LỜI CAM ĐOAN. i
MỤC LỤC . ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ. vi
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN . 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nghèo, giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững . 11
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức quốc tế. 11
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức trong nước . 14
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước và
chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo, giảm nghèo bền vững . 23
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về vai trò của chính quyền các cấp
đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi . 25
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG
MIỀN NÚI . 27
2.1. Một số vấn đề về nghèo và giảm nghèo bền vững vùng miền núi . 27
2.1.1. Một số vấn đề về nghèo vùng miền núi . 27
2.1.2. Giảm nghèo bền vững vùng miền núi: quan niệm, tiêu chí và vai trò . 33
2.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền
núi . 38
2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối
với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. 38
2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững
vùng miền núi . 42
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi . 56
2.3. Kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững
vùng miền núi của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An . 60iii
2.3.1. Kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững vùng
miền núi của một số địa phương. 60
2.3.2. Bài học cho tỉnh Nghệ An về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi . 67
Tiểu kết chương 2 . 69
Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI
VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN . 70
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình nghèo, giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An . 70
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Nghệ An có ảnh
hưởng đến giảm nghèo bền vững . 70
3.1.2. Tình hình nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An . 72
3.1.3. Tình hình giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An . 75
3.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền
núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017 . 78
3.2.1. Xác định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững . 78
3.2.2. Các chính sách ban hành về giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn . 82
3.2.3. Tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn . 90
3.2.4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi
trên địa bàn . 100
3.3. Đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững
vùng miền núi tỉnh Nghệ An . 104
3.3.1. Những thành tựu . 104
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế . 107
Tiểu kết chương 3 . 112
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH
QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI
TỈNH NGHỆ AN . 113
4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến vai trò của
chính quyền cấp tỉnh và định hướng giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh
Nghệ An thời gian tới . 113iv
4.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến vai trò của
chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An
thời gian tới. 113
4.1.2. Định hướng giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian
tới. . 119
4.2. Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An . 121
4.3. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An . 123
4.3.1. Hoàn thiện về hoạch định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững . 123
4.3.2. Hoàn thiện các chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi . 126
4.3.3. Tổ chức thực hiện tốt giảm nghèo bền vững. . 134
4.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện giảm nghèo bền vững . 140
4.3.5. Nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức trong bộ máy chính quyền cấp
tỉnh có liên quan đến giảm nghèo bền vững . 142
4.3.6. Đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương. . 143
4.3.7. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối
với giảm nghèo bền vững. . 144
4.4. Một số kiến nghị. 146
4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội . 146
4.4.2. Kiến nghị với Chính phủ . 146
Tiểu kết chương 4 . 148
KẾT LUẬN . 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 152v
185 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An - Thái Thanh Quý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g miền núi của tỉnh thời gian tới là: “ Tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển
kinh tế, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết việc làm cho người
lao động, tăng nhanh thu nhập, nâng cao điều kiện sinh hoạt và chất lượng cuộc sống
cho nhân dân. Đảm bảo cho mọi người dân, nhất là người nghèo có điều kiện tiếp cận,
hưởng thụ những thành quả về hạ tầng cơ sở, văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội và
các điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói, vươn lên khá, giàu
bền vững” (UBND tỉnh Nghệ An, 2016e).
2. Mục tiêu cụ thể:
i) Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, bình quân giảm từ 2,5 - 3%, riêng trường hợp đối với
3 huyện nghèo được thực hiện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và
trường hợp các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên theo Quyết định số 59/2010/QĐ-
UBND của UBND tỉnh sẽ thực hiện giảm bình quân mỗi năm từ 4 - 5%.
ii) Tạo nhiều việc làm và phải ổn định trong thời gian dài, tạo ra sự đa dạng trong
các hoạt động kinh tế - việc làm, từ đó mang lại thu nhập ổn định cho người dân, nhất là
đối tượng người nghèo; giúp thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3
lần so với năm 2010.
iii) “Đảm bảo 100% người nghèo được cấp thẻ BHYT và khám chữa bệnh
miễn phí; 70% số người cận nghèo được mua thẻ BHYT, 100% học sinh con hộ
nghèo, hộ đồng bào DTTS , con em hộ gia đình chính sách người có công được tiếp
tục miễn giảm học phí và các khoản đóng góp” (UBND tỉnh Nghệ An, 2016e).
