LỜI CAM ĐOAN .1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.3
PHẦN MỞ ĐẦU.4
Chương 1: KHÁI NIỆM TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT
SÂN KHẤU VÀ KỊCH NÓI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ
1.1. Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu qua nghiên cứu của các học giả .11
1.2. Khái niệm tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu.26
1.3. Khái niệm về sân khấu đề tài lịch sử.28
1.4. Tính hiện đại trong kịch nói về đề tài lịch sử.31
Tiểu kết.34
Chương 2: TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG CÁCH TIẾP CẬN,
TÁI HIỆN SỰ KIỆN LỊCH SỬ.36
2.1. Tổ chức lại sự kiện, hình thành diện mạo lịch sử mới trong tác phẩm .36
2.2. Phát hiện và phát triển ý nghĩa của sự kiện lịch sử .52
2.3. Nhận thức lại sự kiện lịch sử.60
2.4. Hư cấu hợp lý sự kiện lịch sử.75
Tiểu kết.282
Chương 3: TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG CÁCH TIẾP CẬN,
SÁNG TẠO NHÂN VẬT LỊCH SỬ.84
3.1. Hiện thực hóa nhân vật lịch sử .84
3.2. Đánh giá lại nhân vật lịch sử .97
3.3. Hiện thực hóa ngôn ngữ nhân vật lịch sử.107
3.4. Hư cấu nhân vật không có trong lịch sử.118
Tiểu kết.128
KẾT LUẬN.129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ.138
TÀI LIỆU THAM KHẢO .139
PHỤ LỤCP. .145
149 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về Đề tài lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lời tựa Thiền tông chỉ nam tự được
in trong Khóa hư lục, Trần Thái Tông đã viết rằng:
Đêm mùng ba tháng tư năm Bính Thân, niên hiệu Thiên Ứng Chính
Bình thứ năm (1236), Trẫm đổi y phục đi ra khỏi cửa cung, bảo tả
hữu rằng: "Trẫm muốn đi dạo để ngầm nghe lời dân, biết được chí
dân, mới hiểu thấu nỗi khó khăn của họ". Bấy giờ tả hữu theo Trẫm
không quá bảy tám người. Giờ hợi đêm ấy, Trẫm cưỡi một ngựa
lặng lẽ ra đi; sang sông thẳng về hướng đông, mới nói thật lòng cho
tả hữu biết. Tả hữu ngạc nhiên, tất cả đều khóc Sáng hôm sau,
Trẫm trèo thẳng lên đỉnh núi, tham kiến vị Đại Sa-môn Quốc sư
Trúc Lâm. Quốc sư vừa thấy Trẫm mừng rỡ, ung dung bảo: "Lão
tăng ở lâu nơi sơn dã, xương cứng mặt gầy, ăn rau đắng cắn hạt dẻ,
uống nước suối dạo cảnh rừng, lòng như mây nổi theo gió đến đây.
Nay bệ hạ bỏ ngôi nhân chủ, nghĩ đến nơi quê hèn rừng núi, chẳng
hay bệ hạ mong cầu điều gì mà đến đây?".
Trẫm nghe nói, hai hàng nước mắt tự tràn, đáp lại Sư rằng: "Trẫm
còn thơ ấu vội mất hai thân, bơ vơ đứng trên sĩ dân không chỗ
nương tựa. Lại nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước, thịnh suy
không thường, cho nên Trẫm đến núi này chỉ cầu làm PHẬT, chớ
không cầu gì khác" [54].
Nhân vật Trần Cảnh trong Rừng trúc ra đi với ý chí:
Đêm nay rời bỏ cung điện, ta không nghĩ đến trở về. Ta muốn tìm đến
nơi rừng trúc Yên Tử, xa mọi việc đời, theo hầu Đức Phật Ta từ bỏ
ngôi vua cũng chẳng khác bỏ một chiếc giày rách thôi Ta đi đây là
tự cởi trói cho ta, mà cũng là tháo gỡ nỗi khó cho nhiều người Ta
69
muốn tìm đến cõi trong lặng, để biết rõ cái lẽ còn, mất, có, không, vượt
khỏi những sự nổi chìm của cõi đời này [59, tr 295, 296].
