MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan và một số vấn đề luận án cần tiếp
tục nghiên cứu 27
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ 31
2.1. Một số khái niệm cơ bản 31
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước 40
2.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước 73
Chương 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ GÓC NHÌN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 83
3.1. Thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam 83
3.2. Một số vấn đề đặt ra hiện nay trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam 116
Chương 4: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG KIỂM
SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 124
4.1. Những yếu tố tác động đến vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát
quyền lực nhà nước 124
4.2. Yêu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong kiểm soát quyền lực
nhà nước 131
4.3. Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong kiểm soát quyền lực
nhà nước 137
KẾT LUẬN 162
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
PHỤ LỤC 179
220 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực Nhà nước và vận dụng trong tình hình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do
nhân dân và các cơ quan báo, đài phát hiện. Tại buổi Lễ trao Giải báo chí toàn quốc
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ ba, năm 2020 - 2021, ngày 13-11-2021 tại
96
Hà Nội, đánh giá về vai trò của báo chí và truyền thông trên mặt trận chống tham
nhũng, tiêu cực đã khẳng định: “báo chí cách mạng Việt Nam đã có nhiều đóng góp
quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Ðảng và nhân dân ta, nhất là trên mặt trận tư
tưởng, lý luận chính trị; luôn tích cực cổ vũ nhân tố mới, tiến bộ; đồng thời kiên
quyết đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng” [65].
Thông qua hoạt động của báo chí và truyền thông, nhiều thông tin về hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, hành
vi tham ô được công khai, và sau đó Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương vào cuộc
xác minh, điều tra, xử lý nghiêm như: vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội
“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); vụ án
Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng
Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC và Công ty Cổ phần Bất động
sản Điện lực dầu khí Việt Nam - PVP Land; vụ án Phan Văn Vĩnh (nguyên Trung
tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Thiếu
tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao), Nguyễn
Văn Dương và đồng phạm phạm tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức đánh bạc”,“Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”,
“Rửa tiền”, “Đưa hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ” xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương; vụ án Hà Văn Thắm và đồng
phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Tham ô tài
sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương - Ocean Bank; vụ án
Trần Phương Bình và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - DAB; vụ
án Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và
“Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Bắc Nam
97
79 và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - DAB; vụ án “Nhận hối lộ, đưa hối
lộ, vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm
trọng” xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone; vụ án “Vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty
cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); vụ án nâng khống giá kít xét
nghiệm COVID-19 ở Công ty Việt Á và nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan...
Thứ bẩy, từng bước hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và KSQLNN của
các cơ quan trong BMNN.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan
điểm của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, cơ chế KSQL giữa các cơ
quan trong BMNN được thiết lập và thực thi trong thực tiễn. Điều này, được thể
hiện trên các nội dung sau:
Một là, vai trò của Quốc hội, cơ quan chuyên trách của Quốc hội trong cơ chế
phân công, KSQL ngày càng được phân định rõ hơn.
Theo thẩm quyền của mình, với tính cách là cơ quan cao nhất của QLNN,
Quốc hội đã phối hợp với Chính phủ, cơ quan tư pháp để thực hiện giám sát
chuyên đề. Nội dung phối hợp giám sát tập trung vào các vấn đề lớn, còn nhiều
tồn đọng trong tổ chức thực hiện như: pháp luật về đất đai; triển khai thực hiện
dự án, quy hoạch dự án, thi công dự án; thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên
môn của các cơ quan trong BMNN như: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án
nhân dân tối cao (tập trung vào xét các vấn đề liên quan đến án oan sai, quy
trình, thủ tục tố tụng, trách nhiệm của cơ quan điều tra), Kiểm toán nhà nước,
Thanh tra Chính phủ, ngành Xây dựng, ngành Y tế,... Qua nhiệm kỳ Quốc hội
khoá XIII và nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, chất lượng giám sát chuyên đề được
nâng lên, có hiệu quả tích cực trong phát hiện hạn chế, tồn tại hoặc sai phạm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi công vụ. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ra
Nghị quyết làm căn cứ để triển khai thực hiện và giao các uỷ ban chuyên trách
theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ khoá XIV, Quốc hội
đã “tiến hành giám sát 07 chuyên đề với nhiều cải tiến về cách thức tổ chức, tiến
hành hoạt động của Đoàn giám sát. Qua hoạt động giám sát, nhiều kiến nghị cụ
thể được gửi đến các cơ quan chức năng để có giải pháp điều chỉnh chính sách
98
phù hợp, giải quyết những bức xúc, mang lại lợi ích cho người dân và các đối
tượng thụ hưởng” [145, tr. 7].