Để thực hiện các mục tiêu đó, tỉnh chủ trương thực hiện các biện pháp :
Một là, tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và cả nhân dân về GN. Xác định rõ mục đích, ý nghĩa đối với công tác GN,
nâng cao mức sống cho nhân dân vùng miền núi trong những năm tới;
80
Hai là, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh
và phát triển KT-XH gắn với quá trình khai thác lợi thế so sánh của từng địa bàn;
Ba là, tăng cường thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức KT, XH và có chính
sách đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn đầu tư vào vùng miền núi;
Bốn là, huy động mọi nguồn lực để từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ
sở vật chất vùng miền núi như hệ thống điện, hệ thống đường giao thông, các trường
học, trạm y tế, nước sinh hoạt, các công trình văn hóa, thể thao và các công trình
khác phục vụ cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống dân sinh;
Năm là, phát triển dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động
cho người lao động.
Đánh giá về việc xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững cho vùng miền núi
tỉnh Nghệ An, các đối tượng được hỏi là cán bộ quản lý đánh giá công tác xây dựng
chiến lược giảm nghèo bền vững ở mức độ trung bình (Bảng 3.7):
- Đánh giá về sự tuân thủ đối với chiến lược, chương trình Mục tiêu quốc gia
GNBV của Chính phủ nhiều nhất ở điểm 2 và 3;
- Đánh giá mức độ phù hợp với việc khai thác được các lợi thế về tự nhiên, kinh tế
xã hội của địa phương để GNBV nhiều nhất ở điểm 3 và 4;
- Đánh giá mức độ hợp lý của chiến lược với các phương án/giải pháp GNBV
vùng miền núi Nghệ An nhiều nhất ở mức 3 và 4;
- Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả và tác động lan tỏa của chiến lược GN tới đời
sống người nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An nhiêu nhất ở mức 3 và 4;
- Đánh giá tính bền vững của chiến lược GN nhiều nhất ở mức 3 và 4.
81
Bảng 3.7. Đánh giá xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững cho vùng miền núi
tỉnh Nghệ An (đối tượng hỏi: cán bộ quản lý)
Tỷ lệ % cho điểm đánh giá công tác xây dựng
chiến lược giảm nghèo bền vững
Thấp nhất -- Cao nhất
1 2 3 4 5
1. Sự tuân thủ chiến lược, chương trình MTQT
GNBV của Chính phủ
14,7 30,5 31,8 19,5 3,4
2. Mức độ phù hợp với việc khai thác được các
lợi thế về tự nhiên, KT-XH của địa phương để
GNBV
13,4 14,4 31,2 38,4 2,7
3. Mức độ hợp lý của chiến lược với các
phương án/giải pháp GNBV vùng miền núi
Nghệ An
15,8 25,3 26,4 31,5 1,0
4. Tính hiệu lực, hiệu quả và tác động lan tỏa
của chiến lược GN tới đời sống người nghèo
vùng miền núi tỉnh Nghệ An tỉnh
17,8 19,2 32,2 28,4 2,4
5. Tính bền vững của chiến lược GN 15,8 21,2 29,5 31,2 2,4
Nguồn: Điều tra của tác giả, 2018
Thứ hai, về kế hoạch giảm nghèo bền vững
Trên cơ sở chiến lược, tỉnh đã đề ra kế hoạch GN giai đoạn 2016 - 2020 cho
vùng miền núi Nghệ An gồm:
- “Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân từ 2 -
3%/năm theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 - 2020; trong đó, các huyện, xã nghèo
giảm bình quân từ 4 - 5%/năm.
- Đảm bảo 100% hộ dân, nhất là hộ nghèo được tiếp cận hỗ trợ hưởng thụ các
dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục và văn hóa.
- 100% số hộ dân cư được xem truyền hình, nghe đài phát thanh;
- 100% số xã có đường ô tô vào trung tâm xã đi lại được 4 mùa
- 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã
- Kết cấu hạ tầng các huyện, xã nghèo được hoàn thiện theo tiêu chí xây dựng
nông thôn mới” (UBND tỉnh Nghệ An, 2016).
82
3.2.2. Các chính sách ban hành về giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn
Thứ nhất, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút nguồn lực.