Nếu như ở Khóa hư lục, nhà vua tâm sự rằng trở về còn vì lời khuyên
can của vị quốc sư thì trong kịch, Nguyễn Đình Thi đã cụ thể hóa nhân vật
quốc sư bằng hình tượng ông cụ say. Dẫu là người say, nhưng lời nói của cụ
lại thông thái hơn người, am tường sự đời hơn người khiến Trần Cảnh ngưỡng
mộ, coi là Phật sống, và kết luận rằng Phật ở ngay quanh đây chứ đâu xa
Nguyễn Đình Thi không cần sử dụng đến những lời can gián thống thiết của
Trần Thủ Độ, mà Trần Cảnh đã tiếp nhận khát vọng chính đáng của nhân dân,
tự ý thức về vai trò của mình để tự quay trở về. Trần Cảnh trong kịch vì thế
mà xứng đáng với vị thế của người đứng đầu xã tắc, xứng với sự tin cậy của
Chiêu Hoàng khi nàng trao truyền sứ mệnh cao cả.
Tại sao nhà văn Nguyễn Đình Thi không dựa trên sử sách để viết về sự
kiện lịch sử này? Những người thuộc sử hẳn sẽ quy kết ông là vi phạm sự thật
lịch sử. Nhưng bằng những cảm nhận tinh tế về con người, ông đã hoàn toàn
có lý khi đẩy sự kiện lịch sử này lùi lại một năm, để động cơ ra đi và trở về
của Trần Cảnh vượt hẳn lên thói thường. Trần Cảnh ra đi mang trong lòng
mâu thuẫn quá lớn giữa tính nhân bản và quyền lực chính trị, ông tìm đến với
đạo Phật như một sự cứu cánh, như đi tìm một sự giải thoát Lúc này ông đã
ngấm đủ nỗi niềm của sự đời, thấu đủ những điều được mất.
Có thể nói rằng, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã tạo ra những hoàn cảnh
phi thường để thử thách những nhân vật phi thường. Trần Cảnh hoàn toàn
xứng hợp với vị thế của nhân vật trong thời điểm lịch sử đầy sóng gió ấy.
Người mở mang nghiệp lớn nhà Trần phải là một con người thông thái, anh
minh, biết đặt lợi ích của muôn dân lên trên mọi điều được mất. Con người ấy
phải có một tâm thế, một trí tuệ mà đến 10 thế kỷ sau người đời vẫn nể phục,
kính trọng. Xuất phát từ quan điểm sáng tạo này, nhà văn Nguyễn Đình Thi
70
đã có những sáng tạo hợp lý về hạnh phúc muộn màng của Chiêu Thánh mà
không dựa vào tư liệu lịch sử.
Sử viết rằng: "Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, vua ngự chính
điện, cho trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ. Định công phong
tước; cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu và đem công chúa Chiêu Thánh gả
cho" [29, tr 33].
Trong Rừng trúc, Trần Cảnh không gả chồng cho Chiêu Thánh, cũng
không coi nàng là món quà để ban tặng người dũng tướng, mà mối duyên này
đến rất tự nhiên. Lê Phụ Trần và Chiêu Thánh tình cờ gặp nhau khi công chúa
đang trên đường chạy giặc ở bến sông Đáy. Chàng dũng tướng có hẹn bao giờ
quét xong quân Nguyên, trở về Thăng Long sẽ xin đến thăm tại nhà. Theo
đúng lời hẹn, sau chiến thắng mùa xuân năm 1258, Lê Tần đã tìm đến nhà
Chiêu Thánh nhưng không gặp. Người thị nữ có hẹn ngày mồng hai Tết, mời
ông đến chơi. Tôi sẽ thưa trước với công chúa. Đây là một cái kết mở, mang
tính ẩn dụ về hạnh phúc mới của Chiêu Thánh. Mùa xuân đến mùa xuân
độc lập cho đất nước và cũng là mùa xuân trong hạnh phúc riêng của đời
nàng.
Mối lương duyên tự nhiên giữa Chiêu Thánh và Lê Tần trong kịch đã
gỡ cho Trần Cảnh khỏi tiếng phụ bạc, cạn tình và để cho khán giả hôm nay có
những cảm nhận tốt hơn về hạnh phúc của người phụ nữ đã chịu quá nhiều
thiệt thòi, từ đó tin vào những điều đẹp đẽ của cuộc sống. Cũng cần phải nói
rằng, cho dù có đến với nhau theo cách nào thì mối duyên giữa Chiêu Thánh
và Lê Tần là có thật. Nhà văn đã cẩn trọng né tránh để những hư cấu, sáng tạo
của mình không làm thay đổi bản chất hiện thực lịch sử, bên cạnh đó lại làm
sáng rõ hơn, đầy đặn hơn những cuộc đời, những thân phận lịch sử. Qua
những sáng tạo của nhà văn, thời khắc lịch sử với những biến động khủng
khiếp đã trở về với hôm nay gần gũi và dễ cảm thông, chia sẻ hơn. Quá khứ
71
không còn là những bóng đen mịt mùng, bí ẩn nữa mà là những phận người,
những cuộc vật lộn giữa lằn ranh của cái chung và cái riêng Lựa chọn nào
rồi cũng sẽ có mất mát, tổn thương Và nếu nhìn từ hôm nay, giữa công và
tội dẫu chẳng thể rạch ròi thì họ cũng xứng đáng được ghi nhận là một phần
không thể thiếu của lịch sử, dám quên hạnh phúc của riêng mình cho sự tồn
vong của giang sơn.
