MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo, chính sách tôn giáo, vai
trò của chính quyền đia phương trong việc thực hiện chính
sách tôn giáo ở nước ta hiện nay. 7
1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phương
trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa -Thực
trạng và những vấn đề đặt ra . 18
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp chủ yếu phát
huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện
chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay. 21
1.4. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu . 24
CHưƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHưƠNG TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NưỚC TA HIỆN NAY . 28
2.1. Khái quát chung về tôn giáo và chính sách tôn giáo . 28
2.2. Những Vấn đề chung về chính quyền địa phương và vai trò của
chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách tôn giáo . 64
2.3. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính
sách tôn giáo. 72
CHưƠNG 3:VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHưƠNG TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH
HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA. 80
3.1. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa. 80
3.2. Thực trạng thực hiện vai trò của chính quyền địa phương trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa . 99
3.3. Hạn chế và nguyên nhân . 1141
3.4. Những vấn đề đặt ra đối với chính quyền địa phương trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay. 118
CHưƠNG 4: MỘT SỐ PHưƠNG HưỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHưƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY . 126
4.1. Phương hướng cơ bản . 126
4.2. Một số giải pháp chủ yếu . 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 165
171 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nóng, phức tạp cần phải xin ý kiến chỉ đạo.
Hai là, vận động, hƣớng dẫn các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực
hiện chính sách tôn giáo.
Mối quan hệ cốt lõi nhất trong công tác tôn giáo là quan hệ giữa chính
quyền và giáo hội. Ngoài nhiệm vụ hành chính nhà nƣớc, đặc thù của công tác
tôn giáo, chính quyền còn phải làm tốt công tác vận động, hƣớng dẫn trên
nhiều mặt, cụ thể:
- Vận động, hƣớng dẫn chức sắc, tín đồ tôn giáo thực hiện chính sách,
pháp luật.
Đồng bào tôn giáo là lực lƣợng xã hội đặc thù. Họ vừa thực hiện nghĩa
vụ của công dân trƣớc pháp luật, song họ còn phải sống theo đức tin tôn giáo.
Mặc dù pháp luật hay đức tin đều hƣớng đến chân, thiện, mỹ song khi họ mắc
sai lầm trong nhận thức, mù quáng về đức tin thì dễ dẫn đến những hành vi
cực đoan, thậm chí vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật cũng nhƣ triển khai các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng không tránh khỏi những hiểu lầm,
mâu thuẫn về lợi ích của tổ chức, cá nhân tôn giáo. Nếu không có sự hiểu biết
thấu đáo, sự cảm thông, chia sẻ một cách tích cực thì sẽ vấp phải những phản
ứng ngƣợc chiều, dễ tạo điểm nóng. Do vậy, một vai trò quan trọng của chính
quyền địa phƣơng còn là công tác dân vận chính quyền đối với chức sắc, tín
đồ tôn giáo.
- Vận động, hƣớng dẫn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đƣờng hƣớng
hành đạo của các tổ chức tôn giáo.
Mỗi tổ chức tôn giáo đƣợc nhà nƣớc công nhận và cho phép hoạt động
ở nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có tôn chỉ, mục đích, đƣờng
hƣớng hoạt động cụ thể, rõ ràng và đƣợc Nhà nƣớc thông qua.
76
Những qui định trong các văn bản này đƣợc nhà nƣớc bảo hộ. Tuy
nhiên, trong thực hành tôn giáo, một số cá nhân có xu hƣớng lợi dụng các văn
bản này để thực hiện hành vi trục lợi cá nhân, chống đối các quyết định hành
chính của chính quyền và lách luật khi đối diện với những vi phạm nghiêm
trọng. Vì vậy, song song với việc chấp hành pháp luật, các tổ chức, cá nhân
tôn giáo trƣớc hết phải thực hiện nghiêm túc những qui định của tôn giáo
mình, đặc biệt là các văn bản đã đƣợc Nhà nƣớc thông qua. Chính quyền địa
phƣơng làm tốt việc này sẽ hạn chế xu hƣớng tiêu cực, vi phạm pháp luật
trong đời sống tôn giáo.
- Hƣớng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện các thủ tục hành chính theo
quy định của pháp luật.
Hiện nay, đa số các tổ chức tôn giáo đều cho rằng, các thủ tục hành
chính về lĩnh vực tôn giáo còn quá rƣờm rà, nhiều văn bản, thủ tục chƣa thật
sự thông thoáng và có phần thiếu minh bạch, cán bộ giải quyết thủ tục thiếu
thiện chí, thời gian giải quyết chậm, khó khăn. Tình trạng này hiện đã rất phổ
biến ở hầu khắp các địa phƣơng. Đây chính là nguyên cớ để các cá nhân, tổ
chức tôn giáo xé rào, cố tình thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù
những thủ tục đã đƣợc qui định rõ, niêm yết công khai tại các cơ quan chức
năng song việc nắm bắt nhu cầu, hƣớng dẫn thực hiện đúng qui trình thủ tục,
giải quyết thỏa đáng nguyện vọng chính đáng của nhân dân có vai trò quan
trọng trong việc thực hiện chính sách cũng nhƣ ổn định tình hình tôn giáo nói
riêng và về an ninh chính trị nói chung.
- Hƣớng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù
hợp với đƣờng lối đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nƣớc.
Quan hệ đối ngoại về tôn giáo là mối quan hệ phổ biến. Nó không chỉ dừng
lại ở các tổ chức tôn giáo với nhau mà còn là quan hệ giữa quốc gia với tôn
giáo và quan hệ quốc tế. Quan hệ tôn giáo nằm trong chính sách đối ngoại
của quốc gia. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà
77
nƣớc ta đặc biệt quan tâm đến đối ngoại về tôn giáo. Trong các văn bản pháp
luật về tôn giáo, quan hệ ngoại giao, hợp tác của các tôn giáo đƣợc mở rộng
trên tất cả các mặt nhƣ: hoạt động tôn giáo, học tập, thăm viếng, hội nghị,
hội thảo, lễ hội, giao lƣu quốc tế
Quan hệ đối ngoại của các tổ chức tôn giáo nhằm tăng cƣờng quan hệ
nội bộ tôn giáo. Song cũng phải chuyển tải đƣợc những ý nghĩa giá trị về văn
hóa, nhân văn của dân tộc thông qua các mối quan hệ và đảm bảo lợi ích
chung của quốc gia dân tộc. Do vậy, chính quyền địa phƣơng các cấp, cụ thể
là cấp tỉnh phải thƣờng xuyên trao đổi, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc đến chức sắc, tín đồ tôn giáo và hƣớng dẫn
họ thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật.
Ba là, tổng kết thực tiễn, đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chính
sách tôn giáo.
Chính sách tôn giáo đƣợc ban hành là kết quả của một quá trình chuẩn bị
công phu trên cơ sở của nền tảng khoa học pháp lý và sự tổng kết thực tiễn sinh
động của đời sống tôn giáo. Trong đó, chính quyền địa phƣơng là nơi cung cấp
những tƣ liệu mới, sát hợp thực tiễn bởi những vấn đề mới nảy sinh đều diễn ra
tại đây. Khi chính sách tôn giáo đi vào cuộc sống nó có đời sống riêng thông
qua các mối quan hệ xã hội, các hoạt động tôn giáo. Có những qui định phù
hợp lập tức đƣợc đón nhận với trạng thái hồ hởi, song cũng có những qui định
khó thực hiện và thậm chí bị kỳ thị, né tránh, bất hợp tác. Do vậy, trách nhiệm
của chính quyền địa phƣơng không chỉ dừng lại ở việc tổ chức mà còn phải
giám sát thực hiện và phát hiện ra nhƣng lỗ hổng về mặt chính sách.
Thông qua những kỳ họp, hội nghị định kỳ nhƣ: Kỳ họp Hội đồng nhân
dân, họp thƣờng trực hội đồng nhân dân, các cuộc giám sát, tiếp xúc cử tri,
lồng ghép ý kiến các hội nghị thƣờng kỳ của UBND, sơ kết, tổng kết công tác
ngành để tổng hợp thông tin. Bên cạnh đó chính quyền địa phƣơng còn tập
78
trung nghiên cứu những vấn đề mới nảy sinh, những bất cập trong đời sống
tôn giáo dƣới dạng các đề tài khoa học, các chuyên đề hoặc các đề án.
