MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 5
1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 5
1.1.2. Vai trò, chức năng và mục đích của kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 9
1.2. Các quan điểm cơ bản về tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 16
1.2.1. Các quan điểm cơ bản về tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 16
1.2.2. Các quan điểm cơ bản về tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 23
1.3. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 27
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp 27
1.3.2. Tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp 29
1.4. Tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 38
1.4.1. Tổ chức phân công thực hiện công việc phân tích 38
1.4.2. Tổ chức công tác phân tích trong doanh nghiệp 41
1.5. Tổ chức quản lý và sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 57
1.5.1. Tổ chức quản lý thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 57
1.5.2. Tổ chức sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 58
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 60
2.1. Thực trạng hoạt động và tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay 60
2.1.1. Quá trình phát triển và vai trò của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam 60
2.1.2. Thực trạng tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 64
2.2. Thực trạng về tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhà nước 66
2.2.1. Biểu hiện của kế toán quản trị trong chế độ kế toán Việt Nam 66
2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
nhà nước 71
2.3. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 81
2.3.1. Quy định hiện hành về tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 81
2.3.2. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 83
2.3.3. Thực trạng tổ chức quản lý và sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 91
2.4. Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh của một số nước trên thế giới 96
2.4.1. Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh ở Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô cũ) 96
2.4.2. Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh ở Cộng hòa Pháp 98
2.4.3. Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh ở Mỹ 100
2.5. Nhận xét đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 104
2.5.1. Những kết quả đạt được 104
2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục 106
Chương 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 115
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 115
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 116
3.2.1. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 116
3.2.2. Các nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 117
3.3. Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 119
3.3.1. Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị 119
3.3.2. Nội dung hoàn thiện tổ chức phân tích kinh doanh 145
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức quản lý và sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 162
3.4. Điều kiện cơ bản để hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 171
3.4.1. Đối với nhà nước, cơ quan chức năng và các trường. 172
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước 175
KẾT LUẬN 180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
181 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững khả năng tiềm tàng cần được phát huy, khai thác, nhằm giúp giám đốc và những người có trách nhiệm liên quan đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, kịp thời.
Trong các chỉ thị, thông tư của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính trong các DNNN cũng luôn đề cập đến việc tổ chức PTKD trong DN, không chỉ phân tích các chỉ tiêu tổng hợp mà cần thiết phải phân tích tình hình sử dụng từng yếu tố của quá trình sản xuất. Thông tư số 76-TC/TCDN ngày 15/11/1996 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các DNNN có nêu:
Doanh nghiệp phải theo dõi, kiểm tra, tổ chức phân tích tình hình thực hiện mức tiêu hao vật tư thường xuyên và định kỳ để đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân sử dụng tiết kiệm vật tư và xử lý các trường hợp tiêu hao vật tư vượt định mức" và "phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, xác định rõ nguyên nhân tăng, giảm so với định mức và thực tế kỳ trước, kiến nghị biện pháp xử lý... [74].
Qua những qui định trên đã thể hiện Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác PTKD trong các DNNN và xác định đó là một công việc quan trọng mà cán bộ kế toán phải làm.
2.3.2. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước
2.3.2.1. Thực trạng tổ chức phân công thực hiện công việc phân tích kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước
Việc phân công thực hiện công việc PTKD trong các DNNN hiện nay thường không rõ ràng và có sự khác nhau giữa các DN. Một số DNNN thực hiện khá tốt và thường xuyên công việc PTKD, và thường do phòng kế toán, phòng kế hoạch và phòng kinh doanh thực hiện. Một số DN chỉ do phòng kế hoạch và phòng kế toán đảm nhiệm. Có không ít DNNN hầu như không thực hiện PTKD, chỉ thực hiện phân tích một số chỉ tiêu trên thuyết minh BCTC, do phòng kế toán thực hiện.
2.3.2.2. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước
Do quy mô sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ khác nhau, yêu cầu và trình độ tổ chức quản lý của các DNNN rất khác nhau nên việc tổ chức công tác PTKD giữa các DNNN có sự khác biệt nhau rất lớn về qui mô, trình độ và tính ứng dụng của nó trong quản lý vi mô.
Qua khảo sát nghiên cứu thực tế về tổ chức PTKD trong một số DNNN hiện nay, có thể khái quát hóa những nét cơ bản về thực trạng tổ chức PTKD trong các DNNN hiện nay như sau:
a) Thực trạng về lựa chọn loại hình, chỉ tiêu, phương pháp phân tích
* Thứ nhất: Về lựa chọn loại hình phân tích.