Thời gian qua, tỉnh đã ban hành và triển khai tốt các chính sách phát triển cơ sở
hạ tầng cho vùng miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 1489/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh cùng các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp
đã xây dựng nhiều văn bản triển khai, đồng thời ban hành nhiều quyết định liên quan
tới phát triển cơ sở hạ tầng vùng miền núi tỉnh Nghệ An như:
Một là, Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 phê duyệt Chương trình
mục tiêu GN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015, trong đó quy định việc triển khai
thực hiện các chính sách nhằm phát triển, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng
miền núi tỉnh Nghệ An theo Chương trình 135 giai đoạn III; đẩy mạnh lồng ghép phát
triển cơ sở hạ tầng vùng miền núi với các chương trình khác như Dự án Hạ tầng cơ sở
nông thôn dựa vào cộng đồng tại nhiều xã, nhất là các xã biên giới, miền núi để nâng
cao chất lượng các công trình dân sinh, phục vụ sản xuất, thúc đẩy giảm nghèo bền vững
tại các huyện, xã nghèo.
Hai là, Quyết định số 5856/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 phê duyệt Kế hoạch thực
hiện Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020 với
nội dung chủ yếu là phân công quyền hạn và trách nhiệm cho các đơn vị liên quan
thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu được quy định trong chương trình MTQG GNBV
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ba là, Quyết định số 58/2017/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 ban hành quy chế điều
hành thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Nghệ An với nội dung quy
định cơ chế phân cấp quản lý; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc xây
dựng, lập, tổng hợp, giao kế hoạch; huy động và sử dụng nguồn vốn; tổ chức, điều
phối; theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình
MTQG trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo đó, liên quan tới lĩnh vực phát triển cơ sở hạ
tầng các huyện vùng miền núi Nghệ An sẽ được Sở LĐ-TBXH phụ trách.
Các chính sách tỉnh ban hành về cơ bản phù hợp với đặc thù vùng miền núi Nghệ
An. Các chính sách về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho vùng miền núi khá toàn
diện từ quy định việc triển khai, thực hiện hệ thống các chính sách nhằm phát triển cơ
sở hạ tầng, phân công trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, các huyện về hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng các huyện nghèo
Với các chính sách đó, cơ sở hạ tầng cho vùng miền núi ngày càng phát triển.
Điển hình là điện lưới quốc gia đã bao phủ 100% xã, hệ thống trường học đạt chuẩn
quốc gia không ngừng tăng từ 46,5% năm 2014 lên 60,2% năm 2017, hệ thống trạm
83
xá và bệnh viện tăng nhanh từ 53,5% năm 2014 lên 86,2% năm 2017 (Nguồn: Sở LĐ-
TBXH Nghệ An, 2018)( xem bảng 3.8)
Bảng 3.8. Cơ sở hạ tầng vùng miền núi tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính : %
TT Nội dung 2014 2015 2016 2017
1 Tỷ lệ số xã có đường ô tô vào trung tâm xã cả 4 mùa 94,1 94,1 95,8 95,8
2 Tỷ lệ số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã 98,03 100 100 100
3 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 46,5 51,1 55,10 60,2
4 Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 53,5 65,4 73,7 86,2
Nguồn: Sở LĐ-TBXH Nghệ An, 2018
Để phát triển cơ sở hạ tầng vùng miền núi, tỉnh Nghệ An đã chú trọng đến chính
sách thu hút các nguồn lực.
Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 về tiếp tục
việc thực hiện Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó nhấn
mạnh để huy động đủ nguồn vốn phát triển hạ tầng vùng miền núi Nghệ An, cần thực
hiện tốt việc lồng ghép Chương trình MTQG GNBV với các Chương trình khác như:
Chương trình MTQG Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình 135, Nghị
quyết 30a, Đề án phát triển KT-XH miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 theo Quyết
định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ,...); bố trí nguồn
vốn đúng kế hoạch, không để dàn trải, kéo dài nhằm sớm phát huy hiệu quả.
Tỉnh Nghệ An đã có nhiều giải pháp để thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực
tài chính. Bên cạnh nguồn vốn của ngân sách cấp phát, tỉnh đã đẩy mạnh các hình thức
huy động vốn, nhất là từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ khác như
Cơ quan Phát triển quốc tế Canađa, Oxfam Hồng Kông.
