Luận án Tư tưởng chính trị - Xã hội của Karl Raimund Popper những giá trị và hạn chế về mặt triết học - Dương Thị Phượng

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .7

1.1. Những công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, tiền đề lý luận, cuộc đời và

sự nghiệp khoa học của Karl Popper. .8

1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng triết học về chính trị

- xã hội của Karl Popper .13

1.3. Những công trình đánh giá về những giá trị và những hạn chế về mặt triết

học trong tư tưởng chính trị - xã hội của karl popper.21

1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu, đánh giá về Karl Popper.24

Chương 2: BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT

HỌC VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA KARL POPPER .28

2.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội hình thành tư tưởng triết học về chính trị

- xã hội của Karl Popper .28

2.2. Những tiền đề khoa học tự nhiên cho sự hình thành tư tưởng triết học về

chính trị - xã hội của Karl Popper.34

2.3. Những tiền đề triết học và lý luận xã hội cho sự hình thành tư tưởng triết học

về chính trị - xã hội của Karl Popper.41

2.4. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Karl Popper .59

Chương 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA KARL POPPER .65

3.1. Quan niệm của Karl Popper về chủ nghĩa tự do xã hội.66

3.2. Quan niệm triết học của Karl Popper về xã hội mở .70

3.3. Sự phê phán của Karl Popper đối với chủ nghĩa lịch sử như là kẻ thù của xã

hội mở .84

Chương 4: NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ VỀ MẶT TRIẾT HỌC

TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA KARL POPPER .105

4.1. Những đóng góp về mặt triết học trong tư tưởng chính trị - xã hội của Karl

Popper .105

4.2. Một số hạn chế về mặt triết học trong tư tưởng chính trị - xã hội của Karl

Popper .127

KẾT LUẬN .14848

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN.1522

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.1

pdf164 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng chính trị - Xã hội của Karl Raimund Popper những giá trị và hạn chế về mặt triết học - Dương Thị Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh động của xã hội mở và xã hội đóng được Popper đề cập thông qua quan điểm của hai nhà chính trị và triết học Pericles và Platon. Pericles cho rằng: “Mặc dù chỉ có ít người tạo ra chính trị, song tất cả chúng ta đều 73 có khả năng đánh giá nó” [105, p.5]; còn Platon cho rằng: “Nguyên tắc vĩ đại nhất trong mọi nguyên tắc là không một ai được sống thiếu thủ lĩnh. Cũng hệt như vậy, không được có ai đó có tư tưởng thích nghi với việc nó được phép làm gì đó theo sáng kiến riêng của mình thậm chí trong công việc nhỏ mọn nhất, nó cũng phải tuân thủ sự chỉ đạo” [105, p.90]. Từ xã hội đóng để tiến đến xã hội mở, theo Popper đây là một cuộc cách mạng sâu sắc nhất mà nhân loại đã trải qua. Ông viết: “Có thể nêu đặc trưng bước chuyển từ xã hội đóng lên xã hội mở như là một trong các cuộc cách mạng sâu sắc nhất mà nhân loại đã trải qua” [105, p.153]. Ông đưa ra các tiêu chuẩn để từ xã hội đóng tiến lên xã hội mở. Trước hết, ông nói rằng: “Đương nhiên, có thể đưa ra tiêu chuẩn hữu ích về bước chuyển từ xã hội đóng lên xã hội mở. Bước chuyển đó diễn ra khi các thiết chế xã hội lần đầu tiên được thừa nhận một cách có ý thức là do con người tạo ra, cũng như khi việc cải biến chúng một cách có ý thức được thảo luận nhờ xuất phát từ tính hữu ích của chúng đối với việc đạt tới các ý định và mục đích của con người. Vì diễn đạt một cách ít trừu tượng hơn, xã hội đóng sụp đổ khi nỗi sợ hãi siêu tự nhiên về trật tự xã hội sẽ nhường chỗ cho sự can thiệp tích cực, cũng như cho sự theo đuổi có ý thức lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm” [105, p.247]. Rõ ràng, theo Karl Popper các thiết chế trong xã hội đóng không được thừa nhận là do con người tạo ra, mà được coi là bộ phận vững chắc và không phá hủy được trong cấu trúc của vũ trụ. Do vậy, không nên can thiệp vào chúng, còn sự cải biến chúng thì không thể tranh luận được. Khi trong đầu của con người nảy ra ý nghĩ là rằng các thiết chế của họ là do con người tạo ra thì họ bắt đầu thảo luận cần phải cải biến chúng như thế nào. Và Karl Popper đi đến kết luận rằng trở ngại cơ bản đối với sự tiến lên của chúng ta khi cải biến các thiết chế một cách có ý thức và hợp lý là sức nặng của các tín ngưỡng tiền lịch sử để lại, được kẻ thù của xã hội mở sử dụng để xây dựng các học thuyết coi các thiết chế xã hội không phải là vật sáng tạo của con người. Như vậy, Karl Popper khẳng định rằng, khi nào con người đi đến chỗ thừa nhận các thiết chế của họ do họ tạo ra thì xã hội sẽ đi từ xã hội đóng đến 74 xã hội mở. Thứ hai, Karl Popper cho rằng, khi xã hội thị tộc tan rã thì bắt đầu “việc theo đuổi một mục đích là lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm”. Nếu trong xã hội thị tộc nguyên thủy, con người chưa cố cải biến các thiết chế vì lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, thì điều đó diễn ra không hẳn vì sự chuyên chế của các tập tục thị tộc ngăn cấm điều đó, mà chủ yếu vì chưa có lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm riêng biệt mà để đáp ứng thì cần phải cải biến các thiết chế. Đương nhiên, cùng với sự xuất