+ Đa phần các DNNN mới thực hiện phân tích định kỳ, (quí, năm), ít chú ý đến phân tích thường xuyên.
Những DNNN thuộc Tổng công ty có yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin thường xuyên cho Tổng công ty, các DN thành viên phải thực hiện phân tích theo kỳ hạn ngắn hơn, ví dụ như Tổng công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng yêu cầu các DN thành viên cung cấp thông tin về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, giá bán bình quân, dư nợ ngân hàng... theo 10 ngày, tháng, quí... có phân tích diễn giải thông tin. Ngoài ra, tùy theo trình độ và yêu cầu quản lý cụ thể của DN trong từng thời kỳ mà có thể phân tích vào thời điểm thích hợp, ví dụ Công ty Sứ Thanh Trì tổ chức phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và lãi lỗ theo từng đợt khuyến mại, Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 118 thực hiện phân tích tiến độ thi công (thông qua chỉ tiêu giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành), doanh thu, chi phí từng công trình theo từng đợt, khi cần thông tin cho quản lý (định kỳ hay bất thường).
Nhưng cũng còn DNNN (chủ yếu DNNN vừa và nhỏ) không thực hiện phân tích thường xuyên hay định kỳ, mà thường chỉ đưa ra vài nhận xét chung chung vào cuối năm.
+ Đa phần các DNNN chỉ thực hiện phân tích sau quá trình SXKD, ít chú ý phân tích trước và trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Một số DNNN đã thực hiện phân tích trước, trong và sau khi thực hiện mục tiêu, như Công ty Sứ Thanh Trì thực hiện phân tích trước khi xây dựng, lựa chọn phương án hay các chỉ tiêu kế hoạch ví dụ như: thay thế nguyên vật liệu này bằng loại nguyên vật liệu khác có lợi hay không? Mua sắm, trang bị thêm máy móc thiết bị sẽ có lợi gì cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất? Công ty nên tổ chức khuyến mại vào thời gian nào? Giá khuyến mại đưa ra bao nhiêu?... Trong quá trình sản xuất công ty thường phân tích tiến độ sản xuất và tình hình chi phí, giá thành để có biện pháp chỉ đạo kiên quyết, kịp thời hơn, nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra.
+ Đa phần các DNNN chỉ chú ý thực hiện phân tích một số chỉ tiêu cơ bản ở mức độ nhận xét đánh giá chung, chưa phân tích sâu sắc, tỷ mỉ từng chuyên đề.
Một số DN đã chú ý phân tích chi tiết các chỉ tiêu kết quả SXKD từng bộ phận để phục vụ công tác quản lý nội bộ, tăng cường hạch toán kinh tế trong từng bộ phận (phân xưởng, tổ đội, cửa hàng...)
+ Đa phần các DNNN chỉ mới dừng lại ở đánh giá sơ bộ kết quả chung toàn DN, ít chú ý phân tích cụ thể chi tiết để chỉ ra bộ phận tiên tiến hay lạc hậu.
Nói chung, các DNNN mới thực hiện phân tích định kỳ trên phạm vi toàn DN vào cuối quí 6 tháng hay cuối năm. Một số ít DNNN thực hiện phân tích trước, trong và sau quá trình sản xuất; kết hợp phân tích toàn DN và phân tích từng bộ phận, từng công trình, từng đơn đặt hàng.
* Thứ hai: Về việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích
Thực tế hiện nay, hầu hết các DNNN thực hiện PTKD đều dựa trên hai hệ thống chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện. Nhưng việc lựa chọn chỉ tiêu phân tích cụ thể đối với từng mặt hoạt động SXKD ở các DNNN có sự khác nhau tương đối lớn do qui mô sản xuất, lĩnh vực hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý còn có sự chênh lệch đáng kể. Có thể điểm qua tình hình thực tế về lựa chọn chỉ tiêu phân tích trong các DNNN như sau:
+ Đối với phân tích kết quả sản xuất:
Đa phần các DNNN trong lĩnh vực xây lắp đều chú ý phân tích các chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng (giá trị xây lắp), các DN sản xuất công nghiệp thường chú ý phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, số lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng sản phẩm (theo thứ hạng phẩm cấp), tình hình sản xuất mặt hàng chủ yếu, tình hình sản xuất theo đơn đặt hàng... Các DNNN chưa chú trọng đến phân tích chất lượng công tác sản xuất một cách sâu sắc, tỷ mỉ. Những DNNN đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002 thực hiện phân tích đánh giá chất lượng thường xuyên và chi tiết cụ thể hơn (DN tự đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng 1 tháng 1 lần và tổ chức cấp giấy chứng nhận thực hiện đánh giá 6 tháng 1 lần).