Khi có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, căn cứ các văn bản pháp luật,
chính quyền địa phƣơng có thể ban hành chính sách riêng, đặc thù cho địa
phƣơng mình. Đồng thời, báo cáo, đề xuất, kiến nghị lên cấp trên để cập nhật,
tổng hợp thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách tôn giáo.
79
Tiểu kết Chƣơng 2
Chính sách tôn giáo là chính sách đặc thù của Nhà nƣớc ta trong điều
kiện một Đảng cầm quyền nên trong Luận án, tác giả đã trình bày một cách hệ
thống từ quan điểm của của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh
vực tôn giáo. Qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi khoa học về chính sách tôn
giáo tác giả nhận thấy hiện có nhiều quan niệm, nhiều cách tiếp cận khác nhau
về “chính sách tôn giáo”. Tác giả cũng đã cố gắng tiếp thu, kế thừa trên cơ sở
của tƣ duy Triết học. Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ những nội dung cơ bản của
Nghị quyết 24, Nghị quyết 25 của Đảng về đổi mới công tác tôn giáo. Cơ sở
lý luận cho việc phân tích, nhận định và đánh giá kết quả thực hiện chính sách
tôn giáo cũng nhƣ vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện
chính sách tôn giáo, mạnh dạn đƣa ra khái niệm về chính sách tôn giáo của
mình. Tác giả cũng trình bày khái quát những nội dung cơ bản, cốt lõi về
chính quyền địa phƣơng, những nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa
phƣơng theo quy định của pháp luật tín ngƣỡng, tôn giáo. Qua đó, khái quát
thành nội hàm vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính
sách tôn giáo. Bao gồm 3 nội dung cơ bản, đó là:
- Một là, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo
- Hai là, hƣớng dẫn các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện chính
sách tôn giáo.
- Ba là, tổng kết thực tiễn, đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chính
sách tôn giáo.
Đây là khung lý luận cơ bản để tác giả đi vào làm rõ thực trạng và đề
xuất giải pháp phát huy vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực
hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay.
80
Chƣơng 3
VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA
- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH THANH HÓA
3.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá hiện có 4 tôn giáo chính đƣợc Nhà nƣớc công nhận và cho
phép hoạt động là Công giáo, Phật giáo, Tin lành (thuộc tổng Hội thánh Tin
lành miền Bắc) và Cao Đài.
- Công giáo: Đƣợc truyền vào Thanh Hóa từ rất sớm (thời Hậu Lê) khi
các giáo sỹ Truyền thừa Pháp cặp cảng Cửa Bạng (Tĩnh gia) nhƣng đến năm
1932 giáo phận Thanh Hóa mới đƣợc hình thành độc lập do sự chia tách từ
giáo phận Phát Diệm (Ninh Bình). Trong quá trình phát triển, hiện nay giáo
phận Thanh Hóa có 51 Giáo xứ, 6 giáo hạt, 329 họ đạo, 01 dòng tu Mến Thánh
giá với 5 cơ sở dòng và 01 Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Sau thời gian tập
trung tổ chức mở rộng truyền giáo lên khu vực miền núi phía Tây của tỉnh, đã
có 27/27 huyện, thị xã, thành phố có tín đồ Công giáo. Về chức sắc: có 01 giám
mục, 93 linh mục, 250 tu sỹ, 365 chức việc Giáo xứ với 142.000 giáo dân.
Hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Thanh Hoá chủ yếu tập trung vào việc
đào tạo, bồi dƣỡng, củng cố hàng ngũ chức sắc, kiện toàn hệ thống tổ chức các
giáo xứ, giáo họ, tổ chức các ngày lễ lớn quy mô cấp tỉnh và liên tỉnh, tổ chức các
hội về giới, phát triển hội đoàn từ thiện nhân đạo. Bên cạnh đó, các hoạt động
khiếu kiện đòi đất đai có nguồn gốc công giáo và cố tình lấn chiếm mở rộng đất
đai tôn giáo cũng đƣợc các linh mục quản xứ quan tâm chỉ đạo, cụ thể:
Trong 10 năm trở lại đây giáo phận đã gửi đi đào tạo tại Đại chủng viện
Vinh Thanh và các trƣờng đào tạo thần học trong nƣớc và nƣớc ngoài gần 100
chủng sinh, đã thụ phong 62 linh mục. Số linh mục hiện nay tăng hơn gấp đôi
so với 10 năm trƣớc.
