Luận án Tín ngưỡng địa mẫu ở Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CÁC CHỮ VẾT TẮT.iv

DANH MỤC HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN. v

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. 9

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN. 9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 9

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung. 9

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng Địa Mẫu. 18

1.2. Cơ sở lý luận . 32

1.2.1. Một số khái niệm. 33

1.2.2. Các lý thuyết . 38

Tiểu kết. 42

Chương 2. 44

TÍN NGƯỠNG ĐỊA MẪU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ THỰC TIỄN. 44

2.1. Những vấn đề chung về tín ngưỡng Địa Mẫu. 44

2.1.1. Nguồn gốc Địa Mẫu. 45

2.1.2. Danh xưng Địa Mẫu. 48

2.1.3. Hình tượng Địa Mẫu . 52

2.1.4. Kinh Địa Mẫu. 58

2.1.5. Nghi lễ thực hành . 64

2.1.6. Phân biệt giữa “Địa Mẫu” và “Mẫu Địa” . 66

2.2. Thực tiễn về nơi thờ Địa Mẫu tại Hà Nội và một số tỉnh thành Bắc Bộ . 70

2.2.1. Thờ Địa Mẫu tại Hà Nội . 71

2.2.2. Thờ Địa Mẫu tại tỉnh Hưng Yên . 80

2.2.3. Thờ Địa Mẫu tại tỉnh Hải Dương. 81

2.2.4. Thờ Địa Mẫu tại tỉnh Vĩnh Phúc. 83

2.2.5. Thờ Địa Mẫu tại tỉnh Phú Thọ . 86

2.2.6. Thờ Địa Mẫu tại tỉnh Hòa Bình . 87

Tiểu kết. 90

Chương 3. 91

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TÍN NGƯỠNG ĐỊA MẪU TẠI

ĐÌNH ỨNG THIÊN, CHÙA VÂN HỒ VÀ ĐIỆN THỜ HỌ NGUYỄN Ở HÀ

NỘI. 91

3.1. Tín ngưỡng Địa Mẫu tại Đình Ứng Thiên . 91

3.1.1. Giới thiệu về đình Ứng Thiên . 91

3.1.2. Quá trình hình thành, phát triển tín ngưỡng Địa Mẫu . 93iii

3.1.3. Nhận xét về tín ngưỡng Địa Mẫu tại đình Ứng Thiên. 103

3.2. Tín ngưỡng Địa Mẫu tại chùa Vân Hồ. 107

3.2.1. Giới thiệu về chùa Vân Hồ. 107

3.2.2. Quá trình hình thành, phát triển tín ngưỡng Địa Mẫu . 107

3.3.3. Nhận xét về tín ngưỡng Địa Mẫu tại chùa Vân Hồ . 114

3.3. Tín ngưỡng Địa Mẫu tại điện thờ tư gia họ Nguyễn. 118

3.3.1. Giới thiệu về điện thờ họ Nguyễn. 118

3.4.2. Quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng Địa Mẫu. 119

3.3.3. Nhận xét về tín ngưỡng Địa Mẫu tại điện thờ họ Nguyễn. 133

Tiểu kết. 135

pdf354 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tín ngưỡng địa mẫu ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành đọc kinh Địa Mẫu của vị nữ thần nào tại điện thờ họ Nguyễn năm 2019 và năm 2022 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2022 Có Không Có Không Điện thờ Họ Nguyễn Địa Mẫu 70 - 50 - Mẫu Địa 6 64 3 47 Hậu Thổ Nguyên Quân 6 64 2 48 Nguồn: Xử lí kết quả điều tra bảng hỏi của NCS * Thành phần người tham dự Tại điện thờ Họ Nguyễn thành phần tham dự các buổi nghi lễ thực hành tín ngưỡng Địa Mẫu chủ yếu là anh chị em, con cháu trong gia đình dòng họ. Ngoài ra một số bạn bè từ mối quan hệ của các anh em nhà ông Phương. - Từ (bảng 3.13) thống kê về giới tính tham dự đến lễ tại điện năm 2019 thì nữ giới chiếm 71,1%, nam giới 22,9% và năm 2022 thì cũng chiếm tỷ lệ nam chiếm 30% và nữ 70% . Kết quả này cho thấy tại điện thờ tư gia thì tỉ lệ nữ giới đến cúng lễ cao hơn và có sự chênh lệch rõ rệt giữa nữ giới và nam giới, mặc dù chủ điện thờ là nam giới. Bảng 3.13: Thống kê về giới tính người đi lễ tại điện thờ họ Nguyễn năm 2019 và năm 2022 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2022 Tần số (người) Tần suất (%) Tần số (người) Tần suất (%) Điện thờ Họ Nguyễn Nam 16 22.9 15 30.0 Nữ 54 77.1 35 70.0 Tổng 70 100.0 50 100.0 