Luận án Vai trò của hội đoàn công giáo đối với đời sống đạo ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 3

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 10

6. Bố cục của luận án 12

C ƣơn 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 13

1.1. Một số công trình nghiên cứu chung về Công giáo ở Việt Nam 13

1.2. Các nghiên cứu về hội đoàn Công giáo ở Việt Nam 14

1.3. Một số nghiên cứu về đời sống đạo của ngƣời Công giáo ở Việt Nam 21

1.4. Một số nhận xét về các nghiên cứu đi trƣớc và những hƣớng tiếp tục

đƣợc triển khai trong luận án 26

Tiểu kết chương 1 28

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI

ĐOÀN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM 30

2.1. Khái quát sự du nhập và phát triển của Công giáo ở Việt Nam 30

2.2. Hội đoàn Công giáo qua một số văn kiện của Giáo hội Công giáo 33

2.3. Quá trình phát triển của hội đoàn Công giáo ở Việt Nam 44

2.4. Thực trạng và phân loại hội đoàn 52

2.5. Những vấn đề cơ bản của hội đoàn 66

Tiểu kết chương 2 81

C ƣơn 3: HỘI ĐOÀN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO VÀ MỘT SỐ

BIỂU HIỆN CƠ BẢN 83

3.1. Hội đoàn với đời sống đạo 83

3.2. Một số biểu hiện vai trò của hội đoàn đối với đời sống đạo của ngƣời

Công giáo ở Việt Nam hiện nay 90

Tiểu kết chương 3 121C ƣơn 4: NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VAI TRÒ CỦA

HỘI ĐOÀN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO, CÔNG TÁC QUẢN LÝ

NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỘI ĐOÀN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 123

4.1. Nhận xét về đặc điểm của mối quan hệ giữa vai trò của hội đoàn với

đời sống đạo 123

4.2. Nhận xét về tính chất của mối quan hệ hội đoàn và đời sống đạo 131

4.3. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hội đoàn và một số khuyến nghị 138