81
Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt tập thể quy mô lớn với nhiều chủ đề khác
nhau, đặc biệt cho giới trẻ công giáo, thu hút hàng vạn giáo dân, giáo sĩ trong
và ngoài tỉnh tham dự.
Xây dựng mới nhà mục vụ của Tòa Giám mục, dòng Mến Thánh giá;
sửa chữa, cải tạo, mở rộng nhà thờ chính toà và các nhà xứ, xây dựng lại nhà
thờ các họ đạo.
Đáng chú ý là tình trạng tập trung khiếu kiện đông ngƣời đòi đất có nguồn
gốc các cơ sở cũ của giáo hội. Hoạt động này đã lôi cuốn nhiều giáo dân tham
gia gây phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn nhƣ: việc đòi đất Công ty Điện
lực năm 1999 - 2001; đòi đất Trƣờng mầm non Trƣờng Thi A, đất tại Trung tâm
giáo dục Thƣờng xuyên tỉnh Thanh Hóa thuộc thành phố Thanh Hóa; một số cơ
sở của giáo hội còn lấn chiếm đất đai của Nhà nƣớc và gây sức ép với chính
quyền địa phƣơng ở giáo xứ Thái Bình, Hoài Yên (Tĩnh Gia), Giáo xứ Phong ý
ở xã Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ; chuyển tiền cho giáo dân mua đất xây dựng cơ sở
thờ tự và lập thủ tục đề nghị hiến cho giáo hội làm nhà thờ họ... và các quan hệ
đối ngoại về tôn giáo không báo cáo chính quyền theo quy định của pháp luật.
- Phật giáo: Hiện có 100.000 phật tử, sinh hoạt ở 313 bản hội, tập trung
chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển, các thị xã và thành phố Thanh Hoá.
Về tổ chức, hiện có 01 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, 17 Ban Trị sự Phật giáo cấp
huyện, hơn 100 chùa đang hoạt động ổn định, trong đó có 99 chùa có sƣ trụ
trì; lực lƣợng tu sỹ có 127 tăng, ni đã thụ giới Tỷ khiêu và 116 sa di và hình
đồng. Bên cạnh đó còn có lực lƣợng chức việc trong giới Phật tử.
Hoạt động của giáo hội Phật giáo Thanh Hoá tập trung vào việc xây dựng,
phát triển lực lƣợng chức sắc, tu sỹ; chỉnh đốn và nâng cao tính liên kết, liên thông
trong hoạt động các cấp của giáo hội; lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích nhằm đề
nghị chính quyền cho trùng tu, tôn tạo lại các chùa cũ đã bị hủy hoại theo thời gian
và chiến tranh; kiện toàn tổ chức giáo hội ở cơ sở, tiến hành các hoạt động phật sự
thƣờng niên và chú trọng đến hoạt động từ thiện, nhân đạo. Cụ thể:
82
Ban Trị sự Phật giáo tỉnh hàng năm cử hàng chục tăng, ni đi học ở các
trƣờng phật học nhƣ: Học viện Phật giáo, Cao đẳng Phật học và các trƣờng
Trung cấp phật học. Trong 10 năm số lƣợng tu sỹ hiện đã tăng hơn gấp đôi,
trình độ phật học có nhiều ngƣời đạt đến Thạc sỹ, độ tuổi đƣợc trẻ hóa nhanh
chóng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số Tỷ khiêu. Bên cạnh đó, Ban Trị sự quan
tâm tiến hành củng cố tổ chức, kiện toàn lại các ban, ngành trong Ban Trị sự
Tỉnh hội, thành lập mới các Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện, bổ nhiệm sƣ trụ
trì cho các chùa. Hiện Thanh Hóa là địa phƣơng đƣợc Trung ƣơng giáo hội
giao tổ chức nhiều lễ lớn, chƣơng trình sinh hoạt quy mô khu vực nhƣ: Hội
trại Thanh Thiếu niên Phật tử, các kỳ an cƣ kiết hạ khu vực Bắc miền Trung...
