MỤC LỤC
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn.ii
Mục lục.iii
Danh mục viết tắt.vi
Danh mục bảng.vii
Danh mục hình . ix
MỞ ĐẦU . 118
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3
4.1. Ý nghĩa khoa học. 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn . 3
5. Những đóng góp mới của đề tài . 3
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 4
1.1. Tổng quan về chất hữu cơ và mùn trong đất. 4
1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc chất hữu cơ trong đất . 4
1.1.2. Thành phần và đặc điểm của thành phần mùn . 6
1.1.3. Quá trình chuyển hoá chất hữu cơ và hình thành mùn trongđất . 11
1.1.4. Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất . 17
1.1.5. Tình hình nghiên cứu chất hữu cơ và mùn. 19
1.2. Đặc điểm nhóm đất xám Việt Nam. 40
1.2.1. Khái niệm về đất xám. 40
1.2.2. Quá trình hình thành. 40
1.2.3. Phân bố. 42
1.2.4. Phân loại và tính chất các đơn vị đất. 43iv
1.3. Các biện pháp cải thiện chất hữu cơ và mùn trong đất xám ViệtNam. 45
1.3.1. Bảo vệ đất. 45
1.3.2. Tăng cường tuần hoàn chất hữu cơ trong đất. 46
1.3.3. Sử dụng phân hữu cơ. 46
1.3.4. Biện pháp công trình . 47
1.3.5. Biện pháp bón vôi . 47
1.3.6. Biện pháp canh tác . 47
CHưƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 50
2.1. Nội dung nghiên cứu . 50
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 50
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp. 50
2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp. 50
2.2.3. Phương pháp điều tra, lấy mẫu đất ngoài thực địa. 50
2.2.4. Phương pháp phân tích đất. 51
2.2.5. Phương pháp phân tích cây . 53
2.2.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm theo dõi tốc độ phân hủy tàn dưhữu cơ. 53
2.2.7. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. 55
2.2.8. Phương pháp theo dõi sinh trưởng, phát triển và năng suất câytrồng.59
2.2.9. Phương pháp thống kê. 59
2.2.10. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế. 60
CHưƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 61
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu . 61
3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 61
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội . 68v
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môitrường.71
3.2. Đặc điểm nhóm đất xám huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang . 73
3.2.1. Phân loại đất xám của huyện Lạng Giang. 73
3.2.2. Một số tính chất lý, hóa học của đất nghiên cứu. 74
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến diễn
biến chất hữu cơ và mùn ở vùng nghiên cứu . 81
3.3.1. Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất trên đất
xám huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 81
3.3.2. Một số đặc điểm chất hữu cơ và mùn của đất nghiên cứu. 83
3.3.3. Đánh giá trạng thái mùn của đất nghiên cứu. 96
3.4. Nghiên cứu tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trên đất xám điểnhình. 99
3.4.1. Hàm lượng dinh dưỡng N, P, K, OC trong các phụ phẩm. 99
3.4.2. Kết quả phân tích tốc độ phân hủy tàn dư thực vật. 100
3.4.3. Chất lượng đất trước và sau thí nghiệm . 104
3.5. Xác định các biện pháp canh tác thích hợp nhằm duy trì và
nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất . 107
3.5.1. Thí nghiệm trồng vải có cây che phủ trên đất đồi. 108
3.5.2. Thí nghiệm xác định biện pháp bón phân hữu cơ và cày vùi tàn dư
thực vật đối với cây hàng năm (chuyên lúa, lúa - màu và chuyênmàu) .114
3.5.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các thí nghiệmđồng ruộng. 118
3.6. Đề xuất các mô hình và các giải pháp cải thiện chất hữu cơ trên đấtxám.123
3.6.1. Đề xuất các mô hình cải thiện chất hữu cơ trên đất xám tỉnh BắcGiang.123vi
3.6.2. Các giải pháp cải thiện chất hữu cơ trên đất xám tỉnh Bắc Giang.124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 127
1. Kết luận . 127
2. Kiến nghị . 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.130
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 131
200 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tình hình chất hữu cơ, mùn và các biện pháp cải thiện chất hữu cơ trong đất xám tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Quang Thịnh, Đại Lâm, Xương Lâm, Hương
Lạc, Tân Hưng.
d. Tài nguyên khoáng sản
Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Lạng Giang không có tài
nguyên khoáng sản nào có trữ lượng lớn; đáng quan tâm nhất là nguồn cát sỏi
được khai thác từ các sông trên địa bàn phục vụ xây dựng, tuy nhiên việc khai
thác cũng cần có kế hoạch cụ thể và phải được kiểm soát đảm bảo tính bền
vững của môi trường.
e. Tài nguyên nhân văn
Lạng Giang là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và
cách mạng. Nhân dân các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương,
có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Xu thế hội
nhập với cả nước, khu vực và quốc tế là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá -
hiện đại hoá, xây dựng huyện Lạng Giang giàu, đẹp, văn minh.
