CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 8
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học . 8
1.2. Phương pháp dạy học đại học . 11
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học.11
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học đại học .14
1.3. Một số phương pháp dạy học đại học đang được sử dụng ở Việt Nam. 24
1.3.1. Phương pháp thuyết trình (dạng diễn giảng).24
1.3.2. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) .25
1.3.3. Phương pháp dạy học trực quan.26
1.3.4. Phương pháp thực hành.26
1.3.5. Phương pháp xêmina.27
1.3.6. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.27
1.3.7. Phương pháp dạy học theo dự án .28
1.3.8. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm .29
1.3.9. Phương pháp dạy học theo sơ đồ tư duy .29
1.4. Phương pháp dạy học bằng sơ đồ trong dạy học đại học. 30
1.4.1. Sơ đồ kiến thức.30
1.4.2. Sơ đồ hóa kiến thức.33
1.4.3. Phương pháp dạy học bằng sơ đồ.34
1.5. Một số công trình nghiên cứu có liên quan. 37
1.5.1. Những công trình nghiên cứu về PPDH ở ĐH TDTT .37
1.5.2. Những kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học bằng sơ đồ .38
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 42
2.1. Phương pháp nghiên cứu . 42
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.42
273 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
thường, tâm sơ đồ là tiêu đề của bài giảng, tiêu đề của các phần chính trong nội dung bài
giảng.
Việc 2. Xác định các dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra
Dữ liệu đầu vào là các thông tin gợi mở để dẫn dắt trước khi đi vào nội dung chính
của bài giảng (tâm sơ đồ), thường là những kiến thức đã biết (được học hoặc trải nghiệm
trước đó).
Dữ liệu đầu vào có thể có sẵn trong giáo trình (hoặc bài giảng); hoặc do GV sưu
tầm để làm tư liệu phong phú bài giảng; hoặc do chính SV trải nghiệm trong thực tế. Dữ
liệu đầu vào có thể đưa vào (dưới dạng vắn tắt) hoặc không trong các sơ đồ tùy thuộc vào
nội dung bài giảng và ý tưởng của người soạn. Dữ liệu đầu vào thường gắn với tâm sơ đồ
bằng các mũi tên theo hướng đi vào tâm sơ đồ.
91
Dữ liệu đầu ra là những thông tin xuất phát từ tâm sơ đồ, là các nội dung khai thác
từ tâm sơ đồ để làm sáng tỏ những đặc trưng xoay quanh tâm sơ đồ; thể hiện sự vận dụng,
tạo ra ảnh hưởng, kết quả ứng dụng của kiến thức trọng tâm. Như vậy, bất cứ sơ đồ nào
cũng đều phải có các dữ liệu đầu ra, đó là những kiến thức được lấy trực tiếp từ giáo trình,
tài liệu tham khảo học tập; hoặc cũng có thể dưới dạng gợi mở, yêu cầu SV vận dụng kiến
thức.
Các dữ liệu đầu ra nối với tâm sơ đồ bằng các mũi tên hoặc đường chỉ theo hướng
đi ra từ tâm sơ đồ.
Việc 3. Xác định các nhánh của sơ đồ
Các nhánh chính của sơ đồ là những nội dung chính của bài học, có mối liên hệ
chặt chẽ với tâm sơ đồ, xuất phát trực tiếp từ tâm sơ đồ. Mỗi nội dung (mỗi phần, mỗi ý)
đều là một nhánh chính và sơ đồ có thể có nhiều nhánh chính khác nhau.
Trong mỗi nhánh chính có thể bao gồm các nhánh con, là các nội dung nhỏ hơn,
làm sáng tỏ hoặc bổ sung cho nhánh chính. Vì vậy trong mỗi nhánh chính cần xác định
các nội dung kiến thức của các nhánh con. Số lượng nhánh con có thể khác nhau giữa các
nhánh chính, phụ thuộc vào các ý lớn nhỏ trong nội dung bài giảng của GV.
