Luận án Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

6. Những đóng góp mới của đề tài

7. Cấu trúc của Luận án

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan về tổ chức chính quyền

và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước

1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề

tài luận án

1.2.1. Những giá trị để luận án có thể tiếp thu

1.2.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được nghiên cứu

Tiểu kết Chương 1

Chương 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở

ĐỊA PHƯƠNG

2.1 Một số khái niệm về hệ thống hành chính và tổ chức hệ thống hành chính

nhà nước

2.1.1 Khái niệm về hành chính và hành chính nhà nước

2.1.2 Khái niệm hệ thống hành chính nhà nước

2.1.3 Khái niệm tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương

2.2. Chức năng, đặc điểm, hình thức và mối quan hệ của hệ thống hành chính

nhà nước ở địa phương

2.2.1 Vị trí, vai trò tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương

2.2.2 Chức năng của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương

2.2.3 Đặc điểm, hình thức của hệ thống hành chính địa phương

2.2.4 Mối quan hệ của hệ thống hành chính Nhà nước ở địa phương

Trang

1 3 4 5 6 8 9

10

10

10

16

28

28

29

30

31

31

33

36

41

41

41

42

43

464

2.2.5 Đơn vị hành chính lãnh thổ ở địa phương

2.3 Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương

2.3.1 Nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính ở địa phương

2.3.2 Cơ sở thực tiễn tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương

2.3.3 Các yếu tố cấu thành tổ chức hệ thống hành chính nhà nước địa phương ở nước ta

2.4 Tổ chức hệ thống hành chính ở địa bàn đô thị và nông thôn

2.4.1 Đơn vị hành chính ở địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn

2.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống hành chính ở địa bàn đô thị và

nông thôn

2.4.3 Phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong hệ thống hành chính

2.5 Một số tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của tổ chức hệ thống hành chính

nhà nước ở địa phương

2.6 Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam từ mô hình tổ chức hệ thống hành

chính nhà nước ở địa phương của một số nước

2.6.1 Một số mô hình tổ chức hệ thống hành chính ở địa phương

2.6.2 Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam từ mô hình tổ chức hệ thống hành chính

nhà nước ở địa phương của một số nước

Tiểu kết Chương 2

Chương 3

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA HÀ NỘI

HIỆN NAY

3.1. Đặc điểm và tác động của một số yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tới tổ chức

hệ thống hành chính của Hà Nội

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Hà Nội hiện nay

3.1.2. Đặc điểm tổ chức đơn vị hành chính của Hà Nội

3.1.3 Quản lý kinh tế-xã hội có sự khác biệt giữa địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn

3.1.4 Một số căn cứ tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội

3.1.5 Một số nhận xét về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tới tổ chức hệ

thống hành chính của Hà Nội

3.2 Thực trạng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội hiện nay

3.2.1 Tổ chức cơ quan trong hệ thống hành chính của Hà Nội

3.2.2 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

3.2.3 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở đô thị

3.2.4 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện

3.2.5 Thực trạng tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố Hà Nội

hiện nay

51

51

54

55

60

60

69

67

71

74

74

77

78

80

80

80

82

88

91

96

97

97

101

108

110

114

114

1175

3.2.6 Khái quát mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước Thành phố Hà Nội

3.3 Phương thức hoạt động và phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính của

Hà Nội hiện nay

3.3.1 Phương thức hoạt động trong hệ thống hành chính của Hà Nội

3.3.2 Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ở Hà Nội hiện nay

3.4 Đánh giá chung về tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội

3.4.1 Một số ưu điểm về tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội

3.4.2 Một số nhược điểm trong tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội

3.4.3 Một số nguyên nhân của nhược điểm

3.4.4 Tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với phát triển Thủ đô

Tiểu kết Chương 3

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH CỦA

HÀ NỘI HIỆN NAY

4.1Quan điểm,phương hướng hoàn thiện hệ thống hành chính của Hà Nội

4.1.1 Về quan điểm

4.1.2 Phương hướng chung hoàn thiện hệ thống hành chính

4.2. Một số định hướng về hoàn thiện hệ thống hành chính của Hà Nội

4.2.1 Tổ chức đơn vị hành chính ở đô thị của Hà Nội

4.2.2 Về mô hình tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội

4.2.3 Tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp thành phố và cấp huyện.

4.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp lý

4.4 Giải pháp tổ chức hệ thống hành chính ở địa bàn đô thị và nông thôn

4.4.1 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

4.4.2 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội trong thời gian

4.5 Giải pháp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

4.5.1 Rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong các sở, ngành

4.5.2 Tổ chưc cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội

4.5.3 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở đô thị

4.5.4 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở các huyện

4.6 Giải pháp tinh giản hệ thống đơn vị sự nghiệp công và cơ cấu đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức của Thành phố

