Luận án Từ ngữ công giáo trong các bản kinh nguyện của các giáo phận dòng ở Việt Nam

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 2

2.1. Mục đích nghiên cứu. 2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu. 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu. 4

3.3. Ngữ liệu nghiên cứu . 4

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài . 8

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án. 9

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án . 10

6.1. Ý nghĩa lí luận:. 10

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:. 10

7. Cấu trúc luận án. 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 12

1.1. Đặt vấn đề . 12

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 12

1.2.1. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trên thế giới. 13

1.2.2. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trong nước. 20

1.3. Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản

kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. 24

1.3.1. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và tôn giáo. 24

1.3.2. Định vị lớp từ vựng Công giáo trong từ vựng tiếng Việt . 26

pdf294 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Từ ngữ công giáo trong các bản kinh nguyện của các giáo phận dòng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cử chỉ cử hành như: Ăn mày các ơn, Ăn năn đền tội, Ăn năn tội, Ban phép, Chầu, Chịu chức, Chịu lễ, Chịu lễ thiêng liêng, Đỡ đầu, Đổ nước, Giúp lễ, Ngắm... Ăn mày các ơn: là thái độ khiêm tốn và phó thác của con người luôn trông chờ vào lòng thương cót của Thiên Chúa. [45, tr.27]. Ví dụ: “Các kẻ không viếng nhà thờ mà được ăn mày các ơn đại xá ấy chính ngày lễ Kì hồn, có viếng trong chủ nhật sau bao nhiêu lần thì được ân đại xá bấy nhiêu lần như kẻ viếng nhà thánh ngày lễ kì hồn vậy.” [II, tr.74]. Ăn năn (Contritio): Thái độ hối hận vì đã phạm tội, đã xúc phạm đến sự thánh thiện và tình yêu của Thiên Chúa, đồng thời dốc lòng chừa. Việc ăn năn bao hàm ý muốn xưng nhận và từ bỏ mọi tội lỗi, sửa đổi, đền bù và quay về với Thiên Chúa. Đây là hành vi nội tâm liên hệ đến lí trí, tình cảm và ý chí. Ăn năn có hai hình thức: Ăn năn cách trọn do đức mến, xuất phát từ lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự; và ăn năn cách chẳng trọn do khi thấy sự xấu xa của tội lỗi hoặc sợ bị luận phạt đời đời [42, số 1452-1453]. Ví dụ: “Song le chúng con nhớ lại, xưa nay chúng con cũng đã lỗi nghĩa cùng Chúa như vậy, thì chúng con hết lòng ăn năn đau đớn, xin Chúa thương xót thứ tha.” [VIII, tr.161]. Bái gối (Genuflexio): Động tác quỳ một chân để biểu thị sự tôn kính. Đây là một cử chỉ phụng vụ bày tỏ lòng tôn kính, tùng phục và tôn thờ. Trong Thánh lễ, linh mục bái gối (hay cúi sâu) sau mỗi lần truyền phép và trước khi hiệp lễ. Các tín hữu thường bái gối để biểu lộ lòng tôn thờ với Thánh Thể. [45, tr.41]. Ví dụ: “Ngắm hết 14 nơi rồi, (thày cả) đến đến quỳ trước bàn thờ, bái gối, trở về phòng mặc áo, còn bổn đạo đọc các kinh tiếp.” (III, tr.90). 