Mặt khác, vai trò của Kiểm toán nhà nước - cơ quan chuyên trách của Quốc
hội trong kiểm soát các biểu hiện vi phạm về kinh tế, tài chính, dự án đầu tư ngày
càng có hiệu quả tích cực. Trước khi Hiến pháp năm 2013 và Luật kiểm toán nhà
nước năm 2015 được ban hành, thực hiện, Kiểm toán nhà nước tổ chức và hoạt
động theo Luật kiểm toán nhà nước năm 2005. Theo đó, hoạt động của Kiểm toán
nhà nước chưa hoàn toàn là một cơ quan độc lập với Chính phủ, mà vẫn chịu trách
nhiệm với cả Chính phủ và Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Song từ khi
Hiến pháp năm 2013 được thông qua, trong đó Điều 118 hiến định rõ về Kiểm toán
nhà nước; và Luật kiểm toán nhà nước năm 2015 ban hành, thực thi, đã quy định rõ
Kiểm toán nhà nước hoàn toàn là một cơ quan hiến định độc lập, do Quốc hội thành
lập và chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chỉ tuân
theo pháp luật. Do đó, mọi hoạt động chuyên môn của Kiểm toán nhà nước đều gắn
với kiểm tra tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước - đây là đối tượng kiểm
tra cơ bản, chủ yếu của Kiểm toán nhà nước. Kết quả hoạt động kiểm toán nhiều
năm qua, đã làm tăng thu, tiết kiệm chi cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Kiểm
toán nhà nước đã phát hiện những sai sót trong hạch toán, những khoản tiền chi bất
hợp lý, sai chế độ để giúp đỡ, chỉnh đốn, uốn nắn; kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp
thời về chính sách tài chính. Qua kiểm toán đã đưa ra những nhận xét đánh giá
khách quan, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của một số báo cáo kế toán của đơn
vị, cung cấp những thông tin xác thực cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan
quản lý nhà nước về thực trạng thu - chi, điều hành và quyết toán ngân sách nhà
nước, tình hình tuân thủ chính sách, chế độ tài chính, pháp luật của nhà nước. Vì
vậy, hoạt động của Kiểm toán nhà nước đã giúp phát hiện, ngăn ngừa tình trạng lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, kẽ hở của chính sách, pháp luật để thu lợi ích cá nhân.
Báo cáo của Kiểm toán nhà nước giai đoạn 2016-2021 chỉ rõ:
kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỷ đồng; chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội
phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy
định của pháp luật, 02 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ
Công an điều tra xử lý; cung cấp 498 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài
99
liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban kiểm tra Trung ương, cơ
quan điều tra và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền; [08].