Việc 4. Lựa chọn các từ khóa để điền vào các nhánh của sơ đồ
Các nội dung trong bài giảng thường dài và mang tính chất giải thích ý chính của
vấn đề. Tuy nhiên, khi biểu diễn trên sơ đồ, không thể đưa hết các ý đó vào được. Vì vậy
cần lựa chọn từ khóa phù hợp nhất, thỏa mãn các yêu cầu sau:
Chọn từ khóa có khả năng bao quát toàn bộ ý chính của từng nhánh trên sơ đồ.
Từ khóa cần ngắn gọn, xúc tích và có khả năng gợi thông tin liên quan chặt nhất
với nội dung cần biểu đạt.
Từ khóa có thể là một ngữ bao gồm nhiều từ, thậm chí là một câu ghép hoặc một
vài câu đơn khi diễn đạt một ý lớn của vấn đề.
Việc 5. Lựa chọn hình ảnh phù hợp với từ khóa
Bước này có thể có hoặc không tùy thuộc vào ý tưởng của GV. Tức là đối với mỗi
nội dung ở các nhánh của sơ đồ, có thể lựa chọn một vài hình hình đơn giản để minh họa
nhằm giúp sơ đồ thêm phong phú và bớt cứng nhắc. Khi lựa chọn hình ảnh cần lưu ý như
sau:
Lựa chọn các hình ảnh đơn giản nhưng có khả năng gợi liên tưởng cao. Ví dụ khi
nói tới sự chậm chạp, có thể đính kèm hình ảnh con rùa bên cạnh (chậm như rùa). Khi
92
nói về khái niệm phát triển thể chất có thể sự dụng hình ảnh biểu thị hình dáng bên ngoài
của con người từ khi sinh ra cho đến khi về già
Hình ảnh không cần phải đẹp xuất sắc vì nó chỉ có nhiệm vụ giúp chúng ta liên hệ
với thông tin cần cung cấp. Nhưng hình ảnh cần nét, dễ nhìn, tránh sử dụng những hình
ảnh quá mờ, sẽ làm người học phải tập trung chú ý cao độ vào đó mà lơ là liên kết với ý
chính cần trang bị.
Ngoài việc lựa chọn hình ảnh, có thể sử dụng các clip hoặc các đường link để minh
họa cho từ khóa. Cách thức sử dụng clip hoặc đường link gắn với hình ảnh được chúng
tôi trình bày ở phần sau (Mục hướng dẫn vẽ sơ đồ).
Việc 6. Tiến hành vẽ sơ đồ nội dung lựa chọn
Sau khi lựa chọn được loại sơ đồ phù hợp, GV tiến hành vẽ sơ đồ. Có thể vẽ trên
giấy, bảng hoặc máy tính.
Vẽ sơ đồ trên giấy (bảng):
Cách vẽ sơ đồ trên giấy (bảng) là cách vẽ thủ công được sử dụng rất phổ biến trước
đây. Để có thể vẽ sơ đồ trên giấy đảm bảo thuận lợi trước hết cần chuẩn bị sẵn các dụng
cụ phục vụ cho việc vẽ sơ đồ như: giấy, bút chì, bút màu, thước kẻ, compa... Sau đó tiến
hành sơ đồ hóa ý tưởng của mình. Trong quá trình vẽ sơ đồ cần lưu ý những đặc điểm
sau:
Cần xác định khổ giấy (hoặc kích thước bảng) tương ứng với sơ đồ định vẽ, tránh
tình trạng giấy (bảng) nhỏ nhưng lại vẽ sơ đồ với kích thước to dẫn đến việc sơ đồ chưa
kết thúc nhưng lại bị hết giấy (bảng)
Cần xác định vị trí cho tâm sơ đồ và các nhánh nhỏ nhất của sơ đồ, sau đó phân
chia tỷ lệ cho cách nhánh trung gian để đảm bảo khoảng cách và kích thước hợp lý giữa
các nhánh của sơ đồ. Thông thường tâm sơ đồ sẽ nằm chính giữa của tờ giấy (đối với sơ
đồ tư duy) hoặc cũng có thể nằm lệch về phía bên trái (đối với sơ đồ nhánh, sơ đồ cây).
Các nhánh nhỏ nhất sẽ nằm gần mép giấy để đảm bảo tận dụng tối da diện tích giấy.