Trong lịch sử các triều đại Việt Nam, đã có nhiều sự thật bị khuất lấp,
hoặc bị nhìn nhận phiến diện, áp đặt dưới con mắt chủ quan của các nhà chép
sử. Nói như nhà sử học Trần Quốc Vượng: "Tôi là nhà sử học, nghề nghiệp
của tôi là thiếu sót tự bẩm sinh với tài liệu thiếu sót, nhận định chủ quan thiếu
sót, tôi chỉ có hy vọng nắm từng phần chân lý, cái tương đối của chân lý lịch
sử là vậy" [75, tr 59].
GS Trần Quốc Vượng cũng cho rằng: “Lịch sử là một công trình không
tách rời người nhận thức và khả năng diễn giải nhận thức của người viết. Tác
phẩm lịch sử lệ thuộc vào trình độ hiểu biết, tư tưởng và nhân cách của nhà sử
học. Hiện thực lịch sử được phục hồi, tái hiện trong tác phẩm luôn luôn bị
giới hạn trong chừng mực mà nhà sử học có thể nhận thức được về nó” [75,
tr 55, 56]. Mà nhận thức con người bởi con người thì không thể và không bao
giờ đầy đủ. Vì thế, bản thân lịch sử cũng được các nhà sử học các thế hệ
nghiên cứu, đánh giá lại khi cần thiết. Với chức năng nhận thức, phản ánh
cuộc sống của mình, tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu về
đề tài lịch sử nói riêng đã tiếp cận, lý giải, nhận thức, đánh giá lịch sử từ
nhiều góc độ, trên cơ sở đó tái hiện một hiện thực lịch sử trong văn học nghệ
thuật sinh động và vô cùng phong phú. Những vấn đề lịch sử gây nhiều quan
điểm, nhận định trái chiều càng được sân khấu về đề tài lịch sử quan tâm.
Chẳng hạn như cuộc chuyển giao quyền lực giữa nhà Đinh và nhà Lê, cuộc
chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại Lý - Trần, cuộc chuyển giao giữa
72
nhà Trần và nhà Hồ, nhà Lê và triều đại Tây Sơn Gắn với những sự kiện
lịch sử trọng đại đó là những nhân vật luôn bị lịch sử quá khứ và hiện tại đặt
trong những suy xét trái chiều như Dương Vân Nga, Lê Hoàn, Trần Thủ Độ,
Trần Thị Dung, Lý Chiêu Hoàng, Hồ Quý Ly, Quang Trung, Lê Ngọc Hân,
Nguyễn Hữu Chỉnh mà chúng tôi sẽ bàn kỹ hơn ở chương sau.
Nhận thức, đánh giá lại lịch sử bằng tác phẩm sân khấu có thể coi là
những đóng góp của các nghệ sĩ vào quá trình phát triển và không ngừng hoàn
thiện của lịch sử. Bởi hiện thực lịch sử được ghi chép trong sử sách là lịch sử
chủ quan, đã được tái hiện lại qua cái tôi của nhà chép sử, việc đánh giá, minh
định lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, trình độ, phẩm chất của người
chép sử. Đã có nhiều sự thật lịch sử bị khuất lấp, chôn vùi bởi định kiến của
các sử gia. Với khát vọng khám phá quá khứ, lý giải hiện tại và định hướng
tương lai, nhiều nghệ sĩ đã bằng tác phẩm của mình minh định, đánh giá lại
câu chuyện, sự kiện và nhân vật lịch sử từ cái nhìn hôm nay. Qua đó mà diện
mạo lịch sử không ngừng được hoàn thiện.
