứng về gia thế của hai bên, dựa trên quyền lợi, danh dự của gia đình, dựa trên nghĩa vụ nối dõi dòng họ Các nhân vật của Nhất Linh từ Dũng, Loan (Đoạn tuyệt, Đôi bạn), Nhung (Lạnh lùng) đến Tuyết (Đời mưa gió) đều là nạn nhân của quan niệm này. Dũng và Loan (Đôi bạn) yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau vì Dũng bị ép phải lấy con cụ Thượng Đặng cho “môn đăng hộ đối” và thuận lợi lên quan. Hay Loan trong Đoạn tuyệt yêu Dũng nhưng lại bị ép phải lấy Thân vì lời hứa hôn trước kia của bố mẹ nàng với gia đình bà Phán Lợi Vì bị trói buộc bởi chữ hiếu, bởi trách nhiệm với gia đình họ không được quyền từ chối. Nếu từ chối đồng nghĩa với việc phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tieu_thuyet_nhat_linh_voi_viec_hien_thuc_hoa_chu_tru.pdf
  • pdf2A. TÓM-TẮT-LUẬN-ÁN - TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdf2B TÓM TẮT LUẬN ÁN - TIẾNG ANH.pdf
  • pdf3A BẢN TRÍCH YẾU LUẬN ÁN -TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdf3B BẢN TRÍCH YẾU LUẬN ÁN - TIẾNG ANH.pdf
  • pdf4A THÔNG TIN ĐIỂM MỚI LUẬN ÁN.pdf
  • doc4B THÔNG TIN ĐIỂM MỚI LUẬN ÁN - TIẾNG VIỆT.doc
  • pdf4C THÔNG TIN ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - TIẾNG ANH.pdf
  • pdfCV 857-Đăng tải LA.pdf
Tài liệu liên quan