MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ TỘC NGưỜI NGHIÊN CỨU.8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.8
1.2. Cơ sở lý thuyết.16
1.3. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và người Nùng Phàn Slình .24
1.4. Khái quát về các điểm nghiên cứu.39
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÖC BẢN CỦA NGưỜI NÙNG PHÀN
SLÌNH .44
2.1. Một số tiêu chí phân loại bản .44
2.2. Tên gọi của bản.45
2.3. Nguyên tắc lập bản .48
2.4. Tổ chức không gian của bản.50
2.5. Thành phần dân cư trong bản .58
Chương 3: CÁC THIẾT CHẾ VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BẢN.73
3.1. Sở hữu và sử dụng đất đai .73
3.2. Hình thức quản lý bản .84
3.3. Quan hệ cộng đồng trong bản.105
3.4. Mối quan hệ giữa bản người Nùng Phàn Slình với bản của dân tộc
khác .112
Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HưỚNG BIẾN ĐỔI CỦA
BẢN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA .116
4.1. Những yếu tố tác động đến biến đổi bản.116
4.2. Xu hướng biến đổi .128
4.3. Một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay .135
4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp .143
KẾT LUẬN .148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .152
213 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn người Kinh thì xương xanh, người Tày không lấy, lấy người Kinh,
tìm hỏi không được một tiếng, rau cải không ăn, ăn cải làn, người Tày không lấy,
lấy người Nùng An. Người Kinh chê người Tày, người Mán ăn ở bẩn, ở nhà sàn có
phân trâu, phân lợn phía dưới.
Hơn thế nữa, chúng mua chuộc để tăng chức cho một số quan lại người Mán,
Chánh tổng, Phó Chánh tổng, lý trưởng thâm niên, tặng bằng trưởng lục, phong sắc
cửu phẩm, thưởng mề đay huân chương và làm lơ ăn tiền hối lộ của dân [7].
Thời kỳ này, trong bản của người Nùng Phàn Slình có một số thành viên
tham gia vào bộ máy chính quyền phong kiến và thực dân Pháp đô hộ. Đứng đầu
là Chánh tổng, dưới có Phó Chánh tổng, dưới nữa có Tổng đoàn phụ trách mặt
quân sự, Tổng sư phụ trách giáo dục, Khán thủ phụ trách công việc sổ sách ở bản.
Đứng đầu châu là Tri châu, dưới là Châu đoàn còn thấp hơn là Bang tá chuyên lo
việc sổ sách. Chế độ này chỉ tồn tại một khoảng thời gian sau đó hoàn toàn bị xóa
bỏ khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.
Trong xã hội người Nùng Phàn Slình trước Cách mạng tháng Tám năm 1945,
nam giới đủ 18 tuổi cũng bắt buộc phải đi lính, phục vụ chế độ xã hội thời đó theo
85
lệnh của quan trên. Nhà nào có từ hai suất đinh đến tuổi đi lính trở lên, lựa chọn lấy
một người chỉ trừ người tàn tật và độc đinh. Sự chi phí về việc tuyển lính, bản phải
chịu, khi dẫn lên tỉnh, bản cấp cho lý trưởng và người ứng tuyển mỗi người 0,3 hào.
Nếu người nào tình nguyện đi lính, được ứng mộ, khác chịu lấy các khoản lộ phí ấy
khi có lệnh đòi bổng lý đi, thị thực căn cước hạnh kiểm người ứng tuyển, bản cũng
cho bổng lý tiền phụ cấp như lệ kể trên. Tuy nhiên, số lượng này không có nhiều để
tạo nên một tổ chức giáp với đầy đủ các vai trò và trách nhiệm như ở vùng dưới
xuôi. Vì thế trong bản của người Nùng Phàn Slình vẫn duy trì được cách thức tổ
chức truyền thống của dân tộc.