67
Tài nguyên du lịch của Lạng Giang được nghiên cứu, đánh giá bao gồm
cả hai loại hình là du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Huyện Lạng Giang có địa
danh lịch sử nổi tiếng từ ngàn năm xưa như: Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang,
điểm du lịch chùa Tiên Lục với cây Dã Hương nghìn năm tuổi, du lịch vườn Cò
xã Đào Mỹ và vườn sinh thái xã Tân Dĩnh; ngoài ra còn có hồ Hố Cao (xã
Hương Sơn) dài khoảng 3 km, rộng 200 - 300 m có thể phát triển thành điểm du
lịch tự nhiên của huyện.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
a. Môi trường đất
Nhìn chung đất của huyện Lạng Giang chưa bị ô nhiễm các hoá chất bảo
vệ thực vật như Padan, Monitor và Oftox. Người dân vẫn lạm dụng phân bón vô
cơ trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nơi sử dụng chưa theo chỉ dẫn khoa học,
đây là yếu tố đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường đất. Bên cạnh đó
các chất thải chăn nuôi tập trung ở các trang trại, các hộ chăn nuôi với quy mô
lớn đều đổ thẳng ra cống rãnh thoát nước, không có biện pháp thu gom, xử lý nên
có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường đất nông
nghiệp (UBND huyện Lạng Giang, 2010).
b. Môi trường nước
Nguồn nước sạch chủ yếu được cung cấp từ giếng khơi, giếng khoan là
những nguồn dễ bị nhiễm bẩn, nhất là nhiễm bẩn vi sinh vật. Hiện nay trong
nước sử dụng cho nông nghiệp đã phát hiện thấy kim loại nặng và dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật; nước ngầm có hàm lượng các vi nguyên tố như Cu, Zn,
Hg, Cd, Pb và As đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng Mn và Cr vượt
quá tiêu chuẩn. Ngoài ra nước ngầm có thể bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất vô cơ,
hữu cơ và vi sinh, vì vậy nước ngầm cần được xử lý trước khi dùng cho sinh hoạt
và sản xuất (UBND huyện Lạng Giang, 2010).
c. Môi trường không khí
Nhìn chung môi trường không khí ở các khu vực nông thôn còn trong
lành, về cơ bản chưa bị ô nhiễm các chất khí độc hại, bụi và tiếng ồn. Tuy nhiên
68
trong những thời điểm mùa vụ, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khu vực người
dân đốt rơm rạ sau thu hoạch gây ô nhiễm môi trường không khí và làm mất
lượng tàn dư hữu cơ có thể vùi trả lại cho đất.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2005 - 2010 kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá,
năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ phát triển kinh tế của các ngành kinh tế ước
đạt 13,5%; trong đó: nông lâm thủy sản tăng 5,45%; công nghiệp - TTCN và XD
tăng 18,65%; thương mại dịch vụ tăng 20,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giảm từ 47,27% (năm
2005) xuống còn 39,71% năm 2010; công nghiệp - TTCN và XD từ 34,4% (năm
2005) xuống 30,28%; thương mại dịch vụ tăng từ 18,33% (năm 2005) lên
30,01%. Bình quân thu nhập đầu người từ 5,2 triệu đồng năm 2005 lên 11,4 triệu
đồng năm 2010.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Năm 2010 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 1.200 tỷ đồng (giá so
sánh năm 1994) tăng 686 tỷ đồng so với năm 2005 (514 tỷ đồng), tốc độ tăng
trưởng bình quân năm đạt 5,45% (trung bình cả tỉnh là 6,9%/năm).
- Sản xuất nông nghiệp: Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 554 tỷ
đồng (giá so sánh năm 1994). Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có
bước chuyển biến tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm dần từ 47,27% năm 2005
xuống còn 39,71% năm 2010. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 50 triệu
đồng/ha.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 23.145 ha; năng suất lúa
đạt 53,26 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 87.115 tấn; bình quân
lương thực đầu người đạt 439 kg.