hiện các lợi ích độc lập thì sự cải biến các thiết chế để làm cho chúng phù hợp với các lợi ích đó, là minh họa cho việc “đạt tới các ý định hay các mục đích của con người”, vì lợi ích là lợi ích của con người. Karl Popper luận chứng rằng, việc theo đuổi lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm bắt đầu diễn ra sau sự tan rã của xã hội thị tộc, một cách bất biến và hoàn toàn tất yếu sẽ dẫn tới việc dùng bạo lực để bắt lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích nhóm, cũng như lợi ích của một nhóm này phục tùng lợi ích của nhóm khác. Còn đối với xã hội phân chia thành các giai cấp, thay thế cho xã hội thị tộc, là rất xa lạ với xã hội mở không phải vì những điều cấm kỵ của thị tộc cản trở các khả năng “quyết định của cá nhân” trong ứng xử hàng ngày, mà vì việc bắt lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm phục tùng lợi ích của giai cấp thống trị đã cản trở chúng. Như vậy theo Karl Popper, sự phát triển từ xã hội đóng đến xã hội mở là do có được sự chuyển biến về nhận thức và sự hình thành lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm. Tuy nhiên, ông lại không đi xa hơn nữa để chỉ ra nguyên nhân sâu xa của sự chuyển biến này. Do vậy, chúng ta cần vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề này một cách sâu sắc hơn. Xã hội thị tộc nguyên thủy tan rã là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến chế độ tư hữu thay thế chế độ công hữu, khi đó lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm nổi lên và chiếm ưu thế so với lợi ích tập thể của bộ lạc. Tuy nhiên, trong chế độ nô lệ và phong kiến, xã hội chỉ được mở ra ở buổi ban đầu; sau khi giai cấp thống trị đã cũng cố được quyền lực tuyệt đối của mình thì xã hội lại rơi vào trạng thái đóng còn tồi tệ hơn. Tình trạng này cũng còn tồn tại trong xã hội tư bản là xã hội ‘mở một cách méo mó’ như nhận xét 75 của George Soros, một học trò xuất sắc của Karl Popper. Chỉ khi lực lượng sản xuất và nền kinh tế thị trường cùng với một chế độ dân chủ đã phát triển ở trình độ cao thì xã hội mở mới được thực hiện một cách đầy đủ hơn. Áp dụng nguyên lý của phép biện chứng duy vật về sự phát triển thì xã hội mở phải được xem xét như là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Hiện nay, xã hội mở mới chỉ được thực hiện một phần mà thôi. 3.2.2. Về các đặc trưng cơ bản của xã hội mở Thứ nhất, theo Karl Popper, xã hội mở là xã hội do con người sáng tạo một cách tự do. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin coi quần chúng nhân dân là người quyết định sự phát triển của lịch sử bằng hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, hoạt động sáng tạo ra những giá trị tinh thần và là lực lượng cơ bản của mọi chuyển biến cách mạng trong lịch sử. Nhiều nhà triết học phương Tây xác định xã hội đóng là xã hội bị ràng buộc bởi nhiều rào cản, chúng cản trở sự tự do sáng tạo của cá nhân con người và mối liên hệ trực tiếp của xã hội với thế giới bên ngoài. Như vậy, ‘mở’ có nghĩa là ‘xóa bỏ rào cản’ đối với cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, là một nhà tự do chủ nghĩa, Karl Popper chỉ nhấn mạnh tự do cá nhân trong sáng tạo xã hội mở và không bàn vai trò của các tổ chức xã hội trong đó cá nhân là thành viên và mối quan hệ giữa xã hội với thế giới bên ngoài. Đối với Karl Popper, xã hội mở là xã hội không được xác định trước, không bị quy định bởi nhà nước hay bất cứ một điều cấm kỵ nào; nó được “mở ra” cho mọi người tham gia sáng tạo bằng ý tưởng và hoạt động thực tiễn của mình. Tuy phiến diện, nhưng việc làm rõ vai trò sáng tạo của cá nhân đối với xã hội cũng là một đóng góp quan trọng của Karl Popper về mặt triết học xã hội. Chính Einstein