MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
1.1. Tình hình nghiên cứu về chức năng, vai trò của gia đình 12
1.2. Tình hình nghiên cứu về dòng họ và thực hiện nghĩa vụ quân sự
của thanh niên 21
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀTÀI 29
2.1. Gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanhniên 29
2.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu vai trò của gia đình, dòng
họ đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên 61
2.3. Quan điểm C.Mác - Ph.Ăngghen, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta về gia đình, vai trò của gia đình 67
Chương 3: THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VAI TRÒ
CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY 73
3.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 73
3.2. Thực trạng vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện
nghĩa vụ quân sự của thanh niên 76
3.3. Các yếu tố tác động vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực
hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên hiện nay 102
Chương 4: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CỦA
THANH NIÊN HIỆN NAY 128
4.1. Một số thuận lợi, khó khăn đối với vai trò của gia đình, dòng họ
trong thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên hiện nay 128
4.2. Một số vấn đề đặt ra và đánh giá vai trò của gia đình, dòng họ đối
với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên trong những năm tới 136
4.3. Giải pháp cơ bản phát huy vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc
thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên hiện nay 145
KẾT LUẬN 152
KHUYẾN NGHỊ 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
212 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động viên con cháu, nhằm giúp con cháu vơi bớt
những băn khoăn, lo lắng. Do đó, tỷ lệ đánh giá cho hoạt động (5) của nhóm bố mẹ
có con trúng tuyển NVQS cao hơn nhóm bố mẹ không có con trúng tuyển NVQS.
Tóm lại, dù trả lời với tỷ lệ cao hay thấp, song kết quả điều tra cũng đã cho
thấy bức tranh toàn cảnh, rõ ràng về sự tham gia của các tổ chức, các lực lượng và
của gia đình, dòng họ trong giáo dục, động viên thanh niên đăng ký, khám tuyển
NVQS. Sự phối kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức, các lực lượng là một nền nếp
trong thực hiện giáo dục, động viên thanh niên đăng ký, khám tuyển NVQS ở địa
phương cơ sở hiện nay. Chính sự vào cuộc của các tổ chức, các lực lượng trong hệ
thống chính trị ở cơ sở đã tạo môi trường xã hội, áp lực xã hội đối với gia đình,
dòng họ trong việc giáo dục, động viên con em đăng ký, khám tuyển NVQS. Kết
quả điều tra khẳng định tính thực tiễn khoa học của mô hình tác động của các yếu tố
đối với thực hiện NVQS của thanh niên: mô hình vòng tròn khép kín giữa hệ thống
chính trị ở cở sở với cộng đồng làng xã và gia đình, dòng họ (Mô hình 2.2, tr. 59).
Cũng như trong giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên, trong giáo dục,
động viên thanh niên đăng ký, khám tuyển NVQS, gia đình và dòng họ vẫn giữ vai
trò quan trọng, nổi trội. Gia đình vẫn là tổ chức, lực lượng quan trọng nhất trong
91
giáo dục, động viên thanh niên đăng ký, khám tuyển NVQS. Kết quả điều tra cũng
chỉ ra rằng, trong giáo dục, tuyên truyền NVQS cho thanh niên, gia đình và dòng họ
được đánh giá ở mức cao nhất; trong giáo dục, động viên thanh niên đăng ký, khám
tuyển NVQS, vai trò của gia đình vẫn được đánh giá ở mức cao nhất, song vai trò
của dòng họ được đánh giá ở mức chưa cao. Như vậy, vai trò của gia đình, dòng họ
trong thực hiện NVQS của thanh niên có sự biến động theo nội dung, chỉ báo.
Có một vài hoạt động giáo dục, động viên thanh niên đăng ký, khám tuyển
NVQS của gia đình, dòng họ cũng đã được sử dụng trong giáo dục, tuyên truyền
NVQS cho thanh niên. Song, đã xuất hiện một số hoạt động phù hợp với việc giáo
dục, động viên thanh niên đăng ký, khám tuyển NVQS như: Dòng họ tổ chức gặp
mặt thanh niên trong dòng họ có giấy gọi đăng ký, khám tuyển NVQS và người trong
dòng họ đến từng gia đình thanh niên có giấy gọi đăng ký, khám tuyển NVQS để
giáo dục, động viên; Gia đình nhắc nhớ, động viên và trực tiếp đưa thanh niên khám
tuyển NVQS. Như vậy, vai trò của gia đình, của dòng họ đối với việc thực hiện
NVQS của thanh niên có sự phát triển phù hợp với từng giai đoạn của quá trình thực
hiện NVQS của thanh niên. Phương pháp tiếp cận hệ thống gia đình của Murray
Bowen đã chi rõ, sự phản ứng của gia đình với môi trường xã hội buộc hệ thống gia
đình phải luôn thay đổi và tự điều chỉnh để duy trì gia đình, để đáp ứng nhu cầu của
các thành viên trong gia đình cũng như thích ứng với môi trường xung quanh.