Tiểu kết chương 4 146

KẾT LUẬN 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 158

pdf192 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của hội đoàn công giáo đối với đời sống đạo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào tộc ngƣời, vào văn hóa vùng miền vào không gian, thời gian thậm chí vào mỗi cộng đồng giáo họ, giáo xứ. Vì vậy có thể ở giáo họ, giáo xứ này có những biểu hiện đặc thù về đời sống đạo mà ở giáo xứ, giáo họ khác không có. Vì vậy đời sống đạo của Công giáo ở Việt Nam cùng với những nội dung chung còn là những biểu hiện đặc thù. Bức tranh về đời sống đạo của Công giáo ở Việt Nam vì vậy hết sức phong phú, đa diện, đa sắc mầu. Một khía cạnh khác khi nói đến đời sống đạo cần phải đƣợc thể hiện cụ thể qua ba tầng lớp trong dân Thiên Chúa là chức sắc, tu s và giáo dân. Tuy nhiên với đội ngũ chức sắc, tu s , là những ngƣời tu hành, gắn chặt với chuẩn mực và lề luật của giáo hội, nên đời sống đạo căn cứ theo khuôn thƣớc, ít xáo trộn bởi các bận tâm trần thế, ít biết đổi và bản thân họ đã có hƣớng đích lựa chọn dấn thân cuộc đời cho Thiên Chúa, sống đời sống tận hiến. Họ đã tuyên tín và hƣớng 84 đích dấn thân rõ ràng, cụ thể, có một đời sống tâm linh sốt sắng, vững chắc. Bởi vậy, trong luận án này, khi đề cập tới vai trò của hội đoàn Công giáo với đời sống đạo, quan tâm của luận án chính là vai trò của nó tới đời sống đạo của chính những ngƣời giáo dân, những cộng đồng giáo dân. 3.1.2. Biểu hiện đời sống đạo của giáo dân Giáo hội coi giáo dân là thành phần Dân Chúa, đời sống đạo của giáo dân, một cách khái quát cũng bao gồm sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động hƣớng đích xã hội. Điều dễ nhận thấy trƣớc tiên trong sinh hoạt tôn giáo của ngƣời giáo dân là nó hầu nhƣ đƣợc diễn ra trong các không gian tôn giáo chung và xung quanh cộng đồng tôn giáo của họ. Đó là nhà thờ, khuôn viên nhà xứ, đền thánh hay tại tƣ gia. Trong không gian đó ngƣời Công giáo đƣợc tự do bày tỏ niềm tin của mình và các nghi thức để biểu lộ niềm tin đó. Với giáo dân việc bày tỏ các cử chỉ hành vi với đối tƣợng thiêng của mình trong không gian tôn giáo đƣợc xem là các thực hành đạo đức tôn giáo. Các thực hành này đƣợc quần chúng giáo dân thực hành dƣới sự chỉ dẫn của giáo hội và mang tính hội nhập với các yếu tố truyền thống Việt Nam đƣợc gọi là “lòng đạo đức bình dân”. Với các hoạt động hƣớng đích xã hội của ngƣời Công giáo, cũng rất đa dạng nhƣ kinh doanh, sản xuất, làm chức nghiệp cho đến các công tác xã hội nhƣ giáo dục, bảo trợ, chăm sóc trẻ em, ngƣời già, thiện nguyệnĐiều cần xem xét trong các hoạt động này chính là tính tôn giáo ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới cách ngh và hành vi của ngƣời giáo dân khi họ thoát ra khỏi môi trƣờng giáo xứ, giáo họ và hành xử với tƣ cách một công dân có niềm tin vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi xem xét đời sống đạo, luận án chủ yếu tập trung phân tích các biểu hiện, tính chất, đặc điểm, tƣơng quan của hội đoàn với đời sống đạo ở trong không gian tôn giáo. Bởi vì đây là nơi diễn ra đời sống đạo điển hình đặc trƣng nhất và cũng là nơi các hội đoàn hình thành, phát triển, tác động và tạo ra các nếp sinh hoạt Công giáo có tính chất đặc thù. Nhìn chung hoạt động tôn giáo của đời sống đạo là một vấn đề rộng lớn. Trong khuôn khổ luận án, đời sống đạo của bậc giáo dân đƣợc luận án tiếp cận bởi ba “chân đế” đó là niềm tin/ đức tin đối với Công giáo; Việc thực hành nghi lễ, tức là biểu hiện niềm tin bằng các hình thức tôn giáo cụ thể; cuối cùng là vai trò của họ đối với cộng đoàn. Đi vào cụ thể ở mỗi “chân đế” lại bao hàm những