Luận án Tín ngưỡng của người Hoa ở Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 11

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngƣời Hoa và tín ngƣỡng ngƣời Hoa

ở Việt Nam. 11

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngƣời Hoa và tín ngƣỡng của ngƣời

Hoa ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam . 20

1.2. Cơ sở lý thuyết. 26

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản. 26

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu . 42

1.3. Khái quát về thành phố Hội An và ngƣời Hoa ở Hội An. 45

1.3.1. Khái quát về thành phố Hội An . 45

1.3.2. Khái quát về ngƣời Hoa ở thành phố Hội An. 50

Tiểu kết Chƣơng 1. 59

Chƣơng 2: CÁC HÌNH THỨC TÍN NGƢỠNG VÀ THỰC HÀNH

TÍN NGƢỠNG CỦA NGƢỜI HOA Ở HỘI AN HIỆN NAY. 61

2.1. Khái quát về tín ngƣỡng và thực trạng tín ngƣỡng của ngƣời Hoa

ở Hội An . 61

2.1.1. Khái quát về tín ngƣỡng của ngƣời Hoa. 61

2.1.2. Thực trạng tín ngƣỡng của ngƣời Hoa ở thành phố Hội An. 67

2.2. Thực hành tín ngƣỡng trong cộng đồng . 73

2.2.1. Thờ Tiền hiền, Hậu hiền . 58

2.2.2. Thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu . 77

2.2.3. Thờ Môn thần. 80

2.2.4. Thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Công). 82

2.2.5. Thờ Bắc Đế Trấn Vũ (Huyền Thiên Đại Đế ) . 88

2.2.6. Thờ âm linh, âm hồn. 922.2.7. Thờ thần Phục Ba. 94

2.3. Thực hành tín ngƣỡng trong gia đình. 96

2.3.1. Thờ cúng tổ tiên . 96

2.3.2. Thờ Ngũ tự gia đƣờng. 99

2.3.3. Thờ Thần Tài, Thổ Địa . 101

2.3.4. Thờ Táo Quân . 103

Tiểu kết Chƣơng 2. 106

Chƣơng 3: GIÁ TRỊ, XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP BẢO

TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍN NGƢỠNG CỦA NGƢỜI HOA Ở

HỘI AN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY . 108

3.1. Giá trị tín ngƣỡng trong đời sống ngƣời Hoa. 108

3.1.1. Giá trị thể hiện thế giới quan dân gian và giải tỏa tâm linh . 108

3.1.2. Giá trị cố kết cộng đồng cƣ trú và tộc ngƣời . 110

3.1.3. Giá trị giữ gìn và thể hiện lịch sử, bản sắc văn hóa tộc ngƣời . 112

3.1.4. Giá trị giáo dục truyền thống . 114

3.2. Xu hƣớng biến đổi tín ngƣỡng . 116

3.2.1. Biến đổi tín ngƣỡng . 116

3.2.2. Xu hƣớng biến đổi . 109

3.2.3. Nguyên nhân biến đổi . 112

3.3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị tín

ngƣỡng. 135

3.3.1. Những vấn đề đặt ra. 135

3.3.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị tín ngƣỡng của ngƣời

Hoa ở Hội An trong bối cảnh hiện nay. 144

Tiểu kết Chƣơng 3. 158

KẾT LUẬN . 161

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ. 166

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 167

pdf251 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 29/12/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tín ngưỡng của người Hoa ở Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đƣợc 9 con rồng phun nƣớc cho ngài tắm; khi lớn lên thái tử rất thông minh, tinh thông võ nghệ. Đến năm 14 tuổi, thái tử dứt bỏ cuộc sống nơi hoàng cung tìm đến núi Vũ Đang tu đạo. Suốt 42 năm ngài một mình ngồi trên phiến đá tập trung trí lực, chăm chú tu luyện. Ngài không ăn cơm, không uống nƣớc, làm cho dạ dày và ruột đói cồn cào, nên chúng cứ sinh sự cãi vã nhau làm cho ngài không thể ngồi yên; ngài liền mổ bụng móc hết dạ dày và ruột ném xuống đống cỏ sau lƣng. Ở trong đống cỏ, dạ dày và ruột ngày đêm nhìn ngài tu luyện, ngài đã trở thành một con ngƣời thần thông quảng đại, biến hóa khôn lƣờng. Một hôm, ruột bỗng chui vào ống quần ngài