Diện tích và sản lượng một số cây ngắn ngày như: Lạc, đậu, thuốc lá,
đều tăng. Toàn huyện trồng được 350 ha rau chế biến, tập trung chủ yếu tại các
69
xã: Hương Sơn, Quang Thịnh, Tân Hưng, Đào Mỹ, Hương Lạc, Thái Đào; bình
quân doanh thu đạt 60-100 triệu đồng/vụ. Tổng diện tích đất trồng cây ăn quả đạt
4.300 ha, sản lượng đạt 20.000 tấn, giá trị đạt 55 tỷ đồng/năm. Trên địa bàn
huyện hiện có 230 mô hình trang trại đạt tiêu chí kinh tế trang trại sản xuất có
hiệu quả kinh tế.
- Lâm nghiệp:
Kinh tế lâm nghiệp có bước phát triển ổn định trong những năm trở lại
đây, năm 2005 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (giá cố định 1994) đạt 6,02 tỷ
đồng. Diện tích rừng trồng có khả năng khai thác còn hạn chế.
Đất lâm nghiệp có chiều hướng giảm do chuyển sang đất trồng cây lâu
năm và đất phi nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 1.541,71 ha
(đất rừng sản xuất), giảm 726,77 ha so với năm 2005 là xu hướng hợp lý.
- Chăn nuôi: Đàn trâu phát triển ổn định, tăng đàn bò, đàn lợn và đàn gia
cầm. Mô hình chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp đã
được áp dụng tại một số xã: Tân Hưng, Xuân Hương, Tiên Lục, Xương Lâm
đạt hiệu quả. Năm 2010, tổng đàn trâu, bò đạt 33.000 con, tăng 26,9%, trong đó
đàn bò chiếm 71,8%; đàn lợn 200.200 con, tăng 33,5%; đàn gia cầm 1.624.000
con, tăng 8% so với năm 2005.
- Thuỷ sản: Huyện đã chuyển 1.140 ha đất chiêm trũng cấy 01 vụ lúa không
ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2010, giá trị sản phẩm ngành thủy sản đạt
18,62 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), sản lượng thủy sản ước đạt 6.000 tấn.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 137,2
tỷ đồng (giá cố định 1994), sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề nông thôn được khuyến khích phát triển. Đến nay, một số cụm, điểm công
nghiệp được hình thành và đang thu hút các dự án phát triển công nghiệp, huyện
đang ưu tiên tăng vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển công nghiệp - TTCN và
ngành nghề nông thôn, thực hiện chính sách khuyến công, trợ giúp, tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp. Sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện đã có
70
sự khởi sắc, năng lực sản xuất bước đầu đã được nâng lên.
- Xây dựng cơ bản: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2005 -
2010 đạt trên 3.000 tỷ đồng, riêng năm 2008 và 2009 đã đầu tư gần 700 tỷ đồng để
cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương, kiên cố hóa trường, lớp học, đường giao
thông. Đã cứng hóa 100% các tuyến đường huyện; 312,8 km đường giao thông
nông thôn; 55 km kênh mương với tổng mức kinh phí 122,8 tỷ đồng. Nhiều công
trình trọng điểm của huyện như: Đường Vôi – Xương Lâm – Đại Lâm, Vôi – An
Hà – Đào Mỹ, Tân Dĩnh – Mỹ Hà; đường thị trấn Vôi – An Hà; các công trình
kiên cố hóa trường, lớp học được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Hệ thống lưới điện tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, quản lý sử dụng có
hiệu quả. Hệ thống đèn đường thị trấn Vôi, thị trấn Kép, xã Tân Thịnh, Phi Mô
đã được hoàn thành theo kế hoạch bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành
điện quản lý trực tiếp, bán điện đến các hộ dân.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động dịch vụ - thương mại của Lạng Giang trong thời gian qua phát
triển khá phong phú và đa dạng. Tích cực đầu tư, quy hoạch và phát triển một số
điểm dân cư nông thôn; tạo điều kiện, khuyến khích hình thành các điểm thu
mua, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm cho nông dân. Xây dựng và triển khai thực
hiện đề án phát triển trung tâm thương mại và hệ thống chợ nông thôn giai đoạn
2006-2015, đã nâng cấp được một số chợ như: Chợ Bằng (An Hà), chợ Giỏ (Tân
Dĩnh), chợ Vôi, chợ Tân Thịnh, chợ Thái Đào, chợ Năm (Tiên Lục) Toàn
huyện có trên 3.800 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 377 tỷ đồng, tăng 191 tỷ đồng so
với năm 2005 (186 tỷ đồng). Khôi phục trở lại một số hoạt động xuất khẩu, năm
2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7,7 triệu USD (tương đương 138 tỷ đồng).
