Luận án Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ

MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU N VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI .26

1.1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.26

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về xây dựng nông thôn mới .26

1.1.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới .29

1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .33

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng.33

1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng.38

1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới .42

1.2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông

thôn mới .43

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HưỞNG ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI.51

1.3.1. Các nhân tố từ phía cơ quan, tổ chức hỗ trợ .51

1.3.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng.53

1.3.3. Các nhân tố từ phía khách hàng .55

1.4. KINH NGHIỆM VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI Ở CÁC NưỚC TRÊN THẾ GIỚI, MỘT SỐ ĐỊA PHưƠNG VÀ BÀI

HỌC CHO CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ. 56

1.4.1. Kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới của một

số nước trên thế giới.56

1.4.2. Kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới của một

số tỉnh tại Việt Nam .65

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ.68

KẾT LUẬN CHưƠNG 1.71

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ.72

pdf229 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất làm phát thải ô nhiễm và ngƣời dân sống trong vùng chịu ảnh hƣởng của ô nhiễm. Hoạt động sản xuất của các làng nghề, ngành nghề nông thôn của vùng đƣợc khuyến khích phát triển để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới nhƣng phần lớn lại mang tính 94 tự phát, manh mún, sản xuất theo phƣơng pháp thủ công, truyền thống, theo quy mô hộ gia đình, tập trung ở khu dân cƣ sẽ gây ra ô nhiễm môi trƣờng. Mặc khác, trong vùng chƣa có điểm bị ô nhiễm nặng, nhƣng tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt còn thấp; tính chủ động của nhiều địa phƣơng trong tìm kiếm, lựa chọn công nghệ, thu hút nhà đầu tƣ xây dựng các công trình xử lý rác thải còn chƣa cao; việc phát động nhân dân trồng cây xanh, trồng hoa chƣa phát triển thành phong trào sâu rộng; việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tham gia phân loại rác tại nguồn mới chỉ đƣợc một vài địa phƣơng thực hiện; nhiều nơi, tiêu chí môi trƣờng tuy đã đạt, nhƣng chƣa thực sự bền vững hoặc đi vào chiều sâu. 95 Bảng 2.7: ết quả thực hiện nhóm tiêu chí Văn hoá – xã hội – môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 Đơn vị tính: xã; % Nhóm tiêu chí Văn hoá- xã hội – môi trƣờng Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Thuận KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH Giáo dục 11 11 100 163 174 107 149 130 87,2 103 102 99 86 79 91,9 80 72 90 43 44 102 80 65 81,25 Y tế 11 11 100 163 175 107 146 122 83,6 103 107 104 86 70 81,4 66 68 103 40 37 92,5 85 72 84,7 Văn hoá 11 11 100 153 150 98 164 147 89,6 103 97 94,2 82 77 93,9 61 87 143 40 39 97,5 87 77 88,5 MT&ATTP 11 11 100 143 115 80,4 123 86 69,9 79 78 98,7 75 59 78,7 80 53 66,3 30 31 103 77 27 35,1  số xã 11 11 100 204 204 100 164 164 100 121 121 100 88 88 100 94 94 100 47 47 100 96 96 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết XDNTM các tỉnh Nam Trung Bộ 96 e/ Về hệ thống chính trị Nội dung của chỉ tiêu này gồm hai tiêu chí là hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (tiêu chí số 18); tiêu chí số 19 là Quốc phòng và an ninh. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của nhân dân, nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc nói chung, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng đã kiến tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn, dần từng bƣớc hiện đại hoá nông nghiệp và nâng cao thu nhập, chất lƣợng sống cho nông dân. Theo số liệu báo cáo từ Văn Phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ƣơng, đến nay, cả nƣớc đã có 78,4% số xã đạt tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Đối với vùng Nam Trung Bộ là 68% năm 2019 tăng 36,7% so với thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện (năm 2010) và tăng 4,8% so với năm 2015. Nếu so với các vùng khác thì tỷ lệ này không cao (cao hơn Tây Nguyên (62,4%); miền núi Phía Bắc (66,3%) và thấp hơn các vùng còn lại trong cả nƣớc: Đông Nam Bộ (93,3%); Đồng bằng Sông Cửu Long (78,7%); Đồng bằng Sông Hồng (94,5%); Bắc Trung Bộ (86,9%); thấp hơn bình quân chung của cả nƣớc) (Bảng 2.2). Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và an ninh là tiêu chí cuối cùng trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đây là một tiêu chí hết sức quan trọng và có tính phức hợp, vừa có nhiệm vụ bảo đảm đời sống, an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn nông thôn, vừa làm cơ sở để thực hiện tốt các tiêu chí còn lại. Thực tế sau 9 năm thực hiện, vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã có 752 xã (91,2%) đạt tiêu chí số 19. So với các tiêu chí còn lại, đây là một trong số tiêu chí thuộc nhóm đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên với các vùng trong cả nƣớc, tiêu chí này vẫn còn chƣa cao chỉ hơn Tây Nguyên (84,3%) và miền núi Phía Bắc (91,1%) (Bảng 2.2). Xét cụ thể từng tỉnh trong vùng có thể thấy, mức độ thực tế đạt đƣợc của hai tiêu chí 18 và 19 so với kế hoạch đề ra của từng tỉnh là chƣa đạt yêu cầu, ngoại trừ Thành phố Đà Nẵng (đạt cả 2 tiêu chí); Bình Định có tiêu chí quốc phòng và an ninh vƣợt kế hoạch (đạt 103%), (Bảng 2.8). Để có đƣợc những thành tựu về hệ thống chính trị cũng nhƣ quốc phòng và an ninh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Nam Trung Bộ trong 97 thời gian qua là nhờ vào sự chuyển biến tích cực của phần lớn cán bộ và ngƣời dân về xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nƣớc, thực sự là một phong trào quần chúng và qua đó đã góp phần huy động đƣợc nhiều nguồn lực cho công cuộc này. Phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị và cộng đồng dân cƣ. Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh; cấp ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố và các xã đã kịp thời ban hành các nghị quyết, quyết định quan trọng về xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện. 100% địa phƣơng hoàn thành công tác kiện toàn, thành lập bộ máy tham mƣu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức quản lý và triển khai Chƣơng trình. Các cơ quan truyền thông đại chúng cũng đã kịp thời tuyên truyền các sự kiện thời sự, điển hình tiên tiến về xây dựng NTM. Các hội đoàn thể nhƣ Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ; Liên minh HTX, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Ngƣời cao tuổi... thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức khác nhau, thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân hƣởng ứng tham gia thực hiện Chƣơng trình. Từ đó tạo đƣợc sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng NTM bằng các công việc cụ thể nhƣ: Hiến đất làm đƣờng, làm kênh mƣơng thủy lợi, xây dựng các công trình công cộng, chặt phá cây cối, hoa màu để mở rộng đƣờng giao thông, góp sức để cứng hóa đƣờng thôn ngõ xóm, thắp sáng đƣờng quê, làm vệ sinh môi trƣờng xanh-sạch-đẹp... Sau thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới, hầu hết các tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn các địa phƣơng trong vùng đã đƣợc nâng cao về chất lƣợng, đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động. Một số địa phƣơng nhƣ Quảng Ngãi, Phú Yên đã có đề án luận chuyển cán bộ có trình độ, năng lực về xã; các tỉnh nhƣ Quảng Nam, Bình Định có chính sách thu hút cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ chuyên môn về xã tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ xã cũng nhƣ thực hiện tốt mục tiêu nông thôn mới. Lãnh đạo một số địa phƣơng đã quan tâm đến việc vận động doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, phát triển hợp tác xã, đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại và xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm nông sản của địa 98 phƣơng, điển hình nhƣ Quảng Nam, Ninh Thuận. Tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn của các tỉnh, thành phố mặc dù cơ bản ổn định, nhƣng đã để xảy ra hiện tƣợng kích động, lôi kéo ngƣời dân tham gia hoạt động trái pháp luật (Bình Thuận); tình trạng di dân tự do vẫn còn diễn ra ở một số nơi, vừa gây khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu, vừa gây ra nạn phá rừng, ảnh hƣởng nhiều đến sản xuất và môi trƣờng. 99 Bảng 2.8: ết quả thực hiện nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 Đơn vị tính: xã; % Nhóm tiêu chí Văn hoá- xã hội – môi trƣờng Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Thuận KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH KH TT % TT so với KH HTCT&TCPL 11 11 100 194 150 77,3 157 117 74,5 109 82 75,2 87 75 86,2 94 49 52,1 45 32 71,1 72 45 62,5 QP&AN 11 11 100 200 191 95,5 164 146 89,0 115 118 103 82 80 97,6 94 84 89,4 47 39 83,0 88 77 87,5  số xã 11 11 100 204 204 100 164 164 100 121 121 100 88 88 100 94 94 100 47 47 100 96 96 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết XDNTM các tỉnh Nam Trung B 100 2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 2.2.1. Tình hình cấp tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại các tổ chức tín dụng khu vực Nam Trung Bộ 2.2.1.1. Khái quát về các tổ chức cung cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn khu vực Nam Trung Bộ Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng, nông nghiệp đƣợc coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, trong đó phát triển thị trƣờng tài chính nông thôn là rất quan trọng với những bƣớc phát triển đột phá đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn để chuyển đổi