+ Về việc phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất:
Đối với nhân tố lao động: Đa phần các DN cũng đã chú ý phân tích sự biến động về số lượng và trình độ lao động, nhưng chưa chú ý phân tích chi tiết tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động, cũng chưa chú ý đúng mức đến phân tích tình hình biến động của chỉ tiêu năng suất lao động. Một số ít DNNN đã chú ý phân tích tình hình biến động lao động do sử dụng phần mềm quản trị lao động nhưng hầu như cũng chỉ ở mức độ đánh giá khái quát. Còn không ít DNNN không phân tích tình hình biến động lao động.
Đối với nhân tố nguyên vật liệu: Hầu hết các DNNN đã thực hiện xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu rất chi tiết cho từng loại sản phẩm để giao khoán cho các bộ phận (nhà máy, phân xưởng, tổ đội). Khi nghiệm thu sản phẩm cũng là lúc đánh giá mức độ chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng bộ phận đối với từng loại sản phẩm để có quyết định thưởng, phạt hợp lý. Các DN chưa thực hiện phân tích tình hình dự trữ, cung cấp nguyên vật liệu nên còn xảy ra hiện tượng ứ đọng hoặc căng thẳng nguyên vật liệu cho sản xuất trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động, cũng chưa thực hiện phân tích cụ thể ảnh hưởng của việc cung cấp nguyên vật liệu đến quá trình và kết quả SXKD...
Đối với TSCĐ và máy móc thiết bị sản xuất: Hiện nay các DNNN thường chỉ mới quản lý về số lượng, nguyên giá, khấu hao nên mới phân tích sơ bộ sự tăng giảm TSCĐ (số lượng, nguyên giá, tình hình trích khấu hao), mà chưa phân tích tình hình sử dụng TSCĐ (theo các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng, số lượng, thời gian và công suất), không ít DNNN vừa và nhỏ không phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ. Một số ít DNNN thuộc các Tổng công ty 90, 91 thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty đồng thời phát huy tính tự chủ trong hoạt động SXKD nên luôn nắm bắt tình hình TSCĐ hiện có, khả năng huy động sử dụng cho SXKD đủ? thiếu? thừa? để có biện pháp quản lý phù hợp (thuê hoạt động, điều chuyển giữa các đơn vị, bộ phận hay cho thuê...) nhưng chưa chú ý phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ (xe máy) nên việc quản lý xe máy, phụ tùng thay thế còn lỏng lẻo.
Như vậy, đa phần các DNNN chưa thực hiện thường xuyên việc phân tích tình hình đảm bảo và sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất nên còn nhiều hiện tượng đầu tư không hợp lý (lãng phí, ứ đọng vốn) hoặc chưa huy động sử dụng hết khả năng hiện có của DN về lao động, vật tư, thiết bị.
+ Về việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Đa phần các DNNN đã thực hiện hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán chi phí phù hợp với từng DN, nhưng chưa thực hiện phân chia chi phí theo các cách phân loại phục vụ cho quản trị DN như phân chia chi phí thành chi phí cố định, chi phí biến đổi... nên chưa thực hiện phân tích chi phí một cách sâu sắc, toàn diện, cũng chưa phân tích chi phí theo từng đơn đặt hàng, từng loại công việc mà chỉ phân tích sơ bộ chi phí sản xuất theo khoản mục, yếu tố chi phí.
Thực tế hiện nay, hầu hết các DNNN đều thực hiện phân tích sơ bộ tình hình biến động (tăng, giảm) tổng giá thành của từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm theo các khoản mục nhưng chưa đi sâu phân tích các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng khoản mục. Các DNNN chưa thực hiện phân tích tình hình hạ giá thành sản phẩm so sánh được.
+ Về việc phân tích tình hình tiêu thụ, thu nhập và kết quả:
Thực tế hiện nay một số DNNN chỉ đánh giá sơ bộ tình hình thu nhập mà không phân tích chi tiết nguyên nhân của sự tăng giảm tổng số và từng nguồn thu nhập của DN, nhiều DN không phân tích tình hình biến động thu nhập.