Nguồn: Xử lí kết quả điều tra bảng hỏi của NCS - Về độ tuổi người đi lễ tại điện thờ (bảng 3.14) năm 2019 số người từ 125 55 tuổi trở lên chiếm 47.1%, tiếp đó tới độ tuổi 35- 54 chiếm 30% và sau cùng là độ tuổi 18-34 chiếm 22.9%. So với năm 2019 thì năm 2022 có sự thay đổi rõ ràng số người độ tuổi 35-54 chiếm tới 66.0%, sau đó đến các độ tuổi khác. Từ kết quả khảo sát cho thấy sau hai năm dịch bệnh thì điện thờ họ Nguyễn có sự thay đổi về độ tuổi người tham dự lễ tại điện. Phải chăng sau dịch bệnh con người thấy bất an và khi các cơ sở công cộng đã mở cửa nhưng họ vẫn bất an vì sợ nơi đông người vì vậy họ đến điện thờ lễ để tránh tụ tập đông người. Bảng 3.14: Thống kê về độ tuổi người đến lễ tại điện thờ họ Nguyễn năm 2019 và năm 2022 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2022 Tần số (người) Tần suất (%) Tần số (người) Tần suất (%) Điện thờ Họ Nguyễn Từ 18-34 16 22.9 4 8.0 35-54 21 30.0 33 66.0 Từ 55 trở lên 33 47.1 13 26.0 Tổng 70 100.0 50 100.0 Nguồn: Xử lí kết quả điều tra bảng hỏi của NCS - Từ bản (bảng 3.15) thống kê thành phần đến lễ tại điện thờ họ Nguyễn vào năm 2019 người đến tham dự đông hơn nhưng lại không đa dạng nghề nghiệp như năm 2022. Trong các ngành nghề thì kinh doanh là nghề chiếm tỷ lệ cao nhất cả năm 2019 và năm 2022, sự đa dạng ngành nghề của người đi lễ đã cho thấy công việc nào cũng có những khó khăn nhất định và đi lễ để giảm những bất an, lo lắng trong cuộc sống. Do vậy khi có niềm tin vào vị thần thánh nào thì con người sẽ trao gửi và nhờ cậy vị thần đó bảo trợ cho bản thân và gia đình họ. 126 Bảng 3.15: Thống kê về thành phần người đi lễ tại điện thờ họ Nguyễn năm 2019 và năm 2022 Chỉ tiêu Năm 2019 Tần số (người) Tần suất (%) Điện thờ Họ Nguyễn Giáo viên 9 12.9 Hưu trí 11 15.7 Kế toán 8 11.4 Kinh doanh 23 32.9 Lái xe 9 12.9 Nội trợ 7 10.0 Thủ kho 1 1.4 Trang điểm 1 1.4 Về hưu 1 1.4 Total 70 100.0 Chỉ tiêu Năm 2022 Tần số (người) Tần suất (%) Điện thờ Họ Nguyễn Buôn bán 5 10.0 Cán bộ nhà nước 1 2.0 Công nhân 1 2.0 Giáo viên 7 14.0 Kế toán 1 2.0 Kinh doanh 20 40.0 Kỹ sư 1 2.0 Lái xe 2 4.0 Nội trợ 10 20.0 127 Nguồn: Xử lí kết quả điều tra bảng hỏi của NCS - Mục đích các tín đồ đi lễ tại điện thì cầu về sức khỏe chiếm tỷ lệ 100% trong cả hai năm, sau đó đến cầu cho người thân đã mất và cầu kinh doanh bất động sản. Tại điện thờ tư gia dường như ai đến lễ tại điện cũng hiểu về nguồn gốc của điện thờ vì vậy theo hướng giải thích thì nguồn gốc xuất hiện của điện thờ cũng có tác động đến các tín đồ, do đó ngoài những mong cầu về sức khỏe thì họ cũng rất mong được gặp lại người thân đã mất giống như gia đình họ Nguyễn đã trải qua. Do đó họ đến lễ Địa Mẫu tại điện thờ họ rất chú trọng đến cầu xin Địa Mẫu không chỉ bảo trợ cho người sống mà bảo trợ cho cả những người đã mất. Bảng 3.16: Thống kê mục đích mong cầu khi lễ tại điện thờ Họ Nguyễn năm 2019 và năm 2022 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2022 Có Không Không trả lời Có Không Không trả lời Điện thờ Họ Nguyễn Cầu sức khỏe, bình an 70 - - 50 - - Cầu kinh doanh bất động sản 45 - 25 29 - 21 Cầu cho người thân đã mất 68 - 2 41 - 9 Cầu tình duyên 17 - 53 - - 50 Cầu công danh 40 - 30 31 - 19 Văn phòng 1 2.0 Về Hưu 1 2.0 Total 50 100.0 128 Cầu tự 15 - 55 2 - 48 Cầu buôn may bán đắt 31 - 39 22 - 28 Nguồn: Xử lí kết quả điều tra bảng hỏi của NCS - Có thể dễ dàng nhận thấy (bảng 3.17), các tín đồ có quan niệm giống nhau là Địa Mẫu phù cho