Luận án Vai trò của các tổ chức chính trị-Xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp ở 2 xã

LỜI CAM ĐOAN .

MỤC LỤC.

CHỮ VIẾT TẮT .

DANH MỤC BẢNG.

DANH MỤC BIỂU.

DANH MỤC HỘP .

DANH MỤC HÌNH .

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.5

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.10

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.12

7. Cơ cấu của luận án .12

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .14

1.1 Vị trí các tổ chức CT-XH trong hệ thống chính trị Việt Nam .14

1.1.1. Vị trí các tổ chức CT-XH nhìn từ các văn bản pháp luật của Nhà nước.14

1.1.2. Vị trí của các tổ chức CT-XH nhìn từ văn bản nội bộ của các tổ chức.16

1.2. Chính sách xã hội .18

1.3. Vai trò của các tổ chức CT-XH trong vận động dân chủ cơ sở tại địa phương.21

1.3. Vai trò của các tổ chức CT-XH trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-

xã hội.25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.32

2.1. Định nghĩa các khái niệm làm việc.32

2.2. Thao tác hóa khái niệm .40

2.3. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài .40

2.4. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội .46

2.5. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và địa bàn khảo sát .62

pdf175 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của các tổ chức chính trị-Xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp ở 2 xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư vấn phát triển sản xuất. Tuy nhiên khi kiểm định thống kê lại cho kết quả ý nghĩa khác. Theo đó tồn tại mối liên hệ giữa tuổi NTL với việc họ nhận được hỗ trợ về thông tin/lời khuyên/tư vấn của hội ND và hội CCB17, mặc dù mức độ của mối liên hệ còn yếu. Trong khi đó hai tổ chức còn lại là hội PN và đoàn TN không tồn tại mối quan hệ này. Kết quả khảo sát nói lên một thực tế rằng, ở hội ND và hội CCB tuổi tác có tác động tới việc người ta nhận được các hỗ trợ về thông tin/lời khuyên/tư vấn, nghĩa là càng những người nhiều tuổi họ càng đánh giá cao các hỗ trợ này hơn so với những người trẻ tuổi “có các lớp hướng dẫn về sản xuất tốt chứ, bọn thanh niên nó đi lên thành phố hay các tỉnh làm xí nghiệp được chứ tầm như tôi giờ đi xin ở đâu cũng khó mà mình có mảnh ruộng bỏ không phải tội lắm” (PVS nam, 1970, người dân, Tuyên Quang). Trong khi đó, ở hội PN và đoàn TN cơ hội được tiếp nhận các hỗ trợ từ các tổ chức 17 Hội ND với Cramer’s V=0,014, p<0,05 và hội CCB với Cramer’s V=0,008, p<0,05 74 này là ngang bằng nhau ở mọi lứa tuổi (tất nhiên không loại trừ đặc trưng của đoàn TN nơi tập trung của đa số người trẻ tuổi nên nhu cầu phát triển sản xuất của họ thường sẽ hạn chế so với các đoàn thể khác)18. Đối với những người đã được nhận hỗ trợ từ các đoàn thể thì hỗ trợ về thông tin, tư vấn cũng là một trong những hình thức hỗ trợ được thực hiện cho nhiều thành viên cho thấy nhu cầu về hoạt động này là không nhỏ “thời buổi này làm ăn sản xuất mà không có hỗ trợ kỹ thuật thì khó lắm, mất mùa rồi dịch các kiểu ấy mà năng suất cũng không cao” (PVS nữ, 1962, người dân, Tuyên Quang). Ở dạng hỗ trợ này đều chiếm tỷ lệ cao ở cả 5 tổ chức và chỉ xếp sau tỷ lệ đối với hoạt động thăm hỏi, động viên họ khi ốm đau. Tỷ lệ cao nhất thuộc về nhóm đầu với hội PN (36,9%) tiếp sau là hội ND (34,4%), trong khi