3.2.3. Vai trò giáo dục, động viên thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ
quân sự khi có giấy gọi nhập ngũ của gia đình, dòng họ
Sau khi đăng ký, khám tuyển, rồi trúng tuyển NVQS và có lệnh gọi nhập ngũ,
không ít thanh niên vẫn cảm thấy hồi hộp, lo lắng, băn khoăn. Thanh niên hồi hộp,
lo lắng vì sự thay đổi môi trường sống, vì nỗi nhớ nhà, người thân trong gia đình,
nỗi nhớ bạn bè trong thời gian sắp tới. Thanh niên băn khoăn vì ít nhiều vẫn có suy
nghĩ, nhập ngũ sẽ lấy đi cơ hội được tiếp tục học lên cao đẳng, đại học và tiến thân
trong xã hội. Do vậy, sự động viên, khích lệ của những người thân trong gia đình,
dòng họ đối với thanh niên vẫn luôn hết sức cần thiết. Điều này không những giúp
thanh niên hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc, mà còn khẳng định
vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng nền QPTD, cho thấy sự gắn kết giữa
gia đình, dòng họ với đơn vị quân đội trong giáo dục, rèn luyện chiến sĩ mới.
92
Vai trò của gia đình, dòng họ được chứng minh qua khảo sát thực tế 396 bố mẹ
có con em trúng tuyển NVQS và thanh niên đang nhập ngũ ở đơn vị quân đội. Tỷ lệ
người trả lời về vai trò của những người thân trong gia đình và vai trò của trưởng họ,
chú bác cô trong dòng họ đối với con cháu có giấy gọi trúng tuyển NVQS, chuẩn bị
nhập ngũ ở nhóm bố mẹ có con em trúng tuyển NVQS là 73,2% và 63,1%; trong khi
ở nhóm bố mẹ có con em trúng tuyển NVQS và thanh niên đang tại ngũ là 82,1% và
68,9% và nhóm thanh niên đang tại ngũ là 90,9% và 74,7%. Vai trò này càng trở nên
quan trọng hơn khi so sánh với tỷ lệ trả lời thấp hơn rất nhiều về sự tham gia của các
bác cựu chiến binh, cụ già trong thôn và bạn bè cùng trang lứa với thanh niên chuẩn
bị nhập ngũ (Biểu 3.3).
Biểu 3.3: Gia đình, dòng họ và các tổ chức lực lượng tham gia giáo dục, động
viên thanh niên trúng tuyển NVQS.
Đơn vị: %
68,9
63,1
74,7
18,9 22,2 15,7 17,7 20,2 15,2
28,3 24,7
31,8
82,1
73,2
90,9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Trưởng họ và
bác chú cô
trong họ
Cựu chiến binh Cụ già trong
thôn
Bạn bè thanh
niên
Người thân
trong gia đình
Bố mẹ thanh niên và thanh niên Bố mẹ thanh niên trúng NVQS Thanh niên đang tại ngũ
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án, năm 2012, 2013 [Phụ lục, Bảng 10].
