MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN 13
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên 13
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 32
Chương 2. LÝ LUẬN VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 36
2.1. Lý luận về tự đánh giá năng lực 36
2.2. Lý luận về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 47
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 72
Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 87
3.1. Tổ chức nghiên cứu 87
3.2. Các phương pháp nghiên cứu 92
3.3. Các mức độ 102
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 106
4.1. Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 106
4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 121
4.3. Phân tích chân dung tâm lý điển hình 140
4.4. Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 151
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
PHỤ LỤC 180
237 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy và các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; xác định sự cần thiết của các biện pháp và thu thập một số ý kiến đề xuất, kiến nghị.
Nội dung điều tra và cách thức tiến hành
Khách thể nghiên cứu: 306 giảng viên các khoa ở 5 trường sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu: Bảng hỏi được tiến hành sau khi điều tra thử.
Nguyên tắc và cách thức tiến hành: Để thu được thông tin chính xác, tác giả luận án giới thiệu trước về mục đích và cách thức trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra, nhấn mạnh với các khách thể rằng, bảng hỏi chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, mọi thông tin sẽ hoàn toàn được bảo mật và sự tham gia của họ là tự nguyện. Khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập và tự do lựa chọn đáp án phù hợp với suy nghĩ của bản thân. Nhà nghiên cứu không đưa ra những gợi ý mang tính định hướng đối với khách thể vì điều này có thể làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
Phương pháp quan sát
Mục đích quan sát: Nhằm thu thập thông tin cụ thể, trực tiếp về quá trình giảng dạy thực tiễn của giảng viên ở các trường sĩ quan, nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác trong phân tích, đánh giá thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đơn vị quan sát: Tiến hành ở 3 khoa giảng viên tại 3 trường sĩ quan thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án (mỗi khoa quan sát 2 ngày).
Đối tượng quan sát: Mỗi khoa tiến hành quan sát 9 giảng viên, trong thực tiễn hoạt động giảng dạy.
Nguyên tắc quan sát: Bảo đảm tính tự nhiên, khách quan và không làm ảnh hưởng đến hoạt động, tâm lý của đối tượng trong quá trình quan sát.
Nội dung quan sát: Quan sát việc thực hiện các mục đích, yêu cầu giảng dạy, tạo sự thu hút tham gia của học viên và năng lực quản lý lớp học của giảng viên trong quá trình giảng dạy.
Cách thức quan sát: Tiến hành quan sát trong điều kiện giảng viên thực hiện nhiệm vụ bình thường. Tập trung vào nội dung quan sát là cách thức người giảng viên thực hiện quá trình giảng dạy trên lớp, qua đó tác giả luận án nắm bắt được thêm những thông tin về tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, tự đánh giá năng lực thu hút học viên và Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học của đối tượng quan sát. Kết quả quan sát được ghi lại và sẽ được sử dụng bổ sung cho các kết quả nghiên cứu khác trong quá trình điều tra.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phỏng vấn sâu: Bổ sung, làm rõ thông tin định tính và định lượng thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác; tăng độ tin cậy, độ trung thực và tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
Nội dung và cách tiến hành phỏng vấn sâu:
Thực hiện phóng vấn tại 4 khoa giảng viên ở 4 trường, mỗi khoa gồm: 11 giảng viên.
Phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu nhằm làm rõ biểu hiện, những yếu tố ảnh hưởng; những đề xuất, kiến nghị về biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch phỏng vấn (nội dung, thời gian, địa điểm); Liên hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan; Tiến hành phỏng vấn thông qua trao đổi trực tiếp, kết hợp sử dụng các phiếu phỏng vấn sâu (Phụ lục 2). Tuy nhiên, nội dung chi tiết các cuộc phỏng vấn sâu có thể được thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh thực tế của cuộc phỏng vấn.
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Mục đích: Lấy ý kiến của các chuyên gia nhằm mục đích xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu và xử lí số liệu.
Nội dung của phương pháp chuyên gia: Tác giả xin ý kiến chuyên gia về một số khía cạnh sau: (1) Các đặc điểm của hoạt động giảng dạy. (2) Các hướng tiếp cận nghiên cứu và các biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy và (4) Các phương pháp xử lí số liệu thống kê toán học.