3.3.1.4. Đặc trưng về đối tượng hướng đến của cử hành lễ giáo Đối tượng tối cao và chính yếu của mọi cử hành lễ giáo trong Giáo hội Công giáo là Thiên Chúa. Bên cạnh đó, Đức Mẹ và các thánh đôi khi cũng được hướng tới, nhưng luôn chỉ là đối tượng trung gian trong cử hành lễ giáo, với ý tôn kính các ngài, và qua mẫu gương của các ngài và lời chuyển cầu của các ngài để giúp con 98 người hiệp thông và tôn thờ Thiên Chúa. Ví dụ: Chúa Dêu Cha, Chúa Dêu Con, Chúa Dêu Thánh Thần, Đức Chúa Trời/Giời, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Thần, Đức Giêsu Kitô, Đức Giêsu Kirixitô, Đức Mẹ, Đức Nữ Đồng Trinh, Thánh Cả, Thánh Tông đồ, Thiên Chúa, Thiên Chúa Ba Ngôi Đức Chúa Trời (Deus): Từ do linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) dùng để dịch danh từ Deus tiếng Bố Đào Nha, chỉ Đấng Tối Cao của người Công giáo, có ý hội nhập văn hóa với danh xưng Ông Trời trong văn hóa thờ Trời của người Việt Nam. Ví dụ: “Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che chở con...” [VIII, tr.39]. Đức Mẹ (Nostra mater): Cách gọi tôn kính dành cho Đức Maria, người nữ được Thiên Chúa chọn để hạ sinh Đức Giêsu, ví dụ: “Khi ấy Đức Chúa Giê su cùng muôn vàn thiên thần bởi trời mà xuống, rước linh hồn và xác Đức Mẹ lên thiên đàng chịu phúc vui vẻ vô cùng.” [I, tr.118]. Thánh cả: Cách gọi tôn kính của người tín hữu Việt Nam dành cho các vị thánh có vị trí đặc biệt, giống như danh từ đại thánh, chẳng hạn như thánh Giuse, thánh Antôn Ví dụ: “Lạy ơn ông thánh Antôn là thánh cả, là cha nhân lành đã được ơn riêng Đức Chúa Trời ban cho được tìm thấy những của đã mất, con xin người phù hộ cho con được thấy của con đang tìm bây giờ.” [V, tr.303]. 3.3.1.5. Đặc trưng về nơi cử hành lễ giáo Nơi thờ tự, cơ sở đào tạo, cứ trú của mỗi tôn giáo có nét đặc thù khác nhau. Chẳng hạn, cơ sở thờ tự chính của Công giáo là nhà thờ, của Phật giáo là chùa, của đạo Cao đài là thánh thất Thậm chí, trong một vài trường chúng trùng nhau về tên gọi, nhưng không thể hoàn toàn trùng nhau về nội dung ý nghĩa. Chẳng hạn khi đi sâu phân tích, chúng ta sẽ thấy khái niệm nhà thờ trong Công giáo khác hẳn ý nghĩa kiến trúc, ý nghĩa qua cách bài trí với khái niệm nhà thờ trong nhà thờ họ của văn hoá tín ngưỡng Việt Nam. 99 Các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện Dòng tại Việt Nam được định danh dựa trên cơ sở đặc trưng về nơi cử hành như: Bàn mồ, Bàn thờ, Đền thánh, Đền thờ, Gian bàn thờ, Gian cấm, Nhà chầu, Nhà nguyện, Nhà nguyện công, Nhà thánh, Nhà thờ, Nơi thánh, Phản bàn thờ, Tạm lâu Bàn mồ: Hình thức cổ xưa mang tính đạo đức bình dân. Các tín hữu đặt một mô hình quan tài trong khi cầu nguyện cho các linh hồn để đánh động các tín hữu nhớ đến người đã chết mà cầu nguyện sốt sắng cho họ. Ví dụ: “Khi thày cả ra nơi bàn mồ mà hát Libera thì mọi người đứng quay mặt lại bàn mồ hoặc quan tài cho đến khi hát xong, thày cả trở về bàn thờ, các giáo hữu quỳ đọc kinh cám ơn rồi ra về.” [III, tr.393]. Nhà thờ (Ecclesia): là nơi các tín hữu gặp gỡ và thờ phượng Thiên Chúa, đặc biệt là Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể; cũng là nơi họ quy tụ thàn cộng đoàn Hội Thánh địa phương, cùng nhau cầu nguyện và tham dự các nghi thức phụng vụ [41, số 1214; 2691]. Cấu trúc nhà thờ gồm có phần cung thánh và phần dành cho giáo dân. Phần cung thánh bao gồm: Bàn thờ để cử hành thánh lễ; ghế chủ tế; giảng đài để công bố Lời Chúa; nhà tạm để cất giữ Mình Thánh Chúa, Phần dành cho giáo dân còn gọi là lòng nhà thờ [41, số 1215-1222]. Ví dụ: “Sau nữa, dù mà con chầu Mình Thánh Chúa ở đây, nhưng mà lòng