Vẽ sơ đồ trên giấy có ưu điểm là người vẽ có thể tự do sáng tạo ý tưởng của mình
thông qua các sơ đồ họ vẽ. Tuy nhiên đó lại là hạn chế đối với các GV không có năng
khiếu này. Trong quá trình lên lớp, nếu GV trực tiếo vẽ sơ đồ lên bảng thì sẽ tốn nhiều
thời gian hơn so với việc chuẩn bị sẵn ở nhà thông qua máy vi tính và trình chiếu lên màn
hình.
93
Vẽ sơ đồ trên máy tính:
Vẽ sơ đồ trên máy tính rất thuận lợi cho những GV không có năng khiếu vẽ trong
khi họ chỉ cần thông thạo tin học văn phòng cơ bản. Có thể vẽ sơ đồ trên Word, excel
hoặc powerpoint. Phần hướng dẫn cách vẽ sơ đồ trên máy tính được chúng tôi trình bày
ở phụ lục của luận án.
Các GV cũng có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ không có sẵn trên máy
tính. Các phần mềm này thường có tính ứng dụng rất cao và rất linh hoạt. Có thể kể tới
phần mềm iMindMap, Edraw Mind Map, FreeMind, Mindjet MindManager 6, 7, 8, 9,
Edraw Max - V 4.5, 5.0, 6.2, ConCeptdraw – 7.0, iMindmapV4.0.0, V2.0.8, ...
Phần hướng dẫn sử dụng các phần mềm này được chúng tôi trình bày cụ thể ở phụ
lục của luận án.
Việc 7. Tô màu các nhánh sơ đồ
Việc tô màu các nhánh của sơ đồ tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên nếu không
nắm vững quy tắc tô màu có thể làm giảm hiệu quả của PPDH này. Vì vậy, khi tô màu
cho sơ đồ cần lưu ý như sau:
Không nên tô những màu quá nhạt, không bắt mắt vì điều đó không tác động nhiều
đến thị giác của người xem, làm giảm hứng thú tiếp thu kiến thức.
Không nên tô màu quá lòe loẹt, rối rắm làm cho người xem khó phân biệt được
các ý chính cũng như nội dung của cả sơ đồ.
Màu sơ đồ không được đồng màu hoặc gần giống màu chữ trên sơ đồ, vì như vậy
rất khó đọc được chữ, gây căng thẳng cho người đọc trong quá trình quan sát.
Các nhánh sơ đồ đồng cấp với nhau thì nên tô màu giống nhau để phân biệt các ý
chính và ý nhỏ trong sơ đồ.
Nên tô màu theo mức độ nhạt dần tính từ tâm sơ đồ đến các nhánh cuối cùng.
Việc 8. Hoàn thiện và chỉnh sửa sơ đồ
Sơ đồ sau khi hoàn thiện cần xem xét tổng thể toàn bộ và chỉnh sửa sao cho
phù hợp. Sơ đồ sau khi hòan thiện cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
Sơ đồ là những biểu tượng trực quan phản ánh một cách trừu tượng, khái quát các
khái niệm, phạm trù, quy luật. Vì vậy, đòi hỏi sơ đồ phải phản ánh trung thành với khối
lượng kiến thức mà nó mô tả.
Sơ đồ nhằm giúp người học lĩnh hội kiến thức dễ dàng. Vì vậy, phải có tính thẩm
mỹ, không rập khuôn, khuyến khích người học thiết kế sơ đồ trên cơ sở kiến thức đã có.
94
Sơ đồ hình thành trên cơ sở xác định các yếu tố nội dung trong các chương, các
mục, mối liên hệ biện chứng giữa các đơn vị kiến thứcKhi giảng dạy cần vận dụng các
thao tác so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng, khái quát So sánh với những quan
điểm đối lập, bổ sung mở rộng vấn đề, phát triển tư duy logic.
Sử dụng sơ đồ chỉ hệ thống hóa được dung lượng kiến thức bao phủ theo bề rộng,
đem đến cái nhìn toàn cảnh. Người học vẫn phải tiến hành đọc hiểu, nghiên cứu, khảo sát
tài liệu, sách vở để bổ sung thêm kiến thức và nhận định có chiều sâu.