và biến thành một con rắn lớn, toàn thân mang đầy vẩy rồng; còn dạ dày thì nắm lấy giày của ngài, thoát lên lƣng, lăn ba vòng và biến thành một con rùa đen, có mai cứng nhƣ sắt. Từ đó ngài không còn giày để mang mà phải đi chân đất. Rùa và rắn bò xuống núi, chúng ra sức ăn thịt gà, lợn, trâu, bò, dê và cả con ngƣời dƣới chân núi Vũ Đang. Nhìn thấy cảnh tƣợng nhƣ vậy, ngài liền cƣỡi mây, đạp gió, khoác bảo kiếm đi thu phục chúng. Cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt, cuối cùng rùa, rắn bị ngài dùng phép thuật đè dƣới chân mình. Lúc này bọn chúng van xin ngài tha mạng. Ngài thuận cho và thu phục chúng làm hai tƣớng của mình. Niên đại xây dựng Chùa Cầu cho đến nay vẫn chƣa đƣợc xác định chính xác. Ngày trƣớc, ngƣời Nhật và ngƣời Phƣơng Tây gọi nó là Cầu Nhật Bản, còn ngƣời Việt gọi là Cầu Ngói - tên ban đầu, nhƣng về sau tên này mất đi và thay thế bằng tên gọi Chùa Cầu. Trong thƣ tịch cổ, cầu này còn đƣợc gọi là Hội An Kiều. Trên cửa chùa có bức hoành màu đỏ chạm nổi ba chữ Hán sơn vàng “Lai Viễn Kiều” do chúa Nguyễn Phúc Chu ban sắc vào năm 1719. Dƣới bức hoành là mắt cửa, những chốt gỗ của cửa chạm khắc hình hoa cúc đƣợc bao quanh bởi các đƣờng xoáy lƣỡng nghi. Trên đôi cánh cửa có chạm khắc nổi hình con sƣ tử và chiếc quạt xòe rộng mang phong cách 91 Nhật Bản (nay đã không còn) (Xem thêm Bảng giới thiệu sơ lược về Chùa Cầu ở Phụ lục 3, ảnh 14.4) Trƣớc đây Chùa Cầu đƣợc xây dựng trên địa phận làng Minh Hƣơng nên việc sửa chữa, trùng tu, bảo tồn và tổ chức lễ hội đều do làng Minh Hƣơng đảm nhiệm. Hiện nay chùa Cầu thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn di tích Hội An nên ngày 20 tháng 7 âm lịch hàng năm không còn tổ chức lễ hội nhƣ xƣa. Nhƣ đã đề cập, Bắc Đế Trấn Vũ là vị Thần chiếm vị trí quan trọng trong tín ngƣỡng của ngƣời Hoa. Hình ảnh của Bắc Đế gắn liền với công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc ta. Bên cạnh đó, Ngài còn hiển linh giúp chính quyền phong kiến trừ diệt yêu ma, yên ổn trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc thành quách, dinh thự. Còn ở Hội An, việc thờ tự Bắc Đế gắn liền với việc trị thủy, vì khu phố cổ Hội An nằm trên nền địa chất có nguồn gốc của vùng đất bồi hạ lƣu sông Thu Bồn. Đây là một vùng đất mà địa chất có nhiều biến động và đƣợc bao quanh bởi các con sông. Trong khi đó, sông Thu Bồn có lƣợng nƣớc lớn nhất miền Trung, lại nằm gần một trong những trung tâm mƣa lớn của cả nƣớc; nên hàng năm sông Thu Bồn đổ ra biển khoảng 20km3 nƣớc (20 tỷ m3 nƣớc), do lƣợng nƣớc lớn dồn dập trong một thời gian ngắn, cửa sông lại hẹp, làm cho bờ sông có lúc lở lúc bồi, lúc bị cắt xé từng mảng trong mùa mƣa lũ. Ở Hội An, từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch thƣờng xảy ra lũ lụt. Mỗi năm, Hội An phải hứng chịu rất nhiều đợt lũ kèm theo giông bão, mỗi khi lũ dâng, những dãy nhà ven sông thƣờng ngập chìm trong biển nƣớc, phải đến 3 - 4 ngày sau, thậm chí cả tuần nƣớc mới rút. Chính vì điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nhƣ vậy, nên những cƣ dân ở nơi đây không có khả năng chống đỡ trƣớc sự tàn phá của tự nhiên. Kể từ khi đến Hội An, những thƣơng nhân ngƣời Hoa đã trải qua các chặng đƣờng đầy gian nan vất vả, đến vùng đất mới lại có nhiều biến động về địa chất, đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt càng làm cho họ thêm lo sợ, nên họ đặt niềm tin của mình vào một thế lực siêu nhiên, có khả năng ngăn chặn triều cƣờng, điều 92 hoà phong thổ, giúp họ thuận lợi trong việc