con ước ao cho được chầu Chúa nơi các nhà thờ có Mình Thánh Chúa, nhất là những nơi người ta bỏ chẳng chầu Mình Thánh Chúa.” [VIII, tr.137]. Nhà thánh (coemeterium): là phần đất được thánh hóa để chôn cất các tín hữu đã qua đời và chờ ngày sống lại, an nghỉ đời đời trong Thiên Chúa. Trong nhà thánh thường đặt bàn thờ để cử hành Thánh lễ; trên các ngôi mộ đặt các tượng Thánh giá. Nhà thánh còn được gọi là vườn thánh, đất thánh, nghĩa trang Công giáo, nghĩa địa Công giáo. Ví dụ: “Các kẻ không viếng nhà thờ mà được ăn mày ân đại xá ấy chính ngày lễ Kì hồn, có viếng trong chủ nhật sau bao nhiêu lần thì được ân đại xá bấy nhiêu lần như kẻ viếng nhà thánh ngày lễ kì hồn vậy.” [II, tr.74]. 100 Tạm lâu (Tabernaculum): là một tủ nhỏ đặt nơi trang trọng trong nhà thờ để lưu giữ Mình Thánh Chúa hoặc để lưu giữ trong nhà thờ hoặc tại môt nơi trang trọng trên đường kiệu để đặt Mình Thánh Chúa cho tín hữu thờ lạy. Tạm lâu là từ cũ nay ít dùng, nay thường gọi là Nhà Tạm, Nhà Chầu, Trạm Chầu. Ví dụ: “Khi kiệu Mình Thánh đến tạm lâu nào đình lại mà làm phép lành, thì mọi người phải quỳ xuống, kẻ đứng nơi nào không thể quỳ được thì đứng quay mặt lại tạm lâu mà chầu Mình Thánh.” [III, tr.405]. 3.3.1.6. Đặc trưng về các yếu tố vật chất trong cử hành lễ giáo Các yếu tố vật chất trong cử hành lễ giáo Công giáo luôn mang tính chất biểu tượng. Cho nên các yếu tố vật chất như là những dấu chỉ để biểu thị một ý nghĩa biểu tượng bên trong. Trong đời sống nhân loại, dấu chỉ và biểu tượng chiếm một chỗ quan trọng để giao tiếp. Cốt lõi của tôn giáo là tương quan giao tiếp giữa Đấng tối cao hay thế giới tâm linh với con người, nên các dấu chỉ và biểu tượng cũng quan trọng như thế. Chẳng hạn như: Hương lửa biểu trưng cho các lời nguyện như hương trầm tỏa bay trước tôn nhan Thiên Chúa. Hoa lá mang ý nghĩa trang trí chỉ sự tôn vinh, niềm vui và tạ ơn. Dầu thánh nói lên sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Nước mang nhiều ý nghĩa biểu tượng như sự sống, sự chết, giải khát, thanh tẩy ... Mỗi kiểu lễ phục và màu sắc đều mang ý nghĩa riêng của buổi cử hành. Các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện Dòng tại Việt Nam được định danh dựa trên cơ sở đặc trưng về các yếu tố vật chất trong cử hành như: Ảnh Thánh, Ảnh tượng, Áo chùng thâm, Áo Đức Bà, Áo giúp, Áo lễ, Áo phép, Bánh lễ, Bánh rượu, Bình hương, Câu rút, Của lễ, Đèn chầu, Khăn thánh, Nước phép, Nước thánh Ảnh tượng: nói tắt của ảnh tượng thánh (Sancta Imago), là những hình hay tượng biểu thị Chúa Giê-su, Đức Mẹ và các thánh, đã được làm phép để tôn kính, ví dụ: “Hỏi: Có những tội nào phạm đến đức tin? Thưa: () Tôi có xưng đức tin khi cần thiết, có can đảm tỏ mình có Đạo hay là tôi sợ sệt giấu giếm ăn cơm không làm dấu, trong nhà không dám treo ảnh tượng.” [IX, tr. 24]. 101 Bánh rượu: nói rút gọn của bánh lễ (Altaris panis missae) và rượu lễ (Altaris vinum missae) là hai vật liệu dùng để dâng lễ Misa. Theo Hội thánh Công giáo Rôma, bánh lễ phải là bánh miến không men, rượu lễ phải là rượu nho tinh tuyền để tôn trọng truyền thống muốn tuân giữ các chất liệu mà xưa kia Chúa Giêsu đã dùng để biến đổi trở thành Mình Máu Ngài. Ví dụ: “Thày cả hát Credo mà xuống ngồi thì giáo hữu cũng ngồi. Thày cả lên bàn thờ hát Dominus vobiscum, thì đứng; thày cả hát Oremus, thì lại