Từ Đổi mới, với sự giải thể dần của các tổ hợp tác lớn, bản với tư cách là
đơn vị dân cư đã trở lại với vị trí vốn có của nó. Sự quản lý (hay quản trị) quan
trọng nhất của bản là về mặt nhân khẩu. Hệ thống tự quản bao gồm trưởng/phó bản,
công an viên có trách nhiệm nắm bắt, khai báo với chính quyền địa phương về sự
thay đổi nhân khẩu của bản, điều hành công việc trị an, phòng chống tệ nạn xã hội;
còn Bí thư, Chi hội trưởng các đoàn thể có trách nhiệm tổ chức hoạt động xã hội
theo chức năng của mình cũng như tư vấn cho trưởng/phó bản. Ngoại trừ công an
viên, các chức vụ này đều là do người dân nói chung hoặc thành viên của các tổ
chức chính trị - xã hội bầu ra, đảm nhận theo nhiệm kỳ và hưởng phụ cấp theo quy
định của Nhà nước. Tổ chức bản là trung gian hiệu quả giữa từng cá nhân, hộ gia
đình với chính quyền cơ sở trong các vấn đề ít liên quan chặt chẽ đến quyền, lợi ích,
nghĩa vụ của công dân; phối hợp với các ban ngành chức năng thực hiện thông tin,
tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Còn với những
quan hệ mang tính hành chính giữa Nhà nước với người dân, việc giải quyết vẫn
thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở - tức Ủy ban nhân dân xã. Sự phân quyền
này, ở góc độ nhất định, đã làm giảm vai trò của tổ chức bản đối với các cá nhân, hộ
gia đình, đồng nghĩa với sự gia tăng tính hướng ngoại của các yếu tố thành phần
bên trong nó.
3.2.1. Trưởng bản và vai trò của trưởng bản
Tâm lý chung của con người có an cư mới lạc nghiệp. Do vậy ổn định chỗ ở
86
để định cư lâu dài, ổn định tổ chức nội bộ cộng đồng để phát triển bền vững là một
điều mà ở bất cứ cộng đồng nào cũng hướng tới. Điều kiện thuận lợi để các thành
viên yên tâm làm ăn sinh sống, bảo tồn, phát huy và gìn giữ văn hóa của dân tộc.
Do đó, việc bầu trưởng bản trong cộng đồng vào thời gian đầu ở vùng đất mới là
một việc làm cần thiết.
Trước năm 1945, người có uy tín được bầu làm trưởng bản (tầu bản) trong
cộng đồng người Nùng Phàn Slình là những người tiên phong đặt chân lên mảnh đất
này. Họ có công “nhẳm nhả, khả tặc” (khai sơn phá thạch), tạo dựng nên một vùng
đất mang dấu ấn đặc trưng riêng với những nếp nhà sàn liên tiếp, trải dài, dọc theo
chân các sườn đồi núi thấp hay ở giữa thung lũng núi đá. Những địa danh như: Ba
Đình, Đồng Mẫu, Đồng Mây, Làng Mới ở xã Tân Long; Đồng Vung, Tân Đô ở xã
Hòa Bình; Khe Mong, Khe Quân ở xã Văn Lăng; Cầu Mây, La Đùm ở xã Văn Hán.
Tiêu chí đầu tiên và tiên quyết để lựa chọn trưởng bản phải là người Nùng
Phàn Slình, nguồn gốc tổ tiên rõ ràng, trong sạch, gia đình khá giả trong vùng (có
nhiều ruộng, nhiều trâu và thừa thóc ăn quanh năm); là người đại diện của dòng họ
có đông các hộ gia đình trong bản; là người am hiểu phong tục tập quán, đặc biệt là
luật tục của dân tộc; là người giỏi giao tiếp, có tài ăn nói ứng đối với các thành phần
trong xã hội; là người đại diện cho dân bản giải quyết các công việc liên quan đến
hành chính với tổ chức cơ quan Nhà nước; gia đình có vợ chồng êm ấm, thuận hòa,
đầy đủ con cái; bản thân gia đình không mang tiếng mắc bệnh ho lao, bệnh tâm
thần, bệnh động kinh; gia đình và dòng họ không bị mang tiếng có ma gà (phi cáy).