nội dung khác nhau. 85 Niềm tin/ đức tin của tín đồ nếu chỉ đƣợc biểu hiện là những trạng thái tin tƣởng của tín đồ đối với tín lý, giáo lý thì đó chỉ là một phần cơ bản. Những trạng thái tin tƣởng của tín đồ với tín lý, giáo lý còn phải đƣợc thể hiện họ sống đời sống tín lý, giáo lý, giới răn, giáo luật nhƣ thế nào. Chẳng hạn, họ chỉ tin, thờ một Thiên Chúa duy nhất; họ phải dành ngày chủ nhật để tham dự Thánh lễ; Phải xƣng tội chịu lễ vào Mùa Chay; Phải sống đời sống hôn nhân một vợ một chồng Bởi theo quan điểm của Giáo hội “Đức tin mà không có hành động là đức tin chết”. Vậy là đức tin phải đi liền với những việc làm cụ thể hay nói cách khác phải cụ thể hóa đức tin. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua câu chuyện ngƣời Samari nhân hậu trong sách Phúc Âm. (X. LC. 10-25-37) Nhƣ vậy niềm tin/ đức tin ngoài việc có tín tƣởng còn là việc thực hành tín tƣởng ấy. Suy đến cùng, tín tƣởng ấy đƣợc quy vào 4 chức cũng là hai nội dung căn cốt, đó là: Mến Chúa - Yêu ngƣời (hay còn gọi là đối Thần và đối Nhân). Ngƣời giáo dân phải thực hành trọn vẹn hai nội dung này. Thực hành nghi lễ của ngƣời giáo dân Việt Nam thể hiện rất phong phú. Ngoài việc thực hành nghi lễ phải có đối với bất kỳ một tín đồ Công giáo nào dù là Công giáo ở Việt Nam hay ở bất kỳ tín đồ Công giáo của quốc gia nào, ngƣời Công giáo Việt Nam còn có những biểu hiện thực hành nghi lễ mang tính đặc thù. Tính đặc thù này biểu hiện trƣớc hết là việc “tỏ bày” các hình thức của lối sống đạo bình dân hay là “lòng đạo đức bình dân”. Lòng đạo đức hay lối sống đạo bình dân đƣợc hiểu một cách giản đơn là ngƣời tín đồ ngoài niềm tin chính thống đƣợc quy định bởi tín lý, giáo lý, giáo luật, giớ i răn và những nghi thức thể hiện chính thống, còn là những biểu hiện về niềm tin và thực hành nghi thức thể hiện niềm tin theo tâm thức tâm linh, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, văn hóa truyền thống của tộc ngƣời, của vùng miền, của đất nƣớc nơi mà Công giáo hiện diện. Trƣớc Công đồng Vatican II, “lòng đạo đức bình dân” đã không đƣợc nhìn nhận, tôn trọng thậm chí còn có khuynh hƣớng cho rằng có thể đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạc giáo, làm mất đi “căn tính Kitô giáo”. Lòng đạo đức bình dân chỉ đƣợc Giáo hội Công giáo thực sự đƣợc chấp nhận sau Công đồng Vatican II, dƣới thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đƣợc xem là “Giáo hoàng của sự hội nhập văn hóa”. Dƣới triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành một văn kiện rất đáng quan tâm, đó là văn kiện: “Chỉ 86 nam về lòng đạo đức bình dân và phụng vụ - Nguyên tắc và định hướng”. Văn kiện này đƣợc ban hành bởi Bộ Phụng vụ và Kỷ luật Bí tích ngày 17-12-2001. “Lòng đạo đức bình dân đƣợc diễn tả qua những hình thức đa dạng và tiềm tàng, bắt nguồn từ chính đức tin thành khẩn, và do đó, cần phải đƣợc khuyến khích với đặc tính trung tâm của Phụng vụ Thánh, nhƣng khi ta khuyến khích đức tin của giáo dân, vốn coi lòng đạo đức bình dân đó là một hình thức diễn tả lòng tự nhiên của mình, thì những hình thức ấy chuẩn bị tâm hồn cho việc cử hành các mầu nhiệm thánh” [50, tr.9]. Cần lƣu ý rằng trƣớc đó, ngày 4 tháng 12 năm 1988, trong Tông thƣ Vicenmus Quintus Annus, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đƣa ra khái niệm về “Lòng đạo đức bình dân”. Tông thƣ có đoạn: “Lòng đạo đức bình dân không thể làm ngơ hoặc đối xử một cách dửng dƣng hay miệt thị vì nó rất giầu giá trị và tự thân nó đã diễn tả nền tảng tín ngƣỡng của con ngƣời trƣớc Thiên Chúa”. Lòng đạo đức bình dân đƣợc hiểu nhƣ sau: “Qua dòng thời gian, các Giáo hội Tây Phƣơng đã nổi bật nhờ khả năng phát triển và đâm rễ vào Dân Chúa, cùng với và bên cạnh các cử hành phụng vụ, những hình thức phong phú và đa dạng, để biểu lộ một cách đơn sơ và lòng nhiệt thành niềm tin vào Thiên Chúa, tình yêu đối với Chúa Cứu Thế, sự khẩn cầu Chúa Thánh thần, lòng sùng kính trinh nữ Maria, việc tôn kính các Thánh, bổn phận hoán cải và tình bác ái huynh đệ” [50, tr.18-19]. Nhƣ vậy đời sống đạo của giáo dân Công giáo Việt Nam còn bao gồm cả nội dung sống đạo theo Lòng đạo đức bình dân. Tuy nhiên Công giáo ở Việt Nam một thời gian dài thuộc về một số dòng truyền giáo. Trong đó phụ thuộc chính vào dòng truyền giáo Đa Minh và Hội Thừa sai Paris. Do xuất phát từ một số quan điểm khác nhau của mỗi dòng mà Lòng đạo đức bình dân có những biểu hiện khác nhau. Phần đông các nhà nghiên cứu trong và ngoài đạo Công giáo đều cho rằng Lòng đạo đức bình dân của các giáo dân thuộc sự cai quản của dòng Đa Minh trƣớc đây nhƣ các giáo phận: Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn - Cao Bằng lòng đạo đức bình dân đa dạng, phong phú hơn giáo dân ở các giáo phận thuộc sự cai quản của Hội Thừa sai Paris. Do đặc tính của văn hóa vùng, miền, đặc thù về cộng đồng tín đồ, về lịch sử truyền giáo mà giáo dân tuy thuộc về sự cai quản của dòng Đa Minh nhƣng biểu hiện về lòng đạo đức bình dân ở mỗi giáo phận, giáo hạt, giáo xứ, làng Công giáo có sự khác nhau. 87 Điều này tạo nên sự đa dạng, đa sắc màu về lòng đạo đức bình dân, kéo theo đó là sự đa dạng, đa sắc màu về đời sống đạo của ngƣời Công giáo Việt Nam. Đối với Thiên Chúa “cùng với và bên cạnh cử hành phụng vụ” đƣợc quy định trong Sách Lễ Rôma - tính chính thống, lòng đạo đức bình dân của ngƣời Công giáo Việt Nam thể hiện đối với Thiên Chúa trong Mùa Chay nhất là Tuần Thánh với những diễn hoạt về Thiên Chúa chịu nạn, phục sinh hết sức phong phú. Những diễn hoạt thể hiện qua các nghi thức ngắm kèo, ngắm đứng, thể hiện bởi tụng đọc với những cung giọng khác nhau. Ngƣời Công giáo Việt Nam thể hiện sự tôn sùng Thánh thể (Mình Thánh Chúa Giêsu) qua nghi thức chầu lƣợt. Đó là nghi thức mà ở đó một giáo xứ thay mặt cho giáo phận chầu Mình Thánh Chúa Giêsu một cách trọng thể. Chầu lƣợt từ lâu ăn sâu vào niềm tin của ngƣời Công giáo miền Bắc. Đó đƣợc gọi là tuần chầu lƣợt Đối với Đức Maria, theo tín lý Công giáo chỉ là Thánh Thông Công nhƣng lòng đạo đức bình dân của ngƣời Công giáo đã tôn vinh, tôn quyền Thánh nhân theo tâm thức thờ Mẫu. Ngƣời Công giáo Việt Nam cầu nguyện, xin ơn Đức mẹ nhƣ Thánh nhân: cứu khổ, cứu nạn; che chở; sinh sôi. Trong thời kỳ nhà nƣớc phong kiến cấm đạo các thừa sai, các linh mục ngƣời Việt thƣờng “chạy đến” với Thánh nhân xin đƣợc ơn thoát nạn. Ngày nay xin ơn Đức Mẹ: cứu khổ, cứu nạn; che chở; sinh sôi vẫn đƣợc không ít ngƣời Công giáo Việt Nam thực hiện dƣới các hình thức khác nhau. Sùng kính Đức Maria, biểu lộ qua lòng đạo đức bình dân của ngƣời Công giáo Việt Nam có thể xem là một trong những nét đặc thù, tiêu biểu nhất về lòng đạo đức bình dân. Đồng thời đó cũng là những nét đặc thù, tiêu biểu nhất về đời sống đạo của ngƣời Công giáo Việt Nam. Đối với các thánh thông công, về tín lý họ chỉ đƣợc thờ kính, vai trò của họ chỉ là cầu bầu, ngh a là nếu tín đồ cầu xin họ sẽ chuyển lời cầu lên Thiên Chúa. Bởi họ theo tín lý Công giáo họ không có năng quyền ban ơn. Song ngƣời Công giáo Việt Nam với lòng đạo đức bình dân, cũng nhƣ đối với Đức Maria, một số thánh thông công đã đƣợc tôn quyền. Ngƣời Công giáo cầu nguyện, xin ơn bởi họ. Hay nói một cách khác một số thánh thông công trong tín tƣởng của giáo dân họ có quyền năng ban ơn một số l nh vực về đời sống tinh thần cũng nhƣ đời sống vật chất. Chẳng hạn ông Thánh Antôn cứu giúp ngƣời nghèo, ông thánh Martin giúp họ tìm lại của cải bị mất, ông Thánh Rôcô giúp họ mau lành bệnh. 88 Lòng đạo đức bình dân của ngƣời Công giáo Việt Nam còn thể hiện ở việc sùng kính thánh tử đạo. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam dƣới triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn chịu sự cấm đạo. Trong việc giữ đạo, một số tín đồ Công giáo, giáo s , chức việc do kiên lòng giữ đạo đã chịu chết. Giáo hội Công giáo chọn lựa những ngƣời chịu chết về giữ đạo tiêu biểu để phong thánh. Những ngƣời đƣợc phong thánh dù là ngƣời Việt hay ngƣời nƣớc ngoài, du là linh mục, tu s hay giáo dân đều đƣợc tín đồ sùng kính, thậm chí là xin ơn. Lòng đạo đức bình dân mà ngƣời Công giáo Việt Nam thực hành đã làm cho đời sống tôn giáo của họ trở nên phong phú với những sắc thái riêng. Đáng lƣu ý là trong các hội đoàn Công giáo thì nhiều hội đoàn trực tiếp hoặc một cách gián tiếp tham gia vào việc thể hiện, biểu lộ lòng đạo đức bình dân nhƣ Hội Con hoa, Hội Trống, Hội Trắc, Hội Các bà mẹ Công giáo, Hội Gia trƣởng, Hội Con cái Thánh Tử đạo. 3.1.3. Tương quan giữa hội đoàn và đời sống đạo Hội đoàn là hình thức tập hợp giáo dân ở các lứa tuổi, nghề nghiệp của Giáo hội Công giáo cho hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Ngoài ra hội đoàn còn có vai trò đối với một số hoạt động trần thế dƣới ảnh hƣởng của tôn giáo. Trừ trẻ nhỏ từ khi sinh ra đến tuổi học mẫu giáo và những ngƣời già yếu, bệnh tật còn lại hầu nhƣ ngƣời Công giáo nào ở Việt Nam cũng thuộc về một hội đoàn. Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh cùng thầy hƣớng dẫn có tiến hành điều tra, khảo sát ở các giáo xứ, giáo họ cho thấy: Có một số tín đồ tham gia tới 2-3 hội đoàn. Chẳng hạn có ngƣời vừa tham gia Hội Kèn đồng (kim nhạc) vừa tham gia Hội Các bà mẹ Công giáo. Có một số em vừa là hội viên của hội hát (ca đoàn) vừa là hội viên của hội Giáo lý Do hội đoàn tập hợp giáo dân ở các lứa tuổi, giới, nghề nghiệp mà giáo dân trẻ, trung niên, già, là nam hay nữ, thuộc nghề nghiệp gì theo đó mà lựa chọn việc gia nhập các hội đoàn phù hợp. Nhƣ Hội đoàn Thiếu nhi Thánh thể là hội đoàn hƣớng đến giáo dục giáo lý, đạo đức, nuôi dƣỡng đời sống đức tin cho các em ở nhiều lứa tuổi khác nhau: ở tuổi 4-6 trẻ em vào ngành Chiên con chuẩn bị cho tiến trình khai tâm Kitô giáo; từ 7-10 tuổi trẻ em gia nhập ngành Ấu nhi để chuẩn bị cho rƣớc lễ lần đầu; 11-13 tuổi các em vào ngành thiếu nhi chuẩn bị cho thêm sức; 14-16 tuổi vào ngành ngh a s chuẩn bị cho rƣớc lễ trọng thể; 17- 18 tuổi vào ngành Hiệp s ; trên 18 tuổi vào Huynh trƣởng chính là các giáo lý 89 viên. Trên đây là tƣ liệu điền dã thu thập ở giáo xứ Tân Kim, giáo hạt Hải Dƣơng, giáo phận Hải Phòng thời điểm tháng 3-2018 và trao đổi với Linh mục phụ trách Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam về Hội Thiếu nhi Thánh thể. Nhi nữ, thanh nữ có thể tham gia hội dâng hoa, dâng hạt nhƣng khi lấy chồng sẽ không tham gia. Ngƣời trung tuổi hoặc cao tuổi là nam giới có thể tham gia hội Gia trƣởng, hội dòng Ba Đa Minh, dòng Ba Phan sinh. Tƣơng tự nữ giới có thể tham gia hội Các bà mẹ Công giáo, hội Hiền mẫu nhƣng cũng có thể tham gia hội Dòng ba. Một bộ phận giáo dân lại chọn hội nghề nghiệp để tham gia nhƣ hội Doanh nhân Công giáo, Giới trẻ Sinh viên Công giáo, hội Bác s Công giáo Vậy nên, có thể nói Giáo hội Công giáo Việt Nam là tổ hợp của các loại hình tổ chức hội đoàn. Ngoài hệ thống tổ chức hành chính đạo theo các cấp: Giáo phận, giáo hạt, giáo xứ, giáo họ, họ lẻ, khu vực đạo (hay giáo khu hoặc các tên gọi khác nhƣ xóm đạo, dâu