ngồi đang khi thày cả dâng bánh rượu.” [III, tr.391]. Câu rút (Cruz): Phiên âm từ Cruz của tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là Thánh giá, biểu tượng ơn cứu độ của Kitô giáo. Ví dụ: “Chúa Giêsu chịu bỏ vạ khốn đốn. Chúa Giêsu chịu đòn, chịu gai. Chúa Giêsu chịu vác câu rút.” [I, tr.41]. Nước phép (Aqua benedicta): Là nước sạch tự nhiên đã được thánh hoá (làm phép) nhân Danh Thiên Chúa, để dùng trong phụng vụ. Nước phép là biểu tượng của sự chúc lành, ơn phù trợ của Đức Chúa và sự thanh tẩy thiêng liêng. Nước phép còn gọi là nước thánh. Ví dụ: “Lúc ra về phải giở mặt về bàn thờ chính mà bái quỳ, đoạn lấy nước phép làm dấu mà ra yên lặng.” [II, tr.367]. 3.3.1.7. Đặc trưng về yếu tố thời gian cử hành lễ giáo Đức tin Công giáo hướng các tin hữu đến một chiều kính mang ý nghĩa tuyệt đối là phải trao hiến trọn vẹn cuộc sống mình cho Thiên Chúa. Để biểu thị chiều chiều kích này, các việc thờ phượng được trải dài theo các nhịp điệu của thời gian, gọi là thời gian phụng vụ. Các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện Dòng tại Việt Nam được định danh dựa trên cơ sở đặc trưng về các yếu tố thời gian trong cử hành, bao gồm: Thời gian phụng vụ có nhịp điệu giờ, như: giờ kinh sáng, giờ kinh trưa, giờ kinh chiều, giờ kinh tối, giờ kinh đêm (thường nói tắt là: kinh sáng, kinh trưa, chiều, kinh tối, kinh đêm). Ví dụ: “Trưa, phỏng hai ba giờ chiều nên giữ thói quen đọc kinh trưa” [III, tr.125]. Thời gian phụng vụ có nhịp điệu ngày, như: ngày chay (ngày ăn chay), ngày lễ (ngày mừng lễ), ngày Chúa nhật, ngày đầu tháng, ví dụ: “Thứ năm, giữ ăn 102 chay Cả bốn mươi ngày; cùng ngày chay bốn mùa, và các ngày chay khác thánh Ighêrêxa dạy.” [I, tr.59]. Thời gian phụng vụ có nhịp điệu tuần, như: Tuần Thánh (Tuần lễ cuối cùng của mùa Chay, bắt đầu từ Chúa nhật lễ Lá đến hết đêm vọng Phục sinh), tuần cấm phòng (tuần tĩnh tâm), tuần cửu nhật (theo tập tục xa xưa trong Công giáo, người ta thường tổ chức một thời hạn 3 ngày, gọi là tuần tam nhật, hoặc 9 ngày gọi là tuần cửu nhật để làm một việc đạo đức nào đó), tuần chín ngày, ví dụ: “Vậy, lạy Mẹ Chúa Giêsu, vì lời Mẹ cầu bầu rất thần thế, nên con dám nài xin Mẹ trong tuần chín ngày này, bàn cho con ơn này(kể những ơn xin), con xin hết lòng cầu nguyện và vững cậy rằng: Mẹ sẽ chuyển cầu cho con.” [VIII, tr.254]. Thời gian phụng vụ có nhịp điệu tháng, như: tháng kính (tháng dành để kính Chúa Giêsu hay một vị thánh nào đó), tháng thánh Giuse (tháng Ba dương lịch, dành để tton kính thánh Giuse), tháng dâng hoa (tháng Năm dương lịch, dành để dâng hoa kính Đức Mẹ), tháng Trái tim (tháng Sáu dương lịch, dành để tôn kính Trái tim Chúa Giêsu), tháng Mân Côi (tháng Mười dương lịch, dành để tôn kính Đức Mẹ và chuỗi kinh Môn Côi), tháng Các linh hồn (tháng Mười Một dương lịch, dành cầu nguyện cho các linh hồn), ví dụ: “Về các tháng kính: ban sáng đọc các kinh như mọi ngày, còn ban tối thì đọc tuỳ theo từng tháng.” [IV, tr.200]. Thời gian phụng vụ có nhịp điệu mùa, như: mùa Thương Khó hay còn gọi là mùa Chay (Thời gian bốn mươi ngày từ thứ Tư lễ Tro đến thứ Sáu Tuần Thánh, để giúp người tín hữu sống tâm tình chay tịnh kết hợp với cuộc Thương Khó (Khổ Nạn) của Chúa Giêsu), mùa Phục Sinh (Thời gian tính từ đêm canh thức Phục sinh đến hết lễ Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, để Hội thánh mừng biến cố Chúa Giêsu sống lại), mùa Vọng hay mùa Át (Thời gian kéo dài bốn tuần trước lễ Giáng sinh 25 tháng 12 hàng năm, diễn tả tâm tình Hội thánh chuẩn bị đón mừng Chúa giáng sinh), ví dụ: “Còn các nhất lễ trong mùa Át cho đến mùa Chay, thì ngắm năm sự vui.” [I, tr.29]. 