Trước năm 1945, trưởng bản là một vị trí mang tính đại diện rất cao của cộng
đồng. Là người có uy tín và được kính nể, trưởng bản có thể đứng ra giải quyết hầu
hết các công chuyện của bản như huy động lao động công ích, xử phạt người có tội,
chỉ huy nhân dân dựng nhà dựng cửa, khai khẩn đất hoang, đắp đập, đào mương
Chỉ những sự vụ hết sức nghiêm trọng thì người ta mới bẩm lên quan trên để giải
quyết, còn hầu như chuyện của bản nào thì bản nấy lo thông qua bàn tay của trưởng
bản. Giúp việc cho trưởng bản là phó bản, chủ yếu đóng vai trò là người thay mặt
trưởng bản trong một số tình huống và không phải bản nào cũng có phó bản. Tuy
87
nhiên, tiêu chuẩn lựa chọn phó bản cũng tương đối chặt chẽ như lựa chọn trưởng
bản. Công việc quản lý bản của họ hầu như là quản lý về mặt xã hội. Trưởng bản
không có vai trò lãnh đạo các gia đình làm kinh tế như chủ nhiệm hợp tác xã thời kỳ
sau - những người thay thế trưởng bản làm nhiệm vụ lãnh đạo cộng đồng vào thời
kỳ kinh tế tập thể.
Năm 1986 đánh dấu sự đổi mới toàn diện và sâu sắc về mọi mặt chính trị -
kinh tế - văn hóa xã hội của đất nước. Những người được bầu làm trưởng bản thêm
các tiêu chuẩn mang thời đại mới: tuổi đời trẻ hơn, có kiến thức, năng động và nhanh
nhẹn với sự chuyển biến của thời cuộc. Họ có trình độ học vấn, am hiểu khoa học kỹ
thuật, mạnh dạn đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, biết cách làm giàu, được
cộng đồng tín nhiệm, suy tôn, dẫn dắt quần chúng trong việc phát triển sản xuất, xóa
đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Cùng với đó, vai trò
của họ cũng có sự phong phú hơn và đang thực sự phát huy tác dụng trong cộng
đồng. Phạm vi ảnh hưởng của họ không chỉ giới hạn trong cộng đồng dân tộc mình
mà còn lan tỏa ra cộng đồng các dân tộc khác sống trên cùng một địa bàn cư trú. Họ ý
thức được bản thân mình cần phải quan tâm, chăm lo cho đời sống của đồng bào tốt
hơn. Mà nếu làm không tốt họ sẽ bị chính anh em, dòng họ khinh thường.
Đi đôi với việc xây dựng nếp sống mới và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc,
trưởng bản cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người dân tổ
chức các hoạt động văn hóa truyền thống và duy trì những nét đẹp trong phong tục
tập quán. Ngoài ra, họ còn tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện các chủ
trương chính sách và thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Họ luôn luôn
vận động đồng bào cảnh giác không nên tin lời kẻ xấu xúi giục, làm cho mọi người
thấy rằng Đảng, Nhà nước đã quan tâm để mọi người có được một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc; thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc; giúp lực lượng an
ninh nắm tình hình, chủ động đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động của kẻ xấu đối với
vùng dân tộc thiểu số; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là chỗ dựa tin cậy
quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc vận động, tuyên truyền đồng
bào thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
88
Vai trò của trưởng bản còn được thể hiện trong lao động sản xuất, phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và cộng đồng, góp phần vào phát triển kinh tế
địa phương được thể hiện trên các lĩnh vực như: vận động bà con chuyển dịch cơ
cấu kinh tế gắn với sản xuất hàng hóa; vận động bà con chăm lo làm ăn phát triển
kinh tế, nghiêm túc thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của
Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Nhờ có những trưởng bản luôn năng động, làm việc đầy trách nhiệm mà
bản của người Nùng Phàn Slình ngày càng phát triển đi lên.
3.2.2. Những người hành nghề tôn giáo, tín ngưỡng
Người Nùng Phàn Slình theo tín ngưỡng đa thần. Họ quan niệm “Vạn vật
hữu linh”, mọi thứ đều có linh hồn. Để có thể kết nối giữa hai thế giới trần tục và
thế giới thần linh, trong cộng đồng của họ có những người hành nghề tôn giáo, tín
ngưỡng phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, gồm: thầy Tào (slấy Tảo), thầy Pụt (slấy
Pụt) và thầy Mo (slấy Mo). Những người này được coi là “cần thá lủng” (người có
mắt sáng), tức có khả năng giao tiếp được với thần linh và các loại ma, là cầu nối
giữa thế giới thực tại và thế giới siêu nhiên, có khả năng bói toán, xem số, xem ngày
đặt móng làm nhà, giải hạn, cầu an, sinh nhật, cưới xin, đầy tháng, tang ma
Trong số các thầy cúng trên, thầy Tào là người có quyền năng cao nhất so
với các vị còn lại. Ông ta hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, giỏi chữ Nho, biết
nhiều câu chuyện cổ tích dân gian, ca dao tục ngữ, làn điệu sli Thầy đóng vai trò
quan trọng trong việc truyền lại văn hóa truyền thống cho các thế hệ con cháu mai
sau tiếp nối. Các thầy được phân loại đẳng cấp thành thầy dòng (thầy cao tay, cha
truyền con nối) với thầy học (trình độ thấp hơn, là người theo học thầy dòng).