3.2.2.3. Kết hợp PPDH bằng sơ đồ kết hợp với các PPDH khác
Như trên đã phân tích, không có PPDH nào là vạn năng, ngay cả PPDH bằng sơ
đồ cũng vậ. Vì vậy, trong quá trình dạy học, DV cần biết kết hợp các PPDH với nhau để
tận dụng ưu điểm cũng như hạn chế nhước điểm của từng phương pháp.
Phương pháp dạy học bằng sơ đồ kết hợp với thuyết trình.
Thuyết trình bất cứ một vấn đề trọn vẹn nào (dù lớn hay nhỏ) thì xét về mặt cấu
trúc, quá trình thường bao gồm ba bước cơ bản: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận
vấn đề. PP thuyết trình được sử dụng trong suốt toàn bộ các bài giảng LL & PP GDTC.
Quy trình kết hợp hai PPDH này được tiến hành như sau:
Mở đầu bài giảng: Mở đầu bài giảng là có ý nghĩa kích thích SV lắng nghe những
nội dung sẽ trình bày trong giờ học. Nó cũng có tác dụng định hướng cho suy nghĩ của
SV, giúp SV khái quát những vấn đề sẽ được trình bày trong bài giảng, nhờ đó có thể
hiểu bài tốt hơn.
Trong phần này, chúng tôi sử dụng PP thuyết trình kết hợp với các sơ đồ dưới dạng
đơn giản, chủ yếu trình chiếu các giữ liệu đầu vào của sơ đồ để gợi mở vấn đề chính cần
giải quyết ở phần tiếp theo.
Do tầm quan trọng của phần mở đầu, đồng thời do thời gian dành cho nó bị hạn
chế, nên yếu tố thời gian chúng tôi thường sử dụng không vượt quá 5 phút cho phần này.
Trình bày bài giảng: Trình bày là trọng tâm của bài giảng. Trình bày bài giảng tốt
là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà GV cần có để đảm bảo cho SV học tập
có kết quả. Chúng tôi sử dụng PP thuyết trình kết hợp với PPDH bằng sơ đồ để đề cập
đến những nội dung chính cần trang bị cho SV (sườn của bài học), đồng thời, trong quá
trình sơ đồ hóa, thuyết trình để làm rõ những vấn đề trọng tâm cần đi sâu, nhấn mạnh.
Khi thuyết trình bài giảng thông qua sơ đồ cần phải tuân theo một số yêu cầu sau:
Mục tiêu rõ ràng; Nội dung logic; Trình bày mạch lạc; Sử dụng sơ đồ phù hợp.
95
Tùy thuộc vào nội dung bài giảng, ý tưởng của GV và hình thức sơ đồ được sử
dụng trong quá trình lên lớp. GV có thể thuyết trình bài giảng thông qua sơ đồ dưới một
trong hai hình thức: diễn dịch hoặc quy nạp.
Tóm tắt bài giảng: Sử dụng thuyết trình kết hợp với sơ đồ để tóm tắt cho mỗi mục,
mỗi bài giảng sẽ giúp tiết kiệm thời gian thuyết trình, giúp hệ thống hóa toàn bộ bài giảng
một cách nhanh nhất, Tóm tắt bài giảng rất có ý nghĩa đối với việc tự học ở nhà của SV,
hơn nữa nó còn đặt cơ sở cho những vấn đề của nội dung bài học tiếp theo. Toàn bộ phần
tóm tắt bài giảng được tiến hành trong khoảng 2-3 phút.
Phương pháp dạy học bằng sơ đồ kết hợp với vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là PP GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để SV trả lời nhằm
gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện
những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, giúp
SV củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và
nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp SV tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức
Chuẩn bị bài giảng: GV căn cứ vào mục tiêu bài học và đối tượng dạy học để tìm
cách diễn đạt các nội dung bài giảng dưới dạng câu hỏi, các gợi ý sẽ được thể hiện thông
qua sơ đồ (là từ gồm mấy chữ cái, hoặc là hình ảnh liên quan đến đối tượng được nhắc
đến) nhằm dẫn dắt SV. Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu
hỏi, trình tự của các câu hỏi (câu hỏi trước phải làm nền cho các câu hỏi tiếp sau hoặc
định hướng suy nghĩ để SV giải quyết vấn đề). Dự kiến nội dung các câu trả lời của SV,
trong đó dự kiến những "lỗ hổng" về mặt kiến thức cũng như những khó khăn, sai lầm
phổ biến mà SV thường mắc phải. Dự kiến các câu nhận xét hoặc trả lời của GV đối với
SV. Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý,
dẫn dắt SV. Sơ đồ được sử dụng hỗ trợ cho PP vấn đáp được coi như là những gợi ý giúp
SV tiến gần hơn đến đáp án mà GV đã chuẩn bị.