Vai trò của gia đình, dòng họ trong giáo dục, động viên con cháu lên đường
nhập ngũ khi có giấy gọi còn được thể hiện ở khía cạnh, gia đình luôn mong muốn
thanh niên trúng tuyển NVQS để làm nhiệm vụ BVTQ. Khi hỏi 393 người là bố mẹ
có con không trúng tuyển NVQS về lý do thanh niên không được lên đường nhập
ngũ, trong bảy lý do được đưa ra: thanh niên không đủ điều kiện về sức khoẻ; thanh
niên không đủ điều kiện về học vấn; điều kiện gia đình neo đơn, khó khăn; chỉ tiêu
tuyển quân ít; thanh niên đã có giấy gọi nhập học vào các trường cao đẳng, đại học;
93
thanh niên chưa muốn nhập ngũ; gia đình chưa muốn con em nhập ngũ. Lý do gia
đình chưa muốn con em nhập ngũ có tỷ lệ trả lời rất thấp, thấp nhất trong các lý do
nêu trên, với 7,1% [Phụ lục, Bảng 11]. Điều tra bằng phiếu đối với bố mẹ có con
không trúng tuyển NVQS với câu hỏi: Ông bà có muốn được lựa chọn việc thực
hiện NVQS của con em không? gần như toàn bộ 393 người được hỏi nói có muốn
lựa chọn, chỉ có 6 người nói không, chiếm 1,5% [Biểu 3.4]. Và trong ba lựa chọn
được đưa ra: muốn con em trúng tuyển NVQS; muốn con em ở nhà phụ giúp gia
đình; muốn con em tiếp tục đi học, tỷ lệ người trả lời cao nhất cho lựa chọn muốn
con em trúng tuyển NVQS, với 44,3% [Biểu 3.4].
Biểu 3.4: Lựa chọn của bố mẹ về việc thực hiện NVQS của con em (với N = 393).
Đơn vị: %
44,3
19,6
1,5
34,6
Muốn con em trung tuyển NVQS Muốn con em ở nhà Muốn con em đi học Không lựa chọn
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án, năm 2012, 2013 [Phụ lục, Bảng 13].
Sự tham gia giáo dục, động viên của gia đình, dòng họ đối với thanh niên chuẩn
bị lên đường thực hiện NVQS khi có giấy gọi nhập ngũ được thể hiện trên nhiều
hoạt động khác nhau, như: (1) Gia đình tổ chức gặp mặt, mời đại diện cấp uỷ đảng,
chính quyền, đoàn thể địa phương, mời chú bác cô trong dòng họ, mời bạn bè của
thanh niên đến chia tay thanh niên; (2) Dòng họ tổ chức gặp mặt động viên, khích lệ
thanh niên để thanh niên thấy rõ việc thanh niên lên đường làm nhiệm vụ BVTQ
cũng là niềm vui, vinh dự, tự hào của gia đình và dòng họ; (3) Dòng họ phân công
người giúp đỡ gia đình có thanh niên trúng tuyển NVQS để thanh niên yên tâm lên
đường nhập ngũ; (4) Dòng họ huy động vật chất giúp thanh niên vơi bớt những khó
khăn, thiếu thốn và thích nghi tốt hơn với đời sống quân ngũ; (5) Người thân trong
gia đình cùng tham gia giao quân cho các đơn vị quân đội (Bảng 3.6).
94
Bảng 3.6: Những hoạt động gia đình, dòng họ thực hiện đối với thanh niên
trúng tuyển NVQS và có giấy gọi nhập ngũ theo nhóm đối tượng khảo sát.
Đơn vị: %
Những hoạt động của gia đình,
dòng họ
Bố mẹ
thanh niên
trúng tuyển
NVQS và
(N=198)
Thanh niên
đang tại ngũ
(N=198)
Bố mẹ thanh
niên trúng tuyển
NVQS và thanh
niên đang tại
ngũ (N=396)
(1) Gia đình tổ chức gặp mặt, chia tay
thanh niên
95,5 98,5 97,0
(2) Dòng họ tổ chức gặp mặt, động viên,
khích lệ thanh niên
57,6 74,7 66,2
(3) Dòng họ phân công người giúp đỡ gia
đình có thanh niên trúng tuyển NVQS
30,3 31,3 30,8
(4) Dòng họ huy động vật chất giúp thanh
niên
22,2 25,8 24,0
(5) Người thân trong dòng họ cùng tham
gia giao quân cho các đơn vị quân đội
17,7 22,2 19,9
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án, năm 2012, 2013 [Phụ lục, Bảng 14].