Hai là, vai trò của Chính phủ trong cơ chế phân công, phối hợp KSQL ngày
càng được hoàn thiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ đã thực thi theo đúng
thẩm quyền, tạo nhiều dấu ấn trong cụ thể hoá đường lối, quan điểm của Đảng, quy
định trong Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, xây
dựng các dự án luật trình Quốc hội; chịu sự giám sát của Quốc hội; báo cáo và chịu
sự chỉ đạo của Chủ tịch nước; thực hiện tinh giản bộ máy, tổ chức và khắc phục tình
trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hành chính; thực hiện cải cách hành chính
và tăng thẩm quyền cho chính quyền địa phương; coi trọng thực thi đạo đức công
vụ và quản lý cán bộ, công chức trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực
hiện tốt việc phối hợp công tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội, các cơ quan tư pháp theo nhiệm vụ, quyền hạn. Báo cáo công tác nhiệm
kỳ 2011-2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “chú trọng phối hợp
công tác với U&ỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan Trung
ương của các tổ chức chính trị - xã hội, và Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao” [19, tr. 8]. Đến nhiệm kỳ 2016-2021, Chính phủ tập trung thực
hiện phương châm xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động
quyết liệt, phục vụ Nhân dân” [20, tr. 1]. Theo đó, Chính phủ đã thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc
hội, sự chỉ đạo của Chủ tịch nước. Trong đó, hoạt động KSQL trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng có nhiều chuyển biến, góp phần thu
hồi nhiều tài sản cho Nhà nước: “Xử lý nhiều vụ việc, thu hồi số lượng lớn tiền và
tài sản; thành lập Tổ công tác đặc biệt để giải quyết dứt điểm nhiều khiếu nại, tố cáo
phức tạp, kéo dài” [20, tr. 7].
Ba là, công tác tư pháp trong cơ chế phân công, phối hợp KSQL có nhiều
điểm tích cực.
Những năm qua, kiểm soát hoạt động tư pháp được các cơ quan tư pháp phối
hợp chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống tội phạm, ngăn
100
ngừa tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, và giảm thiểu án oan sai. Theo đó, các cơ
quan tư pháp đã có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả
KSQL, ngăn ngừa tình trạng tuỳ ý trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Báo
cáo Tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ
rõ: “Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Ban Nội chính
Trung ương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử
các vụ án tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ
đạo; tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án”
[148]. Báo cáo của Ngành Toà án cũng khẳng định: “Tăng cường phối hợp chặt chẽ,
có hiệu quả với các cấp, các ngành, đặc biệt là giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
với nhau, giữa Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án với các địa phương, các cơ
quan trong khối nội chính trong quá trình giải quyết các loại vụ việc” [129, tr. 8].
Đáng chú ý, việc kiểm sát hoạt động xét xử đạt nhiều kết quả nổi bật, bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật XHCN và giảm thiểu tình trạng oan sai, bỏ sót tội phạm:
đã phát hiện nhiều vi phạm và ban hành gần 6.000 kháng nghị phúc
thẩm, tăng 50%; trong đó, số kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp
nhận đạt tỷ lệ 78,9%, tăng 8,5% và vượt 8,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết
96 của Quốc hội; ban hành gần 700 kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm,
tăng 40% và số kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp nhận đạt tỷ lệ
84,8%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết 96 của Quốc hội [148].
Trong kiểm sát các hoạt động tư pháp, ngành Tư pháp đã phát huy tốt chức
năng của Viện kiểm sát nhân dân. Mục đích của hoạt động kiểm sát đánh giá bằng
quản lý nhà nước đối với hoạt động chấp hành pháp luật, và được dựa trên các quy
định trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành. Trong đó, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân thường
được tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do đó, kiểm sát hoạt động xét xử
được xác định là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của Tòa án,
thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh,
kịp thời. Qua hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, công tác xét xử
101
của Toà án cơ bản được thực hiện đúng quy định pháp luật, qua đó xử lý nghiêm
minh, đúng người, đúng tội, hạn chế tình trạng để lọt kẻ phạm tội, làm oan người vô
tội, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ công dân. Báo cáo của Ngành Tòa án nhiệm kỳ
Quốc hội khóa XIV nêu rõ: “Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, trong nhiệm kỳ không để xảy ra trường hợp nào kết án oan
người không có tội. Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, vụ án hành chính đúng
pháp luật” [129, tr. 1].