đó nhóm sau với hội CCB là 15,3% còn MTTQ và đoàn TN chưa đến 10%. Sự chênh lệch gần 20 điểm phần trăm giữa nhóm đầu với nhóm sau trong việc hỗ trợ thông tin, tư vấn cho thành viên, hội viên tiếp tục khẳng định vai trò chắc chắn và đầu tàu của hội PN và hội ND trong các hoạt động hỗ trợ thành viên, hội viên đặc biệt là hoạt động phát triển kinh tế. Chính vì thế mà hai tổ chức này cũng nằm trong nhóm dẫn đầu về tỷ lệ được người dân đánh giá cao trong việc giúp họ được mở mang kiến thức, thông tin khi tham gia hội ND (47,4%) và hội PN (29,8%). Bảng 3.2. Các dạng hỗ trợ nhận được từ các tổ chức (%) MTTQ Hội PN Hội ND Hội CCB Đoàn TN T.v tổ chức Ko là T.v tổ chức T.v tổ chức Ko là T.v tổ chức T.v tổ chức Ko là T.v tổ chức T.v tổ chức Ko là T.v tổ chức T.v tổ chức Ko là T.v tổ chức Vay vốn 11,8 0 44,1 34,4 41 21,7 30,6 0 14,3 5,3 Vật chất, tiền, ngày công 17,6 15,2 22,1 18 11,5 15,2 22,2 8,3 21,4 5,3 Thăm hỏi, động viên 52,9 72,7 63,2 54,1 60,3 50 80,6 95,8 71,4 89,5 18 Theo báo cáo của địa phương, phần lớn ở lại địa phương là những người đang trong độ tuổi đi, những người đang trong độ tuổi lao động phần lớn thoát lý tại địa phương hoặc đi làm tại các nhà máy/xí nghiệp 75 Thông tin, tư vấn 23,5 30,3 54,4 34,4 53,8 26,1 50 25 21,4 21,1 Đào tạo, tập huấn 29,4 9,1 13,2 13,1 23,1 23,9 25 16,7 0 10,5 Khác 5,9 0 1,5 0 1,3 0 2,8 0 7,1 0 Nguồn: Số liệu đề tài “Nghiên cứu vai trò của các tổ chức CT-XH sau 5 năm xây dựng nông thôn mới và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng nông thôn mới của các tổ chức CT-XH này” Hỗ trợ cung cấp thông tin vẫn là một trong những hình thức hỗ trợ chính của các tổ chức đoàn thể hiện nay dành cho thành viên của mình bên cạnh rất nhiều hình thức hỗ trợ khác được áp dụng như cho vay vốn, hỗ trợ vật chất, tiền hay ngày công, thăm hỏi, động viên hay đào tạo tập huấn. Nhìn số liệu bảng trên cho thấy không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ giữa các nhóm chưa đến 5 điểm phần trăm (ngoại trừ đoàn thanh niên với những luận giải đã trình bày ở trên và MTTQ do đặc trưng là cơ quan chỉ đạo các tổ chức và không tham gia một cách trực tiếp trong các hoạt động hỗ trợ). Nếu so sánh hoạt động hỗ trợ giữa những người là thành viên và không là thành viên của các tổ chức cho thấy thành viên các tổ chức đoàn thể vẫn nhận được hỗ trợ nhiều hơn so với những người không phải là thành viên của các tổ chức (đặc biệt tỷ lệ chênh lệch tới gần 50% ở hội ND, hội PN và hội CCB) nó cho thấy kết quả tương tự với bảng 3.1. Điều đó cho thấy, là thành viên của tổ chức có thể xem làm lợi thế đối với việc được tiếp nhận các thông tin/tư vấn. Đây cũng chính là lợi thế mà các nhà lý thuyết về tổ chức đã đề cập, theo đó là thành viên của các tổ chức có được những lợi thế hơn so với các tổ chức khác và nó gắn với các nhóm vị thế nhất định. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với một nghiên cứu trước đó của nhóm Hành động chống đói nghèo từ những năm 2000. Theo đó, cung cấp thông tin bổ ích cho người dân đặc biệt là phụ nữ là một trong những ưu điểm tuyệt đối trong các cuộc họp được tổ chức bởi các tổ chức quần chúng (hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên) [83]. Sự tương đồng về kết quả nghiên cứu của 2 cuộc nghiên cứu tại hai thời điểm cách xa nhau cho thấy, mặc dù với sự phát triển của khoa học công nghệ nhưng với người nông dân việc tìm kiếm và thu được thông tin có lợi cho phát triển sản xuất vẫn chỉ đạt hiệu quả thông qua con đường tiếp cận một cách trực tiếp và đơn giản: hệ thống các tổ chức, hội, nhóm. 76 Như vậy, nhu cầu được cung cấp thông tin, tư vấn phát triển vẫn là một trong những nhu cầu hiện nay của người dân tại địa phương khảo sát. Đặt trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phát triển không ngừng của khoa học được áp dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi người dân cần có một thái độ đúng đắn, tích cực trong việc tiếp nhận các sáng kiến khoa học để áp dụng vào hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả. Khi mà trình độ của người dân còn nhiều hạn chế dẫn đến việc không có nhiều cơ hội tiếp cận một cách trực tiếp các sáng kiến khoa học thì khi đó vai trò của các tổ chức đoàn thể đóng một nhiệm vụ quan trọng giúp người dân đến gần hơn với việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất hiện nay. Tuy nhiên do tính đặc trưng của từng tổ chức mà chỉ có hội ND và hội PN là hai tổ chức đang thực hiện tốt vai trò này và được người dân đánh giá cao. Hội CCB do đặc trưng thành viên là những người lớn tuổi trong khi đoàn TN số lượng luôn biến động do đi làm ăn xa nên ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của các tổ chức này, chưa đáp ứng được nhu cầu so với hai tổ chức còn lại. Việc NTL đánh giá cao vai trò của tổ chức này và đánh giá thấp vai trò của tổ chức khác cho thấy với NTL vai trò cung cấp thông tin, tư vấn phát triển sản xuất cũng là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa và được quan tâm. Đồng thời cho thấy họ quan tâm đến vai trò của các tổ chức CT-XH với tư cách như là một trong số các kênh cung cấp thông tin, tư vấn. 3.2. Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm 3.2.1 Đào tạo nghề Theo ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH thì thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2016 đã có 3 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề. Còn theo báo cáo của các địa phương, năm 2017, cả nước đã hỗ trợ học nghề cho 600.000 lao động nông thôn. Đào tạo nghề được coi là một trong những nhiệm vụ then chốt của các cấp, các ngành bởi nó có ảnh hưởng một cách trực tiếp tới đời sống của người dân. Đặc biệt ở khu vực nông thôn trong thời kỳ chuyển đổi thì vai trò của hoạt động đào tạo nghề càng có ý nghĩa khi nó giúp người dân có cơ hội được 77 học, đào tạo và tìm kiếm những việc làm phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống hộ gia đình. Như phân tích về mặt chính sách ở phần trên cho thấy vai trò của các tổ chức CT-XH hiện nay đối với hoạt động đào tạo nghề tại các địa phương là khá rõ rệt khi họ trở thành cầu nối chính giữa nhu cầu của người nông dân với cơ quan tổ chức các chương trình này mà ở đây là các Trung tâm dạy nghề kết hợp với UBND xã. Quy trình của việc mở các lớp đào tạo nghề tại các xã nghiên cứu hiện nay: Trung tâm dạy nghề huyện sẽ gửi công văn xuống xã và các đoàn thể chính trị-xã hội xã yêu cầu đề xuất các nghề mà bà con tại địa phương có nhu cầu được học trong năm tới. Tiếp đó UBND xã kết hợp với các đoàn thể này lên phương án các nghề cần đào tạo dựa trên nhu cầu của bà con (thường thông qua các