Tổ chức hoạt động của GV và sinh viên: GV tổ chức lớp học bằng cách điều khiển
hoạt động hệ thống các kiến thức chốt ở từng đỉnh hoặc nhánh của sơ đồ bằng các câu
hỏi có liên quan đã soạn sẵn. SV làm việc độc lập và trả lời câu hỏi, GV hệ thống chỉnh
lí và điền vào các sơ đồ, GV và SV cùng thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản
và cuối cùng sẽ có một sơ đồ hoàn chỉnh của bài luyện tập. Đối với những câu hỏi khó,
phần lớn SV không trả lời được, GV sử dụng đến hệ thống các câu hỏi phụ để gợi mở
giúp SV tiếp cận gần hơn với nội dung cần được trang bị. Trong quá trình làm việc, GV
96
chú ý thu thập các thông tin ngược từ phía SV để làm cơ sở soạn bài cho các bài giảng
tiếp theo.
Tóm tắt bài giảng: Giáo viên sử dụng các câu hỏi dưới dạng tổng quát để SV căn
cứ vào sơ đồ khái quát toàn bộ nội dung bài học.
Giáo viên chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và tính phù hợp giữa
các sơ đồ và các câu hỏi được sử dụng trong giờ dạy.
Phương pháp dạy học bằng sơ đồ kết hợp với nêu vấn đề.
Giáo viên có thể nêu và giải quyết từng vấn đề cơ bản ở các đỉnh của sơ đồ, trình
bày mối liên hệ giữa các kiến thức bằng sự nối các đỉnh sơ đồ và kết thúc bài thuyết trình
là một sơ đồ đầy đủ các kiến thức cơ bản của nội dung bài giảng theo các bước sau:
Đề xuất vấn đề: Giáo viên đưa ra một vấn đề và minh họa vấn đề đó bằng sơ đồ
khiếm khuyết để SV nhận ra đó là vấn đề học tập, và làm xuất hiện tình huống có vấn đề
(hoặc nảy sinh mâu thuẫn), SV quan sát mạch của sơ đồ để tìm cách giải quyết vấn đề đó.
Nghiên cứu và giải quyết vấn đề: Giáo viên phân tích sơ đồ, hoàn thiện phần khiếm
khuyết của sơ đồ để chỉ ra cho SV thấy xung quanh vấn đề vừa nêu ra, SV đã biết những
gì, cái gì chưa biết, cần tập trung suy nghĩ. Thực hiện bước này, GV có thể trình bày một
cách ngắn gọn, sát thực những yêu cầu đặt ra bằng hình thức thuyết trình hoặc những câu
hỏi dẫn dắt, giả thuyết.
Kết luận vấn đề: Sinh viên căn cứ vào sơ đồ GV đưa ra, vận dụng những kiến thức
vừa mới tìm tòi được đi đến kết luận vấn đề, đồng thời tiếp tục phát hiện những vấn đề
học tập mới.
Phương pháp dạy học bằng sơ đồ kết hợp với sử dụng phương tiện hỗ trợ
GV có thể sử dụng máy vi tính với phần mềm trình diễn (hoặc các ứng dụng hiệu
ứng) để trình bày nội dung bài luyện tập. Bằng sự xuất hiện dần từng nhánh của sơ đồ và
kết hợp thêm các hình ảnh, tư liệu để minh họa hoặc khái quát, vận dụng kiến thức sẽ làm
cho bài học hấp dẫn và sinh động hơn. Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức chốt bằng
đường nối các cung và kết thúc bài học là một sơ đồ nội dung hoàn chỉnh.