việc kinh doanh bất động sản, họ cho rằng Địa Mẫu với hình tượng đứng trên trái đất thì không chỉ phù độ cho việc kinh doanh bất động sản mà còn nhiều điều khác liên quan cả thiên tai và dịch bệnh Bảng 3.17: Bảng thống kê Địa Mẫu phù cho việc buôn bán, kinh doanh bất động sản tại điện thờ họ Nguyễn năm 2019 và năm 2022 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2022 Tần số (người) Tần suất (%) Tần số (người) Tần suất (%) Điện thờ Họ Nguyễn Có 70 100.0 49 98.0 Không - - 1 2.0 Tổng 70 100.0 50 100.0 Nguồn: Xử lí kết quả điều tra bảng hỏi của NCS Như vậy có thể thấy điện thờ tư gia họ Nguyễn thờ Địa Mẫu được khởi nguồn từ người mẹ trong gia đình và cho tới nay điện thờ đã phát triển và lan tỏa sang thế hệ thứ ba là thế hệ cháu. Bên cạnh đó, biểu tượng Địa Mẫu có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi tín đồ, có người coi Địa Mẫu là biểu tượng về đất đai nhưng gia đình họ Nguyễn thì lại coi Địa Mẫu là biểu tượng đầu tiên về chữ “Hiếu” sau đó mới tới những biểu tượng khác. Trong điện thờ tư gia họ Nguyễn, ông Phương là người trình độ học vấn và cũng là người làm kinh tế giỏi trong gia đình, dòng họ, vì vậy ông được chị, em và họ hàng kính trọng nể phục. Trong gia đình các chị, em của ông ai gặp khó khăn cũng được ông giúp đỡ, khuyên bảo và định hướng trong mỗi bước 129 ngoặt khó khăn của cuộc sống. Bởi vậy khi hiện tượng tâm linh xảy ra trong gia đình thì các em ông một lòng đi theo con đường tu tập cùng anh trai không có chút hoài nghi, thắc mắc. Em gái út của ông Phương là bà Dung, sinh năm 1973. Năm 1990 bà Dung lấy chồng cùng quê, rồi cùng chồng vào thành phố Cần Thơ lập nghiệp. Sau một tháng khánh thành điện thờ Địa Mẫu của ông Phương, chứng kiến những sự việc kỳ lạ xảy ra với gia đình mình, bà Dung cũng lập một điện thờ Địa Mẫu, cách thức giống như điện thờ nhà anh trai. Những ngày tụng kinh trong tháng tại điện thờ của bà đã có rất nhiều người đến dự, trong đó có bạn bè làm cùng doanh nghiệp với bà, con cháu và những người lân cận. Một điện thờ nữa được lập tại nhà người em gái thứ sáu của ông Phương, là bà Vượng, sinh năm 1965 sống tại Hà Nội. Năm 1985 bà lấy chồng cùng quê, sau đó một thời gian bà và chồng vào Gia Lai lập nghiệp. Đến năm 1995 cuộc sống vất, khó khăn lại không có họ hàng người thân bên cạnh, bà cùng chồng và các con về Hà Nội nhờ ông Phương giúp đỡ công việc và ở lại lập nghiệp sinh sống tại Hà Nội. Năm 2012, bà Vượng sửa nhà mục đích chính là để có chỗ thờ phụng Địa Mẫu và gia tiên, bà cũng xin anh trai một bức ảnh Địa Mẫu và lập một điện thờ nhỏ ở nhà tại phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuy nhiên bà vẫn coi đây chỉ là nơi thờ vọng còn nơi khởi nguồn thờ Địa Mẫu chính là điện thờ ở nhà ông Phương. Do vậy mà bà thường xuyên đến điện thờ nhà anh trai để đọc kinh Địa Mẫu còn điện thờ nhà bà thì thi thoảng bà mới đọc kinh tại nhà mình. Năm 2015, con rể bà Vượng đã lập một điện thờ Địa Mẫu tại nhà riêng ở Hà Nội. Sau nhiều năm con rể cùng bà đến nhà ông Phương đọc kinh, công việc kinh doanh ngày càng phát đạt. Anh mua được nhiều nhà, nhiều đất vì vậy anh nghĩ đó là nhờ công ơn của Địa Mẫu đã bảo trợ và độ cho anh. Vào tháng 6 năm 2014 anh cùng mẹ vợ đã quyết định ăn chay trường để tỏ lòng biết ơn, cũng như hướng tới con đường tu theo Địa Mẫu mong được 130 Mẫu che chở nhiều hơn. Một em gái thứ ba của ông Phương tên là Lượng, sinh năm 1958, lấy chồng và lập nghiệp trên tỉnh Lào