cũng đã nói đến vấn đề này trong “The World as I see It” (Thế giới như tôi thấy). Ông nói: “Chỉ có cá nhân mới suy nghĩ và tạo ra những giá trị mới cho xã hội, thậm chí xây dựng nên những tiêu chuẩn đạo đức mới mà xã hội phải khuôn theo. Nếu không có những cá nhân sáng tạo có khả năng tư duy và phán xét độc lập thì sự phát triển 76 đi lên của xã hội là không thể có được”. Ông lấy dẫn chứng: “Có thể nói một cách đúng đắn rằng cơ sở của văn hóa Hy Lạp - Âu – Mỹ và đặc biệt là sự nở rộ của nó trong thời Phục hưng ở Ý đã chấm dứt tình trạng trì trệ Trung cổ chính là nhờ ở sự giải phóng và tách biệt tương đối của cá nhân” [97, p.14]. Như vậy, một rào cản quan trọng của xã hội mở cần phải tháo gỡ đó là sự hạn chế tự do cá nhân, sự bắt cá nhân phải phụ thuộc hoàn toàn vào những điều quy định của xã hội và nhà nước, không cho cá nhân có điều kiện để phát triển và vận dụng hết mọi tiềm năng sáng tạo của mình. Quan niệm về vai trò sáng tạo của cá nhân trong xã hội mở chẳng những không trái mà còn là điều bổ sung cho triết học Mác về quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Chính Mác trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đưa ra tư tưởng: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Vai trò của cá nhân quan trọng không chỉ ở lĩnh vực chính trị mà còn thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật, v.v.. Nếu quan niệm xã hội ‘đóng’ là xã hội trong đó cá nhân không có quyền tự do lựa chọn và hoạt động, mà bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như tập tục, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo và những điều quy định, cấm kỵ của bộ lạc hay của nhà nước, và xã hội ‘mở’ là xã hội trong đó cá nhân con người được giải phóng khỏi những ràng buộc đó và được tự do hoạt động trong xây dựng, sáng tạo ra xã hội mới, thì trong quan niệm của triết học Mác về xã hội cộng sản tương lai đã hàm chứa nhiều yếu tố của xã hội mở, mặc dù Mác, Ăngghen, Lênin chưa dùng thuật ngữ ‘mở’ và ‘đóng’ như H. Bergson hay Karl Popper. Chính Conforth đã phê phán Popper buộc tội chủ nghĩa cộng sản như là xã hội đóng, coi chủ nghĩa Mác là kẻ thù của xã hội mở, mà không thấy rằng Mác và Ăngghen nhiều lần nhấn mạnh hoạt động tự do của cá nhân trong xã hội cộng sản tương lai khi con người được giải phóng khỏi những ràng buộc về giai cấp, chủng tộc, giới tính, địa phương và nhất là bởi sự phân công lao động bị hạn chế từ trước đến nay. Xã hội đóng, theo Mác và Ăngghen có cơ sở kinh tế của nó là nền sản xuất 77 nhỏ với chế độ tư hữu nhỏ và sự phân công lao động dựa trên chế độ sở hữu nhỏ đó. Theo Mác và Ăngghen, một khi bắt đầu có phân công lao động thì “mỗi người đều có một phạm vi hoạt động nhất định và độc chuyên mà người đó buộc phải nhận lấy và không thể thoát khỏi được: người đó là người đi săn, người đánh cá, hoặc người chăn nuôi, hoặc là nhà phê phán có tính phê phán, và người đó vẫn cứ phải là như thế nếu không muốn mất những tư liệu sinh hoạt của mình”. Còn trong xã hội cộng sản tương lai, trong đó không ai bị hạn chế trong một phạm vi hoạt động độc chuyên, mà mỗi người đều có thể tự hoàn thiện mình trong bất kỳ lĩnh vực nào thích, thì xã hội điều tiết toàn bộ nền sản xuất, thành thử “tôi có khả năng hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, buổi sáng đi săn, quá trưa đi đánh cá, buổi chiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán, tùy theo sở thích của tôi mà chẳng bao giờ trở thành người đi săn, người đánh cá, người chăn nuôi hoặc nhà phê phán cả” [51, tr.47]. Karl Popper là nhà duy lý nên ông không chú ý đến cơ sở kinh tế và điều kiện vật chất của việc xây dựng xã hội mở. Thật ra, nếu xã hội đóng gắn liền với một nền kinh tế lạc hậu thì xã hội mở phải có cơ sở kinh tế của nó là một nền sản xuất lớn với sự phát triển đầy đủ của kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế của các quốc gia, dân tộc. Theo Mác, xã hội cộng sản là xã hội mở không chỉ ở sự tự do của con người, mà còn ở chỗ nó mở ra cho con người, sau khi được giải phóng khỏi mọi ràng buộc của xã hội cũ và khắc phục được những hạn chế của nền sản xuất trước đây, khả năng hưởng thụ tất cả những sáng tạo của cả nhân loại về vật chất và tinh thần. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen viết: “Chỉ có như vậy thì các cá nhân riêng rẽ mới được giải thoát ra khỏi những khuôn khổ dân tộc và địa phương khác nhau của mình, mới có được những liên hệ thực tiễn với nền sản xuất (kể cả nền sản xuất tinh thần) của toàn thế giới và mới có được khả năng hưởng thụ nền sản xuất của toàn thế giới về mọi lĩnh vực (tất cả những sáng tạo của con người)” [51, tr.53]. Con người chỉ phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của mình không chỉ khi được 78 hoàn toàn tự do như Karl Popper nói, mà theo Mác, còn phải có những điều kiện khác nữa, như khi lao động thực sự trở thành nhu cầu và niềm vui và khi tình trạng tha hóa của lao động được khắc phục. Tuy nhiên, việc áp dụng lý luận về chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thời kỳ trước đổi mới đã không đem lại xã hội mở vì có một số nguyên nhân xuất phát từ mô hình kế hoạch hóa tập trung với việc xóa bỏ tư hữu và kinh tế thị trường. Công cuộc mở cửa, đổi mới ở Trung quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác đã dần dần khắc phục được những rào cản nói trên và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa theo con đường xã hội mở thực sự. Tuy nhiên, xã hội mở là một quá trình trong đó xã hội càng ngày càng mở ra về mọi mặt, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi nước, không phải là cái gì đó có thể xây dựng trong một thời gian nhất định. Hai là, xã hội mở theo Karl Popper là xã hội không bị quy định bởi tính tất yếu và quy luật lịch sử. Vì Karl Popper là người theo chủ nghĩa tự do nên ông không thừa nhận quy luật và tính tất yếu của lịch sử. Ông nói: “Tương lai phụ thuộc vào chúng ta, và chúng ta không phụ thuộc vào tính tất yếu của lịch sử” [105, p.3]. Theo ông, con người là người chủ số phận của mình và “chúng ta tác động và thay đổi lịch sử giống như chúng ta thay đổi bộ mặt trái đất, chúng ta sáng tạo xã hội một cách tự do hoàn toàn giống như chúng ta sáng tạo ra những tư tưởng mới, hay những công trình nghệ thuật mới, những nhà cửa mới hay máy móc mới” [105, p.17]. Quan niệm này của Karl Popper hoàn toàn trái với quan điểm của Mác và Ăngghen về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph. Ăngghen đưa ra một sự phân tích rất thấu tình đạt lý: “Tự do không phải là ở sự độc lập tưởng tượng đối với các quy luật của tự nhiên, mà là ở sự nhận thức được những quy luật đó và ở cái khả năng - có được nhờ sự nhận thức này - buộc những quy luật đó tác động một cách có kế hoạch nhằm những mục đích nhất định”. Và cũng theo Ăngghen, “tự do của ý chí không phải là cái gì khác hơn là cái năng lực quyết định một cách hiểu biết công việc. Do đó, sự phán đoán của một người về một vấn đề 79 nhất định, càng tự do bao nhiêu thì nội dung của sự phán đoán đó sẽ được quyết định với một tính tất yếu càng lớn bấy nhiêu.” [Xem 55, tr.163-164]. Ở đây, Ph. Ăngghen đã nói đúng khi cho rằng tự do không phải là hành động tùy tiện bất chấp quy luật và tính tất yếu như Karl Popper quan niệm. Chính Albert Einstein, người được Karl Popper rất kính trọng cũng khẳng định điều đó. Einstein nói: “Tôi không tin vào tự do cá nhân theo nghĩa triết học