Hướng dẫn sinh viên tự học thông qua PPDH bằng sơ đồ
Trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, việc SV phải tự học bài và chuẩn bị
bài trước giờ lên lớp là điều tất yếu. Sử dụng sơ đồ trong qua trình tự học không những
tiết kiệm thời gian tự học (do học nhanh hơn) mà còn giúp SV nhớ lâu hơn và không bị
97
nhầm lẫn giữa các mảng kiến thức đã được trang bị. Để hướng dẫn SV tự học thông qua
PPDH bằng sơ đồ, GV cần lưu ý các bước sau:
Hướng dẫn SV tự học trên lớp: Trước hết GV phải giới thiệu một số sơ đồ cho các
em làm quen, sau đó hướng các em tự xây dựng các sơ đồ riêng cho mình. Trang bị cho
SV những tri thức về PPDH bằng sơ đồ, kỹ năng phân tích sơ đồ, bảng số liệu, bảng
biểuTrong phạm vi cá nhân, SV có thể sử dụng sơ đồ để học bài mới hay ghi chép, tóm
tắt, hệ thống hóa kiến thức của từng bài học và môn học.
Sau khi GV triển khai sơ đồ nội dung toàn bài học. SV nắm kiến thức qua sơ đồ
và sử dụng sơ đồ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Trong mỗi bài giảng với
PPDH bằng sơ đồ, GV cần yêu cầu SV vẽ lại các sơ đồ đó vào vở.
Hướng dẫn SV tự học ở nhà: Để SV có thể tự học ở nhà thông qua các sơ đồ, GV
cần quán triệt cho SV ngay từ đầu về tinh thần tự học là chính. Hướng dẫn SV kỹ năng
đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tóm tắt tài liệu đọc được, cách lập dàn bài, đề cương
Yêu cầu SV tự học thông qua các sơ đồ GV đã sử dụng trên lớp, khuyến khích SV
tự sơ đồ hóa kiến thức bằng các hình thức sơ đồ khác nhau.
Trước mỗi tiết học tiếp theo, GV luôn dành thời gian để kiểm tra kết quả tự học
của SV trước khi bước vào bài mới.
3.2.2.4. Thiết kế các hoạt động của thầy và trò
Thông thường, trong một giờ học, hoạt động của thầy và trò được thể hiện cụ thể
thông qua các tình huống sau:
Hoạt động kiếm tra bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những kiến thức đã học có liên quan
đến bài mới.
Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ
dùng học tập cần thiết)
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của SV có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể
đan xen trong quá trình dạy bài mới. GV cần dự kiến các câu hỏi được sử dụng cũng như
các phương án khác nhau trong quá trình kiểm tra bài đối với SV.
Hoạt động tổ chức dạy và học bài mới
Giảng viên giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt
được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho SV.
98
Giảng viên tổ chức, hướng dẫn SV suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.
Hoạt động tổ chức luyện tập, củng cố
Giảng viên hướng dẫn SV củng cố, khắc sâu những kiến thức,ký năng, thái độ đã
có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình
thức khác nhau.
Hoạt động đánh giá
Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và
tổ chức cho SV tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.
Giảng viên đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
Hoạt động hướng dẫn SV học bài, làm việc ở nhà
Giảng viên hướng dẫn SV luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực
hành, thí nghiệm...).
Giảng viên hướng dẫn SV chuẩn bị bài học mới.
3.2.2.5. Xây dựng giáo án môn học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất có
sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ
Sau khi thiết kế hoạt động của GV và SV trong giờ học, chúng tôi tiến hành soạn
giáo án có sử dụng PPDH bằng sơ đồ. Để hoàn thiện giáo án, chúng tôi tiến hành như
sau:
Việc 1. Soạn giáo án
Trình tự soạn giáo án như sau:
(1) Xác định nhệm vụ và yêu cầu của bài giảng
(2) Xác định các PPDH được sử dụng trong bài giảng
(3) Thiết kế hoạt động của thầy và trò, dự trù thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ
trong giáo án.
(4) Tiến hành hệ thống hóa các nội dung trên để được giáo án hoàn chỉnh.