Những người hành nghề tôn giáo, tín ngưỡng trong cộng đồng người trấn
yểm cho vùng đất được yên bình, trấn an cho người dân yên tâm làm ăn. Đồng thời
họ cũng cứu cánh về tinh thần cho con người trong những lúc bế tắc của cuộc sống.
Vai trò của các bậc thầy tâm linh là trao truyền văn hóa nghi lễ tín ngưỡng cho các
thế hệ con cháu đời sau. Trước đây, khi trình độ dân trí thấp sự tiếp cận với các
thông tin hiện đại bên ngoài còn hạn chế, vai trò của các thầy hành nghề cúng bái
89
với bản đóng khá quan trọng đối với đời sống văn hóa tâm linh của người dân.
Ngày nay, trong các bản của người Nùng Phàn Slình vẫn còn các thầy cúng
chuyên phục vụ nhu cầu tâm linh cho cộng đồng vào các dịp ma chay, lễ tết, cưới
xin Ví dụ: bản La Đùm (Văn Hán) có thầy Vy Ngọc H, bản Đồng Mây (Tân
Long) có thầy Hoàng Văn B, bản Tân Đô (xã Hòa Bình) có thầy Hoàng Ngọc T...
Sự phân biệt đẳng cấp giữa các thầy không còn cứng nhắc như trước. Uy tín của các
thầy trong mắt người dân phụ thuộc vào “vận đời”, năng khiếu và đạo đức ứng xử
hơn là nguồn gốc, gia thế. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những vẫn đề về tâm linh
tín ngưỡng không được sùng bái như trước nữa. Tuy nhiên, ở một khía cạnh văn
hóa, vai trò và vị trí của các thầy trong cộng đồng vẫn được coi trọng.
3.2.3. Các tổ chức phi quan phương trong bản
Là những cư dân sống bằng nông nghiệp, tục ngữ Tày - Nùng có câu: bản
dưới về giúp, bản trên về hộ (Bản tẩư mà hưa, bản nưa mà chỏi) thể hiện sự tương
trợ giúp đỡ, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Người Nùng Phàn
Slình coi công việc của gia đình khác cũng giống như công việc của nhà mình, tạo
nên ý thức cá nhân gắn liền với quyền lợi cộng đồng. Họ dám đứng ra gánh vác
công việc cũng như dám chịu trách nhiệm trước toàn thể cộng đồng. Mỗi cá nhân
không ai bảo ai, đều có ý thức trách nhiệm cao đối với các công việc được giao.
Vấn đề này từ lâu được thể hiện qua hoạt động của các các tổ chức phi quan phương
trong các bản nhằm hỗ trợ lẫn nhau sản xuất và sinh hoạt, với vai trò điều hoà và
quản lí các quan hệ xã hội. Dưới đây là một số tổ chức quan phương hiện vẫn tồn tại
trong từng bản người Nùng.
Liên quan đến việc hàng phường, có một vị trí rất quan trọng gọi là trùm
trưởng (trùm phường/trùm phe). Đó thường là đàn ông, chịu trách nhiệm điều hành,
chỉ đạo chung việc của các gia đình do hàng phường giúp. Vị trí này không hẳn là
được bầu nên, mà cũng không phải do chỉ định, mà là luân phiên giữa những người
có năng lực lãnh đạo, gọi là “để ai cũng được làm tướng một lần”. Nhiệm kỳ của
một trùm trưởng tính theo số lượng đám, ví dụ, nhiều bản quy định cứ qua 3 đám
ma là đổi trùm trưởng một lần. Trưởng bản cũng có thể đảm nhận vị trí trùm
90
phường. Đó gần như là một nghĩa vụ của những người có uy tín hơn là một vị trí
danh dự. Trùm phường có quyền lực lớn nhất trong đám ma của người Nùng.