cƣ trú và buôn bán. Do đó, họ thờ cúng thần Bắc Đế Trấn Vũ làm chỗ dựa về mặt tinh thần trong quá trình định cƣ tại vùng đất mới, giúp họ yên lòng vƣợt qua những khó khăn và có thêm niềm tin trong công cuộc mƣu sinh. Tín ngƣỡng thờ Bắc Đế Trấn Vũ tại Chùa Cầu chứa đựng nhiều giá trị độc đáo, thể hiện cho thời kỳ Đạo giáo phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và lan tỏa ra nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống của ngƣời dân. Khi con ngƣời bất lực trƣớc những tai họa của thiên nhiên, họ phải dựa vào một lực lƣợng siêu nhiên là các vị Thần linh. Trong đó, Bắc Đế Trấn Vũ là vị thần có khả năng trị thủy, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi những cơn địa chấn diễn ra ở Hội An, ổn định về mặt phong thổ, giúp cho cƣ dân làm ăn buôn bán đƣợc thuận buồm xuôi gió. Hiện nay tại Chùa Cầu, vào các ngày rằm, ngày mồng một, ngày tết, Trung tâm Bảo tồn di tích Hội An và cƣ dân trên địa bàn đến thắp nhang trƣớc tƣợng Bắc Đế, thể hiện sự tôn trọng, sùng bái và cầu mong sự che chở của Thần. 2.2.6. Thờ âm linh, âm hồn Làng Minh Hƣơng là một trong ba làng buôn cổ và lớn nhất tại Hội An trƣớc đây, tuy nhiên trƣớc khi an cƣ lạc nghiệp tại Hội An, cƣ dân ngƣời Hoa nơi đây đã nhiều lần di chuyển khắp các vùng trên địa bàn Quảng Nam. Về đến Hội An, họ cùng với những ngƣời dân sở tại lập miếu Âm Hồn ở số 76/9 đƣờng Trần Phú, hiện nay miếu đƣợc giao cho ông Trƣơng Duy Tuấn và ông Hứa Văn Lộc (ngƣời làng Minh Hƣơng) quản lý. Thuật ngữ “âm hồn” có nhiều cách giải thích khác nhau. Theo Việt Nam tự điển thì âm hồn có nghĩa là hồn ngƣời chết [191]. Nhƣ đã trình bày, từ lâu ngƣời Hoa có niềm tin rằng con ngƣời có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời hoặc đầu thai kiếp khác (làm ngƣời hoặc vật), hay bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà ngƣời đó làm khi còn sống. Dân gian cũng tin rằng, nếu một ngƣời bị chết oan, chết bất thƣờng, không có 93 ngƣời nhà thờ cúng hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chƣa) đƣợc cõi nào tiếp nhận, vong linh không ngƣời hƣơng khói, phụng thờ thì sau khi chết “hồn ma bóng quế dật dờ”, phải lang thang và chịu đói rét, có ngƣời đã hóa thành ma quỷ nên hung dữ, quấy rối ngƣời sống. Vì vậy, dân gian lập miếu thờ làm nơi tế tự các vong linh này, có thể thờ cúng ở phạm vi gia đình và rộng hơn nữa là xóm làng. Nếu gạt bỏ quan niệm cho rằng miếu là biểu tƣợng tập trung của sự thờ cúng ma quỷ thì vào thời kỳ trƣớc đây vẫn hàm chứa một khía cạnh nhân đạo sâu sắc, đó là sự biểu lộ mặt tình cảm, lòng thành kính của nhân dân với tất cả các vị thánh thần đƣợc phong tƣớc hiệu đến những kẻ vô danh, là những liệt sĩ đã hy sinh nơi chiến trận cho đến những ngƣời rủi ro chết ở xó chợ, đầu đƣờng. Nguyện vọng chung của dân làng là cầu xin lực lƣợng này giúp đỡ, hộ trì cho làng xóm đƣợc yên ổn mọi bề, làm ăn, nông tang cày cấy đƣợc mùa, no đủ, đẩy lùi các loại bệnh tật, ôn dịch làm thiệt hại đến xóm làng. Đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở thành phố Hội An, thờ âm hồn là một tín ngƣỡng phổ biến và quan trọng đối với những ngƣời tha phƣơng cầu thực. Vì vậy, họ thờ phụng chu đáo để cầu mong đƣợc phù hộ, chở che, đồng thời cũng tránh đƣợc sự trừng phạt do sự thờ ơ của cộng đồng ngƣời sống đối với các vong hồn. Miếu Âm hồn của ngƣời Hoa có điều đặc biệt so với những miếu âm hồn của ngƣời Việt đó là miếu âm hồn nhƣng thờ chính ở đây lại là Quan Công (Xem Phụ lục 3, ảnh 15.2). Miếu Âm hồn ngày trƣớc gồm có