Các yêu cầu khi soạn giáo án: Nội dung giáo án cần cụ thể, cô đọng, giúp SV dễ
dàng hình thành ý tưởng khi theo dõi. Lựa chọn những những quan điểm, luận điểm,
những kiến thức trọng tâm sao cho SV có thể lý giải, chứng minh được bằng hệ thống tri
thức lý luận đã được trang bị thông qua các sơ đồ đã trình bày. Chúng tôi đã soạn thảo
tổng số 30 giáo án, tương ứng với 60 tiết học trong nội dung chương trình.
Việc 2. Các GV bộ môn góp ý cho hệ thống giáo án
99
Hệ thống giáo án có sử dụng PPDH bằng sơ đồ sau khi đã soạn xong sẽ lấy ý kiến
của các GV bộ môn nhằm chỉnh lý và sửa những chỗ chưa phù hợp theo các tiêu chí sau:
Phân tích sự phù hợp của giáo án đối với từng nội dung cần trang bị cho SV ở mức
độ vận dụng.
Xác định phạm vi tri thức LL & PP GDTC sẽ dùng để trả lời các câu hỏi đặt ra.
Xem xét các tiêu chí kiểm tra ở từng giáo án
Xem xét sự phù hợp của từng giáo án đối với thời gian giảng bài.
Phát hiện ra những mục chưa đảm bảo yêu cầu về mặt kiến thức.
Xem xét sự chính xác nội dung cốt lõi của từng phần, các nhánh của sơ đồ đã biểu
thị chính xác nội dung kiến thức cần trang bị chưa.
Việc 3. Soạn lại các giáo án theo yêu cầu cần phải bổ sung và sửa chữa.
Sau khi thống nhất các vấn đề cần chỉnh sửa, cần soạn lại giáo án theo những ý
kiến đã đóng góp sao cho hoàn thiện.
Minh họa cho quy trình thiết kế bài giảng với PPDH bằng sơ đồ được chúng tôi
trình bày ở sơ đồ 3.1.
3.2.3. Bước 3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm vận dụng phương pháp dạy học
bằng sơ đồ và lựa chọn bài giảng đạt yêu cầu trong dạy học môn Lý luận và phương
pháp giáo dục thể chất.
Nhằm mục đích chuyển giao những thông tin về PPDH bằng sơ đồ cũng như cách
thức vận dụng nó trong quá trình dạy học môn LL & PPGDTC. Thông qua một số bài
giảng cụ thể, GV sẽ biết cách vận dụng PPDH bằng sơ đồ trong thiết kế bài giảng và tiến
hành giảng dạy. Chúng tôi tiến hành vận dụng PPDH bằng sơ đồ nhằm hướng dẫn các
GV tiếp cận PPDH bằng sơ đồ gồm 4 bước, cụ thể như sau:
(1) Tiến hành thảo luận về quy trình thiết kế bài bài giảng với PPDH bằng sơ đồ.
(2) Vận dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC.
(3) Tổng kết việc vận dụng PPDH bằng sơ đồ
(4) Tổ chức xemina cấp khoa nhằm đánh giá vệc lựa chọn bài giảng đạt yêu cầu
trong dạy học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.
Sơ đồ 3.1. Quy trình thiết kế bài giảng phương pháp dạy học bằng sơ đồ môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho sinh
viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
100
Cách thực tiến hành các bước như sau:
3.2.3.1. Tiến hành thảo luận về quy trình thiết kế bài bài giảng với PPDH bàng sơ
đồ.
Nhằm giúp các GV nắm được quy trình thiết kế bài giảng với PPDH bằng sơ đồ,
chúng tôi tiến hành hai việc sau:
Việc 1: Thảo luận về chủ đề: “Phương pháp dạy học bằng sơ đồ”
Nội dung buổi thảo luận này như sau:
Chủ nhiệm đề tài chuẩn bị trước các nội dung liên quan đến PPDH bằng sơ đồ để
thuyết trình trước tập thể.
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan cũng như nghiên cứu về PPDH bằng
sơ đồ trong thời gian dài, các thông tin cần thuyết trình trước tập thể bao gồm:
Sơ đồ, PPDH bằng sơ đồ là gì?
Đặc điểm của PPDH sơ đồ? Ưu, nhược điểm và điều kiện sử dụng?
Sự phù hợp của PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC.
Tác dụng hỗ trợ của PPDH bằng sơ đồ trong quá trình dạy học môn LL &
PPGDTC.