Bảng 3.6 thấy rằng, khi thanh niên có giấy gọi thực hiện NVQS và chuẩn bị
lên đường nhập ngũ, đã có nhiều hoạt động được dòng họ thực hiện: Dòng họ tổ
chức gặp mặt thanh niên, thành phần bao gồm trưởng họ, ban gia tộc và các chú bác
cô và anh chị em. Trong buổi gặp mặt, thanh niên được trưởng họ, cùng ban gia tộc
khuyên răn về nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc, về việc chấp
hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, về truyền thống của dòng họ trong xây
dựng và BVTQ; Dòng họ phân công các chú bác cô, anh chị em đến động viên,
thăm hỏi thanh niên, giúp thanh niên có thêm tinh thần và nghị lực vượt qua mọi
khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; Thay mặt dòng họ,
trưởng họ trao cho thanh niên vật phẩm như cây bút, quyển sổ và những hiện vật
nhỏ khác (đồng hồ, một chút tiền); Dòng họ cử người cùng gia đình tham gia lễ giao
quân cho đơn vị tiếp nhận. Chẳng hạn, tỷ lệ người được hỏi trả lời cho hoạt động (2)
và hoạt động (3) của dòng họ với thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ như sau:
nhóm bố mẹ của thanh niên trúng tuyển NVQS là 57,6% và 30,3%; còn ở nhóm
thanh niên tại ngũ, nhóm bố mẹ của thanh niên trúng tuyển NVQS và thanh niên tại
ngũ là 74,7% và 31,3%, 66,2% và 30,8%.
95
Ngoài ra, hoạt động của dòng họ với thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ
còn được chính bố mẹ có con trúng tuyển NVQS và những chiến sĩ đang tại ngũ trả
lời khi được hỏi: Các dòng họ có tham gia động viên, tổ chức cho thanh niên lên
đường nhập ngũ khi có giấy gọi không? Phần lớn người được hỏi ở nhóm bố mẹ của
thanh niên trúng tuyển NVQS (155/ 198 người, chiếm 78,3%) trả lời có, chỉ có 11,6%
trả lời không và 10,6% trả lời không rõ. Tỷ lệ trả lời ở nhóm thanh niên đang tại ngũ
cũng cao ở đánh giá có, với 79,9% và rất thấp ở đánh giá không, không rõ, với 5,6%,
14,1% [Phụ lục, Bảng 15].
Bên cạnh đó, dòng họ với vai trò chủ yếu của trưởng họ có chi phối không nhỏ
đến gia đình trong động viên thanh niên nhập ngũ. Trong tộc ước của một dòng họ
ở xã Quảng Phú Cầu ghi: “Tặng phẩm trai họ nhập ngũ BVTQ là niềm vinh dự của
gia đình và dòng họ. Hội đồng gia tộc tổ chức động viên tặng phẩm giá trị (bằng
hiện vật)” [100, tr.5]. Do đó, khi gia đình nào trong dòng họ có thanh niên được gọi
nhập ngũ, thay mặt dòng họ, trưởng họ cùng ban gia tộc có vai trò gặp gỡ, động
viên gia đình, khuyến khích, khích lệ con cháu phát huy truyền thống của dòng họ,
giữ uy tín cho dòng họ để hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với đất
nước. Đối với gia đình còn băn khoăn, lo lắng hoặc có ý định để con em trốn
NVQS, dòng họ có vai trò khuyên bảo, thậm chí răn đe, khai trừ ra khỏi dòng họ.
Trong dòng họ có người nhập ngũ thì dòng họ sẽ có một ban gia tộc
(khoảng 20 người) đến thăm hỏi động viên gia đình, động viên tặng quà là
cây bút và quyển sổ để khuyến khích con cháu mình. (PVS: Nam, Trưởng
dòng họ Đỗ, 51 tuổi, xã Quảng Phú Cầu).