ba gian, qua thời gian giờ chỉ còn có hai gian. Gian chính thờ Quan Công, sau lƣng quan công là chánh ban trị sự, bên trái thờ tả ban trị sự, bên phải thờ hữu ban trị sự. Hai bên thờ những kí tự của những âm hồn không nơi nƣơng tựa. Ngày 20 - 21/1 âm lịch hằng năm đƣợc cƣ dân làng Minh Hƣơng chọn làm ngày lễ tế âm linh hay còn gọi là lễ tế cô hồn, âm hồn. Lễ tế thƣờng diễn ra trong hai ngày. Ngày đầu gọi là lễ túc; hôm sau là lễ chánh. Lễ túc diễn ra vào buổi chiều tối ngày 20/1, lễ vật gồm có hƣơng đèn, hoa quả để trình cáo 94 với các vị thần linh, âm binh, âm hồn. Lễ chánh đƣợc cử hành vào sáng ngày 21/1 với các lễ vật dâng cúng nhƣ hoa quả, hƣơng đèn, rƣợu trà, xôi chè và một con heo quay hoặc một đầu heo quay. Đến giờ hành lễ, chủ tế đứng vái và cúng tế (xem Phụ lục 4, phần 4.4) Sau khi chủ lễ khấn xong thì mời các vong hồn dùng cỗ, hoa quả. Ngƣời làng Minh Hƣơng quan niệm, lễ vật dâng cúng nhƣ xôi chè, hoa quả,... trong ngày cúng âm hồn với số lƣợng phải nhiều để các vong hồn đƣợc hƣởng đầy đủ mà không giành giật, tranh giành lẫn nhau. Khi thực hiện nghi lễ này, ngƣời ta cho rằng các cô hồn sẽ đến nhận lễ vật, chén cháo cho no bụng ấm lòng, và để hƣởng ơn “cầu siêu” cho mau chóng đƣợc đầu thai sang kiếp khác. Từ đó họ sẽ không quấy phá mà phù hộ, bảo trợ cho dân làng đƣợc sống bình yên, hạnh phúc. Gắn bó mật thiết với miếu Âm hồn là “nghĩa trũng”, tức là mộ/mả âm linh. Vào trƣớc ngày tế chính, lễ giẫy mả âm hồn đƣợc tiến hành vào buổi sáng sớm với sự tham gia của phần đông chủ yếu là trai tráng trong làng, do ông chánh tế và một số bô lão hƣớng dẫn. Công việc gồm giẫy cỏ, vun lại những ngôi mộ, sau đó thắp hƣơng. Nghĩa trũng chính là biểu tƣợng của tình cảm yêu thƣơng, tôn quý con ngƣời nên việc giữ gìn và chăm sóc là trách nhiệm của cả cộng đồng. Có thể nhận thấy, tín ngƣỡng thờ âm hồn của ngƣời Hoa tại Hội An là một nét đẹp văn hóa, chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng ngƣời Hoa. Nhất là biểu hiện tình cảm yêu thƣơng và tôn quý con ngƣời, phản ánh nguyện vọng của cƣ dân mong luôn đƣợc phù hộ, giúp đỡ để có một cuộc sống ấm no, an lành. 2.2.7. Thờ thần Phục Ba Thần Phục Ba là một vị thần có khả năng chắn sóng gió, giúp cho thƣơng nhân thoát khỏi đƣợc những nguy hiểm khi đi biển, vƣợt qua sóng gió trên con đƣờng buôn bán ở biển khơi. Thần Phục Ba đƣợc thờ cúng tại Hội quán Triều Châu, số 157 đƣờng Nguyễn Duy Hiệu (Xem Phụ lục 3, ảnh 95 17.1). Hội quán này đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, mặt quay theo hƣớng Nam - Tây Nam. Phần trƣớc hội quán là nhà tiền điện đƣợc làm chủ yếu bằng gỗ và đá. Mặt tiền đƣợc lắp dựng bằng nhiều mảng đá lớn có chạm trổ các đồ án trang trí nhƣ: lý ngƣ hoá long, long mã, hồ điệp, tứ linh, hoa điểu,... Nội thất tiền điện đƣợc kiến trúc theo kiểu chồng rƣờng, thân các vì kèo chạm trổ hết sức tinh vi, lộng lẫy. Ngoài ra, bên các rƣờng chính còn gắn nhiều mảng chạm lộng, chạm lủng theo các mô típ bức bình phong, long mã, chim muông,... Bờ nóc, bờ hồi đƣợc tạo dáng cong vút, mềm mại với kết cấu đa tầng, khoảng cách giữa các tầng đắp nổi nhiều hình hoa điểu, nhân vật. Chính điện rộng lớn gồm 3 gian, kết cấu chủ yếu là các cột gỗ to và những vì chồng rƣờng giả thủ đặc trƣng. Đặc biệt, các con ke trang trí đƣợc điêu khắc thành những hình thân rồng đầu cá, rồng dây, long mã,... Các cánh cửa chính đều đƣợc làm bằng gỗ, chạm trổ nhiều đồ án cát tƣờng nhƣ: thái bình hữu tƣợng, thái sƣ thiếu sƣ, sƣ tử hí tiền,... Gian giữa chính điện có khám