Những năm gần đây, việc đưa ra xét xử các đại án lớn về kinh tế được chỉ đạo
quyết liệt và đạt chất lượng tốt, qua đó dư luận đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. Báo
cáo công tác xét xử của Ngành Toà án trong nhiệm kỳ XIV trình Quốc hội khẳng định:
“Tòa án đã đưa ra xét xử nghiêm 7.463 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm
trọng, phức tạp với 14.540 bị cáo và áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi
dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước” [129, tr. 2-3]. Với việc xử lý các đại án
lớn về kinh tế, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quan tâm và yêu cầu cơ quan
tư pháp tiến hành các biện pháp đồng bộ, khẩn trương để phong tỏa, kê biên tài sản,
tạm giam, tạm giữ nghi phạm tránh tội phạm tẩu tán tài sản. Trong hoạt động kiểm sát,
Viện kiểm sát các cấp đã làm tốt việc giải quyết án hình sự, chất lượng giải quyết bảo
đảm đúng quy định pháp luật theo tinh thần không để oan, không để lọt và bỏ sót tội
phạm: “Ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố 375.884 vụ án
hình sự, tăng 1,2%; kiểm sát việc giải quyết 1.713.874 vụ, việc dân sự, kinh doanh
thương mại, lao động, tăng 22,5% và 33.011 vụ án hành chính, tăng 10,1%” [148]. Do
vậy, công tác kiểm sát hoạt động tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực, đã kiểm sát
chặt chẽ các khâu, các bước từ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đặc biệt, trong
kiểm sát hoạt động tư pháp, Ngành Kiểm sát đã thực hiện chặt chẽ, đúng thẩm quyền
và theo quy định của pháp luật, coi trọng quyền yêu cầu các Tòa án cùng cấp và cấp
dưới, chấp hành viên, cơ quan tổ chức, đơn vị vũ trang và cá nhân có liên quan đến
kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân
dân và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp tài liệu, vật
chứng có liên quan đến việc thi hành án, thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực
102
pháp luật của Toà án nhân dân. Báo cáo Tổng kết công tác nhiệm kỳ Quốc hội khoá
XIV khẳng định: “Các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, tạm giữ, tạm giam, thi hành
án ngày càng tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp,
pháp luật” [114, tr. 9].
Như vậy, cơ chế phân công, phối hợp, KSQL giữa các cơ quan trong BMNN
đã thực sự có nhiều chuyển biến, tiến bộ. Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định:
“Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền,
vi phạm kỷ luật, kỷ cương” [34, tr. 47]. Đến Đại hội XIII, Đảng ta đánh giá: “Cơ chế
phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển
biến tích cực” [37, tr. 72] và “Tổ chức bộ máy của toà án nhân dân, viện kiểm sát
nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất
lượng hoạt động có tiến bộ” [37, tr. 72-73].
3.1.1.2. Nguyên nhân thành tựu
Thứ nhất, Đảng đã quan tâm lãnh đạo chặt chẽ việc KSQLNN.
Xuất phát từ tính tất yếu, thực trạng KSQLNN, nhận thức của Đảng ta về
KSQLNN ngày càng được nâng lên. Vì vậy, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị
quyết, chỉ thị, quy định về KSQLNN trong công tác cán bộ, chống chạy chức,
chạy quyền; nâng cao chất lượng của quy trình kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
Bên cạnh đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc KSQLNN có nhiều
đổi mới, tiến bộ trên cơ sở tăng cường sự phối hợp giữa lãnh đạo, chỉ đạo công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng với hoạt động kiểm tra, thanh tra của Chính
phủ, Kiểm toán nhà nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Sự phối hợp
giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra,
truy tố, xét xử ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả hơn, hạn chế sự chồng
chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền” [37, tr. 199]. Thông qua
đó, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương chỉ đạo quyết
liệt việc xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử các cán bộ, đảng viên vi phạm trên
tinh thần “quyền lực cao đến đâu, kiểm soát chặt đến đó” và “không có vùng
103
cấm, không có ngoại lệ” theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, tạo thành phong trào có sức lan toả mạnh mẽ trong xã hội.