Trên thực tế, người nghệ sĩ và nhà sử học bình đẳng với nhau về
nguyên tắc tiếp cận hiện thực lịch sử khách quan, cả hai đều phải biết cách đặt
vấn đề trước hiện thực lịch sử đó. Nhà nghệ sĩ hay nhà sử học, để hoàn thành
nhiệm vụ của mình đều phải tiếp cận tài liệu và hiểu tài liệu, đều phải phê
phán và suy tưởng. Người nghệ sĩ chân chính không thể ỷ vào những ghi chép
của nhà sử học và nhà sử học cũng không có quyền áp đặt người nghệ sĩ phải
thừa nhận những ghi chép của mình là đúng với bản chất lịch sử. Cả hai đều
phải đối diện với quá khứ "bất khả phục hồi" nên suy luận, tưởng tượng nhiều
khi là một thao tác bắt buộc. Người nghệ sĩ trên cơ sở quan điểm, nhận thức
của mình hoàn toàn có quyền đặt ra những nghi vấn trước hiện thực lịch sử,
đồng thời đưa ra những lý giải khác nhau từ những nghi vấn đó. Những sáng
tạo trong tác phẩm đôi khi có thể chỉ là một giả thiết của tác giả về hiện thực
73
lịch sử chưa có câu trả lời xác đáng, miễn là giả thiết đó phải logic và thuyết
phục.
Liên hệ sang trường hợp của nhà soạn tuồng Mịch Quang, khi viết Áo
vải cờ đào phản ánh cuộc chiến tranh thần tốc của vua Quang Trung đại phá
quân Thanh, ông đã không dùng đến tư liệu của các nhà sử học. Ông kể:
Mặc dù chính sử do nhà sử học Phan Huy Lê viết cho Đô đốc Đặng
Tiến Đông là chỉ huy chính cánh quân Khương Thượng, tôi đã
không tôn trọng quan điểm của nhà sử học Phan Huy Lê, mà theo sự
ghi chép của Nguyễn Trọng Trì trong Tây Sơn danh tướng ngoại
truyện, để cho Đô đốc Đặng Văn Long là chỉ huy trưởng, vì tôi cho
rằng: Anh hùng Nguyễn Huệ dù có tin dùng người Bắc Hà đến đâu,
cũng không bao giờ trao quyền chỉ huy chính một đạo quân quyết
thắng như thế. Trong chiến thuật đánh quân Thanh lúc ấy, đạo quân
chính do vua Quang Trung đích thân chỉ huy, thực chất lại chỉ là đạo
quân phụ, có tính chất nghi binh, còn đạo quân quyết thắng, phụ mà
lại chính, là đạo quân Khương Thượng do Đại đô đốc Đặng Văn
Long chỉ huy [37, tr 127, 128].
Trường hợp của nhà soạn tuồng Mịch Quang đã cho thấy rằng không
phải lúc nào sự lệ thuộc vào tư liệu của các nhà sử học cũng cho kết quả tốt.
Người nghệ sĩ phải bằng nhận thức, kinh nghiệm và cả linh cảm của mình để
tái tạo một cách thuyết phục lịch sử trong tác phẩm cho người xem hôm nay.
Quá trình tiếp cận, phân tích, lý giải lịch sử từ cái nhìn hôm nay và thể hiện
trong tác phẩm là quá trình người nghệ sĩ đã mang đến tác phẩm của mình
tính hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình này, nếu người nghệ sĩ thiếu tỉnh táo
sẽ đưa đến những sáng tạo thiếu thuyết phục, áp đặt cách cảm, cách nghĩ của
con người hiện đại lên lịch sử. Trong bài tham luận tại Hội nghị khoa học Sân
74
khấu về đề tài lịch sử, nhà viết kịch Hoàng Luyện đã có một nhận xét rất đáng
chú ý rằng:
Đến đây, tôi liên tưởng tới một vở tuồng viết về Quang Trung mà ở
đây có sự kiện Nguyễn Hữu Chỉnh bị đem ra xử trước tòa án nhân
dân tức là trước đông đảo nhân dân ở kinh thành Đông Đô. Vậy là
trước đây hơn 200 năm, dưới chế độ phong kiến, nhân dân ở kinh
thành đã thực hiện "quyền làm chủ tập thể" rồi! Sự khám phá lịch sử
như vậy rõ ràng là sự áp đặt chủ quan của tác giả [37, tr 105].
Như vậy, hẳn vì muốn gửi gắm thông điệp nào đó với đương thời mà
các nghệ sĩ sáng tạo đã có những vận dụng, lý giải đôi khi thiếu tôn trọng
logic lịch sử, khiến cho hiện thực lịch sử trong tác phẩm trở nên thiếu tin cậy.