Cách thức tiến hành: Nghiên cứu tiến hành xin ý kiến của 12 cá nhân là các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên tâm lý học ở Học viện Chính trị; Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự; Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Khoa Tâm lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); các trường sĩ quan và 1 chuyên gia xử lí số liệu thống kê áp dụng trong lĩnh vực tâm lý học.
Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
Mục đích: Góp phần tăng thêm tính khoa học, tính lôgic khi nghiên cứu biểu hiện và yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy thông qua các chân dung tâm lý điển hình trong các khách thể được khảo sát.
Đối tượng phân tích chân dung tâm lý: Lựa chọn có chủ đích 2 giảng viên để nghiên cứu, phân tích, trong đó: 1 giảng viên ở mức độ tự đánh giá năng lực cao và 1 giảng viên có ở mức độ tự đánh giá năng lực trung bình. Đây chính là hai mức độ có số lượng giảng viên lựa chọn nhiều nhất
Nội dung phân tích chân dung tâm lý: Thu thập thông tin cá nhân, một số đặc điểm về tâm lý, điều kiện gia đình, thành phần xuất thân của giảng viên; Phân tích những mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy: tự đánh giá năng lực mục đích, yêu cầu giảng dạy; tự đánh giá năng lực thu hút học viên; tự đánh giá năng lực quản lý lớp học; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan.
Cách thức tiến hành phân tích chân dung tâm lý điển hình
Tìm hiểu thông tin ban đầu thông qua trao đổi, phỏng vấn với giảng viên, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và học viên tại đơn vị trường công tác. Từ đó, dự kiến chân dung tâm lý điển hình cần phân tích, làm rõ và tiến hành điều tra có chủ đích (theo phiếu điều tra) đối với chân dung dung tâm lý điển hình nhằm làm rõ chân dung theo mục đích nghiên cứu đã xác định.
3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê
Mục đích của phương pháp
Nhằm xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập được từ điều tra thực tiễn. Trước khi xử lý số liệu định lượng, luận án tiến hành kiểm tra độ tin cậy. Dưới đây là bảng xác định độ tin cây của thang đo.
Bảng 3.2: Độ tin cậy của các thang đo (Phụ lục 5)
Stt
Các thang đo
Cronbach’s Alpha
1
Tự đánh giá năng lực giàng dạy của giảng viên
0. 873
2
Những yếu tố tác động đến tự đánh giá năng lực giảng dạy
0. 872
3
Sự hài lòng trong công việc của giảng viên
0. 779
4
Sự lạc quan trong công việc của giảng viên
0. 701
5
Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên
0. 900
6
Khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp
0. 720
3.2.3.2. Cách thức tiến hành
Phân tích thống kê mô tả
Phép toán phân tích thống kê mô tả được sử dụng trong luận án để tìm hiểu thực trạng các biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên và sự cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Quá trình phân tích số liệu ở luận án, điểm trung bình (được kí hiệu là ĐTB) được lấy từ giá trị Mean; Độ lệch chuẩn (kí hiệu là ĐLC) được lấy từ giá trị (SD - Standardizied Deviation) và giá trị ý nghĩa (p) được lấy từ giá trị sig. ở kết quả của các phép toán đã sử dụng, thể hiện ở phần Phụ lục.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Nhằm kiểm định độ hiệu lực và giá trị của thang đo, rút gọn, nhóm hóa (tạo ra các biến đại diện) cho các mệnh đề cụ thể trong nghiên cứu. Điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá là chỉ số KMO ở khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1; Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (sig. < 0.05); Tổng phương sai trích (Total Variance Expained) ≥ 50%; Phương pháp xoay Varimax được sử dụng và các items có hệ số tải từ 0,5 trở lên sẽ được giữ lại. Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA tại (Phụ lục 6), được khái quát các items thỏa mãn các điều kiện để nghiên cứu thực trạng, cụ thể là:
Đánh giá kết quả thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên với 23 items. Trong đó bao gồm các mặt biểu hiện, cụ thể là:
Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, gồm 8 items: [CL1, CL2, CL3, CL4, CL5, CL6, CL7, CL8].
Tự đánh giá năng lực thu hút học viên gồm 8 items: [TG9, TG10, TG11, TG12, TG13, TG14, TG15, TG16].
Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học của giảng viên, gồm 7 items [QL17, QL18, QL19, QL20, QL21, QL22, QL23]
Đánh giá kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay với 109 items, trong đó:
Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên gồm 12 items: [TN1, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10, TN11, TN12, TN13, TN15];
Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanhcủa giảng viên gồm 13 item: [HH17, HH18, HH19, HH20, HH21, HH22, HH23, HH24, HH25, HH26, HH27, HH28, HH29];
Sự đánh giá, phản hồi của lãnh đạo chỉ huy các cấp, các giảng viên khác, học viên gồm 14 items: [TP31,TP33, TP34, TP35, TP36, TP37, TP38, TP39, TP40, TP41, TP42, TP43, TP44, TP45];
Các trạng thái cơ thể cảm xúc, gồm 15 items: [TT46, TT47, TT48, TT49, TT50, TT51, TT52, TT53, TT54, TT55, TT56, TT57, TT58, TT59, TT60];
Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên, gồm 26 items: [HP1, HP2, HP3, HP4, HP5, HP6, HP7, HP8, HP9, HP10, HP11, 12, HP14, HP16, HP17, HP18, HP19, HP20, HP22, HP23, HP24, HP25, HP26, HP27, HP28, HP29];
Sự lạc quan trong công việc của giảng viên, bao gồm 10 items: [LQ1, LQ2, LQ3, LQ4, LQ5, LQ6, LQ7, LQ8, LQ9, LQ10];
Sự hài lòng trong công việc, gồm 10 items: [HL1, HL2, HL3, HL4, HL5, HL6, HL7, HL8, HL9, HL10]
Khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp bao gồm 4 items: [BP1], [BP2], [BP3] và [BP4].
Phân tích so sánh
Nghiên cứu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình, các giá trị trung bình được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê với xác suất p < 0.05. Giá trị thống kê này được sử dụng nhằm xác định liệu có mối liên hệ giữa các biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy với các yếu tố cá nhân như giới tính, trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy. Khi so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm khách thể trong mức độ biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy, nghiên cứu dùng phép phân tích Independent Samples T - test.
Phân tích tương quan nhị biến
Luận án sử dụng kiểm định hệ số tương quan Pearson (r), để phân tích tương quan giữa hai biến số định lượng. Trong nghiên cứu này, phép phân tích tương quan được sử dụng nhằm tìm mối liên hệ giữa các biến trong tự đánh giá năng lực giảng dạy và mối liên hệ giữa các biến của các yếu tố ảnh hưởng với từng mặt biểu hiện và với tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan. Trong đó, độ tương quan r được xác định:
0.00 < │r│< 0.20: tương quan rất yếu;
0.20 ≤ │r│< 0.40: tương quan yếu;
0.40 ≤│r│< 0.60: tương quan trung bình;
0.60 ≤│r│< 0.80: tương quan chặt;
0.80 ≤│r│< 1.00: tương quan rất chặt;
r > 0: tương quan thuận; r < 0: tương quan nghịch.
Phân tích hồi qui tuyến tính
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập trên cơ sở nghiên cứu các thông số R2, F - test cùng với giá trị của p (p - value) có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05. Phương pháp phân tích hồi qui đa biến và hồi qui tuyến tính bội được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố và dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
3.3. Các mức độ
Cách tính điểm đối với thang đo các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên theo công thức Mean (thang đo likert 5) ± SD, với SD = 0.40, cụ thể là:
Mức rất thấp: 1.00 ≤ ĐTB ≤ 2.24 (Mean - 2SD)
Mức thấp: 2.24 <ĐTB ≤ 2,60 (Mean - 1SD)
Mức trung bình: 2.60 <ĐTB ≤ 3,40 (Mean +1SD)
Mức cao: 3.40 < ĐTB ≤ 3.80 (Mean + 2SD)
Mức rất cao: 3.80 < ĐTB ≤ 5.00
Thang đo mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, có độ lệch chuẩn theo công thức Mean (thang đo likert 5) ± SD, với SD = 0.62, được tính điểm như sau:
Rất ít cần thiết: 1.00 ≤ ĐTB ≤ 1,76 (Mean - 2SD)
Ít cần thiết: 1.76 <ĐTB ≤ 2.38 (Mean - 1SD)
Trung bình: 2.38 < ĐTB ≤ 3.62 (Mean +1SD)
Cần thiết: 3.62 < ĐTB ≤ 4.24 (Mean + 2SD)
Rất cần thiết: 4.24 < ĐTB ≤ 5.00
Mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên các trường sĩ quan được hiểu là các tầng bậc gần hay xa một cơ sở so sánh, dùng làm tiêu chuẩn cho hoạt động giảng dạy. Như vậy, tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên các trường Sĩ quan có thể đo trên nhiều mức độ khác nhau.