Cai. Bà là người phụ nữ chịu khó, chăm chỉ và hiền lành. Về việc tâm linh, ngoài việc cúng lễ tổ tiên vào những ngày rằm, mồng một và các ngày giỗ của gia đình bên chồng cũng như bên ngoại thì bà không quan tâm đến những chuyện vong, hay thần linh, ma quỷ. Bà không ở gần anh trai để biết tường tận những chuyện xảy ra trong gia đình, dòng họ, bà chỉ nghe anh chị em trong gia đình kể lại, nhưng bà cũng không mấy quan tâm vì đối với bà chết là hết, mình hãy lo cuộc sống tốt của hiện tại là được. Ông Phương đã nhiều lần khuyên nhủ bà nên thờ và đọc kinh Địa Mẫu để gặp nhiều tốt lành, nhưng bà vẫn chưa làm được. Đến năm 2013, trong gia đình bà gặp một vài chuyện không thuận lợi, bà đã nghe lời anh trai thờ Địa Mẫu, hàng tháng bà đọc kinh Địa Mẫu tại ban thờ gia tiên với tâm nguyện mong cho gia đình của mình được Địa Mẫu gia hộ bảo trợ và gặp nhiều may mắn. Ông Phương có một người em trai tên là Phong sinh năm 1961. Tuy là anh em nhưng tính tình của ông Phong và ông Phương lại trái ngược nhau, ông Phong là người nóng tính, bộc trực. Ngày ông còn trẻ, sau thời gian đi quân ngũ về ông cũng đi làm tại một số tỉnh thành, rồi lái xe Bắc Nam, với tính cách con người ông dường như không chịu nhịn được những điều bất bình trong cuộc sống. Vài năm sau khi ông Phương lên Hà Nội lập nghiệp, ông đã đưa gia đình em mình là ông Phong lên Hà Nội cùng làm ăn sinh sống. Nhưng ở Hà Nội được 9 năm mà cuộc sống vẫn chưa ổn định, ông Phong đã quyết định cùng vợ con vào Cần Thơ lập nghiệp. Từ khi biết gia đình có hiện tượng lạ, ông Phong và em gái là bà Dung sống trong thành phố Cần Thơ cũng nhiều lần về Hà Nội để được gặp ông bà, bố mẹ, họ hàng đã mất về áp vong vào cháu gái. Ông Phong cũng bị khuất phục ngay khi gặp lại các vong là những người thân đã mất lâu rồi. Ông hoàn toàn tin tưởng những chuyện đang xảy ra, mỗi khi 131 ông bà các cụ về áp vong căn dặn điều gì ông rất thành tâm và cung kính. Ông cũng thờ Địa Mẫu tại ban thờ gia tiên ở Cần Thơ. Hàng tháng ông và vợ cùng đọc kinh Địa Mẫu. Trong mấy anh chị em nhà ông Phương hầu hết tất cả rất nghe lời của ông Phương, duy chỉ có chị gái ông Phương đó bà Đương thì một mình một ý, cũng muốn tất cả các em phải đi theo hướng của bà nhưng các em của bà theo hướng thờ Địa Mẫu của ông Phương. Bà Đương là chị cả của ông Phương, năm 1996 do buôn bán tại thị trấn Đồng Văn khó khăn nên bà Đương đã bàn với chồng bán nhà lên Hà Nội tìm mua căn nhà nhỏ gần nhà ông Phương. Bà Đương cũng thờ Địa Mẫu nhưng bà không lập điện thờ riêng mà thờ chung với ban thờ gia tiên. Từ khi mẹ mất, bà cũng ít sang nhà ông Phương nói chuyện, chia sẻ về thờ Địa Mẫu với em vì ông Phương muốn chị gái theo cúng lễ thực hành tín ngưỡng Địa Mẫu tại điện nhà mình. Nhưng về phía bà Đương thì nghĩ rằng mình là chị cả, lại biết Địa Mẫu trước em vì vậy đáng lý ra em phải theo mình nên bà đi theo hướng của bà tách biệt với các em. Những suy nghĩ đó đã khiến bà và các em nhiều lần tranh luận nhưng không đưa ra tiếng nói chung và dần dần ít chia sẻ chuyện tâm linh. Tất cả những ngày lễ đọc kinh Địa Mẫu, ông Phương đọc tại điện thờ nhà mình, có một số gia đình các em của ông, con ông, cháu và một số bạn bè cùng tham dự. Như vậy trong gia đình lớn của ông Phương chia theo hai hướng thờ Địa Mẫu, từ sự ảnh hưởng của ông Phương dẫn đến bà Dung, bà Lượng, ông Phong, bà Vượng nhất nhất theo anh trai (ông Phương) trong việc thờ Địa Mẫu, anh có ý kiến gì các em đều