đạo) là hệ thống tổ chức các hội đoàn. Có những hội đoàn có tổ chức thành hệ thống giáo phận hoặc liên giáo phận, có tổ chức có cấp giáo hạt. Song nhìn chung hội đoàn thƣờng chỉ ở cấp giáo xứ. Tùy theo mỗi điều kiện mà mỗi giáo xứ thành lập nhiều hay ít, tên gọi cũng có sự khác nhau. Dù theo lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, tên gọi khác nhau nhƣng các hội đoàn đều hƣớng tới việc loan báo, học hỏi, chia sẻ Lời Chúa; thực hành các nghi lễ và xây dựng, củng cố, nâng đỡ cộng đoàn. Tùy theo mỗi hình thức tập hợp hội đoàn mà hội đoàn đó, cụ thể là các hội viên có vai trò, vị trí khác nhau đối với đời sống đạo. Chẳng hạn giáo lý viên sẽ là ngƣời trực tiếp truyền đạt những tín lý, giáo lý căn bản cho cộng đồng. Nhƣng hội viên cốt cán của dòng Ba Đa Minh tham dự vào việc chia sẻ Lời Chúa với các hội viên trong dòng. Những hoạt động tán trợ, hoạt động từ thiện xã hội ẩn tàng phía sau là việc loan báo Tin Mừng đối với cộng đồng, đồng đạo nhƣng trên một phƣơng diện nào đó, một không gian nào đó còn là việc loan báo Tin Mừng (truyền giáo) ra cộng đồng khác đạo. Mối quan hệ giữa tổ chức hội đoàn với đời sống đạo là mối quan hệ tƣơng hỗ, tác động lẫn nhau. Hội đoàn đông ngƣời tham gia, tổ chức chặt chẽ, có nội quy, quy định rõ ràng, hoạt động duy trì đều đặn, quy củ, hội viên sốt sắng tham gia chắc chắn ở hội đoàn đó đời sống đạo của hội viên đƣợc duy trì, niềm tin/ đức tin tôn giáo hội viên đƣợc kiên định, sốt sắng. Đồng thời theo đó các hội viên tích cực thực hiện các nghi lễ dù đó là nghi lễ phụng vụ (quan phƣơng) hay 90 phi quan phƣơng (đƣợc hiểu là lòng đạo đức bình dân). Sự hiện diện của các hội đoàn trong các cuộc lễ, đi kiệu, lễ chầu lƣợt, hành hƣơng, những hình thức dâng hoa, dâng hạt với những hình thức diễn tả hay biểu hiện khác nhau tất yếu làm cho đời sống đạo trở nên phong phú. Ở chiều ngƣợc lại trong mối quan hệ tƣơng hỗ khi niềm tin/ đức tin tôn giáo của hội viên kiên định, hội viên hội đoàn sốt sắng thực hiện các nghi lễ chắc chắn tổ chức hội đoàn đó đƣợc duy trì bền vững, hoạt động mạnh mẽ hơn. Hội đoàn đó cũng sẽ có sức hút các hội viên tham gia hơn, nội bộ trong hội đoàn đƣợc củng cố, sinh hoạt của hội đoàn sẽ đƣợc duy trì đều đặn, thƣờng xuyên. Tổ chức hội đoàn phong phú, tham dự càng nhiều vào hoạt động của đời sống đạo tất yếu các l nh vực ấy không chỉ đƣợc củng cố, duy trì mà còn phát triển. Qua điều tra khảo sát điền dã ở một số giáo xứ, giáo họ cho thấy một số giáo xứ, giáo họ ở thị xã, thị trấn, ở vùng sâu, vùng xa, hoặc giáo xứ có đông tín đồ di dân (gần các khu công nghiệp, khu chế xuất) chƣa có điều kiện thành lập nhiều hội đoàn, đời sống đạo của giáo dân thƣờng tẻ nhạt chủ yếu chỉ tham dự thánh lễ ngày chủ nhật, ít hoặc không thấy đến nhà thờ cầu nguyện. Đặc biệt lối sống đạo của lòng đạo đức bình dân ít thậm chí là không thấy biểu hiện. Tổ chức hội đoàn về một chiều kích nào đó còn là tổ chức kiểm soát, giám sát tín đồ. Việc kiểm soát, giám sát tín đồ có mặt tích cực là đòi buộc tín đồ phải thực hiện tốt bổn phận tôn giáo của mình. Nhƣng, trong không ít trƣờng hợp sự kiểm soát, giám sát tạo áp lực đối với các hội viên. Bởi họ ngoài việc làm tròn bổn phận của tín đồ còn phải làm tròn bổn phận của một công dân. Không ít tín đồ vì mƣu sinh, vì các điều kiện, hoàn cảnh cá nhân khác nhau đã không làm tròn đƣợc bổn phận sẽ mặc cảm, tự ti thấy mình có lỗi, thậm chí có tội với Thiên Chúa, với cộng đồng. Có ngƣời vì vậy mà bị cộng đồng lạnh nhạt, thậm chí tẩy chay. 3.2. Một s biểu iện vai trò của ội đo n đ i với đời s n đạo của n ƣời Côn iáo ở Việt Nam iện nay 3.2.1. Vai trò của hội đoàn đối với