Các loại hình du lịch phù hợp với điều kiện địa phương cũng từng bước
được hình thành và đi vào hoạt động tại một số địa điểm như: Cụm di tích lịch sử
văn hoá và cây Dã Hương xã Tiên Lục, vườn cò xã Đào Mỹ, hồ Hố Cao xã
Hương Sơn
71
Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh mẽ, 100% các xã, thị trấn có
điện thoại liên lạc thuận tiện; hệ thống bưu cục và điểm bưu điện văn hóa xã
được xây dựng đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Số thuê bao điện thoại toàn
huyện đạt 120 máy/100 dân, tăng 24 lần so với năm 2005.
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
3.1.3.1. Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
* Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Nguồn lao động dồi dào với khoảng gần 9 vạn lao động, nhân dân có truyền
thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
- Lạng Giang nằm ở vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Bắc bộ và
vùng Trung du miền núi phía Bắc với địa hình đa dạng, có thuận lợi để phát triển
nền nông, lâm nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi phong phú.
- Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, gần trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh
và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; nằm
trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng, tạo ra sự thuận lợi cho việc giao thương kinh tế trong nước và quốc tế.
Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 60 km tính theo đường ô tô, gần sân bay
quốc tế Nội Bài. Có các trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ) quan trọng của Quốc gia chạy qua. Quốc lộ 1A trong tương lai gần (giai
đoạn 2011 - 2015) sẽ trở thành đường cao tốc nối Hà Nội với Nam Ninh (Trung
Quốc) trong tuyến hành lang Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt liên
vận quốc tế Hà Nội - Bắc Kinh (Trung Quốc). Có các tuyến đường bộ và đường
sông nối với các cảng biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng.
* Khó khăn:
- Ít nguồn tài nguyên, ngoài tài nguyên đất các loại tài nguyên thiên nhiên
khác hầu như không có hoặc không đáng kể.
72
- Trong mùa khô có lượng mưa ít, bốc hơi nhiều, dẫn đến tình trạng khô
hạn, nhiều năm bị mất mùa và suy giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến chất
lượng đất.
- Vẫn còn tình trạng người dân lạm dụng phân bón vô cơ, đốt tàn dư thực
vật sau thu hoạch, dẫn đến tình trạng suy giảm chất hữu cơ trong đất. Ở khu vực
vùng cao, đồi núi, một số nơi đã xảy ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn, đất trượt, sạt
lở vào mùa mưa, đây cũng là nguyên nhân gây suy thoái chất hữu cơ và chất lượng
đất, đã gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong khu vực.
- Kết cấu hạ tầng được huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp có nhiều thay
đổi về diện mạo nhưng còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế, xã hội của huyện.
- Hiện tại vấn đề ô nhiễm môi trường tuy chưa bị ảnh hưởng nhiều song
cũng cần phải cảnh báo để không gây ảnh hưởng đến sản xuất, chất lượng cuộc
sống và sức khỏe của nhân dân.
3.1.3.2. Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
* Những kết quả đạt được:
- Là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các huyện lân cận và
được duy trì liên tục.
- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.
Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình Quốc gia về phát triển văn hóa -
xã hội đã được thực hiện và đạt kết quả tích cực như: xóa đói giảm nghèo, giảm
tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống
văn hóa mới.
- Công nghiệp đang phát triển tuy còn nhỏ bé, song một số dự án công
nghiệp lớn như cụm công nghiệp Tân Dĩnh, Vôi đã được hình thành và bước đầu
thu hút các nhà đầt tư sản xuất, kinh doanh và các điểm công nghiệp nhỏ ở các
xã, thị trấn đã được hình thành, đang được chú trọng.
73
* Những hạn chế cần khắc phục:
- Cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp (chiếm 39,71%), năng suất lao
động thấp, công nghiệp còn nhỏ bé và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu.
Nguồn lao động đông nhưng chất lượng lao động còn thấp và cán bộ quản lý có
năng lực ở địa phương chưa nhiều. Số doanh nghiệp đầu tư lớn trên địa bàn còn ít,
chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và số lượng còn thấp so với tiềm năng.