thờ chạm trổ lộng lẫy thờ tƣợng Phục Ba tƣớng quân, hai gian bên thờ Tài Bạch tinh quân và Phƣớc Đức chánh thần. Nối liền giữa nhà tiền điện với chánh điện là tả vu và hữu vu, nơi đây dùng để tiếp khách, chuẩn bị phẩm vật để hiến cúng trong các dịp đại lễ của hội quán. Hàng năm, vào dịp tết Nguyên tiêu (15-16/1 âm lịch), Hội quán tổ chức lễ cúng thần Phục Ba và cúng giỗ Tiền hiền. Lễ cúng thƣờng diễn ra trong hai ngày. Ngày đầu tiên gọi là lễ túc hoặc lễ chƣng thƣờng, hôm sau là lễ chánh. Lễ túc đƣợc diễn ra trong ngày 15/1 âm lịch, ngƣời Hoa thƣờng mời thầy chùa về tụng kinh cầu an cho ngƣời còn sống, cầu siêu cho ngƣời đã khuất. Lễ vật gồm có hƣơng đèn, hoa quả, xôi, chè, đồ chay,... để trình cáo với thần Phục Ba và các vị thần linh. Lễ chánh (ngày vía) đƣợc cử hành vào 10-11 giờ trƣa ngày 16/1 với các lễ vật dâng cúng nhƣ hoa quả, hƣơng đèn, rƣợu trà, dê, ngỗng,... và không thể thiếu một con heo quay. Về thành phần tham dự, ngoài dân làng ra còn có trên hàng trăm ngƣời đồng hƣơng và bà 96 con ở Hội An và các nơi khác về tham gia. Sau khi cúng xong chủ tế vãi muối gạo và đồ vàng mã là kết thúc lễ tế. Sau phần lễ là chuyển sang phần hội nhƣ bốc thăm trúng thƣởng, giao lƣu văn nghệ,... và thƣởng thức ẩm thực để mọi ngƣời có cơ hội giao lƣu gần gũi nhau hơn. Nhìn chung, tín ngƣỡng thờ thần Phục Ba rất có ý nghĩa đối với ngƣời Hoa tại thành phố Hội An, thể hiện một ƣớc nguyện cầu xin thần Phục Ba hộ trì cho ngƣời dân sinh sống ở vùng ven biển, những ngƣời kinh doanh buôn bán có cuộc sống bình an. Nhờ thế, tín ngƣỡng thờ thần Phục Ba ngày càng đƣợc củng cố chặt chẽ hơn so với trƣớc đây. 2.3. Thực hành tín ngƣỡng trong gia đình 2.3.1. Thờ cúng tổ tiên Ngoài những tín ngƣỡng về các thánh thần, nhân thần, thần linh,... diễn ra tại các ngôi miếu, các hội quán, các chùa, đình,... mang tính cộng đồng thì ngƣời Hoa ở Hội An còn thể hiện sinh hoạt tinh thần đa dạng qua các hoạt động tín ngƣỡng diễn ra trong từng gia đình. Trong đó, nét văn hóa truyền thống nổi bật nhất của tín ngƣỡng trong gia đình là lòng hiếu kính đối với tổ tiên. Đây đƣợc xem là một trong những chuẩn mực để đánh giá gia phong, nề nếp của một gia đình, tộc họ. Đối với ngƣời Hoa ở Hội An, gia đình tính theo dòng họ bên đàn ông, nên tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là sinh hoạt tâm linh của một nhóm ngƣời cùng huyết thống. Thờ cúng ông bà tổ tiên của dòng họ và gia đình để tỏ lòng hiếu thảo, thƣơng nhớ ngƣời đã khuất và làm gƣơng cho con cháu noi theo. Ngƣời Hoa ở Hội An từ lâu đời luôn có niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con ngƣời chết. Họ tin rằng con ngƣời chết đi là về với tổ tiên nơi chín suối. Vì vậy, cƣ dân ngƣời Hoa rất coi trọng ngày mất (kỵ, nhật) nên vào ngày đó hàng năm họ tổ chức lễ cúng tƣởng nhớ ngƣời chết, gọi là ngày giỗ. Ngoài ra, cúng tổ tiên còn thực hiện vào những ngày sóc (mùng một), vọng (ngày rằm), dịp lễ tết hay khi trong nhà có sự kiện quan trọng nhƣ sinh đẻ, cƣới hỏi, thăng quan tiến chức, thậm chí khi phải báo cáo và cầu khấn với tổ 97 tiên phù hộ cho con cháu trong nhà đi xa, thi cử,... hoặc để tạ ơn ông bà, tổ tiên khi thi cử đỗ đạt, đi xa trở về bình yên,... Bàn thờ tổ tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà, trang thờ đƣợc sơn son thếp vàng, ở đó có một bài vị màu đỏ ghi tên ông tổ của dòng họ, gia đình. Trên bàn thờ bày bát hƣơng, chân đèn, bài vị hay hình ảnh những ngƣời quá cố (Xem Phụ lục 3, ảnh 18.1, 18.2, 18.3). Tùy điều kiện của mỗi gia đình, bàn