đời sống đạo của người giáo dân trên phương diện niềm tin Đối với bất kỳ một tôn giáo nào trong đó có Công giáo để duy trì căn tính tôn giáo của mình đều phải ngh đến việc tạo dựng niềm tin và giữ vững, duy trì niềm tin tôn giáo cho tín đồ. Việc duy trì niềm tin tôn giáo - Công giáo cho tín đồ, ngoài vai trò chính và quan trọng của hàng giáo phẩm thông qua việc rao 91 giảng Lời Chúa trong thánh lễ và những hoạt động giảng dạy khác còn có vai trò của hội đoàn Công giáo. Vai trò của của hội đoàn Công giáo với niềm tin của tín đồ đƣợc thể hiện khá đa dạng. Trong khuôn khổ của luận án, chỉ xin đề cập đến hai nội dung: (1) Hội đoàn giữ vai trò tác nhân củng cố niềm tin tôn giáo của hội viên; (2) Hội đoàn có vai trò giảng dạy giáo lý, kinh, bổn cho tín đồ. 3.2.1.1. Vai trò của hội đoàn đối với việc củng cố, giữ vững niềm tin tôn giáo của hội viên Nhƣ phần trên trình bày, hội đoàn tôn giáo đa dạng về tổ chức cũng nhƣ đa dạng về hoạt động. Mỗi hội đoàn có những hoạt động “chuyên biệt” về một hoặc một vài l nh vực thuộc về đời sống đạo. Chẳng hạn, hội Chung sự hiếu đạo, hoặc hội Chân kiệu, công việc “chuyên biệt” của các hội viên là lo an táng tín đồ qua đời. Hội Caritas (hội Bác ái hoặc Bác ái - xã hội), tính “chuyên biệt” là hoạt động từ thiện, bác ái. Trong khi đó hội An ủi kẻ liệt nhiệm vụ chính là đọc kinh cầu nguyện, trợ giúp về tinh thần cho những ngƣời ốm nặng, khó qua khỏi để họ bình thản đón nhận cái chết “trở về Nhà Cha” Những hội đoàn trên nếu chỉ nghe tên và nhìn nhận công việc của họ không ít ngƣời sẽ băn khoăn tự đặt câu hỏi liệu có vai trò tác nhân trong việc củng cố, giữ vững niềm tin tôn giáo của hội viên. Tham gia vào các hội đoàn Công giáo dù có những hoạt động khác nhau, các hội viên đều là tín đồ. Mà đã là tín đồ, bổn phận của họ phải trau dồi, học hỏi tín lý, giáo lý để củng cố, giữ vững niềm tin tôn giáo. Tham gia hội đoàn, một mặt các hội viên tự nhận thấy mình có trách nhiệm hơn với bản thân, mặt khác việc học hỏi tín lý, giáo lý của họ còn chịu sự giám sát của cộng đồng hội đoàn. Mọi sự chểnh mảng hoặc những biểu hiện lệch lạc của một hội viên nhƣ trễ nải đến nhà thờ, trễ nải đọc kinh cầu nguyện, nạo phá thai, ngoại tình sẽ đƣợc hội đồng nhắc nhở, uốn nắn. Song điều quan trọng nhất đối với hội viên các hội đoàn thông qua việc sinh hoạt hội đoàn, thực hiện các công việc cụ thể của hội đoàn mà niềm tin tôn giáo của họ đƣợc giữ vững và củng cố. Hội viên tham gia tống táng ngƣời qua đời, hay an ủi kẻ liệt không chỉ thể hiện lòng đạo đức mà còn xác tín niềm tin yêu thƣơng ngƣời nhƣ yêu thƣơng chính mình vậy hay sống đạo theo 10 điều răn trong đó có nội dung yêu ngƣời trong Mến Chúa - yêu ngƣời tóm lại của 10 điều răn. Tác nhân của hội đoàn đến niềm tin tôn giáo của các hội viên/ tín đồ, thể hiện phong phú, sinh động ở nhiều l nh vực. Niềm tin tôn giáo của hội viên/ tín 92 đồ ngoài niềm tin chủ đạo đối với Thiên Chúa còn là niềm tin vào Đức Maria, các thánh tông đồ, các thánh thông công và những thánh nhân khác đƣợc Hội thánh Giáo hội Công giáo tôn kính. Đó trƣớc hết là Thánh nữ Maria, các thánh đƣợc các hội đoàn nhận làm thánh Quan thầy bảo trợ cho hội đoàn. Tiến hành điều tra khảo sát cho thấy hội đoàn chọn thánh nữ Maria với các tƣớc hiệu khác nhau làm thánh Quan thày nhiều hơn cả. Có thể kể tên nhƣ hội Đức mẹ Mân Côi (Mai Khôi, Môi Khôi, Rôsariô), hội Lêgio (Legio Maria, Đạo binh Đức Mẹ), hội Con Đức Mẹ, hiệp hội Thánh Mẫu. Với Chúa Giêsu là các hội đoàn: Thiếu nhi Thánh thể, Lòng thƣơng xót Chúa, Gia đình cùng theo Chúa, Gia đình Phạt tạ Thánh tâm chúa Giêsu Thánh quan thày là các thánh nhân nam nữ nhƣ: Hội