Kịch bản Ngàn năm tình sử của tác giả Nguyễn Quang Lập đã nhận thức,
đánh giá lại sự kiện tịnh thân của Lý Thường Kiệt một cách gây nhiều tranh
cãi. Tác phẩm đã mạnh dạn tìm một cách tiếp cận mới từ đời sống riêng tư
của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt - mối tình của ông với Thuận Khanh -
một vấn đề khá “hot” đối với khán giả đương đại. Trong sân khấu xưa nay,
mối tình này vốn chỉ được khắc họa như là chút gia vị trong sự nghiệp hiển
hách và không thiếu những hy sinh của vị thái úy này. Người xem hy vọng sẽ
gặp được những chia sẻ, những phần người thật tinh tế phía sau tài thao lược
và sự trung thành đội nước trên đầu, yêu nước trong tim của Lý Thường Kiệt.
Song đáng tiếc, vì quá ca ngợi mối tình này, mà tác giả đã để cho nhân vật
quyết định tịnh thân chỉ với mục đích được vào cung cấm gặp mặt người yêu
một lần. Dù điều này vẫn còn là một bí ẩn lịch sử, và đây cũng là khoảng
trống cho sáng tạo nghệ thuật, song sự táo bạo trong cách đặt vấn đề của tác
giả lại vô tình hạ thấp tầm vóc nhân vật, làm sai lệch chí khí của một đấng
nam nhi thời loạn. Nếu cho rằng hy sinh vì tình yêu là cao thượng để nhân vật
đời hơn, người hơn thì lý do mong muốn được vào cung gặp người yêu một
75
lần cũng không đủ sức thuyết phục để nhân vật hành động như vậy. Một con
người chí khí, trọng tình như Ngô Tuấn, khi tình yêu lớn của đời bị đánh cắp,
ông sẽ rất đau đớn, song giá như vì muốn giữ trọn thủy chung, ân nghĩa với
người yêu, vì muốn phản kháng lại việc bắt phi tần làm ly tán tình yêu đôi
lứa, vì thấy cuộc sống của mình vô nghĩa nếu thiếu Thuận Khanh nên ông
quyết định tịnh thân thì tác phẩm sẽ ý nghĩa hơn, hành động ấy sẽ cao cả hơn
nhiều.
Nhận thức, đánh giá lại sự kiện lịch sử bằng quan điểm của con người
hôm nay là người nghệ sĩ đã tái tạo lịch sử, mang đến cho lịch sử một sức
sống mới. Quá trình sáng tạo này đòi hỏi người nghệ sĩ không chỉ am hiểu,
nắm vững lịch sử mà còn phải có bản lĩnh và có chính kiến riêng. Đánh giá lại
câu chuyện lịch sử, sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử qua tác phẩm kịch nói
về đề tài lịch sử đòi hỏi một cách làm khoa học, có căn cứ xác đáng. Mọi suy
luận, biện giải phải trên cơ sở logic của hoàn cảnh lịch sử lúc đó, chứ không
phải logic của đời sống hôm nay. Mọi sự áp đặt cách nghĩ, cách làm của con
người hiện đại lên tác phẩm đều dẫn đến tình trạng bóp méo sự thật, làm biến
đổi bản chất của lịch sử.
2.4. Hư cấu hợp lý sự kiện lịch sử
Từ thời cổ đại, Aristote đã viết rằng: "Nhà sử học nói về những điều
xảy ra thực sự, còn nhà thơ thì nói về những gì có thể xảy ra" [3, tr 45]. Nhà
văn Quách Mạt Nhược khi viết về sáng tạo sân khấu với đề tài lịch sử đã cho
rằng: "Chỗ nào nhà sử học ngừng bút thì nhà viết kịch lịch sử phải đem phát
triển" [45, tr 1]. Những phần mà nhà sử học ngừng bút chính là những
“khoảng trống”, khoảng mở mà người tác giả có thể “điền” vào đó bằng
những sáng tạo trên cơ sở suy luận về điều “có thể xảy ra”. Tuy nhiên, để lấp
đầy được những khoảng trống đó một cách hợp lý, người nghệ sĩ phải bằng sự
tích lũy quá khứ, am hiểu quá khứ, nhận định, phán đoán lịch sử bằng tư duy
76
hiện đại. Những phán đoán, suy luận đó phải phù hợp với quy luật vận động
của lịch sử và với logic nghệ thuật. Nói rộng ra, nghệ thuật không lệ thuộc
vào việc tái hiện chân thực những điều đã xảy ra mà là sự phát triển cái tinh
thần, tâm thức của lịch sử trong tác phẩm. Cái tinh thần và tâm thức của lịch
sử ấy chính là những điều có thể xảy ra, thậm chí sự có thể ấy chỉ là xác suất
mà không phải bám sát vào hiện thực lịch sử. Nhiều nhà viết kịch đã hư cấu
hợp lý sự kiện lịch sử để phát triển những phần nhà sử học ngừng bút, làm
đầy những phần khuất lấp của lịch sử.