- Lạng Giang là huyện có quy mô dân số tương đối lớn, đứng thứ 4/10
huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang (xếp sau các huyện Hiệp Hoà, Lục Nam,
Lục Ngạn); bình quân diện tích đất nông nghiệp/người vào loại thấp (khoảng
1.220 m
2/người), bằng 0,72 lần mức bình quân của tỉnh (tỉnh Bắc Giang 1.700
m
2/người), hầu hết đất đai bạc màu, chất lượng thấp và nguồn khoáng sản có trữ
lượng không đáng kể.
- Nền kinh tế của Lạng Giang trong những năm gần đây đang có tốc độ
trưởng cao, nhưng giá trị tuyệt đối và quy mô nền kinh tế nhỏ, chưa tạo ra được
nguồn lực mạnh để có bước đột phá đi lên.
Nhìn chung, điểm xuất phát của nền kinh tế Lạng Giang vẫn ở mức thấp
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện. Do đó, trong những năm tới
cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể, khoa học để khai thác và huy
động mọi nguồn lực, trong đó bao gồm nội lực và ngoại lực để tạo ra bước đột
phá phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.2. Đặc điểm nhóm đất xám huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
3.2.1. Phân loại đất xám của huyện Lạng Giang
Theo kết quả phân loại đất theo FAO-UNESCO của Viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp năm 2010, ở địa bàn huyện Lạng Giang có 16.884,20 ha
đất xám (Acrisols) với các đơn vị đất xám sau:
- Đất xám điển hình (Haplic Acrisols-ACh) có diện tích 3.824,00 ha.
- Đất xám có tầng loang lổ (Plinthic Acrisols-ACp) có diện tích 8.296,50 ha.
- Đất xám feralit (Ferralic Acrisols-ACf) có diện tích 4.763,70 ha.
74
3.2.2. Một số tính chất lý, hóa học của đất nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu hàm lượng, chất lượng chất hữu cơ và mùn ,
một số tính chất cơ bản của đất xám dưới một số loại hình sử dụng đất ở
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang chúng tôi đã đào 17 phẫu diện dưới các
loại hình sử dụng đất chính trên 3 đơn vị đất thuộc nhóm đất xám của vùng.
Thông tin chung về các phẫu diện đã được mô tả trong bảng 2.1 cho thấy: các
loại hình sử dụng đất chuyên màu, chuyên lúa, lúa màu được phân bố chủ yếu
trên đất xám có tầng loang lổ; loại hình sử dụng đất cây ăn quả phân bố trên
đất xám điển hình và đất xám feralit; loại hình sử dụng đất rừng sản xuất được
phân bố trên đất xám feralit.
3.2.2.1. Mô tả hình thái một số phẫu diện đất điển hình
a. Đơn vị đất xám điển hình
Đại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện LG07 dưới loại hình cây ăn quả
đào tại thôn Ngọc Sơn, Xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Cây trồng chính là vải. Thảm thực vật gồm cỏ tranh, cỏ chỉ, thài lài, Địa hình
đồi núi, tiểu địa hình cao, thoát nước tốt.
b. Đơn vị đất xám có tầng loang lổ
Đại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện LG09 dưới loại hình chuyên màu
tại thôn Yên Lại, xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cây trồng
chính: lạc, đỗ tương, khoai tây, su hào, bắp cải, ... Địa hình toàn vùng bằng
phẳng, tiểu địa hình vàn cao, thoát nước tốt. Mẫu chất phù sa cổ.
c. Đơn vị đất xám feralit
Đại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện LG17 dưới loại hình sử dụng đất
rừng sản xuất, đào tại thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang. Cây trồng chính là bạch đàn. Địa hình toàn vùng đồi núi dốc thoải,
thoát nước tốt.
3.2.2.2. Kết quả phân tích một số tính chất lý, hóa học của đất nghiên cứu
Đánh giá các tính chất lý, hóa học chính của đất xám ở huyện Lạng Giang
được dựa trên một số chỉ tiêu sau:
75
Hình 3.2. Ảnh cảnh quan phẫu diện LG07
Mô tả phẫu diện:
0 – 12 cm: Đất có màu xám (10YR5/4),
rất khô, chặt, thành phần cơ giới thịt pha
cát, cấu trúc cục nhỏ, lẫn nhiều rễ cây.
Chuyển lớp rõ về màu sắc.
12 – 41 cm: Đất có màu xám nhạt
(10YR 6/4), khô, chặt, thành phần cơ
giới thịt pha cát và sét, kết cấu cục tảng.
Chuyển lớp từ từ.