Bảng 3.9. Vốn thực hiện giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số
TT
Nội dung
N¨m
2014
N¨m
2015
N¨m 2016
N¨m
2017
1 Ng©n s¸ch Trung -¬ng 2.729.187 2.940.370 2.992.959 3.469.692
2 Ng©n s¸ch ®Þa ph-¬ng 10.000 10.000 0 10.000
3 X· héi hãa và doanh nghiÖp 163.019 191.755 140.266 144.722
Tổng số 2.902.206 3.142.125 3.133.225 3.624.414
Nguồn: Sở LĐ-TBXH Nghệ An, 2018
84
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, vốn huy động để thực hiện GN vùng miền núi tỉnh
Nghệ An nhìn chung tăng qua các năm. Năm 2015 tăng gần 8% so với năm 2014,
năm 2017 tăng gần 16% so với năm 2016.
Nhờ được ưu tiên nguồn lực, nên cơ sở hạ tầng vùng miền núi như hệ thống trường
học, bệnh viện, trạm y tế, đường giao thông điệncủa vùng miền núi đã được cải
thiện. Qua đó, đã giúp đảm bảo các chỉ tiêu về tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố,
đạt chuẩn quốc gia về chăm sóc và khám chữa bệnh cho nhân dân tương đối cao, đảm
bảo tỷ lệ xã có đường giao thông vào trung tâm xã, tỷ lệ xã có điện, truyền hình ngày
càng tăng, từ đó thúc đẩy phát triển trao đổi hàng hóa, sản xuất kinh doanh và tạo sinh
kế bền vững cho các hộ nghèo ở vùng miền núi.
Thứ hai, chính sách về giáo dục, đào tạo và việc làm
Một là, Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 phê duyệt Chương trình
mục tiêu GN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015, quy định cụ thể giải pháp phát triển
nhân lực các huyện nghèo, trong đó có vùng miền núi Nghệ An gồm:
- Triển khai và thực hiện tốt các chương trình, các đề án đã được phê duyệt, như
đề án dạy nghề cho đối tượng là lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2020 do
UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; có
chính sách đào tạo nghề được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho đối tượng hộ nghèo,
và cho người DTTS trong vùng.
Tỉnh đã mở các lớp tập huấn, tổ chức các hội nghị đầu bờ thường xuyên, liên tục
cho cho người nghèo theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, phù hợp với trình độ người
nghèo vùng miền núi. Tỉnh đã hướng tập huấn cho người nghèo vùng miền núi vào
phát triển sản xuất trồng rừng và chăn nuôi gia súc.
- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày với nội dung thiết thực, đơn giản và cụ thể
cho từng đối tượng học, nhằm mục đích nâng cao dân trí và chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý có liên quan đến GN cấp xã và xóm bản
- Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là chủ tịch các xã của vùng miền núi, tỉnh
chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý, khả năng dự
báo, phân tích thực tiễn trong điều hành các hoạt động phát triển KT-XH tại các địa
phương vùng miền núi.
Các chính sách giáo dục, đào tạo nhìn chung phù hợp đã giúp cho trình độ dân trí
vùng miền núi được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và PTTH cao, số lao
động thuộc diện nghèo được đào tạo nghề không ngừng tăng từ 1.793 người năm 2014
lên 2.909 người năm 2017, tăng 42,5%.
85
Bảng 3.10. Giáo dục và đào tạo nghề vùng miền núi tỉnh Nghệ An
TT Nội dung 2014 2015 2016 2017
1 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS (%) 99 98 98 98
2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT (%) 99 94 94 94
3 Số lao động được đào tạo nghề ( Người) 40.767 39.568 38.347 36.822
4
Số lao động thuộc diện nghèo được đào
tạo nghề ( Người) 1.793 1.926 2.178 2.909
Nguồn: Sở LĐ-TBXH Nghệ An, 2018
Hai là, để giải quyết việc làm cho người nghèo, chính quyền tỉnh đã ban hành
Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 về tiếp tục nâng cao hiệu quả việc
thực hiện Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An với nội dung là nâng
cao chất lượng của đào tạo nghề, đảm bảo đào tạo nghề phải gắn kết tốt với giải quyết
việc làm cho người dân, trong đó chú trọng việc triển khai các hình thức đào tạo nghề
nghiệp ổn định cho lao động nhất là lao động ở khu vực nông thôn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Tạo việc làm cho người nghèo vùng miền núi, tỉnh chủ trương phát triển KT-XH.