Lịch sử chỉ ghi chép sự kiện, không chép được tâm hồn, tâm tư, tình
cảm của nhân vật lịch sử. Một Mỵ Châu, một Dương Vân Nga, một Huyền
Trân công chúa... trong lịch sử chỉ có vài dòng ngắn ngủi, thậm chí chỉ là một
cái tên, nhưng các nhà viết kịch đã bằng sự cộng sinh vốn văn hóa của quá
khứ, hiện tại đã xây dựng thành những con người lịch sử, có thân phận, có tư
tưởng, nhân cách và khát vọng sống.
Khi viết Quang Trung, nhà viết kịch Trúc Đường đã hư cấu hợp lý sự
kiện người anh hùng áo vải gửi cành đào vào Phú Xuân tặng Ngọc Hân để
báo tin thắng trận. Kịch viết rằng, sau chiến thắng quân xâm lược nhà Thanh
tại cứ điểm Ngọc Hồi, vua Quang Trung cùng quân sĩ tiến vào Thăng Long,
trên người còn vương mùi thuốc súng. Khi đó, bên thềm mùa xuân, hoa đào
đang nở rực rỡ, tại điện Kính Thiên, nhà vua rút bảo kiếm cắt một cành đào
đẹp nhất, chi chít nụ hoa, quấn trong tấm khăn lụa điều, sai tùy tướng Đôn
mang về Phú Xuân tặng cho Ngọc Hân cùng lời nhắn: “Nhớ bẩm với hoàng
hậu rằng chính tay ta đã cắt cành đào này, trong điện Kính Thiên, ngày mùng
5 Tết Kỷ Dậu. Đây là tin báo tiệp của ta” [14, tr 146].
Đồng cảm với nỗi nhớ Thăng Long cùng những cái Tết tuổi thơ tại điện
Kính Thiên của Ngọc Hân, Quang Trung đã thân hành cắt cành đào tại chính
không gian ấy gửi về cho hoàng hậu. Sáng tạo này đã mang đến chất thơ cho
77
tác phẩm, đồng thời mang đến một diện mạo khác cho nhân vật Quang Trung.
Người thủ lĩnh tài ba xông pha trận mạc ấy bỗng trở nên thật lịch lãm từ hành
động vô cùng đẹp đẽ ấy. Cành đào là niềm vui báo tin thắng trận, là hơi ấm
của mùa xuân Thăng Long gửi đến người con gái xa quê, là cách quan tâm
đầy tinh tế của chồng dành cho vợ, là món quà kết tinh của tình yêu... Về
logic nghệ thuật, đây là những sáng tạo hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và tính
cách của nhân vật đã được quy định trong kịch. Những sáng tạo này đã kế
thừa được tinh thần và tâm thức của lịch sử chứ không bám sát, photocoppy
lịch sử. Tác giả đã khỏa lấp những khoảng trống mà lịch sử còn bỏ ngỏ bằng
một sự kiện khiến người xem tin rằng nó có thể xảy ra và nhiều nhà viết sử
hiện đại đã coi sự kiện này dường như là có thật.
Trong vở Ngọc Hân công chúa, tác giả Lưu Quang Vũ đã không xây
dựng hình tượng một vị tướng giỏi xông pha trận mạc như sử sách đã viết về
hoàng đế Quang Trung mà viết về câu chuyện tình đẹp của Ngọc Hân và
Nguyễn Huệ bắt đầu từ một mưu đồ chính trị. Hai cái tôi tài năng, bản lĩnh và
đầy kiêu hãnh đã buộc phải trở thành chồng vợ, họ đã đi từ sự nghi kỵ, khinh
thường... đến thực sự hiểu nhau và dành tình cảm cho nhau. Người xem đã
được gặp một Nguyễn Huệ không chỉ là một Bắc Bình Vương với tài thao
lược, mà còn gặp một tâm hồn biết yêu hoa, yêu thơ, say đắm một tiếng đàn...