Về phía gia đình, với câu hỏi: Trước khi thanh niên lên đường nhập ngũ gia
đình tổ chức gặp mặt, chia tay không? có đến 384 trên tổng số 396 người được hỏi
là bố mẹ có con nhập ngũ và thanh niên đang tại ngũ trả lời có tổ chức gặp mặt, chia
tay, chiếm 97,0% và tỷ lệ trả lời ở nhóm thanh niên đang tại ngũ là 98,5%. Tỷ lệ trả
lời này cao hơn một chút so với nhóm bố mẹ có con nhập ngũ, với 95,5% [Bảng
3.6]. Trong gặp mặt, chia tay thanh niên lên đường nhập ngũ, gia đình mời đại diện
cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương, mời những người thân trong trong
dòng họ và mời bạn bè thân thiết của thanh niên. Tỷ lệ trả lời tương ứng ở nhóm ở
nhóm bố mẹ có con nhập ngũ là 29,8%, 89,9% và 72,2%, so với tỷ lệ trả lời ở nhóm
96
thanh niên đang tại ngũ là 16,7%, 80,3% và 86,4% thì thấy rằng: cùng có đánh giá
cao cho phương án gia đình mời những người thân trong trong dòng họ và mời bạn
bè thân thiết của thanh niên và đánh giá thấp cho phương án gia đình mời đại diện
cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương [Phụ lục, Bảng 16]. Trong buổi gặp
mặt, chia tay thanh niên, hoà cùng với bữa cơm thân mật, ấm cúng là những lời
động viên, khuyên nhủ của cán bộ thôn xã, của chú bác cô, anh chị em trong họ, của
bạn bè thân thiết, nhất là của bố mẹ thanh niên. Những lời động viên, khuyên nhủ
đó đã tạo nên một bầu không khí đầm ấm, tiếp thêm nghị lực giúp thanh niên hoàn
thành mọi nhiệm vụ trong quá trình thực hiện NVQS. Một thanh niên trúng tuyển
nghĩa vụ quân sự ở địa bàn khảo sát hồ hởi nói:
Trước khi tôi lên đường nhập ngũ, dòng họ có tổ chức gặp mặt và gia
đình thì tổ chức liên hoan chia tay, việc làm này khiến tôi rất xúc động và
cảm thấy vinh dự, tự hào. Ngoài việc truyền động lực tinh thần lớn lao
cho tôi, tôi còn cảm thấy mình có trách nhiệm tiếp nối truyền thống của
dòng họ, gia đình để không phụ lòng những người thân yêu của tôi (PVS:
Nam, 18 tuổi, xã Quảng Phú Cầu).
Như vậy, kết quả điều tra khảo sát cho thấy, khi thanh niên có giấy gọi nhập
ngũ, gia đình và dòng họ đã phát huy vai trò giáo dục, động viên con em nhập ngũ.
So với giáo dục và tuyên truyền NVQS, giáo dục và động viên thanh niên đăng ký,
khám tuyển NVQS, vai trò của gia đình, dòng họ trong giáo dục, động viên con em
nhập ngũ được đẩy cao hơn, cụ thể, thiết thực hơn. Nó thể hiện ở các nội dung: đại
đa số gia đình, dòng họ mong muốn và kiên quyết cho con em lên đường nhập ngũ,
thực hiện NVQS, BVTQ; gia đình, dòng họ tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em
nhập ngũ thực hiện NVQS.
Đối với những thanh niên trúng tuyển, có giấy gọi nhập ngũ, dòng họ đã có
những việc làm thiết thực, thể hiện tốt vai trò của mình đối với việc thực hiện
NVQS của thanh niên. Dòng họ không chỉ gặp gỡ, động viên thanh niên lên
đường nhập ngũ, mà còn phân công các thành viên trong dòng họ giúp đỡ gia
đình thanh niên, huy động vật chất để trao tặng cho thanh niên và cùng địa
phương, gia đình tổ chức đưa thanh niên đến địa điểm giao quân để bàn giao cho
các đơn vị quân đội nhận quân. Qua đó có thể thấy rằng, dòng họ đã thực hiện
97
vai trò “hậu phương” đối với những con em thực hiện NVQS, phục vụ trong các
đơn vị quân đội.
Khi con em có lệnh gọi nhập ngũ, gia đình động viên, tổ chức chia tay, đưa tiễn
đến địa diểm giao quân và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để con em nhanh chóng
thích nghi với môi trường quân sự, với những ngày đầu sống xa gia đình, không có sự
theo dõi và chăm sóc của bố mẹ. Thực tiễn cho thấy rằng, gia đình, bố mẹ và người
thân của những thanh niên có giấy gọi nhập ngũ đã thực sự là “điểm tựa” về tinh thần
và vật chất để thanh niên yên tâm lên đường thực hiện NVQS của mình.