Bằng các cơ chế và các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư phát triển, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Do vậy, các ngành, các khu vực kinh tế có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh lưu thông
trao đổi trên địa bàn.
Để phát triển KT-XH, chính quyền tỉnh Nghệ An có nhiều chính sách ưu tiên đầu
tư vào vùng miền núi. Vì vậy, tỉnh thu hút được nhiều dự án đầu tư trọng điểm, như
đầu tư của Tập đoàn TH true milk và số doanh nghiệp đầu tư gia tăng mạnh, nhất là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặt khác, tỉnh chủ trương và tạo điều kiện phát triển
tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia
đình nhằm tạo việc, tăng thu nhập cho người lao động vùng miền núi, trong đó có
người nghèo.
Mặt khác, tỉnh chủ trương hỗ trợ lao động đi làm việc ngoại tỉnh và đẩy mạnh
công tác xuất khẩu lao động, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng trong
giải quyết việc làm, GNBV vùng miền núi, đồng thời tăng cường tuyên truyền, đấu
tranh phòng ngừa các hành vi tiêu cực, lừa đảo trong xuất khẩu lao động.
86
Bảng 3.11: Kết quả giải quyết việc làm vùng miền núi tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính: Người
STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1
Số người có việc làm ở
trong nước
9.843 9.617 9.302 9.422
2 Xuất khẩu lao động 3.604 4.012 4.458 4.318
Tổng 13.447 13.629 13.760 13.740
Nguồn: Sở LĐ-TBXH Nghệ An, 2018
Thứ ba, chính sách về hỗ trợ và tiếp cận vốn phát triển sản xuất cho người nghèo
Một là, Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 phê duyệt Chương trình
mục tiêu GN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015, các vấn đề đặt ra đối với phát triển
KT-XH của tỉnh được tập trung ưu tiên. Trong đó, hệ thống chính sách tín dụng ưu đãi
để các hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh với
điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay; đồng thời có hướng dẫn đối với người vay
vốn để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; thực hiện gắn chặt nguồn vốn cho vay với tạo
việc làm tại chỗ bằng nhiều biện pháp như dạy nghề, hướng dẫn cách thức sản xuất,
khuyến nông, khuyến công và thực hiện chuyển giao công nghệ vào trong sản xuất
nhằm tăng năng suất lao động cho khu vực vùng miền núi; phát triển các loại hình tín
dụng hiệu quả, sát thực như cơ sở “tổ vay vốn”. Trên thực tế, trong giai đoạn 2014 –
2017, nguồn vốn vay đã tăng, với tỷ lệ cho vay tăng qua các năm. (xem bảng 3.12).
Hai là, Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 ban hành chính sách hỗ
trợ GN đối với các xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài các huyện 30a,
đầu tư chính sách hỗ trợ khai hoang, phục hóa để sản xuất nông nghiệp với định mức
12 triệu đồng/ha khai hoang; 8 triệu đồng/ha phục hóa, được hỗ trợ lần đầu tiền mua
giống, vật tư, phân bón để tổ chức sản xuất với mức 01 triệu đồng/ha. Đối với các xã
đặc biệt khó khăn vùng miền núi, tỉnh cũng xây dựng chính sách hỗ trợ làm chuồng
trại chăn nuôi gia súc, đại gia súc với mức hỗ trợ 1 lần là 1.600.000 đồng/hộ.
Ba là, Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 về tiếp tục nâng cao
hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nêu
rõ đẩy mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi và tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín
dụng đối với đối tượng liên quan đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
87
Bảng 3.12. Kết quả cho hộ nghèo vay vốn từ NHCSXH tại vùng miền núi tỉnh
Nghệ An
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Huyện/thị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
11 Huyện Nghĩa Đàn 25.847 51.601 56107 70.407
12 Huyện Thanh Chương 96.448 106.316 118.922 131.755
13 Huyện Con Cuông 29.292 49.081 48.704 59.863
14 Huyện Tương Dương 30.170 47.079 71.051 56.222
15 Huyện Qùy Châu 28.079 34.936 38.177 53.241
16 Huyện Kỳ Sơn-Nghệ An 27.642 31.681 33.257 54.883
17 Huyện Anh Sơn 49.144 60.568 72.956 103.164
18 Huyện Tân Kỳ 63.770 63.721 68.281 83.354
19 Huyện Quế Phong 31.080 50.249 57.892 52.530
110 Huyện Quỳ Hợp 60.327 69.104 78.717 94.523
111 Thị xã Thái Hòa 20.323 25.501 31.723 44.955
Tổng 462.121 589.837 675.788 804.896
Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
Thứ tư, chính sách về hỗ trợ khoa học và công nghệ cho người nghèo
Về lĩnh vực này, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ khoa học và
công nghệ cho hộ nghèo cho vùng miền núi tỉnh Nghệ An, như: Quyết định số
3946/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 phê duyệt Chương trình mục tiêu GN tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 4642/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 phê duyệt đề án
“GN và nâng cao mức sống cho nhân dân vùng miền Tây và ven biển Nghệ An đến năm
2020”; Quyết định số 5030/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 phân công trách nhiệm, quản
lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Nghệ
An; Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 ban hành chính sách hỗ trợ GN
đối với các xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài các huyện 30a; Quyết định
số 5856/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia GNBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số
12/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 về tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện Chương
trình MTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An...