41 – 80 cm: Đất có màu xám nâu nhạt
(10YR 7/6), ẩm, thành phần cơ giới thịt
pha cát và sét, hơi chặt, kết cấu cục tảng,
có lẫn sạn thạch anh.
Hình 3.3. Ảnh phẫu diện LG 07
76
Hình 3.4. Ảnh cảnh quan phẫu diện LG09
Mô tả phẫu diện:
0 – 20 cm: Đất có màu xám nâu (7,5YR
4/3), ẩm, có lẫn nhiều rễ nhỏ, có lẫn ít sạn
thạch anh, thành phần cơ giới thịt pha cát
và sét, kết cấu hạt nhỏ, khá tơi xốp,
chuyển lớp rõ về màu sắc.
20 – 32 cm: Đất có màu vàng nhạt (7,5YR
5/8), rất ẩm, dính, thành phần cơ giới thịt
pha cát và sét, kết cấu viên hạt, có nhiều
kết von và sạn thạch anh, có nhiều đốm
màu vàng, đỏ chuyển lớp rõ về màu sắc.
32 – 80 cm: Đất có màu đỏ vàng (10YR
6/6), màu đốm gỉ (2,5 YR 4/6), ẩm, thành
phần cơ giới thịt pha sét, kết cấu cục tảng,
có lẫn rất nhiều sạn thạch anh, rất nhiều kết
von màu đỏ.
Hình 3.5. Ảnh phẫu diện LG 09
77
Hình 3.6. Ảnh cảnh quan phẫu diện LG17
Mô tả phẫu diện:
0 – 25 cm: Đất có màu xám nhạt
(7,5YR 6/4), khô, tơi xốp, thành
phần cơ giới thịt, có cấu trúc viên
hạt, lẫn nhiều rễ cây, chuyển lớp từ
từ.
25 – 100 cm: Đất có màu xám nâu
nhạt (7,5YR 4/8), khô, rắn, thành
phần cơ giới thịt pha limon, cấu
trúc viên hạt, lẫn ít rễ cây, có nhiều
đá lẫn đường kính 3-8 cm, tỷ lệ 40-
80%.
Hình 3.7. Ảnh phẫu diện LG 17
78
(1). Thành phần cơ giới
(2). Độ chua
(3). Chất hữu cơ tổng số
(4). Hàm lượng N tổng số
(5). Hàm lượng P2O5 tổng số
(6). Hàm lượng P2O5 dễ tiêu
(7). Hàm lượng K2O tổng số
(8). Hàm lượng K2O dễ tiêu
(9). Các cation trao đổi: Ca2+, Mg2+, Al3+...
(10). Dung tích hấp thụ (CEC)
a. Đất xám điển hình (ACh)
Tiến hành đào 05 phẫu diện dưới các loại hình sử dụng là vải, lúa màu và
chuyên màu để nghiên cứu tính chất của đơn vị đất này, kết quả phân tích 03
phẫu diện điển hình được thể hiện chi tiết ở bảng 3.3 cho thấy:
Đất xám điển hình có TPCG tầng mặt là thịt pha cát, kết cấu kém. Trên
đất này biện pháp canh tác và loại hình sử dụng đất đã tác động mạnh đến các
tính chất đất ở tầng mặt. Đất 2 lúa màu và chuyên màu có tầng canh tác dày
(25 cm) do thường xuyên được cày xới, đất trồng vải có tầng canh tác mỏng
hơn (12 cm), thành phần cơ giới thô hơn. Phản ứng đất rất khác nhau: đất
chuyên màu do người dân bón vôi cho lạc nên pHKCl = 7, ở các tầng đất dưới
đều chua hơn tầng mặt, đất 2 lúa màu ít chua hơn, đất trồng vải chua toàn
phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất dao động từ trung bình đến rất
thấp (OM tầng mặt dao động 1,94 - 2,58%) và giảm nhanh theo chiều sâu. NTS
ở mức trung bình (NTS 0,14 - 0,17%), P2O5TS tầng mặt từ nghèo đến khá
(P2O5TS 0,06 - 0,18%), P2O5 dễ tiêu dao động ở mức thấp đến trung bình (7,77
- 15,30 mg/100g đất). K2O cả tổng số và dễ tiêu đều nghèo trong toàn phẫu
diện. CEC tầng mặt ở mức thấp, dao động trong khoảng 6,78 - 10,44 ldl/100g
đất, thấp nhất là ở đất trồng vải. Ca2+ trao đổi trong đất 2 lúa màu và chuyên
màu ở mức trung bình (tầng mặt dao động 6,62-9,88 ldl/100g đất), trong đất
trồng vải là rất thấp (1,98 ldl/100g đất), Mg2+ ở đất chuyên màu rất thấp (<
0,20 lđl/100g đất) không đáp ứng được yêu cầu của cây trồng (Bayer, 1982),
đất trồng vải có Mg2+ cao nhất (1,35 lđl/100g đất), có nguy cơ dẫn đến mất
cân đối Ca, Mg cho cây trồng.