của nó. Mỗi người hành động không chỉ do sự bắt buộc bên ngoài mà còn do tính tất yếu bên trong nữa” [97, p.8]. Tuy nhiên, nhận thức được tính tất yếu và quy luật khách quan không phải là vấn đề đơn giản. Con người chỉ có thể nhận thức được tính tất yếu và quy luật sau một quá trình tương đối lâu dài; vì chỉ thông qua các hiện tượng đã ra đời và đã tồn tại phổ biến ở tất cả các dân tộc và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài mới có thể kết luận được là chúng có tính tất yếu và quy luật hay không. Cho nên Karl Popper đã có lý khi phản bác việc đưa ra tính tất yếu và quy luật một cách chủ quan, tùy tiện để bắt xã hội và hoạt động của con người phải tuân theo một cách máy móc, cứng nhắc. Dựa trên thuyết bất định, Karl Popper cho rằng hết thảy mọi cái trong xã hội mở không phải đã được lịch sử quyết định từ trước. Bản thân lịch sử là không có mục đích, không có ý nghĩa. Cái gọi là ‘mục đích’ và ‘ý nghĩa’ của lịch sử là do con người tạo nên. Ông viết: “Mặc dù bản thân lịch sử không có mục đích, nhưng chúng ta có thể căn cứ vào tình trạng của bản thân để tạo cho lịch sử những mục đích nào đó”; “Sự thật cũng không có ý nghĩa, chỉ là do quyết định của chúng ta thì sự thật mới có ý nghĩa”. Karl Popper cũng cho rằng, quan điểm này của ông khác với quan điểm của chủ nghĩa lịch sử. Chủ nghĩa lịch sử cho rằng lịch sử là do quy luật quyết định, là không cần có sự quyết định và lựa chọn của cá nhân, con người, “chỉ cần đi theo bước chân của lịch sử, thì mọi việc sẽ bình thản, không cần có những quyết định quan trọng của chúng ta. Nó tìm cách chuyển giao trách nhiệm của chúng ta cho lịch sử; từ đó, đùa giỡn với quyền lực gian ác, vượt lên trên cả cá nhân của chúng ta.” [Xem 106, p.265-266]. Thứ ba, theo Karl Popper, xã hội mở là xã hội dân chủ: nhà nước đại diện cho 80 ý chí của nhân dân, nhà nước phải làm theo nguyện vọng của nhân dân, không phải nhà nước bắt nhân dân làm theo những quy định của mình. Karl Popper cho rằng vấn đề chính trị cơ bản trong thời kỳ hiện nay là mở rộng và củng cố chế độ dân chủ. Karl Popper phủ định chế độ dân chủ theo quan điểm cho rằng dân chủ là một hình thức cai trị, bên trong đó, quyền lực của một giai cấp đang được thực hiện, và đang được khẳng định; ngược lại, nó sẽ là một cái gì đó đang làm cho vấn đề quyền lực của giai cấp trở nên không hợp thời đại và lạc hậu. Karl Popper không thừa nhận chuyên chính vô sản là hình thức dân chủ cao nhất. Ông giải thích rằng: vì C. Mác và Ph. Ăngghen nghĩ rằng ‘dân chủ’ có nghĩa là ‘quyền lực của nhân dân’, hay là ‘quyền lực của đa số’, mà giai cấp vô sản là đa số cho nên dân chủ có nghĩa là sự thống trị của giai cấp vô sản. Tuy nhiên, ngược lại, các ông cũng nói với chúng ta, chế độ dân chủ hoàn toàn không phải là ‘quyền lực’ của một ai đó cụ thể, mà là ‘xác lập sự giám sát’ đối với những người giữ chức quyền từ phía những người không cầm quyền [ Xem 105, p.108]. Karl Popper giải thích cái ưu việt lớn nhất của chế độ dân chủ, là ở chỗ nó bảo đảm khả năng thiết lập sự giám sát đối với hoạt động của những người cầm quyền hay là của những cá nhân có chức quyền cho dù họ có là ai đi chăng nữa, cũng như trong trường hợp cần thiết thì cũng là phế truất những người cầm quyền mà không sử dụng bạo lực. Nếu không có các thiết chế dân chủ hay là các thiết chế này không phát triển và yếu kém, thì một phương thức duy nhất để giám sát và thay thế các nhà cầm quyền là đem một hình thức bạo lực nào đó đối lập lại bạo lực của họ. Xét về mặt lịch sử, việc tạo ra các thiết chế dân chủ đương nhiên là gắn liền với việc chống đối lại hành động của các nhà quân phiệt. Từ quan niệm như vậy Karl Popper đi đến định nghĩa dân chủ như sau: “Tôi hiểu dân chủ không là một cái gì đó không xác định, giống như ‘quyền lực của nhân dân’ hay là ‘quyền lực của đa số’, mà là hệ thống các thiết chế, hệ thống cho phép thực hiện sự giám sát xã hội đối với những người cầm quyền và bãi miễn họ theo ý muốn của những người không cầm quyền, cho phép những người này đạt tới cải cách mà không cần sử dụng bạo lực, thậm chí là trái với ý muốn của người cầm quyền” [105, p.140]. 