- Hàng phường hỗ trợ sản xuất
Là những người làm nông nghiệp với hoạt động quanh năm chủ yếu trồng
lúa nước, nên trong quá trình từ khi cày vỡ ruộng, bừa ruộng, cấy, gặt hái và thu
hoạch đều yêu cầu cần có sự hợp sức của nhiều người. Do đó, trong thôn bản người
Nùng Phàn Slình đã hình thành hàng phường như: phường cày bừa, phường nhổ
mạ, phường cấy và gặt hái lúa.
Phường cày bừa là tập hợp những người nam giới còn trẻ, khỏe khoảng từ 18
tuổi trở lên. Họ có thể là anh em trong cùng một gia đình, anh em trong dòng họ hay
làng bản láng giềng thân cận, bạn bè thân nhau. Khi gia đình nào chuẩn bị ruộng cấy, họ
đi đến từng nhà nhờ nhau báo ngày bắt đầu đi cày đi bừa. Mỗi phường chỉ có khoảng từ
3 - 5 người. Thời gian bắt đầu làm việc từ rất sáng sớm. Ai đi hộ, mang luôn trâu của nhà
mình đi. Nếu trâu to, họ mang một con, nếu trâu nhỡ thì hai con (nếu đi bừa vì có thể lắp
đôi được). Những đám ruộng của người Nùng Phàn Slình rộng khoảng từ 1 - 5 sào. Sau
khi hết nhà này lại đến nhà khác. Mọi người luân phiên thay đổi công cho nhau. Xong
công việc, ai lại về nhà đó và không ở lại dùng cơm.
Đến khi nhổ mạ, cần hợp sức của khoảng 10 - 20 người nam giới làm trong
một buổi chiều. Gia chủ phải tính toán nhờ được đủ người để nhổ mạ đủ cấy hết
ruộng của mình. Do vậy, họ cũng đi nhờ anh em, họ hàng, hàng bản láng giềng giúp
cho một buổi. Sau khi hoàn thành công việc, mọi người sẽ được gia chủ mời cơm.
Nếu nhổ mạ tốn nhiều sức lực là công việc của nam giới, cấy lúa là công việc
của nữ giới. Trong mỗi bản bao giờ cũng có phường cấy lúa. Các chị em trong gia
đình, họ hàng, làng bản láng giềng với nhau. Khi nhà nào nhổ mạ đi nhờ người, nhờ
luôn cả hai việc nhổ mạ và cấy hái. Phường cấy lúa thường đông hơn phường nhổ
mạ, khoảng 25 - 40 người. Việc cấy chỉ diễn ra trong một buổi sáng xong hết ruộng.
Sau đó, mọi người cũng được gia chủ mời một bữa cơm thịt gà đầy đủ. Với phụ nữ,
có khi cả năm họ mới đến nhà nhau một lần bởi ngày thường ít khi có lý do gì đến
với nhau. Do vậy, bữa cơm lúc cấy hái là dịp mọi người thể hiện tình cảm và sự
91
quan tâm của mình. Cứ như thế, nhà nọ nối tiếp nhà kia, tất cả mọi người làm việc
với tinh thần tự nguyện và nguyên tắc đổi công, chỉ trong khoảng 1 tuần đến 10
ngày ruộng của cả bản đã xong xuôi.
Trước đây, làm cỏ lúa chủ yếu bằng chân hoặc cào cỏ cho nên thời gian cũng
phải mất 7 - 10 ngày họ mới xong ruộng. Chỉ có một số gia đình có nhiều ruộng, họ
mới nhờ tới mọi người giúp, còn lại các gia đình tự đi làm là chủ yếu.
- Hàng phường hỗ trợ làm nhà
Người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ hầu hết đều ở nhà sàn để tránh ẩm ướt
và thú dữ. Nhưng để làm được một ngôi nhà sàn đòi hỏi rất nhiều công sức từ khi
lên rừng tìm gỗ, chặt gỗ, xẻ gỗ, kéo gỗ về, nhờ hoặc thuê thợ đục đẽo, nhờ anh em
họ hàng, người dân trong bản giúp dựng nhà. Khi gia chủ đã tập hợp đủ số lượng gỗ
làm nhà, họ sẽ nhờ anh em nam giới trong bản mang trâu lên rừng kéo gỗ về. Mỗi
phường có tới hàng chục người.