một vị thủ lĩnh biết nhìn nhận những khiếm khuyết của mình, biết trọng hiền
tài và thương kẻ sĩ... Ngọc Hân trong kịch không chỉ là một nàng công chúa lá
ngọc cành vàng, một nữ học sĩ tài cao hiểu rộng, biết lẽ cương thường mà còn
sẵn sàng xả thân giả trai vượt bao nguy hiểm tìm gặp và thuyết phục các sĩ
phu Bắc Hà về với nhà Nguyễn Tây Sơn. Hai tâm hồn, hai nhân cách lớn đó
đã biết tìm đến với nhau, chia sẻ cùng nhau để khi đến cuối kịch, họ thực sự
trở thành tri kỷ. Bài thơ Ai tư vãn của Ngọc Hân khóc trước quan tài Quang
Trung Nguyễn Huệ là một cái kết hợp lý và đầy cảm xúc.
78
Đó là cách tiếp cận hợp lý của tác giả từ câu chuyện lịch sử năm nào.
Cuộc hôn nhân không bắt đầu từ tình yêu trong lịch sử đã trở nên thi vị nhờ
những sáng tạo biết chắt chiu những khoảng trống mà những văn bản lịch sử
không thể nói hết. Trên thực tế, tình cảm ấy hoàn toàn có thể xảy ra giữa đôi
trai tài gái sắc lại có chung khát vọng lớn về hòa bình và phát triển cho đất
nước. Hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng trở nên hoàn thiện, đẹp
đẽ hơn so với chính nó trong sử sách và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng
khán giả. Qua tác phẩm, nhân vật đã thực sự có được đời sống của riêng mình
với một tâm hồn đủ để cảm thụ và biết rung động trước cái hay, cái đẹp; một
trái tim nhân ái để biết thương kẻ sĩ; một trí tuệ để biết trọng hiền tài... Đấng
quân vương hội đủ cả Trí, Dũng cùng những ứng xử thông minh, hợp lẽ đã
bước ra từ trang kịch của Lưu Quang Vũ với sức sống và một vẻ đẹp đến mức
hoàn thiện. Nhân vật Quang Trung đã trở thành một hình tượng nghệ thuật có
sức sống. Sức sống, vẻ đẹp ấy hiển nhiên không thể có được trên những trang
sử đã ẩm bụi thời gian.
Hình tượng Nguyễn Huệ sở dĩ có được tầm vóc như vậy là bởi ê kíp
sáng tạo đã không lệ thuộc vào “sự thật lịch sử" mà sáng tạo trên nguyên tắc
đảm bảo tính chân thực nghệ thuật. Tình yêu cao đẹp giữa hai nhân vật lịch sử
trong tác phẩm đã thuyết phục người xem tin là thực mà không băn khoăn
nhiều đến việc có hay không có tình yêu ấy trong lịch sử.
Độc thoại đêm của tác giả Lê Duy Hạnh đã hư cấu 3 sự kiện không có
trong lịch sử, đó là sự kiện thắt cổ tự tử, sự kiện quay trở lại làm vua và sự
kiện tham gia đánh giặc Nguyên Mông của Lý Chiêu Hoàng. Sau khi bị truất
ngôi hoàng hậu, vì buồn bã và bất lực, Chiêu Hoàng đã dùng dải lụa thắt cổ tự
tử với mong muốn đi theo cha mình về nơi cực lạc. Nhưng việc không thành,
nàng buộc phải quay trở lại cuộc đời trần tục. Trong lúc chán nản, tuyệt vọng,
Chiêu Hoàng trở lại cung điện, đối diện với ngai vàng và bỗng khao khát
79
được trở lại làm vua. Lập tức, nàng đắm chìm trong giấc mộng đế vương và
cầm vương miện bước lên ngai vàng. Ngay lúc ấy, chiếc ngai vàng đầy ngập
máu cùng những tiếng kêu than thảm thiết cất lên. Chiêu Hoàng hoảng hốt
giật mình, chợt nhận ra rằng đó không còn là chỗ của nàng. Hình ảnh chiếc áo
long bào cùng những vị tiên đế, các dũng tướng nhà Lý hiện về đã khiến cho
Chiêu Hoàng được bình tâm trở lại. Nàng hiểu nếu cứ cố níu kéo ngai vàng,
nuối tiếc vương miện thì chính nàng sẽ trở thành kẻ tàn sát chính đồng loại
của mình. Và đến khi đối diện với hình ảnh thanh gươm – bảo vật của nhà Lý
thì Chiêu Hoàng thực sự thức tỉnh. Vứt bỏ hết những tiếc nuối với ngai vàng
và quyền lực, Chiêu Hoàng đã cùng nhân dân Đại Việt, cùng quan quân nhà
Trần đánh đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi. Trải qua cuộc chiến tranh
khốc liệt ấy, Chiêu Hoàng chợt nhận ra rằng, những người mà nàng vẫn cho là
kẻ thù, là kẻ đã gây ra oan trái cho cuộc đời nàng lại chính là những người
anh hùng. Chính họ đã mở ra một triều đại hiển hách cho nhân dân Đại Việt.