Là địa phƣơng đã hứng chịu nhiều thiên tai địch hoạ nên đứng trƣớc
sự khó khăn, mất mát của những ngƣời bị khổ nạn, Phật giáo Thanh Hoá đã
rất chú ý đến hoạt động từ thiện, nhân đạo. Ngoài việc phát động quyên
góp tăng ni, phật tử thăm hỏi, tặng quà các thƣơng, bệnh binh, gia đình liệt
sỹ, Ban Trị sự còn tổ chức cho các nhà hảo tâm đi cứu trợ đồng bào bị lão
lụt, tặng quà các gia đình nghèo, vận động xây dựng nhà đại đoàn kết và
xây dựng quỹ khuyến học tặng thƣởng các cháu học sinh giỏi, học sinh
nghèo vƣợt khó...
Các hoạt động phật sự theo chƣơng trình thƣờng niên nhƣ: Tổ chức lễ
Phật Đản, An cƣ kiết hạ cho tăng, ni đƣợc Ban Trị sự Phật giáo thực hiện theo
đúng các quy định của pháp luật, nghi lễ trang trọng, thuần tuý tôn giáo, bảo
đảm an ninh trật tự, an toàn, tạo niềm phấn khởi trong tăng ni, phật tử. Tuy
nhiên, có một số vấn đề nổi lên cần quan tâm là: việc chức sắc vận động, kích
động nhân dân đòi hỏi chính quyền cho khôi phục chùa cũ; tình trạng quyên
góp, kêu gọi cung tiến, công đức để xây dựng nhiều chùa lớn trong khi nền
kinh tế đang gặp nhiều khó khăn; chức sắc sử dụng tiền công đức không đúng
mục đích, mua sắm xe ô tô, mua, xây nhà riêng nhiều tỷ đồng... đã và đang
gây phức tạp trong dƣ luận và đời sống xã hội.
83
- Đạo Tin lành
Đạo Tin lành thuộc Hội Truyền giáo CMA xuất hiện ở Thanh Hoá từ
năm 1925, đã từng có nhà thờ ở thành phố Thanh Hoá, xã Xuân Bái huyện
Thọ Xuân và một số nơi khác. Qua một thời gian dài đạo Tin lành ở Thanh
Hoá đã nhạt dần, không có Mục sƣ quản nhiệm, không còn tổ chức và chỉ còn
lại 11 hộ với tổng số 19 ngƣời sinh hoạt nhóm nhỏ cầm chừng tại địa điểm
108 Quang Trung, phƣờng Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hoá.
Từ những năm 1990, hiện tƣợng ngƣời Mông ở phía Bắc di cƣ vào các
huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa đã mang theo đạo Tin lành du nhập vào
địa phƣơng. Bên cạnh đó, một số đối tƣợng đi làm ăn ở nƣớc ngoài về theo
đạo Tin lành cũng tổ chức sinh hoạt tôn giáo. Trong số đó, có những đối
tƣợng lợi dụng sự phức tạp trong tổ chức Tin lành ngƣời Mông tổ chức lôi
kéo nhóm họp để quay phim, chụp ảnh trục lợi cá nhân nguồn tiền trợ cấp từ
các tổ chức Tin lành quốc tế. Thời kỳ này cũng là thời kỳ "trăm hoa đua nở"
của đạo Tin lành trên khắp nƣớc ta mà điển hình là khu vực Tây Bắc và Tây
Nguyên nên gây cho chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa nhiều áp lực. Theo
thống kê năm 2005, toàn tỉnh có 60 điểm, nhóm Tin lành thuộc 12 tổ chức, hệ
phái khác nhau ở 35 xã, tại 11 huyện, thị xã, thành phố với gần 4000 tín đồ,
trong đó tại khu vực đồng bào Mông, huyện Mƣờng Lát đã có 3.451
ngƣời/580 hộ dân.
Sự thâm nhập của đạo Tin lành đã phá vỡ nhiều phong tục, tập quán, văn
hóa truyền thống của bà con dân tộc. Một số đối tƣợng cầm đầu ngoan cố, vẫn
lén lút truyền đạo, lôi kéo tín hữu tham gia sinh hoạt, gây nhiều khó khăn cho
công tác quản lý nhà nƣớc ở cơ sở, gây phức tạp về tình hình an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội trên vùng biên. Đặc biệt, cùng với sự thâm nhập của đạo
Tin lành là sự quan tâm theo dõi của các thế lực bên ngoài, lợi dụng sơ hở trong
thực hiện chính sách tôn giáo của một số địa phƣơng để xuyên tạc, kích động,
tạo cớ nhằm can thiệp. Đây cũng là đòi hỏi về thực tiễn để Thủ tƣớng Chính phủ
ban hành Chỉ thị 01 về một số công tác đối với đạo Tin lành.