tiếp thu và thực hiện. Quan điểm của ông Phương thờ Địa Mẫu để nhắc nhở đến chữ “Hiếu”, cũng như hoàn thành công việc dang dở của mẹ và điều mà ông khắc ghi nhất là để tưởng nhớ về mẹ. Ông không tin vào bói toán, nhảy đồng, cúng giải hạn ông nghĩ rằng việc mình đang thờ Địa Mẫu là đúng đắn nhất, nếu có vướng mắc gì ông chỉ lên điện thờ khấn cầu 132 xin Địa Mẫu mọi việc sẽ qua. Còn về phía bà Đương tuy là chị gái lớn nhất nhưng các em không đồng ý với việc thờ cúng của bà, vì ngoài thờ Địa Mẫu thì bà còn thờ Bác Hồ, thờ các anh hùng liệt sỹ Thỉnh thoảng bà lại đi cùng một nhóm các ông bà đồng, sao chép các loại kinh sách rồi đi các tỉnh phát kinh sách và chữa bệnh, xem bói Mặc dù, các em ông, nhiều lần khuyên nhủ chị gái, không muốn chị quá sa đà vào những việc tâm linh khác ngoài việc thờ Địa Mẫu, nhưng bà Đương nghĩ rằng mình đang làm nhiệm vụ của Địa Mẫu truyền lệnh mà các em mình không hề hay biết. Bà luôn hy vọng rằng, một ngày nào đó tất cả các em nhìn thấy con đường tâm linh mà bà đang làm là đúng. Hiện tượng thờ Địa Mẫu trong dòng họ Nguyễn của ông Phương là trường hợp thờ Địa Mẫu tại gia với sự ảnh hưởng từ người mẹ dẫn đến sự lan tỏa từ mẹ đến con, từ anh đến em, từ cô đến cháu, ..., đã làm thay đổi khá lớn về lối sống, cũng như suy nghĩ của các thành viên trong gia đình, dòng họ. Ngoài những người trong dòng họ ông theo thờ Địa Mẫu thì xuất phát từ những buổi đến đọc kinh Địa Mẫu tại gia đình ông bà một số người bạn của ông và bạn của các em ông có người thì lập điện thờ, có người thì thờ Địa Mẫu cùng với ban thờ gia tiên và họ cũng đọc kinh Địa Mẫu vào các ngày 10, 20, 30 trong tháng âm lịch. Có người lập điện thờ nhờ ông đến để đọc kinh buổi đầu tiên tại điện, với ước nguyện mong muốn cũng được hưởng ân huệ của Địa Mẫu giống gia đình ông Phương. Điều mà ông Phương cùng anh chị em trong gia đình tâm đắc nhất đó là đưa tượng Địa Mẫu về thờ trong gian thờ Mẫu Tứ phủ tại chùa Tứ Xuyên – Hà Nam. Ngôi chùa mà ngày mẹ ông còn sống đã thường xuyên đến lễ và coi ngôi chùa như ngôi nhà thứ hai của bà vì sư trụ trì của chùa khi còn nhỏ nhận bà là mẹ nuôi. Gia đình ông hàng năm vào dịp du xuân thường đến chùa vừa lễ Phật và cũng lễ Địa Mẫu, ông Phương rất hài lòng khi đưa tượng Địa Mẫu vào chùa và được đặt thờ tại ban các cô Sơn Trang trong gian thờ Mẫu Tam tứ phủ. Đây cũng 133 chính là kết quả giao lưu tiếp biến văn hóa của điện thờ họ Nguyễn vượt ra khỏi dòng họ kết tập Địa Mẫu vào không gian ngôi chùa Phật giáo. 3.3.3. Nhận xét về tín ngưỡng Địa Mẫu tại điện thờ họ Nguyễn * Gia đình họ Nguyễn là gia đình như bao gia đình người Việt khác ở Bắc Bộ, sùng kính với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đây là nét đẹp văn hóa, uống nước nhớ nguồn có truyền thống từ lâu đời của người Việt. Việc du nhập thêm tôn giáo và tín ngưỡng vào không gian thờ của mỗi gia đình cho đến nay không còn xa lạ, nhiều gia đình lập điện thờ như gian thờ Mẫu Tam tứ phủ trong đền, chùa. Có những gia đình ngoài ban thờ cúng tổ tiên lập thêm ban thờ Phật, nhưng cũng có gia đình thì phối thờ Phật Thích Ca cùng ban thờ gia tiên nhưng ảnh hoặc tượng Phật Thích Ca được đặt ở vị trí cao nhất. Việc thờ Địa Mẫu tại điện thờ họ Nguyễn đã mang đến một hình thức thờ Mẫu đa dạng gần giống như thờ Phật tại gia. * Có thể thấy từ hiện tượng thờ Địa Mẫu tại điện thờ họ Nguyễn đã có sự kết nối, lan tỏa và kế thừa từ mẹ đến con, từ anh đến em, từ vợ đến chồng, và đến nay