79
Như vậy, có thể đánh giá chung là đất xám điển hình ở huyện Lạng Giang
có độ phì nhiêu ở mức thấp với các hạn chế cơ bản cho sản xuất nông nghiệp:
TPCG nhẹ, đất chua; hàm lượng hữu cơ, CEC, dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều
ở mức thấp. Trong canh tác người dân thường sử dụng đơn vị đất này để trồng
cây hàng năm: chuyên lúa, lúa màu, chuyên màu và một ít diện tích trồng vải.
b. Đất xám có tầng loang lổ (ACp)
Tiến hành đào 07 phẫu diện trên 3 loại hình sử dụng đất: lúa màu, chuyên
màu và chuyên lúa để nghiên cứu một số tính chất của đất xám có tầng loang lổ
đỏ vàng. Kết quả phân tích 03 phẫu diện điển hình được thể hiện chi tiết ở bảng
3.3, cho thấy: Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng có tầng canh tác dày 20 cm,
TPCG tầng mặt từ thịt pha sét và cát đến sét. Đất tầng mặt chua, pHKCl biến động
5,3 - 5,6 và chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt ở mức thấp
(OM: 2,22 - 2,43%) và giảm mạnh theo chiều sâu phẫu diện. Tác dụng tích lũy
sinh học ở tầng mặt thể hiện rất rõ không phải chỉ đối với chất hữu cơ mà cả các
chất dinh dưỡng khác. NTS tầng mặt ở mức trung bình (NTS dao động 0,16 -
0,28%) và giảm mạnh theo chiều sâu phẫu diện; P2O5 cả tổng số và dễ tiêu từ
nghèo đến trung bình; K2O5 cả tổng số và dễ tiêu đều nghèo; CEC của đất ở mức
thấp, ở tầng mặt dao động 9,82 - 13,91 ldl/100g đất. Ca2+ trao đổi tầng mặt dao
động 9,87 - 10,10 ldl/100g đất, ở mức trung bình đến thấp. Ở tầng mặt phẫu diện
LG02 (LM) Mg
2+
trao đổi đã xuống dưới 0,20 lđl/100g đất, chứng tỏ đất rất thiếu
magiê nên cần được kịp thời bổ sung bằng các loại phân có magiê. Kali dễ tiêu
rất nghèo, nguyên nhân do người dân trong vùng bón kali rất ít, đồng thời lại
không bón đủ phân hữu cơ.
Qua đó cho thấy, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng có độ phì nhiêu ở mức
thấp. Các yếu tố hạn chế chính trong sản xuất nông nghiệp là: đất chua, OM%
thấp, dinh dưỡng dễ tiêu từ trung bình đến thấp; CEC, Ca và Mg trao đổi thấp.
Đơn vị đất này chủ yếu phân bố ở những nơi có địa hình cao, gặp khó khăn về
nước tưới, đã dẫn đến hiện tượng thoái hóa hóa học, tạo kết von trong đất. Hiện
nay người dân sử dụng chủ yếu để trồng các cây hàng năm như chuyên lúa, lúa-
màu và chuyên màu.