84
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 01, tình hình sinh hoạt đạo Tin lành
ngày càng đi vào ổn định. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 01 chi hội (thuộc Tổng
hội Tin lành miền Bắc) có nhà thờ tại 108 Quang Trung, phƣờng Ngọc Trạo,
thành phố Thanh Hóa và 74 điểm nhóm thuộc 15 hệ phái, với khoảng 4.600
tín đồ sinh hoạt ở 13 huyện, thị, thành phố.
Hoạt động của đạo Tin lành đã cơ bản tuân thủ các quy định của pháp
luật, thực hiện đúng theo nội dung đăng ký đã đƣợc chính quyền chấp thuận.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm nhƣ: Tại các điểm, nhóm đã
đƣợc cấp đăng ký sinh hoạt, về pháp lý chƣa phải là cấp hành chính đạo,
nhƣng đã bầu Ban chấp sự - Ban hƣớng dẫn đạo và tổ chức sinh hoạt nhƣ một
Chi hội - Hội thánh địa phƣơng. Ở một số điểm, nhóm có hiện tƣợng hiến đất,
quyên góp tiền để xây dựng nhà nguyện trái phép. Việc cử ngƣời đi đào tạo,
bồi dƣỡng không xin phép chính quyền vẫn diễn ra; tại các điểm, nhóm chƣa
đƣợc cấp đăng ký sinh hoạt vẫn tổ chức sinh hoạt tập trung không báo cáo
chính quyền; việc chuyển đổi hệ phái, tranh giành tín đồ khu vực Mƣờng Lát
vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các huyện miền xuôi, một số trƣởng điểm,
nhóm tự xƣng vẫn tổ chức nhóm họp, không đăng ký, báo cáo với chính quyền,
tổ chức hoạt động truyền đạo trái pháp luật.
- Đạo Cao Đài:
Đạo Cao Đài du nhập vào các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn từ trƣớc
những năm 2000 với khoảng trên 100 tín đồ. Đây là lực lƣợng có thời gian
học tập và làm việc tại các tỉnh phía Nam đƣợc truyền đạo trở về quê. Sau đó
cũng cƣ trú không ổn định ở quê nhà mà tiếp tục di chuyển làm ăn nơi khác
nên việc xác định chính xác nguồn gốc và số lƣợng lúc ban đầu hết sức khó
khăn. Theo thời gian, sự dịch chuyển cơ học của những ngƣời theo đạo Cao
Đài ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, một số ngƣời có tuổi đã ổn
định ở quê nhà tổ chức sinh hoạt đạo nên đến nay, đạo Cao Đài tại Thanh Hóa
đã đăng ký hoạt động và đƣợc công nhận pháp nhân, số lƣợng tín đồ sinh hoạt
85
thƣờng xuyên khoảng 400 ngƣời với 01 Ban Chấp sự gồm 05 ngƣời. Xu
hƣớng phát triển của đạo Cao Đài tại Thanh Hóa là rất tiềm năng bởi số lƣợng
tín đồ đƣợc bổ sung cả nguồn phát triển tại chỗ và nguồn cơ học. Điều này sẽ
dự báo nhiều khó khăn cho công tác quản lý ở địa phƣơng.
Góp phần làm phức tạp và đa dạng hoá bức tranh tôn giáo ở tỉnh Thanh
Hoá còn có 7 đạo lạ là: Thanh Hải vô thƣợng sƣ, Pháp Luân công, Ngọc Phật
Hồ Chí Minh, Long hoa Di lặc, Chân Không, Ngoại cảm Tố dƣơng đang ra
sức lôi kéo tín đồ và nhóm họp sinh hoạt đạo bất hợp pháp.
3.1.2. Về tổ chức, bộ máy chính quyền tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh rộng, ngƣời đông, có 27 đơn vị hành chính cấp
huyện, bao gồm 24 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố với 637 xã, phƣờng,
trong đó có 361 xã thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố có tín đồ tôn giáo; là
tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống nhƣ: Kinh, Mƣờng, Thổ, Thái, Dao,
Tày, Nùng, H' Mông, Ê đê...; địa hình Thanh Hóa cũng hết sức phức tạp bao
gồm cả 04 vùng kinh tế: Đô thị, đồng bằng duyên hải, trung du và miền núi.