103 Thời gian phụng vụ có nhịp điệu năm, như: năm thánh (Annus sanctus): là năm mà Hội thánh Công giáo cử hành để kêu gọi các tín hữu tích cực sống đức tin qua việc hoán cải, hoà giải, sám hối, đền tội để được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi và ban ơn sủng [45, tr.603], ví dụ: “Kinh Năm thánh 2010” [VIII, 206]. 3.3.1.8. Đặc trưng về mức độ tinh thần trong cử hành lễ giáo Thờ phượng là một công việc biểu lộ niềm tin vào thế giới siêu nhiên. Hành vi thờ phượng chính là sự tiếp xúc và đối thoại với thế giới siêu nhiên ấy. Chúng tôi xác định được một số từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện Dòng tại Việt Nam được định danh dựa trên cơ sở đặc trưng về mức độ tinh thần trong cử hành lễ giáo như sau: sốt mến, sốt sáng, Sảng sót, Sốt mến, Sốt sắng (sốt sáng). Ví dụ: Sốt sắng/sốt sáng: là trạng thái tâm hồn tràn ngập cảm xúc nồng nàn trong khi cầu nguyện hoặc thờ phượng Thiên Chúa. Lòng sốt sáng không đơn thuần chỉ là cảm xúc tự nhiên, mà cần được xây dựng trên nền tảng siêu nhiên của đức tin và lòng mến Chúa chân thành. [45, tr.765]. Ví dụ: “Trước là xin Đức Bà làm Mẹ các thầy cả, cùng những người giúp việc giảng Đạo Thánh, để mọi đấng bậc được lòng sốt sắng, làm gương sáng, và chịu khó lập công cho bền lòng.” [VIII, tr.70]. Sảng sót: từ Việt cổ nay chỉ còn được dùng hạn chế trong kinh sách Công giáo, chỉ sự lo ra, chia trí, xao lãng tinh thần trong việc cầu nguyện, ví dụ: “Hỏi: Phải lấy kinh nào làm cứ mà nhớ các tội? Thưa: Phải lấy kinh Mười điều răn đạo Đức Chúa Giời, cùng Sáu sự răn Hội thánh Ighêrêxa làm cứ, mà xét đi xét lại cho được nhớ: mình đã sai các sự răn ấy vì lòng lo, miệng nói, mình làm cùng sảng sót là bao nhiêu.” [I, tr.79]. 3.3.2. Đặc điểm phân loại theo phạm trù ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo Căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng nghiên cứu, chúng tôi phân loại ra các nhóm từ ngữ tương ứng với các phạm vi ngữ nghĩa sau: Các từ ngữ phụng vụ, Các từ ngữ chỉ các khái niệm Thánh Kinh, Thần học, Giáo lí, Các từ ngữ chỉ tên gọi Thiên Chúa và các thánh, Các từ ngữ chỉ cơ cấu tổ chức và chức bậc, Các từ ngữ chung. 104 Kết quả khảo sát và phân loại các từ ngữ Công giáo Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt theo các phạm trù ngữ nghĩa được biểu hiện bằng bảng sau: Bảng 3.6. Số lượng và tỉ lệ từ ngữ Công giáo theo phạm trù ngữ nghĩa Từ ngữ Công giáo theo phạm trù ngữ nghĩa Nhóm từ Phụng vụ, lễ nghi Khái niệm triết lí, tư tưởng Tên gọi Thiên Chúa, thần, thánh Cơ cấu tổ chức, chức sắc Thông thường Tổng số Số lượng 460 280 146 169 77 1132 Tỉ lệ 40,64% 24,73% 12,90% 14,93% 6,80% 100% Bảng thống kê cho thấy số lượng các từ ngữ phụng vụ chiếm số lượng nhiều nhất. Số lượng các từ ngữ chung sử dụng trong đời sống thông thường chiếm thấp nhất. Điều này cho thấy tính chuyên môn cao của các biệt ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện làm tư liệu nghiên cứu. 3.3.2.1. Các từ ngữ phụng vụ lễ nghi Các sinh