4.7 Giải pháp phân cấp quản lý và tổ chức hệ thống hành chính

4.8 Khái quát mô hình hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội

sau hoàn thiện

Tiểu kết Chương 4

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

Danh mục tài liệu tham khảo nước ngoài

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

118

118

119

121

121

122

126

128

128

130

130

130

133

136

136

137

139

141

143

143

148

149

149

150

151

152

153

154

155

156

1

pdf184 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo thứ bậc Đây là cách thức hình thành hệ thống các cơ quan hành chính địa phương theo trật tự thứ bậc của hoạt động quản lý, theo cấp trên cấp dưới. Cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo điều hành cấp dưới; cấp dưới chấp hành, phục tùng cấp trên. Mối quan hệ này được xác định dựa trên các quy định của pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền ở mỗi quốc gia. Mô hình tổ chức (theo hình 2.1) như sau: Hình 2.1 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo thứ bậc Đặc điểm của mô hình này là về số cấp, có sự khác nhau giữa các quốc gia, hay khác nhau giữa các thời kỳ của cùng một quốc gia. Như Trung Quốc có thời kỳ có tới sáu cấp, nhưng hiện nay có ba cấp; ở Việt Nam giai đoạn 1946 có 4 cấp, hiện nay có ba cấp (cấp tỉnh, huyện và xã). Mối quan hệ giữa các cấp, do hệ thống theo tính thứ bậc, nên cơ quan hành chính cấp cao hơn là cấp trên của cơ quan hành chính cấp dưới. Tính trên dưới thể hiện tính tuân thủ, chấp hành các quyết định của cơ quan cấp trên. Mối quan hệ trên dưới trong hệ thống thứ bậc liên quan đến nhiều nội dung như: nhân sự, tài chính, tổ chức hay kế hoạch hoạt động của cấp dướiTrong điều kiện ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số quốc gia, tỉnh là cơ quan cấp trên của huyện; huyện là cơ quan cấp Chính phủ Cơ quan hành chính địa phương (cấp 1) C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương Cơ quan hành chính địa phương (cấp 2) Cơ quan hành chính địa phương (cấp 3) C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương 83 trên trực tiếp của xã. Mọi quyết định của tỉnh, huyện phải thực hiện, mọi quyết định của huyện cấp xã phải thực hiện. Đây cũng là nguyên tắc của mô hình theo thứ bậc chung cho các quốc gia áp dụng mô hình này. 2.6.1.2 Tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo mô hình nằm ngang Tổ chức theo mô hình này, các cơ quan hành chính địa phương không phân theo thứ bậc; các cơ quan hành chính địa phương có vị trí ngang nhau, không có sự phụ thuộc cấp trên cấp dưới. Các cơ quan hành chính địa phương khác nhau ở điều kiện địa lý, quy mô, chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Mô hình được tổ chức (theo hình 2.2) như sau: Hình 2.2 Tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo mô hình nằm ngang Các cơ quan hành chính địa phương mặc dù độc lập với nhau về quản lý hành chính theo lãnh thổ, như khu vực nông thôn hay thành thị. Nhưng khi có sự dịch chuyển tính chất địa bàn lãnh thổ, như từ khu vực nông thôn sang khu vực đô thị, thì pháp luật có những quy định cụ thể về các tiêu chí như: dân số, tỷ lệ dân số đô thị, hạ tầng giao thông, mức độ thu nhập Một số quốc gia áp dụng mô hình tổ chức hệ thống chính quyền nằm ngang như: Nhật Bản, Ôxtrâylia hay Xingapo. Ở Nhật Bản các thành phố có thể lớn, nhỏ hay vừa, nhưng hoạt động quản lý hành chính nhà nước do luật định; ở Ôxtrâylia chính quyền địa phương là chính quyền cùng cấp trực thuộc bang hay vùng; ở Xingapo chính quyền chỉ một cấp, gồm 5 quận trực thuộc chính phủ trung ương. 2.6.1.3 Tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo mô hình hỗn hợp Lãnh thổ hành chính địa phương có thể được phân theo các vùng lãnh thổ, các vùng lãnh thổ đó được cơ quan nhà nước thẩm quyền chung quản lý. Đồng thời nằm Chính phủ C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương C.Q hành chính địa phương 84 trong địa bàn lãnh thổ đó có các cơ quan hành chính độc lập với cơ quan hành chính thẩm quyền chung trực thuộc cơ quan hành chính cấp trên, quản lý