Thứ hai, cơ chế pháp lý trong phân công, phối hợp KSQLNN đã được nghiên
cứu và ban hành theo hướng đổi mới, bám sát thực tiễn.
Trên quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI, xuất phát từ thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta
đã tiến hành sửa đổi, thông qua, ban hành Hiến pháp năm 2013 - bản Hiến pháp kết
tinh ý chí, trí tuệ của toàn dân tộc. Trên cơ sở các chế định trong Hiến pháp năm 2013,
nhất là nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp
rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, việc phân công, phối hợp
và KSQL giữa các cơ quan trong BMNN ngày càng hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó, các
bộ luật, đạo luật đã cụ thể hoá hình thành hành lang pháp lý cho KSQLNN.
Ngoài ra, các quan điểm, chủ trương của Đảng đối với vấn đề giám sát, phản
biện xã hội trong Quy chế giám sát và Phản biện xã hội của Bộ Chính trị; các quy
định trong Hiến pháp năm 2013; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) là
những văn bản quan trọng, tạo cơ chế về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Thứ ba, vai trò và quyền làm chủ của nhân dân trong KSQLNN được coi trọng.
Trong KSQLNN, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phương thức KSQL bên
ngoài nhà nước thông qua vai trò nhân dân. Quan điểm đề cao sức mạnh nhân dân,
“lấy dân làm gốc”, trở thành phương châm hành động trong toàn bộ hoạt động của
hệ thống chính trị nói chung và với KSQLNN nói riêng. Nhân dân ngày càng được
tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân được Nhà nước và các cấp các ngành đặc biệt coi trọng; bảo đảm thực thi
quyền con người, quyền công dân có nhiều bước tiến vượt bậc. Đặc biệt, từ khi
Hiến pháp năm 2013 ban hành và đi vào thực tiễn đời sống xã hội, quyền con người
ngày càng được quy định toàn diện, đầy đủ hơn.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Nhà nước ta đã xây dựng nhiều văn bản
quy phạm pháp luật để đảm bảo toàn diện việc thực hiện các quyền con người. Điều
này, được các nước đánh giá cao tại phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế
Kiểm điểm định kỳ phổ cập của Hội đồng Nhân quyền hàng năm. Từ năm 2013 đến
nay, Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi trên hàng nghìn văn bản luật và dưới luật,
104
trong đó có các luật quan trọng, như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân, Luật
Tổ chức Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân,
Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ
luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Khiếu nại,
Luật tố cáo, Luật Đặc xá, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo,... Nhờ đó, quyền con người,
quyền và nghĩa vụ công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa cả trực tiếp và gián
tiếp được phát huy. Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định
những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công
dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội” [37, tr. 71]. Từ đó, Đảng và
Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành xây dựng chính sách, pháp luật phát huy
quyền làm chủ, là chủ của nhân dân trong kiểm tra, giám sát và tham gia quản lý công
việc của Nhà nước, góp phần ngăn ngừa tình trạng QLNN bị tha hoá.
Thứ tư, phát huy tốt hiệu quả của báo chí và truyền thông.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của các cơ quan báo
chí và truyền thông, coi đó là quyền lực mềm trong phản biện xã hội và đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ:
“Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ
chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân
dân và đất nước;” [33, tr. 225]. Văn kiện Đại hội XII cũng nêu rõ yêu cầu đối với cơ
quan báo chí và truyền thông: “Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ,
mục đích, đối tượng phục vụ, nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, đề cao
trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân” [34, tr. 129]. Nhờ coi trọng và phát huy vai trò
của báo chí và truyền thông, nên việc KSQLNN thông qua vai trò của lực lượng này có
hiệu quả cao, giúp phát hiện, đấu tranh và ngăn ngừa sự tha hoá quyền lực của một bộ
phận cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy công quyền.