Ở thời điểm thanh niên có giấy gọi nhập ngũ, cả hệ thống chính trị ở cơ sở, cộng
đồng làng xã dồn sức, trí, lực để động viên, tổ chức cho thanh niên nhập ngũ theo
đúng quy định pháp luật. Hoạt động của hệ thống chính trị, cộng đồng làng xã hội tụ
ở các gia đình có con em nhập ngũ và kết quả của hoạt động đó ở việc các gia đình
động viên con em thực hiện NVQS đúng theo lệnh gọi nhập ngũ. Ở thời điểm này,
gia đình, dòng họ giữ vai trò quan trọng, quyết định. Kết quả điều tra cho thấy, đại đa
số các gia đình đều động viên cho con em nhập ngũ, nhưng cũng có gia đình tìm mọi
cách để con em không phải nhập ngũ, cá biệt có gia đình tổ chức cho con em trốn
tránh không nhập ngũ. Vai trò của gia đình, dòng họ quy tụ vào vai trò của trưởng họ,
chủ gia đình, được thể hiện ở mối liên hệ giữa trưởng họ, chủ hộ và thanh niên có
giấy gọi nhập ngũ. Trưởng họ, chủ gia đình kiên quyết bắt con em nhập ngũ thì sẽ
không có thanh niên nào trốn tránh NVQS và ngược lại. Thực tiễn kết quả điều tra đã
khẳng định về sự tác động của các yếu tố đến vai trò của gia đình, dòng họ theo mô
hình vòng tròn khép kín giữa trưởng dòng họ, chủ hộ gia đình và thanh niên.
Mô hình các thành phần gia đình và mối quan hệ của chúng với toàn bộ hệ
thống của Murray Bowen đã chỉ ra các tương tác gia đình là trung tâm của hệ thống
(tr.62). Nó là quá trình tương tác giữa các thành viên gia đình để xác định các quy
tắc, thể hiện sự gắn kết, khả năng thích ứng và phong cách giao tiếp của gia đình,
nhằm phục vụ các thành viên gia đình và nhu cầu của toàn bộ gia đình. Quy tắc của
gia đình, dòng họ được hình thành thể hiện ở tộc ước, gia pháp và ở việc xác định vị
trí, vị thế của trưởng họ, chủ hộ gia đình. Trong các dòng họ, gia đình Việt Nam,
trưởng họ, chủ hộ gia đình giữ vai trò quyết định các nội dung hoạt động của dòng
họ, gia đình. Tính tôn ti nghiêm ngặt trong dòng họ, gia đình xác định uy quyền uy
98
thực của trưởng họ, chủ hộ gia đình trong việc động viên, tổ chức cho con em nhập
ngũ, thực hiện NVQS.
3.2.4. Vai trò động viên, chăm lo thanh niên trong thời gian thực hiện nghĩa vụ
quân sự ở các đơn vị quân đội của gia đình, dòng họ
Sau khi nhập ngũ, thực hiện NVQS ở các đơn vị quân đội, mỗi thanh niên được
sự quản lý, giáo dục, rèn luyện trực tiếp của cán bộ chỉ huy đơn vị và phải chấp hành
nghiêm chỉnh điều lệnh, điều lệ quân đội. Nhưng quân đội cũng không phải môi trường
tách biệt hoàn toàn với xã hội bên ngoài và mỗi thanh niên khoác trên mình màu xanh
áo lính vẫn có những mối quan hệ bên ngoài xã hội, vẫn có những nhu cầu hưởng thụ
cuộc sống và vẫn chịu những tác động của cơ chế thị trường. Sau khi nhập ngũ, nhiều
thanh niên còn có những tâm tư, suy nghĩ thiệt hơn nhất định. Cá biệt có thanh niên còn
luyến tiếc cuộc sống ngoài xã hội, ngại khó, ngại khổ, sợ sau một khoảng thời gian
trong quân ngũ, thanh niên bị lỡ cơ hội học hành hay tìm kiếm một công việc thích
hợp. Do vậy, thanh niên tại ngũ rất cần sự quan tâm, động viên, nhắc nhở của các tổ
chức, lực lượng, của gia đình và dòng họ, nhất là trong những ngày đầu nhập ngũ, bắt
đầu làm quen với cuộc sống của người lính để giúp họ yên tâm công tác.