Sử dụng PPDH bằng sơ đồ kết hợp với các PPDH khác trong quá trình lên lớp môn
LL & PP GDTC.
Toàn bộ tài liệu liên quan đến các nội dung trên đã được chúng tôi trình bày ở
chương 1 mục 1.5 của luận án.
Kết thúc buổi thảo luận, chúng tôi nhận thấy toàn bộ các GV trong bộ môn LL
TDTT đã nắm được những kiến thức cơ bản về PPDH bằng sơ đồ cũng như đồng ý với
phương án sẽ vận dụng PPDH bằng sơ đồ trong quá trình lên lớp môn LL & PP GDTC.
Việc 2: Thảo luận về về quy trình thiết kế bài giảng có sử dụng phương pháp
dạy học bằng sơ đồ trong dạy học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
Chúng tôi thực hiện các công việc sau:
Chủ nhiệm đề tài chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn và thuyết trình về quy trình
thiết kế bài giảng với PPDH bằng sơ đồ, cách thức vận dụng PP này trong dạy học môn
LL & PPGDTC (nội dung cụ thể được trình bày ở mục 3.2.3)
Các thành viên đóng góp ý kiến để hoàn thiện quy trình.
Tiến hành lựa chọn 3 bài trong số các bài giảng trong nội dung chương trình môn
học để tiến hành thiết kế giáo án với PP DH bằng sơ đồ.
101
Phân công các GV trong bộ môn soạn giáo án trên cơ sở quy trình đã xây dựng:
Giảng viên Nguyễn Thị Phương Oanh phụ trách giáo án: Nhiệm vụ và phương tiện
giáo dục sức mạnh;
Giảng viên Đồng Thị Bích Hồng phụ trách giáo án: Khái niệm và phân loại sức
mạnh.
Giảng viên Ngô Xuân Nguyện phụ trách giáo án: Nguyên tắc tự giác tích cực
3.2.3.2. Vận dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP
GDTC.
Ở bước này, chúng tôi tiến hành các công việc sau:
Việc 1: Thiết kế bài giảng với phương pháp dạy học bằng sơ đồ.
Sau khi các cá nhân phụ trách bài dạy đã hoàn thiện 3 giáo án đã lựa chọn, tiến
hành thảo luận và góp ý để hoàn thiện.
Các thành viên trong bộ môn xem xét và thảo luận các vấn đề liên quan đến những
bài đã chọn, bao gồm:
Thiết kế sơ đồ đã phù hợp với nội dung bài dạy.
Việc sử dụng sơ đồ kết hợp với các PPDH khác đảm bảo tính thống nhất và giúp
SV tiếp cận với kiến thức một cách nhanh nhất.
Sử dụng hiệu ứng để trình chiếu các sơ đồ sao cho phù hợp.
Thời lượng cho các phần kiến thức được phân bổ sao cho phù hợp.
Kết quả: Kết thúc buổi sinh hoạt, các thành viên trong bộ môn đã xây dựng được 03 giáo
án giảng dạy hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu dạy học cũng như vận dụng tốt PPDH bằng
sơ đồ kết hợp với các PPDH khác.
Việc 2: Dạy và quan sát bài học
Khi giáo án đã được hoàn tất, mỗi GV đảm nhận một giáo án và tiến hành giảng
dạy trực tiếp trên lớp, các thành viên khác của bộ môn sẽ quan sát sẽ quan sát bài học này
một cách cẩn thận, chú ý những dấu hiệu về tư duy của SV. Các thành viên này thường
di chuyển đến các vị trí khác nhau trong lớp học để quan sát việc học của càng nhiều SV
càng tốt. Những nhà quan sát này không can thiệp vào việc dạy học cũng như không cố
gắng giúp đỡ GV hay SV mà chú ý quan sát đáp ứng của SV với các nhiệm vụ học tập.
Mục đích của việc quan sát là nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến thể hiện của GV và
SV để phản ánh về hiệu quả của giờ học.
102
Kết thúc mỗi giờ học, các GV tham gia quan sát ghi lại toàn bộ những thông tin
về nội dung giờ học, bao gồm cả những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ung_dung_phuong_phap_day_hoc_bang_so_do_doi_voi_mon.pdf