Luận án Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6

1.2. Kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục

nghiên cứu 26

Chương 2: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CÁCH TIẾP CẬN

QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH 30

2.1. Khái niệm 30

2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của

dân tộc 37

2.3. Cách tiếp cận quyền độc lập, tự do của Hồ Chí Minh 62

Chương 3: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP,

TỰ DO CỦA DÂN TỘC 67

3.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về giá trị và nội dung quyền độc lập, tự do của

dân tộc 67

3.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về điều kiện để giành, giữ vững và thực thi

quyền độc lập, tự do của dân tộc 89

Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP,

TỰ DO CỦA DÂN TỘC 110

4.1. Kết tinh và phát triển các giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của

dân tộc 110

4.2. Khởi xướng và đặt nền móng cho thực tiễn đấu tranh giành, giữ và thực

thi quyền độc lập, tự do của dân tộc 126

4.3. Góp phần định hướng sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc

Việt Nam hiện nay 139

KẾT LUẬN 154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

pdf173 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội cộng sản” [65, tr.1]. Bởi vì “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [74, tr.563]. Rõ ràng theo Hồ Chí Minh, dưới gốc độ cách mạng GPDT thì đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc mới chỉ là giai đoạn đầu tiên, là tiền đề, cơ sở vững chắc để tiến lên CNXH, để xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Để hiện thực hóa điều đó, Người cho rằng: “Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập” [66, tr.175]. Đó cũng là mục tiêu và lý tưởng của sự nghiệp đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc. Và ngược lại, với những đặc trưng có tính ưu việt của mình, CNXH là con đường để củng cố và bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở nước ta, nhằm đưa lại đời sống no ấm cho toàn dân ta. Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất” [73, tr.383]. CNXH theo Hồ Chí Minh đó là một xã hội tốt đẹp do nhân dân làm chủ, không còn tình trạng người bóc lột người, xã hội công bằng hợp lý, có nền kinh tế phát triển cao gắn với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Theo Người, thành công của sự nghiệp xây dựng CNXH là điều kiện cơ bản và 80 quyết định đối với dân tộc, góp phần tạo ra sức đề kháng có khả năng loại trừ và chống lại mọi âm mưu xâm chiếm đe dọa đến quyền độc lập, tự của dân tộc. Quan điểm về sự gắn bó giữa quyền độc lập, tự do của dân tộc với CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của các dân tộc trong thời đại CMVS, đồng thời cũng phản ánh được mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc với các mục tiêu giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Theo Hồ Chí Minh, chỉ có xóa bỏ tận gốc mọi áp bức, bóc lột, xây dựng nên một kiểu nhà nước mới thực sự của dân, do dân, vì dân thì mới có thể đảm bảo cho người dân lao động được quyền làm chủ. Vì lẽ đó, sau khi giàng lại được quyền độc lập, tự do rồi phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là làm sao cho dân giàu và nước mạnh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm” [73, tr.401]. Sau Cách mạng Tháng Tám, việc xây dựng đường lối kháng chiến, kiến quốc; chiến tranh nhân dân với phương châm toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính; thực hiện cải cách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến... đó chính là biểu hiện cao nhất cho sự gắn kết giữa quyền độc lập, tự do của dân tộc với CNXH. Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn với CNXH cũng là biểu hiện cho sự độc đáo và khác biệt trong sự lựa chọn con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của các dân tộc thuộc địa. Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn với CNXH cũng thể hiện rõ tính nhân văn cao cả, tính cách mạng triệt để, tất cả đều vì ĐLDT và ấm no, tự do, phúc của nhân dân. - Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn liền với sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Quyền độc lập, tự do của dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh phải thể hiện trên góc độ là một quốc gia có chủ quyền, có sự thống nhất và toàn vẹn về lãnh thổ. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ý thức về chủ quyền quốc gia, thống nhất đất nước đã ăn sâu vào trái tim, tư tưởng của mỗi người dân đất Việt, trở thành nguồn sức mạnh to lớn giúp dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến 81 thắng các thế lực ngoại xâm, bảo vệ quyền độc lập, tự do và thống nhất của đất nước. Theo Hồ Chí Minh, độc lập, tự do của dân tộc và thống nhất đất nước là một quy luật tồn tại và phát triển, là nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, ý chí thống nhất Tổ quốc của nhân dân cả nước không bao giờ lay chuyển” [75, tr.245] và “Đấu tranh cho thống nhất là con đường sống của nhân dân Việt Nam” [73, tr.272]. Sau Hiệp ước Patơnốt (1884), thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, trên cơ sở đó chúng áp đặt ách thống trị đối với dân tộc, chúng thi hành chính sách chia để trị, chúng lập ra cái gọi là “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp, gồm 5 xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Cao Miên) do một viên Toàn quyền người Pháp đứng đầu. Chính sách chia để trị của thực dân Pháp, sau này được Hồ Chí Minh nhận xét: “Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết” [66, tr.1]. Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các cuộc đấu tranh GPDT giành lại quyền độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc diễn ra sôi nổi khắp mọi nơi. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành thắng lợi đúng như tôn chỉ mà Hồ Chí Minh đã đặt ra ngay từ đầu: “Là giành lại hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho Tổ quốc ta, cho nhân dân ta” [69, tr.35]. Tuy nhiên, quyền độc lập, tự do của dân tộc vừa mới giành lại không bao lâu thì thực dân Pháp tiếp tục mưu đồ xâm lược chúng ta lần thứ hai. Vì vậy, toàn dân tộc lại tiếp tục đứng lên đấu tranh với mục đích: “để giữ lấy và phát triển những thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, tức là hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ” [69, tr.36]. Trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!” [66, tr.280]. Hồ Chí Minh luôn trăn trở rằng: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên” [66, tr.470]. Vì vậy, Người đã quyết định sang Pháp với mục đích là: “giải quyết vấn đề Việt Nam độc lập, cùng Trung, Nam, Bắc thống nhất” [66, tr.468]. Tại nước Pháp, khi trả lời các nhà báo, các nhà nhiếp ảnh, các nhà chiếu bóng - những vị khách của ba chính đảng trọng yếu trong nước Pháp vào ngày 25-6-1946, Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ quan điểm: “dân tộc Việt Nam đòi 82 thống nhất và độc lập” [66, tr.392]. Rõ ràng mục đích chuyến đi Pháp của Hồ Chí Minh không gì khác ngoài việc khẳng định sự độc lập và thống nhất cho dân tộc Việt Nam. Từ nước Pháp trở về, Hồ Chí Minh tuyên bố khẳng định với quốc dân đồng bào rằng: “Vì hoàn cảnh hiện thời ở nước Pháp, mà hai vấn đề chưa giải quyết được, còn phải chờ. Nhưng không trước thì sau, tôi dám quyết rằng: Việt Nam nhất định độc lập, Trung, Nam, Bắc nhất định thống nhất” [66, tr.468]. Người lập luận: “Trung, Nam, Bắc, đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta đều chung một tổ tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh em. Nước có Trung, Nam, Bắc, cũng như một nhà có ba anh em. Cũng như nước Pháp có vùng Noócmăngđi, Prôvăngxơ, Bôxơ. Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta” [66, tr.470]. Lập luận đó của Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng, theo Người: “Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất” [66, tr.537]. Ngay trong các thư, điện văn do Hồ Chí Minh gửi tới Liên Hiệp quốc và Chính phủ các nước sau khi đất nước giành lại được quyền độc lập, tự do đã tiếp tục thể hiện quyết tâm của dân tộc Việt Nam là kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Với lòng kiên định rằng nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một và sẽ không có bất kỳ ai được phép xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy. Và vì những lẽ đó mà theo Hồ Chí Minh, nhân dân Viêt Nam sẽ quyết tâm kháng chiến đến cùng, quyết tâm giành lại cho kỳ được sự thống nhất và độc lập thật sự, từ đó sẽ đưa cả nước tiến lên CNXH. Với ý chí và quyết tâm của toàn dân tộc, cuộc kháng chiến chống thực Pháp của nhân dân ta đã giành thắng lợi vẽ vang, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ “công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam” [74, tr.93]. Tuy nhiên với việc ký kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ khác nhau. Nhận thấy bản chất âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và tay sai ở Miền Nam, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định 83 sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được... đó là nguyện vọng thiết tha của toàn thể nhân dân ta từ Bắc đến Nam, mà cũng là sự mong muốn chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới” [72, tr.102]. Người xác định mục đích của dân tộc Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ không có gì khác ngoài việc tiếp tục đấu tranh “để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc” [69, tr.2]. Để đạt được mục đích đó, Người cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn thể dân tộc ta là: “Phải ra sức phấn đấu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà và góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới” [74, tr.626]. Mặc dù vậy, đế quốc Mỹ là một cường quốc thế giới nên để có cơ chiến thắng, Hồ Chí Minh đã chú trọng tập hợp, xây dựng lực lượng với chủ trương mở rộng và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, Người nêu rõ: “Từ Nam đến Bắc, ai là người tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, thì chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, dù từ trước đến nay họ đã theo phe phái nào” [72, tr.104]. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra khốc liệt, tại Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960, Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: “Đại hội lần này sẽ soi sáng hơn nữa con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân ta nhằm hoà bình thống nhất đất nước. Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một. Nhân dân ta nhất định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được “thống nhất đất nước, Nam Bắc một nhà”” [74, tr.674]. Quan điểm của Người đã thực sự trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Cho đến cuối đời, trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn luôn bày tỏ một niềm tin và khát vọng rằng: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” [77, tr.612]. Và điều mong muốn cuối cùng của Người đó là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [77, tr.624]. Thực hiện lời di huấn của Người, nhân dân ta đã tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyết tâm chiến đấu và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống 84 nhất đất nước, đưa non sông về một mối vào mùa Xuân năm 1975, đưa cả nước tiến lên CNXH. - Quyền độc lập, tự do của dân tộc phải được thể chế hóa bằng hiến pháp, pháp luật buộc thế giới phải thừa nhận và tôn trọng Trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, từ những gì mắt thấy tai nghe đã giúp Hồ Chí Minh nhận thức một cách sâu sắc nỗi nhục của cảnh nước mất, nhà tan cũng như giá trị cao quý của một dân tộc có quyền độc lập, tự do. Theo Người, những giá trị cao quý về quyền độc lập, tự do của dân tộc chỉ được hiện thực hóa và buộc thế giới phải công nhận và tôn trọng khi nó được thể chế hóa bằng hiến pháp, pháp luật. Chính vì vậy, ngay từ rất sớm, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến hội nghị Véc xây, Người đã yêu cầu thực dân Pháp phải xóa chế độ cai trị bằng sắc