Những sự kiện hư cấu của tác giả Lê Duy Hạnh trong Độc thoại đêm đều có
tác động lớn, gây nên những chuyển biến lớn về tâm trạng và nhận thức của
nhân vật lịch sử. Khi ở tuổi trưởng thành, nghĩ về những biến cố đã xảy ra,
nuối tiếc, ân hận sẽ là cảm giác không tránh khỏi đối với Lý Chiêu Hoàng. Sự
nuối tiếc trong bất lực hiển nhiên sẽ dẫn nàng đến lựa chọn buông xuôi và tìm
đến cái chết. Việc tự tử không thành, trong trạng thái bất an, hoảng loạn,
Chiêu Hoàng vẫn chưa từ bỏ khát khao trở lại làm vua. Chỉ đến khi cảm nhận
thấy cảnh chết chóc, máu chảy từ chiếc ngai vàng, nàng mới sực tỉnh. Nếu
không có sự hư cấu này, nhân vật Lý Chiêu Hoàng còn ôm ấp hận thù và
không thể đưa mình vượt lên hoàn cảnh. Những hư cấu này đã dẫn giải hợp lý
đến quyết định từ bỏ ân oán với nhà Trần của Lý Chiêu Hoàng, đồng thời
hoàn thiện hơn đời sống nội tâm của nhân vật Chiêu Hoàng, mang đến cho
nhân vật một tầm vóc trước lịch sử. Tuy nhiên, sự kiện Lý Chiêu Hoàng cùng
80
quan quân nhà Trần và nhân dân Đại Việt đánh đuổi giặc Nguyên Mông là hư
cấu chưa hợp lý và không phù hợp với logic của lịch sử. Có lẽ, tác giả kịch
bản muốn khoác lên vai Chiêu Hoàng một chiến công cho xứng tầm với
những liệt nữ trong lịch sử như Bà Trưng, Bà Triệu, để khẳng định thêm sức
sống của hình tượng nhân vật Lý Chiêu Hoàng. Nhưng sáng tạo này đã vượt
ra khỏi điều kiện và hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Trên thực tế, bằng việc từ bỏ
ngôi vị, nhường quyền lãnh đạo đất nước cho nhà Trần, Chiêu Hoàng đã gián
tiếp có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Khi tác giả
để cho nàng trực tiếp tham gia chiến đấu thì đó là hư cấu không thuyết phục
với hoàn cảnh lịch sử và thân phận của Lý Chiêu Hoàng. Tác giả đã áp đặt lên
lịch sử bằng những phán đoán, suy luận thiếu logic, cho dù những sáng tạo đó
có thể mang đến cho nhân vật sự nhìn nhận, đánh giá mới mẻ.
Hư cấu sự kiện lịch sử, khỏa lấp những khoảng trống mà các nhà chép
sử bỏ ngỏ bằng sáng tạo nghệ thuật là cách làm được nhiều nhà viết kịch lựa
chọn. Những phần ẩn chìm này của lịch sử vừa có thể kích thích, khơi gợi
những sáng tạo của người nghệ sĩ, đồng thời, không quá gây áp lực về sự
chân thật lịch sử. Tuy nhiên, đó phải là những sáng tạo, hư cấu hợp lý, biết
phát huy thế mạnh của nghệ thuật và không đi ngược lại tâm thức của cộng
đồng về các giá trị lịch sử. Hư cấu hợp lý sự kiện lịch sử là khi tác giả sáng
tạo ra những sự kiện chưa từng được ghi chép trong sử sách, thậm chí không
xẩy ra đối với nhân vật lịch sử nhưng lại hợp lý, thuyết phục trong không
gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh và tính cách nhân vật lịch sử. Những
sáng tạo này không xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo hay tô hồng lịch sử mà phải
hòa cùng mạch chảy với lịch sử, tuân thủ logic lịch sử, có mối quan hệ thống
nhất, biện chứng với các sự kiện lịch sử trước và sau đó trên nguyên tắc suy
luận về “điều có thể xảy ra”. “Điề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_bao_ve_cap_vien_chuan_22_3_4011_1854418.pdf