88
Tựu chung lại, nội dung chủ yếu chính sách về hỗ trợ khoa học và công nghệ cho
các hộ nghèo bao gồm:
- Hỗ trợ cho phát triển sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa các hình thức sinh kế và
mở rộng mô hình GN trên địa bàn các xã nằm ngoài đối tượng của Chương trình 30a
và Chương trình 135 thông qua tổ chức, điều chỉnh nội dung của các chương trình
nhằm phù hợp với từng cơ sở tại vùng miền núi, để từ đó các hộ nghèo có thể triển
khai thực hiện dễ dàng. Cụ thể, đối với vùng miền núi cao nên trồng rừng, chăn nuôi
đại gia súc; còn đối với các vùng miền núi thấp nên triển khai các mô hình chăn nuôi
đại gia súc, trồng cây công nghiệp; bên cạnh đó cần tiến hành triển khai các mô hình
GN có hiệu quả; triển khai tập huấn cho người nghèo một cách cụ thể bằng cách cầm
tay chỉ việc.
- Triển khai hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi thông tin chi tiết về hộ nghèo,
hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Tăng cường đào tạo kỹ thuật, công nghệ cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm
của các huyện, xã vùng miền núi Nghệ An. Thông qua tổ chức tập huấn để chuyển
giao quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi; đồng thời triển khai các khóa học,
tập huấn chung để hướng dẫn đối với cán bộ thực hiện quản lý và làm công tác GN
tại các cấp nhằm xây dựng các kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả và phù
hợp. Nội dung của chương trình tập huấn thực hiện theo hướng thiết thực, phù hợp
với các đối tượng cụ thể về trình độ chuyên môn của người học, tránh trùng lặp các
chương trình đào tạo.
Thứ năm, chính sách về y tế cho người nghèo
Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 triển khai hỗ trợ cho người
thuộc hộ gia đình cận nghèo được tham gia đóng BHYT trong giai đoạn 2016 - 2020
tạo điều kiện mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo (ngoài
70% mức đóng BHYT do ngân sách trung ương hỗ trợ, đến năm 2020 NSĐP hỗ trợ
30% mức đóng (tức là người cận nghèo sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức
đóng), cụ thể theo từng năm, mức hỗ trợ của ngân sách địa phương tăng lên hàng năm
10% (2016), 15% (2017).
Số người nghèo tham gia BHYT tăng qua các năm, năm 2015 là 175.233 người,
năm 2016 là 176.846 người, năm 2017 là 1983.898 người ( xem bảng 3.13).