cuộc họp lấy ý kiến của các chi hội). Tiếp đó UBND xã và các đoàn thể sẽ có công văn gửi lên Trung tâm dạy nghề đề nghị các lớp nghề với số lượng người cụ thể. Đầu năm tiếp theo Trung tâm này sẽ gửi công văn thông báo về số lượng các lớp dạy nghề, số lượng học viên được tham gia gửi cho UBND xã để chuyển tới hội các hội đoàn thể để thông báo tới người dân và tiến hành tổ chức các lớp này (PVS nam, 1978, cán bộ, Cà Mau). Với quy trình này cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của các tổ chức CT-XH đối với hoạt động đào tạo nghề tại địa phương. Họ là nơi cung cấp thông tin về nhu cầu của người dân, tổ chức và giám sát hoạt động của các lớp học. Tuy nhiên thực tiễn nghiên cứu cho thấy, người dân chưa thực sự mặn mà với hoạt động này khi mà tỷ lệ những người được hỏi có biết hay không biết về các lớp đào tạo nghề tại địa phương chênh nhau không nhiều, có tới 52,9% người được hỏi không biết đến các lớp đào tạo nghề được tổ chức tại địa phương và chỉ có 8,8% người được hỏi biết đến hoạt động đào tạo nghề do các đoàn thể đứng ra tổ chức. Trong khi đó báo cáo các địa phương cho thấy những kết quả đào tạo nghề thông qua các tổ chức đoàn thể với những con số rất khả quan, hộp 3.1 dưới đây Hộp 3.1. Tình hình đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao KHKT tại các địa phương 1. Phối hợp với các ngành mở 170 lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật có 6.052 người tham gia. Trong đó. Hội ND trực tiếp tập huấn 2 lớp với 70 78 người tham dự và 4 lớp với 120 người. Phối hợp với trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức 9 lớp tập huấn phục vụ phát triển sản xuất thu hút 325 người tham dự. Phối hợp với trung tâm thông tin ứng dụng KH-CN mở 1 lớp lớp kỹ thuật nuôi tôm cua thu hút 100 người. Phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông – khuyến ngư tổ chức tập huấn được 51 lớp có 1.530 lượt người dự và hội thảo 24 cuộc có trên 2.000 lượt nông dân. Phối hợp với trung tâm hỗ trợ nông dân tổ chức 8 lớp, phối hợp với trung tâm dạy nghề tổ chức được 13 lớp. (Báo cáo tổng kết công tác Hội Nông dân huyện U Minh). 2. Hội đã phối hợp với khuyến nông huyện, xã tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật được 176 buổi với hơn 5.200 người tham dự, chủ yếu là tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi. (Báo cáo tổng kết công tác Hội Nông dân xã Đại Phú). 3. Hội Phụ nữ xã triển khai tới tận chi hội phương thức chuyển giao kỹ thuật áp dụng vào sản xuất chăn nuôi..tập trung một lớp phối hợp với sở nông nghiệp hướng dẫn cách thức làm cho hội viên nhiều chi hội chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi. (Báo cáo Hội LHPN xã Đại Phú). 4. Kết hợp với UBND xã và cán bộ khuyến nông tổ chức tốt các lớp tập huấn kiến thức về trồng trọt – chăn nuôi cho cán bộ hội viên phụ nữ có 756 hội viên tham dự. Tuyên truyền vận động và tạo điều kiện cho con em hội viên và nhân dân tham gia các lớp đào tạo nghề để có đủ điều kiện tham gia đi làm tại các khu công nghiệp trong và ngoài nước được 500 lao động. (Báo cáo Hội LHPN xã Ninh Lai). Nguồn: Báo cáo địa phương, 2016 Tại các xã nghiên cứu, hoạt động đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học và kỹ thuật hiện nay chủ yếu với vai trò của các đoàn thể trong đó tập trung chính vào hội