3.1.2. Hạn chế trong kiểm soát quyền lực nhà nước và nguyên nhân
3.1.2.1. Một số hạn chế trong kiểm soát quyền lực nhà nước
Thứ nhất, thực hiện các hình thức KSQLNN chưa toàn diện và đạt hiệu quả cao.
105
Một là, giám sát của Quốc hội còn chưa toàn diện và đồng bộ. Có những chất
vấn chưa đúng đối tượng, chưa tập trung vào các vấn đề nổi cộm, có biểu hiện đi
vào tiểu tiết, xa phạm vi, tôn chỉ hoạt động của Quốc hội. Chất lượng chất vấn qua
hai kỳ họp chưa thật có tính liên kết về thông tin. Một số chất vấn chỉ là câu hỏi xác
nhận về mặt thông tin cụ thể, số khác lại lồng ghép ý kiến cá nhân của đại biểu, mà
chưa phải là vấn đề đa số cử tri quan tâm. Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIV của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá: “chất vấn và trả lời chất vấn trong một số
trường hợp chưa đi vào thực chất, hiệu quả” [145, tr. 19].
Những kiến nghị sau giám sát của Quốc hội chưa được các cơ quan có trách
nhiệm giải quyết kịp thời, nhất là việc giám sát việc về trách nhiệm của người đứng
đầu các ngành trong thực hiện Nghị quyết hoặc kết luận giám sát của Quốc hội, Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội: “Cơ chế giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám
sát mới bước đầu được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả, trong một số trường
hợp chưa chỉ ra được trách nhiệm cụ thể của chủ thể chịu sự giám sát” [145, tr. 19].
Việc giám sát của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội hiệu quả chưa
cao, mới chỉ dừng lại ở mức độ là phát hiện, phân tích, nhắc nhở các cơ quan có
trách nhiệm giải quyết, hoặc nghe báo cáo rồi nhận xét, kiến nghị, mà chưa thực sự
chủ động để có sự phối hợp, đôn đốc, kiểm tra và giải quyết, xử lý những vụ việc
lớn, phức tạp. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội
đối với công tác dân nguyện chưa đạt kỳ vọng, nhất là giám sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Đề cập về hạn chế trong hoạt động giám
sát của Quốc hội, Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá
XIV khẳng định: “việc giải quyết các kiến nghị, đề xuất về thực hiện giám sát công
tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri có lúc chưa được
quan tâm đúng mức” [145, tr. 19].
Hai là, kiểm tra, thanh tra của Chính phủ chưa đạt kỳ vọng.
Công tác đôn đốc, kiểm tra, thanh tra của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và
thanh tra các bộ thời gian qua dù có chuyển biến tích cực, song hiệu lực, hiệu quả
vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Nhiều đoàn kiểm tra của Chính phủ, các bộ tiến hành
kiểm tra, đôn đốc nhằm phát hiện vấn đề, tháo gỡ khó khăn, khắc phục các bất cập
trong tổ chức, vận hành hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương
106
đến cơ sở, song có mặt, có khâu triển khai còn chậm, nhiều cán bộ, công chức, viên
chức vẫn còn biểu hiện tham nhũng vặt, “lợi ích nhóm”, nhất là tình trạng liên kết
trục lợi qua đấu giá đất và tài sản công. Công tác thanh tra vẫn còn có bất cập về
thực hiện quy trình, nhất là quy trình tiếp dân để giải quyết pháp luật về khiếu nại,
tố cáo; thời gian tiến hành và kết luận thanh tra một số vụ việc còn bất cập so với
thực tiễn. Báo cáo công tác của Ngành Thanh tra nêu rõ: “vẫn còn một số cuộc thanh
tra còn kéo dài... Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trong lĩnh
vực đất đai. Việc tiếp công dân định kỳ