89
Bảng 3.13. Số người nghèo tham gia BHYT và số tiền chi BHYT cho người nghèo
tại vùng miền núi tỉnh Nghệ An
TT Huyện/thị
Số người nghèo tham gia BHYT
(người)
Số tiền chi BHYT cho người nghèo
(triệu đồng)
2014 2015 2016 2017 2014 2015 2016 2017
1 Huyện Anh Sơn 10.118 7.238 9.407 7.444 6.256 4.46 5.945 5.005
2 Huyện Con Cuông 47.861 1.445 1.054 994 29.447 892 739 672
3 Huyện Kỳ Sơn 57.801 39.375 42.292 40.485 3.579 24.374 25.913 27.665
4 Huyện Nghĩa Đàn 35.253 12.985 10.097 7.772 20.986 8.042 7.141 5.218
5 Huyện Quế Phong 54.548 21.469 24.218 28.01 33.641 13.2 14.85 18.869
6 Huyện Quỳ Châu 40.833 18.107 18.849 17.914 25.082 11.258 12.288 12.117
7 Huyện Quỳ Hợp 55.125 20.531 18.206 18.017 32.656 12.692 12.149 12.139
8 Huyện Tân Kỳ 32.014 6.706 7.476 6.793 19.375 4.166 4.825 4.608
9 Thị xã Thái Hòa 1.618 1.218 1.072 826 990 745 743 560
10 Huyện Thanh Chương 29.102 14.611 12.094 12.459 17.92 8.98 7.705 8.369
11 Huyện Tương Dương 56.659 31.548 32.081 25.004 34.376 19.605 20.69 17.085
Tổng 420.932 175.233 176.846 1983.898 1213.318 1743.777 1593.506 1343.075
Chú ý: Năm 2014 bao gồm đối tượng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn
Nguồn: Bảo hiểm Xã hội Nghệ An, 2018
Thứ sáu, chính sách an sinh xã hội cho người nghèo
Một là, hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo: Theo quyết định số 48/2014/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ và QĐ số 7376/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND
tỉnh về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở; QĐ số 33/2015/QĐ-TTg ngày
10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà theo
Quyết định 167 giai đoạn 2 thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn
2013 - 2015, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 483 căn nhà, tổng số kinh phí hỗ trợ: 6,
766 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2017, đã hỗ trợ xây nhà ở cho 1.720 hộ.
Hai là, hỗ trợ chi phí sử dụng điện cho hộ nghèo: Thực hiện theo Quyết Định số
286/QĐ-TTg ngày 23/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về biểu giá bán lẻ điện, tính
tới nay đã thực hiện hỗ trợ cho 534.165 lượt hộ nghèo, kinh phí để thực hiện 236,326
tỷ đồng.
Hỗ trợ người nghèo tiếp cận và sử dụng các dịch vụ trợ giúp về pháp lý: Tỉnh đã
hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho 2.443 người nghèo, tổng kinh phí thực hiện: 1,502 tỷ đồng.
Ba là, thúc đẩy truyền thông thông tin ở vùng miền núi tỉnh Nghệ An
Thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị cấp
xã, thôn bản, tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể đến từng hộ gia đình; tuyên truyền trực
quan bằng tờ rơi, và tuyên truyền trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng,
90
đã tổ chức hoạt động truyền thông về giảm nghèo bền vững thành công ở nhiều huyện
miền núi. Giai đoạn 2012 - 2016, đã in và cấp 10.000 tờ rơi, phát sóng 15 phóng sự
trên Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An và nhiều tin bài trên Báo Nghệ An và các
tờ báo khác về tình hình thực hiện Chương trình MTQG GN, các mô hình GN hiệu
quả, các gương tốt điển hình vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nhìn chung, với sự quan tâm sát sao của chính quyền cấp tỉnh đối với vấn đề
GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An, hầu hết các văn bản, chính sách được xây dựng
và ban hành đều gắn với thực tiễn cuộc sống của người dân địa phương. Tiến độ ban
hành các văn bản, đặc biệt là văn bản hướng dẫn thực hiện hệ thống các chính sách về
GN và các kế hoạch triển khai thực hiện cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu của các
huyện, bám sát với nội dung và các mục tiêu mà chính sách đề ra.
Mặc dù, các chính sách phát huy khá hiệu quả trên thực tế, nhưng tại một số thời
điểm, ở một số cơ quan cấp tỉnh, do chạy theo thành tích nên cũng có những chính
sách được ban hành ra chưa phù hợp với các nguồn lực của tỉnh bố trí hoặc không phù
hợp với điều kiện vùng miền núi tỉnh Nghệ An, gây lãng phí các nguồn lực GN. Việc
quản lý chưa tốt, thực hiện phân cấp phân quyền chưa rõ ràng nên vẫn còn tình trạng
thất thoát, lãng phí trong phân bổ nguồn lực, sử dụng nguồn lực để đầu tư cũng như
việc các chính sách đưa ra còn chồng chéo, bất cập và chưa lồng ghép hết toàn bộ các
chính sách GNBV vùng miền núi của tỉnh.
3.2.3. Tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn
Thứ nhất, bộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_chinh_quyen_cap_tinh_doi_voi_giam_ngheo.pdf