lệnh, yêu cầu thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương để ghi nhận những quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam. Sau đó, những nội dung trong bản yêu sách đã được Hồ Chí Minh chuyển ngữ thành bài thơ với nhan đề “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó, Người yêu cầu: “Hai xin phép luật sửa sang, Người Tây người Việt hai phương cùng đồng Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” [63, tr.472-473]. Tuy nhiên, những yêu cầu chính đáng đó của Hồ Chí Minh đã không được thực dân Pháp chấp nhận, thậm chí chúng còn phủ nhận tất cả những quyền cơ bản của người dân và dân tộc Việt Nam. Từ đó Hồ Chí Minh hiểu được rằng, việc xây dựng và ban hành một bản Hiến pháp để đảm bảo quyền lợi của dân tộc và của người dân chỉ có thể thực hiện được khi đất nước hoàn toàn giành được quyền độc lập, tự do và người dân được làm chủ vận mệnh của dân tộc mình. Khi đó, Hiến pháp sẽ là văn kiện pháp lý quan trọng để thể chế hóa một cách rõ ràng các quyền cơ bản của dân tộc trong các hoạt động đối nội và đối ngoại, buộc cộng đồng quốc tế phải công nhận và tôn trọng. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 26/8/1945, từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945, Người đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là hoàn toàn hợp với lẽ phải, giống như các dân tộc khác, dân tộc 85 Việt Nam xứng đáng được hưởng quyền tự do và độc lập. Dựa vào những cơ sở thực tế và pháp lý bền vững đã được nêu lên trong các bản Tuyên ngôn độc lập của nước Pháp và nước Mỹ, bản Tuyên ngôn độc lập 1945 đã khẳng định một cách dứt khoát quyền độc lập, tự do chính đáng của dân tộc Việt Nam mà không ai có thể chối cãi được, bản Tuyên ngôn đã khẳng định một cách dứt khoát quyền độc lập, tự do chính đáng của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh luận giải: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam” [66, tr.3]. Rõ ràng Tuyên ngôn độc lập 1945 là văn kiện pháp lý quan trọng đầu tiên của Chính phủ để khẳng định về quyền độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam đón quân đồng minh vào giải giáp quân phát xít với tư cách là một nước độc lập, có chủ quyền. Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã đặt cơ sở, nền móng cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và sự ra đời của bản Hiến Pháp 1946. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách mà nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cần phải làm ngay. Trong đó, Người đặc biệt chú trọng nhiệm vụ xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ và để làm được điều đó, Hồ Chí Minh yêu cầu phải tổ chức càng sớm càng hay một cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, trên cơ đó sẽ tiến hành soạn thảo Hiến pháp dân chủ. Yêu cầu đó của Hồ Chí Minh càng chứng tỏ rằng Người thấu hiểu sâu sắc về vị trí vai trò của Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất để củng cố nền độc lập, tự do của dân tộc, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đất nước và cuộc sống của mỗi người dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc quyết tâm với tinh thần một người hô vạn người hưởng ứng đã tiến hành thành công cuộc Tổng tuyển cử vào ngày 6/01/1946 qua đó bầu ra Quốc hội khóa I. Ngay tại kỳ họp đầu tiên vào ngày 02/3/1946, Quốc hội đã thống nhất thành lập Tiểu ban dự thảo Hiến pháp của Quốc hội. Trên cương vị là người đứng đầu Quốc hội và Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vai trò quan trọng trong lãnh đạo và chỉ đạo tiểu ban dự thảo Hiến Pháp. Đến ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp 1946 chính thức được Quốc hội nhất trí thông qua. Hiến pháp 1946 chính là sự thể chế hóa các quyền cơ bản của dân tộc, các quyền tự do dân chủ của người dân, phản 86 ánh rõ rệt thắng lợi của cuộc đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của dân tộc. Trong lời nói đầu, Hiến pháp 1946 đã xác định: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và xây dựng nước nhà trên nền tảng dân