theo ngành dọc. Hiện nay, ở Việt Nam một số bộ, ngành đang tổ chức bộ máy theo ngành dọc, các cấp tương xứng với các cấp hành chính ở địa phương như: Bộ Công an, hệ thống các cơ quan thuế, hải quan của Bộ Tài chính 2.6.2 Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam từ mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của một số nước Từ những mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương tham khảo ở Chương 1, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Chương 2, mô hình khái quát ở mục 2.6.1 ở trên, tác giả luận án rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam từ mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của một số nước như sau: Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia. Đặt hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương trong mối quan hệ chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước ở trung ương. Cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan đại diện ở một số nước, hay Hội đồng nhân dân ở Việt Nam; chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các hoạt động ở địa phương dưới sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ. Trong mỗi quốc gia, do có nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (địa phương) khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, tính đặc thù, nhất là các thành phố là trung tâm kinh tế lớn hay Thủ đô; để có mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp, Việt Nam nên có quy định một số mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương khác nhau, có số cấp chính quyền phù hợp với từng nhóm khác nhau (như tổ chức mô hình chính quyền ở thủ đô khác với các tỉnh của Nhật Bản, hay mô hình chính quyền một cấp ở Singapo). 85 Cùng với tổ chức mô hình chính quyền địa phương, Nhà nước cần tiếp tục phân quyền cho địa phương trong quản lý, điều hành và quyền được quyết định mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp, dựa trên những nguyên tắc theo quy định của pháp luật, như Cộng hòa Liên bang Đức (các bang có chủ quyền về tổ chức, tự qui định về việc thành lập các cơ quan hành chính và thủ tục hành chính trên cơ sở luật liên bang), hay phân quyền như ở Nhật Bản (Chính quyền cấp tỉnh và cấp hạt là những thực thể độc lập với nhau và không có mối quan hệ thứ bậc trong hệ thống hành chính). Đơn vị hành chính lãnh thổ là cơ sở để tổ chức chính quyền địa phương và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước; xuất phát từ yêu cầu quản lý khác nhau giữa địa bàn đô thị địa và bàn nông thôn, nhất là ở Thủ đô hay các thành phố là trung tâm kinh tế của vùng, của quốc gia; do vậy, cần có mô hình khác nhau trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở hai loại địa bàn này và dựa trên cơ sở là tính đặc thù, đặc biệt của từng địa phương. Tiểu kết Chương 2 Chương 2 đã tập trung luận giải, củng cố và bổ sung cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương trên một số nội dung chủ yếu sau: 1. Khái niệm hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương, vị trí, vai trò trong nền hành chính quốc gia, một mặt tạo nên chỉnh thể thống nhất, thông suốt trong quản lý của hệ thống hành chính nhà nước. Hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước của địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc định, được giao chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện quản lý nhà nước về đời sống kinh tế-xã hội theo đơn vị hành chính lãnh thổ ở địa phương và trong phạm vi quốc gia. 2. Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương được tổ chức theo nhiều mô hình khác nhau; được dựa trên các nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia, thống nhất trong quản lý của hệ thống hành chính nhà nước. Trong quá trình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở 86 địa phương cần xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng như: Vị trí, vai trò, đặc điểm kinh tế - xã hội; quy mô, mật độ dân số; trình độ kinh tế - xã hội; trình độ phát triển hạ tầngđể tổ chức, sắp xếp các cơ quan trong hệ thống; đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống và mục tiêu phát triển của địa phương trong mục tiêu phát triển chung của quốc gia. 3. Đơn vị hành chính lãnh thổ là căn cứ để tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương; đối với các đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh là đơn vị hành chính đặc biệt cần có những cơ sở khoa học để tổ chức hệ thống hành chính phù hợp ở địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn, cần dựa vào các yếu tố đặc thù, đặc biệt của địa phương; nếu không có sự phân định rõ thì cả hai địa bàn sẽ không phát huy hết tiềm năng phát triển và hiệu quả quản lý khó được cải thiện; đồng thời chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống không được đảm bảo, không thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương. 4. Phân quyền, phân cấp và ủy quyền là bước tiến mới trong tổ chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay; là nội dung quan trọng trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cả hệ thống hành chính nhà nước; đảm bảo các nguyên tắc và sự thống nhất, hiệu quả quản lý kinh tế-xã hội giữa chính phủ và địa phương (các tỉnh, thành phố), giữa các cấp hành chính ở mỗi điạ phương và đảm bảo tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia. 5. Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của một số nước phát triển trong khu vực và trên thế giới đã mang lại nhiều giá trị tham khảo cho Việt Nam trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương hiện nay. 87 Chương 3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Đặc điểm và tác động của một số yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tới tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Hà Nội 3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên Về vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở tọa độ: 210 05 vĩ tuyến Bắc, 1050 87 kinh tuyến Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng. Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước[43]. Về đặc điểm địa hình: Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.344,7 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Tây. Về dân số và diện tích: Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người và rộng 3.344,7 km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, nằm trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới; toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%. Dân số của Hà Nội đến thời điểm 31/12/2015 là: 7.265.600 người, trong đó nội thành là 3.573.700 người, ngoại thành là 3.691.900 người (Niên giám thống kê 2015-Cục Thống kê Hà Nội). Từ ngày 01/4/2014 huyện Từ Liêm được tách ra thành hai quận: quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm, từ 16 xã, thị trấn của huyện Từ Liêm tách ra thành 23 phường (thêm 07 phường) như vậy Hà Nội hiện có 12 quận, 17 huyện và một thị xã; 584 xã, phường, thị trấn. 88 3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế và xã hội Thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2008 tăng 10,62% so với năm 2007, trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp mở rộng tăng 11,7%, dịch vụ tăng 10,78%, nông - lâm - thủy - sản tăng 2,68%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô GRDP năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt khoảng 27,6 tỷ USD, bình quân thu nhập đầu người khoảng 3.600 USD, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. Các ngành kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 54%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,5% và nông nghiệp là 4,5%; các nhóm ngành đều có mức tăng trưởng khá. Ngành dịch vụ tiếp tục có mức tăng trưởng cao, bình quân 5 năm ước tăng 9,97%; kim ngạch xuất khẩu tăng 8,1%; nhập khẩu tăng 3,7%. Các ngành dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao có mức tăng trưởng cao hơn so với toàn ngành. Du lịch phát triển mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung. Ngành công nghiệp - xây dựng được phục hồi, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 5 năm ước tăng 9%. Bước đầu hình thành một số khu công nghệ cao hoạt động hiệu quả; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin phát triển mạnh. Các làng nghề, phố nghề truyền thống từng bước được củng cố, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Ngành nông nghiệp đạt kết quả tích cực, bình quân ước tăng 2,4%/năm, cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra, giá trị sản xuất ước đạt 231 triệu đồng/ha đất canh tác, tăng 1,24 lần so với năm 2010. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển và có sự biến đổi tích cực về tỷ trọng: kinh tế nhà nước khoảng 43,6%; kinh tế ngoài nhà nước 38,9%; kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16,5%. Cơ bản hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt và vượt dự toán: 5 năm 2011-2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 714,5 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 7,1%/năm. Chi 89 ngân sách địa phương gần 273 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân 7,7%/năm, bảo đảm cân đối chi thường xuyên và ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển. Trong đó, chi đầu tư phát triển bằng 45,04%, chi thường xuyên bằng 52,38% chi ngân sách. Chất lượng dịch vụ đô thị tiếp tục được nâng cao. Phát triển mạng ống truyền dẫn và phân phối nước sạch, đáp ứng cơ bản cho khu vực đô thị và mở rộng quy mô ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh duy tu, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nâng cao chất lượng quản lý, khai thác. Vận hành hệ thống chiếu sáng tiết kiệm, tăng cường chiếu sáng các tuyến đường lớn, các công trình kiến trúc, văn hóa và các khu dân cư. Công tác quản lý đô thị, chấn chỉnh trật tự, kỷ cương xây dựng, bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, văn minh đô thị được tăng cường, nhất là sau hơn hai năm thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Nếp sống văn minh đô thị, trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tốt hơn. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tiếp tục tăng lên, năm 2015 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm, gấp 2 lần so với năm 2011. Tỷ lệ các hộ có nhà kiên cố và khang trang; có truyền hình, điện thoại cố định và kết nối internet ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,2% năm 2011 xuống còn khoảng 2% năm 2015. Đến cuối năm 2015, toàn Thành phố có 166/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 43% tổng số xã (cả nước đạt 20%). Việc dồn điền, đổi thửa đạt trên 97% những diện tích có thể dồn điền đổi thửa, tạo tiền đề phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. 3.1.2 Đặc điểm tổ chức đơn vị hành chính của Hà Nội hiện nay 3.1.2.1 Sơ lược đơn vị hành chính ở Hà Nội giai đoạn 1960–2008 qua các lần thay đổi địa giới. Để có những phân tích, đánh giá hệ thống hành chính hiện nay của thành phố Hà Nội, sơ lược mô hình hệ thống hành chính đồng thời với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố giai đoạn 1960-2008 đến nay cho thấy: Đây là thời kỳ hệ thống hành chính có nhiều thay đổi về quy mô thông qua việc điều chỉnh địa giới hành chính, kéo theo đó là thay đổi về tỷ trọng giữa nội thành và ngoại thành- đồng nghĩa với tính chất của đô thị cũng thay đổi theo. Các lần thay đổi địa giới hành chính thể hiện như sau: 90 * Lần điều chỉnh thứ nhất (năm 1961) Ngày 20/04/1961, Quốc hội khóa II kỳ họp thứ 2 đã ra nghị quyết phê chuẩn quy hoạch mở rộng đồng tâm thành phố Hà Nội về 4 hướng và phân vạch địa giới mới của Hà Nội mở rộng. Theo Nghị quyết, Hà Nội sáp nhập 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn thuộc tỉnh Hà Đông; 29 xã và 1 thị trấn của tỉnh Bắc Ninh; 17 xã và một nửa thôn của tỉnh Vĩnh Phúc; 1 xã của tỉnh Hưng Yên. Địa giới Hà Nội sau khi mở rộng năm 1961: phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Đông, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Diện tích Hà Nội năm 1961 là: 586,13 km2 gồm 4 khu nội thành và 4 huyện ngoại thành; dân số là 910.000 người, địa giới gấp gần 4 lần và dân số gấp 1,5 lần so với năm 