LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 3
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán 3
2.1.2 Các công trình nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán quản trị 11
2.1.3 Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí 14
2.2 Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của luận án 19
3. Mục tiêu nghiên cứu 23
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
5. Phương pháp nghiên cứu 25
6. Những đóng góp của luận án 27
7. Bố cục của luận án 28
CHƯƠNG 1 29
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG 29
THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG 29
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 29
1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 29
1.1.1 Chức năng quản trị chi phí của doanh nghiệp 29
1.1.2 Nhu cầu thông tin cho thực hiện chức năng quản trị chi phí 33
1.1.3 Hệ thống thông tin kế toán quản trị 38
1.1.4 Khái quát tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị 41
1.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NHẰM QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 46
1.2.1 Mối quan hệ giữa tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị và quản trị chi phí 46
1.2.2 Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm quản trị chi phí trong doanh nghiệp 47
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 70
1.3.1 Nhu cầu thông tin của nhà quản trị 70
1.3.2 Trình độ trang bị phương tiện kỹ thuật và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán 71
1.3.3 Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT chi phí trong doanh nghiệp 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 75
CHƯƠNG 2 77
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NHẰM QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 77
2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 77
2.1.1 Tổng quan về Tổng công ty Sông Đà - CTCP 77
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các DN thuộc TCT Sông Đà 86
2.1.3 Khái quát thực trạng quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thuộc TCT Sông Đà 89
2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HTTT KTQT NHẰM QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DN THUỘC TCT SÔNG ĐÀ 96
2.2.1 Thực trạng tổ chức hệ thống thu nhận thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 96
2.2.2 Thực trạng tổ chức hệ thống xử lý thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 101
2.2.3 Thực trạng tổ chức hệ thống phân tích thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 116
2.2.4 Thực trạng tổ chức hệ thống cung cấp thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 119
2.2.5. Thực trạng tổ chức hệ thống kiểm soát, lưu trữ và bảo mật thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Sông Đà 124
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HTTT KTQT NHẰM QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DN THUỘC TCT SÔNG ĐÀ 128
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 128
2.3.2 Những hạn chế trong tổ chức HTTT KTQT nhằm quản trị chi phí xây lắp trong các DN thuộc TCT Sông Đà 130
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 139
CHƯƠNG 3 140
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 140
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TCT SÔNG ĐÀ, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HTTT KTQT 140
3.1.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty Sông Đà 140
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện 142
3.1.3. Nguyên tắc hoàn thiện 142
3.1.4 Yêu cầu quản trị chi phí xây lắp 144
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HTTT KTQT NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DN THUỘC TCT SÔNG ĐÀ 145
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức hệ thống thu nhận thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 146
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống xử lý thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 150
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức hệ thống phân tích thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 162
3.2.4 Hoàn thiện tổ chức hệ thống cung cấp thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc TCT Sông Đà 166
3.2.5. Hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát, lưu trữ và bảo mật thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 170
3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HTTT KTQT NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DN THUỘC TCT SÔNG ĐÀ 171
3.3.1 Đối với Nhà nước, các Bộ, ngành 171
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 173
KẾT LUẬN 174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ v
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN v
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
DANH MỤC PHỤ LỤC xiv
194 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm tăng cường quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty sông Đà - Hoàng Thị Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác gói thầu thuộc thẩm quyền của Công ty. Phòng Đầu tư - Thị trường. Có chức năng tham gia quản lý và tham mưu giúp Ban giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong các lĩnh vực: Công tác đầu tư; công tác nghiên cứu thị trường; công tác tiếp thị đấu thầu.
- Phòng Kỹ thuật – Cơ giới: có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, kiểm tra kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh, xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật và kiểm tra tình hình thực hiện các định mức đã lập. Cụ thể, Phòng Kỹ thuật cơ giới có chức năng tham gia quản lý và tham mưu giúp Ban giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật, tiến độ, khối lượng, biện pháp thi công, chất lượng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật các công trình, hạng mục công trình; Quản lý cơ giới, hướng dẫn, theo dõi giám sát, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo giám đốc Công ty việc thực hiện công tác cơ giới ở các đơn vị trực thuộc Quản lý vật tư, hướng dẫn, theo dõi giám sát, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo giám đốc Công ty việc thực hiện công tác vật tư ở các đơn vị trực thuộc; Quản lý bảo hộ lao động,hướng dẫn, theo dõi giám sát, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo giám đốc Công ty việc thực hiện công tác Bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động ở các đơn vị trực thuộc.