Tschannen-Moran & Woolfolk Hoy, 2001, cho rằng, các phạm vi đo lường tự đánh giá năng lực dạy học của giảng viên là: Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học; thu hút sinh viên với các mức độ từ 9 (không có gì) đến 1 (rất cao) [131].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Thái, Nguyễn Thị Mùi (2016) xây dựng mức độ tự đánh giá năng lực người lao động bao gồm: mức thấp; mức trung bình và mức cao [39].
Trong luận án này, tác giả xác định mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan gồm 5 mức độ:
* Mức 1: Rất thấp
Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Rất thấp”.
* Mức 2: Thấp
Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Thấp”.
* Mức 3: Trung bình
Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Trung bình”.
* Mức 4: Cao
Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Cao”.
* Mức 5: Rất cao
Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Rất cao”.
Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan dựa trên sự tích hợp của 3 mặt biểu hiện theo nguyên tắc như sau:
Nếu trong tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên có cả 3 mặt biểu hiện cùng ở một mức nào đó thì tự đánh giá năng lực đánh giá ở mức đó.
Nếu tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên có 2 mặt biểu hiện cùng ở một mức nào đó và tiêu chí còn lại ở mức liền kề thì tự đánh giá năng lực đánh giá ở mức của hai tiêu chí có cùng mức.
Nếu tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng viên có 3 mặt biểu hiện ở 3 mức khác nhau, thì tự đánh giá năng lực giảng dạy được đánh giá theo điểm trung bình của cả 3 mặt biểu hiện.
Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng phương pháp xử lí định tính để phân tích chân dung tâm lý và phân tích kết quả phỏng vấn sâu. Với những quan điểm, ý kiến giống nhau trên cùng một vấn đề, nghiên cứu chỉ lựa chọn ngẫu nhiên một, hai ý kiến đại diện để trích dẫn. Các ý kiến này có liên quan đến số liệu định lượng để làm nổi bật vấn đề được xem xét, hoặc làm sáng tỏ những khía cạnh khác nhau mà kết quả phân tích định lượng chưa khái quát hết được.
Kết luận chương 3
Như vậy, để thực hiện các nhiệm vụ mà nghiên cứu đã đặt ra, luận án được tổ chức nghiên cứu theo 4 giai đoạn: (1) Nghiên cứu lý luận; (2) Xây dựng công cụ nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực tiễn; (3) Viết luận án; (4) Nghiên cứu trường hợp và hoàn thiện luận án. Trong nghiên cứu này, có 88 giảng viên đã tham gia vào điều tra thử nghiệm, 306 giảng viên tham gia vào điều tra chính thức. Công cụ đánh giá sử dụng trong luận án được lựa chọn thông qua quá trình phỏng vấn sâu và điều tra thử nghiệm, chỉ những thang đo có độ tin cậy từ 0.701 mới được đưa vào xử lý số liệu và phân tích nhân tố. Trong quá trình nghiên cứu, luận án kết hợp và sử dụng đồng bộ các phương pháp khác nhau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài. Những giữ liệu thu thập được từ phương pháp này sẽ giúp nghiên cứu có kết quả đảm bảo tính khách quan và khoa học. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên ở các trường sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Trong chương này, luận án trình bày các kết quả nghiên cứu thực tiễn về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan. Các nội dung được trình bày bao gồm:
(1) Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên;
(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên;
(3) Phân tích chân dung tâm lý điển hình giảng viên;
(4). Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.