Đối với gia đình, dòng họ có con cháu nhập ngũ, ít nhiều vẫn có những lo lắng
cho thanh niên. Dù quân đội là môi trường tốt để thanh niên rèn luyện cả về phẩm
chất đạo đức, sức khoẻ, lẫn lối sống, tác phong, nghị lực vượt khó nhưng thanh niên,
nhất là trong những ngày đầu mới làm quen môi trường sống mới, chắc chắn sẽ vấp
phải nhiều bỡ ngỡ. Bởi vì, thanh niên chưa kịp thích nghi với lối sống trong quân
ngũ, chưa quen nếp ăn, ngủ, sinh hoạt của người lính và sự rèn luyện trên thao
trường. Những khó khăn, vất vả đó dễ làm cho thanh niên suy sụp, chán nản vả nảy
sinh tư tưởng đào bỏ ngũ. Hiện tượng này không những ảnh hưởng đến sự nghiêm
minh của quân đội mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chính các gia đình. Do đó, việc
thanh niên thực hiện NVQS tại các đơn vị quân đội, bên cạnh niềm tự hào của gia đình
đình, dòng họ có con cháu đang làm nhiệm vụ BVTQ, còn là nỗi lo âu của những
người thân trong gia đình, dòng họ. Họ lo cho con cháu không hoàn thành được nhiệm
vụ của người lính. Tuy sự quan tâm, lo lắng đối với thanh niên đang tại ngũ được thể
hiện ở tất cả các thành viên của gia đình, song tỷ lệ người trả lời cho sự quan tâm, lo
lắng này là khác nhau. Trong các nhóm khảo sát, tỷ lệ trả lời cao nhất đều ứng với mẹ
99
của thanh niên, như: ở nhóm bố mẹ có con nhập ngũ là 47,0% và ở nhóm bố mẹ có con
nhập ngũ và thanh niên đang tại ngũ là 42,8%, ở nhóm thanh niên đang tại ngũ là
49,5%. Tiếp đến, tỷ lệ trả lời tương ứng với các nhóm khảo sát nêu trên: bố của thanh
niên là 30,3% và 32,1%, 33,8%; anh chị em của thanh niên là 12,1% và 10,6%, 9,1%;
ông của thanh niên là 6,1% và 4,5%, 3,0%; bà của thanh niên cùng là 4,5% (Biểu 3.5).
Biểu 3.5: Sự quan tâm, lo lắng của các thành viên trong gia đình đối với thanh
niên đang tại ngũ.
Đơn vị: %
47 49,5 48,3
30,3
33,8 32,1
12,1 9,1 10,6
6,1 3 4,5 4,5 4,5 4,5
0
10
20
30
40
50
Mẹ Bố Anh chị em Ông Bà
Bố mẹ có con nhập ngũ Thanh niên đang tại ngũ Bố mẹ có con nhập ngũ và thanh niên tại ngũ
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án, năm 2012, 2013 [Phụ lục, Bảng 17].
Chính từ sự quan tâm, lo lắng của gia đình, dòng họ đối với thanh niên đang thực
hiện NVQS ở đơn vị quân đội, đòi hỏi gia đình, dòng họ phải có vai trò thiết thực để
đáp ứng những mong đợi của thanh niên và đơn vị nơi thanh niên đang rèn luyện.
Thực tế hiện nay, gia đình, dòng họ thực hiện vai trò đối với thanh niên tại ngũ thường
thông qua năm hoạt động chủ yếu: (1) Những người thân trong gia đình thường xuyên
viết thư, gọi điện thăm hỏi, động viên thanh niên yên tâm thực hiện NVQS; (2) Người
thân trong gia đình sợ thanh niên vất vả, không quen với đời sống quân ngũ nên nhờ
cậy người quan tâm giúp đỡ; (3) Người thân trong gia đình lo lắng thanh niên thiếu
thốn vật chất nên gửi tiền hoặc hiện vật cho thanh niên; (4) Người thân trong gia đình
đến đơn vị thăm hỏi để giáo dục, động viên thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong
thời gian tại ngũ; (5) Người thân trong dòng họ đến đơn vị thăm hỏi để giáo dục, động
viên thanh niên (Biểu 3.6). Những hoạt động này thể hiện vai trò to lớn của gia đình,
dòng họ đối với thanh niên tại ngũ, là nguồn bổ sung tình cảm, tinh thần hữu hiệu để
kích thích thanh niên tại ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và BVTQ.
100
Biểu 3.6: Hoạt động động viên, chăm lo thanh niên đang tại ngũ của gia
đình, dòng họ.
Đơn vị: %
60,1
56,1
64,1
27,3
23,2
31,3
11,9
15,2
8,6
53,3 54,5 52
19,4
16,2
22,7
0
10
20
30
40
50
60
70
Gia đình gọi
điện, viết thư
Gia đình nhờ
cậy người giúp
đỡ
Gia đình gửi
tiền hoặc hiện
vật
Gia đình đến
đơn vị thăm
Dòng họ đến
đơn vị thăm
Bố mẹ có con nhập ngũ và thanh niên tại ngũ Bố mẹ có con nhập ngũ Thanh niên tại ngũ
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án, năm 2012, 2013 [Phụ lục, Bảng 18].