ND và hội PN. Và thực tế cho thấy các tổ chức đang tiếp tục đảm nhận có hiệu quả công việc này (kết quả ở bảng 3.2 đã cho chúng ta thấy được điều đó). Với quy trình như đã trình bày ở trên thì 2 tổ chức này sẽ đứng ra tổ chức các lớp tập huấn, thông báo tới những người có nhu cầu tham gia. Cần lưu ý đó là với những hoạt động này thì tư cách thành viên của các tổ chức lại là một lợi thế “các lớp thường 79 là không đáp ứng đủ nhu cầu, danh sách đưa lên thường quá nhiều nên phải lựa chọnhội PN tổ chức thì sẽ ưu tiên cho các thành viên mình trước..” (PVS nữ, 1986, cán bộ, Cà Mau). Thông qua các lớp này, hội viên các đoàn thể được học nghề và nắm bắt các kĩ thuật khoa học áp dụng vào sản xuất. Đây có thể coi là cách thức hiệu quả giúp nâng cao năng lực hội viên. Đó cũng chính là một trong những lí do và là động lực để các đoàn thể thu hút sự tham gia của các thành viên (bao gồm cả thành viên cũ và thành viên mới) [71]. Tuy nhiên, do các lớp này được mở ra tại xã và giáo viên từ các trung tâm dạy nghề nên vai trò của các tổ chức đoàn thể trong hoạt động này được nhìn nhận là khá mờ nhạt“.có nhiều lớp học hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật trên xã họ tổ chức cũng khá nhiều, ai tham gia được thì tham gia” (PVS nữ, 1962, người dân, Tuyên Quang). Thực tế này cho thấy, dường như đang có sự không ăn khớp giữa vai trò tự nhận với vai trò thực tế đảm nhận của các tổ chức CT-XH hiện nay? Trong khi các tổ chức này coi đào tạo nghề như một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức mình thì ngược lại với người dân hoạt động đào tạo nghề lại được nhìn nhận với vai trò của chính quyền (ở đây là xã). Vậy vai trò của các tổ chức đoàn thể có thật sự cần thiết trong hoạt động này không, hay chỉ cần bất kỳ một phòng/ban nào cùng đúng ra chịu trách nhiệm quy tụ và tổ chức hoạt động này. Nhận định của người dân về những đóng góp cụ thể của các tổ chức này đối với hoạt động đào tạo nghề cho người lao động cho thấy đánh giá từ phía người thụ hưởng về vai trò của các tổ chức này như sau: 80 Biểu 3.3. Các tổ chức CT-XH tham gia các khâu trong hoạt động đào tạo nghề cho người lao động19(%) Nguồn: Số liệu đề tài “Nghiên cứu vai trò của các tổ chức CT-XH sau 5 năm xây dựng nông thôn mới và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng nông thôn mới của các tổ chức CT-XH này” Trong khảo sát này chúng tôi tìm hiểu đánh giá của NTL ở 8 khâu trong hoạt động đào tạo nghề mà các tổ chức CT-XH có thể tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NTL đánh giá cao vai trò của các tổ chức ở 4 khâu (>20% NTL đánh giá cao vai trò của các tổ chức CT-XH ở các khâu này, xem biểu 3.3). Đáng chú ý là khâu tuyên truyền, vận động được NTL đánh giá cao nhất so với các hoạt động khác với (trên 90%) và chênh lệch không nhiều giữa các tổ chức (dưới 5 điểm phần trăm) trong đó cao nhất thuộc vào nhóm hội CCB. Khâu được đánh giá cao thứ hai là tập huấn và cung cấp thông tin về các chương trình đào tạo nghề tại địa phương. Theo đó, hội ND (53,8%) và hội PN (53,5%) được đánh giá cao hơn hẳn so với 2 tổ chức còn lại đặc biệt là đoàn thanh niên được ghi nhận thấp hơn các tổ chức khác trên 10 điểm phần trăm. Điều này cũng được thể hiện trong báo cáo tổng kết của các tổ chức này hàng năm. Nếu so sánh giữa vai trò của 4 đoàn