thờ có thể to hoặc nhỏ, song cách bày trí đều giống nhau, gồm 3 lớp: lớp trong cùng là nơi đặt di ảnh hoặc bài vị, bát hƣơng của những ngƣời đã mất; lớp giữa để đặt bình trà, rƣợu, bình hoa,... và khi cúng tế thì đây là nơi đặt lễ vật; lớp ngoài cùng có đặt bát hƣơng chung, lƣ, đèn, nồi giác, ly đựng nƣớc, rƣợu khi cúng. Trƣớc bàn thờ có bức màn, hai bên thƣờng có câu đối, bên trên là bức hoành phi, hoặc bức vải nhung thêu chữ. Các câu chữ đều mang nội dung ca ngợi công đức của ông bà tổ tiên. Đặc biệt là hƣớng bàn thờ của ngƣời Hoa ở Hội An đều quay vào trong nhà, không nhìn ra đƣờng với ý nghĩa không để ngƣời khác đi thẳng hay nhìn thẳng vào bàn thờ. Họ đốt nhang vào buổi sáng và tối mỗi ngày. Riêng ngày rằm, giỗ, tết thì trên bàn thờ đƣợc trang hoàng với bình hoa rực rỡ, đĩa trái cây để dâng lên ông bà. Việc cúng giỗ tổ tiên do ngƣời con trai trƣởng đảm nhiệm. Lễ giỗ kỵ trong gia đình thƣờng diễn ra trong hai ngày. Trƣớc ngày chính, con cháu tiến hành lau dọn bàn thờ, chƣng hoa, quả,... Đến chiều tối tổ chức cúng trong nhà và ngoài sân; lễ vật gồm hƣơng đèn, hoa quả, gạo muối, cháo thánh và những món ăn ngƣời quá cố thích. Mục đích là thông báo và thỉnh mời ngƣời mất về dự giỗ, báo cáo với các thần linh rằng khuôn viên đất đai ngày mai sẽ là ngày giỗ (của ai nêu tên ngƣời đó) để các vị thần biết mà cho linh hồn ngƣời quá cố vào nhà. Ngày giỗ chính bắt đầu từ 9 - 10 giờ sáng hôm sau, mọi ngƣời thân đƣợc mời về nhân ngày tƣởng niệm. Bên cạnh con cháu và họ hàng trong dòng tộc, ngày này chủ nhà còn mời thêm những ngƣời hàng xóm có quan hệ quen thân đến tham dự. Nhân ngày giỗ, con cháu chuẩn bị hƣơng, trầu, rƣợu, bánh, trái cùng hai mâm cơm (một mâm trong 98 nhà và một mâm ngoài sân) kính dâng lên tổ tiên và các vong linh cô hồn. Đến giờ cúng, chủ lễ thắp hƣơng lên bàn thờ, rồi đọc văn cúng nhƣ sau: (xem Phụ lục 4, phần 4.5). Đọc xong văn khấn, chủ lễ rót rƣợu, trà và đợi hết nửa tuần hƣơng (khoảng 10 phút) thì tế lại lần 2, rồi vãi muối gạo, đốt áo giấy và nghi lễ kết thúc. Vào những ngày lễ tết và ngày giỗ, lễ vật dâng cúng ông bà thƣờng nhiều hơn, còn các dịp khác thì lễ vật đơn giản. Tuy nhiên, những món cúng cổ truyền thì không đƣợc thiếu nhƣ: cơm chiên Dƣơng Châu, bánh bao, thịt heo quay ... Hiện nay, có những gia đình chuyển sang cúng chay thì lễ vật đơn giản hơn, không cầu kỳ nhƣ cúng mặn, miễn lễ vật dâng cúng đồ chay là đƣợc. Cách bài trí, sắp đặt đồ cúng trên bàn thờ phải theo đúng nguyên tắc: “Đông bình, Tây quả‟‟, trầu rƣợu, 12 cặp vàng bạc hàng mã trải trƣớc bát hƣơng. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, trên bàn thờ ông bà có thêm vài đĩa bánh tổ; lễ Vu Lan thì có chè, xôi. Bên cạnh việc thờ phụng, cúng lễ, để thể hiện lòng hiếu thảo, nhớ công ơn trời biển của tổ tiên, con cháu còn phải chăm sóc phần mộ chu đáo. Hàng năm, vào tiết Thanh minh tháng 3 âm lịch (sau ngày lập xuân 45 ngày và sau ngày xuân phân), ngƣời Hoa quan niệm rằng đây là ngày chung của âm phần (mồ mả, tế tự) để thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên. Vào những ngày này, mọi thành viên, con cháu nội - ngoại trong gia đình, kể cả những ngƣời làm ăn xa cũng phải tụ tập về nhà thờ tộc phái hoặc chi để thắp hƣơng, sau đó mới về nhà mình thắp hƣơng tại bàn thờ tổ tiên. Lễ vật của những ngày này chủ yếu là hƣơng, hoa, trà, quả,... Điều quan trọng nhất trong những ngày đó là tất cả mọi ngƣời phải cùng nhau đi thăm mộ ông bà tổ tiên, sửa sang mồ mả, dọn cỏ, quét vôi,... Theo tục lệ ngƣời