Biểu 3.6 cho thấy, vai trò quan trọng của gia đình, dòng họ đối với thanh
niên đang tại ngũ được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể, dù tỷ lệ đánh giá
cho các hoạt động này của nhóm bố mẹ có con nhập ngũ khá đa dạng như: ở hoạt
động 1 là 56,1%, hoạt động 2 là 23,2%, hoạt động 3 là 15,2%...; tỷ lệ đánh giá cho
các hoạt động này ở nhóm thanh niên tại ngũ, nhóm bố mẹ có con nhập ngũ và
thanh niên tại ngũ cũng giống như nhóm bố mẹ có con nhập ngũ, đó là khá cao ở
hoạt động 1, với 64,1% và 60,1%, thấp ở hoạt động 2, với 31,3% và 27,3% và rất
thấp ở hoạt động 3, với 8,6% và 11,9%.
Dù tỷ lệ trả lời cho các hoạt động động viên, chăm lo thanh niên đang tại ngũ
của các gia đình, dòng họ ở cả ba nhóm khảo sát không quá cao (chỉ có hoạt động
1 và có tỷ lệ trả lời trên 50,0% và trên 60,0%, các hoạt động còn lại phần lớn phần
lớn có tỷ lệ trả lời dưới 30,0%) nhưng cũng chứng tỏ: một là, trong điều kiện môi
trường tương đối khép kín của quân đội, thanh niên lại được rèn luyện để trở thành
anh “Bộ đội cụ Hồ”, lẽ ra gia đình, dòng họ có thể “phó mặc” cho đơn vị, quân
đội, nhưng gia đình, dòng họ vẫn cho thấy vai trò không thể thiếu trong chăm lo,
động viên thanh niên đang tại ngũ; hai là, các hoạt động được gia đình, dòng họ
101
chăm lo, động viên thanh niên tại ngũ tuy khá đa dạng, song vẫn chủ yếu tập trung
vào hình thức viết thư, gọi điện hay lên đơn vị trực tiếp thăm hỏi. Hình thức nhờ
cậy người giúp đỡ, tuy vẫn có nhưng không nhiều. Hoạt động gửi tiền hoặc hiện
vật có tỷ lệ người trả lời thấp nhất.
Ở thời điểm hiện tại, việc bảo đảm về ăn, ở, mặc, sinh hoạt cho người chiến
sĩ khá tốt. Với những chiến sĩ quê ở khu vực nông thôn, miền núi, điều kiện về ăn,
ở, mặc, sinh hoạt của đơn vị quân đội có thể còn tốt hơn ở gia đình. Ngoài việc
bảo đảm các chế độ về ăn, mặc, các chiến sĩ lại được trợ cấp hàng tháng khá cao,
có chiến sĩ, sau khi hoàn thành NVQS còn có một khoản tiền nhất định về phụ
giúp gia đình. Vì thế, gia đình gửi tiền hoặc hiện vật cho chiến sĩ có xu hướng
giảm. Trong các nhóm điều tra, hoạt động gửi tiền hoặc hiện vật của gia đình cho
thanh niên đang tại ngũ có tỷ lệ người trả lời thấp nhất phù hợp với thực tế nuôi
dưỡng bộ đội hiện nay. Vấn đề mà người chiến sĩ cần đó là tình cảm gia đình, tình
thương yêu của bố mẹ. Thực tiễn cho thấy, gia đình luôn luôn là điểm tựa về tinh
thần của người chiến sĩ quân đội.
Nói về môi trường sinh hoạt trong quân đội, khi hỏi một thanh niên đang thực
hiện NVQS ở đơn vị quân đội, được biết:
Nói thật với anh rằng, lúc mới trúng tuyển NVQS, chuẩn bị lên đường
nhập ngũ, dù rất phấn khởi nhưng trong suy nghĩ em vẫn không ngớt
những băn khoăn. Bố, mẹ em cũng có đôi chút lo lắng vì sợ em không
quen với môi trường quân ngũ, sợ em ăn đói, chịu khổ nên lúc em đi,
bố, mẹ, r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (5).pdf