- Hàng phường hỗ trợ đám tang
Ngày trước, khi dân số trong các bản còn ít, mấy bản mới tập hợp được thành
một tổ chức hàng phường. Tổ chức này có thể là anh em, cùng họ hàng, cùng dân
tộc (trước đây người dân tộc khác không được tham gia). Nhờ sự hợp sức lại từ
những người như vậy, họ mới có thể hoàn thành được công việc lớn của cộng đồng.
Điều này không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật chất mà còn mang ý nghĩa về mặt tinh
thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.
Điều này cũng thể hiện tính cố kết cộng đồng bền chặt, tinh thần và ý thức
dân tộc cao. Nếu bản là một nơi yên bình cho con người ta cư ngụ khi còn sống thì
tổ chức hàng phường là một chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho người ta lúc mất đi.
Nếu ai đó trong không có con cái, cháu chắt hay họ hàng người thân vẫn được lo
hậu sự một cách chu đáo.
Theo phong tục, trong bản có người đang hấp hối hoặc vừa mất, đại diện gia
đình đến báo cho trùm trưởng. Nhận được tin, trùm trưởng sẽ thông báo tới trùm
phó và tất cả các hộ gia đình trong hội phường được biết để tập trung tại nhà tang
chủ. Họ sẽ họp bàn để đưa ra các khoản đóng góp cụ thể: thịt, rượu, gạo và củi cần
92
phải nộp. Tuy nhiên, số lượng đóng góp tăng dần theo những năm về sau. Riêng thịt
lợn được quy đổi thành tiền tại thời điểm cụ thể; chỉ có gạo, củi được giữ nguyên
lượng. Toàn bộ số tiền này được trùm trưởng bàn giao trực tiếp cho đại diện tang
chủ và có ký nhận vào sổ ghi chép chung.
Trong quá trình cử hành đám tang, toàn bộ nhà cửa, tài sản, vật nuôi của gia
chủ được giao lại cho phường trông nom, chăm sóc. Vai trò của trùm trưởng lúc này
vô cùng cần thiết và quan trọng đối với tất cả các công việc. Họ phải quan sát
nhanh, phân công nhanh và quán xuyến tất cả các công việc giúp đỡ tang chủ.
Đầu tiên họ phải xem gia chủ có còn thóc gạo hay không. Trong trường hợp
không còn họ phải phân công mọi người đi mua thóc hoặc vay thóc gạo trong thời
gian sớm nhất để có lương thực phục vụ những ngày tang lễ; nếu trâu bò không có
ai chăn, họ cũng phải phân công người chăn trâu trong suốt những ngày diễn ra tang
ma; nếu nhà có cháu bé cũng phải cắt cử người ra trông nom chăm sóc chu đáo. Có
thể nói mọi người được cắt cử công việc cảm thấy trách nhiệm của mình rất cao và
họ rất cố gắng để hoàn thành. Họ rất sợ bị chê trách nếu như không làm tròn nhiệm
vụ. Do vậy, khi được phân công ai nấy đều cố gắng thực hiện tốt vai trò và trách
nhiệm của mình với gia đình tang chủ.
Trước đây, do còn tồn tại những ngôi nhà sàn tạm bợ, không chắc chắn nên
khi nhà tập trung đông người dễ xảy ra hiện tượng xiêu vẹo hoặc đổ sập. Do vậy,
trong tổ chức hàng phường phân chia thêm cả một số thành viên tham gia chống
nhà, chống cửa, làm cầu thang lên xuống. Họ phải tự bố trí hoặc đi vào rừng lấy cây
về lo liệu mọi việc đã được phân công.