cơ cấu. Trong các sản phẩm tài chính đƣợc cung cấp bởi thị trƣờng tài chính nông thôn thì hoạt động tín dụng nông thôn giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn cho khu vực và cả nƣớc. Trong bối cảnh cả nƣớc đang chung tay thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, với sự ra đời của hàng loạt các chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, cùng với sự đóng góp của các tổ chức tín dụng trong việc đảm bảo nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh đã góp phần mở rộng và phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc cải thiện và nâng cao mức sống của ngƣời dân nông thôn. Trải qua nhiều giai đoạn cải cách và đổi mới với mốc lịch sử là năm 1986 với các hợp tác xã tín dụng truyền thống, là đơn vị thực hiện các giao dịch tài chính ở khu vực nông thôn. Đến nay, bên cung cấp tài chính nông thôn tại Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ bao gồm 3 nhóm tổ chức nhƣ sau: Bảng 2.9: Các tổ chức cung cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn khu vực Nam Trung Bộ Các tổ chức chính thức Các tổ chức bán chính thức Các tổ chức phi chính thức - NHNo&PTNT - NHCSXH - NH HTX & QTDND - NH Tiết kiệm Bƣu điện Liên Việt - NH Phát triển VN - Các NHTM khác - Trung tâm phát triển vì ngƣời nghèo - Các tổ chức NGO quốc tế cung cấp DV TCVM - Hụi, họ, hiệp hội tín dụng tiết kiệm tự phát hay nhóm tiết kiệm cho vay luân phiên - Bạn bè, ngƣời thân - Ngƣời cho vay tƣ nhân Nguồn: Tác giả tổng hợp(2019) 101 - Nhóm tín dụng chính thức: Nhóm này đƣợc cung cấp chủ yếu bởi các tổ chức tín dụng quốc doanh là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân. Ba tổ chức này cùng nhau kiểm soát khoảng 70% tổng mức tín dụng của thị trƣờng (Ngân hàng Thế giới, 2000). Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các chi nhánh đến cấp huyện và một số nơi đến cấp xã, ngoài ra còn có các ngân hàng lƣu động đƣợc thực hiện thông qua các xe ô tô chuyên dùng đã đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho hộ sản xuất, cá nhân trong việc giải ngân, thu nợ, thu lãi cũng nhƣ gửi tiền tiết kiệm, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank nhƣ thanh toán, chuyển tiền, giảm chi phí và thời gian đi lại cho khách hàng, đƣợc chính quyền địa phƣơng, khách hàng ủng hộ và đánh giá cao. Cùng với NHNo&PTNT thì NHCSXH và QTDND cũng giải quyết một phần nhu cầu tín dụng cho hộ nghèo ở nông thôn. Quỹ TDND thực hiện huy động vốn và cho vay đối với các thành viên của quỹ dựa vào uy tín, nhằm khôi phục lại niềm tin của công chúng trong hệ thống tài chính chính thức ở nông thôn. Ngân hàng chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH, đƣợc thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày mồng 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ Tƣớng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo. Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo đƣợc thành lập năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động năm 1996, do hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam làm đại lý giải ngân, với tổng số vốn cho vay hàng ngàn tỉ đồng tới các hộ nghèo ở nông thôn. việc tồn tại bộ phận nông dân nghèo ở nông thôn đã thúc đẩy việc ra đời và hoạt động của ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo, thực hiện cung cấp tín dụng với lãi suất thấp thông qua hình thức các chƣơng trình tín dụng vi mô cho ngƣời nghèo nông thôn không đủ điều kiện cho các khoản cho vay cá nhân vì hạn chế về tài sản đảm bảo. - Nhóm tín dụng bán chính thức: Hầu hết các tổ chức tài chính nông thôn bán chính thức đều do các NGOs trong nƣớc và quốc tế tài trợ, chỉ có một vài trƣờng hợp là do một số tổ chức quần chúng thực thi học tập theo các mô hình do NGOs tài trợ từ 102 trƣớc. Từ những năm cuối thập kỷ 80, khi tiến trình đổi mới bắt đầu có hiệu quả, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các chƣơng trình hỗ trợ phát triển chính thức song phƣơng và đa phƣơng bắt đầu du nhập vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tài chính nông thôn. So sánh với các khoản vay chính thức, giá trị các khoản vay của tín dụng bán chính thức nhỏ hơn nhƣng nó đƣợc điều chỉnh để đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời nghèo. Lãi suất của các khoản vay bán chính thức thƣờng là lãi suất thƣơng mại phù hợp (Nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (DERG, 2011). - Nhóm tín dụng phi chính thức: Nhóm tín dụng này đa dạng về các nhà cung cấp, loại hình, quy mô vốn vay, lãi suất, thời hạn cũng nhƣ hình thức trả nợ. Đối với loại hình cho vay này đáp ứng đƣợc nhu cầu vay ngắn hạn trong các tình huống khẩn cấp, thoả mãn nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân nông thôn khi không vay đƣợc từ các nguồn chính thức. Mức lãi suất của tín dụng phi chính thức có thể lên đến hơn 20% đối với các khoản vay từ tƣ nhân, hụi, họ nhƣng cũng có thể là không có lãi suất nếu đó là khoản vay từ ngƣời thân, bạn bè, hàng xóm. 2.2.1.2. Chính sách