- Phòng Tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ chủ yếu là lập các kế hoạch tài chính, tổ chức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tài chính và sổ kế toán quản trị; thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ công tác quản lý tài chính của công ty
Minh họa tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 theo sơ đồ 2.3. Công ty cổ phần Sông Đà 11 có 2 công ty con và 5 chi nhánh. Các công ty con là Công ty TNHH Một Thành viên Sông Đà 11 Thăng Long và Công ty cổ phần thủy điện To Buông. Các chi nhánh là chi nhánh Sông Đà 11-1, Chi nhánh Sông Đà 11-5, Chi nhánh Sông Đà 11-7, Chi nhánh Sông Đà 11 tại miền Nam và Nhà máy thủy điện Thác Trắng.
Những đặc điểm cơ bản trên của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp để tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp. Từ sự phân tích và sơ đồ minh họa có thể nhận thấy, địa bàn hoạt động của các DN thuộc TCT Sông Đà rất rộng, phạm vi hoạt động trên cả nước và cả Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Do vậy, tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán là hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động lớn của các doanh nghiệp, có nhiều đơn vị trực thuộc với mức độ phân cấp quản lý kinh tế và trình độ quản lý khác nhau. Sơ đồ tổ chức của các DN khác thuộc TCT được minh họa trong Phụ lục 2.12 đến 2.17
CÁC CÔNG TY CON
SUBSIDIARIES
Phòng
Tổ chức – Hành chính
Human resources – Administration Dept.
Phòng
Kinh tế - Kế hoạch
Economic – Planning
Department
Phòng
Kỹ thuật – Cơ giới
Technícal – Machinery
Management Dept
Phòng Dự án
Project Department
ĐÂỊ HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
GENERAL MEETING OF
SHAREHOLDERS
BAN KIỂM SOÁT
BOARD OF SUPERVISONS
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BOARD OF MANAGEMENT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BOARD OF DIRECTORS
CÁC CHI NHÁNH THÀNH VIÊN
BRANCHES
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
DEPARMENTS
CÔNG TY TNHH MTV
SÔNG ĐÀ 11 - THĂNG LONG
SONG DA 11 - THANG LONG
ONE MEMBER CO., LTD
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN TO BUÔNG
TO BUONG HYDROPOWER
JOINT-STOCK COMPANY
Phòng
Tài chính - Kế toán
Finalcial – Accounting
Department
Chi nhánh Sông Đà 11 – 1
Song Da 11 – 1 Branch
Chi nhánh Sông Đà 11 – 5
Song Da 11 – 5 Branch
Chi nhánh Sông Đà 11 – 7
Song Da 11 – 7 Branch
Chi nhánh tại Miền Nam
Song Da 11 Branch
In Southen Vietnam
Nhà máy thủy điện Thác Trắng
Thac Trang Hydropower Station
Sơ đồ 2.2: Tổ chức hoạt động của công ty cổ phần Sông Đà 11
* Cơ chế quản lý tài chính tại các DN thuộc TCT
Nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của các DN thuộc TCT Sông Đà như: Công ty cổ phần Sông Đà 11, Công ty cổ phần Someco Sông Đà, Công ty cổ phần Sông Đà 6 và Công ty cổ phần Sông Đà 7 (Phụ lục 2.18) và một số DN khác có thể khái quát cơ chế quản lý tài chính của các DN qua các nội dung sau: Quản lý sử dụng vốn và tài sản; Quản lý doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh; Phân phối lợi nhuận; Cổ phần, cổ phiếu; Công tác kế toán, thống kê, kiểm toán; Công tác kế hoạch tài chính
Cụ thể về quản lý chi phí
Chi phí hoạt động kinh doanh là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.Cơ quan công ty và các đơn vị trực thuộc phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận bằng các biện pháp:
- Xây dựng, ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh nội bộ của đơn vị. Các định mức phải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong đơn vị biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường thiệt hại.
- Định kỳ phải tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của đơn vị nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các DN thuộc TCT Sông Đà
Các doanh nghiệp thuộc TCT Sông Đà nói riêng có những đặc điểm riêng biệt, khác hẳn với những ngành sản xuất khác. Chính sự khác biệt đó đã ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí hoạt động xây lắp trong các doanh nghiệp. Sự nhận thức đầy đủ các đặc điểm này thì việc giải quyết các vấn đề về tổ chức HTTT kế toán nhằm tăng cường quản trị chi phí xây lắp tại các doanh nghiệp thuộc TCT Sông Đà mới có tính đặc thù.