1960. Thành phố Hà Nội được mở rộng lần thứ nhất (tính từ năm 1954) đồng tâm về 4 hướng, không chỉ ngoại thành được mở rộng gấp hai lần khu vực nội và ngoại thành cũ, mà khu vực nội thành mới cũng được nới rộng thêm đáp ứng nhu cầu phát triển và xây dựng Thủ đô trong quy hoạch dài hạn. * Lần điều chỉnh thứ hai (năm 1978) Ngày 29-12-1978, Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 4 đã phê chuẩn đề án của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội bằng việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội: huyện Ba Vì (32 xã), huyện Phúc Thọ (22 xã), huyện Thạch Thất (19 xã), huyện Đan Phượng (15 xã và 1 thị trấn), huyện Hoài Đức (27 xã), thị xã Sơn Tây (9 xã và 5 phường) của tỉnh Hà Sơn Bình; huyện Mê Linh (22 xã và 2 thị trấn) và huyện Sóc Sơn (25 xã) của tỉnh Vĩnh Phúc. Hà Nội sau mở rộng năm 1978, có diện tích là 2.123 km2, gồm 4 quận nội thành và 12 huyện thị xã; 81 phường, 274 xã, 5 thị trấn, dân số là 2.500.000 người. Sau đó, Hà Nội tiếp tục có những biến đổi địa giới hành chính nhỏ, chủ yếu là mở rộng địa giới hành chính về phía Tây và phía Bắc. Đến trước ngày 12-8-1991, Hà Nội có diện tích là 2.139 km2, dân số là 3.057.000 người. 91 * Lần điều chỉnh thứ ba (năm 1991) Ngày 24-11-1989, trên cơ sở xem xét kiến nghị của Hà Nội, Bộ Chính trị đã ra Thông báo số 170/TB-TW: Địa giới của thành phố Hà Nội hiện không hợp lý, phạm vi ngoại thành quá rộng. Với diện tích ngoại thành gấp 49 lần nội thành, dân số ngoại thành gấp 2 lần dân số nội thành, Hà Nội mang nặng tính chất của một thành phố nông nghiệp. Trong tình hình mới, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng Hà Nội xứng đáng là một Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật của cả nước, Bộ Chính trị nhất trí cần điều chỉnh ranh giới ngoại thành Hà Nội, xác định lại địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Ngày 12-08-1991, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết điều chỉnh theo hướng thu hẹp địa giới hành chính thành phố Hà Nội: chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phúc, chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì và Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Địa giới Hà Nội sau khi thu hẹp: còn 921,8 km2, gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành; dân số 2.052.000 người. * Lần điều chỉnh thứ tư (năm 2008) Tính đến trước ngày 31-7-2008, Hà Nội có diện tích 921,8km2, dân số hơn 3.145.300 người. Nội thành Hà Nội có diện tích 84,3km2 chiếm 9% diện tích toàn thành phố, bao gồm 9 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên) với 125 phường. Ngoại thành Hà Nội có diện tích 836,67km2, bao gồm 5 huyện (Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Sóc Sơn) với 99 xã và 5 thị trấn. Do nhu cầu đòi hỏi Thủ đô Hà Nội cần phải được xây dựng và phát triển một cách toàn diện, xứng tầm là một Thủ đô của một đất nước trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng nhu cầu đó, Chính phủ trình Quốc hội 4 phương án mở rộng địa giới Hà Nội. Ngày 29-5-2008, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết số 15 điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo phương án 1: Hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên 2.193,41km2 92 và dân số 2.568.000 người vào thành phố Hà Nội. Chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội, bao gồm diện tích tự nhiên là 141,64 km2 và dân số 186.255 người. Chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội rộng 3.344,7 km2 gấp 3,6 lần diện tích cũ; với 29 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 10 quận nội thành, 18 huyện ngoại thành và 1 thị xã; dân số là 6.232.940 người chiếm 7,2% cả nước. Thời điểm sau ngày 01/4/2014, toàn thành phố có 12 quận, 17 huyện, 01 thị xã với 177 phường, 386 xã, 21 thị trấn. Lần điều chính thứ nhất, tỷ trọng đơn vị hành chính các xã ở ngoại thành lớn hơn tỷ trọng các phường ở nội thành. Lần điều chính thứ hai, tỷ trọng đơn vị hành chính các xã ở ngoại thành gấp hơn bốn lần các phường ở nội thành. Lần điều chính thứ ba, tỷ trọng đơn vị hành chính các xã ở ngoại thành bằng hơn một nửa so với các phường ở nội thành. Lần điều chính thứ tư và đến nay, tỷ trọng đơn vị hành chính các xã ở ngoại gấp hơn hai lần các phường ở nội thành. Cơ cấu chi tiết theo số liệu cụ thể ở Bảng 3.1 dưới đây. Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và xã của Thành phố Hà Nội qua 4 lần điều chỉnh địa giới hành TT Giai đoạn điều chỉnh Đơn vị hành chính cấp huyện Đơn vị hành chính cấp xã T/Số Quận Huyện Thị xã T/số Phường Xã Thị trấn 1 1961-1978 8 4 4 0 284 179 102 3 2 1978-1991 15 4 10 1 362 81 276 5 3 1991-2008 14 9 5 0 252 148 98 6 4 2008 đến nay 30 12 17 1 584 177 386 21 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê và wikipedia.org ) Điều chỉnh địa giới hành chỉnh của Thành phố đồng nghĩa với thay đổi về số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tương ứng qua các lần điều chính địa giới là sự thay đổi về quy mô cơ cấu các đơn vị hành chính cấp quận, huyện, cấp xã, phường; đặc biệt là tỷ trọng nông thôn và đô thị trong nội bộ của Thành phố Hà Nội. 93 3.1.2.2 Đặc điểm hình thành đơn vị hành chính lãnh thổ ở Hà Nội. Việc xác lập các phường, khởi đầu theo địa bàn mang tên các nghề truyền thống, đó là đặc trưng của Hà Nội thời kỳ thuộc Pháp (trước năm 1945), nói đến Hà Nội là đặc trưng của 36 phố, phường, 36 phố nghề truyền thống làm nên kinh kỳ- Thăng Long xưa. Đồng thời đó cũng là đặc trưng, địa danh khác biệt để phân biệt lãnh thổ hành chính cấp phường của Hà Nội xưa. Đô thị hóa nông thôn trở thành địa bàn đô thị, đó cũng là đặc trưng của thời kỳ thay đổi địa danh hành chính, mở rộng địa bàn Thủ đô sau năm 1945, thời kỳ chống Mỹ cứu nước và sau năm 1975 đến nay. Do nhu cầu phát triển Thủ đô, các vùng nông thôn phụ cận được mở rộng và đô thị hóa thành các quận, các huyện của Hà Nội, như các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, Mê Linh, Sóc Sơn giai đoạn 1983– 1991; tách địa giới hành chính một số xã của Từ Liêm và một số phường của Ba Đình thành quận Tây Hồ năm 1995; tách địa giới hành chính một số xã của Thanh Trì và một số phường của quận Hai Bà Trưng thành quận Hoàng Mai năm 2001; tách địa giới hành chính một số xã của huyện Gia Lâm thành quận Long Biên năm 2003.Quy hoạch địa bàn mới-đô thị mới, đó là tách và đô thị hóa một số phường của quận Đống Đa thành quận Thanh Xuân và một số phường của huyện Từ Liêm thành quận Cầu Giấy Cùng với việc hình thành các đơn vị hành chính lãnh thổ là việc tổ chức hệ thống hành chính của Thành phố ở các cấp. Từ kết quả thống kê về diện tích và dân số giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành (theo Bảng 3.2) cho thấy: Bảng 3.2 Diện tích và dân số giữa khu vực ngoại thành và nội thành Hà Nội TT Khu vực Diện tích (km²) Dân số ( người ) 1 Các quận 233,55 2.504.611 2 Các huyện và thị xã 3.111,15 4.408.550 Toàn TP 3.344,70 6.913.161 ( Nguồn số liệu: năm 2013 ) Về diện tích: Khu vực ngoại thành gấp 13,8 lần khu vực nội thành (3.111,15 ha/ 233,55 ha). Về dân số: Khu vực ngoại thành gấp 1,8 lần khu vực nội thành (4,408 triệu người/ 2,504 triệu người). 94 Như vây, tỷ trọng địa bàn đô thị nhỏ hơn địa bàn nông thôn, tính chất quản lý hành chính ở cấp thành phố của Hà Nội có địa bàn nông thôn với diện tích rộng, quy mô dân cư lớn. Về tổ chức đơn vị hành chính cấp phường ở một số quận hiện nay, qua khảo sát việc tổ chức đơn vị hành chính cấp phường ở quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ liêm (năm 2014) cho thấy: Hiện vẫn còn việc chia nhỏ đơn vị hành chính cấp phường để quản lý ở đô thị Hà Nội. Nhiều đơn vị hành chính cấp phường không đạt các tiêu chí theo quy định hiện nay [56, Đ8], nhất là tiêu chí về diện tích tự nhiên, quận Nam Từ Liêm có 9/10 phường và quận Bắc Từ Liêm có 12/13 phường không đạt tiêu chí về diện tích tự nhiên từ 5,5 km2 trở lên; chi tiết theo Bảng 3.3 dưới đây và Phụ lục 1.1 và 1.2. Bảng 3.3 Tổng hợp các phường không đạt tiêu chí về diện tích và dân số của quận N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_he_thong_hanh_chinh_nha_nuoc_o_thanh_pho_ha.pdf
Tài liệu liên quan