81 Tóm lại, xã hội mở theo Karl Popper là xã hội tự do, dân chủ trong đó người chủ cao nhất của xã hội là nhân dân, mọi người dân được tham gia sáng tạo xã hội bằng ý tưởng và hoạt động thực tiễn của mình. Nó khác với xã hội đóng là xã hội trong đó con người không có tự do mà cuộc sống và hoạt động của họ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những tập tục, truyền thống, những quy định cứng nhắc của tập thể và nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế của thời kỳ lịch sử mà trong đó Karl Popper sống và làm việc, ông chỉ mới vạch ra một vài đặc trưng cơ bản của xã hội mở. Hiện nay, trong điều kiện mới của thế giới: sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, công nghệ thông tin, toàn cầu hóa, những đặc trưng về xã hội mở được Karl Popper nêu ra là chưa đủ, chúng ta cần phải bổ sung thêm những đặc trưng mới, như toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập, v.v.. 3.2.3. Về con đường xây dựng xã hội mở Thứ nhất, theo Karl Popper, xã hội mở là xã hội do nhân dân xây dựng nên, một cách tự do, sáng tạo, không phải được quy định bởi một cái gì có sẵn trong cấu trúc vũ trụ, do ý chí của Thượng đế hay theo một hệ tư tưởng, một mô hình có sẵn, hoặc theo ý chí chủ quan của một đảng hay của nhà cầm quyền. Hai là, Karl Popper cho rằng xã hội mở được xây dựng theo một “công nghệ xã hội” nhất định được ông gọi là ‘kiến thiết xã hội từng phần’, đối lập với phương pháp kiến thiết ‘toàn phần’ hay ‘không tưởng’. Ông nói: “Sự khác biệt giữa cái tôi gọi là ‘cải biến xã hội từng phần’ và ‘cải biến xã hội không tưởng’ là một trong những chủ đề chính của cuốn sách này” [105, p.18]. Nếu phương pháp cải biến xã hội toàn phần hay không tưởng dựa trên một ‘lý tưởng’, một ‘cứu cánh’ nhất định thì phương pháp cải biến xã hội từng phần, trái lại, không dựa vào cái lý tưởng hay cứu cánh nào cả, mà chỉ tìm ra những cái xấu, khuyết tật của xã hội để đấu tranh loại bỏ. Ông nói: “Những chính trị gia theo phương pháp này có thể có hoặc không có một bản thiết kế xã hội trong đầu, anh ta có thể tin hoặc không tin một ngày kia nhân loại sẽ đạt được một trạng thái lý tưởng, và đạt được hạnh phúc và sự hoàn thiện trên trái đất. Người kỹ sư từng phần này do vậy sẽ thực hiện cái phương pháp tìm kiếm và đấu tranh chống lại những 82 khuyết tật lớn nhất và cấp bách nhất của xã hội, không phải là đi tìm và đấu tranh cho mục đích cuối cùng vĩ đại nhất của nó” [105, p.139]. Theo Karl Popper, phương pháp cải biến xã hội từng phần là phương pháp đơn giản, có tính khả thi, trong khi đó phương pháp cải biến xã hội toàn phần là phương pháp phức tạp và không có tính khả thi. Theo ông, đây là “phương pháp tương đối đơn giản”, “nếu có sai lầm thì thiệt hại không lớn và việc điều chỉnh không khó lắm”, “nó ít có tính phiêu lưu và vì thế nó ít bị chống đối”. Nó “có khả năng đạt được sự đồng thuận một cách hợp lý và nhờ đó có thể được hoàn thiện bằng những phương pháp dân chủ” [105, p.140]. Karl Popper cho rằng “phương pháp cải biến xã hội toàn phần không có tính khả thi do sự hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của chúng ta là rất hạn chế, cho nên chúng ta khó có thể tính toán trước được những hậu quả của việc cải tạo xã hội một cách toàn bộ. Theo ông, chúng