- Về cơ cấu tổ chức quản lý, sản phẩm xây lắp và hoạt động xây lắp: Các DN thuộc TCT Sông Đà hoạt động kinh doanh trên nhiều địa phương trong nước (Hà Nội, Sơn La, Khánh Hòa, Tây Ninh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Gia Lai, Phú Yên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bình Định) và cả nước ngoài (Lào, Campuchia). Sản phẩm xây lắp của các DN thuộc TCT Sông Đà bao gồm các loại như: công trình thủy điện, công trình nước và công trình ĐZ&TBA Hoạt động xây lắp của các DN thuộc TCT Sông Đà phân tán trên khắp cả nước và nước ngoài (Lào, Campuchia). Theo kết quả khảo sát đối với các nhà lãnh đạo DN về mức độ ảnh hưởng của quy mô hoạt động công ty đến tổ chức HTTT KTQT: có 64,9% đánh giá ở mức độ trung bình, 31,6% đánh giá ở mức độ cao và 3,5% đánh giá ở mức độ rất cao.
Về trình độ, mức độ ứng dụng trang bị công nghệ: Các chi nhánh, văn phòng công ty của các DN thuộc TCT Sông Đà được trang bị tương đối đầy đủ hệ thống máy tính và các phần mềm ứng dụng trong công tác kế toán và kinh doanh nói chung. Hệ thống máy tính được trang bị đồng bộ, với các nhãn hiệu uy tín, tốc độ xử lý nhanh, định kỳ được thay mới để đảm bảo cho việc vận hành hệ thống được thuận tiện. (Phụ lục 2.8). Mỗi kế toán đều có một máy tính sử dụng riêng, các máy tính này được kết nối theo mạng nội bộ có thể kết nối và chia sẻ các tệp tin với nhau. Phần lớn các DN đều sử dụng phần mềm kế toán Songda Accounting system - là phần mềm kế toán do Trung tâm phát triển công nghệ thông tin UNESCO và TCT Sông Đà phối hợp thực hiện, được sử dụng cho các công ty thành viên của TCT. Một số chi nhánh, văn phòng sử dụng các phần mềm khác như Fast Accounting, Effect. Theo kết quả khảo sát đối với các nhà lãnh đạo DN về mức độ ảnh hưởng của các phương tiện thu thập, xử lý thông tin đến tổ chức HTTT KTQT: có 56,1% đánh giá ở mức độ trung bình, 33,3% đánh giá ở mức độ cao và 10,5% đánh giá ở mức độ rất cao.
Về trình độ và năng lực của người làm kế toán: NCS đã khảo sát về số lượng và trình độ của người làm kế toán trong các DN thuộc TCT Sông Đà (Phụ lục 2.8), đồng thời phỏng vấn sâu cán bộ kế toán Công ty cổ phần Sông Đà 6, 7, 10, 11, Công ty cổ phần Someco Sông Đà. Tại các văn phòng, chi nhánh, nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất. Các nhà quản lý đều đánh giá các nhân viên này đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của công ty. Hàng năm, công ty đều có chính sách cho nhân viên kế toán đi học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về kế toán khi có sự thay đổi, bổ sung chế độ kế toán thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. Người làm kế toán đều sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong kế toán. Theo kết quả khảo sát đối với các nhà lãnh đạo DN về mức độ ảnh hưởng của năng lực của nhân viên kế toán đến tổ chức HTTT KTQT: có 57,9% đánh giá ở mức độ cao, và 14% đánh giá ở mức độ rất cao.