Hoa, chỉ có duy nhất vào dịp tết Thanh minh mới đƣợc phép tiến hành sửa sang mồ mả tổ tiên. Cũng vào dịp tết Thanh minh, các thành viên trong tộc họ thƣờng cùng nhau ôn lại nguồn cội, công lao của ông bà đối với con cháu; đồng thời nhắc nhở con cháu phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không gây những điều sai trái 99 làm ô danh tộc họ. Những gƣơng “ngƣời tốt, việc tốt” trong tộc họ cũng đƣợc nêu lên để cho con cháu học tập và noi theo. Không chỉ ngƣời Hoa mà nhiều tộc ngƣời khác ở Việt Nam nói chung cùng thực hành thờ cúng tổ tiên, vì đây là hình thức tín ngƣỡng xuất phát từ ý thức hƣớng về cội nguồn, biết ơn sự sinh thành của ông bà, bố mẹ. Về ý nghĩa, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là “quan niệm giữa tồn tại và vĩnh hằng, giữa ngƣời sống với ngƣời đã khuất. Hầu hết, 54 tộc ngƣời ở nƣớc ta đều coi trọng ngày đƣa tiễn ngƣời đã mất về với tổ tiên. Nhận thức chung coi cái chết nhẹ nhàng, là sự chuyển hóa linh hồn (chuyển kiếp hay hóa kiếp). Nhƣ vậy, tổ tiên là cội nguồn, tạo sinh thế hệ sau, do đó mọi ngƣời phải ghi nhớ, biết ơn tổ tiên” [164; tr. 236]. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngƣỡng dân gian mang đạo lý nhân ái uống nƣớc nhớ nguồn. Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, nét đẹp truyền thống này luôn đƣợc cộng đồng cƣ dân ngƣời Hoa nói riêng và ngƣời Việt nói chung trân trọng, gìn giữ và phát huy trong mọi thời đại, góp phần tô đậm thêm truyền thống văn hóa tốt đẹp tồn tại từ lâu đời. 2.3.2. Thờ Ngũ tự gia đường Tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên, ngƣời Hoa còn thờ Ngũ tự gia đƣờng. Theo quan niệm của ngƣời dân, nƣớc có vua nhà có chủ, thần chủ nhà chính là Ngũ tự gia đƣờng. Ngƣời Hoa cho rằng, Ngũ tự gia đƣờng là 5 vị thần trông coi cai quản và sắp đặt vận mệnh cho một gia đình, gồm thần Định phƣớc Táo quân, thần Cửa, thần Ngõ, thần Giếng, thần Trung lƣu (tức là: Môn, Hộ, Táo, Tỉnh, Trung lƣu thi vị Ngũ tự). Khám thờ Ngũ tự gia đƣờng đƣợc đặt trang trọng ngay giữa nhà, trên bàn thờ gia tiên. Ngoài khám thờ chung, mỗi vị thần trong Ngũ tự gia đƣờng lại có nơi thắp hƣơng riêng, nhƣ thần Táo đƣợc thờ ở bếp, thần Cổng đƣợc thắp nhang nơi cổng, thần Giếng có ban thờ gần giếng,... (Xem Phụ lục 3, ảnh 19.1, 19.2). Lễ cúng Ngũ tự gia đƣờng diễn ra vào dịp đầu năm và cuối năm. Lễ vật đầu năm gồm có 3 bàn: bàn thƣợng, bàn trung và bàn hạ. Mỗi bàn đều có 100 hƣơng đèn, hoa quả, cau, trầu, rƣợu, vàng mã. Bàn thƣợng đặt bộ áo thổ thần, một con gà, bát xôi, heo quay, xung quanh là xôi chè. Bàn trung đặt hai bộ áo bà, năm bộ áo ngũ phƣơng, một miếng thịt heo luộc, đĩa xôi, ba đĩa cua, trứng luộc chín, miếng thịt sống đặt lên trên mâm cỗ cúng cơm, đặc biệt phải có đĩa rau khoai luộc, chén mắm cái và xâu cá, tôm nƣớng. Bàn hạ đặt áo giấy, cháo thánh, gạo muối, bánh tráng, bột nổ, khoai, sắn, đậu lạc,... Ba bàn đặt trƣớc nhà, gia chủ đứng từ trong nhà lạy ra, rồi khấn nhƣ sau: (xem Phụ lục 4, phần 4.6). Khi nghi lễ kết thúc, chủ nhà lấy một ít lễ vật bỏ vào cái bẹ chuối gập thành hình cái đãy nhỏ cùng ít áo giấy âm binh, cháo thánh, sau đó đem treo ở góc vƣờn. Vàng mã, áo giấy thì đốt đi, gạo muối, rƣợu cúng, bột nổ đem vãi tung tóe xuống đất, xung quanh sân. Lễ cúng đầu năm thể hiện nét đẹp trong tâm thức của cƣ dân ngƣời Hoa tại Hội An nhằm cầu nguyện âm siêu, dƣơng thái, cuộc sống an lành. Lễ cúng vào dịp cuối năm nhằm tạ các vị thần Ngũ tự gia đƣờng đã che chở phù hộ cho gia đình trong một năm qua. Đầu tiên chủ nhà lau chùi, trang hoàng bàn thờ Ngũ tự gia đƣờng, bày mâm ngũ quả, hƣơng, hoa tƣơi, đèn nến đầy đủ. Sáng hôm sau tổ chức cúng chính với lễ vật gồm: mâm ngũ quả, hƣơng hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rƣợu, trà, bánh bao, bánh chƣng, bánh tổ. Ngoài ra còn chuẩn bị một mâm cúng trời, đất, âm linh, cô hồn ở khoảng sân trƣớc nhà. Cỗ cúng tùy theo gia cảnh mà sắm, không có quy định bắt buộc. Căn bản là thành tâm, trang trọng chứ không nhất thiết phải linh đình, rƣợu chè quá mức. Cỗ mặn hoặc chay tùy từng nhà nhƣng nếu cúng mặn thì phải có một con gà trống. Khi gia chủ đọc xong văn khấn thì đốt vàng mã và kết thúc lễ. Trong ngày này, ngoài con cháu trong gia đình, chủ nhà còn mời thêm những ngƣời láng giềng có quan hệ thân quen đến tham dự chia vui. Đây cũng là dịp gặp gỡ bạn bè, anh em thân thuộc sau một năm làm ăn. Lễ cúng Ngũ tự gia đƣờng là phong tục mang nét đẹp văn hóa của ngƣời Hoa tại Hội An, có ý nghĩa nhằm tri ân, tạ ơn trời đất, thần linh cùng 101 các âm hồn cô hồn đã gia hộ độ trì cho việc làm ăn của gia đình trong một năm suôn sẻ. Sau đó, mọi ngƣời trong gia đình cùng ngồi lại với nhau, vui vẻ chuyện trò, tổng kết năm cũ đón năm mới với niềm hy vọng tràn đầy. 2.3.3. Thờ Thần Tài, Thổ Địa Tín ngƣỡng thờ Thần Tài, Thổ Địa cũng rất quan trọng đối với ngƣời Hoa, đặc biệt là những gia đình buôn bán, kinh doanh. Bởi đó là vị thần có nhiệm vụ bảo hộ, độ trì cho buôn may bán đắt, làm ăn phát tài phát lộc. Do đó, tất cả ngƣời Hoa tại Hội An làm nghề kinh doanh, buôn bán đều lập khám thờ thần Tài. Khám thờ đƣợc đặt tại cửa hàng hay tại nhà và ở dƣới đất, mặt quay theo hƣớng nhà. Bên trên khám thờ đặt bài vị ghi danh hiệu các vị thần Tài, Thổ địa: Ngũ phƣơng Ngũ thổ long thần, Tiền hậu địa chủ Tài thần với hai câu đối: “Kim chi sơ phát diệp”; “Ngân thọ chính khai hoa” (Cành vàng vừa hé nụ; cây bạc đã khai hoa). Hiện nay, có một số gia đình, ngoài thờ bài vị Thần Tài, Thổ Địa còn thờ thêm tƣợng của hai ông, Trong khám thờ thần Tài và ông Địa, sở dĩ thờ thần Tài mà thờ thêm thổ địa vì theo quan niệm dân gian: đất đai có yên ổn thì tài lộc mới nảy sinh; đất vƣợng tài mới vƣợng (Xem thêm Phụ lục 3, ảnh 20.2). Theo truyền thuyết xƣa kể rằng: có một ngƣời lái buôn tên là Âu Minh, khi đi qua hồ Thanh Thảo đƣợc thủy thần cho một con hầu tên là Nhƣ Nguyệt. Âu Minh đem Nhƣ Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to. Về sau, trong ngày Tết, bị Âu Minh đánh nên Nhƣ Nguyệt sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, nhà Âu Minh sa sút dần, chẳng mấy lúc trở thành nghèo kiệt, vì vậy con ngƣời coi Nhƣ Nguyệt là “Thần Tài” và lập bàn thờ. Từ đó, ngày Tết có tục kiêng hốt rác ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi thì sự làm ăn sẽ không phát đạt. Do đó, tín ngƣỡng thờ Thần Tài, Thổ Địa đã ăn sâu vào cuộc sống của ngƣời Hoa tại Hội An. Vào ngày tết cũng nhƣ ngày thƣờng, ngƣời ta đều cúng Thần Tài, Thổ Địa để xin tài, xin lộc đến với mình. Những gia đình buôn bán tin rằng chỉ khi nào thờ hai vị Thần này chu đáo thì mới đƣợc “phù hộ”, tài lộc 102 mới “gõ cửa”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hay mở cửa tiệm, gia chủ thắp hƣơng cầu khấn Thần Tài, Thổ Địa “độ” cho mua may,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tin_nguong_cua_nguoi_hoa_o_thanh_pho_hoi_an_tinh_qua.pdf
  • pdfTT VoDuyNghia.pdf
  • pdfTT Eng VoDuyNghia.pdf
  • pdfTrichyeu_VoDuyNghia.pdf
  • jpgScan0191.JPG
  • jpgScan0190.JPG
  • pdfQD_VoDuyNghia.pdf
Tài liệu liên quan