ta không có kiến thức thực tế và kinh nghiệm thực tiễn đầy đủ để vạch ra kế hoạch cho xã hội tương lai được” [105, p.142]. Căn cứ vào những lý do trên, Karl Popper cho rằng người kỹ sư từng phần dễ nhận được sự tán đồng của đại đa số nhân dân, trong khi đó phương pháp cải biến xã hội toàn phần gặp phải sự chống đối từ nhiều phía cho nên “đòi hỏi phải có một sự tập trung quyền lực mạnh mẽ của một thiểu số và vì thế dễ dẫn đến chế độ độc tài” [105, p.140]. Ngoài ra, chế độ toàn trị vì chỉ đại biểu cho ý chí của một thiểu số nên thường để ngoài tai hoặc đàn áp sự phê phán từ phía đa số, dẫn đến việc áp dụng biện pháp cai trị bạo lực. Xã hội đóng thì dựa trên trí tuệ và tài năng của vĩ nhân cho nên coi thường vai trò của quần chúng nhân dân. Theo Karl Popper, thật là ngạc nhiên khi người ta tìm thấy câu nói sau đây của Heraclitus trong các trích đoạn của ông đã có rất sớm từ 500 năm trước công nguyên: “Một người là vĩ nhân thì có giá trị hơn chục nghìn người. Nó vẫn còn là đặc trưng của những khuynh hướng phản dân chủ và lịch sử chủ nghĩa hiện đại” [105, p.14]. Một khó khăn khác là việc tìm người kế vị để tiếp tục theo đuổi lý tưởng, vì “nếu người kế vị không theo đuổi cùng một lý tưởng thì mọi hy sinh của nhân dân cho lý tưởng đó sẽ trở thành vô ích” [105, p.141]. 83 Karl Popper nói về ưu thế của phương pháp cải tạo xã hội từng phần với phương pháp toàn phần như sau: “Phương pháp này được sử dụng, đặc biệt là để phát hiện và đấu tranh chống lại những khuyết tật lớn nhất và khẩn cấp nhất của xã hội, chứ không phải dùng để tìm kiếm và đấu tranh cho một cứu cánh tốt đẹp nào đó. Cuộc chiến có hệ thống chống lại những cái xấu được xác định rõ ràng, chống lại những hình thức bất công hay bóc lột cụ thể, và chống lại nỗi thống khổ có thể tránh được như nghèo đói hay thất nghiệp, là một việc làm khác xa với nỗ lực thực hiện một đồ án thiết kế xã hội lý tưởng xa vời. Thành công hay thất bại được dễ dàng đánh giá hơn, và chẳng có một lý do nội tại nào khiến phương pháp này bị phê phán. Ngoài ra, một cuộc đấu tranh như vậy nhằm chống lại những cái xấu cụ thể và những hiểm họa cụ thể chắc chắn có nhiều khả năng tìm được sự ủng hộ của đại đa số hơn là một cuộc đấu tranh nhằm thiết lập một xã hội không tưởng, dù nó được cho là lý tưởng đối với các nhà lập kế hoạch” [73, tr.162]. 3.3. SỰ PHÊ PHÁN CỦA KARL POPPER ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA LỊCH SỬ NHƯ LÀ KẺ THÙ CỦA XÃ HỘI MỞ Nếu chủ nghĩa lịch sử là đặc trưng chung của một số học thuyết triết học về lịch sử và xã hội thì sự không thừa nhận và phê phán của Karl Popper đối với chủ nghĩa lịch sử lại thể hiện quan niệm triết học của ông về xã hội và lịch sử. Theo Karl Popper, chủ nghĩa lịch sử là kẻ thù tư tưởng của xã hội mở, vì nó là cơ sở lý luận của xã hội đóng, xã hội được cho là xây dựng theo tính tất yếu và quy luật khách quan, nhưng thật ra là theo ý đồ chủ quan của nhà tư tưởng, nhà cầm quyền. Sự phê phán chủ nghĩa lịch sử của Karl Popper được thể hiện rõ trong tác phẩm “The Poverty of Historicism” (Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử). Tác phẩm ra đời năm 1957, được nhiều học giả phương Tây đánh giá cao và sử dụng nó như là một vũ khí lý luận để chống lại chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản. Về nguồn gốc tác phẩm, tác giả đã có quá trình nghiên cứu từ những năm 1919-1920 và những luận điểm cơ bản của tác phẩm được đưa ra thảo luận lần đầu vào năm 1935. 3.3.1. Đặc trưng và phân loại chủ nghĩa lịch sử * Khái niệm của Karl Popper về chủ nghĩa lịch sử Ka

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_tuong_chinh_tri_xa_hoi_cua_karl_raimund_popper_nh.pdf
Tài liệu liên quan