thể với hoạt động đào tạo nghề tại địa phương cũng cho kết quả tương tự khi mà hội ND giữ vai trò chủ đạo với 63% và hội PN thấp hơn với 37%. Trong khi các tổ chức còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể và không có nhiều ý nghĩa. Vai trò quản lý trong hoạt động đào tạo nghề bị đánh giá thấp nhất trong số 4 khâu ở tất cả các tổ chức (dưới 28 điểm phần trăm- thấp nhất là hội ND và đoàn TN với 23,1%). Thông thường, các lớp đào tạo nghề được quản lý 19 Với một số khâu khác trong hoạt động như: huy động vốn, ngày công; giám sát; tổ chức thi đua chiếm tỷ lệ nhỏ nên chúng tôi không đưa vào trong phân tích này. 95.4 23.1 30.8 53.8 95.8 23.9 31 53.5 98.4 27.9 34.4 49.2 96.9 23.1 55.4 36.9 0 20 40 60 80 100 120 Tuyên truyền, vận động Quản lý Tổ chức thực hiện Tập huấn, cung cấp TT Hội ND Hội PN Hội CCB Đoàn TN 81 bởi các tổ chức đoàn thể “thường là có người trên trung tâm dạy nghề của huyện hoặc tỉnh họ xuống dạy, mình chỉ có trách nhiệm điểm danh, theo dõi xem học viên đi có đầy đủ hay không” (PVS nam, 1978, cán bộ, Cà Mau). Điều đó cho thấy sự mờ nhạt trong vai trò quản lý các lớp đào tạo nghề của các tổ chức. Ở một khía cạnh nào đó, nó có thể tác động một cách tiêu cực tới chất lượng đầu ra của các chương trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò của các đoàn thể trong hoạt động đào tạo nghề không thật sự rõ nét. Nó thể hiện ngay cả trong cách đánh giá của người được đào tạo (người dân) và chính bản thân các tổ chức. Rõ ràng, sự thay đổi vị thế của các đoàn thể dẫn đến sự thay đổi của một tập hợp các vai trò của các tổ chức này trong hoạt động đào tạo nghề so với trước đây (chỉ tập trung trong hoạt động tuyên truyền, vân động chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước). Họ tham gia nhiều hơn vào quá trình này nhưng trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, sự chuyên môn hóa giữa các tổ chức, cá nhân thì đồng nghĩa nó cũng đặt ra về vấn đề tham gia của các đoàn thể có thể thực sự cần thiết và phù hợp trong khi vai trò này đã có sự đảm trách của các cơ quan, tổ chức có tính chuyên biệt, chuyên môn hóa tốt hơn như các trung tâm dạy nghề cấp tỉnh, huyện và trung tâm/phòng khuyến nông từ cấp xã. Những người tham gia các lớp đào tạo nghề chủ yếu là những người có trình độ học vấn ở mức trung bình (hết THCS – 54,5%) trong khi đó tỷ lệ học hết THPT chỉ chiếm 30,3% và từ tiểu học trở xuống 15.1%. Và thực tế thì các tổ chức CT-XH cũng không có nhiều lựa chọn đối với trình độ người được đào tạo. Điều này phản ánh thực trạng trình độ của người tham gia đào tạo nghề hiện nay còn rất nhiều điều phải bàn. Một kết quả nghiên cứu của UN Women và FAO cho thấy, hơn 70% lao động nữ nông thôn ở Việt Nam không có khả năng tiếp cận đào tạo nghề do hạn chế về trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật theo các cấp trình độ, phản ánh tình trạng thiếu kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc trung, bậc cao trong nền kinh tế.sự sụt giảm của nhóm lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp trong khi vẫn còn hàng chục triệu lao động chưa qua đào tạo [43]. Khi mà trình độ học vấn của chính người lao động chưa được nâng lên thì khi đó không thể đòi hòi họ có những tư duy 82 tích cực và năng động hơn trong việc tham gia vào các hoạt động đào