đã có sự kế thừa lớp cháu. Bên cạnh sự lan tỏa trong dòng họ thì đã có lan tỏa đến những gia đình bạn bè và đặc biệt là lan tỏa đến cả cơ sở thờ tự công cộng đó là ngôi chùa không gian của Phật giáo. Tương tự, điện thờ của hai cô em gái ông Phương là điện thờ của bà Dung ở Cần Thơ thì lập điện giống hệt nhà anh trai, bà cũng nhờ anh tạc tượng Địa Mẫu và thuê cả chuyến xe ô tô chuyển tượng vào Cần Thơ. Còn cô em Vượng ở Kim Ngưu, TP Hà Nội là hình thức thờ vọng lấy khuôn mẫu từ bức tranh thờ Địa Mẫu ở nhà ông Phương, sự khác biệt là nhà bà chật chội, kinh tế eo hẹp nên ban thờ chỉ là một bàn thờ nhỏ chứ không trang hoàng lộng lẫy như ở gia đình anh trai và em gái [PL6, A15, tr.324]. Ngoài hai người em nói trên (có điện thờ Địa Mẫu) thì những người em khác của ông Phương cũng thờ Địa Mẫu tại phòng thờ gia tiên với hình thức 134 đọc kinh Địa Mẫu hàng tháng chứ không lập điện thờ như gia đình ông Phương. Ông Phương in cho các em tấm ảnh Địa Mẫu từ bức tranh con trai ông vẽ tại điện nhà ông gửi cho các em, bạn bè có nhu cầu. Nhìn chung loại điện thần này chủ yếu phục vụ nhu cầu trì tụng và tu tập trong phạm vi các thành viên trong gia đình. Điện thờ độc thần Địa Mẫu, loại điện thần này phổ biến ở điện thờ tư gia của dòng họ Nguyễn gốc Hà Nam, khởi nguồn từ điện thờ nhà ông Phương ở Trương Định Quá trình giao lưu tiếp biến tín ngưỡng Địa Mẫu vào không gian thiêng của gia đình họ Nguyễn và được thờ độc thần tại tư gia nghiễm nhiên Địa Mẫu là vị thần chủ có quyền uy cao nhất trong không gian đó. Các tín đồ còn cầu khấn Địa Mẫu mong che chở cho gia tiên, vong hồn những người đã khuất được siêu thoát, hoặc trả hết duyên nghiệp đã gây ra. Tín ngưỡng Địa Mẫu du nhập vào không gian thiêng của các gia đình trong dòng họ Nguyễn đã cho thấy niềm tin tuyệt đối của gia đình, dòng họ khi thờ Địa Mẫu. Đặc biệt đã làm thay đổi tâm tính một số con người trong dòng họ trước những cám dỗ, tệ nạn của cuộc sống, họ cảm ơn Địa Mẫu đã dẫn dắt gia đình họ biết đến tâm linh hướng đến con đường tu tập buông bỏ tham sân si trong mỗi con người., họ coi Địa Mẫu như người mẹ thứ hai của mình. Trong một nghiên cứu đã cho rằng: “Nếu Đạo giáo Trung Hoa là thế giới của triều đình quân chủ, thì thiên đình của Mẫu Việt Nam là thế giới của gia đình. Cái nhìn của nhân dân đối với thiên đình đó là cái nhìn của con cái đối với những người mẹ của mình, họ là các bà mẹ - các Thánh Mẫu. Ở đây, những người con đã tìm thấy sự che chở của những bà mẹ” [118, tr.63], từ quan điểm này của tác giả đối chiếu sang điện thờ họ Nguyễn đã thấy được việc phụng thờ Địa Mẫu trên tinh thần của người con đối với người mẹ, với tấm lòng thương cảm và nhất là giàu lòng vị tha của người mẹ đối với người con. Tính kế thừa trong việc thờ Địa Mẫu ở dòng họ Nguyễn đã khiến nhiều 135 tín đồ cho rằng đây là gia đình có sự đặc ân của thánh thần đặc biệt là Địa Mẫu. Có thể thấy đây là một gia đình trí thức, việc người bố thờ Địa Mẫu và các con cháu trong gia đình không phản đối mà tôn trọng tự do tín ngưỡng mà bố mẹ lựa chọn theo. Do đó ông Phương tin rằng mình thờ Địa Mẫu là tu đúng hướng nên phải hướng các con cháu kế thừa duy trì các thế hệ sau. Tiểu kết Trong chương ba, luận án đã trình bày về ba điểm nghiên cứu chính, trong đó đã trình bày về sự hình thành phát triển tín ngưỡng Địa Mẫu tại đình Ứng Thiên, chùa Vân Hồ và điện thờ tư gia họ Nguyễn. * Về đình Ứng Thiên có thể nhận rõ sự du nhập tín ngưỡng Địa