hoạt thờ phượng của Giáo hội Công giáo được phân loại theo hai loại: Phụng vụ và Đạo đức bình dân. Phụng vụ là một thuật ngữ Kitô giáo phát xuất từ tiếng Hi Lạp λειτουργία (liturjiː a), nghĩa là việc làm công ích của dân chúng. Từ đầu thế kỉ II trước Công Nguyên, λειτουργία mang thêm nghĩa mới là các việc thờ phượng công khai. Đến thế kỉ XVI, từ ngữ này được sử dụng rộng rãi trong Giáo hội Công giáo để chỉ công việc phượng tự Kitô giáo [104, tr.16-18]. Phụng vụ bao gồm các cử hành Thánh Thể, các bí tích, các á bí tích, giờ kinh phụng vụ, nghi thức an táng, việc tôn kính các thánh, lời khấn và lời thề [101, tr.9]. Đạo đức bình dân “là những thực hành tôn giáo ngoài phụng vụ, biểu lộ lòng sùng kính Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh. Đây là các việc đạo đức vốn mang tính bình dân và 105 đạm nét văn hóa bản địa, thông thường là các việc tôn kính thánh tích, viếng đền thánh, hành hương, rước kiệu, lần chuỗi, dâng hoa, ngắm đứng” [45, tr.246]. Nói một cách dễ hiểu, phụng vụ là những công việc phụng thờ được quy định chung trong toàn thể Giáo hội Công giáo hoàn vũ. Việc đạo đức bình dân là nhưng việc phụng thờ nằm ngoài các việc được quy định trên, thuộc về các địa phương và bổ sung cho phụng vụ. Chính vì đặc điểm chung này mà luận án xếp chung các từ ngữ phụng vụ và đạo đức bình dân vào một nhóm và gọi chung là Nhóm từ phụng vụ và lễ nghi (Công giáo). Do đặc điểm của tư liệu là các bản kinh nguyện thuộc thể loại ấn phấm phụng vụ và đạo đức bình dân nên những từ ngữ thuộc phạm vi ngữ nghĩa này chiếm nhiều nhất với 460/1132 đơn vị (40,64%), ví dụ: Alleluia, Amen, Ăn năn cách trọn, Ăn năn tội, Ảnh Thánh, Áo các phép, Áo cápha, Áo chùng thâm, Bái đầu, Bái gối, Bái quỳ, Bản hỏi, Bản kinh, Bàn mồ, Bí tích Giao hòa, Bí tich Hòa giải . Alleluia: gốc tiếng Do Thái, nghĩa là “hãy chúc tụng Chúa”. Trong phụng vụ, Hội Thánh hát Alleluia trước lúc công bố Phúc Âm để đón chào Đức Ki-tô nói với mình và tuyên xưng niềm tin của mình, không hát alleluia trong màu Chay [45, tr.10-11], ví dụ: “Lạy Nữ vương thiên đàng hãy vui mừng. Alleluia. Vì Đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng. Alleluia.” [II, tr.274]. Amen: gốc tiếng Do Thái, nghĩa là “đúng như vậy”, “ước gì được như vậy”. Trong phụng vụ, Amen được cộng đoàn sử dụng như công thức để hiệp thông với chủ tế, tin nhận và tôn vinh Thiên Chúa [45, tr.11-12], ví dụ: “Vì dấu Sangta Câurút. Chúa Dêu, Chúa chúng tôi, chữa chúng tôi kẻo phải thù. Nhân danh Cha và Con và Phiritô Sangtô. Amen. Giêsu.” [I, tr.19]. Ăn năn tội (Contritio): Thái độ hối hận vì đã phạm tội, đã xúc phạm đến sự thánh thiện và tình yêu của Thiên Chúa, đồng thời dốc lòng chừa. Ăn năn có hai hình thức là ăn năn cách trọn xuất phát từ lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự; và ăn năn cách chẳng trọn do khi thấy sự xấu xa của tội lỗi hoặc vì sợ bị luận phạt đời đời 106 [45, tr.27], ví dụ: “Tôi cám ơn Đức Chúa Trời () lại cho tôi đêm nay được mọi sự lành, lại cứ lấy tôi kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp” [I, tr.23]. 