chủ” [113, tr.11]. Tiếp đó trong Điều 1, Điều 4, Điều 6 và Điều 10 của Hiến pháp ghi rõ: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia” [113, tr.12] và trách nhiệm của “Mỗi công dân Việt Nam phải: Bảo vệ Tổ quốc; Tôn trọng Hiến pháp; Tuân theo pháp luật” [113, tr.13]. “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” [113, tr.13] và “Công dân Việt Nam có quyền: - Tự do ngôn luận; - Tự do xuất bản; - Tự do tổ chức và hội họp; - Tự do tín ngưỡng; - Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” [113, tr.14]. Với những nội dung cơ bản đó, Hiến pháp 1946 đã “hợp hiến hóa” những quyền cơ bản của dân tộc, đảm bảo cho dân tộc Việt Nam thực hiện các hoạt động đối nội và đối ngoại với tư cách là một nước độc lập, có chủ quyền và có đầy đủ các quyền dân tộc tự quyết. Tóm lại, dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do, sự ra đời kịp thời của bản Tuyên ngôn độc lập 1945 và bản Hiến pháp 1946 với những nội dung tiến bộ chính là những cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam buộc thế giới phải công nhận. - Đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng quyền độc lập, tự do của dân tộc khác. Trải qua hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy âm mưu của CNĐQ là tìm mọi cách để chia rẽ dân tộc nhằm tạo sự biệt lập, gây ra thói thù ghét dân tộc, phân biệt chủng tộc, sự bất bình đẳng, từ đó làm suy yếu phong trào đấu tranh giành quyền độc lập, tự do ở các dân tộc thuộc địa. Vì vậy, tất cả các dân tộc phải có trách nhiệm và bình đẳng với nhau trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung với tinh thần giúp bạn là tự giúp mình. Với quan điểm cho rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, đều được hưởng quyền sung sướng và quyền tự do. Hồ Chí Minh đã không chỉ “định vị được nền độc lập của dân tộc Việt Nam tự mình giành được trong một thế giới vừa chiến thắng chủ nghĩa phát xít, mà còn khẳng định triển vọng cho các dân tộc bị áp bức thoát khỏi ách thuộc địa của các đế quốc phương Tây” [124, tr.13]. Để đạt được mục tiêu chung, theo Người 87 phải: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản” [64, tr.134]. Những quan điểm đó của Hồ Chí Minh đã góp phần đưa dân tộc Việt Nam hòa chung nhịp đập với các dân tộc thuộc địa trên thế giới trong phong trào đấu tranh vì quyền độc lập, tự do. Là một người dân yêu nước, cũng là một chiến sĩ cộng sản chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, mà còn có trách nhiệm đấu tranh cho độc lập, tự do của tất cả các dân tộc bị áp bức khác như là đấu tranh cho dân tộc mình, góp phần vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng thế giới. Kể từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh rất tích cực hoạt động và tổ chức nên các hội thuộc địa như “Hội liên hiệp thuộc địa” ở Pháp, “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức” ở Trung Quốc; xuất bản báo “Người cùng khổ” để tìm cách tuyên truyền CNMLN vào các dân tộc thuộc địa, qua đó thức tỉnh tinh thần dân tộc, giúp họ nhận thấy sức mạnh của mình để đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Hồ Chí Minh cũng nhận thấy rằng vận mệnh dân tộc của Việt Nam có quan hệ mật thiết với vận mệnh của các dân tộc châu Á, nền hòa bình thế giới chỉ được thực hiện khi các dân tộc châu Á có được quyền độc lập, tự do. Người khẳng định: “Bọn đế quốc cố nhiên là áp bức người An Nam, nhưng đồng thời chúng cũng áp bức cả người Trung Quốc... Cho nên, chúng ta cần phải liên hiệp lại, cùng nhau chống chủ nghĩa đế quốc” [64, tr.231-232], do đó: “Chẳng những Việt Nam phải đấu tranh giành lấy độc lập dân tộc cho chính mình, mà còn phải gánh vác trách nhiệm một phần trong sự nghiệp mưu cầu hòa bình cho toàn thế giới” [65, tr.643].Trong điện mừng Hội nghị nhà văn Á - Phi, Người viết: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi hiểu rằng mình chiến đấu không những để bảo vệ độc lập, tự do của mình mà còn để góp phần vào việc bảo vệ an ninh của phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập của các dân tộc khác và bảo vệ hoà bình thế giới” [77, tr.125]. Hồ Chí Minh nhiệt liệt ủng hộ nhân dân Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Nhật, ủng hộ nhân dân Lào và Campuchia trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Đồng thời, Người cũng kịch liệt phê 88 phán những tư tưởng dân tộc hẹp hòi chỉ nghĩ cho dân tộc mình mà không nghĩ cho dân tộc khác. Năm 1941, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Đảng và chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, cốt làm sao để thức tỉnh tinh thần dân tộc ở mỗi nước. Trên tinh thần đó, Đảng và Việt Minh “phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh để sau đó lập ra Đông Dương độc lập đồng minh” [32, tr.122], để tiến tới thành lập mặt trận chung của ba nước nhằm củng cố và tăng cường khối đoàn kết giữa ba dân tộc, đó là nhân tố chiến lược, đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Với chủ trương “Đoàn kết Việt - Miên - Lào chống Pháp”, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã giao cho quân đội ta nhiệm vụ vừa giúp bạn tổ chức, xây dựng lực lượng, vừa cùng quân và dân nước bạn trực tiếp chiến đấu chống quân xâm lược. Trong thư gửi các đơn vị bộ đội có nhiệm vụ ở Thượng Lào, ngày 3-4-1953, Hồ Chí Minh viết: “Đây là lần đầu tiên các chú nhận nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn cũng là mình tự giúp mình” [70, tr.105]. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng quan niệm rằng phải luôn tôn trọng quyền bình đẳng của các dân tộc trong các quan hệ quốc tế. Người cho rằng, thực hiện nghĩa vụ quốc tế không có nghĩa là can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, giúp bạn không có nghĩa là làm thay bạn. Người khẳng định phải: “Nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong tục tập quán, kính yêu nhân dân của nước bạn” [70, tr.105]; và theo Người chúng ta tuyệt đối “1. Không đứng trên lợi ích Việt Nam mà làm công tác Lào, Miên. 2. Nắm chắc nguyên tắc dân tộc tự quyết, phải do Lào, Miên tự quyết định lấy. 3. Không đem chủ trương, chính sách, nguyên tắc của Việt Nam ứng dụng vào Lào, Miên như lắp máy. 4. Cần giúp đỡ Lào, Miên để bạn tự làm lấy” [3, tr.389]. Điều đó có nghĩa là phải tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của tất cả các dân tộc, phải mong muốn các dân tộc có được độc lập, tự do như dân tộc chúng ta; nó cũng không có nghĩa là chúng ta chỉ biết khoanh tay đứng nhìn, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc vị kỷ hẹp hòi mà cần tích cực tham gia đấu tranh cùng với phong trào cách mạng thế giới vì mục tiêu chung là độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. 89 Những quan điểm của Hồ Chí Minh về giá trị và nội dung quyền độc lập, tự do mãi mãi soi đường cho sự nghiệp đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và cho tất cả các dân tộc trên thế giới. 3.2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIÀNH, GIỮ VÀ THỰC THI QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC 3.2.1. Điều kiện trong nước - Tiếp tục củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Để bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc cần rất nhiều yếu tố về mặt chính trị, trong đó vai trò và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của sự nghiệp CMVN. Từ bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo CNMLN vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công” [77, tr.391]. Đối với CMVN, Người khẳng định dứt khoát rằng, cách mạng muốn thắng lợi thì phải có một đảng cách mệnh để tập hợp và vận động quần chúng trong nước, đồng thời liên lạc và đoàn kết với các dâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_quyen_doc_lap_tu_do_cua_dan.pdf
  • pdfCV dang luan an.pdf
  • pdfGiai trinh phan bien _ Le Van Thuat.pdf
  • pdfTrang thong tin (T.Anh) _ Le Van Thuat.pdf
  • pdfTrang thong tin (T.Viet) _ Le Van Thuat.pdf
  • pdfTrich yeu _ Le Van Thuat.pdf
  • pdfTT _T.Anh_ _ Le Van Thuat _nop QD cap HV.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ _ Le Van Thuat _nop QD cap HV.pdf
Tài liệu liên quan