Mẫu mặc dù tại đây không có hình tượng Địa Mẫu mà nghi thức thực hành của Địa Mẫu được kết hợp với thần chủ tại đình tạo nên một diện mạo mới Hậu Thổ/Địa Mẫu. Sự biến đổi thể hiện rất rõ trong lễ hội của thần chủ tại đình xuất hiện đọc kinh Địa Mẫu sau khi làm lễ Mộc Dục. Ngoài ra thì vào các ngày Mậu trong tháng âm lịch các tín đồ tổ chức đọc kinh Địa Mẫu tại đình và tổ chức vía Địa Mẫu vào ngày 18 tháng 10 âm lịch hàng năm. Tại đình tồn tại những đối tượng chỉ đến xin lễ đất đai, bất động sản không đọc kinh, đối tượng là tín đồ thường xuyên đến đọc kinh Địa Mẫu, đối tượng đi lễ thuần túy vào ngày rằm mồng một. * Về chùa Vân Hồ tuy Địa Mẫu tại chùa Vân Hồ không cúng lễ rầm rộ như các cơ sở thờ tự khác, nhưng hàng tháng các tín đồ vẫn đọc kinh Địa Mẫu, nhưng khoảng hai năm gần đây dịch bệnh Covid nên việc đọc kinh cũng bị dừng lại không thực hành. Địa Mẫu tại chùa Vân Hồ chỉ là sự kết hợp tín ngưỡng mới vào không gian chùa, dù nhu cầu ban đầu của sư trụ trì đưa về nhưng sau này lượng tín đồ đến cúng lễ nhiều hơn do đó đây cũng chỉ là hoạt động của tín ngưỡng nhằm phụ vụ phát triển Phật giáo. * Về điện thờ họ Nguyễn trong không gian của gia đình xuất hiện thêm ban thờ Địa Mẫu, chủ điện đã kết hợp thực hành tín ngưỡng Địa Mẫu vào các 136 ngày lễ tết, giỗ chạp của gia tộc. Họ đọc kinh Địa Mẫu trong ngày giỗ tổ tiên sau đó mới đọc bài khấn giỗ mời gia tiên. Đây là một điện thờ độc thần là Địa Mẫu, khác với các điện thờ khác thờ rất nhiều vị thánh thần khác nhau mà điển hình là điện thờ Mẫu Tam tứ phủ của người Việt. Trong lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa cho rằng khi hai nền văn hóa tiếp xúc với nhau sẽ dẫn đến một số biến đổi, trong nghiên cứu này NCS nhận thấy tín ngưỡng Địa Mẫu xuất hiện trong các không gian thờ khác nhau đã cho thấy sự đa dạng từ không gian thờ cho đến nghi thức thực hành tín ngưỡng. Bên cạnh đó, tín ngưỡng Địa Mẫu không đồng nhất với các cơ sở thờ tự mà tín ngưỡng Địa Mẫu đã biến đổi để phù hợp với nhu cầu của tín đồ cũng như phù hợp với văn hóa bản địa. 137 Chương 4 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, XU HƯỚNG VÀ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN VỀ THỜ ĐỊA MẪU 4.1. Bình luận về đặc điểm thờ Địa Mẫu 4.1.1. Đặc điểm thờ Địa Mẫu tại Nam Bộ * Danh xưng: Địa Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Diêu Trì Địa Mẫu, Phật Địa Mẫu, Phật Mẫu Diêu Trì * Hình tượng: Địa Mẫu đứng trên quả địa cầu, Địa Mẫu ngồi trên ghế ngai tay cầm quả địa cầu, Địa Mẫu cưỡi chim Loan đứng trên quả địa cầu, Địa Mẫu ngồi ghế ngai chân đặt lên quả địa cầu * Kinh sách: Sử dụng quyển Địa Mẫu chân kinh bản chánh văn và giải nghĩa do Lê Công Đồng dịch, có một số quyển kinh có thêm một số bài khấn, hoặc thơ của nơi thờ tự in ấn thêm. * Nghi thức thực hành: Nghi lễ đọc kinh theo lời dạy trong kinh Địa Mẫu vào giờ Ngọ, các ngày Mậu trong tháng âm lịch. Nhưng các cơ sở thờ tự vì nhiều lí do khác nhau dẫn đến nơi đọc kinh Địa Mẫu vào ngày 8, 18, 28 trong tháng âm lịch và có nơi họ đọc kinh vào ngày rằm, mồng một hoặc bất kể ngày nào trong tháng. Ngày vía Địa Mẫu tổ chức vào 18 tháng 10 âm lịch, sinh hoạt thực hành đọc kinh Địa Mẫu đa dạng, nơi đọc kinh Địa Mẫu, nơi chỉ thờ Địa Mẫu không có thực hành nghi thức Địa Mẫu. Có nơi thì thuê đoàn ca cải lương đến cơ sở thờ tự để hát cải lương theo nội dung quyển Địa Mẫu chân kinh, có nơi thì ngâm thơ. * Nơi thờ tự: Địa Mẫu thờ chung Địa Tạng Vương Bồ tát, Địa Mẫu thờ chung với Di Lặc, Địa Mẫu thờ chung với Năm bà Ngũ Hành, Địa Mẫu thờ chung với bà chúa Xứ, Địa Mẫu thờ chung với ông Tà ông Địa, Địa Mẫu thờ chung với Quan Thế Âm Bồ Tát. Như vậy, mặc dù Địa Mẫu được thờ phổ biến ở Nam Bộ nhưng trong các 138 cơ sở thờ tự có sự hỗn dung, dung hợp các tôn giáo tín ngưỡng với nhau, Địa Mẫu tại Nam Bộ bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng bà chúa Xứ, các thánh Mẫu cùng Năm Bà Ngũ Hành do đó mà hình tượng Địa Mẫu khoác áo choàng đen, cùng với quả địa cầu còn về các nét trên gương mặt và mũ mão mang đậm nét văn hóa của Mẫu Nam Bộ. 4.1.2. Đặc điểm thờ Địa Mẫu tại Bắc Bộ * Danh xưng: Địa Mẫu, Đức Địa Mẫu, Phật Mẫu, Diêu Trì Địa Mẫu * Hình tượng: Địa Mẫu đứng trên quả địa cầu, mặc dù các hình tượng có những chi tiết khác nhau nhưng hình tượng đồng nhất là Địa Mẫu đứng trên quả địa cầu, tóc búi cao. Các nét trên khuôn mặt và hình tượng Địa Mẫu bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng Mẫu Tam tứ phủ do đó tượng Địa Mẫu cũng mộc mạc, không tô vẽ cầu kì, vì vậy khi đặt tượng Địa Mẫu trong ban thờ Mẫu Tam, tứ phủ chỉ khác là các Thánh Mẫu ngồi còn Địa Mẫu đứng trên quả địa cầu hình tròn. * Kinh sách: Phát hiện ra cuốn Địa Mẫu chân kinh chữ Hán năm 1923 tại đền Ngọc Sơn lưu trong thư viện quốc gia, nhưng qua khảo sát dường như các nơi thờ Địa Mẫu chỉ xuất hiện khoảng những năm 1990 trở lại đây, duy có chùa Diệu Nam thuộc phái Minh Sư Đạo được xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Hiện nay các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng đọc quyển Địa Mẫu chân kinh đã phiên âm giảng nghĩa sang tiếng Việt do dịch giả Lê Công Đồng biên soạn. * Nghi thức thực hành: Nghi lễ đọc kinh theo lời dạy trong kinh Địa Mẫu vào giờ Ngọ, các ngày Mậu trong tháng âm lịch. Nhưng vì lí do nào đó mà ngày đọc kinh Địa Mẫu đã có sự chuyển đổi có nơi đọc kinh vào ngày 8, 18, 28 âm lịch, có nơi đọc kinh Địa Mẫu vào ngày 10, 20, 30 trong tháng âm lịch và có cơ sở đọc kinh vào ngày rằm, mồng một hoặc bất kì ngày nào. Đọc kinh Địa Mẫu theo kiểu đọc kinh Phật giáo, chỉ có một số điện thờ thì họ đọc kinh kiểu đọc thơ, còn lại vẫn đọc kinh thuần túy kiểu Phật giáo. Ngày vía Địa Mẫu tổ chức vào ngày 18 tháng 10 âm lịch hàng năm. 139 * Nơi thờ tự: Tại các cơ sở thờ tự công cộng Địa Mẫu được thờ tại đình, thờ trong chùa (thờ trong ban thờ Mẫu Tam tứ phủ, thờ ban thờ riêng trong không gian ngôi chùa, thờ ban thờ riêng trong không gian thờ Mẫu Tam tứ phủ), thờ trong đền, miếu. Tại tư gia: thờ Địa Mẫu chung với ban thờ Tổ tiên, thờ chung với điện thờ Mẫu Tứ phủ tại gia đình, thờ chung với ban thờ Thần Tài tại tư gia, thờ chung với ban thờ Bác Hồ, và một số vị thánh thần khác tại tư gia, thờ độc thần Địa Mẫu trong điện thờ tư gia. Như vậy, mặc dù tín ngưỡng Địa Mẫu được thờ phổ biến ở Nam Bộ và hiện nay đang được thờ ở một số cơ sở tại Bắc Bộ trong đó có Hà Nội. Có thể thấy rõ những điểm khác biệt trong tín ngưỡng Địa Mẫu ở Nam Bộ và Bắc Bộ từ hình tượng cho đến ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tin_nguong_dia_mau_o_ha_noi.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an.pdf
  • pdf3. trich yeu luan an tieng Viet.pdf
  • pdf4. Trich yeu luan an tieng anh.pdf
  • pdf5. Tom tat ve nhung ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdf6. Tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdfCV dang thong tin luan an NCS Nguyen Thi Hien.PDF