3.3.2.2. Các từ ngữ chỉ các khái niệm triết lí, tư tưởng Công giáo Tôn giáo nào cũng có hệ thống các khái niệm là nội dung giáo nghĩa làm cơ sở lý thuyết. Hệ thống giáo nghĩa của Công giáo có hai nguồn chính là Thánh Kinh và Thánh truyền (những điều mà các Tông đồ truyền lại). Trong lịch sử, hai nguồn này là nền tảng cho các suy tư, giải thích để hình thành các phạm trù lí thuyết tôn giáo, như: phạm trù triết học Công giáo nếu thuần về tư duy lí trí (chẳng hạn: Triết học Kinh viện), phạm trù Thần học Công giáo khi tư duy về Thiên Chúa và thế giới siêu hình, phạm trù Giáo lí Công giáo Các từ ngữ trong kinh nguyện phản ánh các khái niệm triết lí, tư tưởng Công giáo có 169/1132 đơn vị (14,93%), như: Ánh sáng, Ba thù, Bản tính, Bảy mối tội đầu, Bên hữu Thiên Chúa, Biệt phái, Bốn sự sau, Bữa tiệc ly, Ca vịnh, . Ánh sáng (lux): là thuật ngữ có gốc từ Kinh Thánh mang ý nghĩa “biểu tượng quan trọng về Chúa Kitô” [45, tr., tr.18]. Tin Mừng của Gioan gọi Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian (x. Ga 8,12) và là ánh sáng cho con người (x. Ga 1,9). Ví dụ: “Chúa Giêsu là ánh sáng Đức Chúa Cha.Chúa Giêsu là ánh thanh sạch Chúa sáng láng đời đời.Chúa Giêsu là vua vinh hiển.” (Kinh Cầu Tên Đức Chúa Giêsu). Ba thù (Tres inimici): thuật ngữ gốc Kinh Thánh chỉ ba thế lực đối nghịch với Thiên Chúa và làm hại linh hồn con người, gồm: ma quỷ, thế gian và xác thịt. Ma quỷ là một thế lực thiêng liêng gây chia rẽ và lôi kéo con người rời xa Thiên Chúa; Thế gian ở đây là những thế lực xấu trong thế giới loại người; Xác thịt là thế lực sự dữ nơi con người, cụ thể là những dục vọng [45, tr.34-35]. Ví dụ: “Xin dủ lòng thương yêu dạy dỗ chúng con kẻo phải chước ba thù thấy và xem chẳng thấy, cùng coi sóc chúng con mọn này còn ở chốn khách đày là nơi khổ ải.” (VIII, tr.197). 3.3.2.3. Các từ ngữ chỉ tên gọi Thiên Chúa, các thần, các thánh Vị thần tối cao của Công giáo là Thiên Chúa, nên Công giáo ở Việt Nam còn được gọi là Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên thuật ngữ này không chính xác vì có nhiều 107 tôn giáo thờ Thiên Chúa, chẳng hạn: Do Thái giáo, Hồi giáo, các hệ phái thuộc Kitô giáo như: Công giáo, Chính thống giáo, Tin LànhTuy nhiên, khái niệm về Thiên Chúa của các hệ phái Kitô khác với Do Thái giáo và Hồi giáo ở chỗ không chỉ duy nhất nhưng còn có ba ngôi vị. Chính khác biệt này mà các tên gọi dành cho Thiên Chúa trong Công giáo phong phú hơn, ví dụ: Thiên Chúa, Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Dêu Cha, Chúa Dêu Con, Chúa Dêu Thánh Thần, Đức Chúa Trời/Giời Định nghĩa một vài tên gọi về Thiên Chúa: Thiên Chúa (Deus): viết tắt của Thiên Địa Chân Chúa, nghĩa là “Chúa thật trời đất”, do các thừa sai Tây phương dịch từ Deus tiếng La Tinh. Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, duy nhất và hằng hữu. Ngài tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa mọi loài với sự khôn ngoan và tình yêu. Ngài là Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - trong cùng một bản thể thần linh duy nhất [42, số 200- 227], ví dụ: “Lạy Chúa Giêsu là thầy cả thượng phẩm vĩnh viễn đời đời, làđấng tế lễ có tính Thiên Chúa, Chúa yêu dấu loài người chúng con là anh em của Chúa, trong lúc tình yêu xúc động nồng nàn không thể sánh ví được, Chúa đã lập ra chức vụ linh mục Công giáo, khác nào một dòng máu yêu mến đã vọt lên bởi trái tim cực thánh Chúa.” [VIII, tr.152]. Chúa Dêu Cha (Deus Pater): Dêu là phiên âm của Deus trong tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là Thiên Chúa.Chúa Dêu Chalà ngôi thứ nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Vị Thần linh tối cao, duy nhất và hằng hữu mà người Công giáo tôn thờ. Ví dụ: “Tôi tin thật một Đức Chúa Giời hay thưởng vô cùng, là Chúa Dêu Cha, ChúaDêu Con, Chúa Dêu Phiritô Sangtô, Ba Ngôi cùng một Thiên Địa Chân Chúa.” [I, tr.19]. Tên gọi thế giới thần thánh của Công giáo phân biệt các “thánh” là những con người được tuyên phong, chẳng hạn: thánh tông đồ (các vị thánh là những môn đệ trong nhóm Mười Hai mà Chúa Giêsu tuyển chọn, trừ tông đồ Giuđa Iscariốt. Ông Matthia sau này được bầu thay Giuđa và ông Phaolô cũng được tính thêm là các thánh tông đồ), thánh hiển tu (các vị thánh được tôn phong do có đời sống tu trì trổi 108 vượt), thánh đồng trinh (các vị thánh được tôn phong do có đời sống đức tintrổi vượt và thánh hiến đức đồng trinh), ; và các vị “thần” là những thọ tạo thiêng liêng do thiên Chúa tạo dựng, ví dụ: Tổng lãnh thiên thần (Thiên thần chỉ huy), thiên thần sêraphim (thiên thần sốt mến hay còn gọi là Luyến thần, vị thiên thần có nhiệm vụ trông coi việc thờ phượng Thiên Chúa), thần Luxiphe (Luxiphe vốn là một tổng lãnh thiên thần nhưng chống lại Thiên Chúa và bị đẩy xuống hỏa ngục). Tuy nhiên, các vị thiên thần này đôi khi cũng được gọi là thánh, ví dụ: thánh thiên thần, thánh tổng lãnh thiên thần, thánh thiên thần bản mệnh... Ngoại trừ, các thần dữ như thần Luxiphe, cũng vốn là thiên thần, nhưng không bao giờ được gọi là thánh. Luận án thống kê được 146/1132 từ ngữ định danh khái niệm về Thiên Chúa và các thần, các thánh trong hệ thống khái niệm Công giáo, chiếm 12,90% tổng số từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện được nghiên cứu. 3.3.2.4. Các từ ngữ chỉ cơ cấu tổ chức và chức bậc trong giáo hội Công giáo Giáo hội Công giáo là một tổ chức có các cơ cấu hành chính và nhân sự sắp xếp theo cấu trúc bậc thang. Các bản kinh nguyện không phải là tài liệu chuyên môn nên các từ ngữ thuộc tiểu trường từ vựng này không đầy đủ. Chúng tôi khảo sát được 280/1132 từ ngữ có nội dung thuộc phạm vi này, chiếm 24,73% tổng số các từ ngữ Công giáo xác định được trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. Tác giả phân loại ra các nhóm từ ngữ theo các phạm vi ngữ nghĩa trực thuộc nhỏ hơn như sau: - Các từ ngữ chỉ tổ chức hành chính trong Giáo Hội: Tổ chức lớn nhất bao trùm Giáo hội Công giáo toàn cầu được gọi là Giáo Hội hay Hội Thánh (Ecclesia): là dân Thiên Chúa, gồm những người tin theo Chúa Kitô, được chính Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ từ khắp thế gian [42, số 752]. Ví dụ: “Lạy Chúa, con đội ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho con xưa nay, nhất là đã dựng nên con, và cho Con Chúa chịu chết mà cứu chuộc con, lại chọn lấy con làm con Hội Thánh nữa. Amen.” (Kinh Đội Ơn). Kinh nguyện có nhiều từ ngữ đồng nghĩa cùng gọi tên khái niệm này, như: santa Igherexa [I, tr.26,19], thánh 109 Ighêrêxa [I, tr.19, 23, 51...] hay Yghê [III, tr.346], ruộng yghê [IV, tr.249; V, tr. 154], Ruộng thiêng [III, tr. 337, 345; IV, tr. 249; V, tr.145; VIII, 281, 283...]. Trong đó, santa Igherexa, thánh Ighêrêxa hay yghê (trong, ruộng yghê) và Yghê (đứng độc lập) đều do gốc từ Santa Egreja tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_ngu_cong_giao_trong_cac_ban_kinh_nguyen_cua_cac_g.pdf
Tài liệu liên quan