Thực tế, hầu hết hàng phường đám tang của các bản đều được phân chia
thành 4 nhóm (tỵ nhục, tỵ nguyệt, tổ thịt lợn và làm nhà táng). Mỗi một tổ thường
có 6 người tham gia. Họ phải chịu trách nhiệm công việc được phân công. Tổ làm
nhà táng phải chịu trách nhiệm đi lấy cây làm nhà táng. Tổ tỵ nhục chịu trách nhiệm
nấu nướng các bữa cơm đầy đủ, sạch sẽ, không ôi thiu. Tổ thịt lợn phải chịu trách
nhiệm thịt lợn, thịt gà và làm sạch lòng giao lại cho tổ tỵ nhục. Tổ tỵ nguyệt chịu
trách nhiệm đào huyệt. Các dụng cụ để đào huyệt do các thành viên trong tổ tự lấy
93
từ nhà đi. Ngoài ra, họ còn có thêm trách nhiệm đưa thầy cúng ra khỏi ranh giới của
bản khi công việc tang ma đã xong xuôi.
Riêng tổ thịt lợn phải có trách nhiệm lo đủ lợn để cúng tế trong những ngày
diễn ra đám tang. Nếu trường hợp trong gia đình hoặc anh em có thì họ không vất
vả tìm kiếm. Trong trường hợp gia đình không có, trùm trưởng, trùm phó và tổ
trưởng tổ thịt lợn phải có trách nhiệm đi tìm để lo đủ cho tang chủ. Đây là một điều
bắt buộc thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Tùy vào yêu cầu của gia đình
cần lợn cúng vào thời điểm nào, hàng phường phải có trách nhiệm thịt trước, kể cả
nửa đêm. Còn lại những người không có tên trong danh sách này sẽ làm những công
việc không tên do trùm trưởng và trùm phó phân công.
Trong khi đó, hàng phường của người Nùng Phàn Slình ở Cao Lộc, Lạng
Sơn lại chia làm 10 nhóm khác nhau: nhóm tổ áo quan, tổ nhà táng, tổ tỵ nhục, tổ
đào huyệt, tổ thịt gà, lợn, dê, tổ làm cầu thang ra ma, tổ chuẩn bị tang phục [2,
tr.99]. Đây là điểm khác biệt với người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên mà luận án này nghiên cứu. Sự khác nhau này có thể do điều kiện hoàn
cảnh kinh tế - xã hội của hai địa bàn nhưng không vì thế mà nó ảnh hưởng đến tinh
thần đoàn kết và tính cố kết trong cộng đồng của tộc người này.
Sau mỗi đám tang, hàng phường tổ chức họp tại nhà tang chủ. Các thành
viên dự họp cử ra một người viết biên bản. Nhìn chung, biên bản họp phường của
các bản đều có một số điểm như sau: thứ nhất, nhận xét về sự tham gia và đóng góp
của các hộ cho đám hiếu của gia chủ; thứ hai, nhận xét chung của các thành viên về sự
lãnh đạo của trùm trưởng và trùm phó từ lúc bắt đầu được hiếu chủ báo tin có người mất,
đi loan báo cho các hộ đến phân công và giám sát công việc các nhóm trong quá trình
thực hiện; thứ ba, nhận xét về sự phối hợp giữa gia đình với hàng phường từ lúc bắt đầu
báo tin có người mất cho đến khi đưa tiễn xong xuôi. Cuối cùng là các ý kiến tham gia và
xây dựng để cho tổ chức hàng phường hoạt động hiệu quả hơn. Trong quá trình họp
phường tất cả các ý kiến của các hội đều rất thẳng thắn, thậm chí khá gay gắt. Nếu như
hộ nào vắng mặt không tham gia không có ý kiến với trùm trưởng, trùm phó thì sẽ bị nêu
tên phê bình công khai trước toàn bộ tập thể. Các nhóm sẽ tự nhận xét về nhóm mình
94
đồng thời cũng nhận xét về nhóm khác. Cũng tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh từng
thời điểm gia đình có đám tang mà nội dung họp phường có thể thêm một số chi tiết
khác để các thành viên tuân thủ theo.
BIÊN BẢN HỌP HÀNG PHƢỜNG NƢỚC LẠNH
(Đám tang cụ Lâm Thị Seo)
Nước Lạnh, ngày 3/11/1008 tức ngày 6/10/2008 âm lịch
Hôm nay, địa điểm tại nhà ông Lý Xuân Toàn
Thành phần họp: Toàn bộ hàng phường Nước Lạnh
Tổng số: 31/31 đủ (xin vào 01 là 32)
Có mặt: 32. Vắng: 0
Chủ toạ: Trùm trưởng: Lăng Văn Tốt
Trùm phó: Đàm Văn Tinh
Thư kí: Đàm Văn Xuân
NỘI DUNG
I. Kiểm điểm, đánh giá các công việc đã thực hiện: về cơ bản là tốt không có
vấn đề gì.