Về nhu cầu thông tin của nhà quản trị
Thông tin là một nguồn lực then chốt trong tổ chức cùng với nguồn nhân lực, tài chính và các nguồn lực hữu hình khác. Nhà quản lý công ty luôn cần các thông tin chi phí. Qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp nhà quản trị một số chi nhánh và văn phòng các công ty Công ty cổ phần Sông Đà 6, 7, 10, 11, Công ty cổ phần Someco Sông Đà, các nhóm nhu cầu thông tin chi phí của nhà quản trị tại các DN thuộc tổng công ty Sông đà gồm:
Thông tin phục vụ việc lập dự toán chi phí: nhà quản trị công ty cần có các thông tin về kế hoạch SXKD để lập dự toán CP. Dự toán CP cần được lập cho tất cả các khoản mục chi phí. Dự toán các khoản chi phí cần được phân loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Thông tin phục vụ kiểm soát chi phí: Các thông tin phục vụ kiểm soát chi phí như các khoản mục chi phí cần được phân loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Nhà quản trị cần có các báo cáo phân tích biến động chi phí theo từng khoản mục chi phí, trong đó xác định rõ mức độ biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến biến động. Ngoài ra, nhà quản trị cần báo cáo phân tích thông tin thích hợp để sử dụng trong việc xem xét và lựa chọn phương án.
Thông tin phục vụ đánh giá hoạt động của từng bộ phận: Nhà quản trị cần báo cáo chi phí của từng bộ phận để đánh giá hoạt động của từng bộ phận sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Từ đó, công ty có cơ sở để khen thưởng, khích lệ những bộ phận, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ và xác định trách nhiệm của những bộ phận và cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Theo kết quả khảo sát đối với các nhà lãnh đạo DN về mức độ ảnh hưởng của năng lực của yêu cầu của ban giám đốc đến tổ chức HTTT KTQT: có 49,1% đánh giá ở mức độ trung bình, và 33,3% đánh giá ở mức độ cao và 7% đánh giá ở mức độ rất cao.
Về mức độ quan tâm của nhà quản trị đối với quản trị chi phí
Để đánh giá mức độ quan tâm của nhà quản trị, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, trưởng phòng và phó phòng một số chi nhánh và văn phòng công ty theo danh sách câu hỏi trao đổi trực tiếp (Phụ lục 2.6) và danh sách phỏng vấn (Phụ lục 2.5)
Kết quả phỏng vấn cho thấy các nhà quản trị tại các chi nhánh và văn phòng công ty đều quan tâm đến thông tin kế toán quản trị nói chung và quản trị chi phí nói riêng. Phần lớn các chi nhánh và văn phòng đều tổ chức bộ phận kế toán quản trị như: công ty cổ phần sông đà 6, công ty cổ phần Someco Sông Đà, công ty cổ phần Sông đà 10, công ty cổ phần điện Việt Lào.
Thông tin được nhà quản trị sử dụng nhằm phục vụ các mục đích: lập kế hoạch, kiểm soát; ra quyết định về giá, ra quyết định khen thưởng, bổ nhiệm. Phần lớn các nhà quản trị đều đánh giá thông tin do kế toán cung cấp đã đáp ứng tốt các chức năng quản trị.
2.1.3 Khái quát thực trạng quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thuộc TCT Sông Đà
Thực trạng lập kế hoạch chi phí
Theo kết quả khảo sát, hàng năm 100% các DN thuộc TCT Sông Đà đều tiến hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện năm trước về số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm đạt được. Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một phần của phụ lục hợp đồng thuê Tổng giám đốc điều hành. Minh họa về Thực hiện SXKD năm 2017, kế hoạch SXKD năm 2017 của Công ty CP Sông Đà 11 theo Phụ lục số , kế hoạch gồm các nội dung về: Tổng giá trị SXKD, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư, giá trị trúng thầu, thu nhập bình quân 1 cán bộ nhân viên/tháng, sản xuất công nghiệp.
Công tác lập kế hoạch chi phí nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của các DN. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán được lập theo từng yếu tố chi phí, thường bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí CCDC văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ; thuế, phí, lệ phí; chi phí dự phòng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác và phụ phí (Phụ lục 2.38). Phương pháp lập dự toán đối với chi phí quản lý doanh nghiệp là dự toán tĩnh, dự toán được lập từ dưới lên trên. Nội dung lập dự toán chi phí xây lắp nằm trong công tác lập dự toán theo từng công trình, hạng mục công trình. Công việc này được thực hiện tại bộ phận kinh tế, kỹ thuật trong các DN
Lập dự toán là công việc bắt buộc với tất cả các công trình xây dựng. Công tác lập dự toán thực hiện tốt đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp xây lắp. Đặc điểm của hoạt động xây lắp là để có các công trình, các doanh nghiệp xây lắp phải tham gia đấu thầu. Giá thầu càng thấp doanh nghiệp càng có cơ hội trúng thầu. Bên cạnh đó, giá thầu phải đáp ứng chi trả tất cả chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công trình và phần lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp. Vì vậy việc lập dự toán, xác định được tổng dự toán công trình là rất quan trọng.
Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán cho công trình thi công tại Công ty được xác định bao gồm chi phí chế tạo, gia công; chi phí vận chuyển, lắp đăt; chi phí mua ngoài, các chi phí khác và chi phí dự phòng bao gồm cả yếu tố trượt giá hay do khối lượng phát sinh. Bộ phận kinh tế kỹ thuật lập dự toán căn cứ vào bản vẽ thiết kế, vào các quy định về chi phí đầu tư xây dựng và đơn giá áp dung Để lập dự toán cho từng mục, hạng mục công trình, bộ phận kinh tế kỹ thuật cần căn cứ vào các cơ sở cho việc lập dự toán và định mức – đơn giá áp dụng. (Phụ lục 2.24 - Đơn giá lắp đặt thiết bị, Phụ lục số 2.25 Bảng giá vật liệu, nhân công, máy thi công tại hiện trường xây lắp, Phụ lục số 2.26 Bảng tiền lương ngày công xây lắp, Phụ lục 2.27 Bảng giá máy thi công tại hiện trường xây lắp)
Dự toán được lập cho từng công trình, từng hạng mục công trình, từng công việc. Giá trị dự toán xây lắp công trình tại Công ty được xây dựng dựa trên nội dung từng khoản mục chi phí của tổng dự toán công trình. Đây là cơ sở để Công ty xây dựng, lập kế hoạch khối lượng công tác xây lắp, là căn cứ để tính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và để kiểm tra chỉ tiêu giá thành xây lắp. Sau khi trừ đi phần thuế và lãi định mức, Công ty xác định được giá thành dự toán xây lắp công trình. (Phụ lục 2.22). Nghiên cứu cụ thể về các biểu mẫu phục vụ lập dự toán và phỏng vấn quá trình lập dự toán của Công ty cổ phần Sông Đà 11, Công ty cổ phần Someco Sông Đà và Công ty cổ phần Sông Đà 6, 7, 10 tác giả khái quát việc lập dự toán các công trình, hạng mục công trình qua các bước sau:
Bước 1: Xác định khối lượng công trình, hạng mục công trình: người lập dự toán phải bóc tách khối lượng công việc cho từng công trình, hạng mục công trình từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
Bước 2: Xác định dự toán các khoản mục chi phí: Căn cứ vào định mức do Bộ Xây dựng ban hành và các đơn giá do các Sở Xây dựng của các tỉnh thành ban hành, căn cứ trên định mức do Bộ xây dựng ban hành, căn cứ vào định mức nội bộ doanh nghiệp được xây dựng, tiến hành xác định dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ vào khối lượng cần thi công, định mức vật liệu cho một đơn vị khối lượng xây lắp và đơn giá vật liệu. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xác định căn cứ vào khối lượng cần thi công, định mức nhân công và đơn giá tiền công. Dự toán chi phí máy thi công được căn cứ xác định vào khối lượng cần thi công, định mức giờ máy và đơn giá giờ máy.
Bước 3: Xác định chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước: Chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được tính tỷ lệ với chi phí trực tiếp theo thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Dự toán chi phí sản xuất chung được căn cứ vào ba dự toán trên. Hiện nay các DN đang thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng, dự toán chi phí sản xuất chung được tính bằng 1,5% trên tổng dự toán về chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thuỷ điện, hầm lò thì tỷ lệ này là 6,5%.
Bước 4: Lập bảng tổng hợp dự toán chi phí cho công trình, hạng mục công trình: Bảng tổng hợp này dựa vào các dự toán chi phí theo khoản mục đã xác định ở các bước trên.
Bước 5: Căn cứ vào dự toán đã xây dựng cho từng công trình, hạng mục công trình tiến hành lập dự toán chi phí cho từng khối lượng xây lắp để thực hiện công trình, hạng mục công trình đó.