Hầu hết các DNNN đã thực hiện phân tích khái quát tình hình tăng giảm doanh thu của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ và từng loại sản phẩm. Đối với sản phẩm tiêu thụ chủ yếu, ngoài phân tích doanh thu, còn phân tích sự tăng giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Đa số các DNNN đã thực hiện phân tích sơ bộ tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận hay sự tăng giảm lợi nhuận so với kỳ trước, nhưng chưa đi sâu phân tích nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng giảm lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
Một số DNNN đã thực hiện phân tích điểm hòa vốn theo doanh thu, theo sản lượng, theo thời gian đối với từng dự án riêng biệt để quyết định có vay vốn hay có đầu tư không? Trong quá trình SXKD từng kỳ, kế toán DN thường đưa ra con số ước lượng hòa vốn, vi dụ Công ty Sứ Thanh Trì ước tính doanh thu hàng tháng khoảng 8 tỷ là hòa vốn, nhỏ hơn 8 tỷ là lỗ và lớn hơn 8 tỷ là lãi (ước lượng chứ không phân tích cụ thể). ở Công ty Cao su Sao vàng (chi nhánh Thái Bình) tính ra giá bán hòa vốn (giá bán bình quân cho từng sản phẩm) theo số liệu hạch toán giá thành từng tháng, thực chất đó là giá vốn bình quân cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý bình quân (giá thành toàn bộ bình quân). Mặc dù chưa phân tích đầy đủ nhưng những số liệu đó cũng giúp DN chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định quản lý và điều hành quá trình SXKD.
(Bảng 2.5. Phụ lục: Một số mẫu biểu phân tích của DNNN).
Như vậy, đa phần các DNNN đều chú ý phân tích khái quát tình hình tăng, giảm (thực hiện kế hoạch) các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả theo từng loại và toàn bộ các loại sản phẩm tiêu thụ.
+ Về phân tích tình hình tài chính: các DNNN mới chỉ thực hiện phân tích một số chỉ tiêu theo báo cáo số B-09 DN - Thuyết minh báo cáo tài chính, chủ yếu chủ yếu phân tích tình hình thanh toán công nợ, chưa phân tích chi tiết tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính cũng như chưa phân tích tình hình và kết quả kinh doanh thông qua các báo cáo kế toán nội bộ.
* Thứ ba: Về việc sử dụng các phương pháp phân tích
+ Phương pháp so sánh: các DNNN có thực hiện PTKD đều sử dụng phương pháp so sánh với nội dung cụ thể sau:
- So sánh kết quả thực tế với kế hoạch (định mức) để đánh giá tình tình thực hiện kế hoạch (định mức) về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tài chính có lập kế hoạch (định mức).
- So sánh kết quả thực tế kỳ này với kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (2 kỳ trước...) để đánh giá kết quả kỳ này tăng, giảm hay không thay đổi so với kỳ trước).
- So sánh kết quả thực tế của DN với kết quả thực tế bình quân của ngành hay đơn vị khác cùng điều kiện, cùng loại hình kinh doanh.
- Những DN đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, ISO 14000 thì thực hiện so sánh kết quả thực tế trong kỳ với các tiêu chuẩn theo yêu cầu của ISO.
Thông thường các DNNN thực hiện so sánh kết quả thực tế năm này (kỳ này) với kế hoạch (kỳ trước) bằng số tương đối (tỷ lệ %); ít so sánh số tuyệt đối. Một số DNNN đã được thực hiện lập biểu đồ so sánh, ví dụ như Công ty Sứ Thanh Trì hàng tháng thực hiện lập biểu đồ sản lượng sản xuất và tiêu thụ của từng nhà máy để đánh giá tình hình từng bộ phận (do phòng kinh doanh lập biểu đồ) và biểu đồ sản lượng và doanh thu của 3 năm liền để cung cấp thông tin cho giám đốc (tại phòng giám đốc).
+ Phương pháp liên hệ cân đối: Một số DNNN đã thực hiện phương pháp liên hệ cân đối trong phân tích để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch (như Công ty Sứ Thanh Trì đã cân đối giữa sản phẩm tồn kho đầu kỳ, khả năng sản xuất và nhu cầu sản phẩm tiêu thụ để lập kế hoạch về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
+ Phương pháp phân tổ - tổng hợp: Đa phần các DNNN thực hiện PTKD đều thực hiện phân tổ và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo các tiêu thức địa điểm, thời gian và yếu tố cấu thành, nhưng chỉ ở mức độ cung cấp số liệu, chưa phân tích cụ thể theo từng nhóm hàng, loại sản phẩm khác nhau.
+ Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch: Các DNNN chưa sử dung hai phương pháp này để phân tích mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
b) Thực trạng tổ chức thực hiện qui trình phân tích
* Về lập kế hoạch phân tích:
Đa phần các DNNN chưa thực hiện lập kế hoạch phân tích một cách chu đáo mà công việc phân tích thường do những người được phân công thực hiện theo định kỳ nhất định như một công việc đi kèm của thống kê, hạch toán nghiệp vụ hay hạch toán kế toán.
* Về sưu tầm, lựa chọn và kiểm tra tài liệu phân tích
Thực tế các DNNN sử dụng cả hệ thống chỉ tiêu kế hoạch (định mức) và thực tế (kỳ này và kỳ trước) để PTKD nhưng chỉ là so sánh kết quả và phân tích đánh giá sơ bộ, ít khi dựa vào các tài liệu hạch toán chi tiết và không dựa vào các nguồn tài liệu khác như báo cáo tổng kết, biên bản thanh tra biên bản đại hội công nhân viên chức... để phân tích nguyên nhân ảnh hưởng.
Các tài liệu sử dụng PTKD thường không được kiểm tra trước khi sử dụng nên có thể DN sử dụng cả tài liệu không đảm bảo hợp lý, tin cậy (do sai sót trong hạch toán hay DN cố ý xuyên tạc) để phân tích nên kết quả phân tích cũng chỉ mang tính hình thức, không có giá trị cho quản lý và điều hành SXKD của đơn vị, thậm chí còn phản tác dụng.
* Quá trình thực hiện phân tích: chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích so sánh mà chưa thiết kế được các bảng giải thích thêm về các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng cụ thể.
+ Kết thúc quá trình phân tích: các DNNN hầu như chưa thực hiện lập các báo cáo phân tích để phân tích, giải trình nguyên nhân một cách chi tiết, cụ thể và các ý kiến đề xuất nhằm khắc phục tồn tại, thiếu sót, phát huy mặt tích cực, khai thác sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nội bộ DN.
+ Kết quả phân tích: chủ yếu mới được công bố trong các cuộc họp giao ban định kỳ hoặc báo cáo cho Tổng công ty (đối với đơn vị trực thuộc Tổng công ty), chưa thực hiện công bố rộng rãi cho cán bộ công nhân viên chức, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát, chưa đưa ra được những điển hình tiên tiến hay những tồn tại, thiếu sót của từng bộ phận, cá nhân một cách cụ thể. Do vậy, kết quả phân tích chưa thực sự phục vụ cho công tác quản lý vi mô của DN.
2.3.3. Thực trạng tổ chức quản lý và sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp tại các DNNN hiện nay
2.3.3.1. Thực trạng tổ chức quản lý thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh
Nhìn chung công việc KTQT và PTKD trong các DNNN hiện nay chưa được biểu hiện rõ nét, do vậy thông tin do KTQT và PTKD cung cấp cũng chưa được biểu hiện riêng biệt, chủ yếu biểu hiện qua các báo cáo kế toán nội bộ (thông tin KTQT) và các bảng số liệu so sánh đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch (thông tin PTKD). Thông tin KTQT và PTKD trong các DNNN hiện nay được tổ chức quản lý chung trong hệ thống thông tin kinh tế nội bộ của DN, chưa có sự phân định rõ ràng. Do vậy đã dẫn đến hiện tượng chồng chéo, trùng lặp trong việc xử lý, cung cấp thông tin, gây nên những tốn kém, lãng phí không cần thiết hoặc không đảm bảo tính thích hợp và kịp thời trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị DN đưa ra những quyết định quản lý tối ưu. Một số DNNN hiện nay đã triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sử dụng những phần mềm kế toán và quản lý lao động, vật tư, máy móc thiết bị..., thông tin KTQT và PTKD cũng được xử lý, cung cấp và lưu trữ tương đối có hệ thống cùng với thông tin KTTC (lưu trữ trong hệ thống báo cáo kế toán hoặc lưu trữ trong đĩa nén và băng...). Nhưng đa phần các DNNN chưa đảm bảo an toàn thông tin ở mức độ cần thiết.