80
Bảng 3.3. Kết quả phân tích các phẫu diện đất điển hình
Tên
đơn vị
đất
Phẫu
diện
đất
LUT
Độ sâu
(cm)
Tỷ lệ cấp hạt (%)
pHH2o pHKCl
Hàm lƣợng tổng số (%)
Hàm lƣợng dễ
tiêu (mg/100g
đất)
Cation trao đổi (ldl/100g đất)
CEC
(ldl/
100g
đất) Cát Limon Sét OM N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca
2+ Mg2+ Al3+ K+
Đất
xám
điển
hình
(ACh)
LG10 2L-M
0-25 58,08 34,38 7,55 6,3 5,3 2,58 0,15 0,06 0,51 7,77 2,55 6,62 0,26 0,04 0,05 10,12
25-40 50,33 35,28 14,40 5,7 4,1 1,22 0,05 0,04 0,38 0,76 1,08 7,64 0,90 - 0,02 8,82
40-90 22,75 39,33 37,93 4,6 3,7 0,26 0,04 0,03 0,40 0,50 1,91 7,58 0,17 - 0,04 8,32
LG13 CM
0-25 58,35 26,08 15,58 7,2 7,0 2,00 0,14 0,10 1,05 15,30 8,93 9,88 0,19 - 0,19 10,44
25-45 25,63 33,08 41,30 4,3 3,7 0,89 0,09 0,03 1,25 0,99 2,37 3,98 0,09 2,58 0,05 13,47
45-90 34,58 27,58 37,85 4,3 3,9 0,58 0,03 0,04 1,16 0,67 2,86 4,78 0,41 1,85 0,06 12,61
LG07 Vải
0-12 66,09 19,57 14,34 5,3 4,1 1,94 0,17 0,18 1,45 10,81 10,24 1,98 1,35 0,82 0,08 6,78
12-41 68,72 17,08 14,20 5,1 4,1 1,08 0,14 0,05 2,06 0,87 2,85 1,92 1,57 0,75 0,05 4,98
41-120 66,20 17,80 16,00 5,8 4,1 0,79 0,09 0,03 1,98 0,75 1,98 1,15 1,02 0,69 0,03 4,85
Đất
xám có
tầng
loang
lổ
(ACp)
LG02 LM
0- 20 25,68 34,04 40,28 5,8 5,6 2,22 0,28 0,04 0,38 10,76 1,18 9,87 0,19 0,02 0,19 10,32
20- 30 16,52 33,30 50,18 5,5 5,1 1,27 0,07 0,03 0,40 5,50 1,97 3,92 0,17 2,58 0,05 7,56
30- 120 10,47 27,31 62,22 5,0 4,7 0,89 0,05 0,10 1,05 4,30 1,93 4,77 0,47 1,85 0,06 7,15
LG03 CL
0-20 40,32 38,09 21,59 5,8 5,3 2,39 0,21 0,05 0,62 7,12 2,27 4,14 0,13 0,02 0,06 9,86
20-31 50,61 21,02 28,37 5,5 4,8 1,31 0,10 0,03 0,41 0,92 1,12 2,67 0,26 0,01 0,03 9,75
31-120 26,42 39,70 33,88 4,9 4,2 0,69 0,06 0,03 0,36 0,57 1,82 2,18 0,18 - 0,02 9,71
LG09 CM
0 - 20 57,10 15,05 27,85 6,7 5,4 2,43 0,16 0,13 0,57 9,36 3,14 10,10 0,98 0,05 0,07 13,91
20 - 32 50,43 23,75 25,82 6,5 6,1 0,52 0,10 0,03 0,49 1,31 3,79 7,00 0,59 - 0,08 10,56
32 - 80 36,70 27,50 35,80 5,0 4,4 1,08 0,06 0,02 0,58 0,87 3,71 7,00 0,93 1,20 0,16 13,14
Đất
xám
feralit
(ACf)
LG11 Vải
0-19 51,78 32,58 15,65 4,8 4,2 3,41 0,24 0,07 1,44 14,8 12,20 6,87 0,38 0,21 0,26 14,55
19-70 66,03 5,20 28,78 4,3 3,7 0,84 0,15 0,04 2,26 0,90 2,91 4,34 0,75 3,63 0,06 12,71
LG12 Vải
0-18 55,05 28,63 16,33 4,2 3,6 2,56 0,15 0,07 0,69 9,41 5,14 1,42 0,31 1,80 0,11 12,22
18-40 48,78 30,33 20,90 4,1 3,8 0,96 0,10 0,04 0,70 1,25 2,10 1,28 0,39 2,45 0,04 10,72
40-85 67,38 0,43 32,20 4,1 3,6 0,33 0,08 0,03 0,84 1,10 2,46 2,06 0,08 4,65 0,05 12,16
LG17 RSX
0 - 12 65,03 19,57 15,40 5,3 4,2 1,94 0,12 0,08 0,60 1,23 3,14 2,03 0,08 1,62 0,06 6,78
12- 40 67,12 17,26 15,62 5,1 4,1 1,03 0,11 0,09 0,71 1,02 3,32 0,85 1,17 2,90 0,06 4,98
40- 120 34,25 28,16 37,59 4,8 4,0 0,77 0,09 0,11 0,86 0,81 3,53 1,08 0,71 3,01 0,05 4,85
8
0
81
c. Đất xám feralit (ACf)
Đào 05 phẫu diện đất dưới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_khd_luyen_huu_cu_0979_2005308.pdf