Thực trạng tổ chức thực hiện chi phí
Sau khi trúng thầu CT/HMCT, các DN thuộc TCT Sông Đà tổ chức thi công bằng một trong hai phương thức: tự thi công hoặc giao khoán cho các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc hoặc các tổ, đội nhận khoán bằng cách trích lại tỷ lệ phần trăm (%) chi phí để lại trên tổng giá trị của CT/HMCT. Tại các DN, hai phương thức này được sử dụng linh hoạt. Trong trường hợp DN, chi nhánh đủ năng lực để tự tổ chức xây dựng CT/HMCT, các tổ đội là đơn vị trực tiếp thi công. Căn cứ vào thời gian, tiến độ thực hiện từng danh mục công việc của CT/HMCT mà dự toán đã xác định, các bộ phận, phòng ban liên quan phối hợp tổ chức quá trình thi công theo đúng chức năng và nhiệm vụ được quy định. Theo kết quả khảo sát, kết hợp với phỏng vấn sâu nhà quản trị và kế toán các DN về tình hình tổ chức thực hiện chi phí: Quá trình tổ chức thực hiện chi phí chính bao gồm các khoản mục chi phí chủ yếu trong DN xây lắp nói chung đó là chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.
Đối với chi phí NVL trực tiếp, các loại nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho thi công CT/HMCT được xác định cụ thể về danh mục vật liệu, số lượng, chất lượng trong dự toán. DN tiến hành tìm nguồn hàng, tìm nhà cung cấp để tiến hành đặt mua, đặt sản xuất. Trong một số trường hợp, chủ đầu tư chỉ định nguồn hàng, chỉ định nhà cung cấp. Căn cứ vào tiến độ công việc, các đội trưởng lập phiếu yêu cầu cấp vật liệu và các loại nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp đến CT/HMCT.
Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp bao gồm các khoản phải trả cho lao động thuộc quyền quản lý của DN và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. DN tổ chức thành các tổ, đội thi công bao gồm các lao động quản lý và lao động trực tiếp có đủ năng lực đảm nhiệm công việc.
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu, nhân công, các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho các CT/HMCT. Tại các DN thuộc TCT Sông Đà, chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ trọng thấp nhất trong bốn khoản mục chi phí. Theo kết quả khảo sát, kết hợp với kết quả tính toán của NCS, chi phí sử dụng máy thi công chiếm khoảng 2,5%-3% tổng chi phí của CT/HMCT. Chi phí khấu hao máy thi công và chi phí thuê ngoài máy thi công chiếm tỷ trọng lớn trong khoảng chi phí này. Các loại máy thi công chủ yếu là các loại máy đơn vị đi thuê theo phương thức thuê tài chính.
Chi phí sản xuất chung là chi phí sản xuất của đội công trình xây dựng, bao gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền liên quan đến đội xây lắp. Các CT/HMCT thường xa nơi đóng trụ sở chính của chi nhánh và DN, các loại máy móc thiết bị sử dụng cho hoạt động của đội chủ yếu là đi thuê theo phương thức thuê tài chính. Nghiên cứu bảng chi tiết khấu hao của Công ty cổ phần Someco Sông Đà tại miền Trung, đối với công trình nhà máy Xekaman 3, các TSCĐ được sử dụng cho đội xây lắp bao gồm nhà bảo vệ và gara để xe, nhà ăn ca, nhà phun sơn, phun cát, nhà vệ sinh tại phân xưởng, hệ thống cứu hỏa, tường rào cổng ngõ, kho vật tư số 7, kho chứa gas và oxy, xưởng gia công thiết bị phi tiêu, xưởng gia công cát gọt, hệ thống cấp điện ngoài nhà, hệ thống cấp nước ngoài nhà, hệ thống thoát nước ngoài nhà, sân nền giao thông, tất cả các tài sản này được chi nhánh đi thuê theo phương thức thuê tài chính. (Phụ lục 2.19 - Chi tiết khấu hao TSCĐ)
Để phát huy khả năng, tính độc lập, chủ động sáng tạo trong quá trình thi công của các tổ, đội xây lắp cũng như gắn kết sản phẩm tạo ra với thu nhập của người lao động, tiết kiệm tận dụng các nguồn lực phù hợp với đặc thù hoạt động, các DN thuộc TCT Sông Đà đã vận dụng cơ chế khoán thông qua các chỉ tiêu nhiệm vụ về khối lượng công việc, tiến độ hoàn thành và các chỉ tiêu khuyến khích bằng lợi ích vật chất. Đối tượng nhận khoán là các tổ, đội, xí nghiệp. Các hình thức khoán được sử dụng là khoán gọn công trình, khoán theo khoản mục hay yếu tố chi phí, và kết hợp khoán gọn công tình và khoán theo khoản mục chi phí
Thực trạng kiểm soát chi phí