tạo bản thân và đó cũng là một trong những trở ngại không nhỏ đối với các tổ chức CT-XH trong việc mở các lớp đào tạo nghề đạt chất lượng như mong muốn “mở các lớp này thường dựa trên nhu cầu của người dân (mình lấy ý kiến của bà con) nhưng sau khi học có người thấy giúp được có người lại không. Vì họ có nhiệt tình học đâu, cũng ko chủ động, nói chung là như kiểu đi học hộ ấy” (PVS nam, 1978, cán bộ, Cà Mau). Với những người tham gia các lớp đào tạo nghề này, phần lớn họ làm nông nghiệp, tuy nhiên sự khác biệt giữa những người làm nông nghiệp với phi nông nghiệp chỉ là 20 điểm phần trăm. Trong khi với những người không tham gia đào tạo nghề, sự chênh lệch giữa hai nhóm lên tới 30,8 điểm phần trăm. Nó cũng phản ánh thực tế hiện nay, theo thống kê của Viện Khoa học lao động và xã hội tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh trong năm 2016 (2,16 điểm phần trăm) do kết quả của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và việc ban hành, thực thi các quy định, chính sách về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, v.v, góp phần thu hút lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp vào khu vực phi nông nghiệp có năng suất lao động cao hơn [43]. Nhóm không tham gia đào tạo trải đều ở tất cả các nhóm tuổi và tập trung nhiều ở nhóm từ 35-55. Bởi thực tế lứa tuổi trẻ người ta có xu hướng tìm kiếm các hướng phát triển và dễ thích nghi hơn với sự thay đổi. Trong khi đó ở nhóm tuổi từ sau 35 (bắt đầu vào giai đoạn trung niên) họ có xu hướng ngại thay đổi và muốn ổn định nhiều hơn. Một tỷ lệ không nhỏ với 37,9% người được hỏi đưa ra lý do không tham gia là do họ không biết có các lớp đào tạo này. Điều này đặt ra vấn đề trong cách thức tuyên truyền, thông báo, cung cấp thông tin tới người dân của địa phương. Về cơ bản thì hiện nay cách thông báo về các lớp đào tạo nghề thường đi qua chủ yếu bằng kênh của các chi hội đoàn thể và loa phát thanh địa phương. Do vậy những người không phải là thành viên đoàn thể sẽ có những hạn chế trong việc tiếp nhận thông tin này. Thông qua kiểm định thống kê cho thấy mối liên hệ có ý nghĩa mặc dù nhỏ (Cramer’s V= 0,054, p<0,05), theo đó, những người không là thành viên đoàn thể có tỷ lệ không biết về các lớp đào tạo nghề cao hơn nhiều so với những người là thành viên của tổ chức (64,5% so với 35,5%). Điều đó cho thấy, với hoạt động đào 83 tạo nghề thì yếu tố là thành viên của một tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội có thể coi là một trong những lợi thế. Và điều này càng được khẳng định thông qua các cuộc PVS với lãnh đạo một số đoàn thể (hội ND, PN) khi họ coi đây như là “yếu tố đương nhiên” để xét những người tham gia các lớp đào tạo cho đoàn thể tổ chức. Và khi mà người dân còn thấy được tầm quan trọng của các lớp đào tạo nghề thì khi đó yếu tố thành viên các tổ chức CT-XH sẽ còn là một giá trị quan trọng và là động lực cần thiết để thu hút người dân tham gia vào các tổ chức này. Như vậy, đào tạo nghề là một trong những hoạt động quan trọng và được các tổ chức đoàn thể tham gia một cách tích cực thông qua kết quả báo cáo của các tổ chức trong hoạt động tổng kết từng quý và hàng năm20. Tuy nhiên thực tiễn khảo sát cho thấy vai trò của các tổ chức này trong con mắt của người dân không thực sự mang nhiều ý nghĩa, đa phần họ đều chỉ ghi nhận vai trò của ủy ban nhân dân xã. Với những người nắm được thông tin, họ đánh giá cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong hoạt động đào tạo, dạy nghề (4/8 điểm) ở các khâu tuyên truyền, vận động; tập huấn, cung cấp thông tin; tổ chức thực hiện và quản lý. Trình độ của những người tham gia đào tạo nghề đa phần ở mức trung bình và các tổ chức CT-XH cũng không có nhiều sự lựa chọn về trình độ của những người tham gia “bà con nông dân mình trình độ làm gì có, cũng có người có kiến thức, hiểu biết nhưng không đáng kể, phần lớn trình độ không có mà” (PVS, nam 1978, cán bộ, Cà Mau). Khi mà trình độ học vấn của chính người lao động chưa được nâng lên thì khi đó không thể đòi hỏi họ có những tư duy hợp lý trong việc tham gia vào các hoạt động đào tạo bản thân và đó cũng là một trong những trở ngại không nhỏ đối với các tổ chức CT-XH trong việc mở các lớp đào tạo nghề đạt chất lượng như mong muốn. Yếu tố thành viên hay không là thành viên của các tổ chức đoàn thể là một lợi quan trọng đối với những người tham gia các lớp đào tạo nghề, họ sẽ có được lợi thế hơn so với các những người không phải là thành viên của tổ chức. Và kết quả nghiên cứu cho thấy, khi mà người dân còn thấy được tầm quan trọng của các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ 20 Được trích trong hộp 3.1 84 thuật thì khi đó yếu tố thành viên các tổ chức CT-XH sẽ còn là một giá trị quan trọng và là động lực cần thiết để thu hút người dân tham gia vào các tổ chức này. 3.2.2 Giới thiệu việc làm Theo thống kế của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cả nước có trên 53,30 triệu lao động có việc làm, tăng khoảng 463 nghìn người (0,88%) so với năm 2015. Trong đó, lao động có việc làm ở thành thị là 16,92 triệu người, tăng thêm 549 ngìn người (3,35%); ở nông thôn có 36,38 triệu người, giảm 86 nghìn người (-0,24%) so với năm 2015 [43]. Thực tế đó cho thấy lao động khu vực nông thôn đang có những biến động khi mà các dòng di cư ra các thành phố lớn vẫn tiếp tục và bản thân khu vực này vẫn chưa tạo ra nhiều cơ hội để giữ chân người lao động. Tất nhiên, vẫn còn không ít người lao động ở lại và tìm kiếm cơ hội việc làm tại quê hương. Hiện nay, các xã và trung tâm giới thiệu việc làm của huyện, tỉnh đã phối hợp tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động giới thiệu việc làm cho người dân mà vai trò thực hiện trực tiếp ở đây chính là các tổ chức CT-XH. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 34,6% người được hỏi biết đến hoạt động giới thiệu việc làm tại các xã mà chúng tôi nghiên cứu. Tuy nhiên chưa đến 20% người được hỏi biết đến các hoạt động này được thực hiện bởi các tổ chức CT-XH. Trong khi đó báo cáo tổng kết hàng năm của các đoàn thể luôn có thống kê đối với hoạt động giới thiệu việc làm: Tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 100 lao động tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, từ đó, giúp các chị em phụ nữ có việc làm ổn định, tăng thu nhập. Giới thiệu 03 đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau [36]. Tìm hiểu sự không ăn khớp này chúng tôi được biết cách tính trong báo cáo về kết quả của hoạt động tham gia g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_cac_to_chuc_chinh_tri_xa_hoi_cap_co_so_t.pdf
Tài liệu liên quan