Mặc dù thống nhất ở loại hình chính quyền nông thôn nhƣng do những đặc
điểm nêu trên, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ ở các cấp chính quyền tỉnh
Thanh Hóa cũng đƣợc bố trí theo điều kiện thực tế, nhất là đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
3.2.1.1. Hội đồng nhân dân: gồm có 3 cấp: Tỉnh, huyện và xã.
- HĐND tỉnh: có 94 đại biểu.
- HĐND huyện: có 681 đại biểu.
- HĐND xã: có 7.657 đại biểu.
3.2.1.2. Bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo:
* Bộ máy quản lý nhà nước được phân theo 3 cấp: Tỉnh, huyện và xã.
- Cấp tỉnh:
+ UBND tỉnh: gồm các Ủy viên UBND tỉnh, trong đó có Chủ tịch và 05
Phó Chủ tịch; các sở và cơ quan tƣơng đƣơng sở (trong đó có sở Nội vụ).
86
+ Sở Nội vụ: cơ quan chuyên môn tham mƣu cho UBND tỉnh quản lý nhà
nƣớc về tôn giáo. Trong cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ có Ban Tôn giáo tỉnh là
cơ quan tham mƣu trực tiếp cho Giám đốc Sở Nội vụ về lĩnh vực quản lý nhà
nƣớc về tôn giáo. Cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo có 03 phòng chức năng,
gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp, phòng Công giáo - Tin lành và phòng
Phật giáo - Tôn giáo khác.
- Cấp huyện:
+ UBND huyện, thị, thành phố gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch; các
phòng và cơ quan tƣơng đƣơng (trong đó có phòng Nội vụ).
+ Phòng Nội vụ: cơ quan chuyên môn tham mƣu cho UBND huyện quản
lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn huyện.
- Cấp xã: Thành lập Ban Tôn giáo cơ sở do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch
phụ trách Văn hóa - xã hội) UBND xã làm trƣởng ban, Công chức Văn hóa xã
và Trƣởng các ngành cơ sở do địa phƣơng xác định.
* Cơ cấu cán bộ
- Cấp tỉnh: Ban Tôn giáo (thuộc Sở Nội vụ) đƣợc biên chế 14 ngƣời,
gồm 01 Trƣởng Ban, 01 Phó Trƣởng Ban, 03 Trƣởng phòng, 03 Phó Trƣởng
phòng.. Về cơ bản, bộ máy cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo
cấp tỉnh đƣợc kiện toàn đủ số lƣợng, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối
với công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Về trình độ chuyên môn: 2 ngƣời có trình độ thạc sỹ; 11 ngƣời có trình
độ đại học; 3 ngƣời có trình độ trung cấp, cao đẳng. Về lý luận chính trị: 7
ngƣời có trình độ cao cấp; 3 ngƣời có trình độ trung cấp.
- Cấp huyện: Phòng Nội vụ thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố
thƣờng bố trí đồng chí Phó Trƣởng phòng theo dõi công tác tôn giáo trên địa
bàn hoặc phân công một cán bộ của Phòng Nội vụ kiêm nhiệm công tác tôn
giáo. Theo số liệu thống kê, hiện có 26 cán bộ chuyên trách về tôn giáo cấp
huyện với trình độ về chuyên môn, chính trị nhƣ sau: Về chuyên môn: có 02
87
ngƣời trình độ Thạc sỹ, 21 ngƣời trình độ Đại học và 03 ngƣời trình độ Trung
cấp; về chính trị: có 13 ngƣời trình độ Cử nhân - Cao cấp, 10 ngƣời trình độ
Trung cấp và 3 ngƣời đạt trình độ Sơ cấp.
- Cấp xã: Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo cấp xã không có cán bộ
chuyên trách. Tại 106/361 xã có tôn giáo, việc phân công cán bộ kiêm nhiệm
công tác tôn giáo không có sự thống nhất, cụ thể: Có 12 xã do Chủ tịch hoặc
Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách; 03 xã do Chủ tịch MTTQ xã phụ trách; 47
xã do cán bộ Văn phòng - Thống kê; 31 xã do cán bộ Văn hóa xã hội; một số
xã phân công Trƣởng Công an, Chỉ huy trƣởng Quân sự, cán bộ Tƣ pháp - Hộ
tịch, cán bộ Chính sách phụ trách.
Hiện nay toàn tỉnh có 226 cán bộ kiêm nhiệm công tác tôn giáo cấp xã
với cơ cấu về trình độ nhƣ sau: Về chuyên môn: có 158 ngƣời trình độ Đại
học, 68 ngƣời trình độ Trung cấp; về chính trị: 158 ngƣời trình độ Trung cấp
và 68 ngƣời có trình độ Sơ cấp.
Có thể nói, từ năm 2003 công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về
tôn giáo các cấp từ chính phủ đến chính quyền các cấp đã đạt những bƣớc tiến
căn bản. Ở tỉnh Thanh Hóa, Ban Tôn giáo tỉnh đƣợc kiện toàn với đầy đủ các
phòng chuyên môn theo yêu cầu thực tiễn. Ở cấp huyện, các địa phƣơng nhƣ:
Thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, huyện Tĩnh gia, Nga Sơn, Nông
Cống, Yên Định đã thành lập phòng Tôn giáo. Cơ cấu cán bộ 02
ngƣời/phòng. Các địa phƣơng còn lại đƣợc ƣu tiên bố trí cán bộ chuyên trách.
Đặc biệt, một số xã có đông đồng bào theo tôn giáo còn đƣợc bố trí cán bộ
chuyên trách cấp xã. Các xã còn lại cũng đƣợc quan tâm cho thành lập Ban
công tác hoạt động không chuyên.
Qua nghiên cứu các số liệu thống kê về tổ chức bộ máy và cơ cấu cán
bộ, ta có thể nhận thấy, sau khi thực hiện Nghị định 13/2008/NĐ-CP và Nghị
định 14/2008/NĐ-CP, năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức bộ máy cán
bộ tham mƣu cho UBND tỉnh và UBND cấp huyện, tổ chức bộ máy và đội
88
ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo đƣợc tập trung về một
đầu mối là Ban Tôn giáo cấp tỉnh (thuộc sở Nội vụ) và các Phòng Nội vụ cấp
huyện, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tham mƣu và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ công tác tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh.
Tuy vậy, cũng có nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Việc xử
lý các công việc kịp thời, đòi hỏi tƣ duy quyết đoán trong tình huống đột
xuất thêm tầng nấc quản lý gây mất thời gian, dễ phân tán tƣ duy và khó tập
trung thống nhất, lý do có thể phân tích nhƣ sau: Theo phân cấp Giám đốc
Sở Nội vụ phải chịu trách nhiệm trƣớc UBND, Chủ tịch UBND tỉnh về mọi
hoạt động trong chức năng, nhiệm vụ của sở. Nhƣng về chuyên môn, những
vụ việc về tôn giáo báo cáo xin ý kiến vƣợt cấp, Trƣởng ban Tôn giáo đều
phải báo cáo Giám đốc sở. Nhƣng đồng chí Giám đốc sở không có nhiều
kiến thức, không có bề dày công tác tôn giáo nên thƣờng khó đồng ý ngay và
yêu cầu phải giải trình, thậm chí tổ chức hội nghị xin ý kiến thống nhất tập
thể và do đó sẽ kéo dài thời gian xử lý công việc. Mặt khác, về hoạt động
hành chính cũng phát sinh thêm các thủ tục. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với
Trƣởng phòng Nội vụ với UBND và Chủ tịch UBND huyện. Đa số các
huyện, thị, thành phố trong tỉnh đang bố trí Trƣởng phòng, hoặc phó phòng
theo dõi, chỉ đạo công tác tôn giáo. Nhƣng theo kết quả khảo sát, có 25/26
ngƣời không qua đào tạo về tôn giáo, chƣa từng trực tiếp công tác chuyên
trách quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, thậm chí đƣa cán bộ năng lực yếu kém
từ nơi khác về đảm nhiệm. Đối với cấp xã thì 100% hoạt động kiêm nhiệm,
trình độ hạn chế nên thƣờng hay né tránh.
Nhƣ vậy, ngoài bộ máy quản lý nhà nƣớc về tôn giáo cấp tỉnh c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_chinh_quyen_dia_phuong_trong_viec_thuc_h.pdf