Chất lượng và hiệu quả của các công trình xây lắp có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người. Hiện nay công tác kiểm soát chi phí, đặc biệt là chi phí trong quá trình thi công các CT/HMCT tại các DN thuộc TCT Sông Đà còn bộc lộ nhiều hạn chế. NCS tiến hành khảo sát các nhà quản trị về mức độ quan trọng của các chức năng quản trị chi phí, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhà quản trị các DN thuộc TCT Sông Đà về
mức độ quan trọng của các chức năng quản trị chi phí
Chức năng
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
Lập dự toán chi phí
0,0%
29,8%
24,6%
19,3%
21,1%
Tổ chức thực hiện chi phí
5,3%
36,8%
38,6%
7,0%
12,3%
Kiểm soát chi phí
0,0%
0,0%
7,0%
52,6%
40,4%
Ra quyết định
0,0%
28,1%
17,5%
26,3%
28,1%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Các nhà quản trị đánh giá kiểm soát chi phí là chức năng quan trọng nhất của quản trị chi phí, cụ thể: 23/57 phiếu, tương ứng với 40,4% câu trả lời đánh giá kiểm soát chi phí đóng vai trò quan trọng nhất. Chức năng lập dự toán chi phí và ra quyết định được đánh giá là tương đương nhau về mức độ quan trọng. Chức năng tổ chức thực hiện chi phí được đánh giá là quan trọng thấp hơn so với các chức năng khác. NCS tiếp tục thực hiện phỏng vấn sâu đối với các nhà quản trị về vấn đề này. Các nhà quản trị cho rằng, sau khi lập dự toán, mỗi CT/HMCT đã xác định rõ danh mục công việc cần làm, khối lượng công việc cần làm, do vậy quá trình tổ chức thực hiện các khoản mục chi phí đều được tiến hành theo dự toán. Vấn đề cần đặt ra là họ kiểm soát chi phí đó như thế nào để đảm bảo CT/HMCT hoàn thành theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả công trình. Một số nội dung về kiểm soát chi phí mà các DN thuộc TCT Sông Đà đang gặp phải như sau:
- Tổ chức giám sát việc thi công thực tế tại CT/HMCT để đảm bảo việc thi công theo đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật; sử dụng đúng định mức về vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị. Đề giám sát việc thi công, các DN thuộc TCT Sông Đà thực hiện giao quyền, phân công, phân nhiệm cho các cá nhân, bộ phận là các cán bộ, kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng, phòng kỹ thuật thi công, và thông qua ký hợp đồng thuê các đơn vị tư vấn giám sát thi công. Tuy nhiên, các cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ này chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao; đồng thời DN chưa có cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện cho phù hợp và hiệu quả.
- Tổ chức giao khoán toàn bộ cho đơn vị nhận khoán chịu trách nhiệm hoàn toàn từ việc thi công CT/HMCT theo thiết kế, đúng tiến độ, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như đảm bảo các chi phí thi công nhằm trong phạm vi định mức, dự toán chi phí mà DN đã nhận khoán. Phương thức khoán nhằm nâng cao tính chủ động gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi để người lao động tự kiểm soát chi phí. Tuy nhiên, thay vì có các giải pháp kiểm soát chi phí hiệu quả thì các tổ đội nhận khoán vì lợi ích của mình, chủ yếu tìm cách cắt giảm chi phí tối đa làm cho chất lượng CT/HMCT bị ảnh hưởng.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thi công CT/HMCT được thực hiện thông qua các đơn vị bên ngoài DN như thuê đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán quyết toán vốn đầu tư công trình, hay đơn vị tư vấn giám định, đánh giá. Việc thanh tra, kiểm tra còn được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, TCT Sông Đà Tuy nhiên, việ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán này thường được thực hiện khi CT/HMCT đã hoàn thành hoặc trong trường hợp có sự cố khi đang thi công. Do đó, việc sửa chữa những sai lầm, thất thoát và lãng phí đầu tư là rất ít và khả năng thực hiện không cao.
- Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc thiết kế và phối hợp thực hiện giữa các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ để thực hiện kiểm soát chi phí. Tuy nhiên, việc tổ chức xây dựng, hoàn thiện và sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các DN thuộc TCT Sông Đà còn nhiều bất cập làm cho việc kiểm soát chi phí chưa được q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_to_chuc_he_thong_thong_tin_ke_toan_quan_tri_nham_tan.doc