II. Về xây dựng và bổ sung nội quy của phƣờng:
1. Mức đóng góp:
- Tiền: 1 kg lợn hơi (giá thị trường)
- Củi: 10 kg
- Gạo: 1,5kg
2. Các tổ tự túc mang đồ dùng để hoàn thành công việc của mình được giao.
Ví dụ: Tỵ nguyệt là tự phân công mang cuốc, xẻng
3. Các tổ phải chịu sự phân công của trùm trưởng, trùm phó (không được tự ý
nghỉ khi chưa có ý kiến của trùm).
4. Thành viên mới xin vào: đám thứ nhất không phải đóng góp gì. Từ đám thứ hai
phải đóng góp như mọi người, và phải đóng thêm tiền cáng là 120.000đ.
5. Về việc bảo quản: cáng, trống, nhà táng
- Về trống: nếu để lâu mà trống hỏng thì không mua nữa, nếu thuê được thì thuê,
95
không cho phép bỏ tiền ra. (Riêng trống không được tự ý đánh lung tung).
- Về cáng, nhà tang: gia đình phải bảo quản nếu hỏng phải đền. (Trường hợp hoả
hoạn không phải đền).
6. Về việc miễn: khi gia đình có người mất chỉ được miễn 01 xuất nếu gia đình đó
phải là đang làm ma tại nhà.
7. Tiền phúng: phường phải đóng góp thêm.
Biên bản kết thúc lúc 10h cùng ngày.
Trùm trƣởng
(Đã kí)
Lăng Văn Tốt
Thƣ kí
(Đã kí)
Đàm Văn Xuân
Sau đó đại diện gia đình cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của anh em
hàng phường đối với công việc lớn của gia đình. Nếu gia đình có khiếm khuyết
trong quá trình tang ma cũng xin lỗi vào cuối buổi họp tổng kết này.
Cuộc họp phường nào cũng vậy, các thành viên trong phường cũng đều đưa
ra các ý kiến xây dựng tổ chức chung của mình ngày càng tốt hơn, đồng thời họ
cũng đưa ra các quyết định rõ ràng về sau. Ví dụ như đối với gia đình nào nghỉ việc
không có ý kiến với trùm trưởng và trùm phó nếu lần đầu tiên sẽ được phường
châm chước, nếu tái phạm sẽ bị đuổi ra khỏi tổ chức phường, xóa tên người đó ra
khỏi cuốn sổ ghi chép chung của cộng đồng. Việc đóng góp cho phường cũng có sự
bàn bạc rõ ràng, công khai (xem Phụ lục hình ảnh, 10.12).
Báo cáo tài chính khá quan trọng trong buổi họp tổng kết sau mỗi đám tang.
Trùm trưởng và trùm phó phải có trách nhiệm báo cáo quỹ đã chi và còn lại bao
nhiêu. Số tiền còn lại dù ít hay nhiều sẽ được bàn giao ngay lại cho trùm trưởng mới
trước sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong phường. Tổ chức cũng phân
chia và ghi vào biên bản các nhóm chính: tỵ nhục, thịt lợn, tỵ nguyệt và nhà táng
cho đám lần sau. Và đến lúc đó không ai bảo ai tất cả các hộ hàng phường đều biết
trước trách nhiệm của mình ở trong tổ đó.
- Hàng phường hỗ trợ thực hiện những công việc khác
Trong một năm, nhiều sự kiện diễn ra khắp các bản người Nùng Phàn Slình
96
như: cưới xin, sinh nhật, cúng giỗ, lễ tết... Những sự kiện này đòi hỏi không chỉ gia
chủ chuẩn bị chu đáo về gạo, lợn, rượu... mà còn có sự giúp đỡ của anh em, họ
hàng, láng giềng trong bản. Mọi người sẽ phân cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_to_chuc_ban_cua_nguoi_nung_phan_slinh_o_huyen_dong_h.pdf