Bà Thánh Anna, hội Thánh Têrêxa, hội Ông thánh Giuse (cả), hiệp hội Bác ái Vinh Sơn (Vicente), hội Phan Sinh (Phanxicô) tại thế, hội đoàn giáo dân Đa Minh (Đôminicô) Hội viên các hội đoàn đều có những hiểu biết nhất định về thánh tích, về lịch sử thánh quan thầy hội đoàn họ tham gia. Từ đó họ luôn tâm niệm sống theo mẫu gƣơng của thánh quan thầy. Hằng năm đến ngày kỷ niệm thánh quan thày của hội đoàn, linh mục xứ dâng thánh lễ, qua đó rao giảng về thánh tích về hành trạng của thánh nhân. Đây là dịp để các hội viên đƣợc ôn lại, đƣợc nhắc nhở sống niềm tin theo thánh quan thầy. Hằng năm các hội đoàn tổ chức t nh tâm cho các hội viên. Mỗi cuộc t nh tâm của mỗi hội đoàn tuy có những chủ điểm khác nhau nhƣng đích điểm đều loan báo Tin Mừng, học hỏi Lời Chúa. Đây là dịp các hội viên tự nhìn nhận lại niềm tin tôn giáo và những việc làm thể hiện niềm tin tôn giáo. Một số hội đoàn hoặc giới đa dạng hình thức sinh hoạt một mặt nhằm tránh sự nhàm chán cho hội viên, nhƣng mặt khác quan trọng hơn vừa tạo sự hấp dẫn trong sinh hoạt vừa hƣớng tới các hình thức củng cố niềm tin tôn giáo của hội viên. Có thể kể tên một số hội đoàn tiêu biểu nhƣ: hội Caritas (Bác ái; Bác ái - xã hội). Ngh a binh Thánh thể, hội Giáo lý viên, hội Lòng thƣơng xót Chúa, đặc biệt là Giới Trẻ. Trong khuôn khổ luận án, chỉ trình bày một số hình thức sinh hoạt của Thiếu nhi Thánh thể và Giới Trẻ. Thiếu nhi Thánh thể (Ngh a binh Thánh thể) là một trong những hội đoàn có mặt ở Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX. Hội hiện diện ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) năm 1931. Sau giải phóng miền Nam đất nƣớc thống 93 nhất một thời gian dài hội ngừng hoạt động. Hội đƣợc tái lập những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, một số giáo phận đổi tên thành Thiếu nhi Thánh thể. Tại Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, hội khôi phục hoạt động năm 2002. Thiếu nhi Thánh thể là một danh xƣng chỉ thành viên là một ngƣời con trong đại gia đình Thiếu nhi Thánh Thể mà Chúa Giêsu Thánh thể là ngƣời Anh Lớn. Tuy mới phục hồi, thời gian không lâu nhƣng hội Thiếu nhi Thánh Thể đƣợc các giáo xứ đón nhận, thành lập. Theo đó là những hoạt động phong phú nhƣ tổ chức đại hội, t nh tâm, trại hè, kỷ niệm năm chẵn. Giới Trẻ Công giáo đúng nhƣ tên gọi của nó là hình thức tập hợp tín đồ trẻ tuổi khoảng từ 16 đến ngoài 30. Đây là tổ chức gồm các cấp giáo xứ, giáo hạt, giáo phận và tổng giáo phận (giáo tỉnh). Để phù hợp với một tổ chức tập hợp tín đồ trẻ tuổi, năng động, có hiểu biết, Giới Trẻ Công giáo dƣới sự dẫn dắt của linh mục linh hƣớng, của Ban Mục vụ Giới Trẻ giáo phận, giới trẻ các cấp có nhiều hình thức sinh hoạt phong phú. Trong đó có những hình thức sinh hoạt hƣớng tới củng cố niềm tin cho hội viên. Ở mỗi kỳ đại hội (thƣờng hay tổ chức vào Mùa Chay) nhất là đại hội giáo hạt, giáo phận, tổng giáo phận đều có những khẩu hiệu hƣớng giới trẻ vào một chủ đề chính trong suốt kỳ đại hội nhƣ: Thắp lửa yêu thƣơng; Hãy ra khơi. Đại hội Giới trẻ hạt Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 18/4/2015 với chủ đề: “Giáo xứ và bạn trẻ”. Giới trẻ chia sẻ và thảo luận xung quanh câu hỏi” vì sao các thanh niên có lối sống đạo hời hợt, thờ ơ trong việc tham dự Thánh lễ và sinh hoạt giáo xứ? cách khắc phục tình trạng này” [103]. Hình thức hoạt động cũng có thể tổ chức các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_hoi_doan_cong_giao_doi_voi_doi_song_dao.pdf
  • pdfQD_DaoThiDuom.pdf
  • jpgScan0305.JPG
  • jpgScan0306.JPG
  • pdfTrichyeu_DAoThiDuom.pdf
  • pdfTT DaoThiDuom.pdf
  • pdfTT Eng DaoThiDuom.pdf
Tài liệu liên quan