2.3.3.2. Thực trạng tổ chức sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp
Hầu hết các DNNN hiện nay đã bước đầu nhận thức được vai trò thông tin kinh tế cho quản trị DN. Thông tin KTQT và PTKD đã được sử dụng cho việc ra các quyết định quản lý và điều hành SXKD của nhà quản trị, cụ thể:
+ Thông tin về tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu đã được các DN sử dụng cho việc quyết định lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu (tiếp tục duy trì nguồn cung cấp hiện tại hay thay thế), giá mua nguyên liệu (tăng, giảm hay giữ nguyên giá mua nguyên vật liệu), số lượng mua (tăng, giảm hay dừng mua và dự trữ nguyên vật liệu), quyết định về định mức tiêu hao (giữ nguyên hay thay đổi định mức tiêu hao nguyên vật liệu), quyết định khoán hay không khoán loại nguyên vật liệu nào đó cho các bộ phận sản xuất...
Ví dụ Công ty Chè Văn Hưng - Yên Bái quyết định giá cả và số lượng mua chè búp tươi theo từng ngày (trong thời kỳ mùa vụ) và quyết định định mức tiêu hao vật tư (chè búp tươi, than...) theo từng tháng, quí (mùa mưa, mùa khô...). Công ty Đay Trà Lý - Thái Bình quyết định giá mua vật tư (đay sợi) từng ngày (trong kỳ mùa vụ), quyết định định mức tiêu hao vật tư (đay sợi, điện...) theo từng vụ đay (mùa, chiêm...). Công ty Sứ Thanh Trì đã yêu cầu bên cung cấp ga phải thay đổi giá từ 7.500đ/kg xuống 5.700đ/kg nếu nhà cung cấp đó muốn duy trì cung cấp ga cho công ty...
+ Thông tin về tình hình lao động trong DN đã được các DNNN sử dụng cho việc ra quyết định về việc mở lớp đào tạo tay nghề cho lao động, gửi đi học, tuyển thêm, dừng không tuyển lao động hoặc giải quyết nghỉ chế độ để giảm biên chế...
+ Thông tin về tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ trong DN đã được, sử dụng cho việc ra các quyết định đầu tư dây chuyền công nghệ mới hay đi thuê hoạt động, cho thuê TSCĐ hay huy động vào SXKD. Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 118 đã theo dõi rất chi tiết tình hình xe máy theo các tiêu thức: loại xe, nguyên giá, khấu hao, thời gian sử dụng, người quản lý và sử dụng hiện tại, phụ tùng thay thế (đã thay thế loại phụ tùng nào vào thời gian nào...) nên kế toán trưởng nắm bắt thông tin rất cụ thể để đưa ra quyết định rất kịp thời như điều chuyển xe giữa các đội sản xuất, kịp thời thanh lý, nhượng bán những xe máy cũ, có cho phép thay thế loại phù tùng nào đó hay không... Do vậy đã tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng xe máy nói riêng, hiệu quả sử dụng vốn nói chung.
+ Một số DNNN đã dựa trên những thông tin nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, kết hợp với các thông tin kinh tế - tài chính nội bộ, chủ yếu là thông tin KTQT và PTKD để đưa ra những quyết định quản lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận như điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ, tạm ngừng sản xuất loại sản phẩm nào đó và cho vay, nhượng bán nguyên vật liệu, mua sản phẩm tương tự trên thị trường để tiêu thụ cho đủ hợp đồng (hay đảm bảo thị phần), tăng cường sản xuất sản phẩm thế mạnh, riêng có khi nhu cầu thị trường tăng...
Ví dụ: Công ty Sứ Thanh Trì đã kết hợp việc phân tích thị trường, thị hiếu người tiêu dùng (ví dụ miền Nam thích sản phẩm màu sắc các loại còn miền Bắc thích sản phẩm màu trắng, miền Nam không cần dùng nóng lạnh nên chỉ dùng chậu 1 lỗ, còn miền Bắc có nhu cầu dùng nóng lạnh nên dùng chậu 3 lỗ...) kết hợp với thông tin hàng tồn kho về từng loại sản phẩm để điều chuyển hàng hóa giữa các kho hàng, đặt hàng cho sản xuất cụ thể từ đầu tháng và có điều chỉnh ngay khi cần thiết, báo cho bộ phận sản xuất để xử lý ngay từ khâu phun màu (phun màu vào mộc) đến sấy và nung. Khi nhu cầu thị trường tăng, Công ty đã tiêu thụ thêm sản phẩm của sứ Việt Trì, tập trung sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu (xuất khẩu sang Nga, Băngladesh, Ukraina, Iraq...).
Dựa vào thông tin KTQT và PTKD về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã chỉ cho nhà quản trị biết rằng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho thiết bị vệ sinh các màu sẫm, hồng, xanh... cao hơn so với màu trắng; từ đó thường lưu ý khâu bán hàng nên tư vấn hướng khách hàng mua hàng màu trắng, vì thiết bị sứ màu trắng vừa đảm bảo bền đẹp hơn trong quá trình sử dụng nên giữ uy tín cho Công ty, vừa đảm bảo tăng lợi nhuận cho Công ty.
Đồng thời, qua phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, Công ty đã quyết định không giao khoán chi phí năng lượng (nhiên liệu, điện) cho các nhà máy (dây chuyền sản xuất) trực thuộc vì do công nhân đã cắt xén điện khi sấy và nung nên không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho thành phẩm, hoặc không đảm tiến độ sản xuất cho khâu tiếp theo. Công ty cũng quyết định không khoán chi phí bảo hộ lao động mà tự mua để trang bị cho công nhân để phòng ngừa trường hợp công nhân tiết kiệm (cắt xen) mà không mua đủ thiết bị an toàn lao động (ví dụ không đi găng tay mà nhúng tay vào nước tráng men sứ như ở Công ty Sứ Công nghiệp Yên Bái) nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân cũng như đảm bảo tiến độ sản xuất cho toàn Công ty.
+ Một số DNNN đã sử dụng thông tin KTQT và PTKD để đưa ra các quyết định điều chỉnh giá cả, số lượng, chi phí.
Ví dụ: Công ty Kinh doanh Chế biến Lâm sản Xuất khẩu Yên Bái đã căn cứ vào định mức chi phí, dự toán sản xuất và kết quả hạch toán chi phí thực tế để quyết định giá bán cho từng lô hàng xuất khẩu hay khách hàng trong nước. Những thông tin đó luôn được cung cấp kịp thời (cập nhật khi có biến động) nên giám đốc công ty có thể quyết định đưa ra mức giá bán hợp lý cho từng khách hàng (dựa theo nhu cầu cụ thể của khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty). Điều đó dẫn đến đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo lợi nhuận cho công ty.
Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 118 đã dựa trên dự toán chi phí đã lập, tiến độ thi công và mức chi phí thực tế đã phát sinh so với dự toán (tương ứng với khối lượng công việc xây lắp đã hoàn thành trong kỳ) để phát hiện những biểu hiện bất thường, tìm nguyên nhân cụ thể để có biện pháp khống chế chi phí kịp thời nhằm giữ cho chi phí từng công trình ở mức độ hợp lý, đảm bảo lợi nhuận cho từng công trình (điều chỉnh ngay chứ không để khi đã hoàn thành công trình).
Công ty Sứ Thanh Trì thường tính toán chi phí, giá thành của từng loại sản phẩm để đưa ra giá khuyến mại hợp lý nên tiêu thụ sản phẩm rất nhanh, tạo điều kiện cải thiện tình hình tài chính và thanh toán nên không cần nhận sự hỗ trợ vốn của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng trong việc mở rộng quy mô sản xuất...
Bên cạnh những DNNN quan tâm sử dụng thông tin KTQT và PTKD cho quản trị DN, tạo điều kiện SXKD thích ứng với cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có trong DN, trưởng thành và vững bước đi lên, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần tăng thế và lực của nền kinh tế quốc dân, vẫn còn không ít những DNNN chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức KTQT và PTKD để cung cấp thông tin cho quản trị DN. Đó là những DNNN trì trệ, lạc hậu, kém phát triển cần phải tìm ra giải pháp thúc đẩy SXKD, tăng cường quản lý nói chung, trong đó cần phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thông tin KTQT và PTKD trong quản lý DN.
Có thể nói rằng, ngay cả ở những DNNN đã quan tâm đến việc sử dụng thông tin KTQT và PTKD cho quản trị DN, cũng chưa có được những thông tin thích hợp, kịp thời cho mọi tình huống đưa ra quyết định quản lý nên nhà quản trị DN còn gặp không ít khó khăn, lúng túng trong quản lý và điều hành D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan-an.doc
- MUCLUC.DOC