4.1. Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Trong khuôn khổ nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, tác giả tập trung phân tích sâu 3 khía cạnh sau: (1) Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; (2) Tự đánh giá năng lực thu hút học viên; (3) Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học của 306 khách thể giảng viên giảng dạy ở hai nhóm chuyên ngành chính: Khoa học quân sự và khoa học kỹ thuật quân sự; Khoa học xã hội, nhân văn và khoa học cơ bản ở các trường sĩ quan, với trình độ, thâm niên khác nhau. Kết quả dưới đây sẽ làm rõ thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
4.1.1. Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy
Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy được khảo sát trên 8 chỉ báo, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả thu được vẫn giữ nguyên 8 chỉ báo (Phụ lục 6.1)
Kết quả khảo sát về tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy được thể hiện cụ thể tại (Phụ lục 7.1) và tóm tắt ở bảng dưới đây:
Bảng 4.1. Thực trạng tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy
STT
Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy
ĐTB
ĐLC
1
Tự đánh giá năng lực giúp học viên hiểu tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp;
3.63
0.58
2
Tự đánh giá năng lực cải thiện việc học của học viên yếu;
3.38
0.63
3
Tự đánh giá năng lực bồi dưỡng học viên giỏi;
3.60
0.62
4
Tự đánh giá năng lực phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho học viên;
3.39
0.63
5
Tự đánh giá năng lực phân tích, lý giải và lấy ví dụ trong giảng dạy;
3.79
0.59
6
Tự đánh giá năng lực giảng bài phù hợp với đối tượng (đặc điểm tâm, sinh lý; trình độ và chuyên ngành đào tạo của học viên);
3.71
0.61
7
Tự đánh giá năng lực sử dụng các phương pháp (phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả người học), phương tiện giảng dạy;
3.76
0.60
8
Tự đánh giá năng lực hoạt động giảng dạy;
3.67
0.55
ĐTB chung
3.62
0.40
Bảng 4.1 cho thấy, ĐTB chung của tự đánh giá về năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy của giảng viên đạt mức “cao” (ĐTB = 3.62). Trong đó, biểu hiện được giảng viên có tự đánh giá mức “cao” nhất là “Tự đánh giá năng lực phân tích, lý giải và lấy ví dụ”, (ĐTB = 3.79); “Tự đánh giá năng lực sử dụng các phương pháp (phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá kết quả người học), phương tiện giảng dạy” (ĐTB = 3.76) cao thứ hai. Nguyên nhân thực trạng này qua quan sát, cũng như nghiên cứu thực tế hoạt động giảng dạy ở các trường sĩ quan hiện nay cho thấy, các bài giảng trước khi tiến hành phải được thông qua; xác định phương pháp giảng bài phù hợp đối tượng, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, đẩy mạnh việc ứng dụng phương tiện hiện đại trong giảng bài. Các trường sĩ quan đã chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các hoạt động phương pháp diễn ra thường xuyên liên tục. Mỗi bài giảng, trước khi lên lớp, giảng viên phải thông qua trước bộ môn, trước khoa. Do đó, các nội dung trình bày lý giải trình bày trong bài giảng, giảng viên sẽ được các giảng viên khác góp ý, được tập dượt nhiều lần. Thậm chí, có nhiều giảng viên, trước khi thông qua bài, bài giảng mới đã chủ động đi dự giờ đồng đội, tích cực trao đổi với giảng viên khác để tập dượt phương pháp, cách phân tích, giảng giải, lấy ví dụ dễ hiểu, cụ thể và nắm nội dung sâu nhất. Một nguyên nhân khác, hiện nay đội ngũ giảng viên các trường sĩ quan không ngừng được nâng cao trình độ học vấn, giảng viên có trình độ sau đại học chiếm số lượng chủ yếu (Báo cáo 3927 của Bộ Quốc Phòng, năm học 2019 - 2020, số lượng giảng viên có trình độ Đại học: 1285; Thạc sỹ: 1797; Tiến sỹ: 259 [8]. Trong khi đó đơn vị nội dung kiến thức, kỹ năng kỹ xảo trang bị cho học viên ở cấp phân đội với giảng viên quân sự: là những động tác chỉ huy hoặc thực hiện kỹ, chiến thuật cấp tiểu đội, trung đội, đại đội; với giảng viên khoa học xã hội, nhân văn và các môn cơ bản khác kiến thức thường dừng ở mức cơ bản”. Như đồng chí Đ. V. Q (Giảng viên trường Sĩ quan Lục quân 1) khẳng định: “Do bản thân giảng viên luôn được quán triệt và tập dượt rất kỹ càng trước khi thực giảng. Vậy nên việc sử dụng các phương tiện dạy học cả phương tiện tâm lý và phương tiện về mặt kỹ thuật đặc biệt là phương tiện kỹ thuật dạy học quân sự, là các vũ khí, súng, thuốc nổ, xe tăng được giảng viên luôn sử dụng một cách thành thạo, tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về đảm bảo an toàn. Bởi lẽ nếu chỉ một sai sót nhỏ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin, đến hiệu quả chất lượng buổi dạy mà còn rất nguy hiểm đến tính mạng của giảng viên và học viên. Trên cơ sở đó, khi đánh giá về hiệu quả sử dụng các phương tiện, đặc biệt là phương tiện dạy học quân sự, chúng tôi rất tự tin, và tự đánh giá mình có thể đạt hiệu quả cao trong thực hành giảng các nội dung của môn học”
Bốn biểu hiện tiếp theo đều đạt mức “cao”. Trong đó, “Tự đánh giá năng lực giảng phù hợp với đối tượng (đặc điểm tâm, sinh lý; trình độ và chuyên ngành đào tạo của học viên)” (ĐTB = 3.71), “Tự đánh giá năng lực giúp học viên hiểu tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp” (ĐTB = 3.63) “Tự đánh giá năng lực bồi dưỡng học viên giỏi” (ĐTB = 3.60).