tín dụng áp dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại các tổ chức tín dụng Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng đƣợc Ðảng, Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nƣớc nông nghiệp truyền thống nhƣ nƣớc ta. Dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đƣợc khơi thông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân... Vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, các dự án phát triển sản xuất ở địa phƣơng cũng đƣợc chú trọng với tỷ lệ vốn đầu tƣ đƣợc xác định khoảng 30%. Nguồn vốn tín dụng đƣợc huy động vào xây dựng nông thôn mới thông qua kênh tín dụng đầu tƣ phát triển nhà nƣớc và tín dụng thƣơng mại. Vốn tín dụng đầu tƣ phát triển Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua Chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, phát triển đƣờng giao thông nông thôn, hạ tầng cơ sở nuôi trồng thủy sản và hạ tầng cơ sở làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 103 2016. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tƣ ở khu vực nông thôn có dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ hoặc có hợp đồng xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu sẽ thuộc đối tƣợng hƣởng chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ sẽ đƣợc hỗ trợ lãi suất. Nguồn vốn thực hiện tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc khá đa dạng, bao gồm: Nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ƣu đãi, nguồn vốn huy động và vốn nhận ủy thác. Bên cạnh đó, một số đối tƣợng ở nông thôn cũng là đối tƣợng cho vay của một số chƣơng trình cho vay theo chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội nhƣ: Cho vay hộ nghèo, cho vay vốn đi xuất khẩu lao động, cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm... Ngoài ra, NSNN hỗ trợ lãi suất vốn vay thƣơng mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013. Vốn tín dụng thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55. Theo đó, nguồn vốn cho vay của các TCTD đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm: - Nguồn vốn huy động của các TCTD và các tổ chức cho vay khác - Nguồn vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các TCTD, tín dụng trong và ngoài nƣớc - Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; - Vốn vay NHNN Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế Nghị định 41/2010), trong đó quy định những chính sách tín dụng nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng 104 hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể, quy định tăng mức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ sau: Cá nhân, hộ gia đình cƣ trú tại địa bàn nông thôn đƣợc vay ngân hàng không cần có tài sản đảm bảo tối đa 200 triệu đồng (trƣớc đây là 100 triệu đồng); Cá nhân, hộ gia đình cƣ trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh về nông nghiệp đƣợc vay ngân hàng không cần có tài sản đảm bảo tối đa 100 triệu đồng (trƣớc đây là 50 triệu đồng). Nghị định cũng bổ sung quy định: Doanh nghiệp chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhƣng có dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có thể đƣợc ngân hàng xem xét cho vay không tài sản bảo đảm tối đa 70% giá trị của dự án, phƣơng án. Nghị định cho phép các Tổ chức tín dụng (TCTD) đƣợc cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số đối tƣợng khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại) lên gấp 1,5 - 2 lần so với quy định tại Nghị định 41/2010, có tính đến các lĩnh vực, sản phẩm đặc thù mà không cần tài sản đảm bảo. Nghị định cũng quy định chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhƣ quy định mức vay không có tài sản bảo đảm từ 70 - 80% giá trị phƣơng án, dự án sản xuất - kinh doanh; quy định cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh), tạo điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và liên kết chặt chẽ với nông dân. Khuyến khích các đối tƣợng khách hàng tham gia bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp, theo đó khách hàng tham gia bảo hiểm nông nghiệp đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi lãi suất tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất thông thƣờng. Ngoài ra, khách hàng vay cũng không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản. Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại các văn bản trên, NHNN đã xác định thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông 105 thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành và ban hành các văn bản chỉ đạo các TCTD tập trung thực hiện. Trên tinh thần chung sức phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, một số TCTD đã tham gia hƣởng ứng tích cực về hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn với một số chính sách cụ thể của từng tổ chức tín dụng. - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc về cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, là một Ngân hàng truyền thống nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành những hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn nhƣ: + Thông tƣ 22/2012/TT-NHNN ngày 22/6/2012 hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo đó các tổ chức, gia đình, cá nhân vay vốn để đầu tƣ máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch đƣợc vay hỗ trợ lãi suất và vay theo lãi suất tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Sau khi Nghị định 41/2010/NĐ-CP đƣợc chính thức triển khai vào tháng 6/2010 thì tháng 7 Hội đồng quản trị Agribank đã ban hành quyết định 881 và 901. Trong đó, Quyết định 881 quy định về thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; Quyết định 901 quy định về quy trình cho vay hộ gia đình cá nhân trong hệ thống Agribank. Với hai quyết định này, đặc biệt là Quyết định 901 đã giúp đơn giản hóa quy trình cho vay truyền thống đi rất nhiều, qua đó khiến cho việc tiếp cận vốn vay của các hộ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. + Thời gian qua, cùng với sự quan tâm của NHNN về lĩnh vực cho vay thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014, ngày 29/8/2014, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 888/QĐ-NHNo – 106 HSX quy định: “cho vay đối với khách hàng vay vốn theo nghị định 67/2014/NĐ- CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản”. - Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng chính sách xã hội đƣợc thành lập để thực hiện nhiệm vụ truyền tải các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc thông qua tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác bằng việc cho vay ƣu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội. Với nhiệm vụ của mình, cùng với các chính sách của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ hộ nông dân nghèo gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhƣ: + Nghị định 78/NĐ-CP về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng khác. Với Nghị định này, NHSCXH đã thực hiện cung ứng tín dụng đối với các hộ nghèo, đặc biệt là phần lớn hộ nghèo ở nông thôn góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo để hoàn thành tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới. + Cũng với Nghị định 78 thì còn có một số Quyết định về chính sách tín dụng hỗ trợ đối với ngƣời dân trong một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ: Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay đối với ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài; Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về nhà ở; Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung. Trong chính sách tín dụng đƣợc các tổ chức tín dụng mà cụ thể là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới thì chính sách ƣu đãi về lãi suất cho vay đƣợc các ngân hàng đặc biệt chú ý thực hiện. Lãi suất cho vay khu vực nông thôn thông thƣờng thấp hơn so với đối tƣợng vay khác. Xuất phát từ định hƣớng hỗ trợ ngƣời dân nông thôn cải thiện đời sống và giảm thiểu tính tổn thƣơng, rất nhiều chƣơng trình hỗ trợ tín dụng đã đƣợc hình thành. Hầu hết các chƣơng trình này đều có sự kết hợp của tín dụng ƣu đãi để trợ cấp một cách mạnh mẽ, chỉ bằng gần một nữa lãi suất của ngân hàng thƣơng mại 107 (Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, 2010). Với mục tiêu của Chính phủ là tập trung vào việc tăng cƣờng sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trƣởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Từ năm 2011 – 2013, NHNN Việt Nam đã điều chỉnh giảm mạnh và liên tục mặt bằng lãi suất thông qua việc giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN, quy định trần và điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động làm cơ sở để các TCTD giảm lãi suất cho vay; quy định trần và giảm dần mức lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ƣu tiên trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mặt bằng lãi suất cho vay đến cuối năm 2013 đã giảm mạnh và ở mức thấp, chỉ bằng 50% lãi suất năm 2011. Năm 2014, trên cơ sở xu hƣớng giảm vững chắc của lạm phát, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm đồng bộ các loại lãi suất từ ngày 18/3/2014. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giảm 1%/năm, phổ biến ở mức 7-8%/năm thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng 2-3%/năm (Báo cáo NHNN, 2014). Bên cạnh đó, NHNN cũng đã quy định mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện thu mua tạm trữ vụ Đông Xuân 2014 tối đa là 7%/năm, yêu cầu các NHTM nhà nƣớc thực hiện cho vay mới đối với các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lớn, thịt gia cầm, nuôi và chế biến cá tra, tôm xuất khẩu với lãi suất tối đa 8%/năm, ban hành cơ chế cho vay đặc thù với lãi suất ƣu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thƣờng từ 1 – 1,5%/năm (cụ thể: lãi suất cho vay ngắn hạn: 6,5%/năm, trung hạn: 9,5%/năm, dài hạn: 10%/n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tin_dung_ngan_hang_gop_phan_xay_dung_nong_thon_moi_c.pdf
Tài liệu liên quan