Với phương châm huấn luyện của mỗi một nhà trường: Cơ bản, hệ thống, thiết thực và chuyên sâu, giảng viên các trường luôn quán triệt rõ và coi đó không chỉ là chỉ đạo, phương châm huấn luyện của nhà trường mà là phương châm giảng dạy của chính bản thân mỗi giảng viên. Hoạt động chuẩn bị biên soạn và thông qua bài giảng cho từng đối tượng khác nhau diễn ra thường xuyên và có chất lượng. Việc cử cán bộ đi thực tế tại các đơn vị trải nghiệm trực tiếp đời sống học viên, cán bộ, chiến sĩ đã giúp giảng tích lũy được những kinh nghiệm nghề nghiệp sư phạm quân sự, đặc biệt giúp họ hiểu rõ hơn về công việc sau này học viên đảm nhiệm, từ đó giảng viên có những định hướng hành động, cũng như trang bị các kỹ năng cho học viên sát với chức trách nhiệm vụ. Đây chính là lý do quan trọng làm cho giảng viên các trường sĩ quan luôn có sự tự tin, tự đánh giá cao về “Tự đánh giá năng lực giảng bài phù hợp với đối tượng (đặc điểm tâm, sinh lý; trình độ và chuyên ngành đào tạo)” đồng thời thể hiện việc thực hiện tốt Hướng dẫn 1260 của Cục Nhà trường (2014) về biên soạn bài giảng, kế hoạch giảng bài trong các học viện, trường Quân đội. Ngoài ra, công tác bồi dưỡng phát triển học viên giỏi luôn được các nhà trường quan tâm và coi đó là một nhiệm vụ của các bộ môn, khoa, cũng như mỗi một nhà trường. Trước khi bước vào giảng dạy một môn học, giảng viên thường xuống hợp đồng, nắm chất lượng học viên. Cụ thể, vừa nắm tình hình chung, vừa nắm tình hình cụ thể những học viên có năng lực tốt, có hướng bồi dưỡng phát triển học viên giỏi, để từ đó giảng viên, bộ môn có hướng, cách thức giảng dạy thích hợp. Kết quả tổng kết hàng năm, qua báo cáo tổng kết của các bộ môn khoa các trường số lượng học viên đạt điểm giỏi, đạt kết quả học lực trung bình các môn học thường chiếm khoảng trên, hoặc dưới 20% tổng số học viên. Chính những hoạt động đó, cùng với kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng phát triển học viên giỏi hàng năm giúp giảng viên có cơ sở để tự đánh giá năng lực bồi dưỡng học viên giỏi ở mức cao (3.60).
Đạt mức thấp nhất (mức trung bình) trong thang đo tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy của giảng viên là các biểu hiện: “Tự đánh giá năng lực phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho học viên” (ĐTB = 3.39) “Tự đánh giá năng lực cải thiện việc học của học viên yếu” (ĐTB = 3,38);
Trao đổi với một số đồng chí cán bộ, giảng viên Trường Sĩ quan Công binh và Trường Sĩ quan Chính trị, tác giả nhận thấy rằng: Trong thực tế hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan hiện nay lịch học cũng như huấn luyện và thực hiện các chế độ trong ngày của người quân nhân gần như dày kín, học viên phải tham gia nhiều hoạt động, học nhiều môn. Do đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thời